Tải bản đầy đủ (.pdf) (248 trang)

Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (ipomoea batatas (l ) lam ) ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 248 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG
VÀ BIỆN PHÁP CANH TÁC
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
KHOAI LANG TÍM (Ipomoea batatas (L.) Lam.)
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 9 62 01 10

2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG
VÀ BIỆN PHÁP CANH TÁC
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
KHOAI LANG TÍM (Ipomoea batatas (L.) Lam.)
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG


MÃ NGÀNH: 9 62 01 10

2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG
VÀ BIỆN PHÁP CANH TÁC
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
KHOAI LANG TÍM (Ipomoea batatas (L.) Lam.)
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ NGÀNH: 9 62 01 10

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. GS. TS. LÊ VĂN HÒA
2. PGS. TS. PHẠM PHƯỚC NHẪN

2018



Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018


Trường Đại học Cần Thơ

LỜI CẢM TẠ
Xin thể hiện lòng tri ân sâu sắc đến
GS. TS. Lê Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí nghiên cứu,
truyền đạt nhiều tri thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình
làm việc, học tập và nghiên cứu tại trường.
PGS. TS. Phạm Phước Nhẫn đã động viên, hướng dẫn và nhiệt tình hỗ
trợ hoàn thiện luận án tốt nghiệp.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến
Ban Giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông
nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Khoa Sau đại học và các đơn vị phòng ban.
Quý thầy cô giảng dạy các môn học nghiên cứu sinh; quý thầy cô tham
dự các hội đồng bảo vệ đề cương, tiểu luận và các chuyên đề Nghiên cứu sinh
đã tư vấn và định hướng nghiên cứu cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Quý thầy cô, các anh chị và các em đang công tác tại Khoa Nông nghiệp
& Sinh học Ứng dụng, Bộ môn Sinh lý Sinh hóa đã động viên và nhiệt tình
giúp đỡ.
GS.TS. Nguyễn Thị Lang, PGS.TS Lê Văn Vàng và TS. Huỳnh Kỳ đã
giúp đỡ tôi sưu tập các giống khoai lang. Các em Phan Hữu Nghĩa, Lê Thị
Hoàng Yến, Trần Nguyễn, Lê Anh Duy, Phòng Ngọc Hải Triều, các sinh viên
lớp Hoa viên cây cảnh khóa 36, Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan khóa 37,
38, 39 và 40, một số cán bộ và sinh viên trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ
và Viện lúa ĐBSCL đã đồng hành cùng tôi thực hiện và phân tích các chỉ tiêu
thí nghiệm.
Phòng Nông nghiệp huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long; Gia đình chú Trần
Văn Chính tại huyện Bình Tân, Vĩnh Long; gia đình chú Sáu Thành tại huyện
Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng đã nhiệt tình giúp đỡ thực hiện các thí nghiệm
ngoài đồng và mô hình canh tác.

Xin trân trọng ghi nhớ công ơn của gia đình và người thân đã luôn tạo
điều kiện giúp đỡ tôi yên tâm trong học tập và công tác.
Xin chân thành cảm ơn sự động viên, chia sẻ, hỗ trợ của thầy cô, các anh
chị, các em và bạn bè đã luôn bên tôi trong những lúc khó khăn, dành tình cảm
tốt đẹp và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong học tập và nghiên cứu.
Phạm Thị Phương Thảo
ii
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất
và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng
sông Cửu Long” được thực hiện nhằm: (i) Đánh giá đặc tính sinh trưởng, đa
dạng di truyền, năng suất và phẩm chất của 10 dòng/giống khoai lang tím
(KLT) tại Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất một số dòng/giống khoai lang
có năng suất và phẩm chất tốt; (ii) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kỹ thuật
canh tác nhằm gia tăng năng suất và phẩm chất các dòng/giống được chọn và
(iii) Xây dựng mô hình canh tác đạt năng suất trên 30 tấn/ha cho các
dòng/giống này. Kết quả các thí nghiệm cho thấy 10 dòng/giống khoai lang
tím có quan hệ di truyền nằm trong khoảng từ 42-100%, trong đó giống KLT
Nhật Lord, KLT Malaysia và KTL HL491 được chọn để tiếp tục đánh giá.
Giống KLT Malaysia có năng suất tổng và thương phẩm cao nhất, KLT Nhật
Lord có hàm lượng chất khô và tinh bột cao và KLT HL491 có hàm lượng

anthocyanins và flavonoids cao nhất. Năng suất thương phẩm của cả 03 giống
khoai lang tím khảo sát đạt cao nhất tại 140 ngày sau khi trồng. Hàm lượng
tinh bột và chất khô gia tăng theo thời gian thu hoạch, hàm lượng
anthocyanins đạt cao nhất ở thời điểm 160 ngày sau khi trồng. Bổ sung kali ở
mức 200 và 250 kg K2O/ha kết hợp với bổ sung phân hữu cơ (phân Đại Hùng,
1,1 tấn/ha) cho năng suất tổng và năng suất thương phẩm cao nhất, đồng thời
giúp gia tăng hàm lượng đường tổng số, anthocyanins và flavonoids. Sử dụng
liều lượng NPK 100-80-200 kg/ha giúp gia tăng năng suất khoai lang, gia tăng
hàm lượng NPK trong thịt củ, thân lá và cải thiện một số đặc tính phẩm chất.
Sử dụng màng phủ đen cho năng suất tổng và năng suất thương phẩm, hàm
lượng chất khô và tinh bột cao hơn so với không sử dụng màng phủ. Bổ sung
hexaconazole có hiệu quả trong việc gia tăng số lượng củ, năng suất và một số
chỉ tiêu về phẩm chất của ba giống khoai lang tím. Bổ sung hexaconazole với
nồng độ 15 mg/L ở dạng Hexaconazole nguyên chất hoặc 100 mg/L ở dạng
Anvil ở thời điểm 40, 55 và 70 ngày sau khi trồng cho số lượng củ cao, năng
suất thương phẩm đạt trên 26 tấn/ha, tổng năng suất đạt trên 30 tấn/ha, gia
tăng hàm lượng anthocyanins và flavonoids. Canh tác trong mùa khô giúp tăng
năng suất khoai lang tím hơn so với mùa mưa. Ứng dụng các kỹ thuật đã
nghiên cứu cho mô hình 1.000 m2 cho mỗi giống vào mùa khô cho thấy, KLT
Malaysia đã đạt năng suất trên 60 tấn/ha và hai giống còn lại đều đạt trên 30
tấn/ha. Các kết quả này cho thấy cả 03 giống khoai lang tím khảo sát, đặc biệt
KLT Malaysia, đều phù hợp cho Đồng bằng sông Cửu Long và các biện pháp
canh tác thử nghiệm giúp gia tăng năng suất và phẩm chất củ.
Từ khóa: Ipomoea batatas (L.) Lam., khoai lang tím, kỹ thuật canh tác, năng
suất, phẩm chất.
iii
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng



Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

ABSTRACT
The PhD thesis “Effects of varieties and cultivation practices on yield
and quality of purple sweet potato (Ipomoea batatas (L.) Lam.) in the
Mekong Delta” was conducted: (i) to compare morphological characteristics,
genetic diversity, yield and quality of ten collected purple sweet potato (PSP)
varieties in the Mekong Delta for further studies; (ii) to evaluate the effectiveness
of some cultivation practices on yield and quality of the selected PSP varieties
and (iii) to carry out the demonstration plot of 1.000 m2 for each of selected PSP
varieties with the target yield more than 30 tons/ha. The results showed that 10
PSP varieties showed highly genetic diversity with the genetic coefficient of 42%
to 100% and three PSP varieties, namely PSP HL491, PSP Lord from Japan and
PSP Malaysia, were used for further studies. The highest number of roots,
marketable yield and total yield were obtained from PSP Malaysia. Meanwhile
the highest root dry weight and starch were obtained from PSP Lord. The
anthocyanins and flavonoids contents extracted from the tubers of HL491 variety
were higher than the others. The highest marketable yield of all three PSP was
achieved at 140 days after planting (DAP). In tubers of all three cultivars, the dry
biomass and starch content increased with harvested time, while anthocyanins
were highest at 160 DAP. Applying potassium (200 to 250 kg K2O/ha) together
with organic fertilizer (Dai Hung, 1.1 tons/ha) increased the total and marketable
yield, total sugar, anthocyanins and flavonoids of three selected PSP varieties.
Using NPK at rates of 100-80-200 kg/ha enhanced yield, quality and NPK
content in tubers and shoots. Covering soil surface with the black mulching
enhanced the total and marketable yield, dry weight and starch of three selected
PSP varieties than control. Spraying hexaconazole at 40, 55 and 70 days after

planting increased the number of tubers and tuber yield of three different PSP
varieties. Applying 15 mg /L hexaconazole in the form of Hexaconazole (Sigma)
or 100 mg /L in the form of of Anvil 5 SC (Syngenta) showed the highest
marketable yield (over 26 tons/ha), total yield (over 30 tons/ha), and increased the
anthocyanins and flavonoids contents. The yield of three PSP varieties were
higher in the dry season than those of the wet season. Applying all the tested
cultivation practices in the demonstration plot of 1.000 m2/variety in the dry
season could increase the yield with over 60 tons/ha for PSP Malaysia and over
30 tons/ha for the others. All the obtained results confirmed that all the three PSP
varieties, especially PSP Malaysia, are very promising and the tested cultivation
practices could help increasing yield and quality of PSP in the Mekong Delta.
Keywords: cultivation techniques, Ipomoea batatas (L.) Lam., purple sweet
potato, quality, root yield.
iv
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng



Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

TRANG XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC .................... i

LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................ ii
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ xi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ xv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. xv
Chương 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết ................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.5 Các nội dung chính của đề tài ......................................................................... 4
1.5.1 So sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số
dòng/giống khoai lang tím tại điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long ..... 4
1.5.2 Các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác nhằm gia tăng năng suất và phẩm
chất ba giống khoai lang tím được chọn tại huyện Bình Tân, tỉnh
Vĩnh Long ................................................................................................ 4
1.5.3 Xây dựng mô hình canh tác cho ba giống khoai lang tím tại huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long ........................................................................ 4
1.6 Ý nghĩa khoa học của luận án ......................................................................... 5
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của luận án.......................................................................... 5
1.8 Những điểm mới của luận án .......................................................................... 6
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 7
2.1 Nguồn gốc, phân loại và đặc tính sinh trưởng của cây khoai lang
(Impomoea batatas (L.) Lam.)................................................................. 7
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây khoai lang (Ipomoea batatas (L.)
Lam.) ........................................................................................................ 7
vi
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng


Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

2.1.2 Phân loại và đặc tính thực vật khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.) .... 7
2.1.3 Đặc tính sinh trưởng, phát triển và thời điểm thu hoạch củ khoai lang .... 11
2.1.4 Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây khoai
lang ......................................................................................................... 12
2.2 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây khoai lang ......................................... 13
2.3 Các nghiên cứu về di truyền và chọn giống khoai lang được công bố
trên thế giới và Việt Nam....................................................................... 16
2.3.1 Những nghiên cứu về di truyền và chọn giống khoai lang được công
bố trên thế giới ....................................................................................... 16
2.3.2 Các nghiên cứu về di truyền và chọn giống khoai lang được công bố
tại Việt Nam ........................................................................................... 17
2.3.3 Một số giống khoai lang có triển vọng tại Việt Nam ................................ 19
2.4 Các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác nhằm gia tăng năng suất và phẩm
chất thịt củ khoai lang ............................................................................ 20
2.4.1 Các nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và mật độ trồng .......................... 20
2.4.2 Các nghiên cứu về quản lý sâu bệnh, cỏ dại và che màng phủ trong
canh tác khoai lang................................................................................. 22
2.4.3 Ảnh hưởng của việc bổ sung phân bón và hóa chất đến năng suất,
phẩm chất của cây khoai lang ................................................................ 23
2.4.4 Các nghiên cứu về vai trò của hợp chất triazoles đối với cây trồng ......... 25
2.4.5 Nghiên cứu về anthocyanins và biện pháp gia tăng hàm lượng
anthocyanins trong thịt củ khoai lang tím ............................................. 28
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 32

3.1 Phương tiện.................................................................................................... 32
3.1.1 Địa điểm nghiên cứu tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long ....................................................................................................... 32
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu tại thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung,
tỉnh Sóc Trăng ........................................................................................ 33
3.1.3 Địa điểm phân tích mẫu ............................................................................. 35
3.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................. 35
3.1.5 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................... 36
vii
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

3.1.6 Hóa chất và vật tư thí nghiệm .................................................................... 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 38
3.2.1 So sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số
dòng/giống khoai lang tím tại điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long ... 38
3.2.1.1 Thí nghiệm 1: So sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất
của 10 dòng/giống khoai lang tím tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long ....................................................................................................... 38
3.2.1.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến
năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím được chọn tại
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long ........................................................... 39
3.2.1.3 Thí nghiệm 3: So sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất
ba giống khoai lang tím tại hai địa điểm trồng khác nhau tại huyện

Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và thị trấn Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng ... 39
3.2.2.1 Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân kali
đến năng suất, phẩm chất và hàm lượng anthocyanins của ba giống
khoai lang tím......................................................................................... 40
3.2.2.2 Thí nghiệm 5: Nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng màng phủ đến
năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím ............................ 40
3.2.2.3 Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của hexaconazole đến khả
năng hình thành củ của ba giống khoai lang tím ................................... 41
3.2.3 Xây dựng mô hình canh tác cho ba giống khoai lang tím tại huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng
mưa đến năng suất của ba giống khoai lang tím trong các thí
nghiệm .................................................................................................... 41
3.2.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc trong quá trình thí nghiệm ............................ 42
3.2.5 Phương pháp thu thập, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu thí nghiệm ...... 43
3.2.6 Xử lý số liệu ............................................................................................... 51
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 53
4.1 Đặc tính sinh trưởng, đặc tính di truyền, năng suất và phẩm chất của 10
dòng/giống khoai lang tím ..................................................................... 53
4.1.1. Đặc điểm hình thái của các dòng/giống khoai lang tím ........................... 53
4.1.2. Tính đa dạng di truyền của 10 dòng/giống khoai lang tím....................... 56
4.1.3 Đặc tính sinh trưởng của 10 dòng/giống khoai lang tím ........................... 58
viii
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ


4.1.4 Chỉ tiêu năng suất của của các dòng/giống khoai lang tím ....................... 65
4.1.5. Phẩm chất thịt củ của các dòng/giống khoai lang tím tại thời điểm thu
hoạch ...................................................................................................... 67
4.2 Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và phẩm chất ba
giống khoai lang tím .............................................................................. 71
4.2.1 Khối lượng thân lá ...................................................................................... 71
4.2.2 Sự thay đổi tổng số củ trung bình/m2 và số củ thương phẩm/m2 của ba
giống khoai lang tím theo thời điểm thu hoạch ..................................... 72
4.2.3 Năng suất thương phẩm và năng suất tổng ................................................ 74
4.2.4 Hàm lượng chất khô và hàm lượng đường tổng số ................................... 76
4.2.5 Hàm lượng anthocyanins và hàm lượng tinh bột ...................................... 78
4.3 Đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất ba giống khoai lang tím
tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và thị trấn Cù Lao Dung, tỉnh
Sóc Trăng ............................................................................................... 81
4.3.1 Sự phát triển chiều dài dây, số lá và số nhánh ........................................... 81
4.3.2 Chỉ số Spad và diện tích lá ......................................................................... 83
4.3.3 Tổng số củ và số củ thương phẩm ............................................................. 84
4.3.4 Năng suất tổng và năng suất thương phẩm ................................................ 86
4.3.5 Hàm lượng tinh bột .................................................................................... 87
4.3.6 Hàm lượng đường tổng số.......................................................................... 88
4.3.7 Hàm lượng anthocynins và hàm lượng chất khô ....................................... 89
4.4 Ảnh hưởng của các liều lượng phân kali đến năng suất và phẩm chất ba
giống khoai lang tím .............................................................................. 91
4.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng ............................................................................. 91
4.4.2 Năng suất .................................................................................................... 93
4.4.3 Các chỉ tiêu phẩm chất ............................................................................... 97
4.5 Hiệu quả của việc sử dụng màng phủ đến năng suất và phẩm chất của ba
giống khoai lang tím ............................................................................ 102
4.5.1 Ảnh hưởng của việc sử dụng màng phủ đến các chỉ tiêu sinh trưởng .... 102

4.5.2 Ảnh hưởng của việc sử dụng màng phủ đến các chỉ tiêu năng suất ....... 106
4.5.3 Ảnh hưởng của việc sử dụng màng phủ đến các chỉ tiêu phẩm chất ...... 108
ix
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

4.6 Ảnh hưởng của hexaconazole đến đặc tính sinh trưởng, khả năng hình
thành củ, năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím .......... 110
4.6.1 Ảnh hưởng của hexaconazole đến chiều dài dây dài nhất, đường kính
thân, số nhánh và số lá ......................................................................... 110
4.6.2 Ảnh hưởng của hexaconazole đến chỉ số diệp lục tố, diện tích lá, chiều
dài lóng thân và chiều dài cuống lá ..................................................... 112
4.6.3 Ảnh hưởng của hexaconazole đến sự hình thành củ, năng suất và
phẩm chất ............................................................................................. 115
4.7 Kết quả xây dựng mô hình canh tác cho giống khoai lang tím ................. 125
4.7.1 Năng suất .................................................................................................. 125
4.7.2 Đặc tính phẩm chất................................................................................... 127
4.7.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình.........

128

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................... 130
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 130
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 131

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 132

x
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

DANH MỤC BẢNG
Bảng
3.1
3.2
3.3
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8

4.9

4.10


4.11

4.12
4.13

Nội dung

Trang

Đặc tính thổ nhưỡng của ruộng thí nghiệm trồng khoai lang tại
Thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
Lượng và loại phân bón được sử dụng trong thí nghiệm
Bảng ghi nhận các chỉ tiêu thí nghiệm
Đặc điểm hình thái của 10 dòng/giống khoai lang tại Vĩnh Long,
năm 2015
Chiều dài dây (cm) của các dòng/giống khoai lang tím theo thời
gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2015
Đường kính thân dây (cm) của các dòng/giống khoai lang thay
đổi theo thời gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2015
Số nhánh mới trên dây của các dòng/giống khoai lang theo thời
gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2015
Chỉ số Spad của lá già của các dòng/giống theo thời gian sinh
trưởng tại Vĩnh Long, năm 2015
Chỉ số Spad lá trưởng thành của các dòng/giống theo thời gian
sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2015
Diện tích lá (cm2) của các dòng/giống theo thời gian sinh trưởng
tại Vĩnh Long, năm 2015
Số củ thương phẩm, khối lượng lượng TB củ thương phẩm (g),
tổng số củ/m2, năng suất thương phẩm (tấn/ha) và năng suất tổng
(tấn/ha) của các dòng/giống KLT tại Vĩnh Long, năm 2015

Độ ẩm thịt củ (%), độ cứng (kgf/mm2), hàm lượng anthocyanins
(%), flavonoids (mg QE/100 g KLCT), hàm lượng đường tổng số
(mg/g KLCT), hàm lượng tinh bột (mg/g KLCT) của các
dòng/giống khoai lang tím tại Vĩnh Long, năm 2015
Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất tổng (tấn/ha)
và năng suất thương phẩm (tấn/ha) của ba giống khoai lang tím
tại Vĩnh Long, năm 2016
Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến hàm lượng chất khô (%)
và hàm lượng đường tổng số (mg/g KLCT) của ba giống khoai
lang tím tại Vĩnh Long, năm 2016
Chỉ tiêu sinh trưởng chiều dài dây (cm), số lá và số nhánh của ba
giống khoai lang tím tại thời điểm 30 ngày SKT, năm 2016
Chỉ tiêu sinh trưởng chiều dài dây (cm), số lá, số nhánh của ba
giống khoai lang tím tại thời điểm 90 ngày SKT, năm 2016
xi

Chuyên ngành Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

34
43
44
53
59
60
61
62
63
64


66

68

75

76
82
83


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

4.14
4.15
4.16
4.17
4.18
4.19
4.20
4.21
4.22
4.23

4.24
4.25
4.26
4.27


4.28
4.29

4.30

Trường Đại học Cần Thơ

Chỉ số diệp lục tố Spad và diện tích lá (cm2) của ba giống khoai
lang tím tại thời điểm 30 ngày SKT, năm 2016
Chỉ số diệp lục tố Spad và diện tích lá (cm2) của ba giống khoai
lang tím tại thời điểm 90 ngày SKT, năm 2016
Tổng số củ/m2 và số củ thương phẩm/m2 của ba giống khoai lang
tím tại thời điểm thu hoạch, năm 2016
Năng suất tổng (tấn/ha) và năng suất thương phẩm (tấn/ha) của ba
giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch, năm 2016
Hàm lượng tinh bột (mg/g KLCT) của ba giống khoai lang tím tại
thời điểm thu hoạch, năm 2016
Hàm lượng đường tổng số (mg/g KLCT) của ba giống khoai lang
tím tại thời điểm thu hoạch, năm 2016
Hàm lượng anthocyanins (%) và chất khô (%) của ba giống khoai
lang tím tại thời điểm thu hoạch, năm 2016
Chiều dài dây (cm) của ba giống khoai lang tím theo thời gian
sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2016
Đường kính thân dây (cm) của ba giống khoai lang tím theo thời
gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2016
Hàm lượng diệp lục tố a và b (µg/g lá tươi) trong lá trưởng thành
của 03 giống khoai lang tím theo thời gian sinh trưởng tại Vĩnh
Long, năm 2016
Số củ thương phẩm trên m2 của ba giống khoai lang tím tại thời
điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016

Năng suất tổng (tấn/ha) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm
thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016
Năng suất củ thương phẩm (tấn/ha) của ba giống khoai lang tím
tại thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016
Khối lượng thân lá/m2 (kg), hàm lượng chất khô thân lá (%) và
hàm lượng NPK (%) trong thân lá của ba giống khoai lang tím tai
VĩnhLong, năm 2016
Độ ẩm thịt củ (%) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu
hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016
Độ cứng củ (kgf/mm2), độ Brix thịt củ (%) và phần trăm hàm
lượng NPK (%) trong củ của ba giống khoai lang tím tại thời
điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016
Hàm lượng anthocyanins (%) của ba giống khoai lang tím tại thời
điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016

xii
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

83
84
85
87
88
88
89

91
92


93
94
94
95

96
97

98
99


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

4.31

4.32
4.33
4.34
4.35
4.36

4.37
4.38
4.39

4.40

4.41

4.42
4.43
4.44

4.45

Trường Đại học Cần Thơ

Hàm lượng đường tổng số (mg/ 100 g KLCT) và hàm lượng tinh
bột (mg/ 100 g KLCT) của ba giống khoai lang tại thời điểm thu
hoạchtại Vĩnh Long, năm 2016
Chiều dài dây (cm) của ba giống khoai lang tím theo thời gian
sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2016
Đường kính thân dây (cm) của ba giống khoai lang tím theo thời
gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2016
Chỉ số Spad của ba giống khoai lang tím theo thời gian sinh
trưởng tại Vĩnh Long, năm 2016
Diện tích lá khoai lang (cm2) của ba giống khoai lang tím theo
thời gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2016
Số củ thương phẩm/m2, tổng số củ/m2, hàm lượng chất khô thịt lá
(%) và khối lượng thân lá/m2 (kg) của ba giống khoai lang tím tại
Vĩnh Long, năm 2016
Khối lượng trung bình củ thương phẩm (g) của ba giống khoai
lang tím tại thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016
Năng suất củ tổng (tấn/ha) của ba giống khoai lang tím tại thời
điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016
Độ ẩm (%), độ cứng thịt củ (kgf/m2), Brix (%), hàm lượng tinh
bột (mg/g KLCT), đường tổng số, hàm lượng anthocyanins và
flavonoids của ba giống khoai lang tím tại Vĩnh Long, năm 2016
Chiều dài dây dài nhất (cm), đường kính thân (cm), số nhánh và

số lá của ba giống khoai lang tím tại thời điểm 30 ngày sau khi
trồng tại Vĩnh Long, năm 2016
Sự thay đổi chỉ số Spad trên lá của ba giống khoai lang tím theo
thời gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2016
Sự thay đổi diện tích lá (cm2) của ba giống khoai lang tím theo
thời gian sinh trưởng tại Vĩnh Log, năm 2016
Chiều dài cuống lá (cm) của ba giống khoai lang tím theo thời
gian sinh trưởng tại Vĩnh Long, năm 2016
Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến khối lượng thân
lá (kg/m2) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch tại
Vĩnh Long, năm 2016
Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến số củ không
thương phẩm/m2, số củ thương phẩm/m2, khối lượng trung bình
củ thương phẩm (g), năng suất củ thương phẩm (tấn/ha) và năng
suất tổng (tấn/ha) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu
hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016
xiii

Chuyên ngành Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

100
103
104
105
106

107
107

108

109

111
112
113
114

115

116


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

4.46

4.47

4.48

4.49

4.50

4.51

4.52


4.53

Trường Đại học Cần Thơ

Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến đường kính củ
(cm) của ba dòng/giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch tại
Vĩnh Long, năm 2016
Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến tỷ lệ phần trăm
hàm lượng chất khô (%) thịt củ của ba dòng/giống khoai lang tím
tại thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016
Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến hàm lượng đường
tổng số (mg/g KLCT) và hàm lượng tinh bột (mg/g KLCT) của
ba dòng/giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch tại Vĩnh
Long năm 2016
Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến hàm lượng
anthocyanins (%) trong thịt củ của ba dòng/giống khoai lang tím
tại thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016
Ảnh hưởng của việc bổ sung hexaconazole đến hàm lượng
flavonoids (mg QE/100 g KLCT) trong thịt củ của ba dòng/giống
khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016
Tổng số củ/m2, số củ thương phẩm/m2, khối lượng trung bình củ
thương phẩm (g), năng suất thương phẩm và năng suất tổng
(tấn/ha) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm thu hoạch tại
Vĩnh Long, năm 2017
Hàm lượng anthocyanins (%), hàm lượng flavonoids (mg QE/100
g KLCT), hàm lượng đường tổng số (mg/g KLCT) và hàm lượng
tinh bột (mg/g KLCT) của ba giống khoai lang tím tại thời điểm
thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2017
Hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác 1.000 m2 so với nông dân


xiv
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

118

119

120

122

124

125

128
129


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

DANH MỤC HÌNH
Bảng
2.1
3.1
3.2

3.3
4.1
4.2

4.3
4.4
4.5
4.6

4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13
4.14
4.15

Nội dung

Trang

Cấu trúc hóa học của anthocyanins trên khoai lang tím
Địa điểm bố trí thí nghiệm tại huyện Bình Tân- Vĩnh Long
Bản đồ hành chính huyện Cù Lao Dung
Luống trồng khoai lang
Đặc điểm hình thái lá của 10 dòng/giống khoai lang tại Vĩnh
Long
Số lượng khí khẩu trên 1 cm2 ở mặt trên và mặt dưới lá trưởng

thành của 10 dòng/giống khoai lang tại thời điểm 40 ngày sau khi
trồng tại Vĩnh Long, năm 2015
Giản đồ phân nhóm kiểu gen của 10 dòng/giống khoai lang dựa
vào các chỉ thị SSR
Kết quả khuếch đại DNA sử dụng marker IBSSR14 (a), IBSSR21
(b) và IbN18 (c)
Khối lượng thân lá/m2 (kg) và hàm lượng chất khô thân lá (5) của
các dòng/giống khoai lang tại Vĩnh Long, năm 2015
Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến khối lượng thân lá dây
khoai lang/m2 của ba giống khoai lang tím được chọn tại Vĩnh
Long, năm 2016
Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến tổng số củ/m2 và số củ
thương phẩm/m2 tại Vĩnh Long, năm 2016
Các dạng củ của ba giống khoai lang tím tại thời điểm 160 ngày
SKT
Hiện tượng nứt củ (A) và sùng gây hại (B) trên khoai lang
Hàm lượng anthocyanins (%) của ba giống khoai lang tím theo
thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016
Hàm lượng tinh bột (mg/g KLCT) của ba giống khoai lang tím
theo thời điểm thu hoạch tại Vĩnh Long, năm 2016
Đặc tính củ giống khoai lang tím Nhật Lord tại Sóc Trăng (a) và
Vĩnh Long (b), năm 2016
Màu sắc thịt củ của ba giống khoai lang tím trong thí nghiệm tại
thời điểm thu hoạch ở Vĩnh Long, năm 2016
Ảnh hưởng của lượng mưa trung bình trong thời gian canh tác
đến năng suất tổng của ba giống khoai lang tím
Ảnh hưởng của lượng mưa trong tháng thứ 2 sau khi trồng đến
năng suất tổng của ba giống khoai lang tím
xv


Chuyên ngành Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng

30
32
34
42
54

55
56
57
65
71

72
73
73
79
80
86
123
126
127


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải từ viết tắt

a.i

active ingredient (hoạt chất)

CHC

chất hữu cơ

chỉ số Spad

chỉ số diệp lục tố trong lá

DPPH

2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (gốc tự do)

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐC

đối chứng


EC

Emulsion concentrate (dạng nhũ tương)

HC

hữu cơ

G

Granule (thuốc dạng hạt)

K

kali

KLCK

khối lượng chất khô

KLCT

khối lượng chất tươi

KLT

khoai lang tím

L


Linnaeus

N

đạm

OD

oil dispersion (dạng nhũ dầu)

P

lân

QE

quercetin

SC

suspensive concentrate (dạng huyền phù)

SKT

sau khi trồng

STH

sau thu hoạch


SL

Solution limiter (dạng dung dịch)

TB

trung bình

TN

thí nghiệm

xvi
Chuyên ngành Khoa học Cây trồng

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết
Cây khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.) được đánh giá là một loại
cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao (Parle-Milind và Monika,
2015; Fao, 2011). Khoai lang thích hợp với các vùng sinh thái tại Việt Nam
và là loại cây trồng có giá trị toàn thân (Nguyễn Công Tạn và ctv., 2014).
Diện tích trồng khoai lang ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích trồng khoai lang của cả nước; trong đó,

huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long có diện tích canh tác khoai lang chiếm
khoảng 10.000 ha và chủ yếu là giống khoai lang tím HL491 (Sở Công
thương tỉnh Vĩnh Long, 2014; Tổng cục Thống kê, 2015).
Hiện nay, các giống khoai lang tím đang được đầu tư nghiên cứu và phát
triển do thịt củ chứa hàm lượng tinh bột, protein và các loại vitamins, amino
acids, nhiều nguyên tố đa vi lượng, hàm lượng chất xơ cao, ít chất béo và
cholesterol (Bovell-Benjamin, 2007; Rose et al., 2011; Mohan, 2011;
Rukundo et al., 2013). Ngoài ra, anthocyanins và các hợp chất phenolics trong
thành phần thịt củ khoai lang tím có nhiều hoạt tính sinh học quý như: khả
năng chống oxy hóa cao, tăng cường sức đề kháng, có tác dụng làm bền thành
mạch, chống viêm, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư... (Terahara et
al., 2004; Castaneda-Ovando et al., 2009; Cavalcanti et al., 2011; Truong et
al., 2012; Wang et al., 2013). Tuy nhiên, các giống khoai lang tím lại có hàm
lượng anthocyanins khác nhau do khác biệt về giống, kích thước, hình dạng
củ, cấu trúc và màu sắc của thịt củ (Yoshinaga et al., 1999; Montilla et al.,
2011; Truong et al., 2012). Chính vì thế, các nghiên cứu về chọn giống khoai
lang tím có nhiều anthocyanins đang được quan tâm. Tại Nhật, những giống
khoai lang có chứa nhiều anthocyanins đã được lai tạo và đưa vào canh tác
(Montilla et al., 2011). Tại Việt Nam, giống khoai lang tím được canh tác với
diện tích lớn là HL491, đây là giống có năng suất cao (trung bình khoảng 25
tấn/ha), phẩm chất tốt, phù hợp với mục đích xuất khẩu đang được đầu tư
nghiên cứu nhằm gia tăng năng suất và phẩm chất (Nguyễn Xuân Lai, 2011;
Nguyễn Thị Lang và ctv., 2013). Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu được
công bố về việc đánh giá phẩm chất các nguồn giống khoai lang tím thích hợp
tại điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh yếu tố về chất lượng giống, điều kiện canh tác và kỹ thuật
canh tác đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và phẩm chất

1



Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

củ khoai lang. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất lượng dây giống, chiều dài dây
giống, thời gian duy trì dây giống trước khi trồng cũng như cách đặt dây
giống có ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất (Traynor, 2005;
Nedunchezhiyan and Ray, 2010). Về kỹ thuật canh tác, mật độ trồng dây
giống khoai lang khá biến động tùy địa phương và dao động từ 30.000 đến
khoảng 200.000 dây giống/ha (Nedunchezhiyan and Ray, 2010; Nguyễn Xuân
Lai, 2011). Việc cung cấp dinh dưỡng khoáng thích hợp cũng quyết định đáng
kể đến năng suất và phẩm chất khoai lang (Sulaiman et al., 2003; Ossom et
al., 2006; Panda et al., 2006; Magagula et al., 2010; Yeng et al., 2012). Trong
đó, thay đổi liều lượng cung cấp phân kali đã ảnh hưởng nhiều đến năng suất
và phẩm chất củ khoai lang (Uwah et al., 2013; Lê Thị Thanh Hiền, 2016).
Việc kết hợp phân hữu cơ với phân vô cơ NPK trên khoai lang đã giúp tăng
chỉ số sinh trưởng, tăng năng suất củ, tăng một số hợp chất chống oxy hóa,
polyphenols trên một số giống khoai lang đã được công bố (Kareem, 2013;
Koala et al., 2013; Akinmitimi, 2014). Việc xử lý hình thành củ và xác định
thời gian thu hoạch thích hợp cũng quyết định đến năng suất và phẩm chất củ
(Nedunchezhiyan and Ray, 2010), tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu được
công bố.
Nhìn chung, tại ĐBSCL, ngoài giống HL491, chưa có nhiều nghiên cứu
về các giống khoai lang tím thích hợp để cung cấp cho thị trường; đồng thời,
những nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp như
dinh dưỡng khoáng, kỹ thuật xử lý gia tăng số lượng củ, màng phủ … nhằm
nâng cao năng suất và phẩm chất củ một số dòng/giống khoai lang tím được
tuyển chọn phù hợp cho điều kiện của vùng cũng chưa có nhiều kết quả công
bố. Trên cơ sở đó, đề tài “Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến

năng suất và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng
bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm đề xuất một số dòng/giống khoai
lang tím có năng suất cao, phẩm chất tốt và đề xuất kỹ thuật canh tác phù hợp
cho các dòng/giống khoai lang được chọn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Sưu tập, đánh giá đặc điểm hình thái, đa dạng di truyền, năng suất và
phẩm chất 10 dòng/giống khoai lang tím tại điều kiện huyện Bình Tân, tỉnh
Vĩnh Long và đề xuất 1-2 dòng/giống khoai lang tím có năng suất và phẩm
chất tốt bên cạnh giống chủ lực của vùng là HL491.

2


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp để nâng cao
năng suất, phẩm chất và hàm lượng anthocyanins trong thịt củ các dòng/giống
khoai lang tím được tuyển chọn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Các dòng/giống khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) (bao gồm
10 dòng/giống) được sưu tập từ củ, nhân dây giống cho đủ mật số dây giống
trước khi tiến hành thí nghiệm so sánh giống bao gồm:
- Giống đối chứng: khoai lang tím Nhật (KLT HL491) đang được trồng
ở ấp Thành Phú, xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Đây là
giống khoai lang tím phổ biến tại địa phương, có nguồn gốc Nhật Bản do
Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội năm
1997 và được trồng nhiều tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2002.
- Hai giống khoai lang có nguồn gốc từ Nhật (KLT Nhật Lord) và

Malaysia (KLT Malaysia), được mang về Việt Nam từ năm 2014.
- Hai giống được sưu tập tại Hà Nội (KLT Ba Vì) và Sóc Trăng (KLT
Dương Ngọc).
- Năm dòng khoai lang tím OMKL (KLT OMKL18, OMKL20,
OMKL21, OMKL22 và OMKL24) được thu thập từ tập đoàn giống đã được
nghiên cứu tuyển chọn từ đề tài Nghiên cứu khoa học Cấp tỉnh “Chọn lọc
giống khoai lang mới và xây dựng vùng sản xuất giống tại huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long” của GS.TS. Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa Đồng bằng sông
Cửu Long, làm chủ nhiệm đề tài.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian thực hiện các thí nghiệm được thực hiện từ tháng 4/2015 đến
tháng 4/2017, bao gồm các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm sưu tập, đánh giá và so sánh giống được thực hiện từ tháng
4 đến tháng 10 năm 2015 tại ấp Thành Phú, xã Thành Lợi, huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long. Đánh giá đặc tính di truyền của 10 dòng/giống khoai lang tím
được thực hiện tại Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các thí nghiệm nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng
suất, phẩm chất và hàm lượng anthocyanins trong thịt củ của 03 giống khoai
lang tím sau khi tuyển chọn được thực hiện tại ấp Thành Phú, xã Thành Lợi,

3


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và tại thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao
Dung, tỉnh Sóc Trăng từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 11 năm 2016.
- Mô hình tổng hợp 1.000 m2 cho từng giống đã chọn được thực hiện từ

tháng 11 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017 tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long.
1.5 Các nội dung chính của đề tài
1.5.1 So sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một
số dòng/giống khoai lang tím tại điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long
- Sưu tập, so sánh năng suất, phẩm chất và hàm lượng anthocyanins
trong thịt củ 10 dòng/giống khoai lang tím hiện đang canh tác trong nước và
nước ngoài tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và phẩm
chất của ba giống khoai lang tím được chọn tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh
Long.
- So sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất ba giống khoai
lang tím tại hai địa điểm trồng khác nhau tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
và huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
1.5.2 Các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác nhằm gia tăng năng suất
và phẩm chất ba giống khoai lang tím được chọn tại huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân kali đến năng suất,
phẩm chất và hàm lượng anthocyanins ba giống khoai lang tím được chọn.
- Ảnh hưởng của hexaconazole đến khả năng hình thành củ của ba giống
khoai lang tím.
- Nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng màng phủ đến năng suất và
phẩm chất của ba giống khoai lang tím.
1.5.3 Xây dựng mô hình canh tác cho ba giống khoai lang tím tại
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
- Đánh giá năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím khi áp
dụng quy trình canh tác được đề xuất trên diện tích 1.000 m2 cho mỗi
dòng/giống tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.

4



Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

1.6 Ý nghĩa khoa học của luận án
- Kết quả luận án giúp làm phong phú nguồn giống khoai lang tím tại
Đồng bằng sông Cửu Long. Cung cấp thông tin về đặc tính hình thái và di
truyền cho các nghiên cứu mang tính kế thừa.
- Luận án cung cấp những dẫn chứng, thông tin và số liệu khoa học
trong việc đánh giá các biện pháp canh tác cụ thể đến năng suất và phẩm chất
khoai lang tím.
- Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được những biện pháp kỹ thuật canh tác
hiệu quả cho từng giống khoai lang thông qua quy trình canh tác tổng hợp từ
nghiên cứu. Giúp cung cấp nguồn tư liệu tham khảo trong giảng dạy và các
nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cây trồng.
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Thông qua luận án đã tiến hành sưu tập được bộ giống gồm 10
dòng/giống khoai lang tím. Đề xuất được 2 giống khoai lang tím mới có thể
canh tác thích hợp tại điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh giống
HL491. Trong đó, hai giống Malaysia và Nhật Lord có năng suất rất cao và
phẩm chất tốt được chuyển giao cho địa phương.
- Kết quả của luận án cho thấy khoai lang đạt năng suất cao khi được
canh tác vào mùa khô và thời điểm thu hoạch đạt năng suất thương phẩm cao
nhất là khoảng 140 ngày SKT. Để đạt năng suất cao nên cung cấp phân bón
với liều lượng NPK 100-80-200 kg/ha, có bổ sung phân hữu cơ Đại Hùng 323
liều lượng 1,10 tấn/ha trước khi trồng. Việc sử dụng màng phủ đen trong khi
canh tác có thể giúp gia tăng hàm lượng chất khô, tinh bột và năng suất so với
đối chứng trong phạm vi thí nghiệm.

- Luận án cũng đề xuất phương pháp sử dụng hóa chất nhằm gia tăng
thành lập củ cho khoai lang là phun hexaconazole với nồng độ 15 mg/L ở
dạng Hexaconazole nguyên chất (Sigma) hoặc nồng độ 100 mg/L ở dạng
Anvil 5SC vào thời điểm 40 và 70 ngày SKT.
- Xây dựng được mô hình canh tác 1.000 m2 cho mỗi giống khoai lang
tím được chọn, trong đó cho thấy hiệu quả kinh tế vượt trội của giống
Malaysia.

5


Luận án Tiến sĩ Khóa 2014-2018

Trường Đại học Cần Thơ

1.8 Những điểm mới của luận án
- Luận án đã sưu tập, miêu tả hình thái và đánh giá đặc tính di truyền,
năng suất và phẩm chất của 10 dòng/giống khoai lang tím. Các dòng giống
khoai lang tím có hệ số đồng dạng di truyền ở mức tương đồng khá cao, từ
42-100%. Kết quả đã đề xuất được 2 giống khoai lang tím mới canh tác thích
hợp tại điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh giống HL491.
- Xác định được địa điểm trồng và thời gian thu hoạch có ảnh hưởng đến
năng suất và phẩm chất của các giống khoai lang.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm gia tăng năng suất và phẩm
chất ba giống khoai tím được chọn: đề xuất bổ sung phân hữu cơ Đại Hùng
liều lượng 1,1 tấn/ha trước khi trồng và cung cấp phân bón với liều lượng
NPK 100-80-200 kg/ha giúp gia tăng năng suất khoai lang, gia tăng hàm
lượng NPK trong thịt củ, thân lá và cải thiện một số đặc tính phẩm chất của
các giống khoai lang tím.
- Sử dụng màng phủ đen có thể cải thiện năng suất và một số đặc tính

phẩm chất của từng giống khoai lang tím trong điều kiện thí nghiệm.
- Xác định được vai trò của hóa chất hexaconazole trong gia tăng số
lượng củ, năng suất thương phẩm và năng suất tổng so với không xử lý.
Nghiệm thức bổ sung hexaconazole 15 mg/L ở dạng Hexaconazole nguyên
chất hoặc 100 mg/L ở dạng Anvil 5SC và có số lượng củ không thương phẩm
và thương phẩm cao, năng suất thương phẩm đạt trên 26 tấn/ha, năng suất
không thương phẩm đạt trên 30 tấn/ha, hàm lượng anthocyanins và
flavonoids cao hơn so với nghiệm thức đối chứng
- Lượng mưa ít trong thời gian canh tác, đặc biệt là vào thời điểm hình
thành củ có ảnh hưởng đến năng suất của vụ trồng.
- Khi kết hợp các nghiên cứu vào mô hình canh tác 1.000 m2 cho mỗi
giống khoai lang tím vào mùa khô cho thấy năng suất của ba giống khoai lang
tím đều đạt năng suất trên 35 tấn/ha và KLT Malaysia đạt năng suất trên 60
tấn/ha.

6


×