BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN VINH
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ðẾN NĂNG
SUẤT VÀ KÍCH THƯỚC CỦ GIỐNG HOA LOA KÈN TỨ QUÝ
(Lilium formolongo) TẠI HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60 62 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ MINH PHƯỢNG
HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
ii
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Vinh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện ñề tài nghiên cứu, tôi luôn ñược
sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp ñỡ tận tình của các thầy cô, ñồng
nghiệp, bạn bè và gia ñình.
ðể hoàn thành ñược luận văn này, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới cô giáo hướng dẫn trực tiếp TS. Phạm Thị Minh Phượng ñã hết sức tận
tình giúp ñỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành
công trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn sự giúp ñỡ của các thầy cô giáo trong Bộ môn Rau, Hoa, Quả-
Khoa Nông học- Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, cán bộ Bộ môn Hoa và
cây cảnh- Viện Nghiên cứu Rau Quả ñã tạo ñiều kiện hướng dẫn, giúp ñỡ tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến lãnh ñạo Chi cục Bảo vệ thực
vật Hải Phòng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng, cùng gia
ñình, bạn bè, ñồng nghiệp ñã tạo ñiều kiện và giúp ñỡ tôi hoàn thành khóa học
và thực hiện ñề tài khoa học.
Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Vinh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
1. MỞ ðẦU 1
1.1. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.2. MỤC ðÍCH, YÊU CẦU 3
1.2.1. Mục ñích 3
1.2.2. Yêu cầu 3
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA
ðỀ TÀI 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Giới thiệu chung về cây hoa loa kèn 5
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại thực vật 5
2.1.2. ðặc ñiểm thực vật học, ñặc tính sinh trưởng phát dục và yêu cầu
ngoại cảnh của cây loa kèn 6
2.1.3. Giá trị kinh tế và sử dụng 11
2.2. Tình hình sản xuất hoa loa kèn trên thế giới và ở Việt Nam 11
2.2.1. Tình hình sản xuất hoa loa kèn trên thế giới 11
2.2.2. Tình hình sản xuất hoa và hoa loa kèn ở Việt Nam 13
2.3. Một số nghiên cứu về kỹ thuật trồng và nhân giống cây hoa
loa kèn
15
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
v
2.3.1. Nhân giống bằng hạt 15
2.3.2. Phương pháp nhân giống in vitro 16
2.3.3. Nhân giống bằng củ 17
2.3.4. Nhân giống từ vảy củ 17
2.3.5. Nhân giống từ củ con phát sinh trên cây mẹ 17
2.4. Một số kết quả nghiên cứu về xử lý củ giống chi Lilium 17
2.4.1. Sự biến ñổi sinh lý của củ trong quá trình bảo quản lạnh 17
2.4.2 Các thời kì phân hóa của củ 19
2.4.3. Kỹ thuật phá ngủ cho củ giống 22
2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá tới hoa loa kèn 27
2.5.1. Vai trò của phân bón lá ñối với cây trồng nói chung 27
2.5.2. Ảnh hưởng của phân bón lá tới hoa loa kèn 29
3. VẬT LIỆU, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 31
3.1. Vật liệu, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 31
3.1.1. Vật liệu, dụng cụ nghiên cứu 31
3.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu 32
3.1.3. Thời gian nghiên cứu 32
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 32
3.2.1. Nội dung nghiên cứu 32
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu 32
3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 35
3.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển 35
3.3.2. Chỉ tiêu về năng suất 36
3.3.3. Theo dõi tình hình sâu, bệnh hại khi áp dụng các biện pháp kỹ
thuật (thành phần sâu bệnh hại, giai ñoạn cây bị hại, mức ñộ
xuất hiện) 36
3.3.4. Xử lý số liệu 37
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vi
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn giống ñến năng suất, kích
thước và tỷ lệ nảy mầm củ giống 38
4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến năng suất, kích thước và tỷ lệ
nảy mầm củ giống cây hoa loa kèn Tứ Quý 45
4.3. Ảnh hưởng của thời ñiểm ngắt ngọn ñến năng suất, kích thước
và tỷ lệ nảy mầm củ giống của cây hoa loa kèn Tứ Quý 56
4.4. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năng suất, kích thước củ giống
của cây hoa loa kèn Tứ Quý 63
4.5. Sơ bộ ñánh giá chi phí ñầu tư cho sản xuất củ giống hoa loa kèn
Tứ Quý 70
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 72
5.1. KẾT LUẬN 72
5.2. ðỀ NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
&
CC
CT
DT
ðC
CS
ðKT
ðVT
NN&PTNT
NS
NXB
TB
TGST
TT
Và
Chiều cao
Công thức
Diện tích
ðối chứng
Cộng sự
ðường kính thân
ðơn vị tính
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năng suất
Nhà xuất bản
Trung bình
Thời gian sinh trưởng
Thứ tự
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của nguồn giống ñến sinh trưởng và phát triển
của hoa loa kèn Tứ Quý 38
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của nguồn giống ñến năng suất củ giống loa kèn
Tứ Quý 40
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của nguồn giống ñến kích thước củ và tỷ lệ củ
ñạt tiêu chuẩn giống loa kèn Tứ Quý 41
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nguồn giống ñến mức ñộ nhiễm sâu, bệnh
hại cây hoa loa kèn Tứ Quý 43
Bảng 4.5. Tỷ lệ nảy mầm của củ giống loa kèn sau trồng 44
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến sinh trưởng và phát triển của
cây loa kèn Tứ Quý 46
Bảng 4.7. Ảnh hưởng phân bón qua lá ñến năng suất củ giống loa kèn
Tứ Quý 49
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến kích thước củ giống, tỷ
lệ củ ñạt tiêu chuẩn làm giống hoa loa kèn Tứ Quý 51
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến tình hình sâu, bệnh hại cây
hoa loa kèn Tứ Quý 53
Bảng 4.10. Tỷ lệ mọc mầm của củ giống hoa loa kèn sau trồng 54
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của các thời ñiểm ngắt ngọn ñến sinh trưởng và
phát triển của hoa loa kèn Tứ Quý 56
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của thời ñiểm ngắt ngọn ñến năng suất củ giống
hoa loa kèn Tứ Quý 58
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của thời ñiểm ngắt ngọn ñến kích thước củ
giống, tỷ lệ củ ñạt tiêu chuẩn làm giống hoa loa kèn 59
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
ix
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của thời ñiểm ngắt ngọn ñến tình hình sâu bệnh
hại của cây hoa loa kèn Tứ Quý 61
Bảng 4.15. Tỷ lệ mọc mầm của củ giống loa kèn sau trồng 62
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sinh trưởng, phát triển của
cây hoa loa kèn Tứ Quý 63
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năng suất củ giống hoa loa
kèn Tứ Quý 66
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến kích thước củ giống, tỷ lệ
củ ñạt tiêu chuẩn làm giống của hoa loa kèn Tứ Quý 68
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến tình hình sâu, bệnh hại trên
cây hoa loa kèn Tứ Quý 69
Bảng 4.20. Chi phí sản xuất củ giống hoa loa kèn tính cho 1 sào Bắc
bộ (360m
2
) 70
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Ảnh hưởng của nguồn giống ñến kích thước củ và tỷ lệ củ
ñạt tiêu chuẩn giống 42
Hình 4.2. Ảnh hưởng của nguồn giống khác nhau ñến tỷ lệ củ
nảy mầm 44
Hình 4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến chiều cao, số lá và thời gian
xuất hiện nụ của cây hoa loa kèn 46
Hình 4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñường kính thân, tốc ñộ ra lá
của cây hoa loa kèn Tứ Qúy 47
Hình 4.5. Ảnh hưởng phân bón qua lá ñến năng suất củ giống loa kèn
Tứ Quý 50
Hình 4.6. Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến kích thước củ giống, tỷ 52
Hình 4.7. Ảnh hưởng của phân bón qua lá ñến tỷ lệ nảy mầm của củ
giống hoa loa kèn 55
Hình 4.8. Ảnh hưởng của các thời ñiểm ngắt ngọn ñến các chỉ tiêu sinh
trưởng và phát triển của cây hoa loa kèn 57
Hình 4.9. Ảnh hưởng của thời ñiểm ngắt ngọn ñến kích thước củ
giống, tỷ lệ củ ñạt tiêu chuẩn làm giống 60
Hình 4.10. Tỷ lệ nảy mầm của củ giống hoa loa kèn khi áp dụng biện
pháp kỹ thuật ngắt ngọn 62
Hình 4.11. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến chiều cao cây, số lá và thời
gian xuất hiện nụ của loa kèn Tứ Quý 64
Hình 4.12. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến năng suất củ giống hoa loa
kèn Tứ Quý 67
Hình 4.13. Ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến kích thước củ giống, tỷ lệ
củ ñạt tiêu chuẩn làm giống của hoa loa kèn Tứ Quý 68
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
1
1. MỞ ðẦU
1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Hoa là sản phẩm của thiên nhiên, ñã gắn liền với cuộc sống con người
từ bao ñời nay. Ngày nay, hoa không chỉ mang giá trị tinh thần mà còn mang
lại nguồn lợi nhuận rất lớn. Giá trị sản lượng hoa trên thế giới năm 2006 ñạt
gần 60 tỷ USD. Tại Việt Nam từ những năm 1990 cho ñến nay thì diện tích,
sản lượng, chủng loại hoa không ngừng tăng, tổng giá trị sản lượng hoa cắt
trên toàn quốc khoảng 700- 1.000 tỷ ñồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
hẳn so với các cây trồng khác [30].
Trên thế giới, hoa loa kèn ñược trồng ở nhiều nước, ñặc biệt là Châu
Âu. Ở Hà Lan, cây hoa loa kèn cũng rất phát triển, hàng năm Hà Lan ñã sản
xuất ñược hàng trăm triệu hoa cắt và hoa chậu loa kèn phục vụ cho thị trường
tiêu thụ rộng lớn gồm hơn 80 nước ở khắp nơi trên thế giới [50].
Hoa loa kèn là một loài hoa ñẹp, ñược ñặt tên theo hình dáng của hoa,
thuộc chi Lilium, họ Liliaceae, là một trong những loại hoa có từ lâu ñời và
khá phổ biến ở nước ta. ðầu tiên hoa loa kèn ñược trồng ở ðà Lạt sau ñó phát
triển và mở rộng sang các tỉnh khác như Hải Phòng, Nam ðịnh, Hà Nội, là
một trong những loài hoa cắt cành có vẻ ñẹp thanh nhã và sang trọng. Hoa có
ñộ bền cao nên ñược nhiều người ưa chuộng. [20].
Nhu cầu tiêu thụ hoa loa kèn trong nước là rất lớn nhưng trong thực tiễn
việc sản xuất và kinh doanh loại hoa này còn gặp nhiều khó khăn. Sự hạn chế
về diện tích trồng một phần lớn là do thời gian sinh trưởng của cây hoa loa
kèn dài, hoa nở rộ tập trung vào một thời ñiểm, một số giống phản ứng với
nhiệt ñộ, ánh sáng và có chất lượng giống kém…[33]. Với hoa loa kèn truyền
thống, thường ñược trồng vào tháng 10, 11 năm trước và cho hoa vào dịp
tháng 4- 5 năm sau. Thời gian cho hoa vào lúc nhu cầu tiêu thụ trên thị trường
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
2
thấp ñồng thời gặp nắng nóng, mưa rào ñầu vụ làm hoa mau tàn, thời ñiểm
thu hoạch hoa rất ngắn nên giá trị kinh tế của hoa loa kèn chính vụ thấp.
Trong số rất nhiều các giống hoa loa kèn trắng hiện nay, giống hoa loa kèn Tứ
Quý (Lilium formolongo) là một giống hoa mới, xuất xứ từ Hà Lan, ñược
Viện Nghiên cứu Rau quả chọn lọc từ năm 2005. Hoa loa kèn Tứ Quý có
nhiều ñặc ñiểm phù hợp cho sản xuất hoa cắt ở quy mô công nghiệp, thân cây
to, cành hoa cứng, hoa có màu trắng, mùi thơm, mọc ñứng hoặc xiên, hoa
bền, cánh hoa dày, số nụ/cành nhiều, hoa nở ñồng loạt, thời gian sinh trưởng
ngắn (95- 115 ngày) và ñặc biệt giống hoa này có khả năng chịu nhiệt. ðây là
một ñặc ñiểm vô cùng quý ñể du nhập và phát triển loại hoa mới này trong
ñiều kiện khí hậu nóng, ẩm ở nước ta.
Hiện nay, do lượng giống một số hoa loa kèn chịu nhiệt trong nước sản
xuất ra với sản lượng thấp, vẫn phải phụ thuộc vào nguồn giống mua ở nước
ngoài, cung không ñủ cầu dẫn ñến tình trạng giá thành giống cao, giá củ giống
trên thị trường dao ñộng từ 2.500- 3.000 ñồng/củ song vẫn khan hiếm. Hiện
nay ở Hải Phòng, do chưa chủ ñộng ñược nguồn giống, hàng năm phải nhập
giống từ ðà Lạt, Hà Nội… nhiều thời ñiểm bị lỡ vụ, ñó là lý do tại sao những
năm trước ñây người dân ít trồng loại hoa này.
ðể khắc phục thực trạng trên, cần phải tìm ra các biện pháp kỹ thuật
trồng trọt nhằm ñiều khiển hoa ra nhiều vụ trong năm: dịp 20/11, Tết, 8/3
Và việc chủ ñộng ñưa các giống loa kèn trồng ñược quanh năm, các giống có
chất lượng cao vào sản xuất là hướng giải quyết tối ưu góp phần thúc ñẩy
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng ñất, tăng giá trị kinh tế,
ñáp ứng ñược nhu cầu của thị trường.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ñến năng suất và kích thước củ
giống hoa loa kèn Tứ Quý (Lilium formolongo) tại Hải Phòng”.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
3
1.2. MỤC ðÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục ñích
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tìm ra ñược các biện pháp kỹ thuật ñể
nâng cao năng suất và kích thước củ giống hoa loa kèn Tứ Quý (Lilium
formolongo) tại Hải Phòng, nhằm chủ ñộng cung cấp củ giống tại chỗ và giảm
giá thành sản phẩm.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ñược ảnh hưởng của nguồn giống (trồng từ cây con, từ củ)
ñến năng suất và kích thước của củ giống hoa loa kèn Tứ Quý. Xác ñịnh tỷ lệ
nảy mầm của củ giống sau khi thu hoạch.
- ðánh giá và tìm ra ñược loại phân bón qua lá phù hợp cho sinh trưởng,
phát triển và tăng năng suất, kích thước của củ giống hoa loa kèn Tứ Quý.
Xác ñịnh tỷ lệ này mầm của củ giống sau khi thu hoạch.
- Xác ñịnh ñược thời ñiểm ngắt ngọn ñến năng suất chất lượng và kích
thước củ giống của cây hoa loa kèn Tứ Quý. ðánh giá ñược tỷ lệ nảy mầm
của củ giống sau khi tác ñộng các biện pháp kỹ thuật.
- Xác ñịnh ñược ảnh hưởng của mật ñộ trồng ñến sinh trưởng, phát triển
và năng suất, kích thước củ giống.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần cung cấp dữ liệu khoa học về
các biện pháp kỹ thuật ñến năng suất và kích thước củ giống trên cây hoa loa
kèn Tứ Quý tại Hải Phòng.
- Những kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung tài liệu tham khảo trong giảng
dạy và nghiên cứu về cây hoa loa kèn Tứ Quý.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
4
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của ñề tài có thể ñược ứng dụng trong sản xuất giống hoa loa
kèn Tứ Quý trồng trong ñiều kiện Hải Phòng. Góp phần chủ ñộng cung cấp
nguồn giống tại chỗ cho sản xuất với giá thành hạ.
- Kết quả của ñề tài sẽ góp phần xây dựng quy trình sản xuất giống loa
kèn Tứ Quý trong ñiều kiện Hải Phòng. Từng bước hoàn thiện ñược quy trình
kỹ thuật sản xuất giống hoa chất lượng cao cho Thành phố.
- Những kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà nghiên cứu và cán bộ kỹ
thuật có các biện pháp kỹ thuật hợp lý ñể thúc ñẩy sự phát triển và sản xuất
hoa loa kèn Tứ Quý nói riêng và ngành sản xuất hoa nói chung.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
5
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây hoa loa kèn
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại thực vật
2.1.1.1. Nguồn gốc và vị trí
Cây hoa loa kèn thuộc chi Lilium ñược nghiên cứu và thuần hoá từ hơn
100 năm nay từ các loài hoang dại, phân bố hầu khắp trên các châu lục từ 10 -
60 vĩ ñộ bắc. Có nguồn gốc từ Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Trung Quốc,
California và một số nơi khác. Trên thế giới có khoảng 90 loài loa kèn khác
nhau phân bố chủ yếu ở nửa bán cầu bắc từ 63
0
bắc ở Kamchatka (miền Viễn
ðông nước Nga) ñến 11
0
bắc ở Nam Ấn ðộ [20 ].
Trong những năm gần ñây các giống loa kèn trắng mới thuộc nhóm
Lilium longiflorum cùng các giống lai giữa chúng ñã ñược du nhập vào Việt
Nam. ðặc biệt là giống loa kèn chịu nhiệt Lilium formolongo ñược lai tạo từ
Nhật Bản, ñược nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc và bắt ñầu trồng vào năm
2004. Giống này có ñặc ñiểm: khả năng thích nghi tốt, vẻ ñẹp hình thái và
hương thơm mới lạ và thời vụ kéo dài hơn so với giống loa kèn truyền thống
Lilium longiflorum. Ở Việt Nam ñã có nhiều trung tâm nghiên cứu lớn lai tạo
thành công giống này trong phòng thí nghiệm [19].
2.1.1.2. Phân loại thực vật
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa loa kèn ñược xếp vào nhóm
1 lá mầm (Monocotylendoness), phân lớp hành (Lilidae), bộ hành (Liliales),
họ hành (Liliaceae), chi (Lilium) [6][3].
Chi Lilium có khoảng 90 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng ôn ñới và
cận nhiệt ñới thuộc phía bắc bán cầu. Cây dạng thân thảo, sống lâu năm nhờ
rễ củ dạng hành, ngoài có lớp vẩy bao bọc. Lá ñơn, mọc cách, lá dạng hình
vảy, hình mũi mác mọc xung quanh thân. Hoa có thể mọc riêng lẻ hay cả cụm
trên thân, có từ 1- 10 nụ lớn. Cánh hoa lớn, màu trắng, khi nở ra làm thành
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
6
dạng loa kèn. Bao hoa 6 mảnh dạng cánh chia làm 2 vòng (vòng trong 3, vòng
ngoài 3), có 6 nhị, bao phấn vàng dài. Bầu hoa hình trụ, ñầu nhụy chia 3 thuỳ.
Quả nang có ba góc và ba nang, quả nang có nhiều hạt, quả khi chín nứt theo
3 ñường nứt dọc [32].
Theo hệ thống phân loại học của Comber (1949), Lighty (1968) và De
Jong (1974) thì chi Lilium ñược chia làm 7 nhóm: 1. Martagon; 2.
Pseudolirium; 3. Lilium (Liriotypus); 4. Archelirion; 5. Sinomartagon; 6.
Leucolirion; 7. Daurolirion. Hoa loa kèn thuộc nhóm 6 (Leucolirion) gồm: L.
Longiflorum, L. Formosanum, L. Sulphurenum, L. Regale, Aurelian hybrids
Tuy nhiên, ở Royal Horticultural Society (RHS), hiện giờ ñang lưu
hành một khóa phân loại khác. Các loài hay các thứ loài ñược xếp vào các
nhóm ñược ñánh số thứ tự theo số La Mã từ I - IX, việc phân loại này ñược
căn cứ vào các ñặc trưng riêng của từng nhóm. Hoa loa kèn thuộc nhóm V
gồm các con lai tạo ra từ L. Longiflorum và L.formosanum. Khóa phân loại
này ñược công bố trên The Internatinonal Lilium formolongo Register (RHS
1982 - 2006) [44].
Theo ðặng Văn ðông, Trịnh Khắc Quang, Nguyễn Thị Duyên (2009)
[12], những năm gần ñây, ở Việt Nam ñã xuất hiện thêm một vài giống hoa
loa kèn, thuộc loài Lilium formolongo, ñược nhập nội từ Hà Lan, Trung Quốc
và ñã ñược trồng thử nghiệm ở một số tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh, ðà Lạt, Sơn La…
2.1.2. ðặc ñiểm thực vật học, ñặc tính sinh trưởng phát dục và yêu cầu
ngoại cảnh của cây loa kèn
2.1.2.1. ðặc ñiểm thực vật học
Thân vẩy (củ): Củ già gồm: ñế củ, vẩy già, vảy mới ra, trục thân sơ cấp,
thứ cấp và ñỉnh sinh trưởng. Củ là sự kết hợp nhiều ñời, vì vậy, chất lượng
phát dục của nó chịu ảnh hưởng ngoại cảnh ít nhất 2 thế hệ vẩy và ñiều kiện
trồng và chăm sóc. [7], [8], [11].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
7
Rễ: Gồm hai loại rễ thân và rễ gốc, rễ thân là rễ mọc ra từ thân ở phía
dưới mặt ñất có tác dụng nâng ñỡ cho thân cây, hút nước và chất dinh dưỡng,
tuổi thọ của rễ này là 1 năm. Rễ gốc ñược sinh ra từ gốc của củ, có nhiều
nhánh. ðây là loại rễ to, sinh trưởng khỏe là cơ quan chủ yếu hút nước và chất
dinh dưỡng, tuổi thọ của rễ này tới 2 năm [8], [11].
Thân: Trục thân củ hoa loa kèn là do mầm dinh dưỡng co ngắn lại tạo
thành. Trục thân chia ra trục thân sơ cấp và trục thân thứ cấp. Sau khi phá ngủ
trục sơ cấp ở trên mầm nách trục thân là vùng vươn dài thứ nhất, mầm ñỉnh co
ngắn, vươn lên mặt ñất, lá trên bắt ñầu mở ra, khi cây ra nụ thì số lá ñã ñược
cố ñịnh, chiều cao cây quyết ñịnh bởi số lá và chiều dài ñốt. Vì vậy, chiều cao
vẫn chủ yếu quyết ñịnh bởi chiều dài ñốt [7], [11].
Trong ñiều kiện ánh sáng yếu, ngày dài, nhiệt ñộ thấp và xử lý trước khi
bảo quản lạnh lâu ñều có tác dụng kéo dài ñốt thân. Ngược lại ánh sáng mạnh,
ngày ngắn, nhiệt ñộ cao lại ức chế ñốt kéo dài. Nhiệt ñộ ngày từ 20- 30
o
C, cứ
tăng thêm 5
o
C cây sẽ giảm ñộ lớn 10cm, cứ tăng thêm 2
o
C cây có thể thấp ñi
2cm. Xử lý chiếu sáng trước khi ra nụ 4- 5 tuần hiệu quả rõ nhất [33].
Lá: Loa kèn có nhiều lá mọc rải rác theo vòng rộng, hình thoi dài, khá
ñều ñặn, phiến lá thẳng, ñầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn.
Lá có chiều rộng từ 1,8- 2,8cm, chiều dài lá từ 9- 12cm, lá mềm, bóng có màu
xanh nhạt, số lá thường từ 50- 150 lá [8].
Củ con và mầm nách: Loa kèn có các củ con ở gần thân rễ, kích thước
và số lượng củ con tùy thuộc và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây mẹ
cũng như phụ thuộc vào ñiều kiện trồng, chu vi của củ con từ 3- 6 cm, số
lượng củ con từ 1- 3 củ. Ở nách lá còn có mầm nách, hình tròn hoặc hình bầu
dục, khi già có màu nâu chu vi mầm nách từ 0,5- 1,5cm [9], [25].
Hoa: Hoa loa kèn trắng Lilium formolongo thường hơi nghiêng, tạo
thành 3 góc so với mặt phẳng nằm ngang khoảng 45- 60
o
. Hoa có hình loa
kèn, màu trắng, chiều rộng cánh hoa từ 5- 7cm, chiều dài cánh hoa từ 14-
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
8
18cm, ñường kính hoa từ 10- 12cm, cánh hoa hơi cong. Bao hoa 6 mảnh dạng
cánh, có 6 nhị, bao phấn vàng dài, bầu hoa hình trụ, ñầu nhụy chia 3 thùy, vòi
hoa ngắn hơn trục, trục hoa nhỏ ñầu phình to có 3 khía tử phòng ở trên. Hoa
có hương thơm ñậm ñà, hoa cắt có ñộ bền khoảng 6- 10 ngày [8], [25].
Quả: Quả loa kèn là loại quả nẻ, hình tròn dài, có 3 ngăn, mỗi quả có
vài trăm hạt, hạt dẹt tròn. Quả loa kèn có chiều dài 8- 10 cm, ñường kính hạt
15- 22 mm, 1 gam có 700- 800 hạt. Trong ñiều kiện khô lạnh, hạt có thể giữ
ñược 3 năm [7], [8 ], [32].
2.1.2.2. ðặc tính sinh trưởng phát dục
Theo Triệu Tường Vân, Vương Thu ðông, Lưu Kiến Bình, 2000 [31]
khi nghiên cứu ñặc ñiểm sinh trưởng, phát dục của chi Lilium ñã chỉ ra rằng:
* ðặc ñiểm sinh trưởng tự nhiên: gồm 4 giai ñoạn
1. Từ khi trồng ñến nảy mầm: lá bắt ñầu sinh trưởng, giai ñoạn này
hoàn toàn dựa vào dinh dưỡng trong củ.
2. Từ lá sinh trưởng ñến xuất hiện, giai ñoạn này lá sinh trưởng mạnh,
sản phẩm quang hợp ñược vận chuyển xuống rễ.
3. Giai ñoạn ra hoa từ khi ra hoa ñến khi tàn hoa: Giai ñoạn này trọng
lượng chất khô ở tất cả các bộ phận của cây ñều tăng nhanh ñặc biệt là ở củ.
4. Từ khi tắt hoa ñến thu hoạch: Lúc này cây ñã ngừng sinh trưởng chỉ
có củ con tiếp tục hoạt ñộng.
* ðặc ñiểm phát dục:
Giai ñoạn sinh trưởng phát dục của hoa loa kèn gồm: Phát triển trục
thân, ra nụ, ra hoa, kết hạt, chết. Củ giống vùi trong ñất sau khoảng 60- 70
ngày mới nảy mầm. Nếu củ giống ñược ñem xử lý lạnh (phá ngủ) thì khi
trồng xuống ñất ñến khi mầm vươn lên khỏi mặt ñất chỉ cần 2 tuần lễ. Xử lý
lạnh không tốt thời gian gieo trồng gặp lạnh thì có thể kéo tới 5 tuần. Từ lúc
mọc mầm ñến khi ra nụ khoảng 60- 75 ngày tùy từng thời vụ, từ ra nụ ñến ra
hoa từ 25- 35 ngày, từ nở hoa ñến tạo quả từ 8- 12 ngày.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
9
- Sự phân hóa hoa:
Cây loa kèn là cây ngày dài do vậy khi thời gian chiếu sáng trong ngày
tăng dần quá trình phân hóa hoa ñược hình thành. Củ loa kèn xử lý lạnh ở 5
o
C
từ 3- 5 tuần, sau khi trồng khoảng 8- 13 ngày ñỉnh sinh trưởng mầm rút ngắn,
ñã bắt ñầu hình thành mầm hoa nguyên thủy. Mỗi mầm hoa nguyên thủy này
lại kèm theo 1- 2 mầm khác. Khi củ ñã qua xử lý lạnh thì trước khi trồng củ
có thể mọc mầm và phân hóa hoa. Vì vậy nếu không trồng kịp thời sẽ bất lợi
cho phát dục mầm hoa. Số lượng mầm hoa nguyên thủy chịu ảnh hưởng lớn
của ñiều kiện sinh trưởng vụ trước và chất lượng của củ giống.
Sự ra hoa: Sự phân hóa hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn
của ñiều kiện trồng nhưng tốc ñộ phát dục của nụ và hoa lại chịu ảnh hưởng
lớn của ñiều kiện sau khi trồng. Nhị ñực và nhị cái của Lilium formolongo
cùng chín một lúc. Sau khi thụ tinh 8- 12 ngày, tử phòng bắt ñầu phình to.
Ánh sáng mạnh tạo ra sự bại dục của nụ, ñồng thời còn gây cháy lá, việc xử lý
che nắng sẽ giảm thui nụ. Ngược lại ánh sáng yếu (ñặc biệt vào mùa ñông)
cũng làm thui nụ ảnh hưởng ñến chất lượng hoa.
Quả chín: Sau nở hoa khoảng 2 tháng, khi quả có màu vàng sẽ nứt ra
hạt có cánh có thể phát tán theo gió. Sau khi thu hoạch hoa (hoặc quả) thân lá
khô héo, lúc này có thể thu hoạch củ ñể làm giống.
2.1.2.3. Yêu cầu ngoại cảnh
Theo ðặng Văn ðông và ðinh Thế Lộc (2004) [7], yêu cầu ñiều kiện
ngoại cảnh của loài Lilium formolongo như sau:
Nhiệt ñộ: Lilium formolongo có khả năng chịu nóng, ưa khí hậu lạnh và
ẩm. Nhiệt ñộ thích hợp ban ngày từ 20- 28
0
C, ban ñêm 13- 17
0
C, dưới 5
0
C và
trên 30
0
C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù. Giai ñoạn ñầu nhiệt ñộ thấp có
lợi cho sinh trưởng của rễ và sự phân hoá hoa. Nhiệt ñộ thích hợp cho sự ra rễ
là 16- 17
0
C, cho sự ra hoa và sinh trưởng của nụ là 21- 23
0
C.
Ánh sáng: là cây ưa cường ñộ ánh sáng trung bình, khoảng 70- 80% ánh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
10
sáng tự nhiên là tốt nhất, ñặc biệt với cây con. Vì vậy nếu trồng vụ hè thu cần
phải che bớt ánh sáng, tạo cường ñộ ánh sáng thích hợp từ 12.000- 15000lux
nhất là thời kỳ cây cao 20- 30cm. Ngược lại mùa ñông trồng trong nhà thiếu ánh
sáng, nhị ñực sẽ sản sinh Ethylen dẫn ñến nụ bị rụng nhiều. Do vậy cần bỏ bớt
nilon che phủ hoặc lưới ñể tăng cường ñộ ánh sáng tự nhiên cho cây.
Nước: Thiếu nước hoặc nước quá nhiều ảnh hưởng ñến sinh trưởng,
phát dục của Lilium formolongo. Thời kỳ ñầu cây rất cần nước, khi ra hoa
giảm bớt nước. Nhiều nước dễ làm cho củ bị thối, rụng nụ. Cây hoa loa kèn
ưa không khí ẩm ướt, thích hợp nhất là 70- 85% và cần ổn ñịnh. Nếu ñộ ẩm
biến ñộng lớn dễ dẫn ñến hiện tượng thối củ hoặc cháy lá.
Không khí: là cây khá mẫn cảm với Ethylen, cây ưa không khí thoáng
mát có ñầy ñủ oxi ñể hô hấp tốt.
ðất: ưa nhiều loại ñất nhưng ñất cát pha dễ thấm nước, giàu mùn là tốt
nhất, Lilium formolongo rễ ăn nông nên ñất dễ thoát nước rất quan trọng, rất
mẫn cảm với muối, nồng ñộ muối trong ñất cao, cây không hút ñược nước
ảnh hưởng tới sinh trưởng, ra hoa. Nói chung hàm lượng muối trong ñất
không ñược cao quá 1,5mg/cm
2
, lượng hợp chất Clo không ñược vượt
1,5mmol/lít.
Cây loa kèn sinh trưởng phát triển tốt trên ñất giàu chất hữu cơ, trung
tính (pH 6,0- 7,0), thoát nước tốt, nhiệt ñộ thích hợp cho sự ra rễ là 16- 17
o
C,
cho sự ra hoa và sinh trưởng của nụ hoa là 21- 23
o
C, ánh sáng ñầy ñủ [31].
Phân bón: Lilium formolongo cần dinh dưỡng cao nhất là 3 tuần ñầu
sau khi trồng. Thời gian này cây con dễ bị ñộc do muối. Muối trong ñất do 3
nguồn: Phân bón, nước tưới và tồn dư sẵn có trong ñất. Vì vậy, ñể tránh bị
ngộ ñộ muối trước khi trồng 6 tuần cần phải phân tích ñất. Loa kèn cũng mẫn
cảm với hợp chất Clo, yêu cầu lượng Clo trong ñất dưới 1,5mmol/lit nếu
không sẽ gây hại rễ. Giống này cũng mẫn cảm với Flo, nếu hàm lượng Flo
trong không khí cao dễ gây cháy lá. Vì vậy không ñược bón phân có chứa Flo
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
11
như phân muối Photphat Super, cần bón loại phân hàm lượng Flo thấp, như
Ca(HPO4). Nếu ñất thiếu canxi cây dễ bị vàng khô ngọn, lá kém phát triển.
Yêu cầu phân của cây loa kèn không cao thường vào mùa xuân chỉ bón một ít
lúc ra hoa là ñủ, muốn cho củ to khi ra hoa bón 1- 2 lần P, K [31].
2.1.3. Giá trị kinh tế và sử dụng
Chi Lilium có rất nhiều loài khác nhau, có nhiều màu sắc ña dạng hấp
dẫn và phong phú, hoa có ñặc ñiểm to, có giá trị thưởng thức cao. Hoa ñược
sử dụng trong ngày lễ, ngày tết, ñược trang trí trong hội trường công viên, làm
quà tặng rất trang trọng, trong gia ñình hoa mang hương thơm mát dịu, màu
sắc thanh nhã, làm tăng vẻ ñẹp, tăng sức sống cho mọi người.
ðối với ngành y hoa này có tác dụng làm thuốc chữa bệnh như: L.
Brownii F.Ebrow [20].
Bên cạnh việc phục vụ nhu cầu giải trí thưởng thức, hoa loa kèn còn
mang lại nguồn lời kinh tế khá cao. Hiện nay, trên thị trường các loài hoa loa
kèn mới ñược bán với giá khá cao từ 5.000- 20.000ñ/ cành. Thu nhập từ 150-
200 triệu ñồng/ha/năm [51].
2.2. Tình hình sản xuất hoa loa kèn trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất hoa loa kèn trên thế giới
Hoa loa kèn xuất hiện trong ñời sống của người dân Châu Âu ñã từ rất
lâu. Trong bất kì một lễ hội nào, dù lớn hay nhỏ của họ, ta cũng dễ dàng nhận
thấy sự có mặt của loài hoa này. Nhu cầu tiêu thụ cũng như sản xuất hoa loa
kèn ngày càng tăng, ñiển hình là ở một số nước như: Hà Lan, Pháp, ðức,
Italia, Canada, Bỉ (Jaap M.Van Tuyl, 1997) [39], [40].
Hà Lan năm 2001 ñã sản xuất 1 tỷ cành loa kèn và tổng doanh thu trên
1,5 tỷ USD. Hoa loa kèn ñược xếp thứ 5 trong tổng số 10 loại hoa cắt ñược
sản xuất nhiều với doanh thu ñạt 237 triệu guilder (D.H.Goo và CS, 2004)
[36]. Năm 2005, Hà Lan xuất khẩu hàng trăm triệu cành hoa cắt và chậu hoa
loa kèn sang thị trường tiêu thụ của hơn 80 nước trên thế giới [38], [52].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
12
Ở Hà Lan, diện tích trồng cây hoa loa kèn ñỏ (Amaryllis) cũng rất phát
triển, năm 1969 là 30ha, năm 1772: 45ha, năm 1975: 60ha, năm 1976: 70ha,
năm 1977: 80ha, năm 1978: 90ha và năm 1979: 100ha [35].
Theo thống kê của Grassotti.A (1996) [37]. Ở Italia, diện tích trồng hoa
là 8.000 ha, Hoa lily và hoa loa kèn chiếm 280- 300ha, với tổng sản lượng thu
ñược ñạt tới 71 triệu USD (trong khi tổng giá trị thu ñược từ việc sản xuất hoa
là 1,1 tỷ USD). Toàn bộ củ giống, ước tinh khoảng 152 triệu củ, dùng trong
sản xuất hoa cắt ñược nhập khẩu chủ yếu từ Hà Lan, 70% là giống Lilium
elagans, 20% là giống lai phương ñông và 10% là giống hoa loa kèn Lilium
longiflorum.
Ở Canada, trong năm 2000 ñã sản xuất ñược 17,13 triệu cành loa kèn
màu và 4,39 triệu chậu hoa ñỏ. Trong khi năm 1998 là 11,28 triệu cành và
4,20 triệu chậu [37].
Ở Châu Á, nước ñứng ñầu về sản xuất hoa loa kèn màu phải kể ñến là
Nhật Bản, tổng diện tích trồng hoa là 1.558 ha thì hoa loa kèn ñã là 508 ha và
cho sản lượng hoa này khoảng 15,068 triệu Yên Nhật (Suzuki, 1998) [46].
Trước năm 1985, ở Hà lan chủ yếu trồng các giống Asiatic với diện tích
trên 1.400ha Hà Lan, những năm gần ñây có trồng thêm các giống Oriental
và giống hoa loa kèn Lilium longiflorum. Năm 1997 có 3.570 ha diện tích
trồng hoa lily và hoa loa kèn, ñứng thứ hai trong tổng diện tích hoa cắt trồng
bằng củ, chỉ xếp sau diện tích trồng hoa Tulip. Hoa loa kèn ñược phát triển
mạnh trong những năm gần ñây do người Hà Lan ñã lai tạo ra rất nhiều
giống mới có hoa ñẹp, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, kết hợp với
việc ứng dụng thành công kỹ thuật ñiều khiển ra hoa ñã có thể sản xuất hoa
quanh năm. Hiện nay, mỗi năm Hà Lan trồng khoảng 18.000 ha hoa loa kèn
trong ñó 70% sản lượng phục vụ cho xuất khẩu và cũng là nước có công
nghệ tạo giống và trồng hoa loa kèn tiên tiến nhất hiện nay (ðặng Văn
ðông, ðinh Thế Lộc, 2004) [7].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
13
Theo Ki-Byung Lim, Jaap M.Van Tuyl (2003) [41] thống kê rằng: năm
2002 diện tích trồng hoa Lily và loa kèn tiếp tục tăng lên với tổng diện tích là
4.523 ha. Bên cạnh Hà Lan còn một số nơi trồng nhiều hoa loa kèn như: Nhật,
Mỹ, Nam Hemisphere, Australia, Chile và Nam Phi.
Ở Châu Á, ðài Loan cũng là nước có công nghệ trồng hoa loa kèn tiên
tiến nhất hiện nay. Năm 2001, ðài Loan có 490 ha diện tích trồng hoa loa kèn
và hoa loa kèn cắt cành ñã bổ sung vào kim ngạch xuất khẩu của nước này là
7,4 triệu USD. Năm 2003, ðài Loan xuất khẩu hoa loa kèn cắt cành sang thị
trường Nhật Bản thu về hơn 10 triệu USD và nhập khẩu 4 triệu USD củ loa
kèn giống từ Hà Lan (Hye Kyung Rhee và CS, 2005) [38].
Nhật Bản cũng ñược xếp vào nước sản xuất hoa loa kèn lớn, với 4.600
ha diện tích trồng hoa năm 1992 và sản lượng ñạt giá trị 900 triệu Yên, trong
ñó hoa loa kèn ñứng vị trí thứ tư. Kenia mỗi năm xuất khẩu hoa cắt sang Châu
Âu khoảng 65 triệu USD, trong ñó riêng hoa loa kèn chiếm 35%. Ở khu vực
ðông Bắc Á, Hàn Quốc là nước xuất khẩu hoa lớn nhất. Năm 2002, Hàn
Quốc có 15.000 ha trồng hoa, giá trị sản lượng 700 triệu USD, trong ñó hoa
loa kèn là cây có hiệu quả cao nhất và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong thị
trường hoa thế giới (ðặng Văn ðông, ðinh Thế Lộc, 2004) [7].
2.2.2. Tình hình sản xuất hoa và hoa loa kèn ở Việt Nam
Theo thống kê của ðặng Văn ðông, ðinh Thế Lộc (2004) [7], ở Việt
Nam hoa loa kèn hiện ñang ñược trồng phổ biến tại ðà Lạt, Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Sơn La (ngoài ra một số các tỉnh khác cũng trồng hoa
này với diện tích nhỏ) với tổng diện tích khoảng 100 ha, mỗi năm có khoảng
80 vạn củ giống ñược xử lý cho sản xuất trái vụ, chiếm diện tích 25% diện
tích trồng hoa loa kèn chính vụ. Riêng ðà Lạt hàng năm sản xuất hàng triệu
cành hoa loa kèn cắt nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thu
nhập hàng trăm triệu ñồng/ha.
Theo số liệu ñiều tra của Viện Di truyền Nông nghiệp, tại một số ñịa
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
14
phương, hoa là cây trồng cho thu nhập khá. Chẳng hạn ở Hà Nội, so với sản
xuất 2 lúa 1 màu trong cùng thời ñiểm, trên cùng một ñơn vị diện tích thì
trồng hoa có lợi nhuận cao hơn gần 12 lần. Ở Thái Bình, có doanh nghiệp
trồng hoa ñã thu lãi tới 186 triệu ñồng/ha/năm, hay ở Lâm ðồng, bình quân
cho mức lãi 260- 350 triệu ñồng/ha/năm từ sản xuất hoa. Hiện nay, cả nước
có trên 6.700 ha diện tích trồng hoa (2005), tập trung ở Hà Nội (khoảng
1.500ha), Lâm ðồng (1.600ha), Hải Phòng (830ha), TP.Hồ Chí Minh
(650ha) [53]. Diện tích hoa lớn như vậy ñã ñáp ứng ñược nhu cầu ngày càng
tăng của thị trường, nhất là ở các thành phố lớn, dự kiến ñến năm 2011 diện
tích trồng hoa sẽ còn tăng nhiều, trong ñó Hà Nội ñặt mục tiêu phấn ñấu ñến
năm 2011 phát triển trên 2.700 ha diện tích trồng hoa- cây cảnh cung cấp cho
thị trường Thủ ñô [54].
Hoa của Việt Nam cũng ñã ñược xuất khẩu. Riêng lượng hoa xuất khẩu
của một công ty 100% vốn nước ngoài ở ðà Lạt ñã ñem lại doanh thu trên 4,2
triệu USD/năm. Theo phân tích của các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ hoa sẽ
ngày càng tăng cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Nhằm ñáp ứng nhu cầu
của thị trường, Việt Nam có kế hoạch phát triển diện tích trồng hoa lên
khoảng 13.000 ha, với sản lượng 3,9 tỷ cành và ñạt kim ngạch xuất khẩu
khoảng 60 triệu USD vào năm 2010. Theo ñó, một số vùng sản xuất chính ñã
ñược quy hoạch, gồm Hà Nội, TP.HCM, Sapa (Lào Cai), ðà Lạt (Lâm ðồng),
Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình…[53].
Ngoài việc phục vụ nhu cầu giải trí, thưởng thức cái ñẹp của con người,
hoa loa kèn còn mang lại lợi nhuận kinh tế ñáng kể. Kinh doanh, sản xuất hoa
loa kèn mang lại hiệu quả kinh tế cao, ñặc biệt trong những năm gần ñây hoa
cũng ñang là mặt hàng xuất khẩu ñược chú trọng, trong danh mục ñề tài trọng
ñiểm cấp nhà nước giai ñoạn 2006- 2010 ñã ñề cập tới việc mở rộng diện tích
và tạo giống mới hoa loa kèn ñể phục vụ cho nội tiêu và xuất khẩu. Ở Thành
phố Hồ Chí Minh trong dịp Tết Bính Tuất 2006, theo người bán hàng cho biết
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………
15
ngoài cúc, layơn thì loa kèn vẫn là một trong ba loại hoa chủ lực của thị
trường Tết, riêng hoa loa kèn ñược người dân ưa chuộng do thời gian chơi
lâu, dáng hoa sang trọng quí phái nên giá tương ñối cao, khoảng 10.000-
20.000 ñ/cành, lúc thiếu hàng, thậm chí nhảy vọt lên gấp 2- 3 lần trong dịp
Tết nhưng vẫn tiêu thụ ñược. Vì thế nếu ñầu tư vào các giống loa kèn mới với
giá bán cao hơn thì lợi nhuận thu ñược còn tăng gấp nhiều lần [49].
Trên thị trường hiện nay, hoa loa kèn ñược bán với giá phổ biến là
16.500- 24.000 VNð/cành có tối thiểu 5 bông, ñôi khi tăng lên 50.000-
65.000 VNð/cành trong các ngày Lễ, Tết [51].
Tuy hoa loa kèn ñem lại giá trị kinh tế rất cao cho người sản xuất nhưng
ở nước ta do hoa loa kèn mới ñược phát triển nên gặp không ít khó khăn về
giống, sâu bệnh và còn do cả ñiều kiện tự nhiên ñem lại nên nghề trồng hoa
chưa ñược phát triển lắm, diện tích hoa loa kèn trong tổng diện tích trồng hoa
nói chung còn hạn chế. Hiện nay chưa có một con số thống kê chính xác về
diện tích trồng hoa loa kèn ở Việt Nam nhưng chắc chắn diện tích trồng hoa loa
kèn ñã tăng một cách ñáng kể. Chỉ cần nhìn vào sự xuất hiện ngày càng nhiều
cửa hàng hoa tại những thành phố lớn và trong các chủng loại hoa cắt bán tại
các cửa hàng này không thể thiếu những cành hoa loa kèn [7].
2.3. Một số nghiên cứu về kỹ thuật trồng và nhân giống cây hoa loa kèn
2.3.1. Nhân giống bằng hạt
Khi chín thu hái hạt, cất trữ ñến mùa xuân năm sau ñem gieo. Sau khi
gieo 20- 30 ngày hạt nảy mầm. Ở Việt Nam, cách gieo hạt này cây con trải
qua thời gian dài mới ra hoa và tỷ lệ ra hoa thấp nên không thích hợp cho
trồng ở vùng ñồng bằng sông Hồng vì vậy phương pháp này ít phổ biến [17].
Các nghiên cứu về cây hoa loa kèn thường tập trung vào các biện pháp nhân
giống vô tính. Ngoài ra còn tiến hành nhập và trồng thử nghiệm các giống
mới có triển vọng cho năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với ñiều kiện khí
hậu của Việt Nam, ñặc biệt là khí hậu miền Bắc.