Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất và phẩm chất khoai lang tím (ipomoea batatas (l ) lam ) ở đồng bằng sông cửu long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.45 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Khoa học Cây trồng
Mã ngành: 9 62 01 10
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG
VÀ BIỆN PHÁP CANH TÁC
ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT
KHOAI LANG TÍM (Ipomoea batatas (L.) Lam.)
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Cần Thơ, 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn chính: GS.TS. Lê Văn Hòa
Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Phạm Phước Nhẫn

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại: …………………………………………….
Vào lúc …… giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …..
(font chữ: Times New Roman, cỡ chữ 13)

Phản biện 1: …………………………………………….
Phản biện 2: …………………………………………….
Phản biện 3: …………………………………………….


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa, Phạm Phước Nhẫn, Đỗ Tấn Khang
và Lê Thị Tuyết Ngân, 2016. Khảo sát ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến đặc
tính củ, năng suất và hàm lượng anthocyanin trong thịt củ khoai lang tím Nhật. Tạp
chí khoa học Đại học Cần Thơ. Số ISSN 1859-2333; số 46b; năm 2016; trang 6169.
2. Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa, Phạm Phước Nhẫn, Lê Thị Hoàng
Yến, Vương Ngọc Đăng Khoa, Phan Hữu Nghĩa, Đỗ Hữu Thông và Phạm Thị
Hoàng Ái, 2016. Ảnh hưởng của việc bổ sung Silic và Calcium qua lá đến năng
suất và chất lượng củ khoai lang tím Nhật. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. Số
ISSN 1859-2333; số 4; năm 2016; trang 109-118.
3. Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa, Phạm Phước Nhẫn, Phan Hữu
Nghĩa, Lê Thị Hoàng Yến và Trần Thị Tuyết Trinh, 2016. Ảnh hưởng mật độ trồng
và bổ sung canxi, silic đến năng suất và chất lượng khoai lang tím. Tạp chí Khoa
học công nghệ nông nghiệp Việt Nam. Số ISSN 1859-1558; số 6 (67); năm 2016;
trang 59-64.
4. Phạm Thị Phương Thảo, Lê Văn Hòa, Phạm Phước Nhẫn, Lê Thị Hoàng
Yến, Trần Nguyễn và Lê Kim Ngân, 2017. Ảnh hưởng của hexaconazole đến sinh
trưởng, năng suất và chất lượng khoai lang tím Nhật HL491. Tạp chí Khoa học
công nghệ nông nghiệp Việt Nam. Số ISSN 1859-1558; số 2 (75); năm 2017; trang
42-26.
5. Lê Văn Hòa, Phạm Thị Phương Thảo, Phan Hữu Nghĩa, Lê Thị Hoàng
Yến, Trà Võ Quốc Lâm, Hà Thị Như Ngọc và Lê Anh Duy, 2017. Ảnh hưởng của
liều lượng bón kali đến năng suất và chất lượng hai giống khoai lang tím tại huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Sinh lý thực vật toàn quốc,
lần 2, năm 2017; trang 100-108.

6. Pham Thi Phuong Thao, Le Van Hoa, Pham Phuoc Nhan, Le Thi Hoang
Yen, Phan Huu Nghia and Mai Kim Yen, 2017. Effect of harvest time on the yield
and quality of three purple sweet potatoes grown in Vinh Long province.
Proceedings of the 15 th Asean Conference on Food Science and Technology, Ho
Chi Minh City, Viet Nam. Section 8: Post-harvest and Food Preservation, pp. 113119.
7. Pham Thi Phuong Thao, Le Van Hoa, Pham Phuoc Nhan, Le Thi Hoang
Yen, Phan Huu Nghia and Tran Nguyen, 2017. Effect of hexaconazole on three
purple sweet potato varieties in the Mekong Delta. Book of Proceedings of the VIII
international Scientific Agricultural Symposium, Jahorina, Bosnia and
Herzegovina, pp: 936-942.

1


Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Khoai lang (Ipomoea batatas (L.) Lam.) là loại cây trồng quan trọng có giá trị
dinh dưỡng cao (Nguyễn Công Tạn và ctv., 2014; Parle-Milind và Monika, 2015).
Tại Việt Nam, diện tích trồng khoai lang gia tăng trong những năm gần đây, đặc
biệt diện tích canh tác khoai lang tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm
15% tổng diện tích và 35% tổng sản lượng cả nước, tập trung nhiều nhất ở Vĩnh
Long (Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2016). Hiện nay, các giống khoai lang tím
(KLT) đang được đầu tư nghiên cứu và phát triển do thịt củ chứa hàm lượng tinh
bột, đường, protein, vitamins, khoáng chất…; ngoài ra, anthocyanins và các hợp
chất phenolics trong thành phần thịt củ khoai lang tím có nhiều hoạt tính sinh học
quý như khả năng chống oxy hóa cao (Bovell-Benjamin, 2007; Truong et al., 2012;
Wang et al., 2013). Tại ĐBSCL, giống khoai lang tím HL491 được canh tác chủ
yếu (Nguyễn Xuân Lai, 2011; Nguyễn Thị Lang và ctv., 2013). Tuy nhiên, chưa có
nhiều nghiên cứu được công bố về việc đánh giá phẩm chất các nguồn giống khoai
lang tím thích hợp tại điều kiện của vùng. Bên cạnh yếu tố về chất lượng giống,

điều kiện canh tác và kỹ thuật canh tác đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng
năng suất và phẩm chất củ khoai lang như yếu tố mùa vụ, chất lượng dây giống và
mật độ trồng (Traynor, 2005; Nedunchezhiyan and Ray, 2010). Việc cung cấp dinh
dưỡng khoáng thích hợp cũng cải thiện đáng kể đến năng suất và phẩm chất khoai
lang (Sulaiman et al., 2003; Yeng et al., 2012), đặc biệt là việc là thay đổi liều
lượng cung cấp phân kali (Uwah et al., 2013; Lê Thị Thanh Hiền, 2016), xử lý
hình thành củ và xác định thời gian thu hoạch (Nedunchezhiyan and Ray, 2010).
Nhìn chung, tại ĐBSCL, ngoài giống khoai lang tím HL491, chưa có nhiều
nghiên cứu về đa dạng hóa các giống khoai lang tím để cung cấp cho thị trường;
đồng thời, những nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp
như dinh dưỡng khoáng, kỹ thuật xử lý gia tăng số lượng củ, bổ sung màng phủ…
nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất củ một số dòng/giống khoai lang tím được
tuyển chọn phù hợp cho điều kiện của vùng cũng chưa có nhiều kết quả công bố.
Trên cơ sở đó, đề tài “Ảnh hưởng của giống và biện pháp canh tác đến năng suất
và phẩm chất khoai lang tím (Ipomoea batatas (L.) Lam.) ở Đồng bằng sông Cửu
Long” được thực hiện nhằm đề xuất một số dòng/giống khoai lang tím có năng
suất cao, phẩm chất tốt và đề xuất kỹ thuật canh tác phù hợp cho các dòng/giống
khoai lang được chọn.
1.2 Mục tiêu của luận án
Luận án được thực hiện nhằm sưu tập, đánh giá đặc điểm hình thái, đa dạng di
truyền, năng suất và phẩm chất 10 dòng/giống khoai lang tím và đề xuất 1-2
dòng/giống khoai lang tím có năng suất và phẩm chất tốt bên cạnh giống chủ lực
của Vùng ĐBSCL là HL491. Đồng thời, nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
canh tác phù hợp để nâng cao năng suất và phẩm chất các dòng/giống khoai lang
tím được tuyển chọn.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: 10 dòng/giống khoai lang tím trong và ngoài nước

2



được sưu tập từ củ.
- Phạm vi nghiên cứu: giống và các yếu tố như màng phủ, phân bón kali và
chất hexaconazole đến năng suất và chất lượng củ của khai lang tím tại địa bàn
trồng khoai lang chính ở ĐBSCL là huyện Bình Tân- tỉnh Vĩnh Long và huyện Cù
Lao Dung-tỉnh Sóc Trăng.
1.4 Những đóng góp mới của luận án
- Sưu tập, miêu tả hình thái, đánh giá đặc tính di truyền, năng suất và phẩm
chất của 10 dòng/giống khoai lang tím. Các dòng/giống khoai lang tím có hệ số
đồng dạng di truyền ở mức tương đồng khá cao, từ 42-100%. Kết quả đã đề xuất
được 2 dòng/giống khoai lang tím mới canh tác thích hợp tại điều kiện 2 tỉnh canh
tác khoai lang chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh HL491.
- Xác định ảnh hưởng của địa điểm trồng và thời gian thu hoạch có ảnh hưởng
đến năng suất và phẩm chất của các dòng/giống khoai lang tím.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm gia tăng năng suất và phẩm chất ba
giống khoai lang tím được chọn: đề xuất bổ sung phân hữu cơ Đại Hùng liều lượng
1,10 tấn/ha trước khi trồng và cung cấp phân bón với liều lượng NPK 100-80-200
kg/ha giúp gia tăng năng suất khoai lang tím, gia tăng hàm lượng NPK trong thịt
củ, thân lá và cải thiện một số đặc tính phẩm chất.
- Đánh giá hiệu quả của màng phủ đen so với một số loại màng phủ khác trong
việc cải thiện năng suất và một số đặc tính phẩm chất của từng dòng/giống khoai
lang tím trong điều kiện thí nghiệm.
- Xác định được vai trò của hóa chất hexaconazole trong gia tăng số lượng củ,
năng suất thương phẩm và năng suất tổng so với không xử lý. Bổ sung
hexaconazole 15 mg/L ở dạng hexaconazole nguyên chất (99,3%) hoặc 100 mg/L
ở dạng thương phẩm Anvil 5SC và có số lượng củ cao, năng suất thương phẩm đạt
trên 26 tấn/ha, năng suất không thương phẩm đạt trên 30 tấn/ha, hàm lượng
anthocyanins và flavonoids cao hơn so với nghiệm thức đối chứng
- Đánh giá sơ lược ảnh hưởng của lượng mưa đến năng suất khoai lang tím,
lượng mưa ít trong thời gian canh tác, đặc biệt là vào thời điểm hình thành củ có

ảnh hưởng gia tăng năng suất của vụ trồng.
- Tổng hợp và xây dựng mô hình canh tác 1.000 m 2 cho từng giống khoai lang
tím được chọn, kết quả cho thấy năng suất của ba giống khoai lang tím đều đạt
năng suất trên 35 tấn/ha và Malaysia đạt trên 60 tấn/ha.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ cho việc
giảng dạy và các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực khoa học cây trồng. Luận án
đã giúp phong phú hơn nguồn giống khoai lang tím, cung cấp những dẫn chứng,
thông tin và số liệu khoa học trong việc đánh giá các biện pháp canh tác cụ thể đến
năng suất và phẩm chất khoai lang tím.
Các nghiên cứu đã đề xuất 02 giống khoai lang tím là Malaysia và Nhật Lord
có năng suất rất cao và phẩm chất tốt để chuyển giao cho địa phương, có thể canh
tác cùng với giống HL491. Kết quả của luận án cho thấy khoai lang tím đạt năng
suất cao khi được canh tác vào mùa khô và thời điểm thu hoạch đạt năng suất

3


thương phẩm cao nhất là khoảng 140 ngày sau khi trồng (SKT). Để đạt năng suất
cao nên cung cấp phân bón NPK với liều lượng 100-80-200 kg/ha, có bổ sung phân
hữu cơ Đại Hùng 323 liều lượng 1,10 tấn/ha trước khi trồng. Việc sử dụng màng
phủ đen trong khi canh tác có thể giúp gia tăng hàm lượng chất khô, tinh bột và
năng suất so với đối chứng trong phạm vi thí nghiệm. Luận án cũng đề xuất
phương pháp sử dụng hóa chất nhằm gia tăng thành lập củ cho khoai lang tím là
phun hexaconazole với liều lượng 15 mg/L ở dạng hexaconazole nguyên chất hoặc
ở liều lượng 100 mg/L ở dạng Anvil vào thời điểm 40, 55 và 70 ngày SKT.
Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Khoai lang được xem là một loại cây lương thực đóng vai trò quan trọng trên
thế giới và được canh tác ở các vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới trên Toàn cầu
(Parle-Milind và Monika, 2015). Hiện nay, khoai lang có sản lượng đứng thứ năm

trong số các loại cây lương thực, chỉ sau lúa, lúa mì, bắp và khoai mì (Som, 2007).
Thịt củ khoai lang có chứa nhiều hợp chất đường, bột, khoáng chất và chất xơ với
nhiều giá trị dinh dưỡng cao (Rukundo et al., 2013). Trong số các giống khoai lang
có màu sắc đa dạng khác nhau, khoai lang tím có chứa hàm lượng anthocyanins và
flavonoids trong thịt củ đóng, đây là những hợp chất có vai trò quan trọng trong
việc chống oxy hóa cao, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của các tế
bào ung thư (Steed & Truong, 2008; Sivakumar et al., 2009). Nhiều nghiên cứu
cho thấy vai trò ứng dụng của anthocyanins trong một số giống cây trồng đặc biệt
là các loại cây có thịt củ màu tím như khoai mỡ và khoai lang (Reyes et al., 2004;
Montilla et al., 2011). Tại Việt Nam, có rất nhiều giống khoai lang được canh tác
trong cả nước và nhiều nghiên cứu được công bố nhằm triển khai các giống khoai
lang thích hợp cho từng địa phương (Mai Thach Hoanh, 2011; Nguyen Van Kien et
al., 2012). Để cải thiện các giống khoai lang chất lượng tốt và năng suất cao, nhiều
nghiên cứu đã thực hiện để chọn tạo các giống khoai lang phù hợp cho tiêu thụ và
giúp người nông dân xóa đói giảm nghèo (Lin et al., 2007; Truong et al., 2012).
Cây khoai lang là một loại thực vật dễ trồng và thường được canh tác trong cả
năm, cây khoai lang sẽ đạt năng suất và chất lượng cao nếu được cung cấp các kỹ
thuật canh tác thuận lợi như mùa vụ bố trí, mật độ trồng, hình thức canh tác, kỹ
thuật trồng, dinh dưỡng, nước tưới, quản lý cỏ dại, sâu bệnh... (Kaggwa et al.,
2006; Nedunchezhiyan et al., 2010; Nguyen Cong Tan et al., 2014). Hiện nay, các
loại màng phủ được sử dụng rộng rãi trong canh tác nông sản đặc biệt là khoai lang
do có vai trò quan trọng trong việc giảm mật độ cỏ dại, giảm sự thoát hơi nước,
điều chỉnh môi trường canh tác và tăng nhiệt độ đất trồng… (Boucher, 2012).
Trong đó, màng phủ đen ngoài hiệu quả trong việc cải thiện năng suất một số
giống cây trồng mà còn có khả năng gia tăng hàm lượng anthocyanins trong thịt củ
khoai lang tím (Boucher, 2012; Laurie et al., 2014).
Canh tác khoai lang có thể tiến hành trên nhiều loại đất khác nhau và năng suất
của khoai lang phụ thuộc nhiều vào điều kiện phì nhiêu đất và dinh dưỡng bổ sung
trong quá trình canh tác (Traynor, 2005; Magagula et al., 2006). Một số kết quả thí
nghiệm cho thấy, dinh dưỡng khoáng đóng vai trò quan trọng đến năng suất và chất

lượng củ khoai lang. Để có được 1 tấn củ khoai lang trên 1 ha thì khoai lang đã lấy

4


đi từ đất khoảng 5,16 kg đạm, 1,72 kg lân và 11 kg kali (Mai Thach Hoanh, 2011).
Phương pháp và thời gian bổ sung dinh dưỡng hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng
và thay đổi trong các hệ thống canh tác khác nhau ở mỗi quốc gia. Theo Uwah et
al. (2013), trong số các nguyên tố đa lượng thì kali đóng vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình phát triển của cây có củ, đặc biệt trong giai đoạn phát triển củ vì
nguyên tố đa lượng này đã giúp kích hoạt các enzymes cần thiết cho các quá trình
biến dưỡng, quang hợp và tổng hợp tinh bột.
Nhiều nghiên cứu được công bố về vai trò của một số chất điều hòa sinh
trưởng thực vật trong việc hỗ trợ cải thiện năng suất và hàm lượng anthocyanins
của một số cây trồng (Jaleel et al., 2007; Johnson et al., 2008; Nadra-Gad and
Hassan, 2011). Theo Fletcher et al. (2000), hexaconazole là một hóa chất thuộc
nhóm thuốc trừ nấm, có vai trò như một nhóm chất điều hòa sinh trưởng ảnh
hưởng đáng kể đến sự sinh trưởng cây có củ, giúp gia tăng thành lập củ, cải thiện
một số đặc tính phẩm chất củ như protein, các amino acids, đường, carotenoids và
hàm lượng tinh bột của khoai mì, khoai mỡ, khoai lang... (Gomathinayagam et al.,
2008; Sivakumar et al., 2009). Theo Jaleel et al. (2007), việc cung cấp các hợp
chất triazoles giúp gia tăng chất lượng củ khoai mỡ bằng việc gia tăng hàm lượng
proline và các phenols tích lũy trong thịt củ. Tương tự, Gomathinayagam et al.
(2008) cũng cho rằng sử dụng triadimefon ở liều lượng 20 mg/L và hexaconazole ở
15 mg/L vào giai đoạn 25, 45 và 65 ngày sau khi trồng đã làm gia tăng hàm lượng
diệp lục tố, carotenoids và anthocyanis của khoai môn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian thu hoạch có ảnh hưởng đến năng suất và
các thành phần chất lượng của một số giống cây trồng, đặc biệt là cây có củ như
khoai mì, khoai tây, khoai mỡ và khoai lang (Anttonen and Karjalainen, 2009; Ali,
2012). Đối với khoai lang thì thời gian thu hoạch thích hợp thường dao động trong

khoảng 3 đến 8 tháng sau khi trồng (Yang and Shi, 2013; Azevedo et al., 2014).
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Các thí nghiệm được bố trí từ tháng 4/2015-4/2017 tại đất phù sa ven sông ở
xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và đất phù sa pha cát ở thị trấn Cù
Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
Phân tích các chỉ tiêu về đất (hàm lượng NPK) trước và sau khi trồng, đánh giá
đa dạng di truyền và các chỉ tiêu phẩm chất được thực hiện tại Trường Đại học Cần
Thơ và Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
Mười dòng/giống khoai lang tím được sưu tập tại Việt Nam, Nhật và Malaysia
có màu sắc vỏ tím hoặc đỏ tím, thịt củ từ trắng tím, tím nhạt và tím đậm, bao gồm:
02 giống đang được trồng ở tại ĐBSCL (HL491, Dương Ngọc), 01 giống tại Hà
Nội (Ba Vì), 05 dòng/giống khoai lang tím OMKL được sưu tập từ bộ dòng/giống
đã được Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu (OMKL18, OMKL20,
OMKL21, OMKL22, OMKL24) và 2 giống có nguồn gốc từ Nhật (Nhật Lord) và
từ Malaysia (Malaysia).
Các hóa chất sử dụng bao gồm các loại phân bón ở dạng urea, lân, phân NPK

5


(16-16-8), DAP (18%N - 46%P2O5 ) (công ty Hóa Nông), phân hữu cơ khoáng Đại
Hùng 323, hexaconazole nguyên chất (Sigma, Ấn Độ, 99,3% hexaconazole), Anvil
5SC (Syngenta, 50 g/L hexaconazole) và một số hóa chất khác....
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 So sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của một số
dòng/giống khoai lang tím tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Thí nghiệm 1: So sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của
10 dòng/giống khoai lang tím

Thí nghiệm được bố trí tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 10 nghiệm thức là 10 dòng/giống
khoai lang tím, có 3 lần lặp, mỗi lần lặp lại là 80 dây giống được bố trí trên một lô
có diện tích 6 m 2. Phân bón sử dụng trong quá trình canh tác được áp dụng theo
nông dân với liều lượng N-P-K là 100-100-50 kg (theo điều tra từ nông dân). Kỹ
thuật canh tác, phương pháp thu thập và phân tích đa dạng di truyền, sinh trưởng,
năng suất và phẩm chất củ ...được miêu tả ở Mục 3.3.3 và 3.3.4.
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng
suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím
Thí nghiệm được bố trí tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
theo thể thức lô phụ, trong đó: (1) Lô chính: 3 giống khoai lang tím là HL491, Nhật
Lord và Malaysia (từ kết quả của thí nghiệm 1); (2) Lô phụ: 4 thời điểm thu hoạch
gồm: 120, 140, 160, 180 ngày SKT. Thí nghiệm gồm có 4 lần lặp lại, mỗi đơn vị
thí nghiệm gồm 1 luống trồng khoai có 80 dây giống trên diện tích 6 m 2. Phân bón
được sử dụng đồng đều cho tất cả nghiệm thức dưới dạng phân Urea, NPK, DAP
và KCl với liều lượng 100-80-200 kg NPK/ha. Kỹ thuật canh tác và phương pháp
thu thập các chỉ tiêu được miêu tả ở Mục 3.3.3 và 3.3.4.
- Thí nghiệm 3: So sánh đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất ba
giống khoai lang tím
Thí nghiệm được bố trí xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và thị
trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng theo thể thức hoàn toàn
ngẫu nhiên một nhân tố là ba giống khoai lang tím là HL491, Nhật Lord và
Malaysia (từ kết quả của thí nghiệm 1). Thí nghiệm có ba lần lặp lại, mỗi lần lặp
lại gồm 160 dây giống trên diện tích 12 m 2 (gồm 2 luống trồng khoai, mỗi luống
diện tích 6 m 2). Phân bón được sử dụng đồng đều cho tất cả nghiệm thức với liều
lượng 100-80-200 kg NPK/ha. Kỹ thuật canh tác và phương pháp thu thập các chỉ
tiêu được miêu tả ở Mục 3.3.3 và 3.3.4.
3.3.2. Các nghiên cứu về kỹ thuật canh tác nhằm gia tăng năng suất và
phẩm chất ba giống khoai lang tím tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của các liều lượng phân kali đến

năng suất và phẩm chất ba giống khoai lang tím
Thí nghiệm được bố trí tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, bao gồm: (1) Nhân tố (A): ba giống khoai
lang tím: HL491, Nhật Lord và Malaysia và (2) Nhân tố (B): năm công thức bón
phân với các liều lượng phân kali khác nhau: 33 kg K 2O/ha (đối chứng), 100 kg

6


K2O/ha, 150 kg K2O/ha, 200 kg K2O/ha và 250 kg K2O/ha. Các nghiệm thức đều
được bón lót phân hữu cơ Đại Hùng 323 với liều lượng 1,10 tấn/ha ở thời điểm
trước khi trồng có chứa 33 kg K2O/ha. Bón bổ sung phân kali cho đủ liều lượng ở
tất cả các nghiệm thức cùng 100 kg N và 80 kg P2 O. Thí nghiệm gồm có 3 lần lặp
lại, mỗi lần lặp lại là một luống khoai có 80 dây giống có diện tích 6 m2. Kỹ thuật
canh tác và phương pháp thu thập các chỉ tiêu được miêu tả ở Mục 3.3.3 và 3.3.4.
- Thí nghiệm 5: Nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng màng phủ đến
năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím
Thí nghiệm được bố trí tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, thừa số hai nhân tố, bao gồm: (1) Nhân tố
(A): 3 giống khoai lang tím HL491, Nhật Lord và Malaysia; (2) Nhân tố (B):
không sử dụng màng phủ (đối chứng) và ba loại màng phủ màu đen, màng phủ
bạc, màng phủ trắng. Thí nghiệm có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 80 dây giống
với diện tích 6 m 2. Màng phủ được bao trên luống trước khi trồng khoai. Kỹ thuật
canh tác và phương pháp thu thập các chỉ tiêu được miêu tả ở Mục 3.3.3 và 3.3.4.
- Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của hexaconazole đến khả năng
hình thành củ của ba giống khoai lang tím
Thí nghiệm được bố trí tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, thừa số hai nhân tố, bao gồm: (1) Nhân tố
(A): 3 giống khoai lang tím HL491, Nhật Lord và Malaysia và (2) Nhân tố (B): 7
mức độ sử dụng hexaconazole, bao gồm: 0, (đối chứng), 10, 15 và 100 mg/L ở hai

dạng Anvil 5SC và Hexaconazole nguyên chất. Các nghiệm thức này được phun
vào các thời điểm 40, 55, 70 ngày sau khi trồng, vào lúc chiều mát với liều lượng
là 0,5 lít dung dịch cho 5 m 2 dây khoai. Thí nghiệm có 3 lần lặp lại, tổng cộng có
63 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn vị thí nghiệm là 1 luống trồng khoai với 80 dây
giống trên diện tích 6 m 2. Kỹ thuật canh tác và phương pháp thu thập các chỉ tiêu
được miêu tả ở Mục 3.3.3 và 3.3.4.
- Thí nghiệm 7: Xây dựng mô hình canh tác cho ba giống khoai lang tím
tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
Mô hình trình diễn được xây dựng dựa vào các kết quả đạt được của các thí
nghiệm ở nội dung trước. Mô hình được trình diễn trên đất phù sa tại xã Thành
Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trên diện tích 1.000 m 2 cho mỗi giống. Kỹ
thuật canh tác, phương pháp thu thập các chỉ tiêu năng suất và tính toán hiệu quả
kinh tế được miêu tả ở Mục 3.3.3 và 3.3.4.
3.3.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc trong quá trình thí nghiệm
- Đất trước khi trồng được xới, dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật. Luống
trồng khoai được bố trí với chiều rộng luống là 0,7 m, rãnh rộng 0,3 m, chiều cao
từ rãnh đến mặt luống gần 0,5 m, chiều dài luống 6 m.
- Chọn dây giống khỏe mạnh, mập và có phần ngọn thân, dây giống không sâu
bệnh, dài 25-30 cm, có khoảng 5-6 lóng ngắn và không có rễ phụ. Đặt dây giống
chổ mát khoảng 1 ngày (sau khi cắt). Khi trồng, đặt dây giống nằm ngang với 2/3
dây được chôn sâu khoảng 10 cm, có 3 hàng dây giống trên một luống, mỗi hàng
cách nhau khoảng 5 cm nối tiếp nhau với mật độ 150.000 hom/ha.

7


- Phân bón cho các thí nghiệm: ngoại trừ thí nghiệm 1 được bổ sung công thức
phân N-P-K là 100-100-50 kg/ha và thí nghiệm 4 là các công thức phân cố định,
những thí nghiệm còn lại sử dụng công thức phân với hàm lượng N-P-K là 100-80200 kg/ha, được bón lót phân hữu cơ khoáng Đại Hùng 323. Phân bón được chia
thành các lần bón: bón lót trước khi trồng, 7, 30, 60, 85 và 110 ngày SKT.

- Tưới nước và chăm sóc: sau khi trồng dây giống, tiến hành cung cấp nước
tưới cho dây khoai 1 lần/ngày liên tục trong 25 ngày, sau đó giảm khoảng 2
ngày/lần. Nếu trong thời gian này có mưa nhiều và đều ở các ngày sẽ thực hiện
tháo nước thường xuyên và không cần tưới nước. Vào thời gian từ 30-40 ngày
SKT tiến hành giữ luống khoai khô ráo và hạn chế tưới nước để khoai lang tạo củ.
Khoảng 3 ngày SKT bổ sung Antonik 1.8SL theo khuyến cáo. Trong quá trình
trồng, tiến hành cắt dây khoai phát triển ở rãnh vào thời điểm khoảng 40 và 70
ngày sau khi trồng (chiều dài đoạn cắt khoảng 50 cm). Các loại thuốc phòng trừ
sâu bệnh được bổ sung theo đúng liều lượng khuyến cáo vào thời điểm giữa hai lần
bón phân.
- Thời điểm thu hoạch của các thí nghiệm được tiến hành ở thời điểm khoảng
140 ngày SKT, riêng thí nghiệm 2 có thời điểm thu hoạch thay đổi theo thời gian
khảo sát.
3.3.4 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu thí nghiệm
- Phân tích đa dạng di truyền SSR: gồm ly trích DNA và sử dụng phương pháp
PCR theo phương pháp của Doyle and Doyle (1990) và Borges et al. (2009) có cải
tiến phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm Sử dụng 31 SSR markers có chỉ số đa
hình (PIC) từ 0,14-0,96 trên khoai lang (Hu et al., 2004; Huamani et al., 2010;
Rodriguez-Bonilla et al., 2014). Phân nhóm đa dạng di truyền kiểu hình bằng phần
mềm NTSYS-pc version 2.1 phân tích dữ liệu (Rohlf, 2000).
- Chỉ tiêu về sinh trưởng: ghi nhận chỉ tiêu sinh trưởng tại các thời điểm: 30,
60, 90, 120 ngày SKT và tại thời điểm thu hoạch, riêng thí nghiệm 1 được đánh giá
ở thời điểm 20, 60 và 100 ngày SKT. Thu thập chỉ tiêu tại 3 vị trí cố định trên 1 lô
thí nghiệm (từ đầu luống lấy vào 0,5 m; 1,5 m; 2,5 m), tại mỗi vị trí lấy ngẫu nhiên
3 dây (tổng cộng là 9 dây khoai lang cho một lần lặp lại). Sử dụng phương pháp
đo, đếm đối với các chỉ tiêu chiều dài dây dài nhất, đường kính thân, chiều dài
lóng, chiều dài cuống lá, số nhánh, diện tích lá (máy Leaf area meter, Nhật). Đo
màu sắc lá gồm chỉ số diệp lục tố (Spad) (Konica), hàm lượng diệp lục tố a,b và
carotenoids (Wellburn (1994), có bổ sung theo Yang et al. (1998)).
- Các chỉ tiêu năng suất: tại thời điểm thu hoạch, tiến hành thu thập tất cả các

chỉ tiêu năng suất (NS) và thành phần năng suất, gồm: khối lượng thân lá (kg/m2),
khối lượng chất khô thân lá (%), số củ thương phẩm (đếm tổng số lượng củ ≥ 50 g;
vỏ bóng, củ suông, không dấu vết sâu bệnh, đường kính > 2 cm), số củ không
thương phẩm, năng suất thương phẩm và năng suất tổng. Thu hoạch tất cả diện tích
thí nghiệm để ghi nhận năng suất thực tế và quy về đơn vị 1 m2 hoặc năng suất
tấn/ha.
- Các chỉ tiêu về phẩm chất: phân tích hàm lượng NPK trong thân lá, thịt củ ở
một số thí nghiệm theo TCVN 6498:1999. Hàm lượng chất khô được tính bằng

8


cách sấy ở 105oC đến khi khối lượng không đổi. Máy đo độ Brix Milwaukee
Refractometer dùng để đo dịch trích thịt củ sau khi lọc bằng cách cân 1 g mẫu
khoai đã cắt nhuyễn cho vào cối, sau đó thêm 2 ml nước cất rồi nghiền đều mẫu,
lọc qua giấy lọc. Xác định độ cứng củ bằng máy đo độ cứng TA XT 2i UK với đầu
trong 2 mm. Phân tích hàm lượng anthocyanins trong thịt củ (%) theo Huỳnh Thị
Kim Cúc và ctv. (2004) có bổ sung thêm thời gian lắc 100 vòng/phút trong quá
trình ly trích theo Steed and Truong (2008). Hàm lượng flavonoids tổng được xác
định theo phương pháp của Mohammed and Manan (2015), tính hàm lượng
flavonoids trong thịt củ dựa vào phương trình đường chuẩn tính tương đương với
hàm lượng mg quercetin trên 100 g khối lượng chất tươi (KLCT). Hàm lượng
đường tổng số và hàm lượng tinh bột được xác định theo phương pháp của Dubois
et al. (1956) và Coombs et al. (1986).
- Đánh giá hiệu quả kinh tế: tính toán tất cả các khoảng chi phí thực hiện canh
tác, tính toán hiệu quả kinh tế và so sánh với ruộng canh tác của nông dân.
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu trong thí nghiệm được nhập vào Excel để tính toán. Xử lý số liệu
bằng chương trình SPSS 21.0, phân tích phương sai (ANOVA) để phát hiện sự
khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh các giá trị trung bình bằng phép kiểm định

Duncan hoặc LSD ở mức ý nghĩa 1% hoặc 5%. Sử dụng phần mềm NTSYS-pc
version 2.1 phân tích dữ liệu đánh giá đa dạng di truyền. Các đồ thị được vẽ đồ thị
bằng phần mềm Microsoft Excel.
Các số liệu không phân phối chuẩn sẽ được sử dụng phương pháp kiểm định
phi tham số (Nonparametric test) để phân tích số liệu. Sử dụng phương pháp kiểm
định Chi bình phương một mẫu (One Sample Chi-Square Test) để so sánh sự khác
nhau trong cùng một chỉ tiêu ở các thời điểm lấy chỉ tiêu khác nhau, kiểm định Ttest đối với quan sát cặp. Tiến hành phân tích tương quan một số chỉ tiêu.
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc tính hình thái, đặc tính di truyền, năng suất và phẩm chất của 10
dòng/giống khoai lang tím
4.1.1 Đặc tính hình thái và đặc tính di truyền
Kết quả ghi nhận đặc điểm hình thái của 10 dòng/giống khoai lang tím cho
thấy, màu sắc gốc, thân và nhánh thân của giống Dương Ngọc có màu tím thể hiện
đậm hơn so với các dòng/giống còn lại. Về hình dạng lá, ngoại trừ lá non và lá
trưởng thành của giống Dương Ngọc đều xẻ thùy và giống Nhật Lord chỉ có dạng
hình thận, thì hình dạng lá của các dòng/giống còn lại cũng có xuất hiện dạng xẻ
thùy. Hình dạng củ của các giống có độ tương đồng khá cao, giống HL491 và các
dòng/giống OMKL có thịt củ màu tím đậm hơn giống Nhật Lord và Malaysia,
riêng giống Dương Ngọc lại có màu trắng và vài đốm tím ở giữa củ. Ngoài đặc tính
giống thì điều kiện canh tác cũng ảnh hưởng đến hình thái của khoai lang (Lin et
al., 2007). Kết quả cho thấy, hình thái thân lá của một số giống OMKL khá tương
đồng với HL491 như màu sắc thân, hình dạng lá, màu sắc củ và hình dạng củ… do
các dòng/giống OMKL được tuyển chọn từ nguồn giống này (Nguyễn Thị Lang,
2013). Theo Tewe et al. (2003), sự thay đổi giữa các giống về đặc tính sinh trưởng

9


phụ thuộc nhiều vào môi trường canh tác, đồng thời do khoai lang có bản chất là
cây lục bội nên có sự biến động khá cao về mặt di truyền và thể hiện bằng sự đa

dạng về màu sắc thân, lá, củ... (Hu et al., 2003; Lewthwaite, 2004).
Kết quả đánh giá sự đa dạng về di truyền của 10 dòng/giống khoai lang tím
bằng cách sử dụng 31 chỉ thị SSR cho thấy có 10 chỉ thị gồm IBSSR14, IbY41,
IbE29, IBSSR21, IB242, IB297, IBR13, IBR21, IbN18 và IB-R08 đã thể hiện đa
hình giữa các dòng/giống khoai lang (Hình 4.1).

Hình 4.1 Giản đồ phân nhóm kiểu gen của 10 dòng/giống khoai lang
dựa vào các chỉ thị SSR

Kết quả cho thấy, 10 dòng/giống khoai lang tím có hệ số đồng dạng di truyền
biến động từ 42% đến 100%, trong đó có 2 dòng/giống không khác biệt nhau là
OMKL18 và OMKL20. Các dòng/giống được phân thành hai nhóm chính:
- Nhóm 1: gồm HL491 và Nhật Lord có mức tương đồng khoảng 75%.
- Nhóm 2: gồm 8 dòng/giống, với 2 nhóm phụ có độ tương đồng khoảng 50%:
+ Nhóm phụ 2.1:gồm Malaysia và Dương Ngọc có mức tương đồng hơn 85%;
+ Nhóm phụ 2.2: gồm 6 dòng/giống còn lại. Trong đó, 2 dòng/giống có mức
tương đồng từ 75% là OMKL21 và Ba Vì, nhưng lại có quan hệ xa với 4
dòng/giống OMKL còn lại với mức độ đồng dạng di truyền là 0,66. Bốn
dòng/giống: OMKL18, OMKL20, OMKL22, OMKL24 có mức tương đồng 75100%, trong đó, dòng/giống OMKL18 và OMKL20 có mức tương đồng là 100%.
Kết quả cho thấy có sự giống nhau giữa phân tích đa dạng di truyền dựa trên
đặc tính hình thái và phân tích các chỉ thị SSR trên 10 dòng/giống khoai lang tím.
Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc sử dụng kỹ thuật SSR để đánh giá
tính đa dạng di truyền của các giống khoai lang, từ đó phân nhóm và đánh giá mối
quan hệ di truyền (Hwang et al., 2002; Hu et al., 2004). Một số giống tuy khác
nhau về hình thái nhưng có mức độ quan hệ di truyền rất gần và được thể hiện ở hệ
số gần hoặc bằng 1 trên trục hệ số đồng dạng di truyền (Karuri et al., 2009;
Tumwegamire et al., 2011) do các giống khoai lang tuy được thu thập từ các vùng
lãnh thổ khác nhau hoặc sau khi lai tạo vẫn có hệ số đồng dạng di truyền khá cao

10



(Zhang et al., 2004). Ở nghiên cứu này, mặc dù hai dòng/giống OMKL18 và
OMKL20 có hệ số đồng dạng di truyền tương đồng hoàn toàn với nhau nhưng vẫn
có sự khác biệt về khảo sát hình thái bên ngoài.
4.1.2 Năng suất và phẩm chất
Kết quả đánh giá các chỉ tiêu năng suất của 10 dòng/giống khoai lang tím ở
Bảng 4.1 cho thấy, giống Malaysia có tổng số củ/m 2, số củ thương phẩm/m 2 cao
nhất, đồng thời cũng đạt năng suất thương phẩm cao nhất (trên 20 tấn/ha). Giống
Nhật Lord có khối lượng thân lá/m 2 cao nhất, tổng số củ và năng suất đều cao hơn
HL491. Ba giống Malaysia, Nhật Lord và HL491 có khối lượng thân lá hàm lượng
chất khô trong thân lá khá cao nên năng suất tổng cũng đạt trên 15 tấn/ha. Kết quả
khảo sát về năng suất của các dòng/giống OMKL không chênh lệch nhiều so với
nghiên cứu về năng suất của các dòng/giống OMKL tại điều kiện ĐBSCL của
Nguyễn Thị Lang và ctv. (2013) với năng suất trung bình khoảng 10 tấn/ha.
Bảng 4.1: Số củ thương phẩm, khối lượng trung bình (TB) củ thương phẩm (g), tổng
số củ/m2, năng suất thương phẩm và năng suất tổng (tấn/ha) của 10 dòng/giống KLT

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê
qua phép thử Duncan, **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Kết quả phân tích ở Bảng 4.2 cho thấy, độ ẩm thịt củ và độ cứng củ của các
dòng/giống khoai lang tím không có sự khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê.
Độ ẩm thịt củ dao động 63,2%-72,6% phù hợp với nhận định của Nguyễn Công
Tạn và ctv. (2014) khi khảo sát ẩm độ thịt củ khoai lang tím thường dao động trong
khoảng 70%. Do có màu sắc thịt củ khác nhau nên hàm lượng anthocyanins của
giống HL491 và các dòng/giống OMKL cao hơn ba giống Nhật Lord, Malaysia và
Dương Ngọc. Hàm lượng flavonoids và đường tổng số của các dòng/giống không
chênh lệch nhau nhiều nhưng hàm lượng tinh bột của giống Nhật Lord cao hơn so
với giống HL491 và các dòng/giống OMKL. Đặc tính phẩm chất củ của khoai lang

tím phụ thuộc nhiều vào giống và kỹ thuật canh tác (Đường Hồng Dật, 2005;
Nguyễn Viết Hưng và ctv., 2010; Bansal and Trehan, 2011). Đối với các giống

11


khoai lang tím, hàm lượng anthocyanins và flavonoids được đánh giá rất quan
trọng trong các chỉ tiêu về phẩm chất củ và hàm lượng anthocyanins trong mỗi
giống khoai lang tím thường không giống nhau do phụ thuộc nhiều vào sự khác
biệt về đặc tính giống (Phipott et al., 2004). Qua kết quả khảo sát, ba giống khoai
lang tím HL491, Nhật Lord, và Malaysia được tiếp tục sử dụng trong các thí
nghiệm tiếp theo.
Bảng 4.2: Độ ẩm thịt củ (%), độ cứng (kgf/mm2), hàm lượng anthocyanins (%),
flavonoids (mg QE/100 g KLCT), đường tổng số (mg/g KLCT) và tinh bột (mg/g
KLCT) của 10 dòng/giống KLT

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê
qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt.

4.2 Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và phẩm chất ba
giống khoai lang tím
4.2.1 Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch lên các chỉ tiêu năng suất
Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian thu hoạch có ảnh hưởng đến khối lượng
thân lá/m 2 của ba giống khoai lang tím mặc dù không có sự khác nhau ở từng thời
điểm phân tích (Hình 4.2). Khối lượng thân lá của ba giống đạt cao nhất tại 140
ngày SKT (3,04 kg/m 2) và giảm thấp nhất tại 180 ngày SKT (2,17 kg/m 2). Kết quả
cho thấy khối lượng thân lá có thể phát triển tốt ở hai giai đoạn đầu tiên và sau đó
giảm dần. Sự suy giảm này có liên quan đến sự phát triển mạnh của củ, nhiều
nghiên cứu cho thấy dây khoai lang thường giảm sinh trưởng ở giai đoạn 20 tuần
SKT (Sivakumar et al., 2009; Etale and Kalio, 2011).

Kết quả Hình 4.2 cho thấy, số lượng củ của giống Nhật Lord và Malaysia gia
tăng theo thời gian thu hoạch, đạt cao nhất tại 180 ngày SKT; trong khi số củ của
HL491 không có sự khác biệt qua 4 thời điểm thu hoạch. Số củ thương phẩm của
cả ba giống đạt cao nhất tại thời điểm 140 ngày SKT, giống Malaysia có số củ
thương phẩm đạt cao nhất (26 củ/m 2) và cũng có số củ và năng suất củ thương
phẩm cao nhất. Tương tự, năng suất tổng của ba giống khoai lang tím gia tăng theo
thời gian thu hoạch, cao nhất là giống Malaysia và tiếp theo là HL491 tại 180 ngày
SKT; tuy nhiên, năng suất thương phẩm lại đạt cao nhất tại 140 ngày SKT (số liệu

12


không trình bày). Kết quả thí nghiệm cho thấy, thời điểm thu hoạch tại 140 ngày
SKT là thuận lợi nhất cho ba giống khoai lang tím do có khối lượng thân lá, tổng
số củ, số củ thương phẩm và năng suất cao nhất. Trên khoai lang, thời gian thu
hoạch càng lâu sẽ càng tăng kích thước và năng suất củ (Yang and Shi, 2013); tuy
nhiên, việc kéo dài thời gian thu hoạch càng làm tăng tỷ lệ củ hư hỏng và có thể
giảm hiệu quả kinh tế (Azevedo et al., 2014).

(a)

(b)
Hình 4.2: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến khối lượng thân lá/m 2 (a),
tổng số củ và số củ thương phẩm (b) của ba giống khoai lang tím
Ghi chú: Kiểm định Chi-square so sánh giữa các thời điểm thu hoạch khác nhau.
NSKT: ngày sau khi trồng.

4.3.2 Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến đặc tính phẩm chất củ
Đặc tính phẩm chất củ của các giống khoai lang tím có sự khác biệt qua phân
tích thống kê ở hầu hết các chỉ tiêu (Bảng 4.3). Hàm lượng chất khô của giống

HL491 đạt cao nhất ở 180 ngày SKT, giống Malaysia ở 160 ngày SKT, trong khi
chỉ tiêu này không chênh lệch nhiều ở các thời điểm thu hoạch của giống Nhật
Lord. Ở 14 ngày STH, hàm lượng chất khô của ba giống có khuynh hướng gia tăng
và giống Nhật Lord có hàm lượng chất khô lớn hơn 40% khi thu hoạch ở 120 và
140 ngày SKT. Hàm lượng đường tổng số của các dòng/giống dao động từ 51,182.4 mg/g KLCT và đạt cao nhất ở 140 ngày SKT và hàm lượng này cũng thể hiện
gia tăng ở 14 ngày STH. Kết quả cho thấy hàm lượng chất khô và đường tổng số
của giống Nhật Lord và Malaysia cao hơn so với giống HL491. Theo La-Bonte et
al. (2000), chất khô thường gia tăng theo thời gian thu hoạch và khác nhau giữa

13


các giống. Các giá trị này đóng vai trò quan trọng trong ứng dụng sản xuất xăng
sinh học và rượu (Shumbusha et al., 2010; Nyiawung et al., 2010).
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến hàm lượng chất khô (%) và hàm
lượng đường tổng số (mg/g KLCT) của ba giống KLT

Ghi chú: ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 1%; ns: không khác biệt.

(a)

(b)
Hình 4.3: Hàm lượng anthocyanins (%) (a) và tinh bột (mg/g KLCT) (b)
của ba giống khoai lang tím theo thời điểm thu hoạch
Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng thời điểm thì khác biệt không ý nghĩa
qua phép thử LSD, ** và *: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% và 5%.

Hàm lượng tinh bột có xu hướng gia tăng theo thời gian thu hoạch, đặc biệt từ
thời điểm 140-180 ngày SKT và cao nhất là giống Nhật Lord nhưng hàm lượng
tinh bột lại giảm tại 14 ngày STH (Hình 4.3a). Hàm lượng anthocyanins trong thịt


14


củ khoai lang tím có xu hướng tăng ở giai đoạn đầu, đạt cao nhất tại 160 ngày
SKT, trong đó hàm lượng anthocyanins của giống Nhật Lord thấp nhất, sau đó hàm
lượng này giảm xuống tại 180 ngày SKT (Hình 4.3b). Kết quả cho thấy, hàm lượng
anthocyanins có xu hướng giảm sau khi tồn trữ 14 ngày. Theo Bonte and Picha
(2000), khoai lang có hàm lượng chất khô khoảng 25-35%, đường tổng số khoảng
2,9-3,2% và tinh bột khoảng 13-22%. Hàm lượng tinh bột thường gia tăng theo
thời gian thu hoạch và tương quan thuận với hàm lượng chất khô (Ravi et al.,
2009). Một số chỉ tiêu phẩm chất thường suy giảm theo thời gian tồn trữ phụ thuộc
nhiều vào giống, điều kiện tồn trữ (Rees et al., 2003; Ray and Ravi, 2005).
4.3 Đặc tính sinh trưởng, năng suất và phẩm chất ba giống khoai lang tím
tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long và thị trấn Cù Lao Dung,
huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
Ba giống khoai lang tím đều sinh trưởng thuận lợi ở cả hai địa điểm canh tác.
Chiều dài dây và diện tích lá của ba giống khoai lang tím khi trồng ở Vĩnh Long có
xu hướng cao hơn khi trồng ở Sóc Trăng tại 90 ngày SKT. Trong đó, giống
Malaysia có chiều dài dây, số nhánh và diện tích lá nổi trội hơn hai giống còn lại ở
một số thời điểm phân tích (số liệu không trình bày).
Kết quả khảo sát về số lượng củ và năng suất cho thấy, giống Nhật Lord và
Malaysia thích hợp khi trồng tại Sóc Trăng khi có tổng củ, củ thương phẩm, năng
suất tổng và năng suất thương phẩm cao hơn khi trồng tại Vĩnh Long. Tại Vĩnh
Long, giống Malaysia có tổng số củ, năng suất tổng và năng suất củ thương phẩm
cao nhất, riêng giống HL491 thích nghi tốt ở Vĩnh Long hơn tại Sóc Trăng. Tổng
số củ và năng suất thương phẩm của ba giống trồng ở Vĩnh Long cao hơn khi trồng
ở Sóc Trăng (Bảng 4.4).
Điều này cho thấy đặc tính đất có ảnh hưởng đến năng suất các giống khoai
lang, một số giống có khả năng thích nghi ở vùng này nhưng không cho năng suất

tốt ở vùng khác (Nguyễn Văn Tuất và Trương Công Truyện, 2011). Khoai lang có
hình dạng và vỏ củ khá đẹp khi canh tác tại điều kiện đất có pha cát tại Sóc Trăng
(Hình 4.4), kết quả phù hợp với nhận định của Nedunchezhiyan and Ray (2010) là
đất trồng phù hợp với khoai lang là đất thịt pha cát dễ thoát nước và nên tránh đất
sét nặng làm chậm sự phát triển của củ dẫn đến mất giá trị cảm quan.
Chủ yếu do đặc tính giống nên các chỉ tiêu phẩm chất của ba giống gần như
tương đồng ở cả hai địa điểm trồng. Hàm lượng đường tổng số và tinh bột của ba
giống trồng ở điều kiện Vĩnh Long cao hơn so với khi trồng ở Sóc Trăng. Giống
Nhật Lord có hàm lượng tinh bột và chất khô cao ở cả hai điều kiện canh tác và
HL491 có hàm lượng anthocyanins cao hơn so với 2 giống còn lại (Bảng 4.4).
Theo Zhitian et al. (2002), hàm lượng tinh bột biến động mạnh phụ thuộc vào yếu
tố giống là quan trọng nhất. Ngoài yếu tố giống, thì các yếu tố di truyền, nơi trồng,
vụ mùa trồng, cường độ chiếu xạ ngày đêm của từng mùa vụ và chế độ bón phân
cũng có ảnh hưởng đến hàm lượng tinh bột của củ khoai lang (Ahmed et al., 2010;
Noda et al., 2011). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có thể trồng hai giống Nhật Lord
và Malaysia ở điều kiện huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng và ở tỉnh Vĩnh Long.

15


Bảng 4.4: So sánh các chỉ tiêu năng suất và phẩm chất thịt củ của ba giống khoai lang
tím tại Vĩnh Long và Sóc Trăng năm 2016

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một hàng thì khác biệt không ý nghĩa thống
kê qua phép kiểm định LSD. ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác
biệt. Kiểm định T-test so sánh trung bình hai địa điểm trồng.

(a)

(b)

Hình 4.4: Hình dạng củ của ba giống khoai lang tím khi được trồng tại
thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng (a) và
tại xã Thành Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long (b)
Ghi chú: (A): HL491; (B): Nhật Lord; (C) Malaysia

16


4.4 Ảnh hưởng của các liều lượng phân kali đến năng suất và phẩm chất
ba giống khoai lang tím
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các liều lượng bổ sung kali lên ba giống
khoai lang tím cho thấy, giống Malaysia có hàm lượng diệp lục tố a và hàm lượng
NPK trong thân lá và thịt củ cao nhất. Giống Malaysia cũng có số lượng củ, năng
suất tổng, năng suất thương phẩm, hàm lượng chất khô, độ cứng và đường tổng số
luôn ở mức cao (Bảng 4.5, Bảng 4.6). Giống Nhật Lord có hàm lượng chất khô, độ
brix và hàm lượng tinh bột cao nhất nhưng cả 2 giống Malaysia và Nhật Lord đều
có hàm lượng anthocyanins thấp hơn so với giống HL491.
Bổ sung kali với liều lượng từ 150 và 200 kg K 2O/ha đã giúp gia tăng hàm
lượng diệp lục tố a và b, hàm lượng anthocyanins trong thịt củ. Bổ sung kali từ 150
kg K2O/ha đã làm gia tăng số lượng củ, năng suất tổng, năng suất thương phẩm,
flavonoids, tinh bột và đường tổng số của củ, hàm lượng NPK trong thân lá và thịt
củ khoai lang. Bổ sung kali với liều lượng cao 250 kg K 2O/ha chưa có sự khác biệt
về các chỉ tiêu sinh trưởng và phẩm chất thịt củ so với bổ sung ở liều lượng 200 kg
K2O/ha. Bổ sung kali với liều lượng 200 kg K 2O/ha giúp gia tăng hàm lượng diệp
lục tố a và b trong lá, tăng độ cứng củ, hàm lượng NPK trong thân lá và thịt củ đạt
mức cao và năng suất tổng cao cũng đạt được cao.
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các liều lượng bổ sung kali đến các chỉ tiêu sinh trưởng và
năng suất của ba giống KLT

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột đối với từng nhân tố thì khác biệt

không ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định Duncan. ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
và 5%; ns: không khác biệt.

Thí nghiệm đã chứng minh được vai trò của phân kali trong việc tạo nên năng
suất củ. Hiệu quả này có được nhờ kali giữ vai trò trong quá trình quang hợp, gia
tăng sự hấp thu đạm của cây, tạo điều kiện cho sự phát triển các bó mạch giúp vận

17


chuyển chất dinh dưỡng và sản phẩm quang hợp được tốt hơn (El-Baky et al.,
2010). Theo Adhikary and Karki (2006) và El-Baky et al. (2010), việc bổ sung kali
đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng sự hấp thu đạm, tăng hàm lượng kali
trong thân, thúc đẩy quá trình chuyển hóa các sản phẩm quang hợp thành tinh bột
trong củ giúp tăng tinh bột và cải thiện năng suất khoai lang.
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các liều lượng bổ sung kali đến các chỉ tiêu phẩm chất thịt
củ của ba giống KLT

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột đối với từng nhân tố thì khác biệt
không ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định Duncan. ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
và 5%; ns: không khác biệt.

4.5 Hiệu quả của việc sử dụng màng phủ đến năng suất và phẩm chất của
ba giống khoai lang tím
Kết quả cho thấy, sử dụng màng phủ đen trong canh tác ba giống khoai lang
tím đã giúp gia tăng chỉ số diệp lục tố và gia tăng diện tích lá của ba giống khoai
lang tím trong thí nghiệm (Bảng 4.7). Màng phủ trắng không thích hợp cho sự sinh
trưởng khoai lang, kết quả phù hợp với nghiên cứu của Võ Ngọc Thúy (2016).
Màng phủ đen giúp gia tăng diện tích lá khoai lang, kết quả tương đồng với nhận
định về hiệu quả của việc che màng phủ đã giúp tăng diện tích lá khoai tây (Doring

et al., 2005). Trong phạm vi thí nghiệm, sử dụng màng phủ đen khi canh tác giúp
gia tăng năng suất tổng và năng suất thương phẩm của giống Nhật Lord và
Malaysia. Nhiều nghiên cứu cho thấy màng phủ đen giúp cải thiện năng suất khoai
lang (Sideman, 2015) và giúp tăng hấp thu các dưỡng chất trong đất (Mutetwa and
Mtaita, 2014).

18


Bảng 4.7: Ảnh hưởng của màng phủ đến sinh trưởng và năng suất của ba giống KLT

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột đối với từng nhân tố thì khác biệt
không ý nghĩa thống kê qua phép kiểm định Duncan. ** và *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
và 5%; ns: không khác biệt.

Mặc dù giúp gia tăng hàm lượng chất khô và tinh bột nhưng việc che màng
phủ đen cho khoai lang chưa làm thay đổi các chỉ tiêu phẩm chất thịt củ khoai lang
so với khi sử dụng màng phủ bạc, trắng và không phủ màng phủ. Do năng suất của
thí nghiệm không cao bằng các thí nghiệm khác nên cần tiến hành bố trí ở nhiều
thời điểm khác trong năm. Theo Wees et al. (2015), sử dụng màng phủ giúp kiểm
soát cỏ dại và giữ ẩm cho đất rất tốt; tuy nhiên, do mùa vụ canh tác được bố trí vào
mùa mưa, lượng ẩm độ cao cũng ảnh hưởng đến khả năng hình thành củ và sự phát
triển củ khoai lang nên năng suất thấp hơn so với các vụ trước đó.
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của màng phủ đến các chỉ tiêu phẩm chất của ba giống KLT

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê
qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt.

19



4.6 Ảnh hưởng của hexaconazole đến đặc tính sinh trưởng, khả năng hình
thành củ, năng suất và phẩm chất của ba giống khoai lang tím
Việc xử lý hexaconazole có ảnh hưởng đến một số đặc tính sinh trưởng của ba
giống khoai lang tím (Bảng 4.9). Giống Malaysia có chỉ số diệp lục tố Spad cao
nhất ở thời điểm sau khi xử lý, giống Nhật Lord có diện tích lá và chiều dài cuống
nổi trội. Xử lý hóa chất làm giảm diện tích lá và chiều dài cuống lá nhưng làm tăng
màu xanh của lá ở một số liều lượng bổ sung hexaconazole. Nhiều nghiên cứu cho
thấy hexaconazole đóng vai trò quan trọng trong việc ức chế sinh trưởng do ức chế
quá trình tổng hợp gibberellins làm gia tăng tổng hợp cytokinin và abscisic acid ở
cây có củ, gia tăng độ dày lá, bảo vệ lục lạp, giảm chiều cao một số cây trồng
(Fletcher et al., 2000; Sivakumar et al., 2010).
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của hexaconazole đến chỉ tiêu sinh trưởng của ba giống KLT

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê
qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt.

Kết quả Bảng 4.10 cho thấy, giống Malaysia có số lượng củ thương phẩm, củ
không thương phẩm, năng suất thương phẩm và năng suất tổng cao nhất. Năng suất
tổng của giống Malaysia đạt trên 30 tấn/ha cao hơn so với hai giống còn lại chỉ đạt
21,8-23,3 tấn/ha. Số lượng củ nhiều nhất ghi nhận được khi xử lý hexaconazole ở
liều lượng 10 và 15 mg/L ở dạng Hexaconazole (Sigma, nguyên chất) và ở liều
lượng 100 mg/L ở dạng Anvil với trên 20 củ/m. Xử lý hexaconazole ở liều lượng
15 mg/L ở dạng Hexaconazole (Sigma) và ở liều lượng 100 mg/L ở dạng Anvil
giúp gia tăng năng suất ba giống khoai lang đạt trên 30 tấn/ha. Một số nghiên cứu
cho rằng việc gia tăng hàm lượng cytokinin sau khi xử lý hóa chất thuộc nhóm
triazoles đã giúp hạn chế quá trình sinh trưởng, gia tăng sự hình thành củ và tăng
năng suất cây có củ (Gomathinayagam et al., 2008; Sivakumar et al., 2010).

20



Bảng 4.10: Ảnh hưởng của màng phủ đến chỉ tiêu năng suất và phẩm chất của ba
giống KLT

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê
qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt.

Kết quả Bảng 4.10 cho thấy giống Japan Lord có hàm lượng chất khô và tinh
bột cao nhất nhưng giống HL491 lại có hàm lượng anthocyanins cao. Khi không
bổ sung hexaconazole, khối lượng chất khô và hàm lượng anthocyanins của
nghiệm thức đối chứng có xu hướng thấp hơn so với các nghiệm thức có bổ sung
hexaconazole. Kết quả phù hợp với một số nghiên cứu cho rằng các hóa chất thuộc
nhóm triazoles có thể giúp gia tăng hàm lượng anthocyanins, carotenoids, chất khô
và các hợp chất phenols của đậu, khoai mỡ, khoai môn và khoai lang
(Gomathinayagam et al., 2008; Sivakumar et al., 2009). Theo Jaleel et al. (2008),
xử lý hóa chất triazoles làm gia tăng hàm lượng diệp lục tố trong lá dẫn đến thúc
đẩy việc hình thành các sản phẩm quang hợp và tăng hàm lượng chất khô.
4.7 Kết quả mô hình canh tác 1.000 m2 cho ba giống khoai lang tím
Kết quả xây dựng mô hình canh tác 1.000 m 2 cho thấy giống Malaysia có tổng
số củ/m2 (85,1 củ), số củ thương phẩm/m 2 (46,3 củ), năng suất củ thương phẩm
(65,5 tấn/ha) và năng suất tổng (70,0 tấn/ha) cao hơn so với hai giống còn lại
(Bảng 4.11). Năng suất tổng và năng suất thương phẩm của ba giống đều cao hơn
30 tấn/ha, đặc biệt là giống Malaysia có số củ thương phẩm gia tăng hơn gấp đôi so
với một số vụ trồng trước đó (Hình 4.5). Nhiều nghiên cứu cho thấy năng suất
khoai lang rất dễ ảnh hưởng bởi điều kiện thay đổi của môi trường canh tác và chất
lượng giống (Caliskan et al., 2007), vì vậy cần thiết thực hiện việc đánh giá năng
suất và chất lượng của các giống khoai lang ở các điều kiện canh tác và thời điểm
canh tác khác nhau (Tewe et al., 2003; Uwah et al., 2013).


21


Bảng 4.11: So sánh năng suất (tấn/ha) và phẩm chất của ba giống KLT ở mô hình

Ghi chú: Những số có chữ theo sau giống nhau trong cùng một cột thì khác biệt không ý nghĩa thống kê
qua phép thử Duncan; ** và *: khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; ns: không khác biệt.

Kết quả đánh giá năng suất của ba giống khoai lang tím khi được trồng ở các
thời điểm khác nhau trong năm cho thấy lượng mưa trung bình trong các tháng
trồng khoai, đặc biệt ở khoảng thời gian tập trung hình thành củ (tháng thứ 2 sau
khi trồng) có ảnh hưởng đến năng suất của ba giống khoai lang tím, lượng mưa
càng ít thì năng suất có xu hướng càng cao do số lượng củ hình thành nhiều (Hình
4.5). Theo Ravi and Indira (1999), sự hình thành rễ củ tập trung nhiều nhất ở thời
điểm 35 đến 60 ngày sau khi trồng và khả năng thành lập củ phụ thuộc nhiều vào
đặc tính giống (Belehu, 2003; Firon, 2009).

(a)

(b)

Hình 4.5: Ảnh hưởng của lượng mưa trung bình cả vụ (a) và lượng mưa ở tháng thứ 2
(b) đến năng suất tổng của ba giống khoai lang tím
Giá trị Chi bình phương về năng suất các vụ: **
(Ghi chú: Thí nghiệm 1: tháng 5/2015-10/2015; Thí nghiệm 4: tháng 10/2015-3/2016; Thí nghiệm 2:
tháng 4/2016-9/2016; thí nghiệm 5: tháng 5/2016-10/2016; thí nghiệm 6: tháng 7/201611/2016; thí nghiệm tổng hợp: tháng 11/2016-4/2017).

Theo Azevedo et al. (2014), môi trường canh tác khác nhau có ảnh hưởng đến
năng suất và hình dạng củ của các giống khoai lang nhưng không ảnh hưởng đến
hàm lượng protein, chất xơ, chất khô và tinh bột. Nhìn chung, khi canh tác vào

điều kiện mùa khô, do năng suất khoai lang đạt được cao nên đã gia tăng lợi nhuận

22


so với canh tác truyền thống theo nông dân (Bảng 4.12).
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác 1.000 m 2 so với nông dân
Hạng mục
Năng suất thương phẩm (kg)
Năng suất không thương phẩm (kg)
Tổng thu nhập (1.000 đ)
Chi phí vật tư, phân, thuốc (1.000 đ)
Công lao động (1.000 đ)
Tổng chi phí (1.000 đ)
Lợi nhuận (1.000 đ)
Hiệu quả sử dụng vốn

Canh tác
nông dân
(kết quả
điều tra)
2.500
260
25.780
7.294
6.000
13.294
12.486
7.294


Mô hình thí nghiệm
HL 491
3.570
486
37.158
6.543
6.000
12.543
24.616
6.543

Nhật
Lord
3.240
450
33.750
6.543
6.000
12.543
21.208
6.543

Malaysia
6550
440
66.850
6.543
6.000
12.543
54.308

6.543

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
- Đặc tính sinh trưởng và phẩm chất củ của 10 dòng/giống khoai lang tím sưu
tập được có kết quả khá tương đồng. Mười dòng/giống được phân nhóm di truyền
thành 2 nhóm chính có độ tương đồng về hệ số đồng dạng di truyền ở mức 42% 100%. Ba giống HL491, Nhật Lord và Malaysia có hàm lượng chất khô trong thân
lá, số củ thương phẩm trên m 2 khá cao và năng suất tổng đạt trên 15 tấn/ha.
- Thu hoạch tại thời điểm 140 ngày SKT cho số củ và năng suất thương phẩm
cao nhất đối với ba giống khoai lang tím thử nghiệm mặc dù tổng số củ và năng
suất tổng có xu hướng gia tăng đến 180 ngày SKT. Giống Malaysia có năng suất
tổng (24,9 tấn/ha) và năng suất thương phẩm (24,5 tấn/ha) cao nhất. Về phẩm chất
củ, hàm lượng tinh bột và chất khô gia tăng theo thời gian thu hoạch, riêng hàm
lượng đường tổng số và anthocyanins đạt cao nhất ở 140 và 160 ngày SKT.
- Tại hai điều kiện canh tác ở Vĩnh Long và Sóc Trăng, cả ba giống khoai lang
tím được chọn đều có đặc tính sinh trưởng tốt và có phẩm chất củ không chênh
lệch nhiều. Giống Nhật Lord và Malaysia thích hợp trồng tại Sóc Trăng khi có
năng suất cao, riêng giống HL491 có năng suất rất thấp khi trồng ở vùng đất pha
cát có pH đất thấp tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng.
- Các liều lượng bổ sung kali có ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng của ba giống khoai lang tím. Bổ sung kali với liều lượng từ 150 và 200 kg
K2O/ha đã giúp gia tăng hàm lượng diệp lục tố a và b, số lượng củ, năng suất,
flavonoids, anthocyanins, tinh bột, đường tổng số và hàm lượng kali trong thân lá
và thịt củ khoai lang. Bổ sung kali với liều lượng 200 kg K 2O/ha đã giúp gia tăng
một số chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất nhưng không khác biệt so với bổ sung ở
liều lượng 250 kg K2O/ha.
- Sử dụng màng phủ đen trong canh tác giúp gia tăng chỉ số diệp lục tố và gia
tăng diện tích lá của ba giống khoai lang tím, gia tăng năng suất tổng và năng suất
thương phẩm của giống Nhật Lord và Malaysia nhưng chưa làm thay đổi các chỉ
tiêu phẩm chất thịt củ khoai lang.


23


×