Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

12 điều bạn đang phá hủy startup và cuộc sống của bạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.25 KB, 8 trang )

12 điều bạn đang phá hủy startup và cuộc sống của bạn
(Hãy dừng lại ngay lập tức)

1. Bạn không xây dựng thói quen
Mọi người thường nghĩ thành công sẽ xảy ra sau một đêm. Câu hỏi tôi thường được
nhận nhất là: “Tôi nên làm gì để đi từ số 0 đến thành công, sớm nhất có thể?”
Theo nguyên lý, thì đây là một câu hỏi rất tuyệt vời, nhưng dường như nó là một câu hỏi
khá nguy hiểm: Thành công có thể xảy ra ngay tức khắc. Sự thật là: Thật khó để điều đó xảy ra.
Chúng ta muốn có kết quả ngay lập tức. Chúng ta muốn tu thành Phật trong vòng 20
phút, giảm cân xuống 1 nửa trong vòng 1 tuần, chúng ta muốn ứng dụng được rất nhiều người
yêu thích trong vòng vài giờ tới.
Nhưng không có gì thay đổi vào ngày mai. Thiền định không xảy ra vào ngày mai,
nhưng thiền định vẫn mang lại kết quả. Hôm nay, thói quen không thay đổi cuộc sống của
chúng ta, nhưng thói quen sẽ giúp chúng ta cải thiện và ngày một tốt hơn.
Câu hỏi không phải là điều gì giúp bạn thành công ngay bây giờ, ngày mai. Xa hơn, câu
hỏi nên là: Làm thế nào để tổ chức cuộc sống, thói quen, hành động của bạn để đạt được mục
tiêu?

2. Bạn không chăm sóc tinh thần và sức khỏe của chính mình
Khi bạn mua một chiếc xe đắt tiền, bạn chăm sóc nó. Bạn chắc chắn rằng đã thay dầu định kỳ,
bạn kiểm tra hệ thống phanh, bạn đưa nó đến gara để bảo trì.
Sự thật là, bạn thường chăm sóc xe của bạn tốt hơn là cơ thể và tinh thần của mình.
Mọi người đều biết câu nói nổi tiếng: “Khi sức khỏe vắng mặt, trí tuệ không thể hiện, nghệ thuật
không thể biểu lộ, sức khỏe không thể chiến đấu, giàu có trở nên vô dụng, trí thông minh không
thể áp dụng”.
Sức khỏe ở đây là thể chất và tinh thần.
Sức khỏe thể chất là bạn không uống nước đủ nhiều, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, không
hoạt động thể dục đủ, không ăn đủ rau, uống & hút thuốc quá nhiều.
Sức khỏe tinh thần có lẽ là bạn không nghỉ ngơi đủ, online quá nhiều, không để tâm trí ở hiện
tại đủ nhiều, không đủ vui vẻ, không có thời gian học tập, không dành đủ thời gian cho những
người bạn yêu quý.




Giải pháp: Chọn một thứ bạn đang cảm thấy thiếu thốn (có thể danh sách trên), sau đó cố
gắng tạo lập một thói quen mỗi tháng (thử thách: mỗi tuần) sẽ giúp bạn xây dựng được sức
khỏe thể chất và tinh thần.

3. Bạn chưa nhìn đủ xa
Câu chuyện “Alice chuyện lạc vào xứ sở thần tiên” có đoạn kể rằng: Ngày kia, Alice đi đến
một ngã ba đường và thấy chú mèo Cheshire đang ngồi trên cây:
- "Tôi nên đi đường nào đây?", cô bé hỏi.
- "Cô muốn đi đâu?", chú mèo trả lời.
- "Tôi không biết," Alice đáp.
- "Thế thì," chú mèo nói, "đi đường nào cũng vậy thôi.”
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, hầu hết các founders thành công đều biết họ muốn đi đâu: Tầm
nhìn của họ tạo ra một tác động to lớn. Tầm nhìn dựa trên 4 yếu tố sau:
● Xu hướng nào đang ảnh hưởng lớn đến thế giới?
● Thế giới sẽ như thế nào sau 5 năm nữa?
● Vấn đề nào sẽ tác động lớn đến nhiều người?
● Vài trò mà bạn muốn tham gia để giải quyết vấn đề?
Giải pháp: Dành thời gian để xác định điểm cuối cùng của dự án của bạn sẽ như thế nào?
Sau đó mỗi 3 tháng làm lại 1 lần.

4. Bạn không hỏi đủ câu hỏi giả định
Tập khách hàng mục tiêu là tất cả mọi người? Chiến thuật và chiến lược đã đủ để sản phẩm
của bạn đạt độ tăng trưởng?
Khi chúng ta có một ý tưởng mới, chúng ta chỉ nhìn thấy tiềm năng của chúng. Chúng ta
nhìn thấy tất cả vấn đề cần chúng ta giải quyết. Chúng ta chỉ nhìn thấy những bằng chứng hỗ trợ
cho ý tưởng của chúng ta.
Những giả định này mang tính lạc quan rất cao, chúng giết chết tư duy phản biện trong
chúng ta. Bạn sẽ không nhìn thấy những hiểm họa, không tìm thấy chính xác cách để đạt được ước

mơ của mình.
Giải pháp: Hãy in bức tranh này & gián lên tường, bàn làm việc của mình:


Mỗi tối thứ 6, tôi đều review lại ý tưởng mới của mình, xem chúng làm việc như thế nào, những rủi
ro nào khi thực hiện ý tưởng đó.
Tham khảo thêm tại đây:
/>
5. Bạn không đủ đồng cảm
Mỗi người có một thế giới quan riêng, có một mục tiêu riêng, và có những vấn đề để đạt những
mục tiêu đó. Vai trò của một doanh nhân là cần hiểu con mắt nhìn thế giới của khách hàng, tìm
ra mục tiêu và giải quyết những vấn đề của họ.
Nói một cách khác: Vai trò của một doanh nhân là tạo ra một thứ gì đó giúp trải nghiệm của
khách hàng tốt hơn. Đó là lý do tại sao khách hàng mua hàng từ bạn.
Nhưng làm thế nào để bạn tạo ra một thứ gì đó cực kì giá trị cho một ai đó nếu bạn không đặt
vào địa vị của họ?
Làm thế nào mà bạn có thể mua một món quà sinh nhật cho một ai đó mà bạn không biết đó là
ai?
Làm sao bạn có thể tạo một thứ gì đó mang lại giá trị cho một ai đó nếu bạn không đồng cảm
với họ?
Đây là lý do tại sao 42% startup thất bại: bởi vì họ không tạo ra những thứ mà thế giới thật sự
cần.



Giải pháp: Nói chuyện với khách hàng, nâng cao tính tò mò, tạo kết nối, dành nhiều thời gian
cho khách hàng. Tương tác với khách hàng là con đường vàng. Bạn có thể tham khảo hơn tại
đây:

6. Bạn thất bại chưa đủ

Khi viết một bài blog không có người đọc, hoặc khi ra mắt một ứng dụng và không có bất kỳ ai
sử dụng nó, Một số người gọi nó là thất bại, tôi gọi là đang học hỏi.
Nghịch lý là, sự tiến bộ đến từ vòng lặp: cố gắng, sai, học hỏi hàng ngàn lần. Và thành công
của bạn, đến trực tiếp từ sự cải thiện theo vòng lặp này.
Giải pháp: Hãy dừng ngay sự chuẩn bị. Hãy chuyển trọng tâm từ “Tôi muốn đúng” thành “Tôi
muốn học hỏi tối đa có thể”. Giống như Jackma khuyên, điều này nên thay đổi trong tư duy.

"Là một nhân viên bán hàng, bạn phải ra ngoài để bán hàng và nên tự nói với mình: 'Hôm
nay tôi gặp 10 khách hàng, nếu tất cả họ từ chối thì cũng là điều bình thường'. Nhờ đó,
khi về nhà bạn sẽ vẫn cảm thấy vui vẻ. Và nếu bạn bán được cho một người, bạn sẽ cảm
thấy vô cùng hạnh phúc và trở nên tốt hơn rất nhiều so với mình nghĩ", người đồng sáng
lập Alibaba nói.

7. Bạn cố gắng đốt cháy giai đoạn
Công ty Apple vừa vượt ngưỡng 1000 tỷ $, một vài startup chia sẻ xe vừa gọi vốn thành công
600 triệu $, Elon Mush vừa sáng lập một công ty về vận chuyển. Khi đọc xong, bạn cảm thấy
bạn là người tiếp theo trong danh sách này. Nếu bạn nghĩ như thế bạn sẽ nhanh chóng bị nản
lòng khi bắt tay vào thực hiện. Con đường từ 0 -> 1 không phải là một bước, nó là cả một triệu
bước nhỏ, đừng cố đốt cháy giai đoạn.
Giải pháp: Bắt đầu bằng những bước nhỏ & đơn giản. Tìm ra cách nó làm việc như thế nào.
Sau đó là bước thứ hai, học, tiếp là một cái thắt cổ chai,... Chia nhỏ sự phức tạp thành những
công việc nhỏ, có thể control được.

8. Bạn nghĩ Kinh Doanh là Bận rộn
Làm việc 24/7 khiến bạn khốn khổ & sẽ giết chết bạn. Tất cả thời gian bạn dành để email cho
khách hàng, quản lý vi mô team, viết code hàng giờ, buổi họp hàng tuần với nhà đầu tư, tìm
kiếm nhà đầu tư mới, nói chuyện với nhân viên mới,... Điều đó sẽ giết chết năng lượng tiềm


tàng và sự hài lòng với những gì bạn đang làm. Bạn không làm việc để hướng tới một

business, bạn hướng tới những giờ bận triền miên với một ít sự giúp đỡ.
Sự thật là: Thời gian của bạn xứng đáng với một cái gì đó, nhưng bạn đang dùng nó một cách
ngu xuẩn. Chúng ta không bao giờ thuê một người không biết làm việc, Chúng ta không sẽ
không mua vé khi biết chuyến tàu đó sẽ không khởi hành. Chúng ta không đầu tư vào cổ phiếu
khi biết nó bị rớt giá. Khi chúng ta biết chúng ta đầu tư quá nhiều thời gian mà giá trị tạo ra
không nhiều thì chúng ta có đầu tư nhiều thời gian nữa không? Câu hỏi chủ đạo nên là: Tôi đã
tạo ra đủ giá trị cho thời gian mà tôi đầu tư vào chưa?
Đặc biệt với vai trò là founder, công việc của bạn càng không phải là bận rộn. Điều đó sẽ không
mang lại cho bạn những gì bạn tìm kiếm. Công việc của bạn là tạo ra Giá Trị. Chỉ vậy thôi.
Giải pháp:
● Đo thời gian đầu tư so với đầu ra là giá trị mà bạn đã tạo ra.
● Suy nghĩ chiến lược thay thế để cùng tạo ra một kết quả, sau đó so sánh input, output.
● Phân tích thời gian bạn dành để chờ đợi một ai đó, một công việc nào đó.
● Tìm ra tỉ lệ input / output khác nhau trên mỗi chiến dịch, sau đó tìm ra lý do và tập trung
vào những thứ tạo ra giá trị lớn nhất.

9. Bạn không xây dựng một team xung quanh bạn
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu công ty của bạn tăng trưởng từ 2 lên 200.000 khách hàng?
Cách đơn giản là bạn cần chuyển từ làm việc “trong” the business thành làm việc “trên” the
business. Điều này có nghĩa là bạn cần người khác làm việc “trong” business. Mọi người sẽ tập
trung duy nhất vào kĩ thuật, sản phẩm, kinh doanh, HR, phát triển kinh doanh, truyền thông và
marketing. Sau đó, bạn có thể sử dụng thời gian và năng lượng để bắt đầu những gì thực sự
hiệu quả.
Giải pháp: Tổ chức doanh nghiệp của bạn để bạn có nhiều thời gian (có khi không biết làm gì
với nó). Tìm ra cách để bạn tạo ra giá trị cho khách hàng, sau đó tìm ra những vị trí mà bạn cần
tuyển dụng, tạo danh sách những người mà bạn muốn tuyển, gặp và nói chuyện với họ. Bạn
không cần thuê họ ngay lập tức nếu như bạn không có tiền.

10. Bạn không tự chịu trách nhiệm
Con người được nuôi dưỡng & dạy bảo rằng nếu chúng ta làm điều xấu, ai đó sẽ kéo áo chúng

ta và mắng chúng ta một trận.


Khi bạn không dọn phòng, mẹ của bạn sẽ nhắc nhở. Khi bạn không làm bài tập kiểm tra, thầy
giáo của bạn sẽ cho bạn 1 điểm. Khi bạn không hoàn thành dự án đúng thời gian, sếp của bạn
sẽ phàn nàn, khi bạn tiếp tục như thế, họ sẽ sa thải bạn.
Nhưng khi là một doanh nhân, không có bất kỳ một ai khiến bạn phải chịu trách nhiệm. Không
có ai nói với bạn rằng: “Hey, bạn đang làm những điều kinh khủng. Hãy dừng ngay những việc
đó đi”. Trong những ngày mới bắt đầu start, người đó sẽ là khách hàng của bạn. Họ sẽ không
đưa ra bất kỳ lời nào mà chỉ đơn giản là họ không mua sản phẩm của bạn.
Giải pháp: Giữ thói quen đánh giá tiến trình của bạn. Hãy xem lại phần 3: Bắt đầu suy nghĩ về
những gì cuối cùng mình muốn đạt được. Viết xuống những điều bạn muốn trong 1 năm tới,
bạn cần đạt được những gì trong quý, tháng, tuần tới. Sau mỗi tuần, hãy ngồi xem lại những
mục tiêu đó, và trả lời câu hỏi Tại sao ok, tại sao ko ok.

11. Bạn suy nghĩ không hiệu quả
Hầu hết các doanh nhân đưa ra quyết định tồi dựa trên 3 khuynh hướng sau:
● Khuynh hướng chuẩn bị: Bạn đã từng nghĩ: “Nếu tôi thêm một vài tính năng vào sản
phẩm nữa thì thị trường sẽ rất happy” hoặc “Tôi cần nó trông tốt hơn trước khi ship đi”.
Điều đó đang giết chết sự phát triển của bạn. Chúng ta bị kẹt vì chúng ta không ngĩ về
nơi chúng ta muốn đến, cái chúng ta cần học, và làm cách nào để học điều đó tốt nhất?
● Khuynh hướng đổi mới: Bạn có tất cả những ý tưởng mới mẻ ngạc nhiên, và mọi
người sẽ yêu chúng. Trừ khi, và thường là mọi người sẽ không yêu chúng. Điều đó bởi
vì chúng ta đến với những vấn đề xoay quanh ý tưởng của chúng ta. Điều này là không
thực tế.
● Khuynh hướng quá tự tin: Dữ liệu bạn tìm thấy bất đồng với ý tưởng của bạn, đó
không phải là tín hiệu. Bạn cho rằng như vậy. SAI. Bạn là một doanh nhân, vì vậy, bạn
rất tự tin và lạc quan rằng điều này không có ý nghĩa gì cả.
Giải pháp: Đảo ngược lại 3 khuynh hướng trên:
● Ưu tiên học hỏi hơn sự hoàn thiện. Làm, và không ok, sau đó cải thiện chúng.

● Thoát khỏi quá trình xây dựng sản phẩm. Sử dụng dữ liệu thực tế từ thế giới thực. Test
nhiều hơn nữa. Nói chuyện với khách hàng thực.
● Hãy là một người hoài nghi (giống Tào Tháo :))) Tìm kiếm những điểm, dữ liệu bất đồng
với ý tưởng của bạn.

12. Bạn nghĩ mở rộng quy mô luôn luôn quan trọng hơn lợi nhuận
Kịch bản thường xuyên của startup là: Kêu gọi rất nhiều tiền ở các vòng đầu tư, tạo ra doanh
thu, gọi thêm tiền ở vòng A, lặp lại vòng B-G, sau đó IPO hoặc Exit. Về cơ bản, bạn tập trung
vào tiền, sau đó bạn có thể tiêu tiền đó để kiếm được nhiều doanh thu hơn và cuối cùng để bán
doanh nghiệp.


Nhưng trong thế giới thực, điều đó không thực sự đúng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, với hơn 1.100
công ty gọi vốn, chỉ có 89 công ty thoái vốn hơn 50 triệu đô. Và chỉ có 5 công ty thoái vốn hơn 1
tỷ đô.
Tại sao? Bởi vì nếu bạn gọi vốn, lúc đó điều quan trọng là bạn phải tăng trưởng khách hàng
hơn là lợi nhuận. Điều quan trọng là tăng trưởng từ 1.000 -> 10.000 khách hàng dù bị lỗ hơn là
tìm cách tăng trưởng dương (có lãi).
Nhưng không có gì sai khi xây dựng một doanh nghiệp thực sự có lợi nhuận. Không có gì sai
nếu bạn thừa nhận rằng việc sử dụng startup như một cái cớ để không kiếm tiền thực sự là vô
lý. Không có gì sai khi chuyển sự tập trung của bạn từ tăng trưởng doanh thu sang tăng trưởng
lợi nhuận.
Giải pháp: Điều quan trọng là phải tìm ra chi phí thấp hơn doanh thu khi scale. Đo các chỉ số
hiệu quả của bạn (đầu tiên là xem xét cách bạn kiếm tiền & cách bạn tiêu tiền) sau đó cải thiện
chúng. Một khi bạn đã control được, bạn có thể scale. Sau đó bạn có thể tập trung vào scale và
tuyển dụng, tính năng sản phẩm mới.

Tôi đã làm tất cả những điều này trong startup của tôi chưa? Không đời nào. Tôi đã sai.
Nhưng tôi đang làm việc để sai ít hơn mỗi ngày. Đồng thời, tôi đang giúp các doanh nhân khác
biến những thực hành tiêu cực này thành những hành động tích cực và tạo nên một thế giới

khác biệt. Họ nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của mình, và biết họ phải làm gì để phát
triển. Mỗi tuần họ cảm thấy kiểm soát nhiều hơn một chút. Họ có thể tham gia vào các cuộc hội
thoại sâu hơn với những người có ý nghĩa hơn. Và đôi khi, ngay cả những cải tiến nhỏ là tất cả
những gì chúng tôi đang tìm kiếm. Kết quả sẽ không đến trong một ngày, nhưng những chiến
thắng nhỏ sẽ dẫn đến một doanh nghiệp hạnh phúc hơn, ổn định hơn và thành công hơn.
Tiềm năng Startup của bạn cao hơn nhiều so với bạn nghĩ, và nếu bạn có thể nắm vững quỹ
đạo, bạn sẽ có thể cải thiện tốt hơn những gì bạn đang làm.
Hãy theo đuổi ước mơ của bạn, và đưa chúng vào công việc.



×