Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình sản xuất tôm giống tại tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
---------------------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Tên đề tài:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT MÔ HÌNH
SẢN XUẤT TÔM GIỐNG TẠI
TỈNH NINH THUẬN

Họ và tên:
Khóa: Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành:

Phan Rang, Tháp Chàm – 11/2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
---------------------

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Tên đề tài:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT MÔ HÌNH
SẢN XUẤT TÔM GIỐNG TẠI
TỈNH NINH THUẬN



ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................... III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................. IV
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................................. V
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................... VI
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3

5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

4

CHƯƠNG 1....................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN..................................................................................................................... 5
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI


5

1.4 TỔNG QUAN VỀ THUỶ SẢN

22

1.4.1 TỔNG QUAN VỀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

24

CHƯƠNG 2....................................................................................................................... 32
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................32
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

32

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

49

2.2.3. THU THẬP SỐ LIỆU

51

BẢNG 2.2 PHÂN BỐ SỐ MẪU ĐIỀU TRA.............................................................................52
2.2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU

52


BIẾN THỊ TRƯỜNG (X2): THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN DOANH THU CỦA NÔNG HỘ; KHI SẢN
XUẤT SẢN PHẨM KHÔNG TIÊU THỤ SẼ GÁNH NẶNG LỚN ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ. KHI THỊ TRƯỜNG CỦA NÔNG HỘ LỚN DẪN ĐẾN
TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHANH ĐỠ CHI PHÍ SẢN XUẤT, LỢI NHUẬN CAO NÊN KỲ VỌNG DẤU (+).

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 63

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

DEA:

Phương pháp phân tích màng dữ liệu

FCR:

Hệ số chuyển đổi thức ăn

TC:

Thâm canh

BTC:


Bán thâm canh

SPF:

Phương pháp đường biên ngẫu nhiên

CRS:

Quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất

VRS:

Quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS)

MP:

Năng suất cận biên

AP:

Năng suất trung bình

Y:

Sản lượng

DMU:

Đơn vị ra quyết định


DT:

Doanh thu

CP:

Chi phí

LN:

Lợi nhuận

CPSX:

Chí phí sản xuất

HQ:

Hiệu quả

PTNT:

Phát triển Nông thôn

TE:

Hiệu quả kỹ thuật

PFD:


Hàm mật độ xác suất

CDF:

Hàm tần số tích lũy

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC.......................................................................................................................... III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................. IV
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................................. V
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................... VI
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3

5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI


4

CHƯƠNG 1....................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN..................................................................................................................... 5
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

5

1.4 TỔNG QUAN VỀ THUỶ SẢN

22

1.4.1 TỔNG QUAN VỀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

24

CHƯƠNG 2....................................................................................................................... 32
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................32
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

32

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

49

2.2.3. THU THẬP SỐ LIỆU

51


BẢNG 2.2 PHÂN BỐ SỐ MẪU ĐIỀU TRA.............................................................................52
BẢNG 2.2 PHÂN BỐ SỐ MẪU ĐIỀU TRA.............................................................................52
2.2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU

52

BIẾN THỊ TRƯỜNG (X2): THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN DOANH THU CỦA NÔNG HỘ; KHI SẢN
XUẤT SẢN PHẨM KHÔNG TIÊU THỤ SẼ GÁNH NẶNG LỚN ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ. KHI THỊ TRƯỜNG CỦA NÔNG HỘ LỚN DẪN ĐẾN
TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHANH ĐỠ CHI PHÍ SẢN XUẤT, LỢI NHUẬN CAO NÊN KỲ VỌNG DẤU (+).

61

BIẾN THỊ TRƯỜNG (X2): THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN DOANH THU CỦA NÔNG HỘ; KHI SẢN
XUẤT SẢN PHẨM KHÔNG TIÊU THỤ SẼ GÁNH NẶNG LỚN ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ. KHI THỊ TRƯỜNG CỦA NÔNG HỘ LỚN DẪN ĐẾN
TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHANH ĐỠ CHI PHÍ SẢN XUẤT, LỢI NHUẬN CAO NÊN KỲ VỌNG DẤU (+).

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 63

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
MỤC LỤC.......................................................................................................................... III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................. IV
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................................. V
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................... VI
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3

5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

4

CHƯƠNG 1....................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN..................................................................................................................... 5
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

5

1.4 TỔNG QUAN VỀ THUỶ SẢN

22

1.4.1 TỔNG QUAN VỀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

24


CHƯƠNG 2....................................................................................................................... 32
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................32
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

32

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

49

2.2.3. THU THẬP SỐ LIỆU

51

BẢNG 2.2 PHÂN BỐ SỐ MẪU ĐIỀU TRA.............................................................................52
2.2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU

52

BIẾN THỊ TRƯỜNG (X2): THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN DOANH THU CỦA NÔNG HỘ; KHI SẢN
XUẤT SẢN PHẨM KHÔNG TIÊU THỤ SẼ GÁNH NẶNG LỚN ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ. KHI THỊ TRƯỜNG CỦA NÔNG HỘ LỚN DẪN ĐẾN
TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHANH ĐỠ CHI PHÍ SẢN XUẤT, LỢI NHUẬN CAO NÊN KỲ VỌNG DẤU (+).

vi

61


TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 63


vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành thủy sản là một ngành nghề kinh tế mũi nhọn, đóng một vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2015 đạt 6,7 tỷ
USD và sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) năm đạt 3,53 triệu tấn (Hiệp hội chế
biến và xuất khẩu thủy sản, 2015). Đối với nuôi tôm biển, nghề nuôi tôm phát triển
nhanh chóng cả về diện tích lẫn mức độ thâm canh. Theo Tổng cục Thủy sản
(2015), tổng diện tích và sản lượng tôm nuôi ở nước ta là 691,8 nghìn ha và 596
nghìn tấn, trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 90% tổng diện tích nuôi
và 60% tổng sản lượng tôm nuôi của cả nước. Đặc biệt, nuôi tôm chân trắng đã tăng
lên nhanh chóng về sản lượng trong những năm gần đây, chiếm 38,16% tổng sản
lượng tôm nuôi từ 6,4% tổng diện tích nuôi của cả nước.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, trong 6 tháng đầu năm 2016, cả nước có
1.750 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó 1.240 cơ sở sản xuất giống tôm sú,
510 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và sản xuất được 55,4 tỷ con giống. Hiện
nay, các cơ sở sản xuất tôm giống chủ yếu tập trung tại 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận đáp ứng khoảng 50% số lượng giống tôm nước lợ cho nhu cầu
thả nuôi trong cả nước. Số còn lại được sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu
Long (Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau) và các tỉnh phía Bắc như (Quảng Ninh, Nghệ
An, Hà Tĩnh).
Tỉnh Ninh Thuận với nhiều yếu tố tự nhiên về thời tiết, khí hậu thuận lợi cho
sản xuất giống thủy sản; được biết đến là một trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước.
Hiện nay, Ninh Thuận có hơn 1.200 trại/133 cơ sở sản xuất giống thủy sản (sau đây
gọi chung là nông hộ), các đối tượng sản xuất giống là tôm thẻ chân trắng, tôm sú,
cá bớp, ốc hương, tu hài, hầu…, trong đó tôm thẻ chân trắng và tôm sú là 2 đối
tượng chủ lực. Tổng thể tích hồ ương giống khoảng 120.000m3, hàng năm cung cấp
từ 25-30 tỷ tôm giống, chiếm hơn 50% nhu cầu con tôm giống của cả nước.

1


Ngành sản xuất tôm giống của tỉnh nhà đang có nhiều tiềm năng mở rộng diện
tích sản xuất khi có điều kiện tự nhiên ưu đãi với môi trường nước biển ổn định về
tính chất thuỷ lý – thuỷ hóa đảm bảo môi trường ương dưỡng giống chất lượng cao
cung ứng ra thị trường toàn quốc. Tuy nhiên, tình hình sản xuất tôm giống thường
bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá bán, kỹ thuật sản xuất, tỉ lệ sống, chí phí đầu vào, …
biến động liên tục nên những năm gần đây ngành sản xuất tôm giống không ổn định
tác động đến sản lượng và hiệu quả kinh tế của nông hộ.
Với yếu tố khó khăn như trên, vấn đề mấu chốt tác động đến năng suất, mang
lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất tôm giống là phải đánh giá được hiệu quả quản lý,
sử dụng các yếu tố nguồn lực trong sản xuất như tỷ lệ sống, năng suất, chí phí đầu
vào, giá cả… để từ đó đề xuất các giải pháp trong việc quản lý, phân phối, sử dụng
nguồn lực đó một cách hợp lý, ổn định; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và xây
dựng mô hình sản xuất tôm giống mang tính bền vững tại tỉnh Ninh Thuận. Việc điều
tra, nghiên cứu bổ sung các thông tin trên, phục vụ cho công tác khuyến cáo là cần
thiết hiện nay; Từ thực tế nhu cầu cấp thiết đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh
Thuận”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kỹ thuật mô hình, đề xuất giải pháp quản lý các nguồn lực
tác động hiệu quả mô hình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài gồm 4 mục tiêu như sau:
(1) Phân tích thực trạng sản xuất tôm giống tại Ninh Thuận.
(2) Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất tôm giống.
(3) Phân tích hiệu quả kỹ thuật các cơ sở sản xuất tôm giống.
(4) Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình.

(5) Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến cáo để quản lý hiệu quả các nguồn
lực trong sản xuất tôm giống.
2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở/doanh nghiệp tham gia sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Ninh
Thuận, đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất tôm giống.
Tập trung đánh giá, xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của mô
hình sản xuất tôm giống của tỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: 03 khu vực sản xuất của 03 huyện (xã Nhơn Hải, xã Mỹ
Hiệp, xã Tri Hải của huyện Ninh Hải; xã An Hải của huyện Ninh Phước và xã Cà Ná
của huyện Thuận Nam) được xác định là các khu vực sản xuất tôm giống của Ninh
Thuận.
- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 11/2016 và sử dụng số liệu từ
năm 2013.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
(1) Đề tài là một trong những nghiên cứu đầu tiên của tỉnh về phân tích tính
hiệu quả kỹ thuật mô hình sản xuất tôm giống. Kết quả đề tài bao gồm hệ thống và
tương đối đầy đủ những cơ sở khoa học và thực tiễn hoạt động các cơ sở sản xuất
tôm giống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, từ đó đánh giá thực trạng tình hình hoạt
động sản xuất tôm giống của địa phương, những tồn tại, hạn chế và những yếu tố có
ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật của mô hình sản xuất tôm giống trên
địa bàn tỉnh; từ đó đưa ra được định hướng, giải pháp phát triển mô hình trong thời
gian tiếp theo.
(2) Nhận diện và đo lường tác động của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kỹ thuật mô hình; Tác động đến kinh tế xã hội địa phương theo hướng nâng cao
hiệu quả sản xuất, tăng lợi nhuận cho hoạt động sản xuất giống thủy sản, giải quyết

công ăn việc làm, phát triển các ngành nghề dịch vụ liên quan, nâng cao thu nhập
cho nhân dân.
(3) Nghiên cứu còn là tài liệu khoa học hữu ích, giúp các cơ quan quản lý nhà
nước về giống thủy sản có căn cứ khoa học khi đưa ra các quyết định hành chính
3


nhằm hướng đến mục tiêu chung của tỉnh.
5. Cấu trúc của đề tài
Nội dung của đề cương đề tài gồm các phần:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan đặc điểm vấn đề, địa bàn và tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Trình bày một số
khái niệm và phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

4


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Tài liệu nước ngoài
Gazi Md. Nurul Islam, Tai Shzee Yew and Kusairi Mohd Noh (2014) đã sử
dụng dữ liệu cấp độ trang trại thu thập từ Perak và Johor Hoa của bán đảo Malaysia
để điều tra về hiệu quả kỹ thuật của các trại nuôi tôm nước lợ. Hàm phân tích sản
xuất biên được áp dụng để kiểm tra các yếu tố quyết định của hàm sản xuất biên và
hiệu quả kỹ thuật của hệ thống nuôi tôm ao. Tính trung bình, 65% trang trại tôm lấy
mẫu có hiệu quả về mặt kỹ thuật. Kết quả cho thấy mức độ cao của phi hiệu quả kỹ

thuật tồn tại trong số các nông trại nuôi tôm. Điều này cho thấy, tiềm năng để tăng
sản lượng tôm thông qua cải thiện quản lý hiệu quả trong nông trại ở bán đảo
Malaysia. Nghiên cứu để thực hiện các chương trình khuyến nông ở các trang trại là
cần thiết để giúp người nuôi tôm trong việc sử dụng các nguồn lực một cách hiệu
quả hơn nhằm nâng cao một cách đáng kể sản lượng tôm của họ.
Pawan Ganapati Patil (2014) đánh giá tính hiệu quả sản xuất của những trại tôm
thực hiện thông qua sử dụng các số liệu cân đo và không cân đo (Parametric and
Non-Parametric) ở mức độ trại được thu thập từ vùng Kandaleru, Ấn Độ. Thứ nhất,
hiệu quả kỹ thuật được đưa vào khuôn mẫu, cân đo và diễn giải qua ước tính chức
năng sản xuất giới hạn (restricted translog stochastic frontier production function)
bằng cách áp dụng những phương pháp xem như đạt tối đa (maximum-likehood
methods). Biến động của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thông qua mẫu điều tra tại các
trại tôm được giải thích bằng cách sử dụng yếu tố đặc trưng từng trại và những biến
số về quản lý . Mức độ cơ khí hóa, vị trí và qui mô trại là những yếu tố có ý nghĩa
góp phần trong tất cả nguyên nhân gây mất hiệu quả. Thứ hai , mức độ hiệu quả được
rút ra từ chỉ số tổng hiệu quả bằng cách ứng dụng những kỹ thuật phân tích quanh dữ

5


liệu (Data Envelopment Analysis techniques - DEA). Qua đó cho thấy có một mối
tương quan nghịch giữa qui mô trại và hiệu quả .
Mst. Esmat Ara Begum, Mohammad Ismail Hossain, Maria Tsiouni và
Evangelos Papanagiotou (2015) đã sử dụng dữ liệu sản xuất và một số dữ liệu được
thu thập từ trang trại thông qua mẫu phiếu điều tra của người nuôi tôm thẻ chân
trắng, tôm sú; phân tích bằng hàm Cobb-douglas với biến ngẫu nhiên để đánh giá
đến hiệu quả kỹ thuật và sự ảnh hưởng của những mô hình không hiệu quả kỹ thuật
cũng được ước tính. Đồng thời, nghiên cứu sử dụng một kỹ thuật ước lượng ML.
Kết quả cho thấy rằng có hiệu quả sản xuất đáng kể giữa các hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng và tôm sú ở Bangladesh. Mức độ hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng và

tôm sú tương ứng là 88% và 72% với ý nghĩa rằng tiềm năng sản lượng tôm tại các
hệ thống canh tác có thể được phục hồi một đáng kể tương ứng là 18% và 28% bằng
cách loại bỏ các yếu tố không hiệu quả. Giảm thiểu hiệu quả kỹ thuật không có khả
năng mang lại tăng năng suất. Ước tính của chúng tôi cho thấy những hiệu quả đạt
được có thể chủ yếu đến từ việc tăng cường sản xuất, từ việc cải tiến trong việc áp
dụng phương thức quản lý và sử dụng tốt hơn các đầu vào khác.
M. H. A. Rashid John-ren Chen (2002) phân tích tính hiệu quả kỹ thuật của
nông dân nuôi tôm đông nam và tây nam của Bangladesh, sử dụng dữ liệu được thu
thập từ cấp độ trang trại của 155 nông hộ sản xuất theo ba hình thức nuôi như thâm
canh, thâm canh cải tiến và bán thâm canh. Nghiên cứu này sử dụng hàm sản xuất
biên ngẫu nhiên được dùng để đánh giá cho hai khu vực nuôi tôm của Bangladesh.
Ba hình thức nuôi được điều tra với các nguồn biến: biến sản xuất, đầu vào sản
xuất, hiệu quả kỹ thuật và yếu tố khác. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
hàm sản xuất biên để phân tích với phương pháp tối đa hóa của phần mềm Frontier
4.1. Nghiên cứu cho thấy rằng, tương ứng thay đổi 85%, 61% và 87% trong sản
lượng giữa các phương pháp canh tác trong nuôi tôm là do sự khác biệt về hiệu quả
kỹ thuật. Quy mô, con giống và thức ăn có ảnh hưởng đáng kể lên trình độ sản xuất
tôm. Khác nhau 0,56-1,00 có ý nghĩa về hiệu quả kỹ thuật đã được tìm thấy là 0,82;

6


0,85 và 0,93 tương ứng trong các phương pháp quảng canh và quảng canh cải tiến
và bán thâm canh.
1.1.2 Tài liệu trong nước
Nguyễn Thanh Long, Lê Xuân Sinh và Huỳnh Văn Hiền (2015) đã phân tích,
đánh giá khía cạnh kỹ thuật và tài chính của hệ thống nuôi tôm thẻ chân trắng ở
vùng ven biển tỉnh Cà Mau; xác dịnh những thuận lợi và khó khăn của mô hình
nuôi này. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu của 34 phiều điều tra từ các hộ nuôi tôm
thẻ chân trắng. Qua thu thập thông tin từ các điều tra từ nông hộ; các hộ nuôi có

diện tích nuôi trung bình là 0,72 ha/hộ và diện tích ao nuôi trung bình là 0,22 ha/ao
và tôm giống có kích cỡ từ PL8 dến PL12, có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung và
được thả nuôi với mật độ 74,7 con/m2; tôm được cho ăn chủ yếu bằng thức ăn viên;
với thời gian nuôi 87,4 ngày, tôm được thu hoạch với kích cỡ tôm thu hoạch đạt
92,4 con/kg, tỉ lệ sống đạt 71%, hệ số tiêu tốn thức ăn 1,07 và năng suất trung bình
đạt 6.366 kg/ha/vụ thì kết quả cho thấy với chi phí sản xuất là 390 triệu đồng/ha/vụ,
tổng doanh thu đạt 1.048 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận bình quân khá cao là 657
triệu đồng/ha/vụ với tỉ suất lợi nhuận đạt 1,66 lần.
Hoàng Quang Thành và Nguyễn Ðình Phúc (2012) sử dụng dữ liệu từ phiếu
điều tra của 90 hộ nuôi tôm ở 3 xã trọng điểm gồm Phuớc Hòa, Phuớc Son, Phuớc
Thắng; sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để xác định các yếu tố ảnh huởng
đến năng suất tôm nuôi. Trên co sở đó, phân tích ảnh huởng cận biên của các yếu tố
đầu vào đến năng suất tôm nuôi và xác dịnh hiệu quả kinh tế của từng yếu tố đầu tư
theo hình thức nuôi tôm của các hộ. Năng suất và hiệu quả nuôi tôm của các hộ ở
huyện Tuy Phuớc chịu ảnh huởng của nhiều yếu tố khác nhau: Mật độ giống, thức
ăn công nghiệp, thức ăn tươi, công lao dộng, kinh nghiệm sản xuất, v.v... Kết quả
uớc luợng mô hình bằng phương pháp OLS cho thấy trong tất cả các yếu tố làm
tăng năng suất tôm nuôi thì kinh nghiệm sản xuất là yếu tố có ảnh huởng lớn nhất.
Riêng yếu tố thức ăn tươi có tác dộng làm giảm năng suất và hiệu quả tôm nuôi.
Mai Văn Xuân và Lê Văn Thu (2012) đã nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm
nuôi trên địa bàn huyện Thăng Bình từ cơ sở số liệu thu thập được từ 80 hộ nuôi
7


tôm và 45 tác nhân. Kết quả phân tích chuỗi cung cho thấy, các hộ nuôi nắm bắt
thông tin thị trường trong chuỗi rất hạn chế, luôn bị tư thương ép giá, ép phẩm cấp;
bên cạnh đó còn khó khăn về vốn, kỹ thuật nuôi nên lợi nhuận thu được của hộ nuôi
tính theo chu kỳ kinh doanh thấp hơn các tác nhân khác trong chuỗi dẫn đến nhiều
bất lợi cho người nuôi tôm. Mặt khác, sự hợp tác trong chuỗi cung thiếu sự ràng
buộc giữa các tác nhân tham gia, các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản chưa

tích hợp theo chiều dọc, liên kết với hộ nuôi để tạo ra lợi thế cạnh tranh của mình.
Nghiên cứu cho thấy mặc dù gặp phải một số trở ngại trong hoạt động của chuỗi
nhưng tất cả các tác nhân đều đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh; chuỗi cung
sản phẩm tôm nuôi của huyện có nhiều lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao.
Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung để nâng cao
hơn nữa khả năng cạnh tranh của sản phẩm và phát triển nghề nuôi tôm trên địa bàn
huyện Thăng Bình một cách bền vững.
Mai Văn Xuân và Lê Văn Thu (2014) đã đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ
chân trắng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế nuôi
tôm từ số liệu thu thập được từ 270 hộ nuôi tôm ở huyện Núi Thành, Thăng Bình và
TP. Hội An của tỉnh Quảng Nam (mỗi địa phương 90 hộ). Kết quả nghiên cứu cho
thấy trong điều kiện cụ thể, chi phí đầu tư nuôi tôm có mối quan hệ thuận chiều với
năng suất và hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng nghiên cứu. Các nhân tố như mật độ
tôm giống thả nuôi, thức ăn công nghiệp, ngày công lao động, hệ thống kênh cấp
thoát nước, tham gia tập huấn làm tăng năng suất tôm nuôi; xử lý môi trường ao
nuôi, dịch bệnh có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và hiệu quả tôm nuôi. Nghiên
cứu chỉ ra rằng, để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đầu tư, hộ nên đầu tư
nuôi thân canh 1 vụ đối với những vùng thấp trũng ven sông.
Lê Văn Thu (2015) đã phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh
Quảng Nam; trong đó tập trung vào phân tích các tác nhân tham gia chuỗi cung, quá
trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất, quá trình tạo giá trị, quá trình chi trả,
quá trình trao dổi thông tin và các mối quan hệ trong chuỗi. Phân tích chuỗi cung
ứng sản phẩm tôm nuôi không chỉ dừng lại việc phân tích các bộ phận, thành phần
8


của nó mà còn phân tích các nhóm nhân tố ảnh huởng đến quá trình hoạt động của
chuỗi. Các phương pháp nghiên cứu đuợc lựa chọn thích hợp, nhất là phương pháp
phân tích chuỗi cung, phân tích uớc luợng hàm sản xuất Cobb- Douglas của các hộ
nuôi tôm, lợi thế cạnh tranh nhằm giải quyết mối liên hệ cơ bản giữa phân tích

chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu
quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành tôm nuôi. Kết quả nghiên cứu cho
thấy để sản phẩm tôm nuôi đến tay nguời tiêu dùng phải qua nhiều trung gian, đó là
nguời thu gom, bán buôn, bán lẻ, cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản, nhà nhập
khẩu nuớc ngoài với các dòng sản phẩm đa dạng. Chuỗi huớng đến việc thỏa mản
nhu cầu sản phẩm tôm nuôi cho các thị truờng xuất khẩu, ngoài tỉnh, trong tỉnh.
Hình thành hai dòng sản phẩm tôm nuôi tiêu thụ chính với tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm
cao. Dòng xuất khẩu trong tỉnh chiếm 87,4%, dòng tiêu thụ ngoài tỉnh chiếm 8,5%
so với tổng sản lượng tôm nuôi do nguời thu gom lớn cung cấp. Mỗi tác nhân đều
phát huy được vị trí, vai trò của mình trong quá trình tạo giá trị của sản phẩm tôm
nuôi trong chuỗi, được phản ánh qua kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân
và toàn bộ chuỗi cung.
Đặng Hoàng Xuân Huy và Phạm Xuân Thùy (2013) đã sử dụng mô hình
phân tích màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA) tối thiếu hóa đầu vào
trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất với hai biến đầu ra
và năm biến đầu vào để đánh giá hiệu quả kỹ thuật cho các trại tôm sú thương phẩm
tại thành phố Nha Trang, Việt Nam. Kết quả nghiên cứu tại thành phố Nhan Trang
có 25% số trại nuôi tôm sú đạt hiệu quả kỹ thuật và 75% số trại không đạt hiệu quả
kỹ thuật.
Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương (2010) đã đánh giá hiệu quả
kinh tế của mô hình nuôi thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng. Trong mô hình, tác giả
đánh giá biến mật độ thả nuôi của mô hình; cụ thể: nuôi tôm sú thâm canh là 26,29
con/m2; bán thâm canh là 15,02 con/m2, quảng canh cải tiến là 7,56 con/m2; tôm –
lúa là 7,74 con/m2 và có năng suất lần lượt là 4.665; 2.739; 1.504 và 919 kg/ha/vụ.

9


Lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú tương ứng là 183,1; 102,2; 50,4 và 28,6 triệu
đồng/ha và có tỉ suất lợi nhuận lần lượt là 0,69; 0,66; 0,63 và 0,38 lần.

Nguyễn Thanh Long, Dương Vĩnh Hảo và Lê Xuân Sinh (2010) đã phân tích
và đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh
và bán thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng; dữ liệu được thu thập qua 15 hộ để thu thập số
liệu trong suốt vụ nuôi. Kết quả cho thấy năng suất trung bình của mô hình nuôi
thâm canh (7.067 kg/ha/vụ) cao hơn mô hình nuôi bán thâm canh (2.927 kg/ha/vụ)
(p<0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ sống của mô hình thâm canh (80,1%), bán thâm canh
(64,8%) và FCR ở mô hình tương ứng (1,47), (1,45) khác nhau không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Lợi nhuận của mô hình nuôi thâm canh (231 triệu đồng/ha/vụ)
cao hơn ở mô hình nuôi bán thâm canh (71,6 triệu đồng/ha/vụ) (p<0,05).
Thị Hồng Gấm, Võ Phùng Nam Sơn và Nguyễn Thanh Phương (2014) đã phân
tích hiệu quả sản xuất các mô hình nuôi như tôm thẻ chân trắng bổ sung carbon hữu
cơ (S1), thẻ chân trắng truyền thống (S2)và tôm sú truyền thống (S3). Dữ liệu được thu
thập qua phỏng vấn trực tiếp 114 hộ về kích cỡ ao, mật độ nuôi, tỷ lệ sống, sản lượng,
FCR, chi phí lợi nhuận và tỷ lệ hộ lỗ. Kết quả nghiên cứu cho rằng đối với mô hình
nuôi tôm S1 có diện tích ao trung bình là 0,25±0,07 ha, S 2 là 0,29±0,09 ha và S3 là
0,32±0,07 ha, mật độ thả mô hình S1 là 152 con/m2 cao hơn mô hình nuôi S2 là 87
con/m2 và S3 là 23 con/m2. Năng suất trung bình mô hình S 1 là 15,97 tấn/ha/vụ cao
hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mô hình nuôi S2 là 9,14 tấn/ha/vụ và S3 là
4,22 tấn/ha/vụ. Lợi nhuận từ mô hình nuôi tôm S1 là 689 triệu đồng/ha/vụ, mô hình
nuôi tôm S2 là 225 triệu đồng/ha/vụ và nuôi S3 là 112 triệu đồng/ha/vụ. Tỷ lệ LN/TC
mô hình S1 là 0,57 và khác biệt có ý nghĩa so với mô hình S2 là 0,32 và S3 là 0,27. Tỷ
lệ lỗ của mô hình nuôi tôm S1 là 22% thấp hơn mô hình nuôi tôm S2 là 53% và S3 là
64%.
Nguyễn Thanh Phương, Vũ Nam Sơn và Võ Văn Bé (2008) phân tích và đánh
giá các chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh (TC) và bán
thâm canh (BTC) tại Sóc Trăng. Mỗi mô hình chọn 15 hộ để thu thập số liệu suốt vụ
nuôi. Kết quả cho thấy năng suất trung bình của mô hình nuôi TC (7.067 kg/ha/vụ)
10



cao hơn mô hình nuôi BTC (2.927 kg/ha/vụ) (p<0,05). Tuy nhiên tỷ lệ sống của mô
hình TC (80,1%), BTC (64,8%) và FCR ở mô hình TC (1,47), BTC (1,45) khác
nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Lợi nhuận của mô hình nuôi TC (231
triệu đồng/ha/vụ) cao hơn ở mô hình nuôi BTC (71,6 triệu đồng/ha/vụ) (p<0,05).
Nguyễn Trọng Lương và Đặng Hoàng Xuân Huy (2009) đã sử dụng mô hình
phân tích màng dữ liệu (DEA) để tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào trong hai trường
hợp là qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và qui mô ảnh hưởng đến kết
quả sản xuất. Sáu biến đầu vào và một biến đầu ra đã được sử dụng để phân tích
hiệu quả kỹ thuật cho 100 tàu lưới vây cá cơm tại Cam Ranh và Nha Trang. Kết quả
cho thấy, các tàu nghề lưới vây cá cơm ở Nha Trang sử dụng hiệu quả các yếu tố
đầu vào hơn các tàu ở Cam Ranh. Cụ thể, tại Cam Ranh có tới 81,82% số tàu chưa
đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng
đến kết quả sản xuất và chỉ có 18,8% số tàu nghề lưới vây cá cơm là đạt hiệu quả
theo qui mô. Trong khi đó tỷ lệ này đối với các tàu ở Nha Trang lần lượt là 75% và
25%.
Phạm Thị Thanh Bình, Hoàng Thu Thủy và Lê Kim Long (2013) đã phân tích
hiệu quả kỹ thuật cho các tàu khai thác cá ngừ đại dương tại tỉnh Khánh Hòa bằng
phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) theo mô hình tối thiểu hóa đầu vào.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghề khai thác cá ngừ đại dương của Khánh Hòa đang
sử dụng lãng phí các nguồn lực đầu vào, đặc biệt là nhóm tàu có công suất lớn.
Lê Kim Long và Đặng Hoàng Xuân Huy (2015) đã phân tích hiệu quả kỹ thuật
cho các ao nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh
Hòa bằng phương pháp phân tích màng dữ liệu (DEA) theo mô hình tối thiểu hóa
đầu vào và phương pháp đường biên ngẫu nhiên (SPF). Nghiên cứu được tiến hành
năm 2012 với 248 hộ nuôi tôm he chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Kết quả cho thấy hệ số hiệu quả kỹ thuật của các hô tôm thẻ chân theo phương
pháp SPF biến động từ 0,1764 đến 0,9504 giá trị trung bình là 0,6867. Theo phương
pháp DEA_VRS, hệ số hiệu quả kỹ thuật biến động từ 0,001 đến 1,000 với giá trị
trung bình là 0,7192. Các yếu tố lao động, con giống, chi phí biến đổi khác có ảnh
11



hưởng tới sản lượng, vì vậy người nông dân cần sử dụng cân đối và hợp lý các yếu
tố này vào sản xuất nuôi tôm.
Đặng Hoàng Xuân Huy và Trần Văn Thắng (2013) đã đo lường hiệu quả chi
phí (CE) cho các ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại Thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa bằng
phương pháp màng dữ liệu (DEA) tối thiếu hóa các yếu tố đầu vào trong trường hợp
quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) và quy mô ảnh hưởng đến
kết quả sản xuất (VRS); dữ liệu điều tra từ 250 ao nuôi với 01 biến đầu ra và 12
biến đầu vào. Qua nghiên cứu cho thấy, hệ số hiệu quả chi phí trung bình của ao
nuôi theo mô hình CRS là 0,511 và VRS là 0,65.
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở vị trí địa lý từ
11o18’14” đến 12o09’15” vĩ độ Bắc và từ 108o09‘08” đến 109o14’25” kinh độ Đông.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.358,3 km 2. Toàn tỉnh có 6 huyện và 1 thành phố bao
gồm: Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải, Bác Ái, Thuận Bắc, Thuận Nam và thành
phố Phan Rang – Tháp Chàm.

12


Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận
Tỉnh Ninh Thuận nằm ở vị trí trung điểm giao thông dọc theo quốc lộ 1A,
đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 27 lên Tây Nguyên. Chiều dài ranh giới hành
chính của tỉnh như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa: 89 km;
- Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận: 41 km;
- Phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng: 99 km;

- Phía Đông giáp biển Đông: 105 km.
1.2.1.2 Địa hình
Ninh Thuận nằm ở sườn Ðông của dãy Trường Sơn. Do đó địa hình, địa mạo
khá phức tạp gồm đồi núi, đồng bằng, đầm phá phân bố xen kẽ. Địa hình đồi núi
phân bố phía Tây tạo thành hình cánh cung, kéo dài tận biển, chiếm khoảng 70% diện
tích của tỉnh, với nhiều núi cao. Trong đó, núi Chúa, E’Lâm Hạ, E’Lâm Thượng (ở vùng
giáp với tỉnh Khánh Hòa) cao tới 1000–1700m, dãy Mũi Dinh (ở phía Nam tỉnh) cao tới
800-1500m. Độ dốc địa hình từ 15% đến 40%. Địa hình đồng bằng dọc theo Sông Cái
Phan Rang và các dải cát nhỏ hẹp ven biển (lớn nhất là đồng bằng Phan Rang) được
các cung núi từ dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển bao quanh gồm 20 xã, phường
ven biển. Độ dốc địa hình từ 0-30 % chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên.
1.2.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo Bản đồ sử dụng đất tỷ lệ 1/100.000 năm 2000, tỉnh Ninh Thuận có các
nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất cát ven biển: Phân bố dọc các xã, phường ven biển, có 3 loại đất.
Thành phần cơ giới chủ yếu là cát, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém, độ phì
nhiêu thấp. Trên loại đất này có thể khai thác một phần để trồng dừa, điều, còn lại
những nơi đất bạc màu, dinh dưỡng kém cần trồng rừng phủ xanh, chống cát bay.
- Nhóm đất mặn, phèn: Tập trung chủ yếu ven biển, có 4 loại đất. Đất được
hình thành bởi quá trình lắng đọng của các sản phẩm trầm tích, chịu ảnh hưởng của
nước biển và các sản phẩm biển.

13


- Nhóm đất phù sa: Phân bố chủ yếu ở hạ lưu các sông, nhất là sông Cái
Phan Rang, có 6 loại đất, thích hợp với trồng cây lương thực, hoa màu, cỏ phục
vụ chăn nuôi.
- Nhóm đất xám: Phân bố ở bậc thềm chuyển tiếp ở độ cao 50-100m, có 13
loại đất. Do có độ phì thấp, chua, nghèo mùn nên chỉ thích hợp cho trồng rừng và có

thể cải tạo để trồng mía.
- Nhóm đất vàng đỏ: là đất có diện tích lớn nhất, có 4 loại đất. Nhóm đất này
có độ phì thấp, tầng canh tác mỏng, độ dốc lớn, ít thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Cần có biện pháp cải tạo và bảo vệ thông qua trồng rừng phủ xanh.
- Nhóm đất vàng đỏ trên núi: Phân bố ở độ cao lớn, độ dốc lớn, có 2 loại đất,
không sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp,
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được phân ra 8 nhóm đất cơ bản. Diện tích và tỉ lệ
diện tích của các nhóm đất được tổng hợp như sau:
Bảng 1.1. Tổng hợp diện tích theo các nhóm đất tỉnh Ninh Thuận
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nhóm đất
Nhóm đất cát
Nhóm đất mặt
Nhóm đất phù sa
Nhóm đất xám
Nhóm đất đỏ xám nâu
vùng bán khô hạn
Nhóm đất đỏ vàng
Nhóm đất trơ sỏi đá.
Nhóm đất khác

Tổng cộng

Diện tích

Tỉ lệ

(ha)
10.353
5.531
15.811
28.429

(%)
3,08
1,65
4,7
8,46

231.454

68,89 Màu và cây công nghiệp

11.733
17.272
15.426

3,49
5,14
4,59


335.800

100

Cây trồng thích hợp
Rừng phòng hộ ven biển, hành tỏi
Nuôi trồng thủy sản
Lúa màu và cây công nghiệp
Màu và cây công nghiệp

Cây công nghiệp lâu năm
Rừng

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Thuận

1.2.1.4 Đặc điểm khí hậu - khí tượng
Ninh Thuận nằm sâu trong nội chí tuyến Bắc Bán Cầu, ở vị trí trong khoảng từ
11o18’14” đến 12o 09’15” vĩ độ bắc; có hai mùa rõ rệt Mùa mưa là những tháng liên
tục có lượng mưa tháng chiếm 8,3% lượng mưa năm với tần suất xuất hiện bằng
14


hoặc lớn hơn 50%. Mùa mưa ở Ninh Thuận được xác định là bắt đầu từ tháng 9, kéo
dài đến tháng 12. Thời gian còn lại trong năm là mùa khô.
1.2.1.5 Lượng mưa
Trên địa bàn tỉnh có tổng lượng mưa năm thấp nhất trong cả nước. Khu vực
đồng bằng ven biển trung bình vào khoảng 700-1000mm, khu vực thượng lưu sông
Cái Phan Rang từ 1.800-2.200mm. Theo không gian, lượng mưa năm giảm dần từ
Tây sang Đông (tức là từ vùng núi xuống đồng bằng ven biển).
Theo thời gian, sự phân bố lượng mưa năm rất không đồng đều, khoảng 55 –

65 % lượng mưa năm tập trung vào 4 tháng cuối năm, là thời kỳ mùa mưa ở Ninh
Thuận. Ngược lại, trong 8 tháng mùa khô, từ tháng 1 – 8, tổng lượng mưa thường
chỉ bằng khoảng 35 - 45% lượng mưa cả năm.
1.2.1.6 Nhiệt độ không khí
Ninh Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm. Hầu hết các vùng đồng bằng ven
biển và các vùng núi thấp kế cận đều có nhiệt độ trung bình năm trên 27,5oC và
tổng nhiệt quanh năm trên 9.400oC.
Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 27,1 oC. Nhiệt độ cao nhất trong tỉnh từ 29,0 oC
đến 30,2oC. Nhiệt độ thấp nhất khu vực đồng bằng là 24,1 oC. Hàng năm, nhiệt độ
thường giảm thấp vào các tháng 1, tháng 2, sau đó tăng dần và thường đạt cực đại vào
tháng 5, 6 rồi lại giảm dần đến tháng 1 năm sau. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa
tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 5 – 6 oC. Biên độ nhiệt độ ngày trung bình 7 –
9oC.
1.2.1.7 Số giờ nắng
Ninh Thuận là tỉnh có tổng số giờ nắng trong năm cao nhất nước. Tổng số giờ
nắng trung bình hàng năm của Ninh Thuận từ 2.918 – 3.114 giờ, rất thuận lợi cho sự
quang hợp của cây trồng (nhất là những cây phù hợp với điều kiện nhiệt độ cao),
cũng như cho nghề sản xuất muối và việc thu năng lượng mặt trời phục vụ cho đồng
bào vùng sâu, vùng xa. Số giờ nắng trung bình ngày trong năm là 7,6 giờ. Số giờ
nắng trung bình mùa khô từ 8 - 10 giờ/ngày và trong mùa mưa từ 6 – 7 giờ/ngày.

15


1.2.1.8 Lượng bốc hơi
Bốc hơi được phân ra 3 loại chính: Bốc hơi khả năng, bốc hơi tiềm năng và
bốc hơi thực tế. Ở đây, chỉ nêu lên loại bốc hơi khả năng được tính toán từ tài liệu
quan trắc của trạm khí tượng Phan Rang.
Tổng lượng bốc hơi khả năng ở Ninh Thuận tương đối ổn định. Hàng năm
tổng lượng bốc hơi khả năng đạt từ 1.650 – 1.850 mm, phân bố không đều trong các

tháng. Từ tháng 8 đến tháng 10 tổng lượng bốc hơi hàng tháng trung bình từ 80 120mm, các tháng còn lại trong năm phổ biến từ 130 – 180 mm.
1.2.1.9 Ẩm độ không khí
Độ ẩm tương đối trung bình năm ở tỉnh Ninh Thuận thuộc loại thấp, dao động
từ 74-75%, phân bố không có quy luật chung rõ rệt theo không gian (phạm vi và độ
cao). Thời kỳ mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) độ ẩm các tháng dao động từ 77 81%. Thời kỳ mùa khô, độ ẩm trung bình tháng dao động từ 70 - 77%. Độ ẩm tương
đối trung bình biến đổi từ tháng này qua tháng khác chỉ chênh lệch khoảng 1 - 2%.
Riêng tháng kết thúc mùa khô bắt đầu mùa mưa, độ ẩm không khí chênh lệch 5 –
6%. Biên độ năm của độ ẩm tương đối trung bình từ 10 - 13%. Độ ẩm tương đối
thấp nhất ở tất cả các tháng trong năm đều dưới 50%.
1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.1 Dân số
Theo số liệu Niên giám thống kê năm 2012 của tỉnh Ninh Thuận, toàn tỉnh có
576.688 người, dân số trung bình huyện 82.384 người, mật độ là 172 người/km 2; tỷ
lệ gia tăng dân số tự nhiên các huyện 1,25%. Dân cư phân bố không đều, tập trung
chủ yếu ở thành phố, thị trấn, gần các trục giao thông.
Bảng 1.2. Hiện trạng dân số các huyện năm 2015
Huyện/TP
Tp. PR-TC
Bác Ái

Dân số 2015 (người)

Diện tích
(km2)

Tổng

Nông thôn

79,38


172.304

9.416

1.027,30

26.685

26.685

16

Thành thị
162.888

Mật độ dân số
(người/km2)
2.170
26


Ninh Sơn

771,33

75.208

63.468


11.740

98

Ninh Hải

253,87

91.937

75.825

16.112

362

Ninh Phước

342,34

129.990

104.982

25.008

380

Thuận Bắc


319,24

41.229

41.229

129

Thuận Nam

564,53

58.497

58.497

103

3.357,99

595.850

380.102

Tổng

215.748

177


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2015
Dân cư phân bố không đồng đều giữa các huyện và giữa khu vực nông thôn
với thành thị. Tỷ lệ cư dân nông thôn chiếm 64%, khu vực thành thị chiếm 36%.
Mật độ dân số trung bình là 2.109 người/km2. TP. Phan Rang – Tháp Chàm là nơi có
mật độ dân số cao nhất, với 2.170 người/km 2. Trong khi đó, huyện Bác Ái mật độ
dân số thấp nhất, chỉ có 26 người/km2.
1.3.2 Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 trên địa bàn nghiên cứu khoảng
330.122 người, chiếm khoảng 55,4% tổng dân số.
Bảng 1.3 Cơ cấu lao động tỉnh Ninh Thuận năm 2015
STT
Thành phần
1
Nhà nước
2
Ngoài nhà nước
3
Đầu tư nước ngoài
Tổng dân số trong độ tuổi lao động (có
khả năng lao động)

Số lượng (người)
32.958
295.924
1.240

Tỷ lệ(%)
9,98
89,64
0,38


330.122

100,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2015
Nguồn lao động của tỉnh tương đối dồi dào, chủ yếu tập trung các ngành
ngoài nhà nước chiếm 89,64% tổng số lao động trong toàn tỉnh.
1.3.3 Trình độ văn hóa
Tỉnh Ninh Thuận là tỉnh có tỷ lệ khá lớn đồng bào dân tộc sinh sống, do vậy
trình độ dân trí của người dân nhìn chug chưa cao. Khả năng tiếp cận với khoa học
kỹ thuật, việc hiện đại hóa trong các kỹ thuậ cánh tác để tăng năng suất trong sản
xuất còn nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây chính quyền địa phương rất quan
17


tâm đến công tác nâng cao trình độ dân trí cho người dân. Theo số liệu thống kê số
lượng và giáo viên trên địa bàn tỉnh năm 2015-2016.
Bảng 1.4. Số trường học và giáo viên năm học 2015-2016
Loại trường

Số lượng (trường)

Số giáo viên (người)

Số học sinh (người)

Mẫu giáo

89


1.276

21.338

Tiểu học

152

3.075

56.555

Trung học cơ sở

64

2.106

37.091

Trung học phổ thông

19

994

16.294

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2015

Số lượng các trường học cũng như các cơ sở hạ tầng khác được xây dựng ngày
càng nhiều. Chất lượng giáo dục được chú trọng nâng cao. Khi trình độ học vấn
được nâng cao, tạo nguồn lực lao động có tri thức, chuyên môn tốt là một yêu cầu
cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều này có quan hệ chặt chẽ với tính
bền vững của tài nguyên nước bởi trình độ văn hóa có tác động rất lớn đến nhận
thức của người dân trong việc khai thác, sử dụng nước và các biện pháp trong bảo
vệ nguồn nước.
1.3.4 Phát triển kinh tế
Ninh Thuận là tỉnh nằm trong vùng duyên hải của miền Nam Trung bộ. Có
tiềm năng đất đai đa dạng, phong phú, điều kiện thiên nhiên thuận lợi với khí hậu
nhiệt đới – nắng nhiều, thích hợp nhiều loại cây trồng ngắn ngày cũng như dài ngày,
đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế và có khả năng phát triển tập
trung như cây nho, táo, bông vải. . . và chăn nuôi đại gia súc. Nông - lâm nghiệp và
thủy sản là ngành hiện đang đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế trên địa
bàn tỉnh, chiếm khoảng 40,6% tổng GDP (2015). Đây là những điều kiện khá thuận
lợi để tỉnh có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Chính vì lẽ đó, hiện tại
cũng như trong tương lai xa, nông nghiệp vẫn là ngành có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế của tỉnh Ninh Thuận. Ngoài ra, nằm kề vùng ĐNB nói chung có vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam và liền kề vùng kinh tế miền Trung Trung bộ, Ninh

18


×