Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu thành phần loài Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.29 KB, 134 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI THÂN MỀM CHÂN BỤNG
(GASTROPODA) Ở KHU VỰC NÚI ĐÁ VÔI HUYỆN THANH LIÊM,
TỈNH HÀ NAM

VŨ NGÂN PHƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8440301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐỖ VĂN NHƯỢNG
2. PGS.TS. HOÀNG NGỌC KHẮC

HÀ NỘI, NĂM 2018


i

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cánbộ hướng dẫn chính: PGS. TS. Đỗ Văn Nhượng

Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS. TS. Hoàng Ngọc Khắc

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Dương Tiến Đức

Cán bộ chấm phản biện 2: PGS. TS. Đồng Thanh Hải



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 29 tháng 09 năm 2018


ii

Tôi xin cam đoan
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong luật sở hữu trí tuệ và pháp luật
Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Ngân Phương


iii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường cho đến khi hoàn
thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của tập thể các thầy, cô giáo
trong Khoa Môi trường thuộc Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS. TS. Đỗ Văn Nhượng và
PGS. TS. Hoàng Ngọc Khắcđã trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ và
định hướng giúp tôi hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin cảm ơn người dân tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm đã rất
nhiệt tình giúp đỡ tôi ngoài thực địa, cung cấp những thông tin cần thiết cho tôi

trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình
đã động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận văn
của mình.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2018
Tác giả

Vũ Ngân Phương


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ..........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ ........................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Nôi dung nghiên cứu............................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 3
1.1 Tổng quan về Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ............................................. 3
1.2 Giá trị thực tiễn của Thân mềm Chân bụng ......................................................... 4
1.3 Tình hình nghiên cứu Thân mềm Chân bụng ở Việt Nam ................................... 7
1.4 Đặc điểm tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu .............................................. 11
1.4.1 Vị trí địa lý................................................................................................................ 11
1.4.2 Khí hậu, địa hình ..................................................................................................... 12
1.4.3 Điều kiện kinh tế- xã hội ......................................................................................... 13

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 14
2.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 14
2.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 14
2.3 Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 15
2.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 16
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 16
2.4.2 Phương pháp chuyên gia .................................................................................. 17
2.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học ..................................................................... 17


v

2.4.4 Nghiên cứu ngoài thực địa ..................................................................................... 17
2.4.5 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ..................................................................... 19
2.4.6 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 24
3.1 Thành phần loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu ................ 24
3.1.1 Danh lục các loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu .................... 24
3.1.2 Cấu trúc thành phần loài Thân mềm chân bụng tại khu vực nghiên cứu ........ 29
3.1.3 Đặc điểm phân bố Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu ................... 38
3.2 Một số đặc điểm hình thái ngoài các loài Thân mềm Chân bụng ở khu vực
nghiên cứu ................................................................................................................ 44
3.3 Bảo tồn và phát triển Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu ........ 84
3.3.1 Giá trị thực tiễn của Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu. .............. 84
3.3.2 Các nhân tố đe dọa tới đa dạng Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu ... 86
3.3.3 Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Thân mềm Chân bụng tại khu vực
nghiên cứu .......................................................................................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 92
1. Kết luận ................................................................................................................ 92
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 94
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 100


vi

THÔNG TIN LUẬN VĂN
Họ và Tên:Vũ Ngân Phương
Lớp: CH2B. MTKhóa: 2016-2018
Cán bộ hướng dẫn:
1. PGS. TS. Đỗ Văn Nhượng
2. PGS. TS. Hoàng Ngọc Khắc
Tên đề tài: Nghiên cứu thành phần loài Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở khu
vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Thông tin luận văn:
Sau quá trình nghiên cứu thu lượm các loài Thân mềm Chân bụng ở nước và ở
cạn thuộc vùng núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã xác định được 66
loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu thuộc 37 giống, 23 họ, 6 bộ, 2
phân lớp. Mô tả đặc điểm hình thái của các loài Thân mềm Chân bụng ở cạn và ở
nước tại khu vực nghiên cứu và đã đưa ra được sơ đồ cấu trúc thành phần loài.
Xác định được đặc trưng phân bố về loài trong các sinh cảnh đều tuân theo quy
luật chung: Môi trường tự nhiên đa dạng hơn so với môi trường chịu nhiều tác động
của con người. Qua đó đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển và khai thác sử
dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học loài Thân mềm Chân bụng ở khu vực
nghiên cứu


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT

Viết tắt

Nội dung diễn giải

KVNC

Khu vực nghiên cứu

TMCB

Thân mềm Chân bụng

Rtn

Rừng tự nhiên

đtcnn &vn

Đất trồng cây ngắn ngày và vườn nhà


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Vị trí thu mẫu ở khu vực nghiên cứu ........................................................16
Bảng 3.1. Thành phần loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực núi đá vôi huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. ..........................................................................24
Bảng 3.2: Số lượng, tỷ lệ các taxon của các phân lớp TMCB tại KVNC.................29
Bảng 3.3: Số lượng, tỷ lệ các taxon của các bộ TMCB tại KVNC...........................30
Bảng 3.4: Độ phong phú của các taxon bậc họ Thân mềm Chân bụng ....................32

Bảng 3.5: Số lượng các loài ốc cạn thuộc 2 phân lớp ở các khu vực lân cận. ..........36
Bảng 3.6: Số lượng các loài ốc nước thuộc 2 phân lớp ở các khu vực lân cận ........37
Bảng 3.7: Độ phong phú của TMCB ở cạn trong các sinh cảnh tại KVNC .............39
Bảng 3.8: Chỉ số tương đồng (SI) của TMCB ở cạn trong các sinh cảnh tại KVNC ......40
Bảng 3.9: Độ phong phú của TMCB dưới nước trong các sinh cảnh tại KVNC .....40
Bảng 3.10: Chỉ số tương đồng của TMCB dưới nước giữa các sinh cảnh tại KVNC
......................................................................................................................41
Bảng 3.11: Độ đa dạng (D) loài TMCB trong các sinh cảnh ở KVNC ....................42
Bảng 3.10: Thống kê các cơ sở sản xuất, hoạt động ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
tại KVNC .....................................................................................................86


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Sơ đồ cấu tạo Thân mềm Chân bụng ..........................................................3
Hình 1.2 Vị trí địa lý của huyện Thanh Liêm ...........................................................11
Hình 1.3: Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng của thị trấn Chi
Nê năm 2016 ..............................................................................................12
Hình 2.1 : Vị trí khảo sát ở khu vực nghiên cứu .......................................................15
Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo vỏ ốc cạn.............................................................................20
Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo vỏ ốc nước ..........................................................................20
Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc thành phần loài Thân mềm Chân bụng tại KVNC ..................28
Hình 3.2: Tương quan số lượng các bậc taxon của các bộ TMCB tại KVNC ..........31
Hình3.3: Tương quan số lượng giống và loài trong các họ Thân mềm Chân bụng..33
Hình 3.4:Số lượng họ, giống, loài TMCB ở cạn trong các sinh cảnh tại KVNC .....39
Hình 3.5: Độ phong phú của TMCB nước ngọt trong các sinh cảnh tại KVNC ......41



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành thân mềm (Mollusca) là một trong những ngành lớn của giới Động vật
(Animalia) chỉ xếp sau Chân Khớp (Arthropoda), có nhiều chủng loại rất đa dạng,
phong phú (khoảng 130.000 loài). Khoảng 80% trong số các loài Thân mềm đã
được biết đến là Chân bụng [1]. Đây là lớp duy nhất của ngành Thân mềm có cả đại
diện sống ở dưới nước và trên cạn. Với sự đa dạng về số lượng loài, hình thái, phân
bố nên Thân mềm Chân bụng có ý nghĩa quan trọng về tiến hóa – thích nghi (sống
được cả ở trên cạn lẫn dưới nước), đa dạng sinh học, giá trị khảo cổ và thực tiễn.
Thân mềm Chân bụng còn có thể sử dụng như một nhóm chỉ thị đa dạng sinh học
động vật không xương sống [2].
Thân mềm Chân bụng gắn bó mật thiết với đời sống con người, được cư dân
nhiều nơi khai thác như một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, được dùng làm
thức ăn cho con người và trong chăn nuôi, nhiều loài trở thành thực phẩm đặc sản
giàu chất dinh dưỡng như ốc núi ở Tây Ninh (Cyclophorus anamiticus, Cyclophorus
martensianus) có hàm lượng protein lên tới 57,94% và 34,34% [3]. Trong y học cổ
truyền từ xa xưa con người có thể sử dụng ốc sên chữa các bệnh như: hen suyễn,
đau bụng kinh niên, thấp khớp,…Bệnh viện thần kinh Hà Nội từng dùng ốc sên chế
thành siro, bột ốc sên, kẹo gôm sên, dùng làm thuốc bồi dưỡng cơ thể. Ngoài ra, vỏ
nhiều loài có hình dạng, màu sắc, hoa văn và có lớp xà cừ nhẵn bong rất đẹp nên
còn được dùng trong khảm trai, mĩ nghệ và trang sức. Bên cạnh những giá trị thực
tiễn đem lại, Thân mềm Chân bụng còn có những loài gây hại phá hoạ cây trồng,
mùa màng như: ốc sên (Achatina fulica), ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata,
Pomacea bridgesi); vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá cho gia súc, gia cầm và cả
con người:Lymnaea swinhoei, Lymnaea viridis, Gyranlus sinensis, Polypilis
haemisphaerula; ốc mút (Melanoides tuberculatus) còn là vật chủ trung gian của
sán lá phổi [4]



2

Thân mềm Chân bụng được coi như là sinh vật chỉ thị cho tình trạng thay đổi
của môi trường do có những đặc tính như ít di chuyển, số lượng cá thể của quần thể
lớn, kích thước đa dạng, mẫn cảm với những thay đổi của môi trường. Một số loài
hoàn toàn bị giới hạn trong khu vực đá vôi do chúng cần đá vôi để tạo vỏ, những
loài khác có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau nhưng số lượng không nhiều [2].
Huyện Thanh Liêm là huyện phíaTây Nam của tỉnh Hà Nam, địa hình phần
lớn là núi đá vôi thấp, có điều kiện sinh thái thuận lợi cho Thân mềm Chân bụng
phát triển, nhất là những loài Thân mềm Chân bụng ở cạn. Tuy nhiên do việc khai
thác khoáng sản của con người đã tác động tới môi trường, ảnh hưởng đến đa dạng
của Thân mềm Chân bụng. Mặt khác, chưa códẫn liệu nào về Thân mềm Chân bụng
tại khu vực này tính đến nay.Vì vậy để góp phần tìm hiểu về thành phần loài Thân
mềm Chân bụng và đa dạng sinh học tại khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh
Hà Nam, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài Thân mềm
Chân bụng (Gastropoda) ở khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà
Nam”.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được thành phần loài, đặc điểm phân bố của Thân mềm Chân bụng tại

khu vực núi đá vôi huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Đề xuất một số giải pháp bảo
tồn, phát triển và khai thác bền vững tài nguyên đa dạng sinh học Thân mềm Chân
bụng tại khu vực nghiên cứu.
3.

Nôi dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu thành phần loài, phân bố của Thân mềm Chân bụng ở


khu vực nghiên cứu.
Nội dung 2: Tóm tắt đặc điểm hình thái, kích thước, sinh thái của các loài Thân
mềm Chân bụng ở khu vực nghiên cứu.
Nội dung 3: Đề xuất một số biện pháp bảo tồn, phát triển và khai thác sử dụng
bền vững tài nguyên đa dạng sinh học loài Thân mềm Chân bụng ở khu vực nghiên
cứu.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×