Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TTLA tieng viet nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân động kinh cơn co cứng co giật và kết quả điều trị trầm cảm bằng fluoxeti

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.61 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
-----------------------------

ĐÀM ĐỨC THẮNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở
BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH CƠN CO CỨNG – CO GIẬT VÀ
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM BẰNG FLUOXETIN

Chuyên ngành: Khoa học Thần kinh
Mã số:

9720159

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN QUÂN Y - BỘ QUỐC PHÒNG
--------------------------------------------

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. BÙI QUANG HUY
2. PGS.TS. NGÔ NGỌC TẢN
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Văn Chương
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Cường
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Ngọc
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ


Vào hồi

giờ, ngày

tháng

năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Học viện Quân y – Bộ Quốc phòng
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não do nhiều nguyên
nhân gây ra, tỷ lệ người bị động kinh 0,5 - 1% dân số thế giới. Ở Việt
Nam cứ 1000 người có 5 - 8 người bị động kinh. Động kinh toàn thể
chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh nhân động kinh, trong đó động
kinh toàn thể co cứng - co giật là hay gặp nhất.
Trầm cảm chiếm khoảng 20 - 40% bệnh nhân động kinh. Tuy
nhiên, triệu chứng lâm sàng của trầm cảm thường không điển hình
nên khó chẩn đoán và đánh giá.
Tần suất cơn động kinh, một số thuốc kháng động kinh, sự kỳ thị
của cộng đồng,... có liên quan tới trầm cảm ở bệnh nhân động kinh.
Nồng độ của Serotonin trong huyết tương được cho là có liên
quan đến trầm cảm, thường giảm rõ rệt so với người bình thường.
Nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc chống trầm cảm ức chế tái

hấp thu có chọn lọc Serotonin được lựa chọn đầu tiên để điều trị trầm
cảm ở bệnh nhân động kinh. Đặc biệt, Fluoxetin được Cục Quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận sử dụng điều trị.
Ở Việt Nam, đã có một số báo cáo khoa học lẻ tẻ về về trầm cảm
ở bệnh nhân động kinh. Tuy nhiên, điều trị trầm cảm ở những bệnh
nhân này chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng.
2. Mục đích của đề tài
- Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở nhóm bệnh nhân
động kinh toàn thể co cứng - co giật được nghiên cứu.
- Định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương và nhận xét
mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc điểm động
kinh toàn thể co cứng - co giật ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.


2

- Nhận xét kết quả điều trị rối loạn trầm cảm bằng Fluoxetin kết
hợp với thuốc kháng động kinh ở bệnh nhân động kinh toàn thể co
cứng - co giật.
3. Ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp mới của đề tài
- Là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về đặc điểm lâm
sàng, nồng độ Serotonin trong huyết tương và một tố nguy cơ liên
quan, đặc biệt là điều trị trầm cảm ở BN ĐK toàn thể co - cứng co
giật bằng Fluoxetin kết hợp với thuốc kháng ĐK ứng dụng trong
hoàn cảnh và điều kiện tại Việt Nam.
- Nghiên cứu nhận thấy trầm cảm mức độ vừa có tỷ lệ cao nhất
71,57%. Tần suất cơn ĐK mau hơn khi BN có trầm cảm kèm theo.
Hầu hết bệnh nhân chỉ được điều trị động kinh bằng Phenobarbital và
Phenytoin trong một thời gian dài. 38,24% BN sử dụng ≥ 2 thuốc
kháng ĐK trong đó Phenobarbital và Phenytoin chiếm 74,36%. Liều

lượng Fluoxetin 20,61 ± 3,45 mg/ngày có hiệu quả điều trị trầm cảm.
- Công trình nghiên cứu để mở ra một hướng mới cho việc lựa
chọn thuốc chống trầm cảm đặc biệt là Fluoxetin kết hợp với thuốc
kháng ĐK cho điều trị trầm cảm ở BN ĐK.
4. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 164 trang, 44 bảng số liệu, 11 biều đồ
và 2 hình minh họa (chưa bao gồm phụ lục). Đặt vấn đề 2 trang; Chương
1: Tổng quan tài liệu 38 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu 20 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 36 trang; Chương
4: Bàn luận 45 trang và Kết luận 2 trang; Kiến nghị 1 trang; Danh mục
các công trình nghiên cứu công bố kết quả luận án 1 trang; Tài liệu tham
khảo 19 trang (21 tài liệu tiếng Việt và 145 tài liệu tiếng nước ngoài).
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Động kinh toàn thể co cứng - co giật
Động kinh toàn thể co cứng - co giật là loại động kinh toàn thể
điển hình xuất hiện do sự phóng điện kịch phát lan toả trên cả hai bán


3

cầu biểu hiện trên lâm sàng ngay từ cơn đầu tiên. Trên lâm sàng cơn
diễn biến khá điển hình với 3 giai đoạn kế tiếp nhau co cứng, co giật
và doãi mềm, kéo dài khoảng 40 – 70 giây hoặc lên tới 90 giây.
Điện não đồ trong cơn thường xuất hiện nhiều nhiễu của điện cơ.
Trong giai đoạn co cứng, các sóng biên độ thấp được quan sát trong
các đạo trình trước đó phát triển thành các điện thế kịch phát gai
nhọn - sóng chậm biên độ lớn kéo dài đến hết giai đoạn co giật.
Điện não đồ ngoài cơn thường thấy loạn nhịp điện não, xen kẽ
sóng chậm (delta, theta) biên độ lớn hoặc gai nhọn, có thể thấy loạt
kịch phát như trong cơn.

1.2. Trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng - co giật
Hiện nay, bệnh nguyên, bệnh sinh trầm cảm ở BN ĐK vẫn chưa
được hoàn toàn sáng tỏ. Những bất thường về cấu trúc thần kinh,
Monoamin, Serotonin, trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận
(HPA) và interleukin - 1b...đều đóng một vai trò quan trọng trong sự
phát triển chung của 2 bệnh này.
Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở BN ĐK thường không điển hình,
được phân chia thành 3 loại: giai đoạn trầm cảm, trầm cảm không điển
hình hoặc loạn khí sắc và rối loạn giống loạn khí sắc với các triệu
chứng xuất hiện từng cơn có thể nhẹ hơn so với trầm cảm điển hình.
Nồng độ Serotonin trong huyết tương và dịch não tủy của bệnh
nhân trầm cảm thường giảm so với người bình thường.
Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm ở BN ĐK như
một số loại thuốc kháng ĐK, tần suất cơn ĐK, thời gian bị ĐK, sự
kỳ thị, các căn nguyên tâm lý xã hội...
1.3. Các phương pháp điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh
Thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc tái hấp thu Serotonin
(SSRI) được lựa chọn đầu tiên điều trị trầm cảm ở BN ĐK.
Fluoxetin là một trong những thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm
SSRI được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)


4

chấp thuận sử dụng điều trị trầm cảm ở BN ĐK. Liều Fluoxetin khởi
đầu là 10mg/ngày, liều tối đa là 80mg/ngày. Fluoxetin ức chế
Cytochrome P-450 enzyme nên có thể làm tăng nồng độ của thuốc
chống ĐK trong dịch não tuỷ và huyết tương, do vậy làm tăng khả
năng chống co giật của thuốc kháng ĐK.
Lựa chọn thứ 2 là thuốc chống trầm cảm nhóm thuốc SNRI bao

gồm: Venlafaxine, Mirtazapine và Duloxetin.
Ở các nước đang phát triển thuốc chống trầm cảm ba vòng cũng
được lựa chọn, nhưng nhóm thuốc này có khả năng dung nạp thấp
hơn và độc tính cao khi quá liều.
Ngoài ra, kết hợp liệu pháp tâm lý, kích thích thần kinh phế vị và
hóa dược có hiệu quả vượt trội so với hóa dược đơn thuần.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu gồm 102 bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng - co
giật được chẩn đoán có trầm cảm, điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm
thần Hải Phòng từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 10 năm 2015.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐK toàn thể co cứng - co giật của Tổ chức
quốc tế chống ĐK (ILAE) năm 1981 và TCYTTG (ICD - 10) năm
1992 mục G 40.30.
Tiêu chuẩn chẩn đoán cho trầm cảm thực tổn theo ICD - 10
(1992) mục F06.32.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp tiến cứu mô tả cắt ngang.
- Thử nghiệm lâm sàng có can thiệp.


5

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Với nghiên cứu này chúng tôi áp dụng “ước tính tỷ lệ trong một
quần thể” theo công thức:


Với p = 0,427 là tỷ lệ trầm cảm ở BN ĐK trong nghiên cứu của
Lopez - Gomez M. và cs. (2005), ∆ = 0,1 (khoảng sai lệch mong muốn)
Từ công thức trên thay bằng các dữ liệu ta tính được n = 94 bệnh
nhân. Trong nghiên cứu của chúng tôi lấy 102 bệnh nhân.
2.2.3. Công cụ đánh giá lâm sàng và kết quả điều trị trầm cảm ở
bênh nhân động kinh toàn thể co cứng - co giật
- Bệnh án nghiên cứu chi tiết, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
- Bảng phân loại ĐK của ILAE năm 1981.
- Bảng phân loại bệnh Quốc tế ICD -10 (1992): mục G 40.30 để
chẩn đoán ĐK toàn thể co cứng - co giật, mục F06.32 để chẩn đoán
rối loạn trầm cảm thực tổn.
- Thang đánh giá trầm cảm Hamilton.
- Định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương.
2.2.4.Mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động
kinh toàn thể co cứng - co giật được nghiên cứu
- Đánh giá lâm sàng trầm cảm.
- Đánh giá các triệu chứng rối loạn tâm thần ở nhóm nghiên cứu.
- Một số xét nghiệm CLS hỗ trợ chẩn đoán phân biệt trầm cảm.
2.2.5.Định lượng Serotonin nồng độ Serotonin trong huyết tương
và nhận xét mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm
cảm và đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật
+ Nồng độ Serotonin trong huyết tương tại thời điểm nhập viện
(T0) và sau 8 tuần (T8) điều trị cho 88 BN trong nhóm nghiên cứu.
+ Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm ở BN ĐK:


6

- Thời gian bị bệnh ĐK, tuổi khởi phát cơn ĐK, nguyên nhân
ĐK, tần suất cơn co giật, giới tính...

- Liều lượng và thời gian sử dụng kháng động kinh (sử dụng
đơn thuần hoặc phối hợp thuốc).
2.2.6. Kết quả điều trị trầm trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động
kinh toàn thể co cứng – co giật bằng Fluoxetin và thuốc kháng ĐK
- Liều lượng thuốc Fluoxetin (Oxeflu sử dụng ở 99 BN).
- Liều lượng thuốc kháng ĐK.
- Đánh giá diễn biến lâm sàng và thang Hamilton ở các thời điểm
từ T0 đến T8 cho 99 BN trong nhóm nghiên cứu.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu
Các số liệu được xử lý và phân tích trên chương trình Stata 12.0
và sử dụng các thuật toán thống kê ứng dụng trong y học.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân nhóm tuổi đối tượng nghiên cứu
Chỉ số thống kê
Nhóm tuổi

STT
1
2
3

< 20
20 - 29
30 - 39

4
5
6


40 - 49
50 - 59
≥ 60

SL
5
27
24

Tỷ lệ (%)
4,90
26,47
23,53

22
21,58
12
11,76
12
11,76
Tổng
102
100,00
Trung bình
38,59 ± 14,14 tuổi
Bảng 3.1 độ tuổi thấp nhất là 18 tuổi và cao tuổi nhất là 79 tuổi,

trung bình của nhóm nghiên cứu là 38,59 ± 14,14 tuổi.



7

Biểu đồ 3.1. Giới tính ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy nam gặp 51 BN chiếm 50,00%,
nữ cũng gặp 51 BN chiếm 50,00%, tỷ lệ nam/nữ = 1.
3.2. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm BN ĐK toàn thể co
cứng - co giật được nghiên cứu

Biểu đồ 3.3. Các triệu chứng điển hình của trầm cảm
Biểu đồ 3.3 cho thấy triệu chứng điển hình của trầm cảm cao
nhất là khí sắc giảm chiếm 96,08%, tiếp đến là mệt mỏi và giảm năng
lượng chiếm 77,45%, mất mọi quan tâm thích thú chiếm 69,61%.


8

Bảng 3.6. Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm
STT
1
2
3
4
5
6
7

Chỉ số thống kê
Triệu chứng phổ biên
Giảm tập trung chú ý
Giảm tự tin

Ý tưởng bị tội và không xứng đáng
Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan
Ý tưởng, hành vi tự sát
Rối loạn giấc ngủ
Ăn ít ngon miệng

SL

Tỷ lệ %

87
89
50
97
37
101
80

85,29
87,25
49,02
95,10
36,27
99,02
78,43

Bảng 3.6 cho thấy rối loạn giấc ngủ có tỷ lệ cao nhất 99,02%,
nhìn tương lai ảm đạm bi quan 95,10%, giảm tự tin 87,25%, ý tưởng
bị tội và không xứng 49,02%, ý tưởng, hành vi tự sát 36,27%.
Bảng 3.7. Các triệu chứng cơ thể khác

Bộ phận
Chỉ số thống kê
STT
SL
Tỷ lệ
cơ thể
Triệu chứng
Nóng rát vùng bụng
16
15,69
Cảm giác buồn nôn
3
2,94
1
Tiêu hóa
Cảm giác ruột co thắt
9
8,82
Đầy bụng, ăn không tiêu
23
22,55
Hồi hộp
17
16,67
Tim
2
mạch
Mạch nhanh
11
10,78

Bốc hỏa
10
9,80
Chóng mặt
14
13,73
Thần
3
Ra mồ hôi
5
4,90
kinh


8
7,84
thực vật
Khác
1
0,98
Giảm ham muốn tình dục
43
42,16
4
Khác
Rối loạn kinh nguyệt (n=51)
14
27,45



9

Kết quả bảng 3.7 cho thấy các triệu chứng hay gặp nhất là mất
(giảm) ham muốn tình dục: 42,16%, tiếp đến là đầy bụng, ăn không
tiêu gặp 22,55%, hồi hộp gặp 16,67%, chóng mặt gặp 13,73%.

Biểu đồ 3.4. Mức độ trầm cảm theo ICD – 10
Kết quả biểu đồ 3.4 cho thấy trầm cảm mức độ vừa hay gặp nhất
với chiếm 71,57%, trầm cảm nặng chiếm 20,59%, trầm cảm nhẹ
chiếm 7,84%.
3.3. Kết quả định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương và
mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và
đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật
3.3.1. Nồng độ Serotonin trong huyết tương
Bảng 3.23. Nồng độ Serotonin trong huyết tương (n=88)
Thời gian
Nồng độ

Trung bình
(ng/ml)

XN lần 1 (T0)

42,30 ± 24,46

Nhỏ nhất -Lớn nhất
(ng/ml)
24,61 - 139,74

XN lần 2 (T8)


79,39 ± 67,87

25,68 - 407,67

p
< 0,01


10

Kết quả bảng 3.23 cho thấy nồng độ Serotonin tại thời điểm T0 là
42,30 ± 24,46ng/ml, tăng rõ rệt tại thời điểm T8 79,39 ± 67,87ng/ml,
(có ý nghĩa thống kê với p < 0,01).
3.3.2. Mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và
đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật ở nhóm bệnh nhân
được nghiên cứu

Biểu đồ 3.7 Thời gian mang bệnh ĐK cơn co cứng - co giật
Biểu đồ 3.7 cho thấy số năm bị bệnh ĐK trung bình là 20,89 ±
13,06 năm, trong đó số BN bị bệnh ĐK > 30 năm là cao nhất chiếm
21,57% và thấp nhất là nhóm 26 - 30 năm chiếm 8,82%.
Bảng 3.25. Liên quan trầm cảm với tần suất xuất hiện cơn ĐK
Trước khi bị
Khi bị
Chỉ số thống kê
trầm cảm
trầm cảm
Tần suất cơn ĐK
SL

Tỷ lệ %
SL
Tỷ lệ %
≤ 1 tháng/1 cơn
2
1,96
6
5,88
>1- 3tháng/1cơn
40
39,22
63
61,76
>3 - 6tháng/1cơn
51
50,00
30
29,41
>6 - 9 tháng/1cơn
4
3,92
1
0,98
>9- 12 tháng/1cơn
2
1,96
0
0,00
>12 tháng/cơn
3

2,94
2
1,96
Trung bình (tháng/1cơn)

4,07 ± 3,73

3,26 ± 3,60


11

p

p < 0,01

Kết quả bảng 3.25 cho thấy tần suất xuất hiện cơn ĐK trước
khi có trầm cảm là 4,07 ± 3,73 tháng/1cơn, khi bị trầm cảm là 3,26 ±
3,60

tháng/1cơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Biểu đồ 3.10 Sử dụng thuốc kháng ĐK đơn thuần
Có 63/102 = 61,76% BN sử dụng thuốc kháng ĐK đơn thuần,
trong đó sử dụng Phenobarbital 57,14%, sử dụng Phenytoin 41,27%
và chỉ có 1BN sử dụng đơn thuần Natri valproate chiếm 1,59%.
Bảng 3.27. Phối hợp thuốc kháng động kinh
STT
1
2

3
4

Chỉ số thống kê
Phối hợp thuốc
Phenobarbital + Phenytoin
Phenobarbital + Natri valproate
Phenytoin + Natri valproate
Phenytoin + Natri valproate +
Carbamazepin
Tổng

n

Tỷ lệ %

29
4
5
1

74,36
10,26
12,82
2,56

39

100,00



12

Kết quả bảng 3.27 cho thấy có 39/102 BN (38,24%), sử dụng
phối hợp thuốc kháng ĐK, trong đó hay gặp nhất là phối hợp
Phenobarbital + Phenytoin chiếm 74,36%.
3.4. Kết quả điều trị trầm cảm ở nhóm BN ĐK toàn thể co
cứng - co giật bằng Fluoxetin kết hợp với thuốc kháng ĐK
3.4.1. Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm ở BN ĐK
Bảng 3.30. Liều lượng Fluoxetin điều trị trầm cảm ở BN ĐK
Chỉ số thống kê
STT
SL
Tỷ lệ %
Liều lượng
1
20mg/ngày
96
96,97
2

40mg/ngày
Liều trung bình (mg/ngày)

3

3,03
20,61 ± 3,45

Kết quả bảng 3.30 cho thấy liều lượng thuốc Fluoxetin (Oxeflu )

trung bình được sử dụng điều trị là 20,61 ± 3,03 mg/ngày trong đó 96
BN được dùng Fluoxetin x 20mg/ngày.
Bảng 3.31. Liều lượng các thuốc kháng động kinh
Chỉ số thống kê
Liều lượng
(mg/ngày)

Phenobarbital
( n=68)

Phenytoin
(n =59)

Natri Valproat
( n=7)

Carbamazepin
(n=1)

Đơn thuần

169,74 ± 45,82

181,48±48,33

1200,00

0

Phối hợp 2 thuốc


125 ± 44,09

162,07±56,15

800 ±346,41

0

Phối hợp 3 thuốc

200,00

233,33±57,74

733,33±115,47

600

152,21 ± 49,95

174,58±54,44

828,57±269,04

600

Trung bình

Kết quả bảng 3.31 cho thấy có 68 BN sử dụng Phenobarbital với

liều trung bình là 152,21 ± 49,95mg/ngày, thuốc Phenytoin với liều
trung bình 175,58± 54,44mg/ngày, Natri Valproat với liều trung bình
828,57 ± 269,04 mg/ngày, Carbamazepin là 1BN với liều 600 mg/ngày.
3.4.2. Kết quả điều trị trầm cảm ở BN ĐK theo từng thời điểm
khác nhau


13

Bảng 3.32. Diễn biến các triệu chứng điển hình của trầm cảm
Thời điểm
Triệu chứng

n
95
69
77

T0
%
95,96
69,70
77,78

n
46
10
7

T8

%
46,46
10,10
7,07

pT0,T8

Khí sắc giảm
<0,01
Mất mọi quan tâm và thích thú
<0,01
Mệt mỏi
<0,01
Kết quả bảng 3.32 cho ta thấy các triệu chứng thuyên giảm từ
thời điểm T0 đến T8 lần lượt như: khí sắc giảm từ 95,96% còn
46,46%, mất mọi quan tâm và thích thú 69,70% còn 10,10%, mệt
mỏi 77,78% còn 7,07%. Sự thuyên giảm các triệu chứng rõ rệt và có
ý nghĩa thống kê với p < 0,01.


14

Bảng 3.33. Diễn biến triệu chứng phổ biến của trầm cảm
T0
T8
Thời gian
pT0,T8
Triệu chứng
n
%

n
%
4
Giảm tập trung chú ý
84 84,85
40,40 <0,01
0
4
Giảm tính tự trọng và lòng tự tin
87 87,88
45,45 <0,01
5
Ý tưởng bị tội và không xứng
49 49,49 0 0,00 <0,01
đáng
Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan
94 94,95 28 28,28 <0,01
Ý tưởng và hành vi tự sát
35 35,35 0 0,00 <0,01
Rối loạn giấc ngủ
98 99,99 11 11,11 <0,01
Ăn ít ngon miệng
77 77,78 0 0,00 <0,01
Kết quả bảng 3.33 cho thấy các triệu chứng phổ biến của
trầm cảm đều thuyên giảm rõ rệt và có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Bảng 3.34. Diễn biến các triệu chứng cơ thể khác
Thời điểm
T0
T8
pT0,T8

Triệu chứng
n
%
n
%
Nóng rát vùng bụng

16

16,16

0

0,00

<0,01

Cảm giác buồn nôn
Cảm giác ruột co thắt
Đầy bụng, ăn không tiêu
Hồi hộp
Mạch nhanh

3

3,03

0

0,00


0,0833

8

8,08

0

0,00

0,0047

22

22,22

0

0,00

<0,01

17

17,17

0

0,00


<0,01

11

11,11

0

0,00

<0,01

Bốc hỏa
Chóng mặt

10

10,10

0

0,00

0,0016

14

14,14


0

0,00

<0,01

Ra mồ hôi
Tê bì
Giảm (mất) ham muốn tình dục
Rối loạn kinh nguyệt (n=51)

5

5,05

0

0,00

0,0253

8

8,08

0

0,00

0,0047


43
14

43,43
28,00

39
11

39,39
22,00

0,0455
0,0833


15

Bảng 3.34 cho thấy phần lớn các triệu chứng thuyên giảm hoàn
toàn. Buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt thuyên giảm ít (p=0,0833).
Bảng 3.44. Kết quả điều trị trầm cảm qua thang điểm Hamilton
Chỉ số thống kê
Thời điểm

Trung bình
( X ± SD)

Nhỏ nhất Lớn nhất


pT0,T8

T0
22,76 ± 3,45
14 -32
T2
19,27 ± 2,88
12- 29
<0,01
T4
16,89 ± 2,56
11-27
T6
15,11 ± 3,53
5- 26
T8
13,87 ± 3,81
4 - 25
Kết quả bảng 3.44 cho thấy điểm trung bình trên thang Hamilton
thuyên giảm có ý nghĩa thống kê với p T0, T8 < 0,01: tại thời điểm T0
là 22,76 ± 3,45 điểm, tại thời điểm T8 là 13,87 ± 3,81 điểm.

Biểu đồ 3.11. Một số tác dụng không mong muốn của Fluoxetin
Kết quả biểu đồ 3.11 cho thấy tác dụng không mong muốn của
Fluoxetin hay gặp nhất là khô miệng 7,07%, đau đầu 5,05%, mất
ngủ, chóng măt, buồn nôn, táo bón đều gặp 3,03%, mạch nhanh
2,02%.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
- Phân nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Trong nghiên cứu bảng 3.1 nhóm BN có tuổi trung bình là 38,59
± 14,14 tuổi (nhỏ tuổi nhất là 18 tuổi và cao tuổi nhất là 79 tuổi).


16

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bosak M. và cs. (2015)
nhóm BN ĐK có trầm cảm đi kèm tuổi trung bình là 41,3 ± 15,7
tuổi.
- Giới tính nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Biểu đồ 3.1 cho thấy, tỷ lệ trầm cảm trên BN ĐK ở nam giới là
51/102 BN chiếm 50,00%, tỷ lệ nam/nữ = 1.
Trầm cảm ở nữ cao hơn nam giới. Tuy nhiên trầm cảm ở BN
ĐK có thể có tỷ lệ khác biệt.
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Reisinger E. L. và cs.
(2009) trầm cảm ở BN ĐK nam chiếm 49,5%, nữ chiếm 50,5%.
4.2. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm BN ĐK toàn thể co cứng co giật được nghiên cứu
- Các triệu chứng lâm sàng trầm cảm
Kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy triệu chứng cao nhất là khí sắc
giảm chiếm 96,08%, tiếp đến là mệt mỏi và giảm năng lượng chiếm
77,45%, mất mọi quan tâm thích thú chiếm 69,61%.
Theo Will T. (2008) lâm sàng trầm cảm ở BN ĐK: khí sắc giảm
gặp ở 100%, mệt mỏi chiếm 76%. Còn Bảo Hùng (2015) khí sắc trầm
cảm 61,5%, mệt mỏi 80,8% ở BN ĐK có trầm cảm kèm theo. Như
vậy, nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với các tác giả trên.
Kết quả bảng 3.6 thấy rối loạn giấc ngủ chiếm tỷ lệ cao nhất
99,02%, tiếp đến là nhìn tương lai ảm đạm và bi quan chiếm
95,10%, giảm tính tự trọng và tự tin 87,25%, ý tưởng bị tội và
không xứng đáng gặp 49,02%, ý tưởng, hành vi tự hủy hoại hoặc tự
sát chiếm tỷ lệ thấp nhất 36,27%.

Nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với nghiên cứu của Will
T. (2008) với các triệu chứng trầm cảm ở BN ĐK gồm: rối loạn tập
trung chú ý 91%, rối loạn giấc ngủ 100%, ý tưởng tự sát 82%, ăn
kém ngon miệng 66%, bi quan 51%...
- Các triệu chứng cơ thể khác


17

Kết quả bảng 3.7 cho thấy hay gặp nhất là giảm (mất) ham muốn
tình dục gặp 42,16%, đầy bụng, ăn không tiêu gặp 22,55%, nóng rát
vùng bụng gặp 15,69%, cảm giác ruột co thắt 8,82%, cảm giác buồn
nôn 2,94%, chóng mặt gặp 13,73%, tê bì gặp 7,84%...
Như vậy, các triệu chứng cơ thể của trầm cảm ở BN ĐK thường
phức tạp có thể do tác động từ nhiều yếu tố như thuốc kháng ĐK,
nguyên nhân ĐK, các hậu quả của bệnh ĐK...
- Các mức độ trầm cảm
Kết quả ở biểu đồ 3.4 cho thấy trầm cảm mức độ vừa là hay gặp
nhất chiếm 71,57%, trầm cảm nặng chiếm 20,59%, trầm cảm nhẹ
chiếm 7,84%.
Arora H. và cs. (2009) nhận thấy mức độ trầm cảm nhẹ ở BN ĐK
là 67%, vừa là 33%. Tuy nhiên, Hamed S. A. và cs. (2013) nhận thấy
mức độ trầm cảm nặng ở BN ĐK chiếm 72,55%, nhẹ 15,69% và trung
bình 11,76%.
Như vậy, mỗi tác giả đưa ra một tỷ lệ khác nhau về mức độ trầm
cảm ở BN ĐK, sự khác biệt này có thể do lựa chọn BN nghiên cứu
không đồng nhất ở các nghiên cứu.
4.3. Kết quả định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương và
mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và
đặc điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật ở nhóm BN

nghiên cứu
4.3.1.Kết quả định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương
Kết quả bảng 3.23 cho thấy nồng độ Serotonin tại thời điểm T0 là
42,30 ± 24,46 ng/ml, tăng rõ rệt tại thời điểm T8 (79,39 ± 67,87
ng/ml), có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Saldanha B. D. và cs.
(2009) nồng độ Serotonin trong huyết tương của BN trầm cảm trước
can thiệp bằng thuốc chống trầm cảm SSRI là 73,75ng/ml, tăng lên
127,93ng/ml sau can thiệp.


18

4.3.2. Mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc
điểm động kinh toàn thể co cứng – co giật ở nhóm bệnh
nhân nghiên cứu
- Thời gian mang bệnh ĐK toàn thể cơn co cứng – co giật
Kết quả biểu đồ 3.7 cho thấy số năm bị bệnh ĐK trung bình là
20,89 ± 13,06 năm, trong đó số BN bị bệnh ĐK > 30 năm là cao nhất
22 BN chiếm 21,57%, thấp nhất là nhóm 11- 15 năm chiếm 16,67%.
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Zis P. và cs. (2014) nhóm
BN ĐK có trầm cảm có thời gian bị bệnh là 21,7 ± 11,6 năm dài hơn
nhóm BN ĐK không có trầm cảm 15,2 ± 13,2 năm.
- Liên quan trầm cảm với tần suất xuất hiện cơn ĐK
Kết quả bảng 3.25 cho thấy tần suất xuất hiện cơn ĐK trước khi
có trầm cảm là 4,07 ± 3,73 tháng/1cơn, khi bị trầm cảm là 3,26 ±
3,60 tháng/1 cơn (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01).
Friedman D. E. và cs. (2009) nhận thấy ở BN ĐK có trầm cảm
có 6 ± 16cơn/tháng cao hơn BN không có trầm cảm (2 ± 6
cơn/tháng). Theo Zis P. và cs. (2014) nhóm BN ĐK có trầm cảm có

3,6 ± 4,3cơn/tháng, nhóm BN ĐK không có trầm cảm là 1,23 ± 2.2
cơn/tháng.
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của
các tác giả.
Mối liên quan giữa trầm cảm với việc sử dụng thuốc kháng
ĐK
Kết quả biểu đồ 3.10 cho thấy có 63/102 = 61,76% BN sử dụng
thuốc kháng ĐK đơn thuần, trong đó Phenobarbital chiếm 57,14%,
Phenytoin chiếm 41,27%.
Kết quả bảng 3.27 cho thấy có 39/102 BN (38,24%), sử dụng
phối hợp thuốc kháng ĐK, trong đó hay gặp nhất là phối hợp
Phenobarbital + Phenytoin chiếm 74,36%.


19

Vujisić S. và cs. (2014) nhận thấy trầm cảm ở nhóm đơn trị liệu
thuốc kháng ĐK là thấp nhất 15,38%, tiếp đến là nhóm phối hợp 2
thuốc kháng ĐK là 45% và phối hợp từ 3 thuốc trở lên là 72,72%.
Theo Bosak M. và cs. (2015) các thuốc kháng động kinh như
Natri valproate, Levetiracetam, Carbamazepin và Lamotrigine ít gây
ra trầm cảm, thậm chí còn được dùng để điều trị trầm cảm. Trái lại
một số thuốc kháng ĐK là Phenytoin, Clonazepam, Phenobarbital lại
gây ra trầm cảm.
Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu sử dụng 2 loại thuốc kháng
ĐK là Phenobarbital và Phenytoin, cả hai loại thuốc này đều là yếu tố
nguy cơ làm tăng tỷ lệ trầm cảm ở BN ĐK.
4.4. Kết quả điều trị trầm cảm ở nhóm BN ĐK toàn thể co
cứng- co giật bằng Fluoxetin kết hợp với thuốc kháng ĐK
4.4.1. Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm ở BN ĐK

- Liều lượng Fluoxetin điều trị trầm cảm ở BN ĐK
Kết quả bảng 3.30 cho thấy liều lượng thuốc Fluoxetin trung
bình được sử dụng điều trị là 20,61 ± 3,45 mg/ngày.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Barry J. J. và cs.
(2000), Kwon O.Y. và cs. (2014) khi điều trị trầm cảm ở BN ĐK liều
Fluoxetin từ 10 - 80 mg/ngày.
- Liều lượng thuốc kháng ĐK
Kết quả bảng 3.31 cho thấy liều lượng trung bình của các thuốc
kháng động kinh: Phenobarbital 152,21 ± 49,95mg/ngày, Phenytoin
174,58 ± 54,44 mg/ngày, Natri Valproat 828,57 ± 269,04 mg/ngày,
Carbamazepin là 1BN với liều 600mg/ngày.
Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Cao Tiến Đức (2017) liều
chống co gật của Phenobarbital với người lớn 60 – 250 mg/ngày, với
Phenytoin 300 - 400 mg/ngày, với Deparkin liều tối ưu 20 - 30
mg/kg/ngày và với Carbamazepin liều duy trì thường là 400 - 800
mg/ngày.


20

4.4.2. Kết quả điều trị trầm cảm ở BN ĐK theo từng thời điểm
khác nhau
- Diễn biễn các triệu chứng điển hình của trầm cảm
Kết quả bảng 3.32 cho ta thấy tại thời điểm T0 khí sắc giảm là
95,96% đến T8 còn 46,46%, mất mọi quan tâm và thích thú tại T0
là 69,70% đến T8 còn 10,10%, giảm năng lượng tại thời điểm T0 là
77,78%, đến T8 còn 7,07%. sự thuyên giảm các triệu chứng rõ rệt và
có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
Rabkin J. G. và cs. (1999) nghiên cứu trầm cảm ở 87 BN HIV
-AIDS, sau 8 tuần điều trị bằng Fluoxetin 74% BN đáp ứng tốt, đồng

thời Fluoxetin không liên quan đến sự thay đổi số lượng tế bào CD4.
Blumenfield M. và cs. (1997) sử dụng Fluoxetin điều trị trầm
cảm ở BN suy thận đang chạy thận nhân tạo. Kết quả trầm cảm
thuyên giảm bắt đầu từ tuần thứ 4 và sau 8 tuần điều trị trầm cảm
thuyên giảm trên lâm sàng.
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu
2 tác giả nêu trên.
- Diễn biến triệu chứng phổ biến của rối loạn trầm cảm
Kết quả bảng 3.33 cho thấy các triệu chứng ý tưởng và hành vi
tự sát, ý tưởng bị tội và không xứng đáng và ăn ít ngon miệng đều
thuyên giảm hoàn toàn. Các triệu chứng khác đều đều thuyên giảm
rõ rệt từ T0 đến T8 lần lượt như: rối loạn giấc ngủ từ 99,99% còn
11,11%, nhìn tương lai ảm đạm và bi quan từ 94,95% còn 28,28%,
giảm tập trung chú ý từ 84,85% còn 40,40%, giảm tính tự trọng và
lòng tự tin từ 87,88%, còn 45,45%.
Kết nghiên cứu của chúng thôi phù hợp với Khazaie H. và cs.
(2011) về điều trị trầm cảm ở 40 BN tiểu đường tuýp II, sử dụng
Fluoxetin hoặc Citalopram. Kết quả sau 12 tuần điều trị các triệu
chứng trầm cảm cải thiện rõ rệt trên cả 2 nhóm.
- Diễn biến các triệu chứng cơ thể khác


21

Kết quả bảng 3.34 cho thấy phần lớn các triệu chứng thuyên
giảm hoàn toàn, hoặc thuyên giảm có ý nghĩa thống kê. Chỉ có rối
loạn kinh nguyệt, cảm giác buồn nôn sự thuyên giảm này không có ý
nghĩa thống kê (p = 0,0833).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Vương Văn Tịnh
(2011) các triệu chứng cơ thể ở BN trầm cảm nặng thuyên giảm sau

40-50 ngày điều trị bằng thuốc chống trầm cảm và an thần kinh lần
lượt như: đau đầu từ 95,24% còn 17,86%, chán ăn từ 100% còn
15,48%, sút cân từ 57,14% còn 4,76%, ra nhiều mồ hôi từ 42,86%
còn 3,57%, hồi hộp đánh trống ngực từ 47,62% còn 10,71%, giảm
ham muốn tình dục từ 38,10% còn 7,14%...
- Kết quả điều trị trầm cảm qua thang điểm Hamilton
Kết quả bảng 3.44 cho thấy điểm trung bình trên thang Hamilton
thuyên giảm dần theo thời gian: tại thời điểm T0 điểm trung bình là
22,76 ± 3,45 điểm đến thời điểm T8 là 13,87 ± 3,81 điểm. Sự thuyên
giảm rõ rệt và có ý nghĩa thống kê pT0, T8 < 0,01.
Kết quả nghiên cứu phù hợp với Jangid P. và cs. (2013) điều trị trầm
cảm ở BN ĐK bằng Fluoxetin thuyên giảm qua thang điểm Hamilton tại
các thời điểm T0 là 22,33 ± 4,412 điểm, sau 2 tuần 15,33 ± 5,101 điểm,
sau 4 tuần 10,17 ± 5,902 và sau 8 tuần còn 7,43 ± 6,28 điểm.
- Một số tác dụng không mong muốn của thuốc Fluoxetin
Kết quả biểu đồ 3.11 cho thấy một số tác dụng không mong muốn
của Fluoxetin hay gặp nhất là khô miệng chiếm 7,07%, đau đầu
chiếm 5,05%, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, táo bón đều chiếm
3,03%, mạch nhanh chiếm 2,02%, mồ hôi tăng, đau bụng, mệt mỏi
đều gặp ở 01 BN.
Smeraldi E. và cs. (1998) nghiên cứu 137 BN trầm cảm điều trị
bằng Fluoxetin 20mg/ngày nhận thấy tác tác dụng không mong muốn
như: mất ngủ 8,1%, khô miệng 7,3%, nôn và buồn nôn 8,8%, chán ăn
6,6%, đau đầu 2,2%, chóng mặt 2,9%, đau bụng 2,2%...


22

Dalery J. và cs. (2003) nhận thấy các tác dụng không mong muốn
của Fluoxetin với liều 20mg/ ngày trong 6 tuần điều trị BN trầm cảm

như: buồn nôn 20%, nhức đầu 14%, 02 BN bất thường về xuất tinh
và liệt dương, 03 BN chán ăn và đau bụng, 01 BN có ý tưởng tự sát,
các BN không có sự thay đổi đáng kể về trọng lượng cơ thể.
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 102 bệnh nhân động kinh toàn thể co cứng - co
giật có rối loạn trầm cảm, điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần Hải
Phòng, chúng tôi có những kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở nhóm bệnh nhân động kinh
toàn thể co cứng- co giật được nghiên cứu
- Không có sự khác biệt về giới ở các bệnh nhân động kinh có rối
loạn trầm cảm. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 38,59 ± 14,14 với
thời gian mắc trầm cảm trung bình là 7,95 ± 4,02 tháng.
- Các triệu chứng của trầm cảm hay gặp nhất là rối loạn giấc ngủ
(99,02%), khí sắc giảm (96,08%), nhìn tương lai ảm đạm và bi quan
(95,10%), giảm tính tự trọng và tự tin (87,25%), giảm tập trung chú ý
(85,29%).
- Các triệu chứng cơ thể của trầm cảm có tỷ lệ thấp hơn , hay gặp
nhất là mất ham muốn tình dục (42,16%), rối loạn kinh nguyệt
(27,45%), đầy bụng và ăn không tiêu (22,55%).
- Đa số bệnh nhân bị trầm cảm mức độ vừa (71,57%), còn trầm
cảm nặng và nhẹ có tỷ lệ thấp.
2. Kết quả định lượng nồng độ Serotonin trong huyết tương và
mối liên quan giữa lâm sàng của rối loạn trầm cảm và đặc điểm
động kinh toàn thể cứng - co giật ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu
- Nồng độ Serotonin trung bình trong huyết tương của bệnh nhân
có sự thay đổi theo thời gian điều trị (tại T0 là 42,30 ± 24,46 ng/ml,
tại T8 còn 79,39 ± 67,87 ng/ml).



23

- Bệnh nhân có rối loạn trầm cảm có thời gian bị động kinh
tương đối dài (20,89 ± 13,06 năm) và trầm cảm làm tần suất của cơn
động kinh tăng lên (trước khi trầm cảm 4,07 ± 3,71tháng/1cơn, khi bị
trầm cảm 3,26 ± 3,60 tháng/1cơn).
- Hầu hết bệnh nhân chỉ được điều trị động kinh bằng
Phenobarbital và Phenytoin trong một thời gian dài. Có tới 61,76%
bệnh nhân sử dụng một thuốc kháng động kinh thì Phenobarbital
chiếm 57,14%, Phenytoin chiếm 41,27%, còn với 38,24% bệnh nhân
sử dụng phối hợp nhiều thuốc kháng động kinh thì phối hợp giữa
Phenobarbital và Phenytoin chiếm tới 74,36%.
3. Kết quả điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh toàn thể co
cứng - co giật bằng Fluoxetin kết hợp với thuốc kháng động kinh
- Điều trị cho bệnh nhân bằng Fluoxetin liều trung bình 20,61 ±
3,45 mg/ngày và thuốc chống động kinh (Phenobarbital liều trung
bình 152,21 ± 49,95 mg/ngày, Phenytoin liều trung bình 174,58 ±
54,44mg/ngày, Valproat Natri liều trung bình 828,57 ± 269,04
mg/ngày, Carbamazepin liều trung bình 600mg/ngày), làm các triệu
chứng của trầm cảm thuyên giảm rõ rệt từ T0 đến T8. Cụ thể là:
+ Triệu chứng của trầm cảm như khí sắc giảm từ 95,96% còn
46,46%, mất mọi quan tâm và thích thú từ 69,70% còn 10,10%, giảm
năng lượng từ 77,78% còn 7,07%, rối loạn giấc ngủ từ 99,99% còn
11,11%, nhìn tương lai ảm đạm và bi quan từ 94,95% còn 28,28%.
+ Các triệu chứng cơ thể thuyên giảm hoàn toàn qua hai mốc thời gian
T0 và T8, ngoại trừ mất ham muốn tình dục (từ 43,43% còn 39,39%).
+ Điểm số thang Hamilton thuyên giảm từ 22,76 ± 3,45 điểm còn
13,87 ± 3,81 điểm.



×