Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

nguyên tắc “bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự” trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.29 KB, 16 trang )

Mở đầu
Để bảo đảm quyền , lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia tố tụng
cũng như để đảm bảo sự khách quan, công bằng, minh bạch, xét xử đúng người
đúng tội, tránh để xảy ra những sự việc đáng tiếc như oan sai… thì khi tiến hành tố
tụng đòi hỏi các chủ thể tham gia phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Những
nguyên tắc cơ bản đó đã được quyy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015, theo đó có 27 nguyên tắc. Một trong những nguyên tắc để bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp cho chủ thể tham gia tố tụng rất phù hợp với thực tiễn hiện nay đó
là nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại. để tìm hiểu
roc hơn về nguyên tắc này em xin lựa chọn đề số 12: “nguyên tắc “bảo đảm
quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự”
trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”

Nội dung
I.

Những vấn đề lý luận về nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường
của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.
1. Cơ sở pháp lý
Dựa vào quy định tại khoản 6 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự

và chính trị năm 1966 và Khoản 5 Điều 31 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
năm 2013 về quyền ược bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của
người bị oan, BLTTHS năm 2015 đã cụ thể thành nguyên tắc bảo đảm quyền được
bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự tại Điều 31. “
1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam,
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được
bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.


Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi


cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm
giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra.
2. Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây
ra có quyền được nhà nước bồi thường thiệt hại.”
Việc đặt ra và thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người
bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm khôi phục các quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị oan trong tố tụng hình sự; nâng cao trách nhiệm của người
có thẩm quyền trong tố tụng hình sự, góp phần làm cho việc giải quyết vụ án hình
sự ngày càng đúng đắn và hợp pháp hơn.
2. Nội dung của nguyên tắc
2.1 Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng
Trong BLTTHS 2003 chỉ nêu chung chung đối tượng bị thiệt hại được bồi
thường là người bị oan và người bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng gây ra thì trong BLTTHS 2015 đã quy định cụ thể hơn người bị oan là
những ai, đó có thể là: người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm
giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và người khác bị thiệt
hại do cơ quan, người tiến hành tố tụng gây ra. Cụ thể Theo quy định tại Điều 18
Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 thì các đối tượng thuộc một
trong các trường hợp sau đây sẽ được Nhà nước bồi thường thiệt hại :
“1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật;
2. Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có
thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết


định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó
không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
3. Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm

quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc
hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không
chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
4. Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn,
tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản
án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự
xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
5. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam,
thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi
không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng
minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
6. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã
chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có
thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một
hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn
lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường
thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá
so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
7. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị
kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan,
người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không
phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của
những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại


tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của
những tội mà người đó phải chấp hành;
8. Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của
nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm

quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc
một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp
hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm
giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà
người đó phải chấp hành;
9. Pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà sau đó
có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng
hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của pháp nhân không
cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh
được pháp nhân đã thực hiện tội phạm và pháp nhân đó không thực hiện hành vi
vi phạm pháp luật;
10. Cá nhân, tổ chức có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên,
tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa hoặc cá nhân, tổ chức khác có liên quan
đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này bị
thiệt hại.”
Bên cạnh đó Điều 20. Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước
còn quy định riêng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước trong hoạt động
thi hành án hình sự như sau:
“Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau
đây:
1. Thi hành án tử hình đối với người thuộc trường hợp không bị thi hành án
tử hình quy định tại Bộ luật Hình sự;


2. Giam người bị kết án phạt tù quá thời hạn phải thi hành án theo bản án,
quyết định của Tòa án;
3. Không thực hiện một trong các quyết định sau đây:
a) Hoãn thi hành án của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù;
b) Tạm đình chỉ thi hành án của Tòa án đối với người đang chấp hành hình
phạt tù;

c) Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Tòa án đối với người đang
chấp hành hình phạt tù;
d) Tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án đối với người bị kết án
phạt tù;
đ) Đặc xá của Chủ tịch nước đối với người bị kết án phạt tù được đặc xá;
e) Đại xá của Quốc hội đối với người bị kết án được đại xá.”
Trong Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước năm 2017 tại
khoản 2 Điều 32 đã quy định những trường hợp mà nhà nước không phải bồi
thường mặc dù có thiệt hại xảy ra, đó là:
“a) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp người bị truy cứu trách nhiệm hình sự
thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình
sự;
b) Thiệt hại xảy ra do người bị thiệt hại khai báo gian dối hoặc cung cấp tài
liệu, vật chứng sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội
phạm;
c) Thiệt hại xảy ra do người có hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu rõ
ràng cấu thành tội phạm, bị khởi tố, truy tố trong vụ án hình sự được khởi tố theo
yêu cầu của người bị hại nhưng vụ án đã được đình chỉ do người bị hại đã rút yêu
cầu khởi tố;
d) Thiệt hại xảy ra do người bị khởi tố, truy tố, xét xử đúng với các văn bản
quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra


bản án, quyết định thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự theo các văn bản
quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố,
xét xử.”
Như vậy, để làm rõ hơn nguyên tắc đảm bảo quyền được bồi thường của người
bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự trong BLTTHS 2015 thì trong Luật
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước đã quy định chi tiết về phạm vi
trách nhiệm bồi thường, điều đó sẽ giúp việc áp dụng nguyên tắc này một cách dễ

dàng hơn.
2.2. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường
Để đảm bảo quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố
tụng hình sự Điều 31 BLTTHS 2015 quy định: “ … Nhà nước có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
gây ra.” Trong Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước 2017 đã quy
định cụ thể các cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng
hình sự, theo Điều 34 quy định Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình
sự:
“Cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
1. Đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo
quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật; đã ra lệnh bắt, quyết định tạm giữ nhưng cơ quan, người có thẩm quyền
quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, không


phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật;
2. Đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết
định khởi tố vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, Cơ quan điều
tra ra kết luận điều tra bổ sung hoặc kết luận điều tra mới đề nghị truy tố nhưng
Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can vì không có sự việc phạm
tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.”
Điều 35 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Viện kiểm sát
“Viện kiểm sát là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:

1. Đã phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ của Cơ quan điều tra
hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhưng
người bị bắt, bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam của Cơ quan điều
tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc đã ra
quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, quyết định gia hạn tạm giam mà sau đó
có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền xác định không có sự việc phạm
tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà
không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 34 của Luật này; đã quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung
nhưng căn cứ kết quả điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ
điều tra đối với bị can vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành
tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã
thực hiện tội phạm;
3. Đã ra quyết định truy tố bị can nhưng Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo
không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm
và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;


4. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng
sau đó có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ
vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc
đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội
phạm;
5. Tòa án cấp sơ thẩm quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung nhưng
sau đó tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không
cấu thành tội phạm và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;
6. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ
thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi
không cấu thành tội phạm;

7. Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ
thẩm xác định bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi
không cấu thành tội phạm và sau đó Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm xác định bị
cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội
phạm.”
Điều 36 quy định trách nhiệm bồi thường của Tòa án
“1. Tòa án cấp sơ thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp
sau đây:
a) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy
bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án vì không có sự việc
phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy
bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ
án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã


hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội
phạm;
c) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản
án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự
việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
d) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật
nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình
chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
đ) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật
nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều
tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc
phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ
án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;

e) Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật
nhưng Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét
xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc
hành vi không cấu thành tội phạm.
2. Tòa án cấp phúc thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường
hợp sau đây:
a) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám
đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án vì không có sự việc
phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám
đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được
đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không
cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh
được bị can đã thực hiện tội phạm;


c) Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án có thẩm quyền giám
đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được
tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội
phạm.
3. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền giám
đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc
thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương mà quyết
định bị hủy đã xác định bị cáo có tội và đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm
tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;
b) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc
thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương mà quyết
định bị hủy đã xác định bị cáo có tội để điều tra lại nhưng sau đó bị can được đình
chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu

thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị
can đã thực hiện tội phạm;
c) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc
thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương mà quyết
định bị hủy đã xác định bị cáo có tội để xét xử lại nhưng sau đó bị cáo được tuyên
không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.
4. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan giải quyết bồi thường trong các trường
hợp sau đây:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc
thẩm, tái thẩm của mình mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội, hủy bản
án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật, đồng thời quyết định
về nội dung vụ án và tuyên bị cáo không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc
hành vi không cấu thành tội phạm;


b) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc
thẩm, tái thẩm của mình mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội, hủy bản
án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại nhưng
sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không có sự việc phạm tội
hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà
không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm;
c) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc
thẩm, tái thẩm của mình mà quyết định bị hủy đã xác định bị cáo có tội, hủy bản
án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại nhưng
sau đó bị cáo được tuyên không có tội vì không có sự việc phạm tội hoặc hành vi
không cấu thành tội phạm.”
3. ý nghĩa của nguyên tắc
Thứ nhất, bảo đảm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị
thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.
Quyền con người là những quyền “ thiêng liêng nhất” , những quyền “ bất

khả xâm phạm”. Hiến pháp 2013 đặc biệt chú trọng đến quyền con người, ngoài
những quyền con người đã được ghi nhận trong các bản hiến pháp trước đây, điều
31 hiến pháp 2013 còn ghi nhận quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh
thần và phục hồi danh dự cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật. Kế thừa quy định của Hiến pháp 2013 và
các BLTTHS tước đây, Điều 31 BLTTHS 2015 đã tiếp tục đặt ra nguyên tắc bảo
đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự,
điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm hơn nữa quyền, lợi ích hợp
pháp của mọi chủ thể khi tham gia tố tụng hình sự, bảo đảm và tôn trọng quyền tự
do dân chủ của công dân, không được làm oan người vô tội.


Thứ hai, nguyên tắc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tiến trình
minh bạch hóa và nhân văn hóa lĩnh vực tố tụng hình sự, nâng cao chất lượng hoạt
động tố tụng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ
hội nhìn nhận những thiếu sót, sai lầm trong hoạt động của mình, rà soát, bổ sung
các lỗ hổng trong quy định của pháp luật, trong các hướng dẫn nghiệp vụ, trong
việc tổ chức, phân bổ các cơ quan chuyên trách của mỗi ngành, trong việc phân
công, bố trí người tiến hành tố tụng, đem lại những bài học quý giá cho cơ quan
tiến hành tố tụng. Đặc biệt, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc rèn luyện đạo
đức nghề nghiệp cho người tiến hành tố tụng nói riêng và những cá nhân trong hệ
thống cơ quan tư pháp nói chung. Xác định trách nhiệm bồi thường để xử lý các cá
nhân có vi phạm, gây ra oan sai, góp phần làm trong sạch bộ máy tư pháp. Và quan
trọng hơn, đó là việc xây dựng một hệ thống tư pháp với những con người tạo nên
hệ thống đó có tính nhân văn hơn, có lòng thương yêu con người, có trách nhiệm
cao với con người mà không phải là những “cỗ máy tố tụng”. Chỉ khi thực sự có
lòng yêu thương con người, có trách nhiệm với con người, những cá nhân trong hệ
thống tư pháp mới tận tuy với công việc một cách tự tâm, tự cố gắng nâng cao trình
độ nghiệp vụ để hạn chế những trường hợp oan sai với lỗi vô ý và không để xảy ra

những trường hợp oan sai với lỗi cố ý.
II.

Thực tiễn áp dụng nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của
người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự trong BLTTHS 2015
Vụ án oan sai: 28 năm mang tiếng giết chồng, giết cha
Ngày 24/10/2017, TAND tỉnh Điện Biên tổ chức buổi Công khai xin lỗi với bà

Đặng Thị Nga (SN 1938, ở Tuần Giáo, Điện Biên) và 2 con trai gồm Trịnh Công


Hiến (SN 1963, đã mất) và Trịnh Huy Dương (SN 1970) vì điều tra, truy tố, xét xử
oan cho họ về hành vi giết chồng, giết cha.
Theo hồ sơ, ,  ngày 18/9/1989, bà Đặng Thị Nga (SN 1938, ở thị trấn Tuần
Giáo, tỉnh Điện Biên) phát hiện chồng mình là ông Trịnh Huy Tùng tử vong dưới
giếng.
Kết quả khám nghiệm cho thấy, nạn nhân chết do bị búa đinh, gậy gỗ đập nhiều
nhát vào đầu làm vỡ sọ não. Nạn nhân chết trước khi bị ném xác xuống giếng.
Căn cứ vào kết quả khám nghiệm hiện trường và tử thi, tháng 9/1989, Công an
Lai Châu (nay tách thành 2 tỉnh Lai Châu và Điện Biên) đã khởi tố, bắt giữ 2 người
con trai của ông Tùng là Trịnh Công Hiến (SN 1963, đã chết năm 2004) và Trịnh
Huy Dương (SN 1970) về tội giết người. Vợ ông Tùng là bà Đặng Thị Nga (SN
1938) sau đó cũng bị bắt.
Ngày 12/4/1990, TAND tỉnh Lai Châu xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bà Đặng
Thị Nga 36 tháng tù treo về tội che giấu tội phạm. 2 con trai của bà Nga là Trịnh
Công Hiến và Trịnh Huy Dương bị cáo buộc đã sát hại cha mình và lần lượt nhận
án 18 năm tù và 12 năm tù.
Ngày 18/12/1990, Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã xét xử phúc thẩm
theo đơn kháng cáo của các bị cáo và đã tuyên hủy bản án hình sự sơ thẩm số
10/12/1990 của TAND tỉnh Lai Châu vì lý do: "...Có một số thiếu sót trong quá

trình điều tra, truy tố xét xử tại cấp sơ thẩm mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung
được...".
Ngày 27/3/1991, VKSND tỉnh Lai Châu có quyết định trả hồ sơ cho Công an
tỉnh Lai Châu điều tra lại. Đến năm 1992, các ông Trịnh Công Hiến và Trịnh Huy
Dương được hủy bỏ quyết định tạm giam với lý do "thời hạn tạm giam đã hết".


Từ đó, vụ án bị treo lơ lửng suốt gần 30 năm mà không có bất cứ kết luận nào
từ phía cơ quan chức năng.
Đến tháng 10/2017, cơ quan tố tụng ra quyết định đình chỉ bị can, tuyên bố 3
người trong gia đình bà Nga vô tội. Điều đáng tiếc, không chờ được đến ngày giải
oan, năm 2004, ông Trịnh Công Hiến đã qua đời, mang theo nỗi oan khuất xuống
mồ.
Theo đó luật sư Vũ Thị Nga, Trưởng văn phòng luật sư Công lý Việt đã có đơn
yêu cầu bồi thường oan sai cho 3 mẹ con bà Đặng Thị Nga trong 28 năm mang án
oan là 18 tỷ đồng gửi đến TAND tỉnh Điện Biên.
Trong đơn, bà Nga cho biết bị giam giữ 205 ngày, bị truy tố oan sai 28 năm (từ
năm 1990 đến tháng 10/2017) và yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần gần 2 tỷ
đồng, bồi thường tổn thất tinh thần cho 3 người con hơn 3 tỷ đồng.
Ngoài ra bà Nga còn yêu cầu bồi thường khoản tiền giảm sút thu nhập, giảm sút
sức khỏe… Tổng số tiền bà Nga yêu cầu bồi thường là 9,6 tỷ đồng.
Còn hai người con trai bà Nga là anh Trịnh Công Hiến (55 tuổi) và Trịnh Huy
Dương (47 tuổi) bị bắt, giam giữ hơn 800 ngày về tội Giết bố và bị truy tố oan sai
không giam gần 26 năm. Do buồn chán, uất ức vì mang tội giết bố, anh Hiến sinh
bệnh tật và mất năm 2004 khi chưa được giải oan.
Tổng số tiền gia đình yêu cầu bồi thường cho anh Hiến là 4 tỷ đồng còn anh
Dương yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần, giảm sút thu nhập, giảm sút sức khỏe,
chi phí kêu oan với tổng số tiền là 4,5 tỷ.
Trong vụ án trên, xét theo Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
2017 thì vụ án mà mẹ con bà Nga thuộc trường hợp quy định tại khoản 3, điều



18,quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong tố tụng hình
sự, tức là mẹ con bà Nga bị tạm giam nhưng sau đó có bản án, quyết định của cơ
quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định đã hết thời
hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được họ đã thực hiện tội phạm. Như vậy
trong trường hợp này Nhà nước sẽ phải bồi thường cho mẹ con bà Nga về vật chất
cũng như tinh thần mà họ đã phải chịu thiệt thòi trong suốt 28 năm qua một mức
bồi thường sao cho hợp lý nhất theo quy định của pháp luật.

Kết luận
Như vậy,nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại
trong hoạt động tố tụng hình sự có vai trò rất quan trọng, vì vậy cần phải thực hiện
nghiêm chỉnh nguyên tắc này. Có như vậy thì quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể
tham gia tố tụng mới được đảm bảo, cũng như sự khách quan, công bằng, minh
bạch trong tố tụng hình sự sẽ được bảo đảm.


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, nxb Lao Động;
2. TS. Nguyễn Văn Tuân, bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt
3.

hại trong tố tụng hình sự, nxb Tư Pháp;
/>%E1%BA%ADt%20tr%C3%A1ch%20nhi%E1%BB%87m%20b%E1%BB
%93i%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20c%E1%BB%A7a%20nh

4.

%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc

/>
5.

post789897.html
/>


×