Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN VĂN LONG

RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRẦN VĂN LONG

RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ VĂN HỘI

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng
kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Trần Văn Long


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên , tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới giáo viên hƣớng dẫn
PGS.TS Hà Văn Hội đã chỉ bảo tâ ̣n tin
̀ h cho tôi trong suố t quá trin
̀ h

nghiên cƣ́u và

hoàn thành luận văn này . Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới Nhà trƣờng , các thầy cô
đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiế n và hỗ trơ ̣ tác giả trong quá trin
̀ h nghiên cƣ́u ,
giúp tác giả có cơ sở kiến thức và phƣơng pháp nghiên cƣ́u để hoàn thiê ̣n Luâ ̣n văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo các Cơ quan , các đồng nghiệp ,
bạn bè đã quan tâm , hỗ trơ ,̣ cung cấ p tài liê ̣u , thông tin cầ n thiế t , tạo điều kiện cho

tác giả có cơ sở thực tiễn để nghiên cƣ́u, hoàn thành luận văn.
Cuố i cùng, tác giả chân thành cảm ơn gia đình , bạn bè đã hỗ trợ , đô ̣ng viên
tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................. v
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................................. 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................... 5
1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến rủi ro trong kinh doanh quốc tế ..... 5
1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến rủi ro trong thanh toán quốc tế
và biện pháp phòng ngừa, khắc phục rủi ro trong thanh toán quốc tế .............. 7
1.1.3 Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan ....................................... 11
1.2 Cơ sở lý luận về rủi ro trong thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thƣơng
mại......................................................................................................................... 12
1.2.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế ............................................................ 12
1.2.2 Rủi ro trong thanh toán quốc tế .............................................................. 24
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 34
2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu ................................................................................ 34
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 36
2.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp ............................................................ 36
2.2.2 Phương pháp so sánh .............................................................................. 38
2.2.3 Phương pháp thống kê............................................................................. 39
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu thong qua case study ...................................... 40

2.3 Nguồn số liệu và cách xử lý............................................................................ 41
2.3.1 Số liệu tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế ................................ 41


2.3.2 Số liệu chi tiết về hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank Vĩnh Phúc
.......................................................................................................................... 42
2.3.3 Cách xử lý số liệu .................................................................................... 42
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH VĨNH
PHÚC ........................................................................................................................ 44
3.1 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank Vĩnh Phúc từ năm
2012 đến năm 2016 ............................................................................................... 44
3.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Vĩnh Phúc từ năm 2012
đến 2016 ........................................................................................................... 44
3.1.2 Sự phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế của VietinBank Vĩnh Phúc . 46
3.1.3 Kết quả thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại VietinBank Vĩnh Phúc .. 48
3.2. Tình hình rủi ro thanh toán quốc tế tại VietinBank Vĩnh Phúc ..................... 56
3.2.1. Tình hình rủi ro thanh toán quốc tế tại VietinBank Vĩnh Phúc ............. 56
3.2.2 So sánh tỷ lệ rủi ro giữa các phương thức thanh toán ............................ 66
3.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh toán quốc tế tại VietinBank Vĩnh Phúc .. 67
3.3 Đánh giá công tác phòng chống rủi ro trong thanh toán quốc tế tại VietinBank
Vĩnh Phúc ............................................................................................................ 69
3.3.1 Quan điểm về rủi ro trong TTQT tại VietinBank Vĩnh Phúc .................. 69
3.3.2 Các biện pháp đã thực hiện và kết quả ................................................... 70
CHƢƠNG 4: BIỆN PHÁP, PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO THANH TOÁN
QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH VĨNH PHÚC. ............................................................................................. 76
4.1 Định hƣớng phát triển hoạt động TTQT của VietinBank Vĩnh Phúc trong thời
gian tới .................................................................................................................. 76
4.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của VietinBank Vĩnh Phúc

trong năm 2017................................................................................................. 76
4.1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT của VietinBank Vĩnh Phúc
trong thời gian tới............................................................................................. 79


4.2 Rủi ro thanh toán quốc tế trong bối cảnh kinh tế mới .................................... 80
4.3 Biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong Thanh toán quốc tế của
VietinBank Vĩnh Phúc .......................................................................................... 82
4.3.1. Các biện pháp chung .............................................................................. 82
4.3.2 Các biện pháp cụ thể : ............................................................................. 85
4.4 Một số kiến nghị với Chính phủ, ngân hàng nhà nƣớc, Ngân hàng TMCP
Công thƣơng Việt Nam và đối với khách hàng của VietinBank Vĩnh Phúc ........ 91
4.4.1 Đối với chính phủ và ngân hàng nhà nước và các bộ ban ngành có liên
quan .................................................................................................................. 91
4.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam........................ 92
4.4.3 Kiến nghị đối với khách hàng của VietinBank Vĩnh Phúc có thanh toán
xuất nhập khẩu ................................................................................................. 93
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 96


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

BCT


Bộ chứng từ

CN

Chi nhánh

D/A

Chấp nhận đổi trả chứng từ

D/P

Thanh toán đổi trả chứng từ

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐVKD

Đơn vị kinh doanh

EU

Liên minh châu Âu

ICC

Phòng thƣơng mại quốc tế


ISBP

Tập quán tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ

KSV

Kiểm soát viên

KYC

Hệ thống hiểu khách hàng

L/C

Thƣ tín dụng chứng từ

MT

Loại điện

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHPH


Ngân hàng phát hành

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NK

Nhập khẩu



Quyết định

SGD

Sở giao dịch
i


SWIFT

Hiệp hội viên thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

TTQT


Thanh toán quốc tế

TTTM

Tài trợ thƣơng mại

TTV

Thanh toán viên

UCP

Bản quy tắc thực hành thống nhất về thƣ tín dụng

UPAS

Thƣ tín dụng trả chậm có thể thanh toán ngay

URC

Quy tắc thống nhất về nhờ thu

VietinBank

Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

VTB

VietinBank


XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

ii


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3


4

Bảng 3.4

5

Bảng 3.5

6

Bảng 3.6

Nội dung
Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Vietinbank
Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2016
Doanh số và tốc độ phát triển nghiệp vụ TTQT của
VietinBank Vĩnh Phúc 2012 – 2016
Doanh số thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu của
VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2016
Tỷ trọng theo các phƣơng thức thanh toán quốc tế của
VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2016
Doanh số TTQT của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2016
Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VietinBank
Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2016

Trang
45

49


51

52

53

54

Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế và lãi kinh doanh
7

Bảng 3. 7 ngoại tệ của VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 –

55

2016
8

Bảng 3.8

Số giao dịch gặp rủi ro theo các phƣơng thức TTQT tại
VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2016

iii

66


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


STT

Biểu đồ

1

Biểu đồ 3.1

2

Biểu đồ 3.2

3

Biểu đồ 3.3

4

Biểu đồ 3.4

Nội dung
Tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản – lợi nhuận sau thuế
của Vietinbank Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2016
Biểu đồ tăng trƣởng doanh số TTQT giai đoạn 2012 2016
Tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán quốc tế của
VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2016
Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VietinBank
Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 – 2016


Trang
46

50

52

54

Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế và lãi kinh doanh
5

Biểu đồ 3.5

ngoại tệ của VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 –

55

2016
6

Biểu đồ 3.6

Tỷ lệ rủi ro trong từng phƣơng thức thanh toán quốc
tế tại VietinBank Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-201

iv

67



DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Sơ đồ

Nội dung

1

Sơ đồ 1.1

2

Sơ đồ 1.2

3

Sơ đồ 1.3 Quy trình nghiệp vụ phƣơng thức thanh toán L/C

Quy trình nghiệp vụ cơ bản của phƣơng thƣ́c chuyể n
tiền
Quy trình nghiệp vụ cơ bản của phƣơng thƣ́c nhờ thu
kèm chứng từ

v

Trang
16


19
22


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hƣớng mở cửa, chủ động hội nhập
quốc tế đã mang lại những thành tựu quan trọng, tạo ra những bƣớc tiến mới cho
nƣớc ta để tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Trƣớc yêu cầu đó, ngành tài chính ngân hàng cũng không thể nằm ngoài quy lật đổi
mới và hội nhập, mà biểu hiện đầu tiên là sự gia tăng không ngừng về mạng lƣới
hoạt động, hoàn thiện và đa đạng hóa sản phẩm & dịch vụ tài chính ngân hàng.
Ngày nay các ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng nhằm tăng lợi nhuận không chỉ
từ các dịch vụ ngân hàng truyền thống, mà ngày càng mở rộng các nghiệp vụ ngoại
bảng nhƣ kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, bảo lãnh… Các hoạt động này
mang lại thu nhập cho ngân hàng dƣới dạng phí ngày một tăng không những về mặt
số lƣợng mà cả tỷ trọng. Trong số các nghiệp vụ ngoại bảng, thì thanh toán quốc tế
đối với các NHTM Việt Nam là nghiệp vụ quan trọng nhất, có tốc độ tăng trƣởng
mạnh, mang lại cho ngân hàng khoản thu phí ngày một tăng; thông qua nghiệp vụ
thanh toán quốc tế để chấp nối phát triển các nghiệp vụ khác nhƣ mua bán ngoại tệ,
bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ tài khoản, tín dụng…
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, Thanh toán quốc tế không chỉ
đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ có thể
gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếp cho đất nƣớc, cho ngân hàng (NH), cho doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thƣơng mại là vấn đề
xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế và ảnh
hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại. Trong quá trình
tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên

tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ
không đƣợc thanh toán, mà còn đƣợc hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm trễ nào
trong các khâu của quá trình thanh toán quốc tế.

1


Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia: Với ngƣời bán, rủi ro xảy ra khi
bán hàng không thu đƣợc tiền hoặc chậm thu đƣợc tiền, rủi ro về thị trƣờng, rủi ro
không nhận hàng, rủi ro không thanh toán…; với ngƣời mua, rủi ro xảy ra khi ngƣời
bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lƣợng,
chủng loại…), rủi ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng
hoá…; với Ngân hàng có liên quan, rủi ro xảy ra khi ngƣời mua hoặc ngƣời bán
thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do tỷ giá
biến động
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các nội dung và biện pháp nhằm
quản lý các rủi ro trong các phƣơng thức thanh toán quốc tế để nâng cao hiệu quả
hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế
đối ngoại là một nhu cầu khách quan và hợp với quy luật.
Là một trong những cán bộ làm việc lâu năm về Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, tôi luôn hiểu ý nghĩa, tầm
quan trọng và những rủi ro có thể xảy ra của mảng kinh doanh này. Đề tài với tiêu đề
“Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Vĩnh Phúc” hy vọng sẽ giải quyết các yêu cầu của vấn đề đặt ra.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, một số vấn đề đặt ra đòi hỏi phải giải quyết:
1) Có những rủi ro nào trong thanh toán quốc tế? Nguyên nhân, hậu quả của
những rủi ro đó là gì?
2) Trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc thƣờng có những rủi ro gì? Rủi ro đó đã

gây ra những tổn thất gì cho Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam –
Chi nhánh Vĩnh Phúc?
3) Ngân hàng thƣơng mại nói chung và Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc cần phải làm gì để có thể phòng ngừa và khắc
phục rủi ro trong thanh toán quốc tế?

2


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là trên cơ sở phân tích, đánh giá những rủi
ro trong trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm phòng
ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động
kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng thƣơng mại nói chung và Ngân hàng TMCP Công
thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết triệt để các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, Luận văn có nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế và rủi ro trong thanh
toán quốc tế, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối
với từng phƣơng thức thanh toán cụ thể.
-

Thứ hai, phân tích, đánh giá những rủi ro đối với việc áp dụng phƣơng thức

thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh
Phúc trong thời gian qua.
-

Đề xuất một số biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán


quốc tế tại VietinBank Vĩnh Phúc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về Không gian: việc nghiên cứu luận văn đƣợc thực hiện trong tại Ngân hàng

TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc
-

Về thời gian: Các báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế trong giai đoạn từ năm

2012 đến năm 2016. Việc chọn mốc thời gian này là do năm 2012 tác giả đƣợc phân
công công tác tại vị trí thanh toán quốc tế tại VietinBank Vĩnh Phúc, từ thời điểm
này tác giả có cơ hội và điều kiện tìm hiểu sâu thêm nghiệp vụ thanh toán quốc tế
cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp phát triển nghiệp vụ tại chi nhánh.
3


-

Về nội dung: Đi sâu nghiên cứu các rủi ro trong Hoạt động thanh toán quốc tế

tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc
4. Những đóng góp của Luận văn
 Về lý luận:

-

Đƣa ra tổng quan về rủi ro trong hoạt động TTQT, những nguyên nhân gây ra và
hậu quả của những loại rủi ro này.
 Về thực tiễn:

-

Phân tích tình hình rủi ro TTQT tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam –
Chi nhánh Vĩnh Phúc, có minh chứng bằng những tình huống thực tiễn.

-

Làm rõ nguyên nhân dẫn đến rủi ro và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và hạn
chế các rủi ro này.

5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn đƣợc trình bày trong 4 chƣơng. Cụ
thể nhƣ sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về rủi ro trong
hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.
Chương 2: Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc
Chương 4: Biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc
tế của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc

4



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến rủi ro trong kinh doanh quốc tế
Dƣới sự tác động mạnh mẽ của các xu hƣớng vận động của nền kinh tế thế giới
đặc biệt là sự tác động ngày càng tăng của xu hƣớng khu vực hoá và toàn cầu hoá,
đối với nền kinh tế từng quốc gia và thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế và các
hình thức kinh doanh quốc tế ngày càng đa dạng và trở thành một trong những nội
dung cực kỳ quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Kinh doanh quốc tế
là một hoạt động rất hấp dẫn, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nghệ thuật kinh
doanh và các yếu tố khác của từng quốc gia, quốc tế nhƣ yếu tố pháp luật, kinh tế,
văn hóa và cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nội tại. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc cũng đã đề cập rất nhiều đến vấn đề này, cụ thể:
Ana-Maria Dinu, 2015, Các loại rủi ro trong thƣơng mại quốc tế, Tạp chí kinh tế
Romania chƣơng 7, số 01, trang 92-94. Tác giả nhận định rằng: Hoạt động xuất
khẩu và nhập khẩu dẫn đến nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp, nhƣng cũng
chứa đựng những rủi ro cao hơn. Mặc dù môi trƣờng thƣơng mại quốc tế đã thay
đổi đáng kể qua nhiều năm, nhƣng rủi ro mà các doanh nghiệp khi bán hàng hoá và
dịch vụ của họ ở các nƣớc khác về cơ bản giống nhau. Trƣớc khi một doanh nghiệp
muốn mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài, họ phải nhận thức đƣợc những rủi ro chính
của thị trƣờng nƣớc đó. Nói chung, rủi ro của việc kinh doanh quốc tế có thể đƣợc
phân thành bốn loại chính là: Rủi ro quốc gia, rủi ro tài chính, rủi ro thƣơng mại và
rủi ro liên văn hoá. Từ việc nhận định bốn loại rủi ro chính này, tác giả đã đƣa ra
sáu bƣớc cơ bản trong quy trình kiềm chế rủi ro trong kinh doanh quốc tế: Tạo ra
nền tảng của các rủi ro; phát hiện các rủi ro; đánh giá xác suất và có thể xảy ra; hậu
quả của rủi ro; xây dựng các chiến lƣợc để giảm thiểu những rủi ro này; giám sát và
đánh giá hậu quả; và kết nối, tham khảo ý kiến với tất cả các các đối tác tham gia.
5



Ở trong nƣớc, nghiên cứu về vấn đề rủi ro trong kinh doanh quốc tế, tác giả
Nguyễn Thị Quy và tập thể tác giả trƣờng Đại học Ngoại thƣơng với đề tài nghiên
cứu khoa học cấp bộ, 2007: „Nghiên cứu – phân tích các rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế‟ cho
rằng: „Rủi ro trong kinh doanh xảy ra một cách thƣờng xuyên và rất khó kiểm soát
và nó trở thành mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Môi trƣờng kinh doanh càng
rộng mở thì rủi ro càng đa dạng và phức tạp, đặc biệt là môi trƣờng kinh doanh
quốc tế‟. Từ những kinh nghiệm quản trị rủi ro của các doanh nghiệp ở một số quốc
gia trên thế giới, các tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng rủi ro và hoạt động quản
trị rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh quốc tế. Đặt trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bài nghiên cứu đƣa ra những cơ hội và thách thức đối
với các doanh nghiệp Việt Nam, nhận định đƣợc xu hƣớng phát triển mới trong hoạt
động quản trị rủi ro trên thế giới và định hƣớng cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Điểm nhấn của bài nghiên cứu là đƣa ra những giải pháp thiết thực nhất cho các
doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh quốc tế cũng nhƣ những
kiến nghị hợp lý đề xuất Chính phủ, ngân hàng nhà nƣớc.
Cũng nghiên cứu về rủi ro trong kinh doanh quốc tế nói chung, tác giả Nguyễn
Anh Tuấn trong luận án tiến sỹ kinh tế, 2001, trƣờng đại học kinh tế quốc dân đã
chỉ ra rằng: Môi trƣờng kinh doanh quốc tế ở Việt Nam ẩn chứa nhiều bất trắc bởi
sự phát triển kinh tế không ổn định của các quốc gia trên thế giới, hiểm họa tự
nhiên, nguy cơ chính trị, khủng hoảng kinh tế, sự thay đổi chính sách quản lý đựng
nhiều rủi ro, tổn thất nên muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh cần quan tâm và thiết
lập các biện pháp hạn chế rủi ro và tổn thất. Bên cạnh đó, tác giả đã đƣa ra một số
biện pháp chủ yếu trong việc phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất trong kinh doanh
thƣơng mại quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và kỹ thuật của Việt
Nam cụ thể nhƣ: Cần phải có sự phối hợp tích cực từ phía nhà nƣớc với các biện
pháp chủ động của các doanh nghiệp. Nhà nƣớc cần quan tâm đến những giải pháp
vĩ mô, các doanh nghiệp tập trung vào các biện pháp quản trị đồng bộ rủi ro. Quản
trị rủi ro cũng phải phối hợp với các biện pháp nhƣ : Xây dựng bộ máy tổ chức kinh

6


doanh phù hợp với đặc điểm tính chất quy mô, năng lực quản lý kinh doanh, xây
dựng hệ thống kênh thông tin, lựa chọn thị trƣờng, mặt hàng, khách hàng, phƣơng
thức thanh toán, phƣơng thức vận chuyển.
Một trong những rủi ro phổ biến trong kinh doanh quốc tế: Rủi ro hối đoái đã
đƣợc tác giả Phạm Ngọc Ánh đề cập tới trong bài viết số 1, đăng trên Tạp chí
nghiên cứu kinh tế tháng 1/2004. Tác giả khẳng định rằng: Rủi ro hối đoái là sự
không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập do sự biến động của tỷ giá hối
đoái. Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào có liên quan đến tỷ giá đều có nguy cơ rủi ro
hối đoái. Trong hoạt động thƣơng mại quốc tế, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu
đều đối mặt với rủi ro hối đoái. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, rủi ro hối đoái nẩy
sinh khi ngoại tệ phải trả trong tƣơng lai lên giá so với nội tệ. Đối với doanh nghiệp
xuất khẩu, rủi ro hối đoái nẩy sinh khi ngoại tệ nhận đƣợc trong tƣơng lai giảm giá
so với nội tệ. Trong điều kiện lạm phát tiền tệ đó trở thành hiện tƣợng phổ biến thì
sức mua của các đồng tiền, kể cả những đồng tiền chủ chốt phục vụ cho thanh toán
quốc tế vẫn luôn biến động, làm ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của các chủ thể
thực hiện các giao dịch thƣơng mại, đầu tƣ và tín dụng quốc tế. Vì vậy phòng ngừa
rủi ro hối đoái trong hoạt động xuất, nhập khẩu nói riêng và trong kinh doanh nói
chung là việc làm rất cần thiết. Để phòng ngừa rủi ro hối đoái, các tổ chức tín dụng
cũng nhƣ doanh nghiệp ở các nƣớc sử dụng các công cụ nhƣ: giao dịch có kỳ hạn,
giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn, giao dịch tƣơng lai.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến rủi ro trong thanh toán quốc tế và
biện pháp phòng ngừa, khắc phục rủi ro trong thanh toán quốc tế
Nghiên cứu về rủi ro trong thanh toán quốc tế là một đề tài thu hút đƣợc nhiều
quan tâm của các tác giả trên toàn thế giới. Các tác giả đã nghiên cứu rủi ro trong
thanh toán quốc tế dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó đƣa ra các biện pháp
quản lý rủi ro đối với các bên tham gia: Nhà xuất khẩu, bên nhập khẩu và ngân
hàng. Có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

Institute of Financial Services , 2013. Guide to Documentary Credits , Ifs School
of Finance. Cuố n sách đã đề câp ̣ tới ba vấ n đề rủi ro mà các ngân hàng trên thế giới
7


phải đƣơng đầu trong các giao d ịch tài trơ ̣ thƣơng m ại hiện nay, đó là rửa tiền , tài
trợ khủng bố và cấm vận (Money laundering, Terrorist financing and Sanctions).
Các vấn đề này gây ra khá nhiều các rủi ro quốc gia và rủi ro ngân hàng đại lý cho
các đối tƣ ợng tham gia vào các giao dic ̣h tài trơ ̣ thƣơng m ại, đặc biệt là các ngân
hàng. Cuố n sách đã chỉ ra và phân tích đƣ ợc tác động của các vấn đề này tớ i các
ngân hàng , cùng với đó đề ra một số giải pháp có thể áp dụng trong quy trình tác
nghiệp hằng ngày tại các ngân hàng đề giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải do các
vấn đề trên gây ra
Nghiên cứu của tác giả Ivana Spišáková, Eva Golasová, 2009: Rủi ro trong hệ
thống thanh toán quốc tế, các hình thức và công cụ loại trừ. Tác giả đã chia nghiên
cứu thành sáu phần chính. Trong phần thứ nhất nhắc đến hệ thống thanh toán quốc
tế từ thời Trung Cổ, thứ hai là về hệ thống thanh toán quốc tế hiện nay với những
loại rủi ro phổ biến nhất: Rủi ro chính trị và rủi ro tỷ giá. Trong phần thứ ba nói về
hai hiệp hội liên kết lớn trong hệ thống thanh toán quốc tế: SWIFT và TARGET.
Sau đó là phân chia những rủi ro của hệ thống thanh toán quốc tế và làm thế nào
chúng ta có thể kiểm soát rủi ro trong hệ thống thanh toán. Trong phần thứ năm của
bài nghiên cứu nói đến hình thức và công cụ của hệ thống thanh toán quốc tế. Cuối
cùng tác giả đề cập đến các công cụ tài chính phái sinh là công cụ loại bỏ rủi ro
trong hệ thống thanh toán nƣớc ngoài. Nghiên cứu này của tác giả Ivana Spišáková,
Eva Golasová đã hệ thống đầy đủ về hệ thống thanh toán quốc tế từ việc khái quát
lịch sử, đến việc phân chia các loại rủi ro và cuối cùng là đƣa ra các công cụ để loại
trừ rủi ro.
Theo báo cáo của Ngân hàng dự trữ liên bang NewYork - số 633, năm 2013:
Thanh toán quốc tế, rủi ro và vai trò của ngân hàng; Ngân hàng này đã đề cập đến
vai trò của thanh toán quốc tế, các công cụ thanh toán và nêu lên vai trò của ngân

hàng trong việc quản lý rủi ro. Với việc sử dụng chủ yếu phƣơng pháp nghiên
cứu định lƣợng thông qua việc thực hiện các cuộc khảo sát với đối tƣợng điều tra là
các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế và các bên thực hiện thanh toán.
Theo đó, bản báo cáo khẳng định vai trò quan trọng của các ngân hàng trong thƣơng
8


mại quốc tế bằng cách cung cấp các sản phẩm tài trợ thƣơng mại và giảm nguy cơ
xuất khẩu. Dựa trên kết quả của các cuộc khảo sát, có hai công cụ chính trong thanh
toán quốc tế có độ an toàn cao hơn: Thƣ tín dụng và nhờ thu; chúng đƣợc sử dụng
chủ yếu đối với các giao dịch có giá trị lớn. Thƣ tín dụng đƣợc dùng nhiều cho các
nhà xuất khấu tới các quốc gia mà khả năng thực hiện hợp đồng ở mức trung bình,
so với phƣơng thức nhờ thu thì thƣ tín dụng đƣợc sử dụng cho những điểm đến rủi
ro hơn.
Sirpal R. (2009). Quản lý thanh toán quốc tế và giảm thiểu rủi ro trong thanh
toán quốc tế. Tạp chí quản lý tài chính Hoa Kỳ số 33(9) trang 36-45. Bài nghiên cứu
chỉ ra những rủi ro xảy ra đối với các doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch quốc
tế. Điểm nhấn của bài viết là việc sử dụng thanh toán điện tử trong các giao dịch
quốc tế để giúp các doanh nghiệp cải thiện chu kỳ thanh toán và hạn chế đƣợc rủi ro
trong thanh toán quốc tế.
Ở Việt Nam; việc nghiên cứu về rủi ro trong thanh toán quốc tế và đƣa ra những
giải pháp nhằm hạn chế đƣợc những rủi ro đó là đề tài thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu sau:
Trần Nguyễn Hợp Châu với bài báo nghiên cứu khoa học: Nâng cao năng lực
thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đăng trên Tạp chí
Khoa học và đào tạo Ngân hàng (Số 122, tháng 7/2012). Tác giả đã dựa vào nguồn
số liệu về hoạt động thanh toán quốc tế, căn cứ vào các nghị quyết, các chiến lƣợc
kinh doanh, kế hoạch, tình hình hoạt động thực tế của các NHTM Việt Nam giai
đoạn 2007 - 2011, vận dụng các phƣơng pháp phân tích định lƣợng, thống kê, tổng
hợp so sánh số liệu qua các năm để làm sáng tỏ thực trạng hoạt động cũng nhƣ thị

phần thanh toán quốc tế của hệ thống NHTM Việt Nam. Nghiên cứu đã phân tích
cụ thể, chi tiết hoạt động TTQT của hệ thống NHTM qua các mặt: doanh số, thị
phần, ứng dụng công nghệ trong hoạt động TTQT, chất lƣợng dịch vụ TTQT,
mạng lƣới ngân hàng đại lý, các rủi ro thanh toán quốc tế mà các ngân hàng có thể
gặp phải. Nghiên cứu cũng đã đƣa ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực
hoạt động TTQT của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay.
9


Nghiên cứu chuyên sâu về Rủi ro pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế của
Việt Nam, Nguyễn Thị Hồng Hải với nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học và đào
tạo ngân hàng - Số 61 - 06/2007 đã nhấn mạnh đến vấn đề pháp lý và rủi ro pháp lý
trong hoạt động TTQT tại Việt Nam. Từ việc đƣa ra các quy định của pháp luật,
chính sách và các thông lệ quốc tế liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế, tác
giả đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý trong TTQT tại Việt Nam.
Với những ví dụ cụ thể trong thực tế, tác giả đã dẫn dắt đến các giải pháp nhằm
giảm thiểu rủi ro pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Nguyễn Thị Thanh Nga (2007), Quản lý rủi ro trong các phƣơng thức thanh toán
tại SGDII - NHCTVN, Luận văn Thạc Sĩ Kinh Tế, Trƣờng đại học Kinh tế Quốc
Dân. Tác giả đã tập trung nghiên cứu về rủi ro thanh toán quốc tế theo phƣơng thức
thanh toán nhờ thu và phƣơng thức tín dụng chứng từ, phân tích và đo lƣờng rủi ro.
Bài viết nhấn mạnh vào cách quản lý rủi ro thanh toán quốc tế theo hai phƣơng thức
trên tại Sở giao dịch Ngân hàng Công thƣơng, đƣa ra quy trình đánh gia rủi ro, kiểm
soát, tài trợ rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Tác giả đã đề xuất
một số giải pháp đồ ng bô ̣và cho tƣ̀ng phƣơng thƣ́c TTQT nh ằm hạn chế bớt những
rủi ro của ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng. Điể m sáng của luân ̣ văn
là tác giả đã đƣa ra đƣợc mô hình quản lý rủi ro mới trong TTQT khá th ực tế với
viêc ̣ chỉ rõ phân công trách nhiêṃ và sƣ̣ kế t h ợp giƣ̃a các phòng ban t ại ngân hàn g
trong việc phòng chố ng các rủi ro TTQT.
Lê Thị Ngọc Hân, 2010. Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại

ngân hàng thƣơng mại xuất nhập khẩu Việt Nam, luận văn thạc sỹ kinh tế. Tác giả
đã trình bày một cách tổng quát về những rủi ro thanh toán quốc tế và thực trạng tại
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, từ đó đƣa ra thêm những giải pháp và
kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc trong vấn đề phòng ngừa rủi ro
thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại.
Phạm Thị Nhƣ Thủy, 2014. Quản trị rủi ro trong thanh toán quố c tế t ại Ngân
hàng thƣơng mại cổ ph ần Đầu tƣ và Phát triể n Vi ệt Nam, Luân ̣ văn th ạc sĩ kinh tế .
Luận văn đã hê ̣thố ng đƣơc ̣ các lo ại rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động TTQT
10


và đƣa ra đƣợc một số phƣơng thƣ́c quản tri ̣rủi ro th ực tiễn áp d ụng tại ngân hàng
Đầu Tƣ và Phát triển Việt Nam.
1.1.3 Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan
1.1.3.1 Những giá trị đạt được
Các công trình trên đã chi tiế t và h ệ thống hóa đƣợc các khái niệm và định nghĩa
về hoạt động thanh toán quốc tế cũng nhƣ các loại rủi ro có thể phát sinh trong hoạt
động này . Các công trình cũng chỉ ra đƣợc các nguyên nhân và tình huống thực tiễn
gây ra rủi ro cho ngân hàng và trình bày đƣ

ợc nhiề u tình huố ng phát sinh th ực tế

trong các giao d ịch TTQT phát sinh hằ ng ngày . Tƣ̀ việc xác đ ịnh nguyên nhân gây
ra rủi ro , các công trình trên đã đƣa ra các biện pháp cơ bản cùng các khuyế n
nghi ̣giúp phòng ngƣ̀a và hạn chế các loại rủi ro này.
1.1.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và khoảng trống nghiên cứu
Bên cạnh những giá trị đã đạt đƣợc, các công trình nghiên cứu nêu trên vẫn còn
tồn tại những hạn chế nhất định, đó là đa phần các công trình này có thời gian
nghiên cứu khá cũ , trong khi đó ho ạt động thanh toán quố c tế luôn có sƣ̣ thay đổ i
với sƣ̣ ra đời của các t ập quán mới (ISBP 745 áp dụng từ tháng 7 năm 2013), các

chính sách mới (chính sách cấm vận của Liên hiệp quốc, EU và Mỹ luôn thay đổ i
qua các năm … ), các phƣơng thƣ́c thanh toán mới (UPAS L/C – L/C trả ch ậm có
thể thanh toán ngay , USD Express – kênh thanh toán nhanh tiề n USD , D/P with
Bank‟s consent – nhờ thu trả ngay với sƣ̣ cam kế t của ngân hàng… ) dẫn tới các rủi
ro mới xuất hiện ngày càng nhiều và phức tạp hơn trong bố i cả nh nề n kinh tế thế
giới hiên ̣ nay đang biế n đổ i không ngƣ̀ng . Các công trình nghiên cứu tất cả các loại
rủi ro gặp phải trong các phƣơng thức TTQT nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá, rủi ro
ngoại hối … mà chƣa có công trình nào nghiên cứu sâu các rủi ro đặc trƣng nhất
của TTQT nhƣ rủi ro quốc gia, rủi ro tác nghiệp và rủi ro ngân hàng đại lý. Các rủi
ro này cần đƣợc làm rõ về mặt lý luận cũng nhƣ các tình huống thực tế xảy ra tại
các NHTM. Các nghiên cứu chƣa chỉ ra đƣợc các mô hình quản trị và hạn chế rủi ro
thƣờng áp dụng trong các ngân hàng thƣơng mại. Nội dung quản lý rủi ro trong các
hoạt động TTQT tại các NHTM cũng chƣa đƣợc đề cập và nghiên cứu rõ ràng.
11


Bên cạnh đó các nghiên cứu thƣờng tập trung vào các hội sở các ngân hàng lớn
và chƣa có một công trình nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề rủi ro TTQT tại Ngân
hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc cũng nhƣ rủi ro TTQT
của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy, trong luận văn này tác giả
đã nghiên cứu một cách tổng quát về hoạt động và những rủi ro TTQT tại
VietinBank – chi nhánh Vĩnh Phúc, trên cơ sở xem xét, kế thừa các công trình
nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc để đề xuất một số giải pháp, phƣơng pháp
quản trị mang tính thực tiễn có thể áp dụng nhằm phòng ngừa và khắc phục rủi ro
của hoạt động TTQT trong thời gian tới. Tính mới của đề tài này thể hiện ở chỗ việc
nghiên cứu rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thanh toán quố c
tế đƣợc câp ̣ nh ật tìm hiểu chuyên sâu và khắc họa ở vị thế của ngân hàng thƣơng
mại cu ̣thể là Ngân hàng TMCP Công thƣơng Vi

ệt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc.


Việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở phƣơng thức thanh toán phức tạp nhất là Tín
dụng chứng từ mà còn đi vào các phƣơng thức thanh toán đơn giản hơn nhƣng tiề m
ẩn rất nhiều rủi ro cho ngân hàng là Chuyển tiền và Nhờ thu và không chỉ đơn thuần
ở việc nghiên cƣ́u lý thuyế t mà lồ ng vào các tin
̀ h huố ng th

ực tế , tƣ̀ đó đƣa ra các

biện pháp có tiń h ƣ́ng dụng cao trong công tác hạn chế rủi ro TTQT tại các NHTM.
1.2 Cơ sở lý luận về rủi ro trong thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại
1.2.1 Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.2.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhƣng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào
cuối thế kỷ 20 khi mà khối lƣợng mua bán, đầu tƣ quốc tế và chuyển tiền quốc tế
ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lƣợng các giao dịch thanh toán qua ngân
hàng cũng tăng theo. Việc thanh toán qua ngân hàng làm gia tăng việc sử dụng đồng
tiền của các nƣớc để chi trả lẫn nhau. Thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận
không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế của các quốc gia hiện nay.
a. Khái niệm: Thanh toán quốc tế có thể đƣợc định nghĩa từ theo nhiều quan
điểm khác nhau. Tác giả chỉ xin trích dẫn hai định nghĩa theo nghiên cứu trong
nƣớc và nghiên cứu quốc tế.
12


Thứ nhất, theo Thân Tôn Trọng Tín (2014) Thanh toán quốc tế là việc thanh toán các
nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thƣơng mại và các mối quan hệ khác
nhau giữa các chủ thể của các nƣớc có liên quan thông qua quan hệ giữa các ngân hàng
của các nƣớc liên quan.
Thứ hai, Institute of Financial Services (2013) đƣa ra định nghĩa : thanh toán quốc

tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng
trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nƣớc
với nhau.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng: quan hệ đối ngoại của mỗi quốc gia bao gồm tổng thể
các lĩnh vực: kinh tế, chính chị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, du lịch…trong đó quan
hệ kinh tế chiếm vị trí quan trọng, là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Trong quá
trình hoạt động, tất cả các quan hệ quốc tế đều cần thiết và liên quan đến vấn đề tài
chính. Kết thúc từng kỳ, từng từng niên hạn các quan hệ quốc tế đều đƣợc đánh giá
kết quả hoạt động, do đó cần thiết đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Thanh toán
quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động
kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nƣớc này với các tổ chức hay cá
nhân nƣớc khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thƣờng đƣợc
thông qua quan hệ giữa các Ngân hàng của các nƣớc có liên quan.
b. Đặc điểm:
Từ hai định nghĩa trên đây, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm của thanh toán
quốc tế:
+/ Trƣớc hết, thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao
dịch thƣơng mại, đầu tƣ, hợp tác quốc tế thông qua mạng lƣới ngân hàng thế giới.
+/ Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nƣớc là ở đây nó liên quan đến việc trao
đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua
bán ngoại thƣơng các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nƣớc nào là tiền tệ
tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn
các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động.

13


×