Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Mặn Đồng Bằng Sông Cửu Long 2015Dự báo mặn và đo đạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 71 trang )

Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

MỤC LỤC
PHẦN I

GIỚI THIỆU CHUNG
I. THÔNG TIN VỀ NHIỆM VỤ..............................................................................1
I.1. Tên nhiệm vụ..........................................................................................................1
I.2. Cơ quan chủ quản....................................................................................................1
I.3. Đơn vị thực hiện......................................................................................................1
I.4. Đơn vị phối hợp......................................................................................................1
II. KHÁI QUÁT CHUNG...........................................................................................1
II.1. Nội dung đã thực hiện từ năm 2002 đến năm 2014................................................1
II.2. Kết quả đạt được từ năm 2002 đến năm 2014........................................................2
II.3. Sự cần thiết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ................................................................2
III. TÓM LƯỢC CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA NHIỆM VỤ.....................3
III.1. Cơ sở pháp lý chính..............................................................................................3
III.2.Mục tiêu.................................................................................................................3
III.3. Phạm vi thực hiện.................................................................................................4
II.3.1. Vùng giữa hai sông Vàm Cỏ................................................................................5
II.3.2. Vùng cửa sông Cửu Long....................................................................................5
II.3.3. Vùng Bán đảo Cà Mau........................................................................................6
II.3.4. Vùng Tứ Giác Long Xuyên..................................................................................7
III.4. Nội dung thực hiện................................................................................................7
II.4.1. Đo đạc giám sát mặn..........................................................................................7
II.4.2. Dự báo mặn xâm nhập......................................................................................10
III.5. Tổ chức thực hiện................................................................................................11
III.5.1. Phương pháp....................................................................................................11
III.5.2. Thiết bị máy móc..............................................................................................11


III.5.3. Nhân sự thực hiện............................................................................................11
III.6. Thời gian thực hiện.............................................................................................12
III.7. Sản phẩm giao nộp..............................................................................................12

PHẦN II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CHƯƠNG 1

TÓM LƯỢC VỀ CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
MẶN XÂM NHẬP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN NGUỒN NƯỚC, THỦY TRIỀU.............................18
1.1.1. Đặc điểm chung.................................................................................................18
1.1.2. Nguồn nước thượng lưu mùa mưa 2014............................................................19
1.1.3. Nguồn nước thượng lưu mùa khô 2014 -2015...................................................20
1.1.3.1.Chế độ nước trong Biển Hồ (Tonle Sap)..........................................................20
1.1.3.2. Dòng chảy tại Kratie......................................................................................21
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
i


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

1.1.4. Đặc điểm thủy triều............................................................................................22
1.1.5. Khí tượng trên đồng bằng..................................................................................22
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT...................................................................................23
1.3. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH KIỂM SOÁT MẶN............................................24
1.3.1. Tuyến đê biển, đê sông.......................................................................................24

1.3.2. Cống kiểm soát mặn...........................................................................................24

CHƯƠNG 2

KẾT QUẢ GIÁM SÁT MẶN XÂM NHẬP MÙA KHÔ VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1. KẾT QUẢ GIÁM SÁT MẶN MÙA KHÔ NĂM 2015......................................28
2.1.1. Vùng hai sông Vàm Cỏ......................................................................................28
2.1.1.1.Kết quả giám sát mặn......................................................................................28
2.1.1.2. Nhận xét kết quả giám sát mặn.......................................................................29
2.1.2. Vùng cửa sông Cửu Long..................................................................................33
2.1.2.1. Kết quả giám sát mặn.....................................................................................33
2.1.2.2.Nhận xét kết quả giám sát mặn........................................................................34
2.1.3. Vùng Bán đảo Cà Mau.......................................................................................44
2.1.3.1.Kết quả giám sát mặn......................................................................................45
2.1.3.2. Nhận xét kết quả giám sát mặn.......................................................................46
2.1.4. Vùng Tứ Giác Long Xuyên................................................................................51
2.1.4.1.Kết quả giám sát mặn......................................................................................52
2.1.4.2. Nhận xét kết quả giám sát mặn.......................................................................52
2.2. ĐÁNH GIÁ MẶN XÂM NHẬP NĂM 2015 SO VỚI CÙNG KỲ....................54
2.2.1. Mặn xâm nhập năm 2015 so với cùng kỳ...........................................................54
2.2.1.1. Vùng hai sông Vàm Cỏ...................................................................................55
2.2.1.2. Vùng cửa sông Cửu Long...............................................................................55
2.2.1.3. Vùng Bán Đảo Cà Mau..................................................................................56
2.2.1.4.Vùng Tứ Giác Long Xuyên..............................................................................56
2.2.2. Diện tích mặn xâm nhập....................................................................................56
2.2.3. Thiệt hại do mặn xâm nhập................................................................................58
2.3. NHẬN XÉT CHUNG..........................................................................................58

CHƯƠNG 3


TÌNH HÌNH DỰ BÁO MẶN XÂM NHẬP MÙA KHÔ NĂM 2015
3.1. CÔNG CỤ TÍNH TOÁN....................................................................................60
3.2. TÀI LIỆU TÍNH.................................................................................................60
3.3. KẾT QUẢ TÍNH.................................................................................................60
3.4. NHẬN XÉT CHUNG..........................................................................................61

PHẦN I

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN.............................................................................................................62
2. KIẾN NGHỊ...........................................................................................................64
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
ii


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

PHỤ LỤC SỐ LIỆU:

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng I.1. Danh sách trạm đo mặn khu vực hai sông Vàm Cỏ năm 2015...................8
Bảng I.2. Danh sách trạm đo mặn vùng Cửa sông Cửu Long năm 2015...................8
Bảng I.3. Danh sách trạm đo mặn vùng bán đảo Cà Mau năm 2015.........................9
Bảng I.4. Danh sách trạm đo mặn vùng Tứ Giác Long Xuyên năm 2015...............10
Bảng 1.1. Dòng chảy mùa lũ tại trạm Tân Châu theo một số năm gần đây..............19
Bảng 1.2. Dòng chảy mùa lũ tại trạm Châu Đốc theo một số năm gần đây.............19
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp sản xuất lúa Đông Xuân mùa khô năm 2014-2015..........23

Bảng 1.4. Bảng tổng hợp sản xuất lúa Hè Thu năm 2015 khu vực ĐBSCL.............24
Bảng 1.5. Hệ thống cống ngăn mặn chính khu vực hai sông Vàm Cỏ.....................24
Bảng 1.6. Hệ thống cống ngăn mặn chính khu vực tỉnh Tiền Giang........................25
Bảng 1.7. Hệ thống cống ngăn mặn chính khu vực tỉnh Bến Tre.............................26
Bảng 1.8. Hệ thống cống ngăn mặn chính khu vực tỉnh Trà Vinh............................26
Bảng 1.9. Hệ thống cống ngăn mặn chính khu vực Bán đảo Cà Mau......................26
Bảng 1.10. Hệ thống cống ngăn mặn chính khu vực ven biển Tây.............................27
Bảng 2.1. Độ mặn Max, Min tháng vùng hai sông Vàm Cỏ năm 2015 (g/l)............29
Bảng 2.2. Độ mặn Max, Min tháng vùng Cửa sông Cửu Long năm 2015 (g/l)........33
Bảng 2.3. Độ mặn Max, Min tháng Vùng Bán Đảo Cà Mau năm 2015 (g/l)...........45
Bảng 2.4. Độ mặn Max, Min tháng vùng Tứ Giác Long Xuyên năm 2015 (g/l)......52
Bảng 2.5. Độ mặn lớn nhất tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 và trung bình
năm 2005-2014 ở 3 trạm điển hình..............................................................................55
Bảng 2.6. Độ mặn lớn nhất tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 và trung bình
năm 2005-2014 ở 3 trạm điển hình..............................................................................55
Bảng 2.7. Độ mặn lớn nhất tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 và trung bình
năm 2005-2014 ở 3 trạm điển hình..............................................................................56
Bảng 2.8. Độ mặn lớn nhất tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 và trung bình
năm 2005-2014 ở 3 trạm điển hình..............................................................................56
Bảng 2.9. Diện tích xâm nhập mặn (ha) ĐBSCL năm 2015 so với năm 2014.........57
Bảng 2.10.
Thiệt hại do mặn xâm nhập mùa khô năm 2015...................................58

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình I.1.
Hình I.2.
Hình I.3.
Hình I.4.
Hình I.5.
Hình 1.1.

Hình 1.2.
Hình 1.3.
20
Hình 1.4.
Hình 1.5.

Sơ đồ phạm vi phân vùng giám sát mặn xâm nhập ĐBSCL năm 2015......4
Sơ đồ vị trí các trạm đo mặn vùng giữa hai sông Vàm Cỏ.......................13
Sơ đồ vị trí các trạm đo mặn vùng cửa sông Cửu Long...........................14
Sơ đồ vị trí các trạm đo mặn vùng Bán Đảo Cà Mau...............................15
Sơ đồ vị trí các trạm đo mặn vùng Bán Đảo Cà Mau...............................16
Sơ đồ vị trí vùng ĐBSCL trong lưu vực MeKong...................................18
Biểu đồ diễn biến mực nước mùa lũ tại trạm Tân Châu theo một số năm19
Biểu đồ diễn biến mực nước mùa lũ tại trạm Châu Đốc theo một số năm
Biểu đồ mực nước tại trạm Prek Kdam theo một số năm gần đây...........20
Biểu đồ mực nước tại Kratie theo một số năm gần đây và năm 2015......21

Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
iii


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hình 1.6.
Hình 1.7.
Hình 1.8.
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.

Hình 2.5.
Hình 2.6.
Hình 2.7.
Hình 2.8.
Hình 2.9.
Hình 2.10.
Hình 2.11.
Hình 2.12.

Năm 2015

Biểu đồ mực nước tại Chiang Saen một số năm gần đây và năm 2015....21
Biểu đồ hình dạng thủy triều biển Đông..................................................22
Biểu đồ hình dạng thủy triều biển Tây.....................................................22
Diễn biến độ mặn Max tháng 2-4/2015 trên sông Vàm Cỏ Tây...............31
Diễn biến độ mặn Max tháng 2-4/2015 trên sông Vàm Cỏ Đông............32
Diễn biến độ mặn Max tháng 2-4/2015 trên sông Cửa Tiểu.....................37
Diễn biến độ mặn Max tháng 2-4/2015 trên sông Cửa Đại......................40
Diễn biến độ mặn Max tháng 2-4/2015 trên sông Hàm Luông................40
Diễn biến độ mặn Max tháng 2-4/2015 sông Cổ Chiên (cửa Cổ Chiên). .41
Diễn biến độ mặn Max tháng 2-4/2015 sông Cổ Chiên (cửa Cung Hầu). 44
Diễn biến độ mặn Max tháng 2-4/2015 trên sông Hậu (cửa Định An).....44
Diễn biến độ mặn Max tháng 2-4/2015 trên sông Hậu (cửa Trần Đề).....48
Diễn biến độ mặn Max tháng 2-4/2015 trên sông Cái Lớn...................51
Diễn biến độ mặn Max tháng 2-4/2015 trên kênh RG-HT...................54
Diện tích mặn xâm nhập mùa khô năm 2015 ứng với ranh mặn 4g/l. . .57

Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
iv



Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

PHẦN I
GIỚI THIỆU CHUNG
I. THÔNG TIN VỀ NHIỆM VỤ
I.1. Tên nhiệm vụ
- Tên nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Thuộc dự án: Điều tra đánh giá diễn biến lòng dẫn, bồi lắng sạt lở, xâm nhập
mặn và dòng chảy trong hệ thống sông vùng ĐBSCL.
I.2. Cơ quan chủ quản
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Cơ quan quản lý dự án: Tổng Cục Thủy lợi.
- Địa chỉ: Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, TP. Hà Nội.
- Điện thoại: (84-4) 37335716

Fax: (84-4) 3733 5702

I.3. Đơn vị thực hiện
- Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
- Địa chỉ: 658 Võ Văn Kiệt, P1, Q5, TP. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (84-8) 39238320

Fax: (84-8) 39235028.

I.4. Đơn vị phối hợp
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh vùng ĐBSCL.
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ;

- Các Cơ quan quản lý và khai thác công trình Thủy lợi các tỉnh ĐBSCL.
II. KHÁI QUÁT CHUNG
II.1. Nội dung đã thực hiện từ năm 2002 đến năm 2014
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam được
Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ thực hiện dự án “Giám sát mặn xâm nhập
vùng ĐBSCL” thuộc loại dự án điều tra thường xuyên từ năm 2002 đến nay. Trong
giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2007, nhiệm vụ của dự án chủ yếu là đo đạc giám
sát mặn; giai đoạn từ năm 2008 trở về sau, theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Trưởng Bộ
Nông nghiệp và PTNT, dự án thực hiện thêm nội dung dự báo mặn trên các dòng
chính sông Cửu Long.
Nội dung chính thực hiện công tác đo đạc giám sát mặn, gồm:
- Lập mạng lưới các trạm đo mặn (tùy theo điều kiện nguồn nước, kinh phí
thực hiện hàng năm, số lượng trạm đo mặn có sự khác nhau) được bố trí trên
hệ thống sông kênh chính thuộc 04 vùng giám sát mặn ĐBSCL. Trong năm
2015, số trạm đo mặn giảm 13 trạm so với năm 2014.
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
1


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

- Lấy mẫu nước hiện trường, định kỳ thu gom mẫu tại các trạm, sau đó vận
chuyển về phòng để phân tích chỉ tiêu mặn.
- Tổng hợp số liệu phân tích chỉ tiêu mặn tại các trạm đo dạng bảng biểu.
- Phân tích, đánh giá diễn biến xâm nhập mặn xâm nhập theo thời gian ở mỗi
trạm đo của từng vùng.
- Phân tích, đánh giá về các nguyên nhân cơ bản của diễn biến mặn xâm nhập
của năm thực hiện so với cùng kỳ năm trước đây.

Trên cơ sở kết quả số liệu đo đạc giám sát mặn làm tài liệu cho tính toán dự báo
mặn theo thời gian và không gian phân bố trên các dòng chính sông Cửu Long
thuộc địa bàn 9 tỉnh ven biển ĐBSCL, cụ thể như sau:
- Công cụ phục vụ tính toán dự báo mặn được ứng dụng mô hình toán Mike11
và HydroGIS.
- Mô hình tính toán dự báo do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam lập, bao
gồm: Hơn 4.000 nhánh sông kênh, với tổng chiều dài gần 25.000km; khoảng
2.349 công trình và một số thông tin khác có liên quan đến đồng bằng.
- Sản phẩm dự báo mặn trong mùa khô bao gồm: Dự báo và phát báo tổng thể
mặn cả mùa khô và cập nhật dự báo chi tiết tháng.
- Kết quả dự báo mặn thể hiện được các nội dung chính như: Nồng độ mặn,
không gian lan truyền mặn theo thời gian và khả năng xuất hiện nguồn nước
ngọt tại các vị trí điểm dự báo.
II.2. Kết quả đạt được từ năm 2002 đến năm 2014
Bộ số liệu đo đạc giám sát mặn đã được tổng hợp, phân tích đánh giá đầy đủ, phản
ánh trung thực về tình hình diễn biến xâm nhập mặn theo không gian và thời gian.
Xác định được các nguyên nhân cơ bản gây xâm nhập mặn làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp chống mặn – hạn thông qua các giải pháp công trình và phi công
trình cho từng vùng. Bộ số liệu mặn dự án thực hiện (từ năm 2002 đến 2014) là
nguồn tài liệu cơ bản phục vụ các nghiên cứu về phát triển vùng đất ĐBSCL, cụ
thể hơn là khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, đặc biệt trong bối cảnh
thượng lưu khai thác ngày càng gia tăng và biến đổi khí hậu toàn cầu, mực nước
biển ngày càng dâng cao. Ngoài ra, kết quả giám sát mặn đã được cung cấp cho
các cơ quan trọng yếu của Đảng và Nhà nước như Văn Phòng Trung ương Đảng,
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT trong các đợt công
tác tại ĐBSCL góp phần kịp thời chỉ đạo, hoạch định các chủ trương, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL.
Kết quả dự báo mặn (dự báo tổng thể và cập nhật, dự báo chi tiết từng tháng trong
mùa khô) tại vùng ven biển ĐBSCL được báo cáo đến Bộ Nông nghiệp&PTNT và
các địa phương kịp thời; làm cơ sở cho việc điều hành, chỉ đạo sản xuất, góp phần

giảm thiểu các thiệt hại do hạn – mặn gây ra tại vùng ven biển ĐBSCL.
II.3. Sự cần thiết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
2


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có hệ thống sông ngòi chằng chịt bao gồm
37 con sông lớn với tổng chiều dài 1706 km. ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành có
tổng diện tích khoảng 3,9 triệu ha, với khoảng 19 triệu dân. ĐBSCL có vị trí quan
trọng trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, nuôi trồng,
đánh bắt thuỷ sản, phát triển vườn cây ăn trái đem lại giá trị xuất khẩu lớn cho cả
nước. Tuy nhiên, do địa hình ĐBSCL là một hệ thống hở, thấp, nằm cuối nguồn
ngọt, chịu tác động của chế độ thủy văn bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển
Tây nên hàng năm vào các tháng mùa khô khi dòng chảy ra biển không đủ mạnh
để đẩy nước mặn từ biển vào làm cho nguồn nước mặt trên hệ thống sông kênh bị
nhiễm mặn gây ra tình trạng nội đồng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và nước
sinh hoạt; đặc biệt là tại các vùng ven biển.
Vùng ven biển ĐBSCL thuộc phạm vi phân bố 9 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và tỉnh Hậu Giang) có
tổng diện tích tự nhiên khoảng 3,073 triệu ha (chiếm 78,8% diện tích ĐBSCL).
Trước đây diện tích xâm nhập mặn 4g/l vùng ven biển khoảng 2 triệu ha, hiện nay
đã và đang biến đổi nhiều do sự phát triển hạ tầng thủy lợi và thay đổi mô hình
canh tác. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi; khai thác,
phát triển thượng lưu gia tăng và việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở vùng ven biển
từ trồng lúa sang nuôi tôm đã làm cho bức tranh mặn xâm nhập trên hệ thống sông
kênh vùng ven biển ĐBSCL có xu thế ngày càng bất thường và diễn ra ngày càng

gay gắt hơn.
Để góp phần giảm thiểu thiệt hại do hạn - mặn xâm nhập trong các tháng mùa khô
và chủ động các giải pháp khai thác nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp thì
việc thực hiện nhiệm vụ “Đo đạc giám sát mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long” là rất
cần thiết và cần phải duy trì thực hiện hàng năm nhằm kịp thời phản ánh diễn biến,
dự báo mặn xâm nhập theo không gian, thời gian làm cơ sở cho Bộ và địa phương
xây dựng các kế hoạch, điều hành trong sản xuất; đồng thời có chuỗi số liệu quan
trắc mặn liên tục phục vụ cho các tổ chức nghiên cứu, các nhà quản lý hoạch định
chiến lược phát triển khu vực ĐBSCL nói chung và vùng ven biển nói riêng.
III.TÓM LƯỢC CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA NHIỆM VỤ
III.1. Cơ sở pháp lý chính
- Căn cứ quyết định số 431/QĐ-BNN-TCTL, ngày 02 tháng 02 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Giao nhiệm vụ và kinh phí
thực hiện Đo đạc giám sát mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Căn cứ QCVN 08:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- Quyết định số 1736/QĐ-BNN-TL ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện công
tác điều tra cơ bản thủy lợi.
- Và mố số Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
III.2. Mục tiêu
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
3


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

- Giám sát và dự báo xâm nhập mặn trong mùa kiệt, đề xuất các giải pháp

phòng, chống xâm nhập mặn, phục vụ chỉ đạo, điều hành sản xuất vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, xâm nhập mặn, ở vùng dự án nhằm củng
cố, nâng cao hạ tầng cơ sở kỹ thuật và năng lực dự báo cho vùng Đồng bằng
sông Cửu Long trong tương lai.
III.3. Phạm vi thực hiện
Bao gồm phạm vi 9 tỉnh ven biển ĐBSCL, gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và tỉnh Hậu Giang.
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên của ĐBSCL và kết quả thực hiện điều tra giám sát
mặn ĐBSCL qua các năm. Phạm vi thực hiện dự án trên địa bàn 09 tỉnh vùng ven
biển được phân thành 4 vùng giám sát mặn dưới đây.

Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
4


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

Hình I.1. Sơ đồ phạm vi phân vùng giám sát mặn xâm nhập ĐBSCL năm 2015
II.3.1. Vùng giữa hai sông Vàm Cỏ
a) Vị trí giới hạn
Thuộc địa phận hành chính của tỉnh Long An.
b) Đặc điểm chính của vùng
Sông Vàm Cỏ Tây có chiều dài 325 km, diện tích lưu vực 6.000 km 2 bắt nguồn từ
Campuchia chảy qua tỉnh Long An, sau đó hợp lưu với sông Vàm Cỏ Đông thành
sông Vàm Cỏ, chảy ra biển qua cửa Soài Rạp. Sông chịu ảnh hưởng trực tiếp của
thủy triều biển Đông.
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện

5


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

Sông Vàm Cỏ Đông cũng bắt nguồn từ Campuchia chảy qua Tây Ninh gặp sông
Vàm Cỏ Tây ở Tân Trụ (Long An) có chiều dài 283 km; Sông chịu tác động mạnh
bởi thủy triều biển Đông.
Mức độ xâm nhập mặn từ biển Đông vào hệ thống sông rạch trong vùng còn phụ
thuộc lưu lượng từ sông Tiền chảy vào sông Vàm Cỏ Tây qua hệ thống kênh trục
như: Kênh Tân Thành - Lò Gạch, Hồng Ngự, Đồng Tiến, An Phong - Mỹ Hòa,
Nguyễn Văn Tiếp.
c) Các nguồn xâm mặn của vùng
Xâm nhập mặn vào khu vực hai sông Vàm Cỏ từ biển Đông với hai nguồn chính:
- Nước mặn theo thủy triều biển Đông qua cửa Soài Rạp vào sông Vàm Cỏ,
tại huyện Tân Trụ (Long An) phân theo hai hướng xâm nhập vào sông Vàm
Cỏ Tây và sông Vàm Cỏ Đông. Một hướng khác nước mặn từ sông Vàm Cỏ
xâm nhập vào nhánh sông tại huyện Cần Đước thuộc Long An.
- Nguồn mặn từ sông Soài Rạp xâm nhập vào sông Cần Giuộc thuộc hai
huyện Cần Đước, Cần Giuộc tỉnh Long An.
II.3.2. Vùng cửa sông Cửu Long
a) Vị trí giới hạn
Thuộc địa phận hành chính của tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và tỉnh Trà Vinh.
b) Đặc điểm chính của vùng
Sông Mekong chảy vào Việt Nam theo hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu. Qua
ngã ba Vàm Nao có sự phân phối lại dòng chảy từ sông Tiền sang sông Hậu.
Tại Vĩnh Long, Trà Vinh, sông Tiền phân chia thành các nhánh chảy ra biển Đông
là Cửa Tiểu, Cửa Đại, Cửa Ba Lai (Năm 2001 hệ thống cống đập ngăn mặn trên

sông Ba Lai được xây dựng), Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên, Cửa Cung Hầu.
Sông Hậu chảy thẳng ra biển Đông qua Cửa Định An và Cửa Trần Đề. Chế độ thủy
văn vùng này chịu sự chi phối mạnh của thủy triều biển Đông. Độ dốc lòng sông
nhỏ, địa hình thấp.
c) Các nguồn xâm mặn của vùng
Nước mặn từ biển Đông xâm nhập vào hệ thống sông Cửu Long gồm 7 nguồn
chính qua 7 cửa sông:
- Cửa Tiểu: tỉnh Tiền Giang
- Cửa Đại: Ranh giới hai tỉnh Tiền Giang, Bến Tre.
- Cửa Hàm Luông: tỉnh Bến Tre
- Cửa Cổ Chiên: Ranh giới tỉnh Bến Tre và Trà Vinh.
- Cửa Cung Hầu: tỉnh Trà Vinh
- Cửa Định An: Ranh giới của tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.
- Cửa Trần Đề: tỉnh Sóc Trăng.
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
6


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

II.3.3. Vùng Bán đảo Cà Mau
a) Vị trí giới hạn
Thuộc địa phận hành chính của tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang và
một phần tỉnh Kiên Giang.
b) Đặc điểm chính của vùng
Chế độ thủy văn vùng bán đảo Cà Mau bị chi phối bởi triều biển Đông, triều biển
Tây, dòng chảy sông Mekong, lượng mưa và việc sử dụng nước trong vùng. Từ
năm 1994 dự án Quản Lộ-Phụng Hiệp xây dựng, về cơ bản đã ngăn được mặn từ

phía biển Đông và một phần biển Tây. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc
chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm làm cho môi trường nước đặc biệt
là xâm nhập mặn đang có những diễn biến phức tạp.
Từ kênh Cái Sắn đến sông Cái Lớn địa hình trũng thấp cao độ thay đổi từ 0,2 đến
0,4m. Khu vực từ sông Cái Lớn đến sông Ông Đốc có địa hình thấp trũng; chịu
ảnh hưởng thủy triều Biển Tây (trực tiếp) và thủy triều biển Đông (gián tiếp), tạo
nên chế độ thủy văn khá phức tạp.
c) Các nguồn xâm mặn của vùng
Nước mặn từ biển Đông xâm nhập vào gồm 8 nguồn chính:
- Nước mặn xâm nhập vào cửa Trần Đề thuộc tỉnh Sóc Trăng.
- Nước mặn xâm nhập vào cửa Mỹ Thanh thuộc tỉnh Sóc Trăng.
- Nước mặn xâm nhập qua cửa Gành Hào vào sông Gành Hào và hướng khác
theo tuyến Gành Hào đi Hộ Phòng.
- Nước mặn xâm nhập qua cửa Lồng Đèn vào sông Đầm Dơi.
- Nước mặn xâm nhập qua cửa Hố Hài vào sông Trảng Tràm.
- Nước mặn xâm nhập qua cửa Bồ Đề vào sông Bồ Đề.
- Nước mặn xâm nhập qua cửa Rạch Gốc vào rạch Đường Kéo.
- Nước mặn qua cửa Năm Ô Rô vào kênh Năm Ô Rô.
Nước mặn từ biển Tây xâm nhập vào gồm 10 nguồn chính:
- Nước mặn xâm nhập qua Cửa Lớn vào sông Cửa Lớn.
- Nước mặn xâm nhập qua cửa Bảy Háp vào sông Bảy Háp
- Nước mặn xâm nhập qua cửa Cái Đôi Vàm vào rạch Cái Đôi Vàm.
- Nước mặn xâm nhập qua cửa Mỹ Bình vào sông Mỹ Bình và đầm Thị
Tường thuộc huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
- Sông Ông Đốc tỉnh Cà Mau
- Kênh Biện Nhị tỉnh Cà Mau
- Rạch Tiểu Dừa tỉnh Cà Mau
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
7



Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

- Kênh Cán Gáo - sông Trẹm thuộc tỉnh Kiên Giang và Cà Mau.
- Nước mặn xâm nhập vào sông Cái Bé, qua hệ thống kênh rạch trong khu
vực: kênh KH1, kênh Giữa, kênh Thị Đội - Ô Môn, kênh Thốt Nốt.
- Nước mặn vào sông Cái Lớn, qua các chi lưu và kênh trục nội vùng.
II.3.4. Vùng Tứ Giác Long Xuyên
a) Vị trí giới hạn
Thuộc địa phận hành chính tỉnh Kiên Giang.
b) Đặc điểm chính của vùng
Dải ven biển từ Hà Tiên đến kênh Cái Sắn địa hình có độ cao phổ biến từ 0,4 đến
0,6 m. Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp thủy triều biển Tây, biên độ triều nhỏ.
c) Các nguồn xâm mặn của vùng
Nước mặn từ biển Tây xâm nhập vào gồm 7 nguồn chính:
- Nước mặn Đầm Đông Hồ xâm nhập vào rạch Giang Thành.
- Nước mặn Đầm Đông Hồ xâm nhập vào kênh Rạch Giá- Hà Tiên.
- Nước mặn biển Tây xâm nhập vào Rạch Tam Bản.
- Nước mặn biển Tây xâm nhập vào Rạch Tà Săng.
- Nước mặn biển Tây xâm nhập vào kênh Khoe Lá.
- Nước mặn biển Tây xâm nhập vào sông Kiên.
- Nước mặn biển Tây xâm nhập vào sông Cái Sắn.
III.4. Nội dung thực hiện
II.4.1. Đo đạc giám sát mặn
Theo đề cương phê duyệt, tổng số trạm bố trí tăng cường đo đạc giám sát mặn của
dự án là 57 trạm, trong đó 30 trạm đo bổ sung và 27 trạm thu thập số liệu từ Đài
Khí tượng Thủy văn Nam Bộ. Phân theo vùng giám sát, các trạm giám sát mặn
trình bày dưới đây.

a) Vùng giữa hai sông Vàm Cỏ
Tổng số trạm đo giám sát mặn năm 2015 là 07 trạm bổ sung và 03 trạm thu thập số
liệu (Xem bảng I.1, hình I.2).
Bảng I.1. Danh sách trạm đo mặn khu vực hai sông Vàm Cỏ năm 2015
TT

Tên trạm đo

1 Cầu Nổi*
2 Cống Đôi Ma
3 Long Cang
4 Cống Rạch

Tên sông,
rạch
S Vàm Cỏ

Địa điểm

Dòng chính
Cách S.VCĐ
Kênh Đôi Ma
200 m
S. Vàm Cỏ
Cách S.VCĐ
Đông
300 m
Kênh Rạch
Cách S.VCĐ


Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
8

Vị trí
X

Y

Giám sát nguồn
mặn

1157528.021 563661.205 Sông Vàm Cỏ

Sông Vàm Cỏ
Đông
Sông Vàm Cỏ
1175935.441 547214.821
Đông
1170906.421 555596.184 Sông Vàm Cỏ
1168881.214 557137.699


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chanh
5 Bến Lức*
6 Cầu Kỳ Son

Chanh
S. Vàm Cỏ

Đông

300 m
Dòng chính

Kênh Kỳ Son

Kênh Bảo
Định
Sông Vàm Cỏ
8 Tân An*
Tây
Kênh Rạch
Kênh Rạch
9
Chanh
Chanh
Kênh cống Bắc Kênh Bắc
10
Đông
Đông
7 Bình Tâm

Năm 2015

Cách S.VCT
300 m
Cách S.VCT
300 m
Dòng chính

Cách S.VCT
300 m
Cách S.VCT
200 m

1175935.441 547214.821
1165117.321 551163.868
1165114.828 549473.518
1163029.228 545408.499
1167564.416 540918.522
1170664.206 538139.559

Đông
Sông Vàm Cỏ
Đông
Sông Vàm Cỏ
Tây
Sông Vàm Cỏ
Tây
Sông Vàm Cỏ
Tây
Sông Vàm Cỏ
Tây
Sông Vàm Cỏ
Tây

( Chú thích: * Trạm thu thập số liệu từ Trung tâm KTTV)

b) Vùng Cửa sông Cửu Long
Tổng số trạm đo giám sát mặn là 13 trạm bổ sung và 14 trạm thu thập số liệu (xem

bảng I.2 và hình I.3).
Bảng I.2. Danh sách trạm đo mặn vùng Cửa sông Cửu Long năm 2015
TT

Tên trạm
đo

1 Gia Thuận
2

Vàm
Kênh*

3 Hòa Bình*
4

Vàm
Giồng

5 Hòa Định
6 Xuân Hòa
7 Mỹ Tho*
8 Bình Đại*
9

Vang Quới
Tây

10 Giao Hòa*
11 An Thuận*

12 Sơn Đốc*
13

Phước
Long

14 Mỹ Hòa*
15 Bến Trại*

Tên sông,
rạch
Sông Soài
Rạp
Sông Cửa
Tiểu
Sông Cửa
Tiểu
Sông Cửa
Tiểu
Sông Cửa
Tiểu
Sông Tiền
Sông Tiền
Sông Cửa
Đại
Kênh Năm
Đà
Sông
An
Hóa

S.
Hàm
Luông
S.
Hàm
Luông
Rạch Thủ
Cửu
S.
Hàm
Luông
Sông
Cổ
Chiên

Địa điểm
Cách Sg Soài Rạp
100m

Vị trí
X

Y

Giám sát nguồn
mặn

1154716.11 580931.515 Sông Soài Rạp

Dòng chính


1137141.3 580771.569 Sông Cửa Tiểu

Dòng chính

1137479.95 682638.852 Sông Cửa Tiểu

Dòng chính

1139331.28 560682.499 Sông Cửa Tiểu

Dòng chính

1140898.69 662498.007 Sông Cửa Tiểu

Dòng Chính
Dòng Chính

1143294.73 654988.097 Sông Tiền
1144816.95 649703.666 Sông Tiền

Dòng chính

1124372.05 576505.864 Sông Cửa Đại

Cách S. Cửa Đại
200m
Cách S. Cửa Đại
100m


1135084.74 668775.062 Sông Cửa Đại
1139866.23 659792.002 Sông Cửa Đại

Dòng Chính

1102229.54 565588.493 S. Hàm Luông

Dòng Chính

1142765.25 554561.702 S. Hàm Luông

Cách S. H. Luông
50m

1139866.23 659792.002 S. Hàm Luông

Dòng Chính

1121544.56

Dòng chính

1092971.83 536359.597 Sông Cổ Chiên

Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
9

655914.77 S. Hàm Luông



Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tên trạm Tên sông,
đo
rạch
Hương
S.
Hàm
16
*
Mỹ
Luông
Sông Mỏ
17 Mỏ Cày
Cày
Cửa Cung
18 Bến Chùa
Hầu
Cửa Cung
19 Hưng Mỹ*
Hầu
*
20 Trà Vinh S. Cổ Chiên
Sông
Cổ
21 Láng Thé
Chiên
Sông
Cổ
22 Cái Hóp

Chiên
Cửa Định
23 Trà Kha*
An
Kênh Trà
24 Trà Cú

*
25 Cầu Quan Sông Hậu
Kênh Mỹ
26 Mỹ Văn
Văn
27 Rạch Rum Rạch Rum

TT

Địa điểm

Năm 2015

Vị trí
X

Giám sát nguồn
mặn

Y

Dòng Chính


1098617.52 651689.086 S. Hàm Luông

Cách S. Cổ Chiên
50m

1116179.48

Cửa Cung Hầu

1076618.25 549176.297 Cửa Cung Hầu

Cửa Cung Hầu

1098191.24 544453.526 Cửa Cung Hầu

Dòng Chính

1101857.63 536339.437 S. Cổ Chiên

Sông Cổ Chiên

1106496.42

Sông Cổ Chiên

1113829.96 527280.872 Sông Cổ Chiên

Dòng Chính
Cách S. Hậu 500m
Dòng chính


640853.71 Sông Cổ Chiên

534141.25 Sông Cổ Chiên

1064995.2 527232.826 Cửa Định An
1073081.15 527311.516 Sông Hậu
1078104.7 627769.987 Sông Hậu

Cách S. Hậu 100m

1084297.78

509895.42 Sông Hậu

Cách S. Hậu 100m

1091233.21 500790.712 Sông Hậu

( Chú thích: * Trạm thu thập số liệu từ Trung tâm KTTV)

c) Vùng Bán Đảo Cà Mau
Tổng số trạm đo giám sát mặn là 04 trạm bổ sung và 09 trạm thu thập số liệu (xem
bảng I.3, hình I.4).
Bảng I.3. Danh sách trạm đo mặn vùng bán đảo Cà Mau năm 2015
TT Tên trạm đo Tên sông, rạch
1 Trần Đề *

Cửa Trần Đề


Địa điểm

Vị trí
X

Y

Cửa sông

1054150.71 629680.909

2 TT. Long Phú Sông Hậu
3 Đại Ngãi*
Sông Hậu
4 An Lạc Tây
Sông Hậu

Dòng chính
Dòng chính
Dòng Chính

1063167.27 515493.897
1081731.48 609475.979
1088817.4 498920.465

5 Sóc Trăng*

Kênh Maspero

Nội đồng


6 Thạnh Phú*

Sông Nhu Gia

Nội đồng

7 Cà Mau*

Sông Gành Hào Nội đồng

1013392.86 514451.897

8 Gành Hào*

Cửa Gành Hào

Cửa sông

994989.947 545601.339

9 Sông Đốc*

Sông Đốc

Cửa sông

1000796.21 481481.459

10 Xẻo Rô*


Trên K. Xẻo Rô Cách cửa sg Cái 1092954.13 508942.367

Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
10

1061448.5 605877.478
1050371.27

598590.25

Giám sát
nguồn mặn
Mặn Biển
Đông
Sông Hậu
Sông Hậu
Sông Hậu
Mặn Biển
Đông
Mặn Biển
Đông
Mặn Biển
Đông
Mặn Biển
Đông
Mặn Biển
Đông
Mặn S. Cái



Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

TT Tên trạm đo Tên sông, rạch

Địa điểm
Lớn 9km

11 Gò Quao*

Sông Cái Lớn

Nội đồng

12 Cầu Cái Tư

Kênh Xà No

Cầu Cái Tư

13 Kênh Xà No

Kênh Xà No

Cách cầu Cái
Tư 7km

Năm 2015

Vị trí

X

Y

Giám sát
nguồn mặn

Lớn
Mặn S. Cái
1076383.52 538204.435
Lớn
Mặn S. Cái
1078328.06 543636.27
Lớn
Mặn S. Cái
1079723.16 546435.263
Lớn

( Chú thích: * Trạm thu thập số liệu từ Trung tâm KTTV)

d) Vùng Tứ Giác Long Xuyên
Tổng số trạm đo giám sát mặn là 06 trạm bổ sung và 01 trạm thu thập số liệu (xem
bảng I.4, hình I.5).
Bảng I.4. Danh sách trạm đo mặn vùng Tứ Giác Long Xuyên năm 2015
TT

Tên trạm đo

Tên sông, rạch


Địa điểm

K. Rạch Giá - Hà Tại Cầu Hà
Tiên (HT)
Giang
Đầu kênh
Kiên Lương
K. Rạch Giá-HT
T3
Đầu kênh
Kênh KT5
K. Rạch Giá-HT
KT5
*
Rạch Giá
Trên sông Kiên
Cửa Sông
Rạch Giá –
K. Rạch
K. Rạch Giá-LX
Long Xuyên
Giá-LX
Cách rạch
Kênh Cái Sắn 1 Kênh Cái Sắn
sỏi 4km
Cách rạch
Kênh Cái Sắn 2 Kênh Cái Sắn
sỏi 8km

Vị trí

X

Y

Giám sát
nguồn mặn

1 Cầu Hà Giang

1146898.82 447795.628 Mặn Biển Tây

2

1138042.13 461574.417 Mặn Biển Tây

3
4
5
6
7

1137506.89 472122.408 Mặn Biển Tây
1104013.75 508939.591 Mặn Biển Tây
1107940.36 510494.612 Mặn Biển Tây
1102280.12 515198.584 Mặn Biển Tây
1105903.74 518534.637 Mặn Biển Tây

( Chú thích: * Trạm thu thập số liệu từ Trung tâm KTTV)

II.4.2. Dự báo mặn xâm nhập

Sử dụng mô hình toán để tính toán dự báo mặn xâm nhập trên các dòng chính sông
Cửu Long, bao gồm:
- Cuối tháng 2 dự báo mặn, nguồn nước cho tháng 3.
- Cuối tháng 3 dự báo mặn, nguồn nước cho tháng 4.
- Cuối tháng 4 dự báo mặn, nguồn nước cho tháng 5.
Địa điểm gởi báo cáo:
- Cập nhật trên trang Web;
- Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy lợi, Cục Trồng trọt, Vụ
quản lý công trình thủy lợi, Vụ quản lý nguồn nước và các địa phương trong
vùng ĐBSCL.
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
11


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

III.5. Tổ chức thực hiện
III.5.1. Phương pháp
a) Phương pháp thực hiện công tác đo đạc giám sát mặn
Mẫu nước được lấy trên kênh và trên sông tại các vị trí theo đề cương phê duyệt là
30 trạm lấy mẫu và 27 trạm thu thập số liệu từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn trên
địa bàn các tỉnh; Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ.
Một ngày lấy 2 mẫu nước, một mẫu vào lúc mực nước lớn và một mẫu vào lúc
mực nước thấp nhất (nước ròng) trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 18 giờ
trong ngày ở mỗi trạm đo. Để xác định độ mặn cao nhất và thấp nhất tương đối
trong ngày (từ 6 giờ sáng đến 18 giờ trong ngày) ở mỗi trạm đo.
Chiều sâu vị trí lấy mẫu: lấy nước ở độ sâu khoảng (0,2 ÷0,6)h; trong đó h độ sâu
kể từ mặt nước (trên sông rạch) đến điểm đáy tại vị trí lấy mẫu.

Thu gom mẫu định kỳ, một tháng một lần vào ngày đầu tháng liền kề.
b) Phương pháp thực hiện công tác dự báo mặn
Sử dụng chương trình Mike 11 kết hợp với chương trình HydroGIS để tính toán dự
báo mặn, nguồn nước trên dòng chính vùng ven biển ĐBSCL.
Mô hình tính, sử dụng mô hình thủy lực ĐBSCL do Viện Khoa học Thủy lợi miền
Nam lập.
III.5.2. Thiết bị máy móc
Mẫu nước lấy từ hiện trường, sau đó thu gom và vận chuyển về thí nghiệm trong
phòng để đo chỉ tiêu mặn.
III.5.3. Nhân sự thực hiện
Dự án được thực hiện theo hình thức phân theo tổ phụ trách, cụ thể:
- Chủ nhiệm dự án: ThS. Trần Minh Tuấn, điều hành chung.
- Nhân sự tham gia chính thực hiện giám sát mặn hiện trường:
+ ThS. Huỳnh Ngọc Tuyên.
+ KS. Nguyễn Văn Sáng.
+ KS. Nguyễn Văn Thu.
+ ThS. Nguyễn Bá Tiến.
+ KS. Châu Ngọc Quyền.
+ KS. Nguyễn Xuân Hòa.
+ ThS. Nguyễn Lê Huấn.
+ ThS. Ninh Văn Bình.
+ KS. Lê Văn Thịnh.
- Nhân sự lấy mẫu: Hợp đồng thuê nhân công địa phương.
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
12


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015


III.6. Thời gian thực hiện
Thời gian triển khai công tác đo đạc giám sát, dự báo mặn:
- Bắt đầu thực hiện từ ngày 14 tháng 02 năm 2015.
- Kết thúc là ngày 30 tháng 04 năm 2015.
Thời gian viết báo cáo tổng kết và nộp sản phẩm thực hiện: Tháng 12 năm 2015.
III.7. Sản phẩm giao nộp
Sản phẩm giao nộp của nhiệm vụ, bao gồm:
i) Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện.
ii) Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện.
iii) Phụ lục số liệu dự báo mặn, nguồn nước vùng ĐBSCL.

Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện
13


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

Hình I.2. Sơ đồ vị trí các trạm đo mặn vùng giữa hai sông Vàm Cỏ
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện

14


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015


Hình I.3. Sơ đồ vị trí các trạm đo mặn vùng cửa sông Cửu Long
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện

15


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

Hình I.4. Sơ đồ vị trí các trạm đo mặn vùng Bán Đảo Cà Mau

Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện

16


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

Hình I.5. Sơ đồ vị trí các trạm đo mặn vùng Bán Đảo Cà Mau

Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện

17


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long


Năm 2015

PHẦN II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện

18


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

1. CHƯƠNG 1
TÓM LƯỢC VỀ CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
MẶN XÂM NHẬP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN NGUỒN NƯỚC, THỦY TRIỀU
1.1.1. Đặc điểm chung
Sông Mêkông có tổng diện tích lưu vực khoảng 795.000 km 2 thuộc lãnh thổ của 6
nước: Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Chiều dài
dòng chính khoảng 4.900 km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 5.000m.
Tại Phnômpênh sông Mêkông gặp sông Tonlésap (sông Tonlésap nối Biển Hồ với
sông Mêkông), sau đó sông Mêkông chia thành hai nhánh chảy về hạ lưu là sông
Tiền và sông Hậu. Sau Mỹ Thuận, sông Tiền chia thành nhiều nhánh đổ ra biển
Đông qua các cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu. Sông
Hậu đổ ra biển Đông qua cửa Định An và Trần Đề.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí vùng ĐBSCL trong lưu vực MeKong

Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện

19


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

Đồng bằng sông Mêkông có diện tích 49.520 km2. Phần nằm ở Việt Nam có diện
tích 39.331 km2, chiếm hơn 79% diện tích của tam giác châu Mêkông được gọi là
đồng bằng sông Cửu Long. Mùa khô nguồn nước ngọt duy nhất vào ĐBSCL theo
hai nguồn là dòng chính sông Mêkông và nguồn thứ 2 là dòng chảy từ hồ Tonle
Sap (một nhánh của sông MêKông). Song vào thời kỳ này do lưu lượng thượng
nguồn về đồng bằng nhỏ, kết hợp địa hình thấp, độc dốc lòng sông nhỏ, gió
chướng hoạt động mạnh…nên đã tạo điều kiện cho mặn ảnh hưởng và xâm nhập
sâu vào hệ thống sông kênh nội vùng. Chính vì vậy, mùa khô mặn xâm nhập là đặc
thù của vùng ven biển ĐBSCL nhưng không theo quy luật nhất định. Điều đó cho
thấy, thời gian xuất hiện mặn và không gian mặn xâm nhập hàng năm chịu chi phối
chính bởi lưu lượng nước ngọt chảy ra các cửa sông.
1.1.2. Nguồn nước thượng lưu mùa mưa 2014
Năm 2014 lũ trên ĐBSCL xuất hiện khá sớm nhưng kết thúc nhanh, dòng chảy
trung bình của tháng về khu vực ĐBSCL tại trạm Tân Châu, Châu Đốc thấp hơn so
cùng kỳ mùa lũ năm 2013 và so với TBNN thời kỳ 1980 – 2012.
Bảng 1.1. Dòng chảy mùa lũ tại trạm Tân Châu theo một số năm gần đây
Thời gian
2014
2013
TB1980-2012
So với 2013

So với TB1980-2012

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Trung bình
1,36
2,44
3,71
3,12
3,25
2,78
0,97
1,89
2,85
4,12
4,33
2,83
1,36
2,37
3,46
3,93
3,94
3,01
0,39
0,55
0,86
-1,00
-1,08
-0,06
0,00
0,07
0,25

-0,81
-0,69
-0,24
(Nguồn: MRC, đơn vị: m)

Hình 1.2. Biểu đồ diễn biến mực nước mùa lũ tại trạm Tân Châu theo một số năm
Bảng 1.2. Dòng chảy mùa lũ tại trạm Châu Đốc theo một số năm gần đây
Thời gian
2014
2013
TBNN 1980-2012

Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Trung bình
1,27
1,81
2,95
2,68
2,88
2,32
1,02
1,53
2,31
3,36
3,72
2,39
0,25
0,28
0,64
-0,68
-0,84

-0,07

Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện

20


Nhiệm vụ: Đo đạc giám sát mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2015

Thời gian
Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Trung bình
So với 2013
0,99
1,80
2,83
3,46
3,51
2,52
So với TBNN 1980-2012 0,28
0,01
0,12
-0,78
-0,63
-0,20
(Nguồn: MRC, đơn vị: m)

Hình 1.3. Biểu đồ diễn biến mực nước mùa lũ tại trạm Châu Đốc theo một số năm
1.1.3. Nguồn nước thượng lưu mùa khô 2014 -2015

Hai yếu tố thượng lưu quan trọng đến nguồn nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL là
lượng trữ trong Biển Hồ và dòng chảy đến Kratie (đầu châu thổ Mekong). Dưới
đây là hiện trạng của hai yếu tố này trong đầu mùa khô năm 2014 – 2015.
1.1.3.1.Chế độ nước trong Biển Hồ (Tonle Sap)
Hình 1.4 giới thiệu mực nước trạm Prek Kdam (gần Biển Hồ). Từ biểu đồ cho thấy
diễn biến mực nước Biển Hồ ở trạng thái thấp hơn so với trung bình nhiều năm
thời kỳ 1980-2013, gần bằng mùa khô năm 2012 - 2013.

Nguồn: MRC

Hình 1.4. Biểu đồ mực nước tại trạm Prek Kdam theo một số năm gần đây
Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện

21


×