Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Hành nghề luật sư tại anh và mỹ dưới góc độ luật so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.73 KB, 18 trang )

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
***************

BÀI TẬP GIỮA KÌ
ĐỀ BÀI: HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TẠI
ANH VÀ MỸ DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT SO SÁNH

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đặng Thị Minh Ngọc
Lớp tín chỉ: PLU202(1-1718).1
Nhóm thực hiện: 13

Hà Nội, 2017

BẢN ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
2


Nhóm 13
I. Đề tài: Hành nghề luật sư tại Anh và Mỹ dưới góc độ luật so sánh.
II. Thành viên
Họ và tên
Mai Thị Yến Nhi (nhóm trưởng)
Đỗ Hồng Liên
Hà Phương Thảo
Mẫn Thị Hoa

Số thứ tự


55
81
83
82

Mã sinh viên
1616610084
1616610062
1616610095
1616610044

III. Đánh giá
Họ và tên

Mai Thị Yến Nhi

Đỗ Hồng Liên

Hà Phương Thảo
Mẫn Thị Hoa

Nhiệm vụ
- Viết phần đặt vấn đề;
- Tổng hợp bài;
- Phần II.2: Những điểm khác biệt;
- Phần II.3: Nguyên nhân dẫn đến
những điểm khác biệt;
- Viết phần kết luận.
- Phần I: Khái quát về nghề luật sư
tại Anh và Mỹ;

- Phần III: Ý nghĩa của việc xem
xét nghề luật sư tại Anh và Mỹ và
liên hệ với Việt Nam.
-Hỗ trợ nội dung phần III;
-Tìm tài liệu.

Đánh giá
Hoàn thành tốt và đúng
hạn, tích cực đóng góp.
(10/10)

Hoàn thành tốt và đúng
hạn, tích cực đóng góp.
(10/10)

Hoàn thành và đúng hạn,
tương đối tích cực.
(8/10)
-Phần II.1: Những điểm tương Hoàn thành và đúng hạn,
đồng;
tích cực đóng góp.
-Hỗ trợ nội dung phần II.2.
(9/10)

3


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ


Ngày nay, dòng họ pháp luật Common Law ( hay dòng họ pháp luật Anh
Mỹ) là một trong những dòng họ pháp luật lớn trên thế giới. Ra đời từ thế kỉ XII tại
nước Anh, sau đó nhờ sự tác động của chính sách thuộc địa và hoạt động thương
mại mà Common Law được phổ biến sang nhiều nước như Mỹ, Ấn Độ, Australia,
một số nước châu Phi và châu Mỹ... với đặc trưng của dòng họ pháp luật này là
việc thừa nhận án lệ như nguồn luật chính thống ( hay thừa nhận học thuyết tiền lệ
pháp trong pháp luật). Common Law không được ghi chép trong các bộ luật, đạo
luật hay trong các bản chuyên luận về luật của các học giả pháp lý mà được tích lũy
từ các phán quyết của thẩm phán, các cách giải quyết tình huống đã xảy ra trong
thực tiễn trước đó.
Cùng với sự phát triển của Common Law thì việc đào tạo và hành nghề luật
tại các quốc gia trên cũng rất phát triển, trong đó Anh và Mỹ - 2 đất nước nổi tiếng
với các trường đào tạo luật hàng đầu thế giới và nghề luật có vị thế rất cao trong xã
hội. Không giống như những nghề nghiệp khác, người hành nghề luật ngoài yêu
cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn cao còn phải tuân thủ rất nhiều quy chế đạo
đức nghề nghiệp do đặc thù của nghề luật tác động trực tiếp đến quyền con người,
xã hội. Bởi vậy, quy trình đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề luật trên thế giới nói
chung và đặc biệt tại Anh và Mỹ nói riêng là cực kì khắt khe.
Trong nội dung học tập môn Luật so sánh, nhóm 13 đã được giao đề bài
“Đào tạo và hành nghề luật tại Anh và Mỹ dưới góc độ luật so sánh”. Tuy nhiên, do
4


hạn chế về mặt thời gian, chúng em xin được nghiên cứu sâu vào nội dung “Hành
nghề luật sư tại Anh và Mỹ dưới góc độ luật so sánh”. Nghề luật sư được xem là
tiêu biểu nhất và thể hiển đầy đủ những đặc trưng của nghề luật nói chung. Luật sư
là những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của mỗi quốc gia,
thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. . Luật sư là
một trong những nghề đặc biệt quan trọng ở những nước phát triển như Anh và Mỹ

bởi nó đóng vai trò thiết yếu để bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã
hội.
Nội dung của chúng em gồm 3 phần:
Chương I: Khái quát về nghề Luật sư tại Anh và Mỹ
Chương II: So sánh nghề Luật sư tại Anh và Mỹ
Chương III:Ý nghĩa của việc so sánh nghề luật sư tại Anh và Mỹ và liên hệ
với Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận
được những nhận xét, đánh giá từ cô để nội dung của chúng em được hoàn thiện
hơn. Chúng em trân trọng cảm ơn!

5


NỘI DUNG
I.

Khái quát về nghề Luật sư tại Anh và Mỹ
1. Lịch sử phát triển và vai trò của nghề luật sư tại Anh

Từ những năm 1000 trước Công nguyên, các nhu cầu cần có các chuyên gia
pháp lý đã xuất hiện ở nước Anh vào thời Trung Cổ. Bởi lúc đó, nước Anh xét xử
theo hình thức lưu động, các quan tòa thường phải đi nhiều nơi, trên chặng đường
đó, họ thường gặp nhau và trao đổi về tình tiết của những vụ án hoặc các vấn đề
pháp lý. Dần dần, người dân Anh nhận ra những vị quan tòa có xu hướng xét xử
dựa theo quyết định trước đó của đồng nghiệp. Những người này sẽ theo dõi phán
quyết của tòa án, đưa ra lời khuyên, các hướng dẫn và khuyến nghị pháp lý. Ngoài
ra, khi có sự đứng ra biện hộ của một luật sư, các lý lẽ dẫn chứng thường sẽ có sức
thuyết phục hơn. Hơn nữa, một luật sư còn giúp thân chủ về khía cạnh chuyên môn
và thu thập chứng cứ bảo vệ mình.

Nghề luật sư tại Anh được xây dựng trên mô hình tổ chức tư pháp và tố tụng
của Anh được hình thành từ thế kỉ XII – XIII. Tại Anh chỉ gồm hai hình thức hành
nghề Luật sư: Luật sư tư vấn và Luật sư biện hộ. Luật sư tư vấn có quan hệ trực
tiếp với khách hàng, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của khách hàng. Còn luật sư
biện hộ không được liên hệ trực tiếp với khách hàng mà chỉ biện hộ tại Toà án. Các
Luật sư biện hộ có độc quyền trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự.
Số lượng luật sư tư vấn áp đảo số lượng luật sư biện hộ tại Anh, các luật sư tư vấn
đóng một vai trò nhất định trong các vụ kiện nhưng hoạt động chủ yếu của họ là
thuộc lĩnh vực tư vấn pháp luật. Các luật sư thuộc hai hình thức hành nghề này đều
có chung một cơ quan quản lý là Đoàn Luật sư Luân Đôn.

6


2. Lịch sử phát triển và vai trò của nghề luật sư tại Mỹ

Nghề luật sư tại Mỹ ra đời muộn hơn so với các nước Anh, Pháp, Đức.
Không có trường đào tạo luật sư tại Mỹ trong thời kì thuộc địa (1607 – 1766),
những người mong muốn được theo học chuyên ngành Luật thường sẽ được đào
tạo theo hình thức học nghề tại Anh. Sau Cách mạng Mỹ (1775 – 1783), số lượng
luật sư tăng lên nhanh chóng do việc giáo dục pháp lý và quyền hành nghề luật sự
không bị giới hạn chặt chẽ. Những trường luật đầu tiên bắt đầu từ những văn phòng
luật đào tạo thư ký và người học việc. Năm 1784, trường Litchfield ở Connecticut
là trường đào tạo luật đầu tiên được mở ra. Sau đó, một số trường đại cương đã đưa
môn luật vào chương trình giảng dạy chung.
Tại Mỹ, tồn tại mô hình “một nghề luật duy nhất” theo đó luật sư có phạm vi
hoạt động rất rộng và có hiệu quả. Mô hình “một nghề luật duy nhất” ra đời ở Mỹ
trong một môi trường pháp lý và xã hội đặc thù, trong bối cảnh của một nhà nước
liên bang, theo chính sách tự do, nhà nước giảm thiểu sự can thiệp vào đời sống xã
hội, ở đó quyền tự do kinh doanh được khuyến khích. Luật sư tại Mỹ hành nghề

tương đối tự do, được phép quảng cáo, chào hàng, có thể can thiệp vào mọi lĩnh
vực pháp luật, đây cũng là độc quyền của các luật sư. Một số bang quy định việc
gia nhập đoàn luật sự là không bắt buộc, hoàn toàn do ý nguyện của luật sư. Nhưng
có bang quy định muốn hành nghề luật sư phải gia nhập Đoàn luật sư. Các luật sư
không có đối thủ cạnh tranh nào khác ngoài các đồng nghiệp của mình. Tại phiên
toà, luật sư giữ vai trò quan trọng chủ động là một bên tham gia tố tụng, trong khi
đó thẩm phán và bồi thẩm đoàn chỉ căn cứ vào những gì họ nghe thấy tại phiên toà
để đưa ra phán quyết của mình. Trong phòng xử án luật sư không bảo vệ công lý
mà cố gắng bảo vệ cái lý của mình.

7


II.

So sánh nghề Luật sư tại Anh và Mỹ
1. Những điểm tương đồng

Anh và Mỹ có những nét tương đồng nhất định trong sự phát triển kinh tế, xã
hội do Mỹ từng là thuộc địa của Anh, cùng với đó là hệ thống pháp luật theo dòng
họ Common Law. Từ đó đã đưa đến những nét giống nhau cơ bản ở nghề Luật sư
tại hai quốc gia này.
1.1.

Vị trí của nghề Luật sư trong xã hội

Ở cả Anh và Mỹ, nghề luật sư được xếp vào hàng những nghề danh giá và có
thu nhập cao nhất vì đòi hỏi nhiều trí tuệ và khả năng. Trong xã hội phát triển ở
trình độ cao, người dân có nhu cầu kiện bất cứ vấn đề mà họ cho thấy cần sự can
thiệp của pháp luật. Bên cạnh đó, có rất nhiều giao dịch trong xã hội cần thông qua

luật sư để đảm bảo tính hợp pháp, chắc chắn. Do đó ở các nước này, nghề luật sư
đều rất phát triển và có đông đảo người tham gia. Nghề luật sư có mức thu nhập
bình quân từ 140000 USD – 180000 USD. Luật sư được tự do thỏa thuận mức phí
dịch vụ với khách hàng, nên trong các vụ kiện có giá trị tranh chấp lớn, luật sư có
kinh nghiệm dễ dàng bỏ túi vài triệu đến vài chục triệu USD. Hiện nay, nước Mỹ có
hơn 1 triệu luật sư, tính trung bình cứ 200 người đang sống tại Mỹ là có 1 người
làm nghề luật sư. Tất nhiẻn, con số đó đang có xư hướng tăng thêm chứ không hề
giảm.
Ở Anh, theo số liệu năm 2010 cứ 400 người dân thì có một luật sư. Theo báo
cáo của một công ty luật, năm 2010 mức lương khởi điểm bình quân của một vị
luật sư tập sự là 26327 Bảng Anh, tăng 8.1% so với năm 2009. Các công ty Luật tại
Anh và Mỹ được Forbes đánh giá cao trong danh sách những công ty trả lương cho
nhân viên cao nhất thế giới, tiêu biểu như: Baker Donelson, Bingham McCutchen,
Alston & Bird.

8


1.2.

Vai trò của luật sư trong thủ tục tố tụng

Anh, Mỹ đều là các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Common Law, với
đặc trưng là coi trọng thủ tục tranh tụng đối kháng. Bởi vậy, ở cả hai quốc gia này,
trong các phiên xét xử, các luật sư hoạt động rất tích cực và đóng vai trò vô cùng
lớn trong việc buộc tội hay bào chữa, kết quả bán án phụ thuộc vào tài tranh tụng
của luật sư còn Tòa án chỉ đóng vai trò thụ động, trung lập, lựa chọn lập luận và
chứng cứ thuyết phục hơn để phán quyết.
1.3.


Cơ quan quản lí

Nhằm quản lí về số lượng cũng như hoạt động của các Luật sư, cả hai quốc
gia đều có các tổ chức với vai trò quản lí, đưa ra các quy định, quy chế về công
việc, đạo đức nghề nghiệp đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các luật sư. Bao gồm:
Hội luật sư và Đoàn luật sư.
Tại Anh, luật sư tư vấn chịu sự quản lí của Hội luật sư (Law Society) còn các
luật sư tư vấn nằm dưới sự quản lí của Đoàn luật sư (Bar Council) của England và
xứ Wales. Tại Mỹ, mỗi bang lai có một Đoàn luật sư riêng của mình và hơn một
nửa số bang của Mỹ bắt buộc người hành nghề luật nói chung phải trở thành thành
viên của Đoàn luật sư bang đó.
2. Những điểm khác biệt

Bên cạnh những điểm chung, nghề luật sư tai Anh và Mỹ vẫn có tồn tại nét
riêng biệt không thể nhầm lẫn.
2.1.

Phân loại Luật sư

Ở Anh, nghề luật sư được phân thành hai nhánh: luật sư tư vấn và luật sư
tranh tụng. Sự phân biệt giữa hai loại nghề luật sư này bắt đầu từ khoảng hai thế kỉ,
sau khi cuộc viễn chinh phục xứ xở Anglo-saxon cuả người Norman. Ngày nay, sự
phân biệt giữa hai loại luật sư này vẫn tiếp tục. Sự phân biệt này diễn ra ở ngay
cách thức dạy nghề cho mỗi loại luật sư tương lai và ở cách thức quản lý đối với
9


mỗi loại luật sư, cũng như trong việc xác định chức năng mà mỗi loại luật sư đảm
nhiệm trong xã hội. Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn luật sư ở Anh là luật sư tư
vấn. Bởi lẽ, không chỉ với mục đích kiện tụng, người dân muốn có luật sư tư vấn

trong bất kỳ hoàn cảnh nào mà họ thấy cần phải có pháp luật. Đặc biệt ở Anh, các
luật sư tranh tụng không được phép liên hệ trực tiếp với khách hàng mà họ chỉ có
thể được tiếp cận với khách hàng sau khi được một luật sư tư vấn nào đó giới thiệu.
Vì vậy, nhu cầu luật sư tư vấn cao hơn nhiều lần so với luật sư tranh tụng.
Khác với Anh, Mỹ không phân chia luật sư thành luật sư tranh tụng và luật
sư tư vấn. Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề, một luật sư có thể thực hiển cả
hai công việc trên. Thông thường họ được gọi là “Lawyer”, còn khi đi bào chữa
được gọi là “Attorney”. Tuy nhiên, do sự chuyên môn hóa mà mỗi xông ty hoặc
văn phòng luật thường chia các luật sư thành từng nhóm nhỏ chuyên sâu vào từng
lĩnh vực cụ thể như: luật thương mại, luật dân sự,...
2.2.

Yêu cầu hành nghề

Ở Mỹ, để hành nghề luật sư thì nhất thiết phải có giấy phép hành nghề. Điều
kiện để có giấy phép là người muốn hành nghề luật sư phải có bằng cử nhân luật,
gọi là Juris Doctor/Doctor of Jurisprudence (J.D) và phải vượt qua được kì thi do
đoàn luật sư của một bang nào đó tổ chức, đánh giá theo sự ủy quyền của Tòa án
tối cao bang đó. Nhiều bang đòi hỏi Luật sư tương lai phải có bằng cử nhân Luật từ
một khoa luật đã được Liên đoàn luật sư Hoa Kỳ (American Bar Association ABA) công nhận mới được tham dự kì thi hành nghề. Tuy nhiên, một số bang vẫn
chấp nhận cả những cử nhân luật tốt nghiệp từ những khoa luật không được ABA
công nhận để tham dự kì thi hành nghề. Đặc biệt, New York và California còn cho
phép cả những cử nhân luật nước ngoài dự thi hành nghề luật, đặc biệt đối với
những người có bằng luật sau đại học do một khoa luật nào đó của Mỹ cấp.
Tuy nhiên ở Anh, muốn hành nghề luật sư không nhất thiết phải có bằng cử
nhân luật của Anh Quốc. Điều kiện là người đó phải có một tấm bằng đại học khác
10


và tham dự khóa học kéo dài 1 năm để lấy bằng Diplom về luật1. Các cử nhân hoặc

những người đã có bằng Diplom về luật phải tham gia khóa học thực hành pháp
luật (legal practice course) kéo dài 1 năm. Sau khi hoàn thành khóa học, để trở
thành Luật sư tranh tụng, học viên phải thực tập một năm dưới sự giám sát của một
luật sư tranh tụng, còn để trở thành Luật sư tư vấn, họ phải cam kết thực tập hai
năm tại công ti của một luật sư tư vấn. Kết thúc thời gian này, thực tập sinh mới
được thừa nhận đủ tư cách luật sư.
2.3.

Hoạt động của Luật sư

Do sự phát triển của nền kinh tế, xã hội và nhu cầu thực tiễn, ngành Luật tại
Anh và Mỹ đều có những nét chuyên biệt hóa. Luật sư ở cả 2 nước đều có thể hành
nghề độc lập hoặc thành lập công ti, nhưng mỗi nước lại có một cách phân chia,
hoạt động khác biệt. Mỹ theo hướng chuyên môn hóa các công ty luật, chia thành
nhiều nhóm và mỗi nhóm tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như: nhóm hành
nghề tranh tụng, nhóm chuyên sâu trong lĩnh vực luật thuế, luật công ty, luật chống
độc quyền, luật môi trường, luật gia đình, các quyền dân sự, sở hữu trí tuệ,... Từ
đây có thể dễ dàng hơn trong việc xử lí các vụ việc cụ thể, giúp khách hàng có thể
lựa chọn được công ty phù hợp để giải quyết vấn đề của mình.
Còn ở Anh lại phân biệt giữa các công ty luật tại địa phương và các công ty
luật lớn tại thành phố. Trong khi các công ty luật địa phương nhỏ, thường chỉ có
một văn phòng và cung cấp dịch vụ trên các lĩnh vực luật gia đình, chứng thực chúc
thư, quản lí di sản của người chết, luật hình sự, luật dân sự (như thu nợ và bồi
thường thương tật cá nhân), các giao dịch tài sản và một số ích các giao dịch kinh
doanh ( thường do các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương yêu cầu). Các công ty luật
lớn ở thành phố lại có nhiều chi nhánh và chuyên sâu vào luật công ty, luật thương
mại, luật thuế, luật ngân hàng, kiện tụng dân sự hay luật lao động,...

1 Graduate Diploma in Law là bằng cao hơn bằng cử nhân Luật nhưng thấp hơn bằng thạc sĩ Luật.


11


3. Nguyên nhân dẫn đến những điềm khác biệt

Nước Mỹ trước đây vốn là thuộc địa của Anh, chính người Anh đã mang hệ
thống pháp luật của mình đến những thuộc địa, khởi nguồn cho sự phát triển pháp
luật theo dòng họ Common Law ở Mỹ. Trên nền tảng của hệ thống phát luật Anh,
từ năm 1776, nước Mỹ hoàn toàn độc lập đã tạo ra nhiều thay đổi. Không còn sự
chi phối từ Anh, pháp luật ở cả hai nước đã đi theo những hướng riêng biệt độc lập
hoàn toàn dẫn đến những nét khác biệt nhất định trong hệ thống pháp luật của hai
quốc gia, bao gồm cả trong hành nghề luật sư.
Những nguyên nhân có thể kể đến như do hoàn cảnh địa lý, chế độ chính trị
và các chính sách pháp luật mà giới cầm quyền mỗi nước đề ra. Cụ thể hơn là việc
nhà nước Mỹ tổ chức dưới dạng cộng hòa liên bang, mỗi bang lại có sự độc lập về
pháp luật tương đối không thống nhất toàn diện như nước Anh. Dân cư Mỹ đa phần
là dân nhập cư từ rất nhiều nơi trên thế giới còn Anh là quốc gia lâu đời dân cư
thuần nhất. Từ đây nảy sinh rất nhiều khác biệt trong lối sống tín ngưỡng, tập tục,
kinh tế, xã hội,... đó đều là những lí do gián tiếp tạo nên khác biệt giữa hai hệ thống
pháp luật. Cùng với đó là những hoàn cảnh, sự việc khách quan xảy ra ở mỗi quốc
gia khác nhau, nhu cầu xã hội khác nhau đã dẫn đến những nét riêng biệt trong
ngành luật tại Anh và Mỹ nói chung và cả nghề luật sư nói riêng.

III.

Ý nghĩa của việc so sánh nghề luật sư tại Anh và Mỹ và liên hệ
với Việt Nam

1. Khái quát về nghề luật sư tại Việt Nam


Quá trình hình thành nghề luật sư ở Việt Nam
Ngày 26/11/1876 người Pháp đã ban hành Nghị định về việc biện hộ cho
1.1.

người Pháp hoặc người Việt mang quốc tịch Pháp tại Tòa án Pháp. Từ đó nghề luật
sư mới chính thức xuất hiện ở nước ta, còn trước đây, việc xét xử của chính quyền
phong kiến Việt Nam do vua, quan phong kiến thực hiện mà không có sự bào chữa,
bảo vệ. Do trong một thời gian dài đất nước ta chống thực dân Pháp và đế quốc
12


Mỹ, rất nhiều luật gia đã tham gia kháng chiến, tại thời điểm ấy, nghề luật sư tại
Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và tổ chức luật sư không được duy trì.
Khi bước sang nửa cuối thập niên 90, đất nước ta bước vào giai đoạn quan
trọng của quá trình đổi mới, trong đó nhu cầu đẩy mạnh quá trình xây dựng cơ chế
thị trường, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ, hội nhập
quốc tế ngày càng trở lên sâu sắc, ở mức độ cao hơn. Pháp lệnh luật sư 2001 đã
được ban hành để đáp ứng nhu cầu đó. Sau đó Luật Luật sư được Quốc hội thông
qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007. Sự kiện Luật
Luật sư được ban hành và đi vào đời sống đã góp phần nâng cao vị thế của luật sư,
tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh quá trình xây dựng một đội ngũ luật sư.
1.2.

Đặc điểm của nghề luật sư ở Việt Nam

Điều 3 trong Luật Luật sư quy định “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp
phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”. Người luật sư phải bảo vệ công lý và nhà nước pháp quyền; độc lập, trung
thực, tôn trọng sự thật khách quan; bảo vệ lợi ích của khách hàng tốt nhất theo qui
định của pháp luật; thường xuyên học tập và trau dồi đạo đức chuyên môn; thái độ

ứng xử đúng mực có văn hóa trong hành nghề và lối sống xứng đáng với sự tin cậy
của xã hội.
Trong mối quan hệ với khách hàng, luật sư phải tôn trọng sự lựa chọn luật sư
của khách hàng, không phân biệt đối xử với khách hàng. Khi thực hiện vụ việc cần
có sự chủ động, tích cực và luật sư chỉ được nhận những vụ việc có trong thẩm
quyền chuyên môn. Tại Quy tắc 20 và 21 trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử Luật
sư Việt Nam được ban hành ngày 20/7/2011 đã qui định về mối quan hệ giữa các
luật sư rằng cần có sự tôn trọng giữa các luật sư và tổ chức hành nghề luật. Ngoài
ra, người hành nghề luật sư đòi hỏi phải tôn trọng các cá nhân tổ chức nhà nước,

13


thực hiện nghiêm minh pháp luật, không gây khó dễ trực tiếp hoặc gián tiếp gây
khó dễ cho hoạt động cơ quan nhà nước.
2. Hành nghề luật tại Anh và Mỹ dưới góc độ của luật so sánh đối với hành

nghề luật tại Việt Nam
So sánh những điểm tương đồng và khác biệt của nghề luật sư tại Anh và
Mỹ, chúng ta có thể nhận được những điểm tiến bộ và nét tương đồng với văn hóa
nghề luật sư tại Việt Nam để học tập, áp dụng những điểm ấy, để nghề luật sư ngày
càng chuyên nghiệp hóa tại Việt Nam.
Sau khi Pháp lệnh luật sư và đặc biệt là Luật Luật sư 2006 được ban hành,
đội ngũ luật sư Việt Nam đã có sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhưng
so với số lượng luật sư khổng lồ tại Anh và Mỹ, số lượng luật sư hiện có so với dân
số còn rất thấp. Tỷ lệ luật sư nước ta hiện nay trung bình là 1 luật sư/17.000 người
dân và mất cân đối giữa vùng nông thôn và thành thị. Trong một xã hội mà nghề
luật còn nhiều khó khăn, do các nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan dẫn đến
quá trình tác nghiệp rất vất vả, Liên đoàn Luật sư hàng ngày vẫn phải gồng mình
chiến đấu với biết bao thách thứ, dần tự khẳng định được mình và đang tiếp tục

vững vàng, sáng tạo để phát triển.
Hiệu quả tham gia tố tụng của luật sư Việt Nam vẫn còn chưa đáp ứng được
yêu cầu tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp. Các luật sư vẫn còn
thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến quá
trình bào chữa, tranh luận, đưa ra yêu cầu, kiến nghị tại phiên toà. Để có những luật
sư mang trong mình bản lĩnh tinh thần vững vàng, nghiệp vụ chuyên nghiệp, chúng
ta cũng đã học hỏi cách thức đào tạo và yêu cầu nghề nghiệp của cả Anh và Mỹ.
Luật sư Việt Nam yêu cầu phải có một bằng đại học Luật và đào tạo tiếp theo trong
vòng 12 tháng tại Học viện Tư pháp và vượt qua kì sát hạch để có chứng chỉ hành
nghề.
14


Việt Nam giống như Anh, cũng có hai hình thức luật sư là luật sư tư vấn và
luật sư biện hộ. Điều này giúp cho mỗi luật sư có thể tập trung và trau dồi vào
chuyên môn của mình sâu hơn. Tuy nhiên, Việt Nam cũng giống như Anh, số lượng
luật sư tham gia tranh tụng tại Việt Nam ít hơn rất nhiều so với luật sư tư vấn. Hình
thức tổ chức gồm văn phòng luật sư và công ty luật giúp luật sư phát huy hết khả
năng bản thân và hành nghề thuận lợi nhất. Tại Luật luật sư cũng qui định tổ chức
hình thức luật sư từ trung ương tới địa phương gồm Đoàn Luật sư trung ương tới
Đoàn Luật sư tại địa phương tỉnh, xã.
Cũng phải nhìn nhận rằng hệ thống luật pháp Việt Nam còn cần nhiều điều
để cải thiện, những điều này ảnh hưởng trực tiếp tới người hành nghề luật sư. Tuy
vậy, tố chất của người Việt là cân cù, chăm chỉ điều đó đã được những luật sư phát
huy rất tốt, ngoài ra nhìn chung các luật sư thường giỏi suy luận logic, cần cù, biết
học hỏi sự phát triển của nước ngoài.

15



KẾT LUẬN
Từ những nội dung nghiên cứu ở trên, nhóm rút ra một số kết luận cho đề tài
này như sau:
Hệ thống pháp luật Anh và Mỹ là hai hệ thống pháp luật lớn, tiêu biểu cho
dòng họ pháp luật Common Law. Do có sự ra đời và phát triển lâu đời, hành nghề
luật nói chung và luật sư nói riêng ở Anh, Mỹ đều rất khắt khe và phải hoàn thành
các khóa học bắt buộc với yêu cầu cao thì các học viên mới được cấp giấy phép
hành nghề.
Nghề luật sư tại Anh và Mỹ có những nét tương đồng ở địa vị cao của nghề
trong xã hội, vai trò của người luật sư trong hoạt động tố tụng và đều có các cơ
quan đứng ra tập hợp và quản lí các luật sư. Bên cạnh đó cũng có những nét riêng
biệt về cách phân chia các loại luật sư ở mỗi nước, về yêu cầu hành nghề và cách tổ
chức hoạt động của nghề luật sư. Có nhiều lí do dẫn đến những điểm khác nhau này
nhưng chủ yếu nhất là do sự phát triển độc lập của nền kinh tế, xã hội, chính trị của
mỗi quốc gia và những sự việc, nhu cầu khách quan nảy sinh trong thực tiễn ảnh
hưởng đến nghề luật sư tại nước đó.
Trên sơ sở so sánh giữa nghề luật sư tại Anh và Mỹ, với Việt Nam là một
quốc gia có ngành luật sư còn non trẻ và ngành luật sư ở nước ta cũng mang một số
điểm tương đồng với hai quốc gia trên. Chúng ta cần học hỏi những kinh nghiệm
trong công tác hoạt động, quản lí, áp dụng những biện pháp phù hợp với Việt Nam
để nghề luật sư trong nước ngày càng phát triển.
Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu của nhóm 13. Do khả năng nghiên
cứu và kiến thức có hạn, bài làm còn nhiều thiếu sót. Chúng em cảm ơn cô Đặng
Thị Minh Ngọc đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em hoàn thành nghiên cứu phần
kiến thức này của bộ môn Luật so sánh.
16


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Trường Đại học Luật Hà Nội – 2016 – Giáo trình Luật so sánh – NXB Công

2.

an nhân dân
Michael Fromont (Người dịch Trương Quang Dũng) – 2006 - Các hệ thống

3.

pháp luật cơ bản trên thế giới - NXB Tư pháp
Michael Bordan (Người dịch PGS.TS Lê Hồng Hạnh, Th.S Dương Thị Hiền)

4.

– Luật So sánh
ThS Nông Quốc Bình, Tạp chí luật học, số 4/1998, trang 49 – 54, “Tìm hiểu

5.
6.

về Common Law”
Trường đại học Luật Hà Nội – 2003 – Tập bài giảng Luật so sánh
Luật số 20/2012/QH13 quy định về luật sư và hành nghề luật sư tại nước

7.

Việt Nam
Đức Anh A&T, báo Dân trí, đăng ngày 15/4/2013, “Luật sư – Nghề được xã

hội trọng vọng” ( />
8.

hoi-trong-vong-1366440888.htm )
Đức Anh A&T, báo Dân trí, đăng ngày 17/4/2013, “Những luật sư nổi tiếng
có thu nhập khủng” ( />
9.

tieng-co-thu-nhap-khung-1366650364.htm)
TS Lê Thu Hà, TS Ngô Hoàng Oanh, TS Phạm Trí Dũng, trang Thông tin
pháp luật dân sự, đăng ngày 28/2/2010, “Đào tạo luật sư ở một số nước trên
thế giới và những kinh nghiệm để hoàn thiện công tác đào tạo luật sư ở Việt

Nam”( )
10. Trương Tự Minh, trang Luật khoa tạp chí, đăng ngày 5/11/2014, “Luật sư –
Phần 1: Các tên gọi và chức năng” ( />11. Trương Tự Minh, trang Luật khoa tạp chí, đăng ngày 12/11/2014, “Luật sư –
Phần 2: Đào tạo và Cấp chứng chỉ hành nghề ở Anh và Mỹ”
( />17


12.

U.S Investment, “Nghề luật sư tại Mỹ - Luật sư di trú Mỹ”

( />13. Thư viện trực tuyến Wikipedia ( />14. Hg.org Legal Resources, “England Bar Associations”
( />15. Law Society, “Tìm hiểu về Common Law” ( />16. American Bar Association ( />17. />18. The Lawyer ( />
18




×