Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

nghiên cứu ứng dụng chương trình huấn luyện mini tennis cho học sinh lứa tuổi 6 – 11 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 127 trang )

SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH

SỞ THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

_________________________

Tài liệu hướng dẫn
QUẦN VT MINI
DÀNH CHO GIÁO VIÊN, HUẤN LUYỆN VIÊN

(Kết quả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng
chương trình huấn luyện MINI TENNIS cho học
sinh lứa tuổi 6 – 11 thành phố Hồ Chí Minh”)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2003


PHẦN MỞ ĐẦU
Tennis là môn thể thao hiện được càng nhiều người ưa thích, tham gia tập
luyện theo nhu cầu vận động để thư giãn, giải trí và cả nâng cao thành tích thi đấu
với nhiều mục đích khác nhau. Tập luyện tennis được phát triển rộng, nhanh nhất là
tại các vùng đông dân, nhiều sân bãi tập luyện và trang thiết bò – dụng cụ, được
phát triển rộng khắp tại nhiều cơ sở, hình thành mạng lưới rộng lớn.
Tuy vậy, tập luyện tennis hiện chỉ phát triển trong đối tượng người lớn, có
điều kiện kinh tế và thời gian, chưa phát triển nhiều trong giới nữ và nhất là trong
lớp trẻ – học sinh nhà trường. Do đó, người chơi trẻ tuổi – học sinh hiện chưa trở
thành người vượt trội cho phát triển nâng cao cho quần vợt – nguồn cơ sở vững
chắc cho phát triển nâng cao môn thể thao này ở nước ta.
Tennis được nhập vào nước ta từ lâu, được dạy khá sớm trong lớp hướng dẫn


viên, HLV đầu tiên học chính thức tại các trường đào tạo giáo viên TDTT. Thời đó,
tennis chỉ phát triển trong tầng lớp trẻ và giới trí thức tại các thành phố Bắc –
Trung Nam, ở phạm vò hạn hẹp như Hà Nội, Thành phố Hồ CHí Minh.
Trong thời kỳ cuối thế kỷ XX, nhất là vào những năm 1990 trở lại đây, do
điều kiện kinh tế nước ta phát triển nhanh, không ít cán bộ, trí thức, các nhà kinh
doanh, v.v… tích cực đi đầu trong việc tập luyện và thi đấu tennis khá rộng khắp
trong cả nước nhất là các vùng thành phố đông dân. Có thể nói phong trào tập
tennis phát triển nhanh ở nước ta so với nhiều môn thể thao khác, nhất là tại thành
phố Hồ Chí Minh. Từ đặc điểm trên phải thấy rằng tennis ở nước ta phát triển
nhanh, phạm vi khá rộng, hệ thống tập luyện – thi đấu và giao lưu quốc tế, nâng
cao thành tích thể thao trong giới trẻ, đặc biệt Tp.Hồ Chí Minh đã đi đầu trong cả
nước về môn này, nhiều cơ sở tập luyện, đào tạo tài năng tennis đi vào hoạt động
có tác dụng lớn đến xây dựng, hình thành đội ngũ VĐV trẻ tennis của cả nước.
Nhiều VĐV tennis Tp.Hồ Chí Minh tham gia thi đấu trong nước đạt thành tích cao,
được đại diện cho quốc gia thi đấu quốc tế. Tuy nhiên phải thấy là: trình độ thi đấu
đỉnh cao so với khu vực của môn này chưa đạt được các danh hiệu cao ở khu vực
1


như các tuyển thủ tennis trước đây của miền Nam trong các giải thi đấu quốc tế,
khu vực cũng như SEAP Games trước đây.
Để có VĐV tennis đỉnh cao ngang tầm khu vực, việc phát triển rộng rãi tập
tennis – nhất là lực lượng học sinh – tạo cơ sở vững chắc cho nâng cao môn này
một cách ổn đònh vững chắc, lâu dài với điều kiện người tập trẻ và đông, chất
lượng tập, hệ thống điều khiển chặt chẽ, hiện đại, khoa học và phù hợp.
Thành phố Hồ Chí Minh trong khỏang 10 năm trở lại đây, đi đầu trong cả
nước về phát triển, nâng cao đào tạo nguồn VĐV tennis trẻ cũng như đinht cao.
Nhưng phải thừa nhận rằng do chất lượng hệ thống đào tọa VĐV tennis trẻ đã được
xây dựng nhưng chưa thật dồi dào, chưa đủ về độ tuổi và giới tính, chưa đi sâu vào
nhà trường, hình thức tập luyện chưa được hình thành một cách hệ thống, khoa học

nên chưa khơi dậy và thu hút được nhiều học sinh tham gia tập luyện ngay từ lúc
còn trẻ, đặc biệt ở tuổi học sinh tiểu học – lớp dễ dàng tiếp thu các kỹ năng vận
động tennis cơ bản, chính yếu nhất để làm cơ sở đònh hướng đúng cho phát triển
tương lai vững chắc của tennis nước ta theo hướng hiện đại.
Từ thực tế nhu cầu phát triển phong trào tập luyện tennis phải theo hướng cơ
bản, hệ thống, hiện đại cho lớp trẻ, ặc biệt là lứa tuổi tiểu học được nhiều nước có
trình độ tennis cao chứng minh, ở nước ta cho đến nay chưa chú ý đến vấn đề cơ
bản then chốt này.
Đối tượng tập luyện lứa tuổi học sinh tiểu học hiện chưa được khai thác,
khám phá ở nước ta lẫn cả Tp.Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu đưa môn này vào lứa
tuổi học sinh tiểu học với nội dung hiện đại – cơ bản, hứng thú, tăng cường vận
động qua chơi mà học là những bước đi đầu tiên, tạo cơ sở vững chắc cho đào tạo
tài năng tennis trẻ trong tương lai là hết sức cấp bách và đúng đònh hướng chiến
lược phát triển có hệ thống ở nước ta và cả Thành phố, tạo cơ sở quần chúng rộng
rãi trong lớp trẻ, giúp phong phú hơn hình thức tập luyện trong trường học.
Trong những năm qua Tp.Hồ Chí Minh đã bước đầu thực nghiệm ứng dụng
tập mini tennis hiện đại cho học sinh và đã thành công bước đầu. Việc nghiên cứu
2


này cần phải phát triển rộng, mạnh, sâu hơn tại Tp.Hồ Chí Minh trên cơ sở thực
tiễn và có cơ sở khoa học hơn mà Tp.Hồ Chí Minh có điều kiện nhiều mặt để hòan
thành việc nghiên cứu này.
Xuất phát từ những phân tích trên, để giải quyết vấn đề thực tiển nâng cao
chất lượng giáo dục thể chất trong trường học, làm đa dạng, phong phú các nội
dung giảng dạy, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức khỏe, thể trạng của học sinh bậc
tiểu học, chúng tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng chương trình huấn luyện mini tennis cho học sinh lứa tuổi
6 – 11 ở thành phố Hồ Chí Minh”
Mục đích của đề tài nghiên cứu là xây dựng chương trình huấn luyện mini

tennis phù hợp với điều kiện học tập, rèn luyện sức khỏe của học sinh bậc tiểu học,
nhằm thu hút các em tham gia tập luyện một cách hứng thú, nhiệt tình; đồng thời
tạo nên môi trường để phát hiện khả năng tham gia tập luyện môn quần vợt.
Để đạt được các mục đích trên, các nhiệm vụ được đặt ra cho đề tài là:
1. Tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm tìm ra cơ sở lý luận của việc
nghiên cứu xây dựng chương trình huấn luyện mini tennis
2. Nghiên cứu xây dựng chương trình huấn luyện mini tennis và ứng dụng
thực nghiệm tại các trường tiểu học của Tp. Hồ Chí Minh.
3. Đánh kết quả ứng dụng chương trình huấn luyện mini tennis, xây dựng
thang điểm đánh giá và phát hiện học sinh có khả năng tham gia tập
luyện môn quần vợt.

3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Khái niệm Mini tennis:
- Theo tài liệu của Liên đoàn quần vợt Pháp: Mini tennis là một hoạt động
tiền nhập môn mang tính chất vui chơi dành cho trẻ 5 – 6 tuổi yêu thích môn quần
vợt, nó giúp trẻ khám phá cuộc chơi nhờ vào sự bố trí các điều kiện thực tế: bóng
loại đặc biệt, vợt thích nghi và sân thu nhỏ. Nó làm giàu thêm cách ứng phó, hiếu
động của trẻ nhỏ qua hình thức phát triển sự phối hợp, khéo léo tính linh hoạt, sự
cân đối hài hoà,… Mini tennis không có mục đích tập luyện lâu dài, mà chỉ là một
giai đoạn giáo dục để chuẩn bò và tạo điều kiện dễ dàng cho giai đoạn nhập môn
nối tiếp đối với môn quần vợt. [18, 19]
- Theo tài liệu của Liên đoàn quần vợt Mỹ: Các phụ huynh muốn con em chờ
quần vợt luôn đặt 2 câu hỏi:
1. Nên cho con cái họ chơi quần vợt ở lứa tuổi nào?

2. Cách nào tốt nhất để chúng bắt đầu chơi?
Các công trình nghiên cứu khoa học thể thao gần đây đã cung cấp
những hiểu biết quan trọng có liên quan đến 2 câu hỏi này. Một trong những khám
phá quan trọng nhất cho thấy độ tuổi 4 – 8 là những năm phát triển chủ yếu cho sự
thành công trong lónh vực thể thao tiếp theo sau. Cần tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ
con học cách vận động, thăng bằng và kỹ năng điều khiển. Cách khởi sự tốt nhất
cho đứa trong suốt thời gian từ 4 đến 8 tuổi là tạo ra bầu không khí vui vẻ, thích thú
và thành đạt. Với Mini tennis, sân nhỏ hơn, vợt mini và bóng mềm hơn sẽ giúp trẻ
trở nên thích thú và thành công nhanh hơn. Trẻ con có thể thi đấu với các đứa trẻ
cùng tuổi khác, có thể chơi với bố mẹ và cũng có thể luyện tập ở nhà. Mini tennis
có thể thiết lập một nền tảng vững chắc cho trẻ tham gia vào môn quần vợt trong
những năm tiếp theo [16, 17].
4


- Theo tài liệu của Liên đoàn quần vợt quốc tế (ITF): Mini tennis là tennis
được chơi trên sân nhỏ, khoảng bằng sân chơi cầu lông được tạo ra trên bất cứ mặt
phẳng nào. Loại vợt dùng cho mini tennis không quan trọng, chỉ cần không được
nặng quá hoặc tay cầm to quá. Có thể dùng cần vợt nhỏ bằng gỗ, cũng có thể dùng
vợt nhựa hay bằng nhôm. Thêm vào đó, mini tennis là trò chơi tại chỗ, rất tự nhiên
và hiệu quả trong việc phát hiện tài năng. Mini tenní áp dụng cho tất cả các lứa
tuổi như là cách giới thiệu làm quen với môn tennis thực sự. Tất cả mọi kỹ năng cơ
bản được dùng trong tennis như di chuyển đánh thẳng, xoáy chạm đất, volley, bóng
bổng v.v… đều có trong khi chơi mini tennis. Thực tế mini tennis là công cụ phát
triển lý tưởng cho người chơi ở mọi trình độ. Kỹ năng phát triển trong khi chơi trên
sân mini tennis dễ dàng được chuyển sang môn quần vợt [14].
Qua các khái niệm trên, chúng ta hiểu mini tennis dưới các góc độ sau:
-

Mini tennis là một môn chơi linh hoạt, không nặng tiêu chuẩn hoá điều

kiện chơi (sân, vợt, bóng) nhằm thu hút nhiều người đến với môn quần
vợt, đặc biệt là các em nhỏ.

-

Mini tennis áp dụng cho tất cả các lứa tuổi như là cách giới thiệu làm
quen với các vận động tương tự như trong môn quần vợt.

-

Ở lứa tuổi nhỏ (6 – 8 tuổi), mini tennis giúp trẻ trở nên thích thú và thành
công nhanh hơn. Vì vậy, mini tennis rất có hiệu quả trong việc phát hiện
tài năng của các em đến với môn quần vợt.

2. Cấu trúc chương trình huấn luyện mini tennis:
2.1 Theo tài liệu của Liên đoàn quần vợt Pháp [21, 22, 23, 24]: Các giai đoạn giảng
dạy mini tennis:

5


Giai đoạn

Khởi sự

Nhập môn

Hoàn thiện

Luyện tập


Tuổi khuyến

5 – 6 tuổi

7 – 8 tuổi

8 – 10 tuổi

9 tuổi trở lên

6 tháng đến 2

1 đến 2 năm

1 đến 2 năm

Nhiều năm

Bóng rơm

Bóng mềm

Bóng lưng

Bóng thi đấu

Bóng mềm

Bóng lưng


chừng

Bóng mềm

chừng

Bóng thi đấu

Các khoảng

Từ sân 12x6m

Từ sân 18 x

Sân bình

dành cho mini

đến sân

8m đến sân

thường

tennis

18x8m

bình thường


Pom do

Thiếu niên

Thiếu niên

nghò
Thời gian tập
luyện

(thay

năm

đổi tuỳ theo
khả năng học
viên)
Bóng

Sân chơi

Vợt

Thanh niên

Thanh niên

Pallete
Mini kid, kid,

super kid
Tiến triển của
người chơi

Từ trử vỡ

Từ trẻ đào tạo Từ người chơi

Ngời hơi dự

lòng đến khi

bởi mini

trên sân 18 x

tranh ở tất cả

trẻ có khả

tennis đến khi

8m đến người

mọi trình độ

năng chơi

trẻ có khả


chơi trên sân

trên sân 12x

năng chơi

bình thường

6m

trên 1 sân 18
x 8m

2.2 Theo tài liệu của Liên đoàn quần vợt Mỹ [15]: chương trình huấn luyện mini
tennis được chia làm 3 giai đoạn: 5 – 8 tuổi, 8 – 12 tuổi, 12 – 16 tuổi (trong phạm vi

6


nghiên cưu của đề tài, chúng tôi chỉ liệt kê cấu trúc chương trình dành cho 2 giai
đoạn đầu):
Nhập môn
Chủ đề

5 – 8 tuổi
Tự vận động

8 – 12 tuổi
Thay đổi hướng trong cú đánh
Gound Strokers


Mục đích

- Phát triển những kỹ năng quan - Giúp học viên hiểu được các
trọng

nhân tố làm ảnh hưởng đến

- Phát triển các điểm tiếp xúc phương hướng
thích hợp trong cú đánh thuận - Truyền đạt những kỹ năng
tay và nghòch tay

cần thiết để thay đổi hướng
trong cú đánh ground strokers

Tập kỹ năng

- Tự tâng bóng để bóng bật lên - Từ động tác tự tâng bóng,
ở nhiều chổ khác nhau trên mạt làm quen với việc tiếp xúc
vợt.

bóng ở nhiều điểm khác nhau,

- Tự tâng bóng và đánh đơn sử dụng nhiều vò trí khác nhau
giản sau khi bắt bóng bật lên; trên thân thể và biến đổi
tiếp xúc ngay giữa.

khoảng cách chạm bóng.

- Tự tâng bóng và đánh nhẹ - Cho học viên phát biểu ý

nhàng sau khi bóng bật lên; kiến về các điểm tiếp xúc
đứng ở hai bên hướng về lưới

khác nhau sẽ ảnh hưởng đến

- Tự tâng bóng và đánh nhẹ hướng banh như thế nào.
nhàng sau khi bóng bật lên; - Thiết lập chổ luyện tập mồi
đứng ở hai bên hướng về điểm bống để học viên đánh vào
tiếp xúc

mục tiêu bằng đường bóng cắt

- Cũng cách ấy cùng với sự ngang lưới và xuống thẳng
chuyển động.
Những

vạch biên.

điểm - Dùng cách nắm kiểu Châu u - Sử dụng sự điều chỉnh cổ tay.

quan trọng

trong hai thế đánh – thuận và - Sử dụng phương pháp mô

7


nghòch tay

phỏng đến thực hiện toàn bộ


- Tăng thêm độ dài của vợt nếu động tác.
cần để bảo đảm sự thành công.
- Cho các em làm quan với
nhiều điểm tiếp xúc khác nhau
và sự thu hồi những bước chân
đúng cách
- Thêm sự di chuyển nếu các
em muốn đạt được sự thành
công nhanh chóng
2. 3 Theo tài liệu của Liên đoàn quần vợt quốc tế (ITF)[14.]
Hoàn cảnh bắt đầu chương trình dạy mini tennis ơ ûcác nước không hoàn toàn
giống nhau, do phụ thuộc vào số lượng và tổ chức các câu lạc bộ, số lượng sân bãi,
trình độ học vấn của huấn luyện viên v.v.... Các nguồn sẵn có cho trường phổ
thông – cả vấn đề tài chính lẫn điều kiện kinh nghiệm thể dục, các môn chơi, sân
trong trường... tất cả đều rất khác nhau giữa các nước. Chỉ có một điểm giống nhau
quan trọng nhất là học sinh đều say mê môn mini tennis.
Từ những đặc điểm khác nhau của các nước, chương trình mini tennis được xây
dựng để áp dụng phải đạt được các mục đích sau:
-

Giúp càng nhiều học sinh càng tốt cơ hội tham gia tập luyện mini tennis

-

Dạy các em học sinh kỹ thuật cơ bản chơi môn tennis, cách tính điểm và
một số nghi thức môn tennis

-


Khuyến khích học sinh tiếp tục chơi tennis sau khoá học, nếu có thể thì
gia nhập câu lạc bộ

Cũng theo ITF, một buổi huấn luyện cho người bắt đầu chơi dài không quá
60 phút và có thể ngắn hơn, để làm được các yêu cầu thì 45 phút là đủ. Giờ học
đảm bảo vừa húng thú vừa đạt được mục tiêu giáo dục nếu có đủ các bước sau đây:

8


-

Tập hợp học sinh: giải thích ngắn gọn về nội dung buổi học và các hoạt
động trong ngày

-

Gây không khí hào hứng: bằng cách tạo trò vui dưới nhiều hình thức khác
nhau

-

Làm mẫu động tác và thực hành: những phần chính của tiết học

-

Trò chơi và các hoạt động vận động: giúp tiết học đa dạng, vui vẽ và
nhôn nhòp

-


Phân công thực hành: bài tập về nhà

3. Đặc điểm sư phạm khi giảng dạy mini tennis cho học sinh lứa tuổi 6 – 11 tuổi:
3.1 Theo tài liệu Liên đoàn quần vợt Pháp [18, 19]:
3.1.1 Các đặc điểm sư phạm khi giảng dạy mini tennis cho học sinh 6 tuổi:
a. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh 6 tuổi (bảng 1.1)
Bảng 1.1 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh 6 tuổi
CHỨC NĂNG

NHÂN CÁCH
- Thích chơi đùa

- Có nhu cầu lớn về động tác

- Vò kỷ ( tự cho mình là trung tâm): cây - Có khả năng cố gắng bền bỉ nếu những
vợt này là của tôi, trái banh của tôi, tự tác nhân kích thích thay đổi
đặt cho mình các qui tắc

- Có sự phối hợp toàn thể tốt: nhảy,

- Chỉ nghó đến thời điểm hiện tại: ”ở dây chạy, ném,...
và bây giờ
- Độc thoại hoặc đối thoại theo dòng tư
tưởng của mình, không tự thích nghi theo
câu chuyện của người khác
- Thích làm vừa lòng giảng viên
- Bắt đầu cộng tác với người khác
NHẬN THỨC


TÂM LÝ

- Có khả năng nhìn nhận được các tình - Hiếu kỳ về tất cả điều gì mới.
huống hoặc các hành động khi những sự - Tiến hành bằng cách làm thử, bằng sự
9


tương phản được nêu ra (nhỏ, lớn, mạnh lệch lạc
mẽ, dòu dàng....)

- Thích bắt chước

- Đánh giá khó khăn các q đạo quả - Cần có những khó khăn để giữ được
bóng và các sự nẩy

sự chú tâm.

- Có tốc độ phản ứng chậm hơn 2 lần so
với người trưởng thành
- Nhắm dễ dàng các bia thẳng đứng hơn
là nằm ngang
b. Đặc điểm sư phạm khi giảng dạy mini tennis cho học sinh 6 tuổi
Phải đặc biệt chú ý khẩu hiệu: ”Trước tiên là đứa trẻ, sau đó là học trò”. Khi
6 tuổi, trẻ thích được chơi đùa, tất cả đều nhằm vui chơi và sau đó là khám phá.
Môn mini tennis trước tiên là một trò chơi cho trẻ, và trẻ khao khát được nếm trò
chơi này.
Giảng viên có trách nhiệm phải tìm mọi cách làm cho trẻ yếu thích môn
quần vợt. Giảng dạy tạo thuận lợi cho trẻ hòa nhập vào môn quần vợt bằng những
tình huống thích ứng với khả năng của chúng. Giảng viên bước vào thế giới của trẻ
em bằng cách đơn giản hoá sự hoạt động nhưng không làm nghèo nàn sự hoạt

động.
3.1.2 Các đặc điểm sư phạm khi giảng dạy mini tennis cho học sinh 7 – 8 tuổi:
a. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh 7 – 8 tuổi (bảng 2.2)
Bảng 2.2 Đặc điểm tâm sinh lý học sinh 7 – 8 tuổi
NHÂN CÁCH
- Thích chơi và nô đùa

CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG
- Có nhu cầu lớn về hoạt động

- Sự giao lưu với trẻ khác còn quan - Biểu hiện sự linh hoạt và khéo léo
trọng hơn nhu cầu và thành tích.

- Thiếu trương lự của cơ

- Bắt đầu có sự khao khát tranh đua

- Không thể chòu đựng được sức ép

- Có nhu cầu được nhìn nhận và khuyến - Bắt đầu kiểm soát thân thể của mình
khích
10


NHẬN THỨC

TÂM LÝ

- Có khả năng chăm chú lâu hơn nhưng - Tăng cường chức năng vận động bằng
dễ bò phân tâm vì các yếu tố bên ngoài.


nhiều hoạt động thể thao

- Phát triển các phẩm chất quan sát - Trau dồi các khả năng về khéo léo
nhưng không biết tập trung vào các phối hợp và phân ly
điểm quan trọng (quan sát phân tán)

- Bắt đầu làm chủ các cử chỉ

- Chậm trong việc phân tích các quỹ đạo - Hiếu kỳ tất cả các điều gì mới
bóng

- Có khả năng bắt chước cao
b. Đặc điểm sư phạm khi giảng dạy mini tennis cho học sinh 7 – 8 tuổi:
Trong giai đoạn 6 tuổi, trẻ tự biểu lộ khi chơi mà không thực sự bó buộc bởi

kỹ thuật. Giờ đây HLV phải hướng trẻ vào một kỹ thuật đảm bảo cho sự phát triển
trong tương lai bằng loại bỏ các sai sót quan trọng. Ví dụ: cú đờ – roa đôi khi được
chơi đối mặt với một sự chuẩn bò kiểu con lắc, giờ đây phải tiến triển dưới một
dạng thức đúng hơn với một sự xoay vai trong động tác chuẩn bò. Việc học kỹ thuật
và chiến thuật cơ bản là một giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ. Nếu
giảng viên không đủ nghiêm khắc trong giảng dạy, đứa trẻ có nguy cơ tự động hoá
các kỹ thuật vô hiệu quả mà sau đó rất khó sữa lại. Mang lại cho lứa tuổi này một
kỹ thuật cơ bản tốt đó chính là đăng ký cho trẻ bước tiếp trên con đường phát triển
tương lai cao hơn. Trẻ hoàn toàn có khả năng tiếp thu và đủ sự chín muồi cần thiết
để lónh hội động tác kỹ thuật mới
3.1.3 Các đặc điểm sư phạm khi giảng dạy mini tennis cho học sinh 8 – 10 tuổi:
a. Đặc điểm tâm sinh lý của đứa học sinh 8 – 10 tuổi (bảng 3.3)
Bảng 3.3 Đặc điểm tâm sinh lý trẻ 8 – 10 tuổi
NHÂN CÁCH

- Thích chơi và được để ý đến

CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG
- Phát triển khả năng điều khiển cơ thể,

- Xuất hiện nhu cầu thi đấu và thành khả năng cân bằng và khả năng phối
tích

hợp (tuổi lý tưởng để tiếp thu kỹ năng
vận động)
11


- Tự động hoá động tác nhanh
NHẬN THỨC
- Chăm chú lâu hơn

TÂM LÝ
- Chú tâm trong thực hiện các bài tập

- Cải thiện khả năng quan sát, đặc biệt - Kiểm soát các bước bộ càng lúc càng
trong thi đấu

tốt hơn

- Cải thiện nhận thức các đường bóng
(tốc độ và chính xác)
b. Đặc điểm sư phạm khi giảng dạy mini tennis cho học sinh 8 – 10 tuổi:
Tiếp tục hình thành những kỹ thuật và chiến thuật chính. Đây là giai đoạn
cung cấp thời gian cho trẻ để ổn đònh và tăng cường các cảm giác đã tiếp thu ở giai

đoạn nhập môn trong tre,û để trẻ tự chuyển biến, sử dụng vợt lớn hơn, chơi trên sân
thông thường với bóng sinh động hơn. Đó cũng là giai đoạn mà giảng dạy giúp phát
triển thêm cảm giác của trẻ bằng các cú ép-phê và các cú bắt bóng hướng về lưới
thường xuyên hơn. Mục đích giờ đây không chỉ là động tác kỹ thuật chính xác mà
còn phải tìm kiếm sự hiệu quả với đối thủ (sự chính xác của điểm rơi, tính tấn công
ở các cú đánh, cú thắng điểm, chiến thuật trận đấu,...)
3.2 Theo tài liệu Liên đoàn quần vợt Mỹ [11, 12, 13]:
3.2.1 Đặc điểm lứa tuổi 5 – 8 tuổi:
* Tốc độ và sức mạnh, nhanh
- Chạy cự ly ngắn
- Tốc độ tổng thể thông qua trò chơi và thi đâu
- Phát triển cơ bắp
- Các môn thể thao có đua tranh và trò chơi vận động là phương pháp chính
cho huấn luyện.
* Năng lực phối hợp – khả năng khéo léo và thăng bằng
- Thời gian phản xạ chậm và sự phối hợp còn thiếu sót
* Năng lực sức bền:
- Hoạt động aerobic thông qua các trò chơi
12


- Trai và gái cùng tham gia (chưa phân biệt hoạt động giữa giới tính)
* Về tâm lý
- Luôn cần động viên tích cực;
- Cho phép trẻ được tự do khám phá;
- Duy trì các qui luật đơn giản;
- Lý giải thực tế thay vì giải thích;
- Nhấn mạnh thi đấu và sự cố gắng;
- Nâng cao phối hợp giữa người cùng tập
3.2.2 Đặc điểm lứa tuổi 8 - 12 tuổi:

* Tốc độ và sức mạnh,nhanh
- Tập trung luyện tập di chuyển của chân, như chạy đánh bóng
- Trẻ lớn hơn có thể bắt đầu những bài tập sử dụng tự khắc phục trọng lượng
cơ thể như nằm xấp chống đẩy, co tay xà đơn v.v...
- Có thể bắt đầu dùng máy bắn bóng
- Hãy cẩn thận với chấn thương mới hồi phục
* Năng lực phối hợp –khéo léo và thăng bằng
- Trẻ lớn hơn đã chứng tỏ có tiến bộ đáng kể về năng động, chính xác, thăng
bằng và uyển chuyển. Đến tuổi 11, trẻ có năng lực thu nhận sử lý phát huy thông
tin nhanh, chính xác. Nên đây là thời gian tốt để giới thiệu rộng kỹ năng chơi quần
vợt tổng quát chung và chuyên môn. Các em được dạy cách di chuyển ngang, trước
–sau và lấy lại thế thăng bằng.
* Năng lực sức bền:
- Nhấn mạnh nhấn mạnh hơn nữa về sự nỗ lực
- Nhấn mạnh hoạt động aerobic qua trò chơi ngoài môn quần vợt.
- Gái có thể phát triển mạnh hơn về mặt sinh lý từ 1 đến 2 năm so với trai
- Trai và gái thi đấu với nhau
* Về tâm lý

13


- Luôn tập trung chỉ ra ưu điểm của một em và hoàn tất cái mà một người
bắt đầu
- Sử dụng thi đấu mang tính tranh đua thấp
- Kết hợp việc đặt ra việc thắng – thua với trạng thái sức khoẻ tốt
- Thúc đẩy bằng sự tranh đua
- Đẩy mạnh những hoạt động khích lệ tình cảm tích cực
- Nhấn mạnh việc chơi công bằng và tuân thủ các qui đònh trong thể thao
4. Các test đánh giá thể lực, kỹ thuật trong tập luyện mini tennis [21, 22, 23, 24]:

Theo Liên đoàn quần vợt Pháp, sau tập luyện mini tennis để đánh giá kiểm
tra trình độ các lứa tuổi khác nhau về thể lực, kỹ thuật, các test và thang độ sau đây
được áp dụng:
4.1 Các test đánh giá thể lực
- Test chạy 20m:
Đánh giá tốc độ và kó thuật chạy:
Tất cả các độ tuổi.
Xuất phát đứng, 2 chân trước sau. Bấm đồng hồ bấm giờ khi chân bàn chân sau rời
mặt đất.
Chạy 3 lần, lấy thành tích lần chạy tốt nhất.
Kết quả tính bằng giây.
Thang điểm : Test chạy 20 mét:
Hạng ấu nhi:
Điểm 1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

Nam

48

46

45

44

43

41

39

37

36

35

Nữ

49

48


47

46

45

44

43

39

38

37

2

3

4

5

6

7

8


9

10

Hạng gà con:
Điểm 1
Nam

45

44

43

42

41

4

38

36

34

33

Nữ


46

45

44

43

42

41

49

35

35

34
14


Hạng thiếu nhi:
Điểm 1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

Nam

43

42

41

4

39

37

35


33

32

31

Nữ

44

43

42

41

4

38

36

34

33

32

Test chạy đi – chạy về:
Đánh giá tốc độ phản ứng và thăng bằng động

Dùng cho các độ tuổi
Thực hiện 5 lần chạy nước rút cự ly hai biên sân đánh đơn chiều rộng (8,20 mét).
Các em lần lượt đặt chân phải và chân trái vượt quá đường biên”cu – loa”, để quay
trở lại hướng về phía lưới. Bấm đồng hồ bấm giờ khi chân sau rời mặt đất. Bấm
dừng đồng hồ khi vượt qua đường biên cuối cùng.
Thực hiện 2 lần.
Kết quả tính bằng giây.

1m
1

3

5

X.phát

Đến
4

2

Thang điểm : Test chạy đi – chạy về:
Hạng ấu nhi:
Điểm 1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

Nam

146

142

138

134

13

128

122


118

115

113

Nữ

15

146

142

138

134

13

126

122

119

116

2


3

4

5

6

7

8

9

10

Hạng gà con:
Điểm 1
Nam

138

136

134

13

126


122

118

114

111

108

Nữ

142

139

136

132

128

124

12

116

112


11
15


Hạng thiếu nhi:
Điểm 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nam

13

128


125

122

118

114

11

106

103

101

Nữ

134

132

129

126

122

118


114

11

107

104

Test ngôi sao:
Đánh giá sự phối hợp, sự khéo léo, sức mạnh và sức chòu đựng cố gắng:
Dùng cho các độ tuổi trừ hạng tuổi ấu nhi năm thứ 1.
Xuất phát từ chính giữa đường biên cuối sân, mặt hướng về quả bóng, người chơi
chạy nhặt và đặt từng quả bóng vào mặt dây vợt nằm ở điểm xuất phát.
Chạy theo đúng trình tự 1 – 2 – 3 – 4 – 5 cho những người thuận tay phải và 5 – 4
– 3 – 2 – 1 cho người thuận tay trái. Tất cả các quãng đường được tự do thực hiện.
Thực hiện 1 lần (được làm lại 1 lần trường hợp mất bóng)
Kết quả tính bằng giây.
1

2

R:Vợt
R

3
4

5


Thang điểm : Test ngôi sao:
Hạng ấu nhi:
Điểm 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nam

25

242

234


226

218

21

202

196

19

186

Nữ

256

248

24

232

224

216

208


202

196

19

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Hạng gà con:
Điểm 1
Nam

244


238

23

222

214

206

198

192

186

18

Nữ

25

242

234

226

218


21

202

196

19

184
16


Hạng thiếu nhi:
Điểm 1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

Nam

238

23

222

214

206

198

19

184

178

172

Nữ

244

236


228

22

212

204

196

19

184

178

Test ném xa:
Đánh giá lực mạnh - nhanh của cánh tay:
Dùng cho tất cả các độ tuổi.
Đứng sau đường biên, không chạy đà, ném û tạ 200g càng xa càng tốt, cánh tay
cong. Ném sử dụng cánh tay giao bóng.
Thực hiện 3 lần.
Kết quả tính bằng mét (m).
Thang điểm : Test ném xa:
Hạng ấu nhi:
Điểm 1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

Nam

10

12

14

16

18

20


22

24

26

28

Nữ

8

10

12

14

16

18

20

22

24

26


Điểm 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nam

16

18

20

22


24

26

28

30

32

34

Nữ

12

14

16

18

20

22

24

26


28

30

Điểm 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nam

20

22


24

26

28

30

32

34

36

38

Nữ

16

18

20

22

24

26


28

30

32

34

Hạng gà con:

Hạng thiếu nhi:

Test nhảy 5 bước:
Đánh giá sức mạnh cơ chân và sự phối hợp
Chỉ dùng cho hạng gà con và hạng thiếu nhi.
17


Xuất phát: 2 bàn chân song song sau đường biên; không lấy đà bật nhảy về trước
liên tiếp 5 lần nhảy, bước thứ 5 2 bàn chân chụm lại. Chạm đất đo khoảng cách từ
vạch xuất phát đến vạch gót 2 chân chụm lại.
Thực hiện 3 lần.
Kết quả tính bằng mét (m):

Thang điểm : Test nhảy 5 bước:
Hạng gà con:
Điểm 1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

Nam

6,4

6,8

7,2

7,6

8,0

8,4


8,8

9,2

9,6

10

Nữ

6

6,4

6,8

7,2

7,6

8

8,4

8,8

9,2

9,6


Điểm 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nam

7,2

7,6

8

8,4


8,8

9,2

9,6

10

10,4

10,8

Nữ

6,6

7

7,4

7,8

8,2

8,6

9

9,4


9,8

10,2

Hạng thiếu nhi:

Test mềm dẻo:
Đánh giá mềm dẻo cơ bắp.
Dùng cho các độ tuổi trừ hạng ấu nhi năm thứ 1.
Người chơi đứng trên 1 bục hoặc 1 băng ghế dài, gập lưng cúi xuống của hai tay
xuống càng sâu dưới mặt ghế càng tốt, 2 chân duỗi thẳng. Đo bằng thước dây có
vạch cm .Giữ yên tư thế trong 3 giây. Khi đã cúi vươn tay hết sức . Cách tính giá trò
như sau: Tính giá trò dương (+) khi tay với trước mặt ghế dưới bàn chân với điểm
ngay mặt ghế là 0. Tính giá trò âm (-) khi tay không với được tới mặt ghế chân
đứng cũng ngay trước mặt với mặt ghế tính giá trò là 0.
18


Tư thế giữ yên trong 3 giây sau mỗi động tác, sự đo đạc bằng thước dây centimet
(cm), các trò âm nằm phía bên trên phía bàn chân, trò điểm không nằm cùng tầm
với bàn chân và trò dương nằm phía bên dưới bàn chân.
Kết quả tính bằng centimet (cm).
Thang điểm : Test mềm dẻo:
Hạng ấu nhi:
Điểm 1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

Nam

-12

-8

-5

-2

-1

2

5


8

11

13

Nữ

-8

-5

-2

0

3

6

9

11

13

15

Điểm 1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nam

-8

-5

-2

0

2


5

8

11

14

16

Nữ

-6

-3

-1

2

5

8

11

14

16


18

Điểm 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nam

-6

-3

-1


1

3

6

9

12

15

18

Nữ

-5

-2

0

3

6

9

12


15

18

20

Hạng gà con:

Hạng thiếu nhi:

Test cơ bụng
Đánh giá lực cơ bụng và ý chí.
Chỉ áp dụng cho hạng gà con năm thứ 2 và hạng thiếu nhi.
Nằm duỗi lưng, 2 bàn tay giữ chéo trên khung đòn, 2 chân co lại , được 1 em khác
giữ chặt cổ chân, cố gắng thực hiện tối đa số lần ngồi dậy nhanh.
Các khuỷu tay ( cùi trỏ) phải nằm bên trên đầu gối khi ngồi dậy.
Hai bả vai phải chạm đất khi nằm xuống trở lại.
Đếm số lần ngồi bật dậy.
Kết quả tính số lần ngồi bật dậy trong mỗi phút.
Thang điểm : Test cơ bụng:
Hạng gà con:
19


Điểm 1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

Nam

22

26

29

32

35

38

40


42

44

46

Nữ

21

24

27

29

31

33

35

37

39

40

Điểm 1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nam

26

29

32

35

38


41

44

46

48

50

Nữ

25

27

30

32

34

36

38

40

42


44

Hạng thiếu nhi:

Test dẻo dai nhẹ
Đánh giá sự dai sức và ý chí
Chỉ áp dụng hạng gà con năm thứ 2 và hạng thiếu nhi.
Mục đích của kiểm tra là đo được năng lực chạy lặp lại nhiều lần liên tiếp có thể
quảng đường là 20 m theo nhòp “bip” phát ra từ băng cassette. Khi học sinh không
theo được nhòp lệnh qui đònh 3 lần (chậm thì dừng)
Mục đích của test là để thực hiện trong thời gian lâu nhất có thể những sự đi tới và
đi trở lại khoảng cách 20 m với tốc độ gia tăng lần hồi từng nấc 1 phút.
Giữ lại lúc bấy giờ nấc cuối cùng được loan báo.
Băng cát xét được độc quyền bán tại:
Hiệp hội ngiên cứu và đánh giá các hoạt động thể lực và thể thao (AREAPS).
B.P 40
33610 CESTAS

20 m

x
x
x
x
x
x

x
x


X.Phát

20


Thang điểm : Test ï dẻo dai nhẹ:
Hạng gà con:
Điểm 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nam

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nữ

2

3

4

5

6


7

8

9

10

11

Điểm 1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


Nam

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Nữ

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

Hạng thiếu nhi:

Môn thể thao tập thể
Đánh giá sự khéo léo các tố chất thể lực về tốc độ phản ứng, các phẩm chất tâm lý.
Tất cả độ tuổi.
4 đấu với 4
2 hiệp mỗi hiệp 7 phút,
không có thủ môn.
Khung thành rộng 1,5 mét
Biên chơi bằng chân.
Không có phạt góc.
Ghi chú:

0–2


Rất yếu

3–4

Yếu

5–6

Trung bình

7–8

Giỏi
21


9 – 10

Rất giỏi.

Đối với nam: bóng đá
Đối với nữ: bóng đá hoặc bóng ném

Ghi nhớ : Trước khi thực hiện phải khởi động tốt

Bảng phân bổ test thể lực cho từng độ tuổi
Năm
Test

Hạng ấu

nhi 1 7 tuổi

20 mét
Đi /lại
Kiểu sao
Ném xa
Nhảy
nhiều
bước
Mềm dẻo
Cơ bụng
Dẻo dai nhẹ
Thể thao tập
thể trò chơi
bóng

x
x
x

Hạng ấu
Hạng gà
nhi 2 8 tuổi con 1 9 tuổi

Hạng gà
con 2 10
tuổi
x
x
x

x
x

Hạng thiếu
nhi 1 11 tuổi

Hạng thiếu
nhi 2 12 tuổi

x
x
x
x
x

x
x
x
x
x

x
x
x
x

x
x
x
x


x
x
x
x

x
x
x
x

x

x

x
x

x

x

x

Phiếu kết quả test thể lực khác nhau
Họ:
Tên:
Tuổi:

Cao đứng:

Cân nặng:
Thuận phải hay thuận trái:

Đòa chỉ:
Câu lạc bộ:

22


Ngày tháng:
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


Điể
m

20 mét

/10

Chạy đi - lại

/10

Kiểu sao

/10

Ném xa

/10

Nhảy 5 bước

/10

Mềm dẻo

/10

Cơ bụng

/10


Dẻo dai nhẹ

/10

Thể thao tập thể

/10

4.2 Các test kiểm tra ký thuật:
4.2.1 Ném bóng tại chổ gập tay, ném xa:
Đứng sau đường biên cuối sân, không lấy đà, dùng cánh tay gập lại ném
bóng (như động tác giao bóng).
Thử 3 lần: để tính điểm, tính lần ném nào tốt nhất.
Điểm số trên 6
6 điểm

5 điểm

2 điểm

4 điểm

L
3 điểm

1 điểm

23



4.2.2 Ném bóng bằng hất từ phía dưới lên vào khu qui đònh:
Đứng tại đường biên giữa, ném 1 quả bóng tennis hất từ dưới lên vừa cố
gắng cho bóng rơi vào “cu – loa” có khu qui đònh (hành lang giữa biên đưòng biên
đánh đôi và đường biên đánh đơn nằm cùng một phía).
Thực hiện 4 lần: để tính điểm, ta cộng tổng số điểm các lần thử:
0 điểm nếu bóng không rơi vào “cu-loa”
1 điểm nếu bóng rơi vào “cu – loa”
Điểm số trên 4
0
1
0
L

Test 1 được tính điểm trên 10 = điểm số bài 1 + điểm số bài 2
4.2.3 Di chuyển đánh bóng:
Đứng tại đường biên cuối sân, tung bóng nhẹ về phía trước và lên cao. Bóng
chỉ nẩy tối đa 2 lần, phải đánh bóng bằng cú thuận tay trước khi bóng chưa nẩy tới
đường biên giao bóng.
Cố gắng đánh bóng vào ô giao bóng bên phần sân còn lại.
Làm 5 lần: cộng tổng số điểm đạt được
½ điểm: đánh trúng bóng
1 điểm: Bóng qua lưới
2 điểm: bóng qua trên lưới và vào ô giao bóng
4.2.4 Đánh trả bóng:
Giáo viên ném bóng theo quỹ đạo cong không xa học sinh.
Học sinh đứng nửa chừng giữa đường biên cuối sân và đường biên service
Thử đánh trả bóng sau 1 lần nẩy nếu có thể (có thể 2 lần nẩy)
24



×