Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Quản lý nhà nước về Sở hữu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 216 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
————————

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
————————

KHỒNG QUỐC MINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.TS.LÊ ĐÌNH TIẾN
2. TS. LÊ XUÂN SANG



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là nội dung công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của các Thầy hướng dẫn. Các thông tin, số liệu và nội dung
trình bày trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án
này chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Nghiên cứu sinh

KHỔNG QUỐC MINH

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài ....................................................................... 8
1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước ..................................................................... 14
1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề cần phải tiếp
tục nghiên cứu ........................................................................................................... 19
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ĐỐI VỚI
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ............................................................................... 23
2.1. Lý luận về sở hữu công nghiệp .......................................................................... 23
2.2. Lý luận quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ....................................................................................................................... 32

2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế đối với quản lý về sở hữu công nghiệp ................ 51
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ..................................................................................... 67
3.1. Sơ lược hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ở Việt Nam ........ 67
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp giai đoạn 2006 – 2016 ............ 72
3.3. Các nhân tố tác động đến kết quả quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp .. 108
3.4. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ............................ 113
Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC, HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ............................................................................. 121
4.1. Bối cảnh thế giới và trong nước ....................................................................... 121
4.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về sở hữu công
nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn 2035 .......... 128
4.3. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu công
nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế .................................................................. 132
4.4. Kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp ................................................................ 143
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ.......................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152

ii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
1 CDĐL

Tiếng Việt
Chỉ dẫn địa lý


Tiếng Anh

2
3
4

CGCN
CNTT
FTA

Chuyển giao công nghệ
Công nghệ thông tin
Hiệp định thương mại tự do

Free Trade Agreement

5
6

GPHI
GDP

Giải pháp hữu ích
Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

7

Hiệp định

EVFTA

8

Hiệp định
RCEP

Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – Liên minh châu
Âu
Hiệp định Đối tác Kinh tế
Toàn diện Khu vực

9

Hiệp định Đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình
TPP/CPTPP Dương
Hiệp định

Vietnam- European Union
Free Trade Agreement
Regional Comprehensive
Economic Partnership
Comprehensive and
Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership

Hiệp định về các khía cạnh
liên quan tới thương mại của

quyền sở hữu trí tuệ
Hội nhập quốc tế

Agreement on TradeRelated Aspects of
Intellectual Property Rights

JPO
KDCN

Hệ thống quản trị đơn sở hữu
công nghiệp
Cơ quan sáng chế Nhật Bản
Kiểu dáng công nghiệp

Industrial Property
Administration System
Japan Patent Office

15
16
17
18
19
20
21
22

KH&CN
KT-XH
NHQG

PCT
QLNN
QPPL
R&D
SHTT

Khoa học và Công nghệ
Kinh tế - xã hội
Nhãn hiệu quốc gia
Hiệp ước hợp tác sáng chế
Quản lý nhà nước
Quy phạm pháp luật
Nghiên cứu và Triển khai
Sở hữu trí tuệ

23

SHCN

Sở hữu công nghiệp

24

SIPO

Cơ quan sở hữu trí tuệ quốc
gia Trung Quốc

10


Hiệp định
TRIPS

11

HNQT

12

IPAS

13
14

iii

Patent Coporation Treaty

Research & Development

State Intellectual Property
Office


25

SMEs

Doanh nghiệp nhỏ và vừa


26

TĐHT

Thẩm định hình thức

27

TĐND

Thẩm định nội dung

28

TĐV

Thẩm định viên

29
30

TSTT
TTSC

Tài sản trí tuệ
Thông tin sáng chế

31

VBBH


Văn bằng bảo hộ

32

VCUFTA

33

VKFTA

34

VN-EFTA

35

WIPO

36

WTO

Hiệp định Thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên minh
Hải quan Nga - Belarus Kazakhstan
Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam – Hàn Quốc

Small and Medium-sized

Enterprises

Viet Nam – Eurasian
Economic Union Free
Trade Agreement
Viet Nam – Korea Free
Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do
Vietnam – EFTA Free
Việt Nam và Khối Thương mại
Trade Agreement
tự do châu Âu
World Intellectual Property
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
Organization
Tổ chức thương mại thế giới
World Trade Organization

iv


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thời hạn trung bình thẩm định đơn sáng chế của IP năm 2015 ............... 51
Bảng 3.1: Kết quả triển khai chương trình phát triển tài sản trí tuệ .......................... 73
Bảng 3.2: Sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
SHTT sửa đổi năm 2009 phần SHCN giai đoạn 2009-2016 .......................... 77
Bảng 3.3: Đối tượng sở hữu công nghiệp giai đoạn 2006-2017 ............................... 93
Bảng 3.4: Tiến trình thẩm định đơn giai đoạn 2006-2017 ........................................ 94

Bảng 3.5: Đơn sửa đổi, chuyển giao, phản đối cấp giai đoạn 2008 - 2016 .............. 94
Bảng 3.6: Tình trạng đơn hàng năm giai đoạn 2006 – 2017 ..................................... 95
Bảng 3.7: Đánh giá đơn theo tiến trình thẩm định giai đoạn 2006-2017 .................. 97
Bảng 3.8: Số vụ xử lý vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN của
thanh tra Bộ KH&CN và cơ quan quản lý thị trường .................................. 104
Bảng 3.9: Số vụ vi phạm sở hữu công nghiệp giai đoạn 2012-2015 ...................... 104
Bảng 3.10: Số yêu cầu cung cấp ý kiến chuyên môn giai đoạn 2006-2016 ........... 105
Bảng 3.11: Đơn khiếu nại tại Cục SHTT giai đoạn 2006-2016 .............................. 106

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Chiến lược quốc gia về SHCN với Chiến lược phát triển quốc gia .......... 12
Hình 1.2: Khung nghiên cứu của luận án .................................................................. 21
Hình 1.3: Khung phân tích của luận án ..................................................................... 22
Hình 2.1: Sơ đồ hóa chu trình sáng tạo SHCN ......................................................... 27
Hình 2.2: Sơ đồ hóa chu trình sáng tạo trí tuệ theo Hisamitsu Arai (1999) ............. 27
Hình 2.3: Sơ đồ hóa chu trình sáng chế theo Kamil Idris ......................................... 30
Hình 2.4: Sơ đồ hóa chu trình sáng chế theo Hisamitsu Arai (1999) ....................... 30
Hình 2.5: Vai trò của thông tin sáng chế ................................................................... 31
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về SHCN ................................................... 85
Hình 3.2: Mô hình hệ thống thông tin SHCN giai đoạn 2000-2017 ....................... 111

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và Sở hữu công nghiệp (SHCN) nói riêng là

một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) [41]. Bảo hộ độc quyền
các đối tượng quyền SHCN là nội dung mấu chốt của pháp luật bảo hộ quyền
SHCN; là cơ sở pháp lý cho chủ thể quyền trong việc sử dụng, thương mại hóa,
mua bán tài sản trí tuệ (TSTT); khuyến khích phát triển kinh tế thông qua thúc đẩy
cạnh tranh về công nghệ và kinh doanh; đồng thời thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng
tạo (ĐMST), thúc đẩy tạo ra các sản phẩm mới, quy trình mới, ngành công nghiệp
mới có triển vọng về lợi ích kinh tế; thúc đẩy các hoạt động thương mại, khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào việc phát triển, cung cấp hàng hóa với chất lượng
mà người tiêu dùng mong muốn nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh; tạo điều kiện cho
chuyển giao công nghệ (CGCN) và thu hút đầu tư nước ngoài [60, tr.10, 17], [84].
Quản lý nhà nước (QLNN) về SHCN tạo lập môi trường nhằm (i) đảm bảo
cho hoạt động trong lĩnh vực SHCN thực hiện đúng định hướng, chiến lược, chương
trình quốc gia về SHCN cũng như định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia về
phát triển KT-XH; (ii) thúc đẩy và tạo lập môi trường pháp lý ngày càng đầy đủ, ổn
định và hiệu quả cho hoạt động SHCN; (iii) thúc đẩy và tạo lập môi trường kinh tế,
kỹ thuật, xã hội đảm bảo cho công tác QLNN về SHCN được thuận lợi và đạt hiệu
quả cao, qua đó thúc đẩy hoạt động SHCN; (iv) thúc đẩy, hoàn thiện cơ chế bảo hộ
quyền SHCN theo hướng cân bằng, đồng thời phù hợp với yêu cầu của hội nhập
quốc tế (HNQT). Tuy nhiên, QLNN về SHCN hiện nay ở Việt Nam còn tồn tại
nhiều hạn chế:
Thứ nhất, thời gian ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về SHCN
chưa đảm bảo tính kịp thời, tính phù hợp, thậm chí có quy định gây mâu thuẫn,
chồng chéo, chưa đảm bảo tính công bằng [10];
Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý về SHCN và nhân lực về SHCN của Cục
SHTT còn chưa phù hợp, chưa phân định rõ hoạt động QLNN với hoạt động sự
nghiệp, chưa có các đơn vị sự nghiệp công lập; các Sở khoa học và công nghệ

1



(KH&CN) thiếu bộ phận độc lập chuyên trách quản lý về SHCN; thiếu cán bộ phụ
trách về SHTT chung và SHCN nói riêng, nhiều nơi không có cán bộ chuyên trách
về SHCN mà chỉ có cán bộ kiêm nhiệm về SHCN [28, tr.48];
Thứ ba, thời gian xác lập quyền SHCN ở Việt Nam hiện nay kéo dài, số đơn
tồn đọng nhiều và có xu hướng ngày càng tăng, nhất là khi số lượng đơn SHCN
đang tăng lên hàng năm, làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp [10];
Thứ tư, việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về SHCN chưa được hiệu quả; đơn khiếu nại liên quan đến xác lập quyền
SHCN, hủy bỏ, chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (VBBH) chưa giải quyết kịp
thời đã ảnh hưởng đến hoạt động xác lập quyền SHCN và xử lý vi phạm pháp luật
về SHCN; việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về SHCN không cân đối,
chủ yếu bằng biện pháp hành chính; thiếu việc phối hợp, trao đổi thông tin, thiết lập
cơ chế cung cấp thông tin về tình hình xử lý vi phạm pháp luật về SHCN giữa các
cơ quan thực thi; thiếu nhân lực SHCN trong hệ thống tòa án; đặc biệt, chưa có tòa
án chuyên trách về SHCN [10];
Kinh nghiệm của một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc về xây dựng và triển
khai chiến lược quốc gia về SHCN cho thấy việc bảo hộ quyền SHCN một cách tối ưu
và hiệu quả giúp đạt mục tiêu phát triển tổng thể của đất nước, giúp quốc gia tập trung
vào những ngành, lĩnh vực có thế mạnh và dùng công cụ SHCN để khai thác, phát triển
số lượng sáng chế, tăng các sản phẩm công nghệ xuất khẩu có hàm lượng SHCN cao,
ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâm phạm quyền SHCN; nâng cao nhận thức về quyền
SHCN trong xã hội, đặc biệt là của các chủ thể thị trường.
Hiện nay, xác lập quyền SHCN ngày càng trở nên toàn cầu hóa với các các
tiêu chuẩn thống nhất, với mức độ bảo vệ cao hơn [102], với xu hướng nhanh chóng
và hiệu quả [98]. Thủ tục nộp đơn SHCN ngày càng linh hoạt và ít tốn kém, nhất là
ở cấp độ quốc tế [107]. Các nước phát triển thông qua các hiệp định thương mại tự
do (FTA) luôn gây sức ép, áp lực cho các nước đang phát triển nhằm tăng cường
quyền SHCN, buộc các nước đang phát triển phải có khả năng xác lập quyền SHCN


2


với tiêu chuẩn cao, nhanh chóng và hiệu quả [78]. Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư đang diễn ra và Việt Nam đang trong quá trình HNQT, với các cam kết trong
nhiều lĩnh vực, trong đó có SHCN. Vì vậy, việc phân tích các hạn chế, tìm ra các
nguyên nhân và yếu tố tác động tới hoạt động QLNN về SHCN nhằm đưa ra các
giải pháp để nâng cao năng lực, hiệu quả QLNN về SHCN trong bối cảnh HNQT là
việc làm cần thiết mang tính cấp bách.
Những vấn đề nêu trên vừa là câu hỏi đặt ra đối với quản lý, vừa là những
câu hỏi đặt ra để nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có đề tài nào
nghiên cứu giải quyết thấu đáo các vấn đề nêu trên. Đây là lý do tác giả lựa chọn đề
tài “Quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế”
làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích tổng quát của luận án là đề xuất giải pháp đồng bộ và phù hợp
nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả QLNN về SHCN trong bối cảnh NHQT.
Luận án đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể phải giải quyết là:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở khoa học của QLNN về SHCN; Nghiên cứu các nhân
tố tác động đến QLNN về SHCN; Nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quản lý về
SHCN của Nhật Bản, Trung Quốc.
Thứ hai, xác định các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động QLNN về SHCN;
Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về SHCN giai đoạn 2006 – 2016. Chỉ ra
những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này.
Thứ ba, xác định quan điểm, mục tiêu, định hướng hoàn thiện QLNN về
SHCN; Đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNN về SHCN trong
bối cảnh HNQT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nội dung
QLNN về SHCN


.

3


Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: luận án tập trung vào nhóm đối tượng
quyền SHCN như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp (KDCN), giải pháp hữu ích
(GPHI), chỉ dẫn địa lý (CDĐL), nhãn hiệu quốc gia (NHQG) - nhãn hiệu nộp trực
tiếp vào Việt Nam. Theo đó, phạm vi nghiên cứu của luận án là các nội dung QLNN
về SHCN bao gồm hoạch định chính sách, quy định pháp luật về SHCN; tổ chức bộ
máy quản lý và nhân lực SHCN; xác lập quyền SHCN; thanh tra, kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về SHCN. Phạm vi nghiên cứu
của luận án còn là các quy định về SHCN trong các FTA thế hệ mới, nhất là Hiệp
định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các điều ước
quốc tế về SHCN, kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc trong quản lý SHCN và
xây dựng chiến lược quốc gia về SHCN.
Phạm vi về không gian: thực hiện nghiên cứu các nội dung QLNN về SHCN
trên lãnh thổ Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: nghiên cứu được tính từ năm 2006 (năm Luật Sở hữu
trí tuệ của Việt Nam có hiệu lực) cho đến năm 2016 (năm tổng kết 10 năm thi hành
luật SHTT Việt Nam, năm Hiệp định TPP được ký kết tại Auckland, New Zealand).
Khi đề xuất các giải pháp, luận án lấy mốc từ năm 2017 cho đến năm 2025 và tầm
nhìn 2035.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Về phương pháp luận, tác giả sử dụng quy trình như sau: i) Trước hết
nghiên cứu tổng quan các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu của Luận án để
xây dựng khung phân tích và xác định những vấn đề then chốt của Luận án (thí dụ:
những tồn tại chủ yếu trong QLNN về SHCN); ii) Tiếp theo, tác giả phân tích, lựa

chọn và xây dựng kế hoạch triển khai phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Mục tiêu
của việc này nhằm giúp tác giả phát hiện những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu
trong thực tiễn của QLNN về SHCN. Bên cạnh sử dụng các phương pháp thu thập
nguồn dữ liệu thứ cấp, tổng hợp - phân tích, so sánh, tác giả lựa chọn phương pháp
phỏng vấn chuyên gia để sử dụng trong nghiên cứu này, hơn nữa phương pháp

4


phỏng vấn chuyên gia cũng cho phép thực hiện trong điều kiện hạn chế về thời gian
cũng như các nguồn lực nên phù hợp với điều kiện nghiên cứu của Luận án. Bằng
trao đổi trực tiếp, gợi mở, tấn công não với các chuyên gia có thể tìm ra những vấn
đề then chốt liên quan đến nội dung nghiên cứu đặt ra; iii) Cuối cùng, trên cơ sở kết
quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả thu thập, xử lý và phân tích các số liệu thực tế
liên quan để minh chứng, làm sáng tỏ những nhận định, kết luận từ việc phỏng vấn
các chuyên gia.
Về phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính chủ yếu sau:
Phương pháp thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp: các nghiên cứu liên quan đến
đề tài ở ngoài nước và Việt Nam, các VBPL về SHCN, báo cáo thường niên và báo
cáo tổng kết hàng năm về hoạt động SHCN, các số liệu thống kê về SHCN của Việt
Nam và Trung Quốc, Nhật Bản. Nguồn dữ liệu thứ cấp thu nhập được nhằm đảm
bảo tính khách quan, trung thực khi giải quyết vấn đề.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: bằng trao đổi trực tiếp, gợi mở, tấn
công não với các chuyên gia có thể tìm ra những vấn đề then chốt liên quan đến nội
dung nghiên cứu đặt ra. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện theo
các bước sau đây: xác định những vấn đề chủ yếu (các câu hỏi lớn); xác định mục
tiêu đặt ra của từng vấn đề; xác định các nội dung cụ thể cần trao đổi; xác định đối
tượng phỏng vấn (chuyên gia); xác định cách thức phỏng vấn; và xử lý ý kiến
chuyên gia (Phụ lục 13).

Phương pháp tổng hợp - phân tích: thông qua việc sắp xếp các tài liệu, dữ
liệu thu nhập được, phân tích thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ
thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về đề tài nghiên cứu; phân tích thực trạng QLNN về
SHCN, đồng thời, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế này.
Phương pháp so sánh: qua phân tích kinh nghiệm quản lý về SHCN ở Nhật
Bản, Trung Quốc và thực trạng QLNN về SHCN ở Việt Nam, từ đó so sánh, đối
chiếu để đưa ra bài học kinh nghiệm gợi suy cho Việt Nam.

5


Bằng sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể nêu trên Luận án giải
quyết được nhiệm vụ đặt ra, những nhận định, kết luận được đưa ra trong Luận án là
có cơ sở khoa học và thực tiễn đối với việc nâng cao năng lực, hiệu quả QLNN về
SHCN trong bối cảnh HNQT.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã tổng luận và bổ sung những cơ sở lý thuyết quan trọng
đối với QLNN về SHCN, từ đó làm cơ sở đánh giá thực trạng QLNN về SHCN tại
Việt Nam. Luận án cũng đã xây dựng được các tiêu chí đánh giá kết quả QLNN về
SHCN.
Thứ hai, luận án đã phân tích đầy đủ các nội dung để làm sáng tỏ thực trạng
QLNN về SHCN ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016: đánh giá những kết quả
đạt được, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân, đánh giá các nhân tố tác động tới hoạt
động QLNN về SHCN;
Thứ ba, luận án đã nêu bật các vấn đề đặt ra đối với QLNN về SHCN trong
bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP,
EVFTA; đề xuất quan điểm, mục tiêu, định hướng hoàn thiện QLNN về SHCN, hệ
thống các giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNN về SHCN trong bối cảnh HNQT.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về SHCN, QLNN về
SHCN trong bối cảnh HNQT; đưa ra được các tiêu chí đánh giá kết quả QLNN về
SHCN; bước đầu tổng hợp kinh nghiệm quản lý về SHCN trên thế giới như Nhật
Bản, Trung Quốc.
Thứ hai, luận án đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra hạn chế và nguyên
nhân thông qua việc phân tích sâu sắc, toàn diện thực trạng QLNN về SHCN ở Việt
Nam trong giai đoạn 2006 – 2016; đánh giá các nhân tố tác động tới hoạt động
QLNN về SHCN ở Việt Nam. Đây là cơ sở thực tiễn để luận án đề xuất quan điểm,
mục tiêu, định hướng hoàn thiện, hệ thống các giải pháp hoàn thiện hoạt động
QLNN về SHCN trong bối cảnh HNQT.

6


Thứ ba, luận án có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích cho những người hoạt
động trong lĩnh vực QLNN, cho sinh viên và những nhà nghiên cứu. Kết quả nghiên
cứu của luận án cũng có thể được áp dụng vào thực tiễn QLNN về SHCN.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác
giả, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án nghiên cứu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế đối với quản lý nhà nước về
sở hữu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
Chương 4: Các giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sở
hữu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

7



Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu về SHCN thường đi sâu các vấn đề
pháp lý liên quan đến xác lập quyền SHCN, thực thi quyền SHCN, rất ít đi vào khía
cạnh kinh tế và quản lý về SHCN nên phần tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài,
tác giả đưa ra các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung quản lý về SHCN
và tập chung vào các nhóm nội dung sau:
Nhóm thứ nhất, kết quả nghiên cứu liên quan đến vai trò và lợi ích kinh tế
của SHCN đối với phát triển KT-XH. Liên quan chặt chẽ đến kết quả nghiên cứu
này, có thể chỉ ra các nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả sau:
Cuốn sách “Những điều cần biết về sở hữu trí tuệ - Tài liệu hướng dẫn dành
cho các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ” (2004) của Trung tâm Thương mại
quốc tế và WIPO, Cục SHTT biên dịch [76]. Đây là cuốn sách được biên soạn dành
cho SMEs, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu. Cuốn sách đề cập đến: tầm quan trọng
của SHCN, chiến lược SHCN trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; giải
đáp thắc mắc, vướng mắc liên quan đến các đối tượng quyền SHCN nhất là các vấn
đề SHCN liên quan đến xuất nhập khẩu.
Cuốn sách “Socio-economic benefits of intellectual property protection in
developing countries” (Lợi ích KT-XH của việc bảo hộ SHTT ở các nước đang phát
triển) (2000) của Shahid Alikhan, Cục Sở hữu trí tuệ biên dịch [60]. Đây là cuốn
sách đề cập về tầm quan trọng của SHTT đối với sự phát triển KT-XH của các nước
đang phát triển, giúp các nước đang phát triển nhận thức được vai trò của SHTT
như là chất xúc tác cho sự phát triển. Cuốn sách nêu được một số vấn đề chính: (i)
SMEs có tầm quan trọng trong hoạt động đổi mới, sáng tạo công nghệ: Độc quyền
về SHCN giúp các chủ sở hữu nó được khai thác và giành được các lợi thế vượt trội
trong kinh doanh. Độc quyền về SHCN cũng giúp các chủ sở hữu bảo vệ được lợi
ích từ việc đầu tư vào hoạt động R&D, qua đó, kích thích đầu tư vào nghiên cứu tạo

8



công nghệ mới, sản phẩm mới; (ii) Sự tồn tại các độc quyền về SHCN là cơ sở pháp
lý cho những thỏa thuận giữa một bên là nhà sáng chế hoặc người tạo, phát triển ý
tưởng với bên kia là tổ chức hoặc doanh nghiệp muốn sử dụng các ý tưởng đó trong
kinh doanh; (iii) Công nghệ bộc lộ qua thông tin sáng chế khuyến khích nhà sáng
chế bản địa tại các nước đang phát triển tìm ra những ý tưởng mới để tạo ra những
sáng chế mới, thậm chí còn hoàn hảo hơn sáng chế gốc – những sáng chế mới có
tính sáng tạo, những công nghệ mới giúp các nước phát triển tiếp cận nhanh hơn
vào thị trường nước ngoài.
Cuốn sách “Intellectual Property: A Power Tool for Economic Growth” (Sở
hữu trí tuệ - Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế) của (2003) Kamil Idris, Cục
Sở hữu trí tuệ biên dịch [41]. Đây cũng là cuốn sách đề cập về tầm quan trọng của
SHTT nói chung và SHCN nói riêng như là một “công cụ đắc lực” để phát triển
KT-XH ở các nước đang phát triển. Ở góc độ vĩ mô, SHCN liên quan mật thiết tới
phát triển kinh tế trong thời đại ngày nay thông qua việc chỉ ra SHCN là một biến số
đầu vào của mô hình tăng trưởng kinh tế; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
R&D và với SHCN; mối quan hệ giữa chi tiêu cho R&D và đơn yêu cầu cấp bằng
sáng chế; SHCN với đầu tư, sáp nhập và mua lại dựa trên SHCN.
Nhóm thứ hai, kết quả nghiên cứu liên quan đến quản lý về SHCN, tổ chức
bộ máy quản lý về SHCN. Liên quan chặt chẽ đến kết quả nghiên cứu này, có thể
chỉ ra các nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả sau:
Cuốn sách “Socio-economic benefits of intellectual property protection in
developing countries” (Lợi ích KT-XH của việc bảo hộ SHTT ở các nước đang phát
triển) (2000) của Shahid Alikhan, Cục Sở hữu trí tuệ biên dịch [60]. Cuốn sách này
chỉ ra rằng: (i) Cơ quan SHCN có chức năng quan trọng về thông tin: thông tin công
nghệ thông qua tư liệu SHCN, thông tin về quyền tồn tại và về những phát triển mới
(công báo thông tin SHCN), trao đổi thông tin SHCN với cơ quan SHCN ở nhiều
quốc gia. Hiện đại hóa cơ quan quản lý SHCN hướng tới người sử dụng, sao cho
các nhà sáng chế bản địa được khuyến khích đăng ký sáng chế của họ ở trong nước

và được tiếp cận dịch vụ tra cứu sáng chế - cho phép xác định được các xu hướng

9


R&D cũng như các công nghệ hàng đầu mới nhất. Cơ quan SHCN cần được nâng
cấp thành một tổ chức công nghệ cao, cũng như cần được cung cấp các nguồn lực
tốt hơn; (ii) Bảo hộ quyền SHCN phải duy trì một sự cân bằng thỏa đáng về lợi ích
công cộng và lợi ích cá nhân, đồng thời, hỗ trợ sự thúc đẩy tiến bộ KT-XH và sự
thịnh vượng chung của toàn xã hội; Quyền SHCN được thực thi tốt và phương thức
quản lý hiện đại là những yếu tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng KT-XH, muốn vậy,
các nước đang phát triển cần cải thiện khung pháp lý, luật pháp và dịch vụ SHCN,
đặc biệt là bảo vệ tri thức truyền thống và các quyền liên quan đến hàng hóa truyền
thống; (iii) Trong hiện đại hóa hệ thống SHCN quốc gia, chính phủ cần xem xét
thiết lập một cơ quan giám sát cấp quốc gia hoặc một nhóm chỉ đạo chính sách liên
ngành, trong đó, phải có một nhóm chuyên gia chuyên nghiên cứu, đánh giá các
diễn biến trong nước và quốc tế về lĩnh vực SHCN.
Cuốn sách “WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use”
(Cẩm nang Sở hữu trí tuệ: Chính sách, Pháp luật và Áp dụng) (2001) của WIPO,
Cục Sở hữu trí tuệ biên dịch [75]. Đây là cuốn sách viết chi tiết về các lĩnh vực khác
nhau của SHTT nói chung, SHCN nói riêng, đồng thời, cũng đề cập đến các vấn đề
quan trọng của thời đại ngày nay như thương mại điện tử, công nghệ sinh học, tri
thức truyền thống. Cuốn sách này cung cấp cách tiếp cận mới về tầm nhìn, chính
sách, chiến lược nhằm đối mặt với thách thức mới bao gồm phát triển quan hệ đối
tác đổi mới với cộng đồng SHCN nói riêng, với giới kinh doanh cũng như cả xã hội
nói chung.
Trong quản lý vĩ mô về SHCN, cuốn sách này chỉ đề cập đến cơ quan hoạt
động trực tiếp trong việc xác lập quyền: Cơ quan SHCN (xác lập quyền cho cả nhãn
hiệu, KDCN, sáng chế), cơ quan này có đặc điểm sau: (i) nhất thiết là một cơ quan
trực thuộc Chính phủ hoặc có thể hợp nhất hoàn toàn vào một bộ liên quan; (ii) cơ

quan được tổ chức như một cơ quan bán tự quản (vừa thực hiện chức năng QLNN
vừa thực hiện hoạt động sự nghiệp); (iii) dù áp dụng cơ cấu hành chính nào thì cơ
quan này cũng độc lập về mặt pháp lý. Quyết định của cơ quan về việc cấp, từ chối,
hay thu hồi một quyền SHCN hoặc giải quyết tranh chấp giữa các bên là quyết định

10


pháp lý, không phải là quyết định hành chính. Vì vậy, quyết định của cơ quan
SHCN không bị can thiệp, chỉ có thể bị chất vấn trước tòa khi quyết định của cơ
quan bị khởi kiện ra tòa; (iv) ở một số nước, ba chức năng xác lập quyền cho cả
nhãn hiệu, KDCN, sáng chế do các cơ quan riêng biệt, hoạt động một cách độc lập.
Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là hợp nhất các hoạt động SHCN trong một cơ quan
vì điều này dẫn đến việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực.
Cuốn sách “Methodology for the development of national IP strategies”
(Phương pháp phát triển chiến lược quốc gia về SHTT) (2014) của WIPO [132].
Trong cuốn sách này, nội dung quản lý (management) và quản trị (administration)
về SHCN cùng được đề cập chung một nội hàm với các nội dung khái quát sau: tình
trạng pháp lý của cơ quan SHCN quốc gia; vai trò, chức năng và cấu trúc của cơ
quan SHCN quốc gia; tự động hóa và hiện đại hóa cơ quan SHCN quốc gia; số đơn
SHCN được nộp và số giấy chứng nhận được cấp; luật SHTT quốc gia; các điều
ước, công ước, thỏa ước, nghị định thư quốc tế; luật cạnh tranh không lành mạnh và
chống độc quyền; chính sách và các quy định để tăng cường việc sử dụng linh hoạt
các điều khoản trong TRIPS; tòa án SHTT (tòa chuyên trách về SHCN); nguồn
nhân lực cho các cơ quan SHCN; các chuyên gia đăng ký SHCN (luật sư SHTT và
đại diện SHTT).
Nhóm thứ ba, kết quả nghiên cứu liên quan đến xây dựng chiến lược quốc
gia về SHCN. Liên quan chặt chẽ đến kết quả nghiên cứu này, có thể chỉ ra các
nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả sau:
Cuốn sách “Methodology for the development of national IP strategies”

(Phương pháp phát triển chiến lược quốc gia về SHTT) (2014) của WIPO [132].
Cuốn sách tổng quan phương pháp và công cụ nhằm xây dựng, phát triển chiến lược
quốc gia về SHTT như (i) Quá trình (The Process) xây dựng chiến lược quốc gia về
SHTT, (ii) Các câu hỏi điều tra cơ bản (Baseline Survey Questionaire), (iii) Các chỉ
số đánh giá (Benhchmarking Indicators) chiến lược quốc gia về SHTT.
Các điểm nhấn trong cuốn sách này, để xây dựng chiến lược quốc gia về
SHCN cần: xác định các mục tiêu, mục đích của chiến lược quốc gia về SHCN.

11


Mục tiêu phải là hỗ trợ việc thực hiện hóa tầm nhìn của quốc gia trong tương lai;
phù hợp với các mục tiêu và ưu tiên phát triển của quốc gia; xây dựng cơ chế phối
hợp; tạo sự kết nối giữa Chiến lược quốc gia về SHCN và các chiến lược khác; đánh
giá nhu cầu trong các lĩnh vực ưu tiên, nhất là các chiến lược phát triển KT-XH; qua
đó, xây dựng được chiến lược quốc gia về SHCN và kế hoạch hành động cụ thể.
Chiến lược quốc gia về SHCN này cần phải tạo môi trường nhằm khuyến khích việc
sử dụng SHCN một cách có chiến lược để phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội;
Bài thuyết trình “Forging strategic linkages between IP and Puclic policies”
(Tăng cường kết nối chiến lược giữa chính sách SHTT và các chính sách công
khác) (2013) của Ogada Tom tại Hội thảo của WIPO về chiến lược quốc gia về
SHTT ngày 07 và 08 tháng 5 năm 2013 tại Hà Nội [103] cũng đề cập việc xây dựng
chiến lược quốc gia về SHTT nói chung và SHCN nói riêng phải gắn với các chính
sách công khác, gắn với chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, gắn với chiến lược
phát triển quốc gia và phù hợp với các mục tiêu phát triển; phải gắn với chiến lược
phát triển quốc gia, nhất là một số lĩnh vực kinh tế (nông nghiệp, sản xuất, công
nghệ thông tin và truyền thông, năng lượng và dầu khí, khai khoáng, du lịch) và xã
hội (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, môi trường) (xem Hình 1.1).
Chiến lược Phát triển quốc gia
Xã hội

Nông nghiệp

Kinh tế
Sản xuất

Du lịch

Chính trị

Gia công

Chiến lược quốc gia về SHCN
Hình 1.1: Chiến lược quốc gia về SHCN với Chiến lược phát triển quốc gia
Nguồn: Ogada Tom, Forging strategic linkages between IP and Puclic policies, Hội thảo
của WIPO về chiến lược SHTT quốc gia ngày 07 và 08 tháng 5 năm 2013 tại Hà Nội

12


Cuốn sách “Intellectual Property Policies for the Twenty-First Century-The
Japanese Experience in Wealth Creation” (Chính sách SHTT cho thế kỷ 21 – Kinh
nghiệm của Nhật Bản trong việc tạo tài sản) (1999) của Hisamitsu Azai [84]. Bài
viết nghiên cứu “Intellectual Property Strategy in Japan” (Chiến lược SHTT ở
Nhật Bản) (2005) và bài thuyết trình “Intellectual Property Strategy in Japan”
(Chiến lược SHTT ở Nhật Bản) (2006) của Hisamitsu Azai [85], [86]. Bài viết
nghiên cứu “National IP Strategies for Innovation - Experiences of Japan” (Chiến
lược quốc gia về SHTT cho hoạt động sáng tạo – Kinh nghiệm của Nhật Bản)
(2014) của Cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO) [90]. Đây là các tài liệu viết về kinh
nghiệm của Nhật Bản trong việc xây dựng chiến lược SHTT trong kỷ nguyên thông
tin và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia phát triển dựa trên TSTT để phát triển

kinh tế, văn hóa một cách bền vững: (i) Trở thành một quốc gia phát triển dựa trên
TSTT, nghĩa là Nhật Bản rất coi trọng hoạt động sáng chế và sáng tạo, khuyến
khích sự sáng tạo trí tuệ ở cấp độ chính phủ, tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp, cá
nhân; (ii) Xác lập quyền SHCN được coi là nền tảng để nâng cao năng lực cạnh
tranh công nghiệp, theo đó, cần phải bảo hộ thích đáng quyền SHCN cho các kết
quả sáng tạo và xây dựng hệ thống KT-XH để sử dụng hiệu quả các hoạt động sáng
tạo đó như nguồn gốc của các sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng; (iii) Sự tiến bộ
của CNTT và truyền thông đã mang lại tác động tiêu cực khi các hành vi xâm phạm
quyền SHCN ngày càng gia tăng đòi hỏi các nhà quản lý, nhà hoạch định chính
sách, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cá nhân phải nhận thức sâu sắc những đặc điểm
của thời đại thông tin; (iv) Các cơ quan quản lý cần phải xây dựng hoàn thiện các văn
bản QPPL về SHCN, giảm thuế để thúc đẩy việc bảo hộ, khai thác các kết quả sáng tạo
xuất sắc; cần xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin về SHCN và cần tạo ra nhận thức rằng
cơ quan quản lý về SHCN là nhà cung cấp các dịch vụ công về SHCN; tiến hành cải
cách trong hoạt động tư pháp, thúc đẩy hoạt động thương mại và chính sách đối ngoại
tích cực để ứng phó với hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHCN.
Cuốn sách “The Economics of Intellectual Property in the Republic of
Korea” (Nền kinh tế SHTT ở Hàn Quốc) (2010) của WIPO [130]. Bài nghiên cứu

13


“Intellectual Property Policy in Korea” (Chiến lược SHTT ở Hàn Quốc) (2012) của
Kyung Nam Kang, Jeeyoun Shin (Korea Institute of Intellectual Property) [96]. Đây
là các tài liệu viết về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc phát huy vai trò của
SHTT để phát triển KT-XH và kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai Chiến
lược quốc gia về SHTT nhằm tạo quốc gia về công nghệ, sản phẩm có giá trị gia
tăng cao.
1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, SHCN là vấn đề còn khá mới cả về lý luận và thực tiễn. Đã có

một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án về SHCN nói chung, chủ yếu
tập khai thác các vấn đề pháp lý, xác lập quyền về SHCN, rất ít nghiên cứu liên
quan đến khía cạnh kinh tế và QLNN về SHCN. Do đó, phần tổng quan các nghiên
cứu trong nước, tác giả đã đưa vào Luận án các công trình nghiên cứu phản ánh đến
nội dung QLNN về SHCN và tập chung vào các nhóm nội dung sau:
Nhóm thứ nhất, kết quả nghiên cứu liên quan đến hệ thống pháp luật về
SHCN của Việt Nam trong tiến trình HNQT. Liên quan chặt chẽ đến kết quả nghiên
cứu này, có thể chỉ ra các nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả sau:
Đề án “Đổi mới tổ chức, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế” (2002) của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường [8].
Đề án này ra đời theo yêu cầu của “Chương trình của Chính phủ thực hiện Hiệp
định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ” (ban hành theo Quyết định số 35/2002/QĐTTg ngày 12/03/2002), “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị
quyết 07/NQ-TW của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế” (ban hành theo
Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002). Theo đó, đề án nêu được một số
nội dung cấp bách đặt ra ở thời điểm đó: đánh giá tác động, đòi hỏi, thách thức của
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với hoạt động bảo hộ quyền SHCN của Việt
Nam; đánh giá hệ thống SHCN hiện hành của Việt Nam, với các chuẩn mực quốc
tế; đề xuất giải pháp đổi mới, tiến tới một hệ thống SHCN thực sự hiệu quả.
Đề án “Hoàn thiện pháp luật về Sở hữu trí tuệ” (2004) của Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường [9]. Đề án này được hoàn thiện trong bối cảnh Việt Nam

14


đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), việc hoàn thiện về
SHTT của Việt Nam được đặt lên hàng đầu nhằm đáp ứng các đòi hỏi của tiến trình
hội nhập quốc tế, đồng thời đáp ứng các đòi hỏi nội tại của đất nước. Đây là đề án
nghiên cứu chi tiết tổng thể cấu trúc của hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam
nói chung và SHCN nói riêng: vị trí của pháp luật về SHCN, cấu trúc hệ thống pháp
luật SHCN trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam và trên thế giới; các mô hình

phổ biến về hệ thống SHCN Việt Nam và trên thế giới. Trên cơ sở đó, đề án đã khát
quát hóa mô hình cấu trúc mới cho hệ thống pháp luật SHCN của Việt Nam nhằm
xây dựng Hệ thống pháp luật về SHCN đáp ứng được chuẩn mực về “tính đầy đủ”,
“tính hiệu quả” – hai chuẩn mực cơ bản nhất được quy định trong TRIPs, WTO.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “So sánh hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của
Việt Nam theo Hiệp định TRIPS - WTO” (2006) của Trần Hồng Minh – Viện nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương [45]. Đề tài này nghiên cứu các yêu cầu liên quan
khía cạnh thương mại của quyền SHTT nêu trong Hiệp định TRIPs thông qua việc
đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật về SHTT hiện hành của Việt Nam
nói chung, SHCN nói riêng, đối chiếu với các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPs; từ
đó nêu ra một số bất cập trong quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống pháp luật
về quyền SHCN và đề xuất một số định hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Sách chuyên khảo “Hội nhập quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt
Nam” của Kiều Thị Thanh (2013) [62]. Cuốn sách này khái quát tiến trình thi hành
Hiệp định TRIPs ở Việt Nam và các yêu cầu quốc tế về bảo hộ quyền SHTT nói
chung, SHCN nói riêng; khái quát việc thực thi bảo hộ quyền SHTT nói chung và
SHCN nói riêng ở Việt Nam bao gồm bảo hộ sáng chế, KDCN, nhãn hiệu, CDĐL,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chống
cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam. Bằng so sánh, đối chiếu,
cuốn sách chỉ ra sự phù hợp của pháp luật bảo hộ quyền SHCN của Việt Nam với
yêu cầu quốc tế nêu trong Công ước Paris, Hiệp định TRIPs.
Bài viết nghiên cứu “Thực thi cam kết WTO của Việt Nam về sở hữu trí tuệ
sau 5 năm gia nhập” (2012) của Nguyễn Chiến Thắng, Trần Huy Phương [64]. Bài

15


viết này đánh giá những điều chỉnh pháp lý quan trọng về SHTT nói riêng và SHCN
nói chung mà Việt Nam đã thực hiện trong 5 năm sau khi gia nhập WTO (2007 –
2011), đối chiếu, so sánh với cam kết gia nhập, rà soát việc thực thi quyền SHCN

trên thực tế, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách về SHCN
trong bối cảnh HNQT.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Kinh tế Việt Nam 2015: Chuẩn bị gia nhập TPP”
(2016) của Trần Đình Thiên, Lê Xuân Sang, Phan Sỹ An, Chu Minh Hội và Khổng
Quốc Minh, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam [65].
Đề tài này nghiên cứu tác động của các cam kết chính về SHTT của hiệp định TPP,
các vấn đề như cơ hội, thách thức liên quan đến SHTT nói chung, SHCN nói riêng
khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập TPP, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách về
SHCN cho Việt Nam.
Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Bích (2016), trường
Đại học quốc gia Hà Nội với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống đăng ký
nhãn hiệu quốc tế theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid” [5]. Luận án này
nghiên cứu vấn đề lý luận về đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid (bao
gồm Thỏa ước và Nghị định thư Madrid); tác động của hệ thống Madrid đối với
người sử dụng, tác động và xu hướng phát triển của hệ thống Madrid; thực tiễn áp
dụng pháp luật về đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia thành viên của hệ thống
Madrid như Nhật Bản, Trung Quốc, trong đó có Việt Nam; phân tích các cam kết
liên quan tới việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu trong các FTA song phương, đa
phương. Từ đó, luận án đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng về đăng ký
nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid của cơ quan đăng ký quốc gia tại Việt Nam
(Cục SHTT), của người nộp đơn, đại diện SHCN và các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Nhóm thứ hai, kết quả nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm quốc tế về
SHCN. Liên quan chặt chẽ đến kết quả nghiên cứu này, có thể chỉ ra các nghiên
cứu tiêu biểu của các tác giả sau:
Bài viết nghiên cứu “Chiến lược SHTT cho thế kỷ XXI của Nhật Bản và một số
kinh nghiệm đối với Việt Nam” (2006) của Ngô Tuấn Nghĩa [49]. Bài viết này nghiên

16



cứu những tiền đề hình thành chiến lược quốc gia về SHTT của Nhật Bản; nội dung
chiến lược SHTT ở khía cạnh sáng chế và bảo hộ sáng chế, khai thác và sử dụng hiệu
quả hệ thống sáng chế, pháp luật về SHTT. Trên cơ sở kinh nghiệm của Nhật Bản, bài
viết rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình HNQT của Việt Nam như: cần có một
chiến lược quốc gia về SHTT cho Việt Nam; cần tăng cường đầu tư cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển; cần hoàn thiện văn bản QPPL liên quan đến SHTT.
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “So sánh hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của
Việt Nam theo Hiệp định TRIPS - WTO” (2006) của Trần Hồng Minh – Viện nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương [45]. Đề tài cũng nghiên cứu vai trò của quyền
SHTT trong phát triển KT-XH, kinh nghiệm của Trung quốc trong việc thực thi
Hiệp định TRIPs và một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
Nhóm thứ ba, kết quả nghiên cứu liên quan đến QLNN về SHCN. Liên quan
chặt chẽ đến kết quả nghiên cứu này, có thể chỉ ra các nghiên cứu tiêu biểu của các
tác giả sau:
Đề án “Đổi mới tổ chức, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế” (2002) của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường [8].
Trong vấn đề QLNN về SHCN, đề án cũng nêu rõ QLNN về SHCN là một khái
niệm được sử dụng ở Việt Nam và một vài nước khác (Trung Quốc). Ở đa số các
nước khác, quan hệ về SHCN được điều chỉnh theo luật, cơ quan SHCN (cơ quan
quốc gia về SHCN) chỉ được giao một số chức năng hạn chế, trong đó chủ yếu là
thực hiện các thủ tục xác lập quyền. Quyền quản lý các tài sản thuộc về các chủ thể
sở hữu hoặc chủ thể nắm giữ các tài sản đó, các chủ thể này luôn đặc biệt coi trọng
xây dựng và củng cố bộ phận quản lý quyền SHCN của mình, vì vậy, trong tổ chức
nhà nước của các quốc gia đó không tồn tại “Cơ quan quản lý SHCN”. Ở Việt Nam,
cơ quan quốc gia về SHCN được giao nhiều chức năng hơn: vừa là cơ quan quản lý
SHCN (thực hiện chức năng QLNN), vừa là cơ quan hoạt động sự nghiệp (tiến hành
các hoạt động phát triển sự nghiệp và các dịch vụ hành chính công). Do vậy, đề án
cũng nêu ra cần phải xác định rõ chức năng của cơ quan quốc gia về SHCN.

17



×