Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tiểu luận lớp chuyên viên, quản lí nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.04 KB, 10 trang )

PHẦN I :LỜI NÓI ĐẦU
Phường A là cửa ngỏ ra vào trung tâm tỉnh lỵ, phường được thành lập ngày
13 tháng 11 năm 2002 trên cơ sở chuyển giao từ 1 phần của ấp 2 thuộc xã N H và
xã l h trong chương trình 135 của Chính phủ, được tỉnh, TP B quan tâm chỉ đạo
phát triển kinh tế xã hội, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, công tác xóa đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện để người dân
tham gia phát triển kinh tế gia đình. Trong đó công tác giải quyết đơn thư khiếu nại
tố cáo của công dân cũng được quan tâm chỉ đạo chặt chẻ, nhất là công tác tuyên
truyền các văn bản luật, quy trình giải quyết tranh chấp, mâu thuẩn trong nhân dân,
không để mâu thuẩn kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị trên địa bàn
TP B.
Giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai là một trong những chủ trương lớn
của Đảng và nhà nước, là một trong những nội dung của công tác quản lý nhà nước
về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai, trong đó tình trạng khiếu nại tố
cáo của công dân liên quan đến QSD đất vẫn diễn biến hết sức phức tạp và khó
khăn trong công tác xử lý đơn,giải quyết tranh chấp đất đai trong nhân dân đạt tỷ lệ
hòa giải đạt thấp. Do đó bản thân lựa chọn tình huống tiểu luận là “ Giải quyết
tranh chấp đất giữa bà Sơn Thị T và bà Nguyễn Thị L tại khóm 2 Phường A, TP B,
Tỉnh Trà vinh” để nghiên cứu và trao đổi học hỏi kinh nghiệm với các địa phương
khác và sự đóng góp ý kiến quý báo của quý Thầy cô giáo trong công tác giải quyết
đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân ngày càng đạt hiệu quả. Nhằm đánh giá năng
lực trình độ chuyên môn của bản thân trong quá trình chỉ đạo thực hiện công tác
giải quyết tranh chấp trong nhân dân, phương thức vận dụng các kiến thức đã học
cũng như các văn bản luật vào trong thực tiển, qua đó đánh giá mặt được và chưa
được để tổ chức thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

1


PHẦN II : NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống.


Căn cứ Luật tiếp công dân năm 2003; Quy định số 64/2014/QĐ-CP và quy
định của UBND tỉnh, TP B thì UBND các phường xã, các cơ quan chuyên môn
phải sắp lịch và bố trí ít nhất 1 ngày làm việc trong tuần để tiếp công dân và giải
quyết các vấn đề bức xúc phản ánh của công dân liên quan đến công tác quản lý
nhà nước ở địa phương. Qua đó UBND phường bố trí cán bộ công chức và ngày
tiếp công dân cụ thể 2 ngày trong tuần vào ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, trong các
đợt đã tiếp nhận nhiều ý kiến của công dân và giải quyết được nhiều vần đề bức
xúc của nhân dân, từ đó hạn chế được tình trang khiếu kiện vược cấp.
Đến ngày 19 tháng 10 năm 2017, lúc 10 giờ tại Phòng tiếp dân UBND
phường A. Bộ phận tiếp công dân đã tiếp nhận đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết
tranh chấp đất của Sơn Thị T ngụ Khóm 2 phường A TP B khiếu nại đối với bà
Nguyễn Thị L ngụ cùng địa phương. về nội dung bà Sơn Thị T yêu cầu bà Nguyễn
Thị L Trả lại đất cho bà tại thửa đất số 2003, tờ bản đồ số 6, diện tích 80m 2 (dài
40m, ngang 2m), trong tổng diện tích 1.240m2.
Nguyên vào ngày 11 tháng 4 năm 2016, bà Sơn Thị T và bà Nguyễn Thị L
cùng thỏa thuận chuyển đổi một phần sử dụng đất để làm lối đi thuộc thửa đất số
2003 tờ bản đồ số 6 diện tích chung 1.240 m2 theo giấy chứng nhận số AĐ 116155
do bà Sơn Thị T đứng tên và thửa số 627, tờ bản đồ số 6, diện tích chung 170 m 2
theo giấy chứng nhận số V143561 do bà Nguyễn Thị L đứng tên chủ sử dụng đất.
Hai bên đã tự nguyện thỏa thuận việc chuyển đổi đất để làm lối đi của bà
Nguyễn Thị L Phần lối đi được xác định ranh giữa bà Sơn Thị T và bà Nguyễn Thị
L có tứ cận như sau: hướng bắc giáp thửa đất số 611 gara xe cẩu chiến thắng,
Hướng Đông Giáp đường đi công cộng , hướng Nam giáp thửa đất 2003 đất bà T,
hướng tây giáp thửa 627, như nêu trên để làm lối đi ra vào nhà của bà Nguyễn Thị
L, thửa số 627, tờ bản đồ số 6, diện tích chung 170 m 2 liền kề với đất của bà Sơn
2


Thị T, do không có lối đi ra vào, nên phải đổi một phần đất của bà T để làm lối đi ra
vào. Nhưng hai bên không chiết thửa ra 80 m 2 và lập thủ tục chuyển đổi theo quy

định của pháp luật mà hai bên đã nhất trí làm giấy thỏa thuận đổi đất bằng giấy tay,
với sự chứng kiến của ông Sơn Ngọc Châu Trưởng Ban nhân dân khóm 2, phường
A, TPTV. Hai bên đã đồng ý ký vào giấy thỏa thuận, các bên cũng đã cam kết khi
nào cần sử dụng giấy chứng nhận QSD sẽ lấy giấy chứng nhận QSD đất để tách
thửa và sang tên cho nhau. Và các bên có trách nhiệm trả mọi chi phí liên quan đến
cấp giấy CN QSD đất sau khi cấp đổi.
Sau một năm sử dụng thì do mâu thuẩn về cột ranh, bà T nói là bà L lấn vào
đất bà khoản 2m ngang dài 40m để chôn ống nước sinh hoạt, từ đó xảy ra phát sinh
tranh chấp giữa bà T và bà L qua sự việc nêu trên.
Trong nội dung đơn khiếu nại bà Sơn Thị T yêu cầu: Phía bà Nguyễn Thị L
phải tháo dở ống nước và hàng rào trả lại đất cho bà T, và yêu cầu UBND phường
giải quyết buộc bà Nguyễn Thị L phải trả lại phần đất đã đổi và rào lại hàng rào
theo hiện trạng ban đầu. UBND phường tiếp nhận đơn và xử lý dơn theo đúng quy
trình.
2. Xác định mục tiêu:
Việc phát sinh tranh chấp như trình bày của bà Sơn Thị T trong đơn khiếu nại
đòi lại đất là 80 m2. Trên cơ sở các giấy tờ có liên quan đến giấy chứng nhận QSD
đất, và theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo và luật đất đai hiện hành là phù hợp
và đúng trình tự quy định.
Do đó mục tiêu đặt ra là UBND phường phải lập quy trình tiếp nhận đơn
khiếu nại và xử lý theo thẩm quyền và cần xác minh, thẩm tra nội dung đơn yêu cầu
của bà Sơn Thị T là đúng với thực tế hay không. Đồng thời UBND phường phải
giải quyết tranh chấp đất theo yêu cầu của bà Sơn Thị T, đúng theo trình tự quy
định về khiếu nại tố cáo. Nhằm giải quyết tốt vấn đề mâu thuẩn trong nhân dân
không để kéo dài, tạo sự công bằng trong xã hội.

3


3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả:

3.1 Nguyên nhân:
Do công phổ biến giáo dục pháp luật, công tác tuyên truyền các chủ trương,
chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước nói chung về tiếp công dân, giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân có thường xuyên liên tục nhưng kết quả đạt
chưa cao.
Sự nhận thức của một số người dân về chính sách pháp luật về đất đai và
pháp luật về khiếu nại tố cáo còn nhiều hạn chế. Mặt khác việc thường xuyên thay
đổi các chính sách quy định về đất đai như việc cấp đổi cấp lại QSD đất, chuyển
nhượng QSD đất, thủ tục tách thửa đất, điều kiện để được tách thửa đất. Đồng thời
hiện nay trên UBND phường tồn tại song song hai tư liệu địa chính về đất đai nên
rất khó khăn cho công tác quản lý đất dể dẫn đến phát sinh tranh chấp.
Việc chuyển đổi đất chủ yếu là thỏa thuận riêng không đến cơ quan có thẩm
quyền lập thủ tục chuyển đổi theo quy định, đối với một số trường hợp khó khăn
thiếu thủ tục rất dễ xảy ra tranh chấp khi một trong các bên mâu thuẩn cá nhân hoặc
có các sự cố khác mà trong thỏa thuận không nêu cụ thể. Trong trường hợp này vụ
việc của bà Sơn Thị T khiếu nại bà Nguyễn Thị L là một trong các vụ tranh chấp
liên quan đến QSD đất rất phổ biến hiện nay.
Vụ việc này nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp là khi bà Sơn Thị T và bà
Ngyễn Thị L chuyển đổi đất đai không lập thủ tục theo quy định của luật đất đai. Vì
tình làng nghĩa xóm, tin tưởng nhau nên không lập thủ tục theo quy định. Chỉ vì đi
đường ống nước giáp ranh đất đã được đổi mà không xin phép chủ củ, dẫn đến việc
phát sinh tranh chấp.
3.2. Hậu quả của tình huống.
Nguyên nhân nêu trên, dẫn đến hậu quả là phát sinh tranh chấp mà một trong
các bên không mong muốn, hoặc cố tình tranh dành đất để được hưởng lợi, từ đó
ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà
nước về đất đai. Phải tốn nhiều thời gian để xác minh hòa giải, người khiếu nại, kể
cả người bị khiếu nại phải tốn nhiều công và kinh phí để giải quyết vụ việc khi phát

4



sinh tranh chấp, mất tình làng nghĩa xóm, gây ảnh hưởng đến tình đoàn kết trong
dân tộc.
Cụ thể là dẫn đến việc bà Sơn Thị T khiếu nại đòi đất là 80m 2 phần đất đã
được đổi cho bà Nguyễn Thị L để làm lối đi. Còn về phía bà Nguyễn Thị L thì cho
rằng đất đã được đổi rồi và đã làm giấy tay co chính quyền địa phương chứng kiến
nên không trả lại mà yêu cầu bà Sơn Thị T phải thực hiện theo thỏa thuân như trong
giấy tay đã cam kết.
4. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án giải quyết tình huống:
Qua vụ việc khiếu nại tranh chấp của bà Sơn Thị T, xác định đây là đơn khiếu
nại tranh chấp về QSD đất giữa bà Sơn Thị T và bà Nguyễn Thị L, tranh chấp giữa
cá nhân với nhau liên quan đến việc chuyển nhượng QSD đất trước đây. Và là vụ
việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải có hướng giải quyết thỏa đáng, đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, tạo sự công bằng trong
xã hội, mà trách nhiệm của UBND phường chủ yếu là giáo dục, giải thích, động
viên hòa giải tìm được sự thống nhất chung giữa hai bên, nhằm gắn kết tình làng
nghĩa xóm, không để xảy ra tình trạng khiếu nại vượt cấp.
UBND phường sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu của bà Sơn Thị T, theo trình tự
luật khiếu nại tố cáo, sẽ tiến hành xác minh đối với nguyên đơn là bà Sơn Thị T về
việc làm rõ nội dung yêu cầu trong đơn khiếu nại của bà và yêu cầu cung cấp đầy
đủ hồ sơ liên quan để chức minh việc khiếu nại của bà đối với bà Nguyễn Thị L đòi
lại QSD đất diện tích 80m2, đất (lối đi)nằm trong thửa đất số 2003, tờ bản đồ số 6,
diện tích 1.240m2 của bà Sơn Thị T đứng tên trong giấy CN QSD đất.
UBND phường mời tiếp xúc đối với bà Nguyễn Thị L để làm rõ các nội dung
có liên quan đến việc khiếu nại của bà T đối với bà về phần đất bà đã đổi từ ban
đầu, có lấn không, có chôn ống nước không, để có phương án giải quyết đúng theo
quy định.
Từ những nhận định thực tế và qua tiếp xúc hai bên, cơ sở pháp lý, hồ sơ

chứng minh, bản thân đưa ra các giải pháp xử lý tình huống như sau:

5


4.1. Phương án 1:
UBND phường sẽ tiến hành khảo sát thực tế khu đất của cả hai bên nêu trên
và xác định phần đất này có phải do bà L lấn hay không, và qua tiếp xúc làm rõ vấn
đề giữa bên khiếu nại là bà Sơn Thị T đã cung cấp đầy đủ hồ sơ là phù hợp và phìa
bà T, nếu bà T thừa nhận việc đổi đất cho bà L như trình bày của bà L, thì UBND
phường sẽ tiến hành giáo dục giải thích thuyết phục và động viên hai bên để đi đến
sự thống nhất chung và tiếp tục thực hiện các thủ tục tách thửa chuyển đổi QSD đất
theo sự thỏa thuận bằng giấy tay của bà Sơn Thị T và bà Nguyễn Thị L đã ký vào
năm 2016. Và UBND phường sẽ hướng dẫn cả hai hộ lập thủ tục tách thửa chuyển
đổi QSD và sang tên phần diện tích 80m 2 giao lại cho bà L, và mọi chi phí có liên
quan bà L phải chịu nộp đầy đủ.
Kết thúc vụ việc xem như thỏa thuận xong, hai bên thống nhất, không tốn
nhiều thời gian, không ảnh hưởng đến tình làng nghĩa sớm. ai cũng được cấp giấy
chứng nhận QSD đất.
* Về ưu điểm.
Việc giải quyết đạt yêu cầu nhưng phương án nêu trên đòi hỏi công chức
chuyên môn phải đảm bảo nắm chắc các quy định, và công tác vận động quần
chúng phải thật sự công tâm, nắm rõ các quy định của pháp luật để thuyết phục
giáo dục, vận động người dân thống nhất theo phương án trên.
* Về hạn chế.
Sự thống nhất này về mặt pháp lý thì chỉ dừng lại ở biên bản thỏa thuận, và
quyết định công nhận sự thỏa thuận thống nhất giữa hai bên về tranh chấp QSD đất.
Nhưng nếu có yếu tố bên ngoài tác động vào phía nguyên đơn là bà T nếu không
giữ vững lập trường thì dễ thay đổi, dẫn đến không đồng ý việc thỏa thuận chuyển
đổi trước kia thì phải tiến hành xác minh, hòa giải lại từ đầu.

4.2. Phương án 2.
UBND phường sẽ tiến hành khảo sát thực tế khu đất hai bên nêu trên và xác
định phần đất này có phải do bà L rào lại hay lấn chiếm không, và qua tiếp xúc làm
rõ vấn đề giữa bên khiếu nại là bà T đã cung cấp đầy đủ hồ sơ là phù hợp.

6


Riêng về phìa bà L, không đưa ra được giấy tay thỏa thuận ban đầu về
chuyển đổi đất. Thì hai bên không có tiến nói chung trong việc phối hợp giải quyết
tranh chấp, về phía bà L không đưa ra chứng cứ về việc chuyển đổi, về ranh đất,
nếu bà L muốn sử dụng làm lối đi thì phải thỏa thuận giá chuyển nhượng với bà T.
UBND phường sẽ tiến hành hòa giải tranh chấp theo quy định, và sau cuộc hòa
giải nếu hai bên không thống nhất việc yêu cầu giữa các bên, và phía bà T không
nghe theo sự giải thích của UBND phường về các quy định giải quyết khiếu nại tố
cáo và các cơ sở chứng minh việc thỏa thuận chuyển đổi của bà T và bà L là đủ cơ
sở để giải quyết giao trả đất cho hai bên theo thỏa thuận. Thì UBND phường sẽ tiến
hành kết thúc phiên hòa giải và giao biên bản, hồ sơ để các bên khiếu nại tại Tòa án
nhân dân TP B để được giải quyết tranh chấp tiếp theo đúng quy định và thẩm
quyền của Tòa án.
Ngược lại, nếu về phía bà L đồng ý thống nhất các yêu cầu của bà T. Và bà L
phải đáp ứng các yêu cầu của bà T phát sinh thêm trong cuộc hòa giải ví vụ như
yêu cầu bà L phải hỗ trợ thêm tiền phần đất đổi nêu trên, vì hiện nay bà T cũng
đang gặp khó khăn,… và hai bên đi đến thống nhất, thì UBND phường kết thúc
phiên hòa giải và cuộc hòa giải thành.
* Về ưu điểm.
Vai trò của UBND phường, công chức tư pháp và Tổ hóa giải phải phát huy tốt
công tác hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất. tổ chức động viên trao đổi cụ thể
từng vấn đề trên cơ sở quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng và hài hòa giữa
các bên liên quan, cần phân tích mặt lợi, mặt hại cho các bên để đi đến sự thống

nhất chung, vẫn đến cuộc hòa giải thành.
* Về hạn chế.
Nhiều năm vấn đề trao đổi đất, văn bản thỏa thuận tay, thiếu tính pháp lý về
luật pháp. Phương án này lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố vận động thuyết phục bà T.
Nếu bà T cố tình không đồng ý việc đổi đất bà L, cũng như phía bà L không thống
nhất các yêu cầu phát sinh của bà T thì cuộc hòa giải không thành. UBND phường
phải kết thúc biên bản và chuyển lên tòa để giải quyết theo quy định.

7


4.3. Phương án 3.
Bà L có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác
như bà T mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu
bà T dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Nhưng lối đi được mở
trên đất của bà T mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ
thể của địa điểm, lợi ích của bà L và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bà T có mở lối đi.
Mà bà L hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho bà T chịu hưởng quyền, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
* Về ưu điểm.
Căn cứ theo luật đất đai năm 2015 sữa đổi. thì bà L có quyền yêu cầu bà T
chừa lối đi cho bà mà không cần đổi đất và bà L chịu đền bù cho bà T. vì hiện tại bà
T cũng đang gặp khó khăn.
* Về hạn chế.
Không trừ trường hợp, bà L không chịu bồi thường mà muốn thực hiện theo
tờ thỏa thuận viết tay như đã nêu trên, thì việc tranh chấp tương tự như hai bên nêu
trên trong thời gian tới.
4.4. Lựa chọn phương án:
Để giải quyết vấn đề trên một cách hợp tình, hợp lý, đảm bảo thực hiện tốt
chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; giải quyết nhanh chống,

kịp thời, dứt điểm khiếu nại, tạo lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước. Củng với sự phân tích các phương án giải quyết tranh chấp
quyền sử dụng đất giữa bà Sơn Thị T và Nguyễn Thị L trong 3 phương án nêu trên,
chúng ta thấy được những mặt được và hạn chế của từng phương án.
Bản thân nhận thấy phương án 1 có tính khả thi hơn, phù hợp với điều kiện
thực tế, đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước và theo
đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Tạo sự công bằng trong xã hội, và
giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, không để phát sinh sau này. Đồng thời
tạo mọi điều kiện để người dân được cấp giấy chứng nhận QSD đất, và hướng dẫn
cấm cột ranh rỏ ràng.

8


5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã được chọn.
Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo, luật đất đai,
và các văn bản hướng dẫn giải quyết tranh chấp về đất đai, và đúng với phương án,
không thể để xảy ra sai xót và trể hẹn, thời gian giải quyết không quá 30 ngày làm
việc kể từ khi nhận đơn khiếu nại. UBND phường cần kiện toàn tổ hòa giải tranh
chấp về đất đai trên địa bàn phường, thành lập tổ công tác khảo sát, xác minh cụ thể
các nội dung đơn yêu cầu, cơ sở chứng minh, đo đạc cụ thể phần đất tranh chấp,
căn cứ hồ sơ địa chính đang quản lý, và xác minh lấy ý kiến của những người xung
quanh để làm cơ sở giải quyết mang tính khách quan.
Lập dự trù kinh phí khảo sát và xác minh các bên có liên quan, điều kiện
trang thiết bị đo đạc, kinh phí hỗ trợ tổ hòa giải theo quy định của pháp luật.
Trong thực hiện kế hoạch cần lưu ý đến công tác tuyên truyền, vận động,
giáo dục cụ thể như giải thích các bên thấy và hiểu biết về nghĩa vụ, quyền lợi cá
nhân với quy định của pháp luật; quyền lợi hợp pháp của cá nhân được nhà nước
bảo hộ. Cần xác định rõ thành phần các bên có liên quan để hướng dẫn lập các thủ
tục pháp lý để đủ pháp nhân tham gia các phiên hòa giải của phường. Tuyệt đối

không giải quyết các trường hợp không có liên quan đến tham gia vụ việc tranh
chấp gây khó khăn cho công tác hòa giải. nhằm đưa công tác hòa giải đạt hiệu quả
cao.
Những diễn biến thực tế của vụ việc, mức độ và bản chất của sự việc, của
từng cá nhân trong vụ tranh chấp, trên cơ sở các quy định của pháp luật, đòi hỏi
chúng ta phải vận dụng một cách sáng tạo, có hiệu quả hơn trong giải quyết tranh
chấp về đất đai, phải thực hiện công khai dân chủ, công bằng, nghiêm minh, nhanh
gọn và đúng luật của cơ quan quản lý Nhà nước nhằm mục đích tạo sự công bằng
trong xã hội.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Việc giải quyết khiếu nại là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên, vừa cấp
bách, vừa lâu dài. Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý Nhà nước của
từng ngành, từng cấp, nhất là ở cơ sở. Do đó, UBND phường xã phải nắm chắc tình
9


hình khiếu nại, tố cáo của công dân, kịp thời nắm tình hình dư luận xã hội và giải
quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời của người dân nhất là các vụ việc liên quan đến
tranh chấp trong nhân dân về đất đai, môi trường, hôn nhân và gia đình, đặc biệt là
các vụ kiện phức tạp liên quan đến dân tộc, tôn giáo. Mở sổ sách theo dõi tiếp công
dân và sổ tiếp nhận đơn thư khiếu nại của công dân, ghi chép rõ ràng, đúng trình tự
thủ tục thụ lý hòa giải, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp
luật.
Bố trí trụ sở tiếp dân và niêm yết giờ, lịch tiếp công dân thường xuyên, định
kỳ tại UBND phường xã vào ngày thứ năm hàng tuần tai nơi tiếp dân. Nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của cán bộ công chức tiếp công dân của phường và nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp việc cho lãnh đạo phường xã
trong việc giải quyết tranh chấp nhằm chuyển biến tích cực, kéo giảm các vụ việc
phức tạp đông người. Đồng thời kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức có hành

vi nhũng nhiễu, thiếu tinh thần trách nhiệm, làm mất lòng tin của dân đối với sự
lãnh đạo của đảng và nhà nước.
2. Kiến Nghị:
Giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, tranh chấp trong nhân dân ngày càng
được kéo giảm, và giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp còn kéo dài hay không.
Là cần nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương, bản thân đề xuất
một số kiến nghị sau:
Một là: Thường xuyên tổ chức các lợp tập huấn về nghiệp vụ hòa giải, giải
quyết tranh chấp trong nhân dân đến cán bộ phường, khóm.
Hai là: Bổ sung kinh phí hỗ trợ cho bộ phận tiếp công dân và kinh phí hỗ trợ
trực tiếp cho tổ hòa giài ở phường, khóm đủ để phục vụ cho công tác hòa giải.
Ba là: Cần có giải pháp đổi mới phương thức tuyên truyền các văn bản luật,
các chủ trương của đảng và nhà nước ra quần chúng nhân dân.

10



×