Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Giới thiệu về Nhật Bản Tâm lí du khách Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.41 MB, 12 trang )

Knowledge is
unlimited


VỊ TRÍ
ĐỊA LÝ

TÍNH
CÁCH

KHÍ HẬU

VĂN HÓA

TÂM LÝ DU
KHÁCH
NHẬT KHI
QUA VIỆT
NAM


1. Vị trí địa lý:
- Nhật Bản là một đảo quốc ở vùng Đông Á.
- Nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc,
 bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc
xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam.
- Chữ kanji trong quốc hiệu Nhật Bản nghĩa là "gốc của Mặt Trời", và người ta thường gọi
Nhật Bản bằng biệt danh "Đất nước Mặt Trời mọc".

Quốc kỳ Nhật Bản



2. Khí hậu, địa hình và dân số:
- Nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt
- Có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước
- Bốn hòn đảo lớn nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku chiếm khoảng 97% diện
tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên
khoáng sản rất hạn chế.
-Quần đảo được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý.
- Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ mười thế giới, tập trung chủ yếu
ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.

Đảo Honshu

Đảo Kyushu

Đảo Hokkaido

Đảo Shikoku


3. Tính cách :
Người Nhật có đức tính ngay thẳng dũng cảm, nhân từ và rất là lễ phép.
Họ biết cách tự kiểm soát bản thân của mình rất tốt, học chân thật trung thành
và rất trọng danh dự
Đa số người Nhật Bản đều mang trong mình tính cần cù, siêng năng, chăm chỉ.
Tinh thần làm việc nhóm của họ rất cao, họ luôn coi trọng ý kiến của từng thành viên
trong nhóm.
Nhật Bản nghèo tài nguyên chỉ trừ một thứ tài nguyên đặc biệt không nghèo đó là
con người. Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế tăng
trưởng ổn định về mặt chính trị. Việc đầu tư cho giáo dục có ý to lớn đối với đất nước.



4. Các nét văn hóa đặc sắc của người Nhật Bản :
• VĂN HÓA TRANG PHỤC CỦA NHẬT BẢN

- Trang phục kimono cũng là một nét văn hóa lâu đời ở Nhật Bản.
- Ở thời xưa, cả đàn ông và phụ nữ đều sử dụng kimono như trang phục hàng
ngày. Nhưng ngày nay, thường chỉ có phụ nữ Nhật mặc kimono như trang phục
chính thức, còn hình ảnh người đàn ông Nhật Bản thường chỉ thấy sử dụng trong
đám cưới hay các dịp lễ theo truyền thống khác


• VĂN HÓA TRÀ ĐẠO
- Xứ sở mặt trời mọc với nền văn hóa lâu đời từ lâu đã mang đến thế giới một nét
nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Nhật - nghệ thuật thưởng thức trà đạo. Từ
khoảng cuối thế kỉ 12, nghệ thuật trà đạo bắt đầu thật sự phát triển và gắn bó với
đời sống của người Nhật cũng như văn hóa Nhật Bản.
- Trà đạo không chỉ đơn thuần là phép tắc uống trà, mà còn là một phương tiện hữu
hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm
dưỡng tính để đạt giác ngộ.


Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa - Kính - Thanh - Tịch.
Hòa có nghĩa là hòa hợp, giao hòa - đó là sự hòa hợp giữa trà nhân với trà thất, giữa các trà
nhân với nhau, giữa trà nhân và các dụng cụ pha trà.
Kính là kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vất vả con người, là sự tri ân của
cuộc sống.
Thanh là khi lòng tôn kính với vạn vật xung quanh đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng
trở nên thanh thản, yên tĩnh.
Tịch là khi lòng thanh thản, yên tính hàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tĩnh lặng, dù sống

giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu.

- Việc thưởng thức trà đạo được ví như con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi
có “trà đạo vừa ngon vừa không ngon”. “Con đường” ấy cần phải đảm bảo các những
yếu tố: nước pha trà, làm ấm dụng cụ, pha trà, cách pha trà và thưởng trà.


* VĂN HÓA VÕ SĨ ĐẠO Ở NHẬT BẢN
Ngược lại dòng lịch sử Nhật Bản, Samurai là một giai cấp chiến binh thị vệ
đầu tiên do triều đại Mạc Phủ Đằng Nguyên (thế kỷ 12) thiết lập nhằm tạo
ra một giai cấp chiến binh trung thành để bảo vệ ngôi vị Shogun (Tướng Quân)
của dòng họ Đằng Nguyên.
Người nào muốn trở thành Samurai thì phải hội đủ ba yếu tố:
trung thành – can đảm – danh dự. Để gìn giữ các yếu tố này một cách tuyệt đối,
có trách nhiệm, các samurai phải qua những chuẩn bị cần thiết để có thể đương
đầu với kẻ thù. Họ được tập luyện kiếm cung từ nhỏ, thực hành trà đạo, thi ca và
hội họa. Từ đó, tinh thần Thần Đạo, Võ sĩ đạo đã dần dần thấm nhuần vào tư tưởng
hành động của các samurai.


5. TÂM LÍ DU KHÁCH NHẬT BẢN
*Các điểm đến ưa thích:
Những điểm du lịch lịch sử và những nơi có phong cảnh đẹp:
- Khách du lịch Nhật Bản thường có xu hướng thỏa mãn sự ham học hỏi của mình thông qua
việc tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của các điểm đến. Do vậy họ đặc biệt rất thích những điểm đến
du lịch-nơi có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa hoặc những điểm lưu trữ các dấu tích lịch sử,
văn hóa như bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống…Trong quá trình tham quan du lịch,
khách du lịch Nhật thường hay so sánh sự tương đồng và khác biệt về lịch sử, văn hóa của Nhật
cũng như lịch sử, văn hóa của các điểm đến. Ví dụ: Phố cổ Hội An, chùa, tháp, miếu nổi tiếng
như: chùa Cầu, hội quán Phúc Kiến, miểu Quan Công… với những làng nghề truyền thống,nét

ẩm thực đa dạng độc đáo…
Những điểm đến với sự thân thiện: Văn hóa Nhật phụ thuộc vào 3 giá trị và nguyên tắc căn bản
là Wa – hay sự hài hòa, thân thiện, Kao – bộ mặt hay niềm kiêu hãnh và Omoiyari – với hàm
nghĩa sự đồng cảm, thấu cảm và lòng trung thành. gốc lý giải tại sao người Nhật thường chọn
những điểm đến du lịch – nơi sự thân thiện của người dân là yếu tố căn bản nâng cao hình ảnh
du lịch của điểm đến. Khách du lịch Nhật Bản rất thích các cơ hội giao tiếp và tiếp xúc với
người dân địa phương trong hành trình du lịch của mình.


Những địa điểm du lịch ẩm thực đặc biệt: Mặc dù được coi là những thực khách hết
sức cẩn thận về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng khách du lịch Nhật Bản cũng khá tò
mò và rất hứng thú trong việc thưởng thức các hương vị ẩm thực đặc biệt và khác lạ ở
các điểm đến du lịch. Hơn thế nữa, họ còn rất thích thú tìm hiểu và học hỏi về nguồn
gốc, cách thức chế biến và những giá trị ẩn chứa đằng sau vẻ bề ngoài của ẩm thực ở
nơi đến. Họ rất thích ăn món Nhật tại các điểm đến du lịch (một trong những món phổ
biến là Soy source-nước tương).Nếu trong thực đơn của các nhà hàng tại các điểm đến
du lịch có các món Nhật thì đó là một lợi thế để khai thác khách du lịch Nhật.
Những điểm đến với những giá trị về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ: Du khách
Nhật yêu thích âm nhạc và các điệu nhảy, múa truyền thống của người dân bản địa. Họ
luôn coi âm nhạc là một trong những thành phần chính trong trải nghiệm lữ hành của
họ. Hơn thế nữa họ đặc biệt hứng thú với việc được thưởng lãm, cảm nhận và sở hữu
(nếu có thể) các giá trị nghệ thuật, đồ thủ công mỹ nghệ cũng như các chương trình
biểu diễn đẳng cấp quốc tế tại các điểm đến.
Những điểm đến với ưu thế về cơ hội mua sắm và hệ thống cửa hàng bán đồ lưu
niệm: Người Nhật có thói quen tặng quà nhau vào mọi dịp có thể. do đó các điểm đến
với ưu thế về mua sắm và hệ thống các cửa hàng bán đồ lưu niệm luôn thu hút rất đông
lượng du khách Nhật.





×