Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Vận dụng tổ chức một số trò chơi trong dạy học môn đại l‎í 9 nhằm giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh trường THCS thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.05 KB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Biển - Đảo Việt Nam là một bộ phận cơ bản, quan trọng của lãnh thổ nước
ta. Từ ngàn xưa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì nhân dân ta đã
hướng về biển, chinh phục biển nó được thể hiện: Con người sống trên biển,
đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, đi lại trên biển, giao thương buôn bán với
nhiều nước trên Thế giới qua đường biển. Qua bao sự thăng trầm của dân tộc,
biển đã góp phần đem lại sự bình yên cho đất nước. Cũng vì thế, bao thế hệ cha
ông đã đấu tranh để bảo vệ biển. Biển rất giàu và đẹp, đem lại cho nhân dân ta
nhiều giá trị to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần, nuôi sống hàng triệu người Việt
Nam và góp phần đưa Việt Nam hội nhập với Thế giới. Với giá trị to lớn đó, ai
ai cũng hướng về Biển - Đảo.
Thế nhưng để hiểu được sâu sắc về Biển thì không phải ai cũng biết, Biển
Việt Nam rộng đến đâu? Gồm bao nhiêu bộ phận, mỗi bộ phận con người được
khai thác - sử dụng - quản lí như thế nào? Tên các hòn đảo? Tên các loài thủy
sản, các bãi biển, các loại khoáng sản, các tuyến giao thông biển, các cảng biển,
các hòn đảo, các giá trị của biển? v.v và v.v…
Với những kiến thức trên, học sinh có thể biết một cách khái quát. Hoặc
nghĩ rằng biển rộng lớn bao la, sóng to, gió lớn, con người qúa nhỏ bé khi đứng
trước biển .Nhưng không, biển tuy lớn nhưng trí tuệ của con người còn lớn hơn
biển rất nhiều. Cần thay đổi suy nghĩ đó để các em hiểu được rằng: Biển chính là
môi trường sống không thể tách rời của bộ phận lãnh thổ, con người Việt Nam.
Là học sinh trường miền núi xa biển, các em biết đến Biển chủ yếu qua các
kênh thông tin như đài, báo, ti vi, qua mạng internet. Chỉ một số em rất ít được
đi tắm, ngắm biển một vài lần mà thôi. Làm sao để các em hiểu thật sâu sắc và
chuyển thành tình yêu thực sự với biển là điều không hề đơn giản? Khi các em
chưa hiểu sâu sắc về giá trị của biển thì làm sao các em yêu biển được.
Trong chương trình Địa lí THCS nói chung, những nội dung bài học có kiến
thức liên quan về biển nói riêng, Bộ giáo dục đã đề cập tích hợp dạy học và giáo
dục học sinh về biển. Với tôi, qua nhiều năm giảng dạy đã vận dụng nhiều
phương pháp nhưng kết qủa chưa được như mong muốn. Vì vậy, năm học 20162017 tôi đã thử “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9 (phần phân hóa


lãnh thổ) nhằm giáo dục tình yêu Biển -Đảo cho học sinh”, cung cấp cho các em
không chỉ kiến thức về biển mà mong muốn qua đó giáo dục cho các em tình
yêu với Biển -Đảo quê hương, khẳng định chủ quyền Biển -Đảo Việt Nam.
Trên cơ sở kiến thức bài học, các em vận dụng một số trò chơi đơn giản,
không tốn kém, không mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả lại cao. Qua các tiết
dạy học năm 2016-2017 bước đầu đã đạt hiệu quả. Các em thích tham gia khám
phá, tìm tòi, thích học môn Địa lí hơn, hiểu sâu sắc hơn về biển, mong muốn
trong tương lai được tham gia các hoạt động có liên quan đến biển đặc biệt bảo
vệ vùng biển - đảo Việt Nam vì thế hệ các em cần tiếp tục vươn ra biển lớn.
Vì lý do trên, tôi đã lựa chọn “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Địa lí
9 (phần phân hóa lãnh thổ) nhằm giáo dục tình yêu Biển - Đảo cho học sinh”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1


Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
- Một là, cung cấp cho các em kiến thức về biển trong phạm vi kiến thức
THCS.
- Hai là, giáo dục tình yêu của các em với biển - đảo Việt Nam ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường THCS.
- Ba là, không chỉ biết, không chỉ hiểu mà cần phải có hành động ngay từ
bây giờ và cả trong tương lai phải giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển - đảo Việt
Nam bằng nhiều việc làm khác nhau như học để hiểu cũng là một cách góp phần
bảo vệ chủ quyền biển - đảo.
- Bốn là, là học sinh THCS trên một đất nước có biển, không có lý do gì
mà không hiểu về biển nước mình.
- Và thông qua một số trò chơi giúp các em có thêm kĩ năng suy nghĩ độc
lập để tìm tòi, hợp tác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
-Vận dụng một số trò chơi trong dạy học Địa lí nhằm giáo dục cho các em

có tình yêu đối với biển - đảo Việt Nam.
-Đối tượng giáo dục là học sinh lớp 9 trường THCS Thị trấn Cành Nàng
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
+Căn cứ vào các đơn vị kiến thức có liên quan đến biển ở phần phân hóa
lãnh thổ.
+Căn cứ vào khả năng tìm tòi, tiếp thu kiến thức và tham gia của học sinh.
+Thông qua việc khảo sát thực tế 48 học sinh của 2 lớp 8A và 8B năm học
2016-2017. Cụ thể thông qua các bài học Địa lí 8 các em đều có khả năng để trả
lời:
Bài 23. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam - trang 81 -> 86.
Bài 24. Vùng Biển Việt Nam - trang 87 -> 92.
Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam - trang 97->99
Bài 41.Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ - trang 140 ->142
Bài 42. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - trang 144->147
Bài 43. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ - trang 148-> 151.
Các bài học trên đều có một phần đơn vị kiến thức về biển.
Đến năm học 2017-2018, học sinh lớp 8A lên 9A, 8B lên 9B tôi đã thống
kê trong từng lớp học sẽ được tỉ lệ học sinh tham gia trò chơi là bao nhiêu; Có
bao nhiêu bài; bao nhiêu nội dung có liên quan đến kiến thức về biển.
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát về kiến thức trong bài học, khả năng học
tập của học sinh tôi đã tiến hành “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9
(phần phân hóa lãnh thổ ) nhằm giáo dục học sinh với tình yêu Biển-Đảo”.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong sách giáo khoa Địa lí 9 (phần phân hóa lãnh thổ) có 6 vùng kinh tế
giáp biển bao gồm: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu
2



Long (riêng Tây Nguyên là vùng thứ 7 không giáp biển) và một nội dung về
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường Biển - Đảo..
Khi học về 6 vùng kinh tế giáp biển, giáo viên và học sinh cần phải tìm
hiểu các mục:
Mục I.Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ. Xem vị trí vùng kinh tế đó có giáp
biển không, giáp biển ở phía nào; Lãnh thổ gồm mấy bộ phận (đất liền và biển);
Có thể xác định một số đảo, quần đảo lớn trong vùng.
Mục II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Trong đó có tìm
hiểu nguồn tài nguyên về biển trong vùng: khoáng sản, thủy sản, du lịch…
Mục IV. Tình hình phát triển kinh tế. Trong đó ngành kinh tế nào phát
triển dựa vào nguồn tài nguyên biển.
Mục V. Các trung tâm kinh tế. Trong đó tìm hiểu có trung tâm kinh tế nào
ven biển không?
Khi học về nội dung Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi
trường Biển - Đảo. Trên cơ sở các em đã được học về một số bài ở chương trình
Địa lí lớp 8 như đã nói ở trên và một phần nhỏ kiến thức ở 6 vùng kinh tế nêu
trên thì đến nội dung này, các em sẽ tìm hiểu kĩ hơn về các bộ phận của vùng
biển nước ta, các ngành kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo.
Căn cứ vào nội dung kiến thức trên, mục tiêu bài học, thực tiễn trong quá
trình dạy và học. Tôi đã “Vận dụng một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9 (phần
phân hóa lãnh thổ) nhằm giáo dục học sinh với tình yêu Biển - Đảo”. Với trò
chơi này không tốn kém về kinh tế, học sinh chỉ cần chuẩn bị: giấy trắng, bút dạ
đen, kéo cắt giấy, lá cờ tổ quốc bằng giấy giấp cầm tay; Không mất nhiều thời
gian tổ chức trò chơi, chỉ cần 5-7 phút là hoàn thành một đơn vị kiến thức; Phù
hợp với khả năng học tập tiếp thu của các em nhưng đòi hỏi các em phải có
trách nhiệm khi được giao nhiệm vụ, khả năng tự tin trình bày trước tập thể lớp,
tạo ra không khí lớp học sôi nổi mà vẫn đảm bảo nội dung kiến thức bài học,
đáp ứng mục tiêu của bài.
2.2. Thực trạng khi chưa vận dụng "Tổ chức một số trò chơi trong

dạy học Địa lí 9 nhằm giáo dục tình yêu Biển-Đảo cho học sinh THCS thị
trấn Cành Nàng ”
Những kiến thức về biển - đảo học sinh chỉ biết và ở mức độ cao hơn là hiểu
nhưng tỉ lệ không cao đặc biệt để hiểu sâu sắc về biển thì không có học sinh nào.
Bằng chứng là những câu hỏi đưa ra nhưng học sinh không trả lời được hoặc kể
được rất ít.
Cụ thể: Em hãy kể tên 5 đảo - quần đảo trong vùng kinh tế hoặc kể 30 bãi
biển đẹp từ Bắc vào Nam, hoặc kể tên 10 loại cá biển v.v …Tôi tiếp tục đưa ra
câu hỏi khảo sát học sinh lớp 9A và lớp 9B. Trong tương lai em có muốn tham
gia vào các ngành kinh tế biển dưới đây không và cho biết lý do?
-Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
-Du lịch biển đảo
-Khai thác và chế biến khoáng sản biển
-Giao thông vận tải biển.
3


-Trực tiếp tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo
Thì kết qủa như sau:
Lớp
Số HS
Thích tham gia
Không thích
SL
TL (%)
SL
TL(%)
9A
24
6

25
18
75
9B
25
5
20
20
80
Có rất nhiều lý do đưa ra:
-Thích tham tham gia vì:
+Khai thác được nhiều cá phục vụ cuộc sống, phát triển kinh tế
+Được ngắm biển, tắm biển, được đi nhiều nơi
+Được đi chở khách, chở hàng đến nhiều nơi, nhiều nước trên thế gới.
-Không thích tham gia vì:
+Sợ biển không có cá, nuôi trồng bị dịch bệnh
+Sợ sóng biển
+Ngoài biển nguy hiểm hơn trên đất liền v. v…
Nhìn vào kết quả và lý do trên quả thực các em chưa hiểu nhiều về biển
thì làm sao đến với biển được.
Nguyên nhân, các em chưa tìm tòi, khám phá về biển. Cảm giác biển rộng
lớn, bao la, sóng to, gió lớn, tài nguyên biển có thể bị cạn kiệt và các em lại ở xa
biển nên trong suy nghĩ : “mình đến với biển là quá xa xôi”.
Để khắc phục tình trạng trên cũng như hướng các em về biển, giáo viên
cần gầm gũi, trò chuyện với học sinh, giúp các em tìm hiểu về biển để đi từ biết
đến hiểu và thực sự hiểu được giá trị mà biển mang lại cho con người, thẩm thấu
vào suy nghĩ và đến thế hệ tương lai của các em luôn sẵn sàng hành động vì biển
cũng như việc học tập Địa lý hiện tại đạt kết quả tốt hơn.
2.3. Các giải pháp và biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề
a. Giải pháp

Giải pháp 1:Tạo điều kiện gần gũi giữa thầy và trò để hiểu thêm về tâm
tư nguyện vọng của các em trong quá trình học môn Địa lí.
Giải pháp 2: Giáo dục cho các em hiểu môn Địa lí cũng quan trọng giống
như các môn học khác. Hiểu Địa lí là hiểu được một phần của thế giới. Hiểu về
biển là góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Giải pháp 3: Khuyến khích tinh thần và khả năng học tập của học sinh
bằng cách tạo cho các em có cơ hội thể hiện mình trước tập thể lớp.
Giải pháp 4:Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập trên lớp cũng
như ở nhà
b. Các biện pháp cụ thể
Để tiến hành một số trò chơi đạt hiệu quả cao, cả giáo viên và học sinh cần
có sự
chuẩn bị chu đáo:
b1.Lựa chọn nội dung (phần này do giáo viên nghiên cứu và lựa chọn)
Trong sách giáo khoa Địa lí 9 (phần phân hóa lãnh thổ ) có 6 vùng kinh tế
giáp biển và một phần nội dung về biển- đảo như đã nói ở trên. Nhưng không
4


phải tất cả các mục trong bài đều vận dụng trò chơi được mà tùy theo từng nội
dung, từng đơn vị kiến thức .
Ví dụ: Khi học về 6 vùng kinh tế giáp biển thì vùng nào cũng đều có mục
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. Trong quá trình giảng, giáo viên có thể yêu
cầu học sinh xác định vùng biển tiếp giáp với vùng kinh tế đó? Các đảo lớn
trong vùng? Ý nghĩa của vùng biển đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của
vùng? Hoặc mục II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Giáo viên
hướng dẫn học sinh quan sát kênh chữ sách giáo khoa, kênh hình và vốn hiểu
biết để tìm ra thế mạnh kinh tế biển của vùng đó là gì? Dẫn chứng? Hoặc mục
IV. Tình hình phát triển kinh tế. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu xem
trong ngành công nghiệp có phát triển công nghiệp chế biến thủy hải sản không?

Trong nông nghiệp, ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phát triển như thế nào?
Trong dịch vụ, có các cảng biển nào không? Du lịch biển có phát triển không ?
Hãy kể tên các cảng biển và các điểm du lịch biển của vùng. Hoặc mục V. Các
trung tâm kinh tế. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm xem có trung tâm kinh tế
nào giáp biển không? Hoặc nội dung về phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài
nguyên môi trường biển - đảo thì việc vận dụng các trò chơi càng thuận lợi và
đem lại hiệu quả cao.
b2. Chuẩn bị
*Giáo viên:
- Có kế hoạch gặp gỡ học sinh trước 2-3 ngày để phổ biến nội dung mà
các em cần nghiên cứu và chuẩn bị.
- Giao câu hỏi và nhiệm vụ cho các cá nhân hoặc tổ nhóm.
- Đồng thời cung cấp cho các em tài liệu có liên quan đến câu hỏi, bài học
và cách tìm kiếm thông tin.
- Lược đồ, bản đồ, tranh ảnh hoặc máy chiếu.
*Học sinh
- Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đọc, nghiên cứu bài, câu hỏi, tài liệu để hiểu và trả lời câu hỏi (theo
định hướng của giáo viên)
- Có tinh thần tốt, tự tin để trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp.
b3. Tiến hành thực hiện
Trong quá trình giảng các bài, mục, những đơn vị kiến thức có liên quan đến
biển sẽ tiến hành tổ chức trò chơi cho học sinh, tùy từng đơn vị kiến thức mà
tiến hành những trò chơi khác nhau.
b4. Mục đích “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9 nhằm
giáo dục tình yêu Biển-Đảo cho học sinh”
- Cung cấp một phần kiến thức về biển - đảo cho học sinh
- Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh (độc lập suy nghĩ, hợp tác…)
c. Những ví dụ cụ thể để “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Địa
lí 9 nhằm giáo dục tình yêu Biển-Đảo cho học sinh”

c1. Trò chơi kể tên
Ví dụ 1. Bài 23+24. Vùng Bắc Trung Bộ
c1.1. Lựa chọn nội dung
5


Trong bài này có nội dung cần tổ chức trò chơi:
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
IV. Tình hình phát triển kinh tế. Mục 3.Dịch vụ
c1.2. Chuẩn bị:
*Giáo viên:
- Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ
- Lược đồ Biển - Đảo Việt Nam
- Lược đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ
- Hình ảnh về một số loài thủy sản ở vùng biển Bắc Trung Bộ
- Máy chiếu
- Câu hỏi chung cho cả lớp: Về nhà các em tìm hiểu vùng Bắc trung Bộ có
những tỉnh nào giáp biển, kể tên một số đảo, một số cảng biển, bãi biển, một số
loài thủy sản (tất cả học sinh phải tìm hiểu các nội dung đó mới có cơ sở để nhận
xét lẫn nhau). Khi dạy lớp 9A thiếu học sinh thì tôi sẽ lấy thêm học sinh ở 9B
sang cho đủ và ngược lại. Cụ thể:
+ Nhóm 1. Gồm 6 học sinh
Yêu cầu: hãy kể tên các tỉnh giáp biển của vùng Bắc Trung Bộ? (mỗi học
sinh chỉ được kể 1 tỉnh).
+ Nhóm 2. Gồm 6 học sinh
Yêu cầu: hãy kể tên một số đảo của vùng Bắc Trung Bộ?
+ Nhóm 3. Gồm 6 học sinh
Yêu cầu: hãy kể tên các cảng biển của vùng Bắc Trung Bộ?
+ Nhóm 4. Gồm 5 học sinh

Yêu cầu: hãy kể tên các bãi biển của vùng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho
phát triển du lịch?
+ Nhóm 5. Gồm 3 học sinh
Yêu cầu: hãy kể tên một số loài thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ?
*Học sinh:
- Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao
- Tất cả các học sinh phải tự tìm toì về các nội dung mà cô giáo giao.
- Các nhóm phải có trách nhiệm về nhiệm vụ cụ thể của mình. bầu trưởng
nhóm và trưởng nhóm phải phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân trong tổ để
tránh sự trùng lặp
Ví dụ: nhóm 1 gồm 6 học sinh kể về các tỉnh giáp biển thì học sinh 1 nêu
tỉnh Thanh Hóa; học sinh 2. nêu tỉnh Nghệ An. Cứ lần lượt như thế đến hết,
tránh trường hợp cả 2 học sinh đều nêu chung 1 tỉnh. Các nhóm khác tương tự
c1.3. Tiến hành thực hiện
*Trong qúa trình giảng mục I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát Lược đồ tự nhiên vùng Bắc
Trung Bộ
yêu cầu hãy kể tên các tỉnh giáp biển của vùng?
6 học sinh của nhóm 1 lần lượt đứng lên kể :
Thưa cô và các bạn! Các tỉnh thành của vùng Bắc Trung Bộ giáp biển bao
6


gồm:
Học sinh 1. Tỉnh Thanh Hóa
Học sinh 4. Tỉnh Quảng Bình
Học sinh 2. Tỉnh Nghệ An
Học sinh 5. Tỉnh Quảng Trị
Học sinh 3. Tỉnh Hà Tĩnh
Học sinh 6. Tỉnh Thừa Thiên Huế

Các nhóm khác nhận xét và cổ vũ tinh thần nhóm 1.
Giáo viên xác định lại trên lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ, nhận xét,
kết luận.
-Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể tên một số đảo của vùng Bắc
Trung Bộ?
6 học sinh của nhóm 2 lần lượt đứng lên kể :
Thưa cô và các bạn! Một số đảo của vùng Bắc Trung Bộ bao gồm:
Học sinh 1: đảo Hòn Nẹ, Hòn Mê (Thanh Hóa).
Học sinh 2: đảo Hòn Ngư(Nghệ An) .
Học sinh 3: đảo Sơn Dương(Hà Tĩnh).
Học sinh 4: đảo Hải Âu(Quảng Bình).
Học sinh 5: Cồn Cỏ(Quảng Trị).
Học sinh 6: Cù lao Hàn(Thừa Thiên huế).
Các nhóm khác nhận xét và cổ vũ tinh thần nhóm 2.
Giáo viên chiếu lược đồ Biển – Đảo Việt Nam, nhận xét, kết luận.
*Trong qúa trình giảng mục II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên
- Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể tên một số loài thủy sản của vùng
Bắc Trung Bộ?
3 học sinh của nhóm 5 lần lượt đứng lên kể :
Thưa cô và các bạn! Một số loài thủy sản của vùng Bắc Trung Bộ bao
gồm:
Học sinh 1: Cá Trình, Tôm càng xanh
Học sinh 2: Cá Mòi, Tôm Hùm
Học sinh 3: Cá Nhồng, Mực
Các nhóm khác nhận xét và cổ vũ tinh thần nhóm 5.
Giáo viên chiếu hình ảnh về một số loài thủy sản ở vùng biển Bắc Trung
Bộ, nhận xét, kết luận.
*Trong qúa trình giảng mục 3. Dịch vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể tên một số bãi biển của vùng Bắc

Trung Bộ?
5 học sinh của nhóm 4 lần lượt đứng lên kể :
Thưa cô và các bạn! Một số bãi biển của vùng Bắc Trung Bộ thuận lợi
cho phát triển du lịch bao gồm:
Học sinh 1: bãi biển Sầm Sơn
Học sinh 4: bãi biển Nhật Lệ
Học sinh 2 : bãi biển Cửa Lò
Học sinh 5: bãi biển Lăng Cô
Học sinh 3: bãi biển Thiên Cầm
Các nhóm khác nhận xét, bổ xung và cổ vũ tinh thần nhóm 4.
Giáo viên chiếu Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ, nhận xét, kết luận.
- Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể tên một số cảng biển của
7


vùng Bắc Trung Bộ?
6 học sinh của nhóm 3 lần lượt đứng lên kể :
Thưa cô và các bạn! Một số cảng biển của vùng Bắc Trung Bộ bao gồm:
Học sinh 1: cảng Nghi Sơn, cảng Chân Mây
Học sinh 2: cảng Cửa Lò, cảng Thuận An
Học sinh 3: cảng Cửa Hội, cảng Cửa Việt
Học sinh 4: cảng Vũng Áng, cảng Hòn La
Học sinh 5: cảng Sơn Dương
Học sinh 6: cảng Cửa Gianh
Các nhóm khác nhận xét, bổ xung và cổ vũ tinh thần nhóm 3.
Giáo viên chiếu Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ, nhận xét, kết luận.
c1.4. mục đích Vận dụng một số trò chơi trong dạy học ở một số nội
dung trên là
- Giúp các em nắm được vùng Bắc Trung Bộ có:
+ 6 tỉnh thành giáp biển gồm:Tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng

Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
+ Có một số đảo lớn: đảo Hòn Nẹ, Hòn Mê (Thanh Hóa), đảo Hòn
Ngư(Nghệ An), đảo Sơn Dương(Hà Tĩnh), đảo Hải Âu (Quảng Bình), Cồn
Cỏ(Quảng Trị), Cù lao Hàn (Thừa Thiên Huế)
+ Có cảng biển: cảng Nghi Sơn, cảng Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Sơn
Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Hòn La, Cửa Việt, Thuận An, Chân Mây thuận lợi
cho giao thông vận tải biển.
+ Có bãi biển: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Lăng Cô thuận lợi
cho phát triển du lịch
+ Có rất nhiều loài thủy sản thuận lợi cho phát triển khai thác, chế biến
thủy hải sản.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác, yêu biển.
c2. Trò chơi đọc tên và xếp hình
Ví dụ 1. Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bỏa vệ tài nguyên, môi
trường Biển - Đảo.
c2.1. Lựa chọn nội dung
Trong bài này có nội dung cần tổ chức trò chơi: Mục I. Biển và Đảo Việt
nam
c2.2. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Bản đồ Biển – Đảo Việt Nam
- Câu hỏi cho học sinh chuẩn bị: Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam
hình 32.2 trang 82, sách giáo khoa Địa lí 8, các em hãy xếp hình chữ S tương
ứng với đường bờ biển Việt Nam cũng là tương ứng với 28 tỉnh thành ven biển
của nước ta?
- Chia lớp thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1 gồm 28 học sinh xếp tương ứng với 28 tỉnh thành ven biển của
nước ta.
+ Nhóm 2.Các học sinh còn lại phải nghiên cứu tên các tỉnh thành ven
8



biển để theo dõi và nhận xét.
+ Mỗi học sinh chuẩn bị 1 lá cờ tổ quốc nhỏ bằng giấy cầm tay và tên của
một tỉnh thành tương ứng với vị trí thứ tự của mình được dán ở dưới lá cờ.
*Học sinh:
- Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao.
c2.3. Tiến hành thực hiện
*Trong quá trình dạy Mục I. Biển và Đảo Việt nam
Mục 1. Vùng biển nước ta
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các tỉnh thành ven biển?
Nhóm 1 gồm 28 học sinh đều đứng lên xếp hình chữ S theo đường bờ
biển Việt Nam và lần lượt kể. học sinh kể đến đâu thì giương cao lá cờ và tên
của tỉnh thành đến đó
- Các em lần lượt kể như sau:
Học sinh 1: là tỉnh Quảng Ninh
Học sinh 15: là tỉnh Bình Định
Học sinh 2: là tỉnh Hải Phòng
Học sinh 16: là tỉnh Phú Yên
Học sinh 3: là tỉnh Thái Bình
Học sinh 17: là tỉnh Khánh Hòa
Học sinh 4: là tỉnh Nam Định
Học sinh 18: là tỉnh Ninh Thuận
Học sinh 5: là tỉnh Ninh Bình
Học sinh 19: là tỉnh Bình Thuận
Học sinh 6: là tỉnh Thanh Hóa
Học sinh 20: là tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Học sinh 7: là tỉnh Nghệ An
Học sinh 21: là tỉnh T.P Hồ Chí Minh
Học sinh 8: là tỉnh Hà Tĩnh

Học sinh 22: là tỉnh Tiền Giang
Học sinh 9: là tỉnh Quảng Bình
Học sinh 23: là tỉnh Bến Tre
Học sinh 10: là tỉnh Quảng Trị
Học sinh 24: là tỉnh Trà Vinh
Học sinh 11: là tỉnh Thừa Thiên Huế
Học sinh 25: là tỉnh Sóc Trăng
Học sinh 12: là tỉnh Đà Nẵng
Học sinh 26: là tỉnh Bạc Liêu
Học sinh 13: là tỉnh Quảng Nam
Học sinh 27: là tỉnh Cà Mau
Học sinh 14: là tỉnh Quảng Ngãi
Học sinh 28: là tỉnh Kiên Giang
c2.4. Mục đích Vận dụng một số trò chơi trong dạy học ở một số nội
dung trên là:
- Giúp các em biết được nước ta có rất nhiều tỉnh thành ven biển (28/63
tỉnh thành). Nhớ được vị trí, tên 28 tỉnh thành từ Bắc vào Nam.
Ví dụ 2. Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi
trường Biển - Đảo.
c2.1. Lựa chọn nội dung
Trong bài này có nội dung cần tổ chức trò chơi: Mục I. Biển và Đảo Việt
nam. Mục 2. Các đảo và quần đảo
c2.2. Chuẩn bị:
*Giáo viên:
- Chia lớp thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1. Gồm 14 học sinh
+ Nhóm 2. Các học sinh còn lại
- Nội dung hướng dẫn các em chuẩn bị:
+ Nhóm 1. Xếp theo hình chữ S tương ứng với bờ biển Việt Nam (từ
Móng Cái tới Kiên Giang) được đánh số thứ tự từ 1->14 và phải tìm được tên 6

9


đảo ven bờ gần đất liền. Khi xếp hình được xếp tại lớp học, bàn ghế không phải
di chuyển, chỉ có 5 học sinh phải di chuyển để tương ứng với hình đó là ở vị trí
số 1,2,5,6 và 10.
Do bố trí lớp học của lớp 9A là 15 bộ bàn ghế tương ứng với 30 học sinh và chia
thành 3 dãy bàn : dãy 1 tính từ bàn giáo viên xuống, dãy 2 ở giữa, dãy 3 giáp
cửa ra vào. Vì vậy, khi xếp hình chữ S được xếp giao nhau giữa dãy 1 và 2
nhưng phần lớn ở dãy 1.
+ Nhóm 2. Dãy 2 còn lại 6 học sinh tương ứng số thứ tự từ 15 -> 20, phải
tìm được tên 6 đảo có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Dãy 3 là 10 học sinh tương ứng số thứ tự từ 21- > 30 phải tìm được tên 10 đảo
hoặc quần đảo là hệ thống tiền tiêu của Tổ quốc.
+ Ngoài việc mỗi học sinh phải chuẩn bị 1 tên đảo thì phải chuẩn bị thêm
1 lá cờ Tổ quốc bằng giấy cầm tay
Lưu ý: Nhóm học sinh được xếp hình khi xếp phải đứng lên. Số học sinh
còn lại giữ nguyên vị trí.
*Học sinh:
- Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao
- Bầu nhóm trưởng và phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân trong tổ..
c2.3. Tiến hành thực hiện
*Trong quá trình dạy Mục 2. Các đảo và quần đảo
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ Biển Đảo Việt Nam kết
hợp kênh chữ sách giáo khoa và sự chuẩn bị ở nhà hãy: kể tên các nhóm đảo ven
bờ, gần đất liền?
Các em ở nhóm 1 tất cả đã đứng lên và cầm lá cờ tổ quốc tạo thành đường
bờ biển Việt Nam hình chữ S đúng yêu cầu và giương cao lá cờ tổ quốc.
Học sinh số 2. Tôi là đảo Cát Bà
Học sinh số 3: Tôi là đảo Bạch Long Vĩ

Học sinh số 7: Tôi là đảo lý Sơn
Học sinh số 8: Tôi là đảo Phú Quý
Học sinh số 9: Tôi là đảo Côn Đảo
Học sinh số 12 : Tôi là đảo phú Quốc
Những học sinh đọc tên các đảo vừa giương cao, vừa vẫy lá cờ.
Sau khi đọc xong, tất cả 14 học sinh nhóm 1 vẫn đứng theo hình và giơ
cao lá cờ Tổ quốc. Các nhóm khác nhận xét, bổ xung và cổ vũ tinh thần nhóm 1.
Giáo viên nhận xét, xác định vị trí các đảo trên lược đồ Biển Đảo Việt
Nam, kết luận và ghi lên bảng các đảo ven bờ
- Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể tên đảo có điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội?
Học sinh của dãy 2, vị trí từ 15-20 lần lượt đứng lên kể, kể xong tên đảo
của mình và ngồi xuống
Học sinh số 15: Tôi là đảo Cát bà.
Học sinh số 18: Tôi là đảo Phú Quý
Học sinh số 16: Tôi là đảo Cù Lao Chàm. Học sinh số 19: Tôi là Côn Đảo
Học sinh số 17: Tôi là đảo Lý Sơn.
Học sinh số 20: Tôi là đảo Phú Quốc
Sau khi kể xong, các nhóm khác nhận xét, bổ xung và cổ vũ tinh thần
10


nhóm 2.
Giáo viên nhận xét, xác định vị trí các đảo trên lược đồ Biển-Đảo Việt
Nam, kết luận và ghi lên bảng các đảo có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội.
-Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể tên đảo, quần đảo là hệ
thống tiền tiêu của Tổ quốc?
Học sinh của dãy 3. vị trí từ số 21 ->30 lượt đứng lên kể, kể xong tên đảo,
quần đảo của mình và ngồi xuống

Học sinh số 21: Quần đảo Hoàng Sa
Học sinh số 26: Côn Đảo
Học sinh số 22: Quần đảo Trường Sa
Học sinh số 27: đảo Phú Quý
Học sinh số 23: đảo Chàng Tây
Học sinh số 28: đảo Lý Sơn
Học sinh số 24: đảo Thổ Chu
Học sinh số 29: đảo Cồn Cỏ
Học sinh số 25 : đảo phú Quốc
Học sinh số 30: đảo Bạch Long Vĩ
c2.4. mục đích vận dụng một số trò chơi trong dạy học ở mục 2. Các
đảo và quần đảo là:
- Giúp các em nắm được Biển Việt nam có trên 4.000 đảo lớn nhỏ trong
đó tên và vị trí:
+ Một số đảo, nhóm đảo ven bờ, gần đất liền có điều kiện phát triển nghề
cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển
nước ta.
+ Một số đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
+ Hệ thống đảo, quần đảo là tiền tiêu, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát
vùng biển, vùng trời nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, đảm bảo an
ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
đất nước.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, tự tin và trách nhiệm.
- Các em biết được biển Việt Nam không chỉ rộng mà còn có nhiều đảo.
Các đảo có giá trị về nhiều mặt đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội và an ninh
quốc phòng.
Ví dụ 3. Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi
trường Biển - Đảo.
c2.1. Lựa chọn nội dung

Trong bài này có nội dung cần tổ chức trò chơi mục 1. Khai thác, nuôi trồng và
chế biến hải sản.
c2.2. Chuẩn bị:
*Giáo viên:
- Câu hỏi cho học sinh chuẩn bị: Tìm tên một số loài thủy sản của biển
Đông
- Chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu và chuẩn bị ra giấy. khi tham gia chơi,
mỗi nhóm chỉ 1 người đại diện tham gia
- Luật chơi: các nhóm lần lượt kể hết vòng 1 đến vòng 2 đến vòng 3.
Nhóm nào kể được nhiều nhóm đó giành chiến thắng
11


*Học sinh: Tìm tòi và nghiêm túc thực hiện
c2.3. Tiến hành thực hiện
*Trong quá trình dạy mục 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
Giáo viên yêu cầu đại diện của 3 nhóm hãy kể tên một số loài thủy sản của Biển
Đông?
Đại diện 3 nhóm lần lượt đứng lên kể được các loài cá (trích, mòi, hồng, cơm,
ngừ, bạc má); loài giáp xác (tôm hùm, tôm càng xanh, tôm sú, cua biển); Động
vật thân mềm (nghêu, sò huyết, hàu, ốc, hương, trai, ngọc trai); Nhóm rong;
nhóm bò sát(cá sấu); và một số loài lưỡng cư.
c2.4. mục đích tổ chức một số trò chơi trong dạy học ở mục 1. Khai
thác, nuôi trồng và chế biến hải sản là: Các em biết vùng biển nước ta có vô
số loài thủy sản. Đó là cơ sở để chúng ta đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Vì
vậy, chúng ta cần phải có ý thức để bảo vệ biển.
c3. Trò chơi dán hình và chữ
Ví dụ . Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi
trường Biển -Đảo.
c3.1. Lựa chọn nội dung

Trong bài này có nội dung cần tổ chức trò chơi mục 4. Phát triển tổng hợp
giao thông vận tải biển
c3.2. Chuẩn bị:
*Giáo viên:
- Lược đồ tiềm năng một số ngành kinh tế biển (hình 39.2 phóng to)
- Lược đồ trống Việt Nam
- Băng dính 2 mặt
- Câu hỏi cho học sinh chuẩn bị: Em hãy vẽ hình mũi tên màu đen lộn
ngược và tên các cảng biển lớn từ Bắc vào Nam?
- Chia lớp thành 3 nhóm
+ Nhóm 1.vẽ hình mũi tên màu đen lộn ngược và tên các cảng biển Bắc
Bộ.
+ Nhóm 2.vẽ hình mũi tên màu đen lộn ngược và tên các cảng biển Trung
Bộ
+ Nhóm 3.vẽ hình mũi tên màu đen lộn ngược và tên các cảng biển Nam
Bộ
*Học sinh:
- Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao
- Bút dạ đen, giấy trắng, kéo cắt giấy
c3.3. Tiến hành thực hiện
Khi tổng kết mục 4.Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển. Giáo viên
treo lược đồ trống lên bảng và yêu cầu các nhóm lần lượt lên dán hình và tên
các cảng biển ở nước ta theo nhiệm vụ được giao. Các nhóm đã dán đúng tên,
đúng vị trí của các cảng biển lớn từ Bắc vào Nam gồm:
1.Cảng Hải Phòng - Hải Phòng.
2.Cảng Đà Nẵng - Đà Nẵng
3.Cảng Quy Nhơn - Quy Nhơn
12



4.Cảng Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) - Thành phố Hồ Chí Minh
5.Cảng Cái Mép- Vũng Tàu.
c3.4. mục đích Tổ chức một số trò chơi trong dạy học ở mục 4 là :
- Giúp các em biết được bờ biển nước ta dài 3260 km rất thuận lợi cho
việc xây dựng các cảng biển. Các cảng biển là một trong những cơ sở hạ tầng
quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, giao lưu kinh tế - xã
hội với các tỉnh trong nước cũng như các nước trên thế giới.
2.4. Hiệu quả của “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9
nhằm giáo dục tình yêu Biển-Đảo cho học sinh” đối với hoạt động giáo dục
của bản thân, đồng nghiệp, nhà trường và địa phương:
*Tác động đến chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân
-Thúc đẩy giáo viên phải tự học, tự tìm tòi, sáng tạo để tìm ra phương
pháp giảng dạy phù hợp với môn học, bài học, từng nội dung, đơn vị kiến thức.
-Bổ xung thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm giảng dạy đối với bản
thân.
-Yêu nghề hơn, yêu quê hương đất nước hơn.
*Đối với đồng nghiệp: Đây là một sáng kiến kinh nghiệm để đồng nghiệp
tham khảo, góp ý, bổ xung giúp cho tôi có thêm kinh nghiệm để giảng dạy.
*Đối với học sinh
-Được cung cấp kiến thức
-Được tham gia trò chơi, tất cả học sinh đều được tham gia
-Học sinh được hoạt động tích cực, vui vẻ, sôi nổi, tăng tính tự tin, đoàn
kết, có trách nhiệm với hiện tại và tương lai.
-Yêu môn học, thích được tìm tòi khám phá và mong muốn được tham gia
vào các ngành kinh tế biển.
-Yêu Biển –Đảo, yêu quê hương đất nước, có nhiều ước mơ và việc là góp
phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
Sau khi vận dụng một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9 (phần phân hóa
lãnh thổ) nhằm giáo dục học sinh với tình yêu Biển -Đảo thì học sinh đã thay đổi
suy nghĩ . Kết qủa đạt được rất khả quan: tỉ lệ học sinh thích tham gia các hoạt

động về biển đã tăng lên, tỉ lệ không thích giảm xuống như kết quả dưới đây.
Lớp

Số HS

Thích tham gia
Không thích
SL
TL (%)
SL
TL(%)
9A
24
19
79,2
5
20,8
9B
25
21
84,0
4
16,0
*Đối với phong trào giáo dục nhà trường :
Đây là một trong những sáng kiến kinh nghiệm nhỏ để góp phần vào hoạt
động giáo dục của nhà trường, nâng cao chất lượng dạy và học tốt hơn.
*Đối với địa phương:
Chính bản thân các em học sinh là những người sống tại Thị Trấn và có
thể trở thành những người hiểu biết, những tuyên truyền viên về biển để không
chỉ những người dân ven biển hiểu về biển mà ngay chính các em ở miền đồi núi

xa xôi cũng biết đến biển về các giá trị mà biển mang lại .
13


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
Trong quá trình dạy học địa lí 9 (phần phân hóa lãnh thổ) để vận dụng
một số trò chơi như đã nêu ở trên đạt hiệu quả thì cần lưu ý:
*Phía giáo viên:
- Lập kế hoạch cụ thể được thể hiện trên giáo án.
- Sắp xếp thời gian phù hợp để phổ biến kế hoạch đối với học sinh một
cách chi tiết, cụ thể.
- Động viên, khuyến khích học sinh tìm tòi, chuẩn bị bài cũng như tham
gia trò chơi.
- Sử dụng triệt để trò chơi, các học sinh đều được tham gia. tránh trường
hợp yêu cầu học sinh chuẩn bị mà khi tổ chức trò chơi lại không được tham gia.
- Nhưng cũng đồng thời nhắc nhở, phê bình những học sinh không có tính
tự giác, luôn ỷ lại.
- Biết lắng nghe ý kiến phản hồi của học sinh.
- Học hỏi đồng nghiệp, tìm tòi ở nhiều kênh thông tin để bản thân có thêm
kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
*Học sinh:
- Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Có ý thức chủ động trong học tập cũng như kĩ năng hợp tác để hoàn
thành nhiệm vụ.
*Với việc “Tổ chức một số trò chơi trong dạy học Địa lí 9 (phần phân hóa
lãnh thổ) nhằm giáo dục học sinh với tình yêu Biển - Đảo” phù hợp với điều
kiện thực tế của nhà trường và địa phương bởi vì:
- Căn cứ vào số lượng học sinh
- Khả năng tiếp thu của học sinh cũng như việc tìm tòi thông tin hoặc

tham gia trò chơi phù hợp, không quá sức.
- Cơ sở vật chất của nhà trường đủ để đáp ứng nhu cầu dạy và học.
- Nhà trường luôn khuyến khích động viên những môn học được tổ chức
phương pháp dạy học mới đem lại hiệu quả cao.
- Vận dụng một số trò chơi vào dạy học không gây tốn kém, lãng phí về
kinh tế hay ức chế đối với học sinh nên phụ huynh học sinh luôn ủng hộ, tạo
điều kiện để các em tham gia học tập tốt.
* Với các đơn vị kiến thức về biển, tôi nghĩ rằng có nhiều hình thức tổ
chức dạy học mở rộng phát triển đối với học sinh như là:
- Kể chuyện về biển - đảo: mỗi một yếu tố về biển, mỗi loại tài nguyên
của biển là một câu chuyện kể đầy hấp dẫn .
- Hoặc có thể vẽ tranh và sưu tầm tranh về biển - đảo mà chủ đề này vẽ
mãi chẳng bao giờ hết.
- Hoặc là thi tìm hiểu về sự hiểu biết của các em đối với biển - đảo Việt
Nam về: các nguồn tài nguyên, về các bộ phận của biển, các quyền khai thác và
sử dụng.
3.2. Kiến nghị.
Sở, phòng giáo dục và đào tạo nên tổ chức trao đổi, phổ biến những sáng
14


kiến kinh nghiệm thực hiện có hiệu quả để giáo viên có cơ hội học hỏi.
Cung cấp nhiều tài liệu tham khảo để học sinh có cơ hội tiếp cận, đọc, tìm
hiểu, phục vụ học tập tốt hơn.

XÁC NHẬN CỦA
HIỆU TRƯỞNG

Cành Nàng, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Người viết SKKN


Đinh Thị Kim Chung

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập Atlat Địa lí Việt Nam- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam - 2009.
2. Sách giáo khoa địa lí 8.
3. Sách giáo khoa địa lí 9.
4. Sách giáo viên địa lí 8.
5. Sách giáo viên địa lí 9
5. Công cụ tìm kiếm google

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Đinh Thị Kim Chung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS thị trấn Cành Nàng huyện
Bá Thước

TT

1.

Tên đề tài SKKN

Sử dụng hiệu quả phương tiện
dạy học hiện đại ở môn Địa lí

6 trường THCS Cổ Lũng

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Ngành GD cấp
huyện

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

C

Năm học
đánh giá
xếp loại

2013

16



×