Mẫu M3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
T
T
1
2
3
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến trường THPT Trần Hưng Đạo
Chúng tôi:
Tỷ
lệ(%)
đóng
góp
Ngày,
Trình độ
Nơi công Chức
vào
Họ và tên
tháng,
chuyên
tác
vụ
việc
năm sinh
môn
tạo
ra
sáng
kiến
Sở giáo
Phó
Nguyễn Ngọc Quang 28/3/1975
dục Ninh chánh Cử nhân
40
Bình
VP
Tổ
THPT Trần
Phạm Hà Phong
22/8/1974
phó
Cử nhân
30
Hưng Đạo
CM
THPT Trần Giáo
Đinh Văn Thực
24/7/1983
Cử nhân
30
Hưng Đạo
viên
I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là các tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp phòng chống tai
nạn đuối nước cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo
Lĩnh vực áp dụng: Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
II. Nội dung
Ở Việt Nam đuối nước sảy ra thường xuyên, liên tục các vụ đuối nước thương tâm
sảy ra cướp đi hàng ngàn sinh mạng, kéo theo nỗi đau của hàng ngàn gia đình, đây là
vấn đề nóng của toàn xã hội. Theo thống kê của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
mỗi năm ở nước ta có khoảng 3500 người bị đuối nước. một con số khiến chúng ta rất
đau lòng và xót xa. Đuối nước ở trẻ em vị thành niên ở Việt Nam có tỷ lệ cao nhất trong
khu vực và cao gấp 10 lần các nước đang phát triển.
1
Nguyên nhân chủ yếu do các em không biết bơi, không biết kiến thức về phòng
chống đuối nước. Mặc dù các cấp bộ ngành liên tiếp có nhiều công văn chỉ đạo về công
tác phòng chống đuối nước cho học sinh. (Công văn số 1761/ BGDĐT-CTHSSV ngày 21
tháng 04 năm 2016 về việc tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, phòng tránh tai nạn
thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh; Công văn số 127/UBND tỉnh – VP6 ngày
20/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, tránh tai nạn
cho học sinh, thiếu nhi; Công văn số 423/SGDĐT-HSSV ngày 06/5/2016 của Sở Giáo
dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác phòng chống tai nạn và đuối nước trong dịp hè
2016; Công văn số 461/SGDĐT-CTTT V/v tổ chức hoạt động; tăng cường phòng, chống
tai nạn đuối nước học sinh, sinh viên dịp hè 2017 )
Song việc triển khai ở các cơ sở giáo dục vẫn còn chậm, chưa đáp ứng vấn đề cấp
thiết đang đặt ra. Trong chương trình giáo dục thể chất của các trường phổ thông đều
chưa đưa môn bơi vào nội dung giảng dạy chính khóa, việc tổ chức dạy bơi ngoài giờ
học cũng không được tổ chức, một số em biết bơi cũng không phải do học tại các
trường đây là một trở ngại rất lớn cho việc phòng chống và hạn chế tai nạn đuối nước
cho học sinh các cấp. Xét khả năng cá nhân và điều kiện thực tế của nhà trường tình
hình địa phương tôi thấy có thể thông qua hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa của
trường để tuyên truyền phòng chống tai nạn đuối nước và dạy bơi cho học sinh. Việc tổ
chức tuyên truyền phòng tránh tai nạn đuối nước và dạy bơi qua chương trình ngoại
khóa có thể giúp các em biết bơi và có những hiểu biết về phòng tránh đuối nước từ đó
góp phần giảm bớt nguy cơ tai nạn đuối nước.
1. Giải pháp cũ thường làm.
Nhà trường chưa có giải pháp cụ thể để dạy bơi và trang bị kiến thức về phòng tránh
tai nạn đuối nước cho học sinh.
2. Giải pháp mới.
2.1. Thành lập câu lạc bộ Bơi lội.
Câu lạc bộ Bơi lội bao gồm các thầy cô:
-
Thầy Lê Đình Dương: Phó Hiệu trưởng – Chỉ đạo chung
Thầy Phạm Hà Phong: Nhóm trưởng – Phụ trách chuyên môn
Thầy Đinh Văn Thực: Giáo Viên – Phụ trách chuyên môn
2
-
Thầy Trần Tuấn Anh: Giáo Viên – Phụ trách chuyên môn
Cô Nguyễn Thị Huyền: Giáo Viên – Phụ trách chuyên môn
Và những em học sinh có nhu cầu nguyện vọng tập học tập môn Bơi.
2.2. Xây dựng nội dung và cách thức thực hiện.
2.2.1. Tổ chức giảng dạy bơi
a. Nội dung, yêu cầu tổ chức quản lý điều hành giảng dạy bơi
Đối với học sinh có thể tổ chức giảng dạy theo từng lớp học tuy nhiên cần nắm
rõ các yêu cầu, nội dung giảng dạy để nâng cao hiệu quả. Dạy bơi là một quá trình sư
phạm bao gồm các quá trình có liên quan chặt chẽ lẫn nhau theo quy trình như sau :
- Kiểm tra lứa tuổi của lớp.
- Kiểm tra sĩ số lớp một cách bắt buộc (trước và sau mỗi buổi học)
- Kiểm tra tình trạng sức khỏe, thể lực, tâm lý, năng lực vận động.
- Tổ chức cơ cấu lớp học và phân nhóm hợp lý ( theo tuổi, khả năng tiếp thu,
năng lực vận động, sức khỏe).
- Xây dựng kế hoạch và giáo án phù hợp với nhận thức và khả năng tiếp thu
của học sinh.
- Tổ chức lên lớp và thực hiện nhiệm vụ của giáo án trong tiến trình đã xây dựng.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập qua từng giai đoạn giảng dạy.
b. Xây dựng kế hoạch tổ chức lớp học
*Mục đích, nhiệm vụ của lớp học
Căn cứ vào thời gian, điều kiện và trình độ của học sinh để xác định mục đích và
nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên phải đạt được một số mục đích chung như sau :
- Củng cố và tăng cường sức khỏe, rèn luyện cơ thể thích ứng với môi trường
sống.
- Hình thành ở học sinh những hiểu biết cơ bản về đảm bảo an toàn và vệ sinh khi
vui chơi giải trí và học tập trong môi trường nước.
- Biết cách nhịn thở, thở cơ bản và thở khi bơi dưới nước.
- Học các kỹ năng vận động dưới nước: Vận động có điểm tựa, vận động không
có điểm tựa, thở trong nước, làm nổi người, lướt nước và kỹ thuật bơi đơn giản.
3
- Xây dựng lòng tin, hứng thú bền vững, lòng ham thích hoạt động vận động dưới
nước.
- Góp phần giáo dục các phẩm chất tâm lý: Bạo dạn, tự tin, vượt khó, tính kỷ luật,
tính tổ chức…
*Thời gian của lớp học
Thời gian của lớp học phân bố theo các giai đoạn cụ thể, mật độ của buổi học
không cách xa nhau quá nhiều: 1 tuần 3 buổi ; tổng thời gian từ 12-20 giáo án, mỗi giáo
án từ 45-60 phút bao gồm cả các bài tập trên cạn.
*Số lượng học viên
Mỗi giáo viên phụ trách từ 10- 15 em (tối đa 20 em ).
* Chuẩn bị cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để có thể tổ chức dạy bới và hiệu quả giảng
dạy:
1- Bể bơi:
Hiện nay có nhiều loại bể bơi với nhiều kích cỡ, chất liệu xây dựng với những
thiết kế khác nhau nhưng cũng có thể tận dụng các sông ngòi, ao hồ tự nhiên để giảng
dạy. Bể bơi di động với chất liệu cao su, nhựa tổng hợp đang rất phổ biến. Tuy nhiên tất
cả các nơi tập (bể bơi) phải đảm bảo các điều kiện:
+ Vệ sinh an toàn: Độ trong, sạch, độ sâu, dòng chảy, nhiệt độ nước...
+ Có địa điểm tập các bài tập trên cạn.
+ Dụng cụ tập luyện bổ trợ: Phao tập nổi, chân vịt, áo phao…
+ Dụng cụ, phương tiện cứu đuối.
2- Cán bộ y tế và các dụng cụ, thuốc cấp cứu.
3- Chuẩn bị các phương án cứu đuối và dự phòng
c. Phương pháp dạy bơi :
Phương pháp giảng dạy là cách thức mà giáo viên sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ
dạy học. Bao gồm phương thức tổ chức học sinh học tập, cách thức truyền đạt kiến thức
và kỹ năng của giáo viên. Giáo viên phải tuân thủ các quy luật hình thành kỹ năng kỹ
xảo, quá trình tiếp thu kỹ thuật của học sinh. Sau khi xác định được mục đích, nhiệm
4
vụ, nội dung giảng dạy, cần sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp và có hiệu quả
với đặc điểm đối tượng. Trong quá trình giảng dạy bơi cho học sinh có 4 phương pháp
chính:
- Phương pháp giảng giải (sử dụng lời nói.)
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp hoàn chỉnh
- Phương pháp phân chia.
Phương pháp giảng giải (sử dụng lời nói )
Trong môn bơi thể thao giảng giải ở trên cạn là chính vì ở dưới nước học sinh rất
dễ bị phân tán, khó nghe rõ. Khi học sinh tập dưới nước bổ sung giảng giải bằng cách
dùng các tín hiệu, điệu bộ của tay và các thuật ngữ ngắn gọn để giúp cho học sinh dễ
hiểu và làm theo. Giảng giải cần kết hợp với thị phạm để người học dễ hiểu.
Phương pháp trực quan:
Là một trong những phương pháp quan trọng trong giảng dạy kỹ thuật cho học
sinh nhằm xây dựng kỹ thuật đúng, chính xác. Phương pháp trực quan: Bao gồm trực
quan trực tiếp và trực quan gián tiếp.
- Trực quan trực tiếp: Là phương pháp chủ yếu thông qua thị phạm làm mẫu kỹ
thuật và những sai sót thường mắc, để học sinh quan sát theo nhiều chiều, nhiều góc độ.
Ngoài ra còn sử dụng các cách khác như: Cho học sinh tham quan người bơi tốt, bơi sai,
xem thi đấu…
Yêu cầu: Làm mẫu phải chính xác và làm rõ khâu mấu chốt, nên làm chậm sau đó
làm theo đúng nhịp điệu, lặp lại nhiều lần, thực hiện ở nhiều góc độ để học sinh nắm rõ
và nhận thức đầy đủ kỹ thuật .
- Phương pháp trực quan gián tiếp: Là cách cho học sinh xem những kỹ thuật qua:
Tranh, ảnh, phim, video…Ưu điểm của phương pháp là nhờ các tiến bộ của KHKT các
phương tiện trình chiếu với công nghệ hiện đại 3D, 4D… có thể cho học sinh xem với
nhiều góc độ, tốc độ chuyển động, phóng to chi tiết kỹ thuật để người học dễ hiểu và
tiếp thu hơn. Trực quan gián tiếp còn có thể cho phép người học xem lại chính kỹ thuật
của mình để có thể so sánh, đánh giá và khắc phục.
5
Phương pháp hoàn chỉnh :
Mục đích nhiệm vụ giảng dạy bơi chủ yếu là nắm được kỹ thuật các kiểu bơi, vì
vậy việc sử dụng bài tập thế nào cho phù hợp đặc điểm đối tượng về trình độ thể lực,
giới tính, lứa tuổi và khả năng tiếp thu để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Thực chất
phương pháp giảng dạy kỹ thuật chính là cách thức lựa chọn và sử dụng các bài tập vận
động phù hợp với đối tượng để học sinh nhanh chóng nắm bắt và thực hiện được kỹ
thuật .
Đặc điểm của phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh là sử dụng các bài tập với
nguyên vẹn một kỹ thuật động tác mà không phân thành các bộ phận, giai đoạn. Phương
pháp này giúp cho học sinh nắm vững kỹ thuật một cách hoàn chỉnh, không phá vỡ cấu
trúc, nhịp điệu và mối quan hệ giữa các giai đoạn kỹ thuật. Ví dụ: Dạy kỹ thuật chân bơi
trườn sấp hoặc bơi ngửa, kỹ thuật uốn sóng thân bơi bướm… Song sử dụng phương
pháp này học sinh khó nắm vững yếu tố chính và những khâu tương đối khó của kỹ
thuật. Vì vậy phương pháp này chỉ để dạy những kỹ thuật tương đối đơn giản, những kỹ
thuật kỹ thuật không thể phân chia hoặc những kỹ thuật tương đối phức tạp nhưng đã
phân chia một hoặc vài phần mà vẫn không phá vỡ cấu trúc của kỹ thuật . Khi giảng dạy
kỹ thuật phức tạp, tương đối khó sử dụng phương pháp này cần làm rõ trọng điểm, chú
ý phần cơ bản của kỹ thuật, sau đó mới đến phần chi tiết. Đồng thời cần sử dụng rộng
rãi các bài tập chuyên môn mang tính dẫn dắt, phát triển các năng lực thể chất để thực
hiện được những khâu then chốt của kỹ thuật.
Phương pháp này có ưu điểm: Không phá vỡ cấu trúc, tính liên tục và nhịp điệu kỹ
thuật kỹ thuật. Tuy vậy cũng có nhược điểm: Học sinh khó nắm vững yếu tố chính và
những khâu tương đối khó của kỹ thuật , những kỹ thuật phức tạp ( kỹ thuật uốn thân và
đập chân, quạt tay bơi bướm) học sinh rất khó tiếp thu và thực hiện.
Phương pháp phân chia:
Đặc điểm của phương pháp là chia kỹ thuật thành một số phần, giai đoạn một cách
hợp lý để dạy dần từng phần, chia thành phịp đếm( hô) giúp người học dễ tiếp thu và
chú ý vào những khâu then chốt, quan trọng rồi cuối cùng nắm toàn bộ kỹ thuật. Mục
đích nhằm đơn giản hóa quá trình dạy, nâng cao lòng tin, có lợi cho việc nắm vững kỹ
6
thuật nhanh hơn. Ví dụ: Khi dạy kỹ thuật chân bơi ếch có thể chia làm các phần nhỏ có
thể đếm thành nhịp hô như: co bẻ, đạp khép, lướt…
Ưu điểm của phương pháp: Nhờ chia nhỏ một kỹ thuật thành các phần, các giai
đoạn để đơn giản hơn giúp học sinh dễ hiểu, nhanh chóng tiếp thu.
Nhược điểm của phương pháp: Nếu sử dụng phương pháp phân chia không thỏa
đáng sẽ phá vỡ cấu trúc và nhịp điệu làm cho kỹ thuật rời rạc, giật cục ảnh hưởng tới sự
hình thành kỹ thuật liên tục chính xác.
Vì vậy khi sử dụng phương pháp này cần chú ý :
- Khi phân chia các phần kỹ thuật kỹ thuật cần chú ý tới mối liên hệ hữu cơ giữa
các phần để sao cho không phá vỡ cấu trúc của kỹ thuật cơ bản.
- Xác định rõ vị trí của các phần được chia nhỏ trong cấu trúc tổng thể của kỹ thuật.
- Cần kết hợp với phương pháp hoàn chỉnh đúng thời điểm, thời gian học phân
chia không nên quá dài.
Ngoài các phương pháp nêu trên còn có một số phương pháp với các loại bài tập
khác như bài tập trò chơi, bài tập thi đấu…
2.2.2.
Phổ biến kiến thức về phòng chống đuối nước.
Một số trường hợp dẫn đến đuối nước và cách phòng tránh:
a. Đuối nước do lũ lụt
Khi nước lụt dâng lên, những vùng đất trũng thấp sẽ cực kỳ nguy hiểm. Nếu
không đề phòng cơn hoảng loạn do sụp hố cũng sẽ làm cho người ta dễ dàng bị chết
đuối. Theo thống kê thì số người chết đuối vì lũ hằng năm chủ yếu là trẻ em. Chúng ta
không biết rằng ở phía dưới làn nước tưởng chừng như hiền hòa kia, chỗ nào là sâu, chỗ
nào là cạn? Do đó, đôi khi chỉ vì một cái hụt chân rất đơn giản, trẻ em cũng có thể bị sặc
nước và chết đuối. Có em còn bị chết đuối ngay trong nhà của mình...
- Cách phòng tránh:
Luôn tích trữ những vật nổi được trên mặt nước ở trong nhà như: Các bình nhựa,
can nhựa, bình nước suối sau khi uống xong và hướng trẻ cách sử dụng. Lúc cần đến thì
nó sẽ trở thành chiếc phao cứu hộ rất hiệu quả và không tốn kém.
7
Khi nghi ngờ nước lũ lụt sẽ đến. Trước khi ngủ, ta nên buộc tay của trẻ vào một
sợi dây nối với 1 cái thùng, can nhựa gần đó, phòng khi gặp chuyện, trẻ có thể tự cứu
mình bằng cách bám vào thùng, can nhựa để sống. Hoặc nếu không bám được thùng, thì
chiếc thùng nổi cũng cho người lớn dễ dàng xác định vị trí để tìm đến cứu. Tốt nhất nên
để trẻ nằm ở vị trí cao hơn người lớn và che chắn cẩn thận không để cho trẻ lăn lọt
xuống nước.
Trong trường hợp trẻ đang thức, nhưng xung quanh ngập nước. Ta nên buộc phao
tự chế bằng các bình Cooca, nước suối rỗng... quanh người. Phòng khi trẻ bị trượt chân
hay sụp hố, cũng không bị chết chìm.
b. Đuối nước khi tắm biển
Nước ta có bờ biển dài trên 3.200km, nên các tiềm năng về du lịch bãi biển vô
cùng phát triển. Tuy nhiên bên dưới lòng biển cũng có những loại hố lớn nhỏ khác nhau,
đó là nguyên nhân của những cái chết không được báo trước. Nếu vô tình lọt vào những
vùng sâu hoặc vùng xoáy thì rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nắm vững được kỹ thuật thì
có thể thoát được một cách an toàn.
- Cách phòng tránh:
Thường trên vùng biển có nhiều khách du lịch, người ta thường cảnh báo cờ hiệu
cho nghi ngờ những chỗ nước sâu và vùng xoáy, ta nên tránh. Nếu tắm tập thể nên có
dây phao an toàn để ngăn độ sâu cho phép bơi, nước không quá cổ tuyệt đối không đi
tắm biển một mình nếu bạn không biết bơi, mà phải luôn luôn có ít nhất 2 người. Người
bơi tốt kèm người bơi yếu. Nếu bạn không biết bơi mà không có ai đi cùng tốt nhất nên
tắm thật gần bờ hoặc chỉ chơi trên bãi cát.(hình 3).
8
Hình 3 Bị sụp đáy bất ngờ khi đang tắm
Nên biết rằng, hố thường có hình tròn và nước biển tại hố sâu thường di chuyển
theo nguyên tắc: Bên trên thì tràn vào bờ nhưng dưới đáy thì hút trở ra. Do đó nếu bạn
sụp hố ngoài biển. Đừng cố gắng bơi ngược trở vào, mà phải bơi theo chiều xoáy để
thoát ra ngoài
Hình 4
c. Đuối nước do chuột rút
Đôi khi dòng nước ở sông hoặc biển không có vấn đề gì. Nhưng vấn đề thuộc về
con người chúng ta. Có một số người quá ỷ lại với trình độ bơi khá giỏi của mình. Do
đó, không thận trọng với khởi động cần thiết trước khi xuống nước, và khi xuống nước
thì lại chủ quan bơi ra quá xa bờ. Đến khi bất ngờ bị chuột rút, không biết cách bơi vào
bờ nên bị đuối nước.
- Cách phòng tránh: Nếu bạn biết bơi, hãy bình tĩnh, đừng chần chừ. Bạn hãy tập
những bài tập bơi ngửa ( chỉ dùng tay, hay chỉ dùng chân). Bạn sẽ khắc phục được sợ
hãi và cố gắng bơi được vào bờ.
Khi bơi, khởi động không kỹ hoặc dùng sức không đúng sẽ xuất hiện hiện tượng
chuột rút. Đùi, cẳng chân, ngón chân, thậm chí ngón tay, phần bụng là những bộ phận
thường xuất hiện chuột rút. Chuột rút thường do các nguyên nhân sau: không khởi động
kỹ, nước quá lạnh, động tác căng thẳng, không nhịp nhàng v.v... Khi bị chuột rút, cần
bình tĩnh, có thể nhờ người cứu giúp, có thể tự cứu. Tốt nhất là khi bị chuột rút thì lên
bờ ngay, xoa bóp bộ phận bị chuột rút, chú ý giữ ấm, không nên tiếp tục xuống bơi. Tự
9
cứu khi bị chuột rút trong nước là kéo dài cơ bị chuột rút, làm cho cơ bị co được thả
lỏng và duỗi ra. Phương pháp tự cứu như sau:
- Ngón tay bị chuột rút, thì nắm chặt bàn tay, sau đó dùng sức xòe ra, làm lập lại
vài lần là khỏi ( hình 5)
Hình 5
- Chuột rút cẳng chân hoặc ngón chân: Trước hết hít một hơi dài để nổi người lên
mặt nước. Dùng tay đối diện với chân bị chuột rút nắm lấy ngón chân bị chuột rút, dùng
sức kéo ngược lên phía thân người, đồng thời dùng tay cùng bên chân bị chuột rút ấn
vào đầu gối của chân bị chuột rút, làm cho chân bị chuột rút thẳng ra. Khi bị chuột rút ở
đùi cũng áp dụng phương pháp như trên (hình 6)
Hình 6
d. Đuối nước khi gặp xoáy nước ở sông
Có 2 nguyên nhân tạo xoáy
a) Do nước chảy thành 2 dòng ngược nhau. Chỗ giao nhau sẽ tạo thành xoáy nước.
(hình 7)
Hình 7
10
- Cách phòng tránh như sau: Ta không bơi theo mũi tên A, mà phải bơi vòng theo
mũi tên B (bơi theo vòng xoáy có chiều hướng xa dần tâm xoáy). Đôi khi ta nghĩ bơi
theo đường A là ngắn nhất, nhưng đó là đường không thể thực hiện một cách dễ dàng.
Cho dù bạn bơi đến kiệt sức, nhưng khoảng cách của bạn đến tâm xoáy vẫn không đổi,
thậm chí bạn càng vào tâm xoáy mà không biết (hình 8)
Hình 8
b)Do có thể dưới đáy sông có 1 cái lỗ thông qua một dòng chảy khác. Khu vực
này sẽ tạo thành một vùng xoáy có lực hút rất mạnh tất cả các vật trên mặt nước xuống
tận đáy sông. Đây là loại xoáy cực kỳ nguy hiểm (hình 9).
Hình 9
- Cách phòng tránh như sau: Ta phải bình tĩnh hít một hơi thật dài và lặn hẳn
xuống cho chìm và tìm cách bơi thoát ra khỏi chỗ xoáy bằng hết sức lực có được của
mình.
11
Xoáy hút tuy nguy hiểm nhưng cũng có nguyên tắc là càng xuống sâu tâm xoáy
càng nhỏ lại, vùng nguy hiểm sẽ càng hẹp dần, ta sẽ thoát ra dễ dàng hơn là ở trên mặt
nước (là nơi có tâm xoáy to hơn).
e. Đuối nước khi bị lũ cuốn
Không biết phải hướng dẫn cho các bạn như thế nào? Nhưng thường khi bị lũ
cuốn, phải thật nhanh nhạy bám ngay vào bất cứ vật gì có thể bám được hoặc cố gắng
bơi lại gần bất cứ những vật gì nổi trên mặt nước để chụp lấy. Đừng cố gắng tìm cách
bơi ngược dòng trở lại vị trí cũ. Nước lũ gặp những chỗ hẹp thì chảy xiết, nhưng khi ra
đến chỗ rộng thì chảy êm, khi đến chỗ chảy êm hoặc khúc quanh ta hãy tìm cách vào
bờ. Nếu mất bình tĩnh sẽ dễ bị cuống không lựa chọn đước phương án tối ưu và hiệu
quả để thoát nạn.
f. Đuối nước khi bị đắm tàu, đò:
Hiện nay các trường hợp đắm tàu, đò, thuyền thường gây nên những hậu quả đuối
nước rất nghiêm trọng làm chết rất nhiều người. Khi bị đắm thuyền nhiều trường hợp kể
cả người biết bơi rất tốt vẫn bị đuối nước. Nguyên nhân do: Đắm thuyền, đò ở nơi nước
chảy xiết, sóng to, bị ôm túm...
- Cách phòng tránh như sau: Để tự cứu mình và có thể cứu những người khác
nên theo các bước sau khi tình huống xảy ra:
- Hãy bình tĩnh, nhanh chóng cởi bỏ quần áo, vật dụng không cần thiết đồng thời
quan sát tìm kiếm các vật nổi có thể tận dụng.
- Nhanh chóng giải thoát nếu bị người khác đeo bám( trừ trẻ em) rời khỏi tầu,
thuyền và bơi xa đến khoảng cách an toàn, tránh bị cuốn vào xoáy khi tàu chìm.Nên bơi
xuôi dòng và về hướng gần bờ nhất.
- Dừng lại quan sát tìm kiếm các vật nổi, cây, cọc... có thể bám tạm thời chờ trợ
giúp. Tìm kiếm người bị nạn để cứu từng người một, ưu tiên cứu những trẻ em, phụ nữ,
người già, người không biết bơi. Nên kêu, gọi to để những người khác biết và trợ giúp.
III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được.
12
Nếu các biện pháp phòng chống tai nạn đuối nước từ kết quả nghiên cứu được áp
dụng và triển khai sẽ góp phần nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh nhà trường
về nguy cơ đuối nước và các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước học sinh.
Đây cũng là tài liệu tham khảo để triển khai cho các năm tiếp theo của nhà trường
cũng như các trường khác tham khảo sử dụng. Nếu được áp dụng chắc chắn nguy cơ do
tai nạn do đuối nước sẽ được hạn chế và giảm bớt.
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng.
Sáng kiến áp dụng cho đối tượng học sinh, với đặc thù của từng địa phương thì có thể
áp dụng cho các đối tượng khác nhau. Nếu tổ chức các hoạt động ngoại khóa thông qua
việc Thành lập Câu lạc bộ bơi và phòng chống tai nạn đuối nước để dạy bơi cho các em
theo đơn vị nhà trường sẽ dễ quản lý đảm bảo an toàn và tận dụng tốt nguồn lực sẵn có
của nhà trường. Tổ chức dạy bơi sẽ làm tăng số lượng học sinh biết bơi từ đó góp phần
giảm bớt tai nạn đuối nước cho học sinh nhà trường.
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần
đầu(nếu có): 05 thầy cô trong Câu lạc bộ và trực tiếp giảng dạy.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ninh Bình, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Xác nhận của lãnh đạo
Người nộp đơn
đơn vị cơ sở
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Ngọc Quang
Phạm Hà Phong
Lê Quốc Huy
Đinh Văn Thực
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Xuân Viện, Lê Đức Long ( 2015) Giáo trình bơi thể thao. Nxb TDTT, Hà Nội
13
2. Ngô Xuân Viện, Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Thái Hoa ( 2017) Phương pháp dạy bơi và
phòng tránh tai nạn đuối nước . (Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên dạy bơi
toàn quốc)
3. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên( 2003) Sinh lý học thể dục thể thao,NXB TDTT Hà
Nội
4. Cục PCCC & CNCH bộ Công An( 2013) Tài liệu huấn luyện CB, CS cứu nạn cứu hộ
bơi lặn- lưu hành nội bộ
5. Hiệp hội TTDN Việt Nam ( 2010) Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ nhân viên cứu hộ bơi- lưu
hành nội bộ
6. Công văn số 1761/ BGDĐT-CTHSSV ngày 21 tháng 04 năm 2016 .Công văn số
127/UBND tỉnh – VP6 ngày 20/4/2016 .
7. Công văn số 423/SGDĐT-HSSV ngày 06/5/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh
Bình về việc tăng cường công tác phòng chống tai nạn và đuối nước trong dịp hè
2016.
14