Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tình hình một số thị trường bảo hiểm trên thế giới và tại mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong hầu hết các hoạt động bình thường diễn ra hàng ngày, chúng ta phải
gánh chịu nhiều rủi ro. Thế giới dường như là một nơi rất nguy hại. Những mối
nguy hại này tiềm ẩn ở khắp mọi nơi.
Thực tế cho thấy, vai trò của BHXH rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội,
nhưng nhiều người lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của BHXH. Hoàn
thiện BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp
phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình trong các trường hợp ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết, rủi ro và
các khó khăn khác.
Bảo hiểm xã hội, là một chính sách xã hội đặc biệt quan trọng đối với các
nước chú trọng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình và pháp
luật hóa trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. Tại nhiều quốc gia, bảo hiểm đã
thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội.
Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh phát triển rất mạnh,
với tốc độ tăng trưởng trung bình khá cao. Đặc biệt, ở một số nước trên thế
giới, bảo hiểm đã trở thành một phần không thể thiếu trong kinh doanh cũng như
trong cuộc sống nói chung.
Ở trên thế giới, các nước đã phát triển về bảo hiểm từ rất lâu. Mỹ là thị
trường có qui mô lớn nhất thế giới, sau đó là Anh và Đức ở Châu Âu. Ở Châu Á,
Nhật Bản và Hàn Quốc là các nước đi tiên phong, đang trên đà phát triển rất mạnh.
Sau quá trình học tập và tìm hiểu, nhóm chúng em đã cân nhắc và chọn đề tài
tiểu luận: “Tình hình một số thị trường bảo hiểm trên thế giới và tại Mỹ”.
Trong quá trình làm bài, do kiến thức về ngành bảo hiểm còn hạn hẹp và thời
gian làm bài quá nhanh, nên bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu
sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn trong lớp để bài tiểu
luận được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
Bài tiểu luận gồm 3 phần:
Phần 1: LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM.
Phần 2: GIỚI THIỆU CÁC THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TRÊN THẾ GIỚI
Phần 3: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TẠI MỸ




PHẦN 1:
LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM
1.1. Nguồn gốc ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm thế giới
Bất cứ ngành nghề nào đều ra đời từ nhu cầu đòi hỏi khách quan trong những
điều kiện nhất định.
Cho đến nay, chưa ai có thể xác định chính xác nguồn gốc của bảo hiểm bắt
đầu từ bao giờ, nhưng mọi người công nhận các hoạt động sơ khai, mang tính bảo
hiểm đã có từ rất lâu. Các hoạt động đó đáp ứng nhu cầu bảo vệ cuộc sống con
người ở mọi nơi, mọi lúc trước những rủi ro trong cuộc sống. Cùng với sự phát
triển của xã hội, các nhu cầu trở nên đa dạng và phức tạp hơn, cả về quy mô, mức
độ và thời hạn. Theo đó, các hoạt động để đáp ứng nhu cầu ấy cũng phát triển một
cách tương ứng. Các hoạt động này dần dần được quy định lại một cách chính
thức, hợp pháp theo các tiêu chuẩn khác nhau và có tên gọi chung là bảo hiểm.
Những nghiên cứu về lịch sử phát triển của hoạt động bảo hiểm cho thấy hoạt
động bảo hiểm trong quá trình phát triển đã trải qua 3 hình thái: dự trữ thuần túy,
cho vay nặng lãi và cuối cùng là hình thức thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm các
bên.
1.1.1 Dự trữ thuần túy.
Những bằng chứng lịch sử cho thấy từ rất xa xưa cho đến nay con người đã ý
thức được việc tự bảo vệ để tồn tại, trong đó vấn đề đầu tiên là dự trữ thức ăn kiếm
được hàng ngày phòng khi đói kém.
Ví dụ: vào những năm 2.500 trước công nguyên (TCN) - hơn 4.000 năm
trước đây, ở Ai Cập những người thợ đẽo đá đã biết thiết lập quỹ để giúp đỡ nạn
nhân của các vụ tai nạn.
1.1.2. Cho vay nặng lãi.
Hệ thống cho vay phát triển cùng với sự mở rộng thương mại và buôn bán
giữa các quốc gia, các vùng, các châu lục. Dấu ấn đáng chú ý là: hệ thống vay
mượn lãi suất cao để mua và vận chuyển hàng hóa ở Babylon (khoảng l.700 năm

TCN) và AThen (khoảng 500 năm TCN). Khi hàng hóa bị mất trong quá trình vận
chuyển thì người đi vay sẽ không phải trả khoản tiền đã vay. Khiếm khuyết của hệ
thống này là lãi suất hà khắc, có khi lên đến 40% và phải trả trước (Nghiên cứu
lịch sử phát triển bảo hiểm cho thấy phần lãi suất cho vay được khấu trừ trước nay
là dấu hiệu của phí bảo hiểm ngày nay). Do vậy, nhà thờ và các hội tôn giáo đã can


thiệp bằng các sắc lệnh để chấm dứt hoạt động cho vay nặng lãi. (Trích: Đại cương
về BH và BH nhân thọ - Tổng công ty BHVN)
Vì nhu cầu cần tiền và cần sự đảm bảo cho chuyến hàng của các nhà buôn
vẫn rất lớn, đặc biệt khi thông thương buôn bán đang phát triển và mang lại lãi
suất rất cao, các hình thức khác đã ra đời.
1.1.3. Thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi của các bên.
Để giải quyết nhu cầu tiền vốn và nhu cầu giảm các thiệt hại lớn cho các nhà
buôn, có 2 phương pháp khả thi. Đó là:
a. Hình thức cổ phần.
Chuyến hàng được tạo lập bằng sự đóng góp của nhiều người. Mỗi người góp
một phần nào đó (bằng tiền hoặc hàng hóa) vào chuyến hàng và cùng chịu trách
nhiệm theo phần đóng góp đó. Khi chuyến hàng về đến đích, lợi nhuận sẽ được
chia cho mọi người theo tỷ lệ đóng góp cổ phần. Nếu chuyến hàng chẳng may gặp
rui ro thì hậu quả thiệt hại cũng được chia sẻ cho nhiều người. Hình thức này giảm
được gánh nặng tổn thất cho nhiều người cùng gánh chịu. Nhưng nó vẫn bộc lộ
nhiều hạn chế như: kêu gọi cho đủ người tham gia góp cổ phần sẽ mất nhiều thời
gian, phải dàn xếp thỏa thuận chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi...
b. Hình thức bảo hiểm.
Những thỏa thuận bảo hiểm đầu tiên xuất hiện gắn liền với hoạt động giao
lưu buôn bán hàng hóa bằng đường biển. Những thỏa thuận bảo hiểm trong lĩnh
vực hàng hải có nội dung cơ bản như sau:
Một bên là nhà buôn, chủ tàu chấp nhận trả một khoản tiền nhất định, nếu
hàng hóa, tàu thuyền không đến được nơi giao hàng do một số nguyên nhân nhất

định thì bên thứ hai (Người bảo hiểm) sẽ trả bên thứ nhất một khoản tiền nhằm bù
đắp cho những thiệt hại đã xảy ra. Như vậy, có thể coi bảo hiểm hàng hải là sự khởi
đầu của ngành bảo hiểm. Bản hợp đồng bảo hiểm cổ nhất còn lưu lại được phát hành
tại thành phố cảng Genoa - Italia, vào năm 1347. Sau đó, cùng với cuộc cách mạng
thương mại vào thế kỷ 14, 15 thúc đẩy sự mở rộng vận tải hàng hải, bảo hiểm hàng
hải cũng phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động bảo hiểm ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội
xoài người. Hoạt động này đã đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết về an toàn
của con người trong cuộc sông và sinh hoạt. Bảo hiểm hàng hải là loại bảo hiểm
đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm. Sau đó, lần lượt là bảo hiểm hỏa hoạn,
bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác.[8]
b1. Bảo hiểm hỏa hoạn:


Vụ cháy lớn ở Anh vào năm 1666 đã thiêu hủy trên 13.000 tòa nhà, là thảm họa
lớn nhất từ trước cho đến thời điểm đó. Nhu cầu về cơ chế bảo hiểm cho tài sản trước
rủi ro cháy dẫn tới sự ra đời của các công ty bản hiểm trong lĩnh vực hỏa hoạn. Năm
1667, công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên đã ra đời ở nước Anh. [8]
b2. Bảo hiểm nhân thọ:
Công ty bảo hiểm nhân thọ Equitable là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên
được thành lập ở Anh vào năm 1762. Có thể nói rằng nước Anh là chiếc nôi của
ngành dịch vụ bảo hiểm thế giới. Cho đến ngày nay, đây vẫn là trung tâm của các
hoạt động bảo hiểm.
b3. Các loại bảo hiểm khác.
Cuối thế kỷ 19, cùng với sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp cơ
khí, hàng loạt các nghiệp vụ bảo hiểm đã xuất hiện và phát triển rất nhanh: bảo
hiểm ô ô, bảo hiểm máy bay, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Ngày nay, bảo hiểm đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội.
Ngành bảo hiểm thương mại đang giữ một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế
nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển.

1.2. Định nghĩa bảo hiểm
Mặc dù bảo hiểm đã có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời,
nhưng do tính đặc thù của loại hình dịch vụ này, cho đến nay vẫn chưa có một
định nghĩa thống nhất về bảo hiểm. Theo các chuyên gia bảo hiểm, một định
nghĩa đầy đủ và thích hợp cho bảo hiểm phải bao gồm việc hình thành một quĩ
tiền tệ (quĩ bảo hiểm), sự hoán chuyển rủi ro và phải bao gồm cả sự kết hợp số
đông các đơn vị đối tượng riêng lẻ, độc lập chịu cùng một rủi ro như nhau tạo
thành một nhóm tương tác.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm. Theo Dennis Kessler, "Bảo
hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít." Còn theo Monique
Gaullier, "Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm
cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để
cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận
được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là
người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền
bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê."
Các định nghĩa trên hoặc quá thiên về góc độ xã hội, hoặc quá thiên về
góc độ kinh tế, kĩ thuật, ít nhiều có sự khiếm khuyết các yếu tố cần thiết của một
định nghĩa. Nói một cách chính xác, bảo hiểm là một dịch vụ tài chính, dựa trên


cơ sở tính toán khoa học, áp dụng biện pháp huy động nhiều người, nhiều
đơn vị cùng tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm bằng tiền để bồi thường thiệt
hại về tài chính do tài sản hoặc tính mạng của người được bảo hiểm gặp phải
tai nạn rủi ro bất ngờ.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày
09/12/2000) thì “kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của
người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh
nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho

người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm."
Như vậy, để có một khái niệm chung nhất về bảo hiểm, chúng ta có thể đưa
ra định nghĩa: “Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với
người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do
một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo
hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm”.
1.3. Chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm
1.3.1. Người có nhu cầu về dịch vụ bảo hiểm
Nhu cầu được bảo hiểm xuất phát từ những khách hàng thực sự và những
khách hàng tiềm năng. Khách hàng có thể là cá nhân hay tổ chức.
- Khách hàng cá nhân hay hộ gia đình, nhu cầu tiềm năng rất lớn, tuy
nhiên nhu cầu này thực sự phát triển khi cá nhân, hộ gia đình có mức thu
nhập ổn định và trên trung bình, trình độ dân trí ở mức nhất định để có thể
hiểu nhận biết và chủ động tham gia dịch vụ bảo hiểm.
- Khách hàng là một tổ chức hay một doanh nghiệp: đây là khách
hàng có hiểu biết ít nhiều về bảo hiểm và luôn có nhu cầu các dịch vụ bảo
hiểm nhằm bảo vệ tài sản, nguồn tài chính của doanh nghiệp.
1.3.2. Chủ thể cung ứng dịch vụ bảo hiểm
Đó là các công ty bảo hiểm được pháp luật cho phép hoạt động kinh doanh
bảo hiểm, cung ứng các dịch vụ bảo hiểm cho thị trường. Công ty bảo hiểm được
hình thành chủ yếu dưới dạng pháp nhân thường là các công ty cổ phần hay công
ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên.
1.3.3. Trung gian bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm: đại diện cho công ty bảo hiểm, có vai trò tìm kiếm nhu cầu
khách hàng qua đó tư vấn giới thiệu dịch vụ bảo hiểm và thiết lập thỏa thuận hợp
đồng bảo hiểm theo sự ủy quyền của công ty bảo hiểm, đại lý được hưởng hoa


hồng trên mỗi hợp đồng ký kết.
Môi giới bảo hiểm: là người được khách hàng ủy quyền để tư vấn giới thiệu

những dịch vụ bảo hiểm thích hợp theo nhu cầu khách hàng với mức phí tốt nhất,
người môi giới sẽ đại diện khách hàng đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm.
1.4. Phân loại bảo hiểm
Căn cứ đối tượng bảo hiểm:
- Bảo hiểm tài sản
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Bảo hiểm con người
Căn cứ vào thời gian bảo hiểm:
- Bảo hiểm nhân thọ (bảo hiểm ngắn hạn)
- Bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm dài hạn)
Căn cứ kỹ thuật bảo hiểm:
- Bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ
- Bảo hiểm dựa trên kỹ thuật dồn tích
Căn cứ tính chất số tiền bồi thường:
- Bảo hiểm có STBT trả theo nguyên tắc bồi thường
- Bảo hiểm có STBT trả theo nguyên tắc khoán
Căn cứ vào phương thức quản lý:
- Bảo hiểm tự nguyện
- Bảo hiểm bắt buộc
Căn cứ vào nghị định 100CP ngày 18/12/1993 : có 13 loại hình bảo hiểm
- Bảo hiểm nhân thọ
- BHYT tự nguyện và bảo hiểm tai nạn con người
- BH tài sản và BH thiệt hại
- BH vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và
đường hàng không.
- BH thân tàu và TNDS chủ tàu
- BH trách nhiệm chung
- BH hàng không
- BH xe cơ giới
- BH cháy

- BH tín dụng và rủi ro tài chính
- BH thiệt hại kinh doanh
- BH nông nghiệp
- Các nghiệp vụ BH khác do BTC quy định.
1.5. Sự cần thiết của Bảo Hiểm đến sự phát triển kinh tế xã hội
1.5.1. Sự cần thiết của bảo hiểm


Ngày nay, bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh hết sức phát
triển và dần trở nên một khái niệm quen thuộc với hầu hết mọi người. Ở nhiều
quốc gia, mua bảo hiểm từ lâu đã là một việc làm không thể thiếu đối với người
dân. Trong cuộc sống sinh hoạt nói chung cũng như trong những hoạt động sản
xuất - kinh doanh phục vụ cuộc sống, con người luôn gặp phải những tai hoạ, tai
nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra, gây thiệt hại về tài sản và con người, tạo ra
sự mất cân đối trong quá trình sản xuất, xã hội. Có nhiều loại rủi ro xuất hiện, chi
phối cuộc sống của con người. Đó có thể là các rủi ro do thiên nhiên, rủi ro mang
tính kỹ thuật hoặc rủi ro do môi trường xã hội gây ra. Để đối phó với các rủi ro,
con người đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm hạn chế, cũng như khắc
phục những hậu quả do rủi ro gây nên. Chính sự tồn tại của các loại rủi ro, cũng
như nhu cầu cấp thiết phải có những biện pháp đối phó với rủi ro đã cho thấy sự
cần thiết của bảo hiểm. Bảo hiểm đã tạo sự an toàn trong cuộc sống cũng như
trong kinh doanh và tự thân nó cũng đã, đang và vẫn sẽ là một ngành kinh
doanh phát đạt bởi vì trong nền kinh tế, nếu còn rủi ro thì cần thiết phải có bảo
hiểm.
1.5.2. Vai trò, tác dụng của Bảo Hiểm
Thực tế cũng cho thấy, sự tồn tại của một thị trường bảo hiểm mạnh là
một trong những yếu tố cơ bản của bất cứ nền kinh tế thành công nào. Tác dụng
của bảo hiểm thể hiện rõ trên nhiều phương diện. Ngoài việc giúp bù đắp thiệt
hại, khắc phục tổn thất, bảo hiểm còn sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn
rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào những lĩnh vực khác. Cũng nhờ bảo

hiểm mà ngân sách nhà nước hàng năm có nguồn đóng góp không nhỏ, mọi
người có được tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống, công tác đề
phòng và hạn chế tổn thất được tăng cường...
Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất: Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất là
tác dụng chủ yếu của bảo hiểm và cũng xuất phát chính từ nhu cầu này mà bảo
hiểm đã ra đời. Nói đến bảo hiểm là nói đến khả năng bồi thường khi có tổn thất
xảy ra, và vai trò của các công ty bảo hiểm là cung cấp các loại dịch vụ đặc
biệt nhằm khôi phục khả năng vật chất, tài chính như trước khi xảy ra rủi ro,
hoặc bồi thường cho người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm con người. Khi có
tổn thất xảy đến với đối tượng được bảo hiểm thì nhiệm vụ cơ bản của bảo hiểm
là khắc phục những hậu quả đó, ổn định đời sống và quá trình sản xuất - kinh
doanh.
Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất: Bên cạnh khả năng giải


quyết các hậu quả của rủi ro, bảo hiểm còn góp phần thực hiện một nội dung
trong các biện pháp kiểm soát rủi ro. Đó là đề phòng và hạn chế tới mức thấp
nhất những tổn thất có thể xảy ra. Nhờ đó, những thiệt hại đáng tiếc về người và
tài sản được giảm thiểu và những hậu quả về kinh tế - xã hội cũng được chủ
động phòng tránh. Dựa trên cơ sở các rủi ro xảy ra hàng năm, các tổ chức
kinh doanh bảo hiểm tiến hành nghiên cứu các rủi ro thống kê các tai nạn,
tổn thất, từ đó xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến
thiệt hại. Những nghiên cứu này giúp các công ty bảo hiểm có thể đề ra được các
biện pháp kiểm soát ngăn ngừa rủi ro hữu hiệu nhất nhằm giảm đến mức thấp
nhất tổn thất có thể xảy ra.
Sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để
đầu tư vào những lĩnh vực khác: Đó là tổng các khoản dự phòng rủi ro của các
doanh nghiệp, cá nhân. Mà nếu xét trên tổng thể toàn xã hội, đây là một khoản tiền
lớn, có khả năng sinh lợi cao khi đem đi đầu tư.
Tăng thu cho ngân sách nhà nước: Hàng năm, thông qua việc nộp thuế, bảo

hiểm đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, bảo
hiểm đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách thông qua việc tốt khâu phòng ngừa và
hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tối đa tài sản công cộng, giảm đến mức thấp nhất
những thiệt hại đáng tiếc. Điều này giúp nhà nước giảm bớt chi tiêu những khoản
lớn để bù đắp những tổn thất như phải xây dựng đường xá, cầu cống, nhà xưởng,
công trình… Ngoài ra, một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ
thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm trong nước,
góp phần tiết kiệm một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước.
Tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh, trong cuộc sống: Khi kinh doanh ngày
càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì người ta càng có nhu
cầu được đảm bảo an toàn cho tương lai. Môi trường kinh doanh cũng như môi
trường xã hội đang dần xuất hiện những rủi ro mới. Những rủi ro thiên nhiên như
bão lũ, hạn hán, cháy rừng tự nhiên… đang trở lên hết sức phức tạp. Thế giới đang
biến triển hết sức phức tạp, khó đoán như chiến tranh, khủng bố, xung đột. trong
tình hình như vậy, bảo hiểm chính là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực
tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh trong cuộc sống cho con người.


PHẦN 2:
GIỚI THIỆU CÁC THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương.
Châu Á-Thái Bình Dương (gọi tắt: APAC) nằm ở phía Tây Thái Bình
Dương, bao gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, Đông Nam Á,
Australasia và châu Đại Dương. Với nhận thức về rủi ro ngày càng được nâng cao
cũng như mức tích lũy ngày càng tăng, thị trường bảo hiểm Châu Á – TBD sẽ vẫn
tiếp tục đà tăng trưởng, cho dù tốc độ tăng trưởng ở mỗi nước có thể khác nhau.
Mức độ tăng trưởng của từng thị trường cũng phụ thuộc phần lớn vào môi trường
hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở nước đó, mà môi trường kinh doanh lại chịu ảnh
hưởng của một số yếu tố như: trình độ phát triển kinh tế, các yếu tố về chính trị,

kết cấu hạ tầng hoạt động kinh doanh và môi trường pháp lý.
Nhìn chung, mặc dù có sự chênh lệch đáng kể về mức độ thâm nhập thị
trường ở các nước khác nhau trong khu vực song thị trường bảo hiểm các nước
Châu Á Thái Bình Dương (Châu Á – TBD) vẫn được nhìn nhận là có tốc độ tăng
trưởng và tiềm năng to lớn.
a. Bảo hiểm nhân thọ
Thị trường bảo hiểm nhân thọ khu vực Châu Á – TBD được nhận định là một
thị trường phát triển nhanh và nhiều tiềm năng. Một số thị trường các nước như
Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng hai con số
về phí bảo hiểm trong một số năm trở lại đây. Tuy nhiên, tỷ lệ thâm nhập thị
trường ở mỗi nước vẫn có sự chênh lệch khá rõ - tỷ lệ này được đo bằng tỷ lệ phần
trăm của phí bảo hiểm trên tổng thu nhập quốc dân (GDP).
Các thị trường của một số nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc có
tỷ lệ thâm nhập thị trường bảo hiểm nhân thọ cao vào năm 2003, có thể so sánh
được với các thị trường phát triển trên thế giới như Mỹ (4,38%) và Anh (8,62%).
Những nước này có thị trường bảo hiểm phát triển hơn những nước khác trong
khu vực, với tỷ lệ dân số sử dụng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ lớn. Tuy nhiên,
trước tình hình dân số đang già đi cùng với nhu cầu được bảo vệ cũng như quản lý
thu nhập cá nhân ngày càng cao ở những nước này thì thị trường bảo hiểm vẫn còn
nhiều cơ hội để khai thác các dạng sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ
(protect-type products), ví dụ như bảo hiểm sức khỏe và tai nạn.


Mặt khác, các nước như Indonesia, Philippines và Việt Nam là những nước
có thị trường bảo hiểm với tỷ lệ thâm nhập dân cư thấp, ở mức dưới 1%. Ở các thị
trường này, mới chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ dân cư sử dụng các sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ, do vậy tiềm năng khai thác mọi loại hình bảo hiểm những thị trường này
là vô cùng to lớn.
Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập khả dụng tương đối của người dân thấp cũng như
tình trạng cơ sở hạ tầng cho hoạt động tài chính còn sơ sài – xét theo mức độ hiệu

quả của cơ chế quản lý cũng như hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh
doanh bảo hiểm - sẽ gây nhiều trở ngại cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm
tại các nước này.
Moody’s cho rằng trong thời gian tới, thị trường bảo hiểm nhân thọ các nước
khu vực Châu Á – TBD sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng, mặc dù mức độ tăng trưởng có
sự khác nhau giữa các nước. Sự phát triển của từng thị trường cũng phụ thuộc vào
môi trường hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở nước đó, mà môi trường thì lại chịu
ảnh hưởng của một số yếu tố như: trình độ phát triển kinh tế, các yếu tố về chính
trị, kết cấu hạ tầng hoạt động kinh doanh cũng như môi trường pháp lý.
b. Bảo hiểm phi nhân thọ
Các thị trường bảo hiểm phi nhân thọ các nước thuộc khu vực Châu Á – TBD
có trình độ phát triển khá chênh lệch, xét trên góc độ thành phần kết cấu thị
trường, các loại hình và độ phức tạp của sản phẩm, mức độ tự do hóa và cạnh
tranh, cũng như mức độ tương thích của hệ thống luật pháp với tập quán kinh
doanh quốc tế.
Những thị trường được nghiên cứu trong bản báo cáo này bao gồm từ
Australia, thị trường phát triển nhất, cho đến Việt Nam, Indonesia và Philippines,
là những thị trường kém phát triển nhất. Những thị trường còn lại như Đài Loan,
Nhật Bản và Singapore có trình độ phát triển khá, xếp sau Australia, còn thị trường
Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang vươn lên mạnh mẽ để gia nhập tốp trên.
Tỷ lệ thâm nhập thị trường, được đo bằng tỷ lệ phần trăm phí bảo hiểm/GDP,
cũng rất chênh lệch giữa các thị trường trong khu vực. Đài Loan là thị trường có tỷ
lệ thâm nhập thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cao nhất với 3,02% vào năm 2003,
nhưng vẫn là rất thấp so với các thị trường bảo hiểm lâu đời hơn như Mỹ (5,23%)
và Anh (4,75%). Trong khi đó, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam, Ấn
Độ và Philippines có tỷ lệ thâm nhập thấp nhất với lần lượt là 0,57%; 0,62%;
0,61%. Tương tự như đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ thì thị trường bảo hiểm


phi nhân thọ ở khu vực Châu Á – TBD còn rất nhiều tiềm năng để phát triển do

trình độ nhận thức về rủi ro ngày càng cao và triển vọng tăng trưởng kinh tế lớn.
Chúng tôi cho rằng trong tương lai, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ khu vực
Châu Á – TBD sẽ có những thay đổi đáng kể về môi trường kinh doanh, với mức
độ và tốc độ thay đổi khác nhau ở mỗi nước. Nếu như ở các thị trường phát triển,
các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tập trung vào việc nâng cao các tiêu
chuẩn chung về công tác quản lý rủi ro, thì các thị trường kém phát triển hơn sẽ cải
thiện môi trường hoạt động kinh doanh cùng với những thay đổi về hệ thống luật
pháp. Các doanh nghiệp bảo hiểm ở những thị trường kém phát triển hơn cũng sẽ
liên kết, sáp nhập để đối phó với áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các
công ty bảo hiểm nước ngoài.
Trong năm 2013, nhận định của một số chuyên gia về tình hình phát triển tại
Châu Á – Thái Bình Dương:
Theo Ernst & Young: Mặc dù kinh tế suy thoái, các quy định và chính sách
tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương có nhiều thay đổi, ngành bảo hiểm vẫn có
cơ hội phát triển ở những lĩnh vực như bảo hiểm cá nhân và quản lý tài sản, cũng
như những sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu phức tạp của khách
hàng về lập kế hoạch tài chính. Ông Paul Clark, Lãnh đạo dịch vụ Bảo hiểm khu
vực châu Á – Thái Bình Dương của Ersnt & Young chia sẻ: “Tầng lớp trung lưu
đang ngày càng thịnh vượng là nguồn khách hàng tiềm năng chính đóng phí bảo
hiểm và lợi nhuận bảo hiểm. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ phát triển đa
dạng của thị trường bảo hiểm trong khu vực bao gồm các thị trường đã phát triển,
đang phát triển và các thị trường bảo hiểm mới nổi. Việc cân bằng yếu tố rủi ro với
những quy định thận trọng, tập trung vào việc tăng cường bảo vệ khách hàng bảo
hiểm và gia tăng tính minh bạch của sản phẩm bảo hiểm sẽ là mối quan tâm hàng
đầu cho các công ty bảo hiểm trong năm 2013”.
Bên cạnh việc đưa ra các dự báo chung về thị trường bảo hiểm, Ersnt &
Young đã xác định được năm tác nhân thị trường sẽ ảnh hưởng tới chiến lược phát
triển của các công ty bảo hiểm tại khu vực châu Á Thái Bình Dương trong năm
2013. Cụ thể:
Thứ nhất, những cơ hội tăng trưởng tốt nhất (bao gồm cả những lĩnh vực

mới nổi như y tế và lương hưu): Các Công ty bảo hiểm trong nước cũng như quốc
tế sẽ được hưởng lợi ích từ tiềm năng tăng trưởng phí bảo hiểm có hệ thống và tỉ
lệ thâm nhập thị trường của ngành bảo hiểm đang tăng lên của khu vực. Trong bối
cảnh kinh tế hiện nay, các công ty bảo hiểm cần cân nhắc và thận trọng hơn nữa


trong việc lựa chọn thị trường nào nên thâm nhập hay thoái vốn, kênh phân phối
nào nên sử dụng và làm thế nào để giảm thiểu chi phí trong khi vẫn duy trì hiệu
quả hoạt động. Các công ty bảo hiểm cũng cần bảo đảm rằng kế hoạch và chiến
lược của mình phải phù hợp với những thị trường mục tiêu hướng tới và cần có sự
đầu tư đầy đủ vào hệ thống hỗ trợ hoạt động nhằm đảm bảo sự thành công của
hoạt động kinh doanh này. Sự xuất hiện ngày càng tăng của bảo hiểm y tế và
chương trình hưu trí trong khu vực cũng cho thấy cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho
các công ty bảo hiểm.
Thứ hai, sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường pháp lý: Các công ty
bảo hiểm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang phải đối mặt với nhiều
quy định cho ngành bảo hiểm bao gồm Luật Đảm Bảo Khả Năng Thanh Toán II
(Solvency II), Tiêu chuẩn Vốn Chủ Sở Hữu Dựa Trên Rủi Ro (US risk-based
capital standards), và việc chuẩn mực hóa hệ thống kế toán bảo hiểm theo Chuẩn
Mực Lập Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế (IFRS). Đồng thời các nhà chính sách cũng
đang tìm cách củng cố niềm tin của khách hàng trong ngành bảo hiểm. Trong bối
cảnh phức tạp của các quy định, các công ty bảo hiểm trong năm 2013 cần phải
quan tâm tới những thay đổi mang tính sâu rộng trong hoạt động và cơ cấu. Rất
nhiều công ty đang phải đối mặt với những quyết định khó khăn trong đó có việc
tái cân bằng hệ sản phẩm dựa trên sự phân bổ nguồn vốn, xác định hoạt động kinh
doanh và dòng sản phẩm nào cần gỡ bỏ, và chiến lược tái bảo hiểm nào là tối ưu,
cân nhắc đến những thảm họa thiên nhiên trong thời gian gần đây.
Thứ ba, quản lý sự gia tăng của những rủi ro thảm họa trong khu
vực: Các thảm họa tự nhiên như thảm họa kép động đất và sóng thần Tohoku,
động đất ở New Zealand và trận lũ lụt lớn ở Thái Lan và Úc đang định hình lại

cách nhìn của các công ty bảo hiểm về rủi ro và tái bảo hiểm. Mức độ nghiêm
trọng và tần suất của những thảm họa vừa qua đang khiến cho các công ty bảo
hiểm nhượng tái rủi ro nhiều hơn cho những đơn vị tái bảo hiểm. Thách thức cho
nhiều thị trường tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là khả năng thanh toán
bảo hiểm, cũng do vậy chi phí tăng thêm cho tái bảo hiểm thường không phải là
lựa chọn được cân nhắc. Những thảm họa gần đây đã cho thấy những chiều hướng
mới của mô hình thảm họa và sự tương quan giữa những rủi ro.
Thứ tư, đầu tư vào công nghệ để có thể tăng trưởng, cải thiện hoạt động
và quản lý rủi ro:Việc giới thiệu các sản phẩm phức tạp hơn, phân tích các số
liệu, cùng với việc tuân thủ những quy định dựa trên rủi ro đang làm cho những hệ
thống và quy trình cũ dần đến mức quá tải. Do đó, đầu tư vào công nghệ để tăng
trưởng, cải thiện hoạt động và quản lý rủi ro là sự cần thiết mang tính chiến lược,


đòi hỏi sự ưu tiên về chi phí và xác định lợi ích so với phí tổn. Đồng thời, môi
trường pháp lý đang có nhiều thay đổi và chặt chẽ hơn sẽ là một chất xúc tác để
thay thế hệ thống IT rời rạc, lỗi thời, không được thiết kế nhằm đáp ứng những
chiến lược đa tiền tệ và đa sản phẩm. Ngoài ra, những công ty bảo hiểm có hoạt
động xuyên quốc gia phải đối mặt với những thách thức khác về việc bảo mật dữ
liệu và tích hợp hệ thống hỗ trợ hoạt động khác nhau.
Thứ năm, sự cần thiết trong việc tìm ra các dịch vụ sáng tạo mới nhằm
vào công nghệ di động: Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm một nửa dân
số sử dụng di động của thế giới (2.9 tỉ thuê bao đang hoạt động trong năm 2010),
điện thoại di động đã trở thành phong cách sống. Do vậy, để bắt kịp với những sản
phẩm và dịch vụ phục vụ theo phong cách sống mới này, các công ty bảo hiểm
phải có những kênh phân phối và chiến lược dịch vụ mới. Những kênh phân phối
thay thế khác như cổng thông tin (Web Portals) đang được triển khai trên khắp khu
vực nhằm bổ sung hoặc thay thế những đại lý truyền thống, mặc dù bancassurance
(bảo hiểm liên kết ngân hàng)tiếp tục tăng trưởng. Khảo sát người tiêu dùng toàn
cầu của Ernst & Young cho thấy rằng người tiêu dùng sẽ nghiên cứu sản phẩm và

vận chuyển qua mạng trước khi quyết định mua sắm. Do công nghệ di động phát
triển vững chắc tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, các công ty bảo hiểm cần
tìm giải pháp để giữ thị phần và tạo dựng lợi thế cạnh tranh.
2.1.1. Thị trường bảo hiểm Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường lớn nhất trong ngành bảo hiểm nhân thọ và ngay cả
trong tất cả các ngành bảo hiểm khác, khi đồng Yên lên giá so với đồng Đô la cho
phép thị trường này vượt thị trường Hoa Kỳ. Đó là một thị trường tập trung và
được bảo hộ. Sức mạnh tài chính làm cho thị trường bảo hiểm đóng một vai trò
quan trọng trong nền kinh tế của đất nước.
Nhật Bản là thị trường đứng đầu thế giới, cách xa hẳn các nước khác về bảo
hiểm nhân thọ. Về tổng doanh thu (Nhân thọ và Phi nhân thọ), Nhật Bản và Hoa
Kỳ gần bằng nhau và vị trí thị trường đứng đầu thế giới lúc thì thuộc về Nhật Bản,
lúc thì thuộc về Hoa Kỳ, tùy theo sự biến động của tỉ giá hối đoái giữa đồng Yên
và đồng Đô la. Năm 1995, Nhật Bản chiếm vị trí đứng đầu, tất cả các nghiệp vụ
bảo hiểm, với thị phần trên thế giới là 29,73%.
Nếu như doanh thu bảo hiểm của Châu Á vượt doanh thu bảo hiểm của Hoa
Kỳ và mặt khác, của Châu Âu, thì cơ bản là nhờ có Nhật Bản. Chỉ riêng nước này
chiếm 85% thị trường Châu Á. Điều này có nghĩa là các thị trường khác vẫn còn
hạn chế, mặc dù nhiều thị trường trong số này cũng tỏ ra năng động gần như của


Nhật Bản. Tuy nhiên, không phải ở Nhật Bản mà chính ở Hàn Quốc, người ta thấy
tỉ trọng của bảo hiểm trong GDP đạt mức cao nhất. 13,16% GDP. Nhiều nước
Châu Á, nhất là một số nước đông dân nhất, tỉ trọng của bảo hiểm trong GDP vẫn
còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình trên thế giới:
Đó là trường hợp ở Nhật Bản, thị trường bảo hiểm lớn nhất thế giới, có 27
công ty bảo hiểm Nhân thọ và 25 công ty bảo hiểm Phi nhân thọ, tất cả các công ty
này đều có vốn Nhà nước. Chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài (3
Nhân thọ, 25 Phi nhân thọ) bị giảm xuống còn 3% thị trường. Chỉ riêng Nippin
Life, tập đoàn bảo hiểm đứng đầu thế giới, chiếm 20% thị trường bảo hiểm Nhân

thọ, trong khi đó Tokyo Marine & Fire chiếm 20% thị trường bảo hiểm Phi nền
thọ.
Tại Malaysia, với một thị trường trong thời gian dài đã bị khống chế bởi các
tập đoàn bảo hiểm Anh, Chính phủ buộc các công ty bảo hiểm được chấp nhận ở
nước này phải có đa số vốn nằm trong tay các cổ đông Malaysia. Tại Trung Quốc,
PICC bị các công ty lớn cạnh tranh như Ping An, thành lập ở Thân Quyến năm
1988 và Pacific Insurance ở Thượng Hải năm 1992.
Năm 1992, lĩnh vực bảo hiểm Nhân thọ của công ty PICC tách ra thành công
ty riêng, công ty Alina Life. Tại nước này, số lượng các công ty trong nước ngày
càng nhiều. Ở Ấn Độ, Chính phủ đang có ý định tư nhân hóa các công ty quốc
doanh và dần dần mở cửa thị trường cho các công ty mới có vốn trong nước, thậm
chí cả của nước ngoài, cạnh tranh với nhau, mặc dù có sự phản đổi của công đoàn
và một bộ phận quần chúng. Hiện nay, các quy định của Tổ chức Thương mại thế
giới và sức ép của Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy các nước đang thực hiện chế độ thuế quan
bảo hộ và nền kinh tế chỉ huy như Nhật Bản, Indonesia, Đài Loan hay Hàn Quốc,
giảm nhẹ chính sách cấp giấy phép và mở cửa thị trường độc quyền cho các công
ty mới trong nước và nước ngoài cạnh tranh.
2.1.2. Thị trường bảo hiểm Hàn quốc
Hàn quốc và Đài Loan có thị trường bảo hiểm rất phát triển, nhất là trong lĩnh
vực bảo hiểm nhân thọ.
Bảo hiểm luôn đi cùng sự phát triển kinh tế của đất nước. Hiện tỷ lệ thành
công của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc khá cao. Năm 2011, tỷ lệ này là 98%.
Sự phát triển của thị trường bảo hiểm phụ thuộc 3 yếu tố: nỗ lực cải thiện sức mua
của toàn dân, nâng cao năng lực nhận thức của người dân và nền tảng ban đầu cho
ngành bảo hiểm.


Chính phủ Hàn Quốc xác định rõ chính sách ưu đãi về thuế có ảnh hưởng đến
sự gia tăng và phát triển của ngành bảo hiểm giai đoạn đầu. Theo đó, các chi phí
bảo hiểm cá nhân chi trả theo năm sẽ được trừ thuế, nhằm tăng lợi tức cho các

khoản tích lũy từ bảo hiểm của người dân (người dân tham gia tích lũy bảo hiểm
trên 10 năm, tiền lời từ khoản tích lũy đó sẽ không phải nộp thuế).
Ngoài ra, Chính phủ có bước tiến hành rất triệt để hình thức bắt buộc toàn
dân tham gia bảo hiểm y tế để đảm bảo tính thiết thực của chế độ bảo hiểm.
Tại Hàn Quốc, sự giá hóa dân số nhanh chóng và việc thiếu hụt mạng lưới an
toàn xã hội đã buộc người dân nước này dành một phần lớn thu nhập của mình
mua bảo hiểm.
Theo số liệu của Swiss Re, năm 2011,tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm sản phẩm
trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc đứng thứ năm trên thế giới ở
mức trên 11% (Sau Đài Loan, Hà Lan, Nam Phi và Anh). Con số này thậm chí còn
cao hơn 3% so với mức trung bình của các nước phát triển.
Các công ty bảo hiểm trong nước cho rằng các khoản chi cho các dịch vụ bảo
hiểm về an toàn xã hội đối với người nghèo ở Hàn Quốc, đặc biệt là những người
đã về hưu sẽ tăng cao do Hàn Quốc là một trong những quốc gia có dân số lão hóa
nhanh nhất trên thế giới. Người dân Hàn Quốc đã chi trung bình khoảng 2.700
USD cho mỗi hợp đồng bảo hiểm trong năm 2011. Điều này đã làm cho Hàn Quốc
trở thành quốc gia chi tiêu cho bảo hiểm lớn thứ 22 trên thế giới.
Năm 2011, thị trường bảo hiểm của Hàn Quốc trị gí 130 tỷ USD, đứng thứ 8
trên thế giới, chiếm hơn 2,5% ngành bảo hiểm toàn cầu.
2.1.3. Thị trường bảo hiểm Việt Nam
Việt Nam sau 15 năm mở cửa thị trường, nền kinh tế có những biến chuyển
mạnh mẽ. Thị trường bảo hiểm ViệtNam nói chung và lĩnh vực bảo hiểm phi nhân
thọ nói riêng cũng ngày càng được mở rộng với sự tham gia rộng rãi của các thành
phần kinh tế vào việc kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Tính đến nay, Việt Nam đã có
28 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động. Ngoài ra còn có sự hiện diện của hơn
33 văn phòng đại diện của các công ty bảo hiểm và công ty môi giới bảo hiểm
nước ngoài.
Rất nhiều loại sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ liên
quan tới bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm… đã được

công ty triển khai cung cấp cho khách hàng đáp ứng phần nào nhu cầu phong phú,


đa dạng của người tham gia bảo hiểm và tạo được sự lựa chọn mang tính cạnh
tranh cho khách hàng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thị trường bảo hiểm Việt Nam,
nhất là trong thời gian 5 năm gần đây tăng khoảng 22%, (theo báo cáo đánh giá
của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) đã cho thấy thế mạnh và bước đột phá lớn của
ngành bảo hiểm Việt Nam. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng
mạnh thông qua vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ làm cho khả năng thanh
toán và mức giữ lại của từng doanh nghiệp bảo hiểm nâng lên rõ rệt, tăng khả
năng nhận tái bảo hiểm từ đó tạo ra nguồn vốn lớn để đầu tư lại cho nền kinh tế
quốc dân.
Hoạt động đầu tư của các Doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng khẳng định vai
trò của mình. Đây thực sự là một kênh huy động vốn quan trọng, phục vụ cho việc
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ cấu vốn đầu tư đã chuyển mạnh từ đầu
tư ngắn hạn và chủ yếu là gửi tại các tổ chức tín dụng nay chuyển sang đầu tư dài
hạn theo các danh mục đầu tư như: mua trái phiếu chính phủ, đầu tư trực tiếp các
kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống….
Song song cùng với sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm
cũng như sự mở rộng quy mô hoạt động, số lượng người làm việc trong ngành bảo
hiểm cũng tăng lên đáng kể, tạo công ăn việc làm cho hơn 14.000 cán bộ, nhân
viên và trên 140.000 đại lý bảo hiểm.
2.1.3. Một số nước khác.
Các nước khác ở Châu Á vẫn là những thị trường mới nổi trong lĩnh vực bảo
hiểm, tuy nhiên, có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Tại hai nước đông dân nhất thế
giới, Trung Quốc và Ấn Độ, thị trường bảo hiểm vẫn do Nhà nước quản lý và
thuộc trong số nhân nước có tỉ trọng của bao hiểm trong GDP thấp nhất thế giới.
Quá trình phát triển hiện nay cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các nước này
sớm khắc phục sự tụt hậu tương đối của họ.

Trung Quốc (l,17%), Ấn Độ (2,Ol%), Pakistan (O,8%), Indonêxia (l,40%).
Như vậy các thị trường Châu Á có tiềm năng phát triển đáng kể và trong tương lai
có lẽ sẽ tiếp tục đạt nhịp độ tăng trưởng nhanh đã được ghi nhận trong vài năm
gần đây Nhìn chung, các thị trường Châu Á tương đối tập trung. Nhiều trở ngại về
chính trị hay văn hóa, luật pháp hay hành chính, hạn chế vai trò của các công ty
này được phép hoạt động thì chúng cũng chỉ đóng vai trò thứ yếu.
2.2. Thị trường Châu Mỹ La Tinh
2.2.1. Vị trí của thị trường bảo hiểm châu Mỹ Latinh trên thế giới


Năm 2000, dân số khu vực Mỹ Latinh là 464 triệu người, chiếm 8% dân số
thế giới, GDP toàn khu vực là 1919 tỷ USD, chiếm 65 GDP toàn thế giới. Riêng
về ngành bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm toàn khu vực Mỹ Latinh năm 2000 là
39 tỷ USD. Bảo hiểm nhân thọ chiếm 0.8% và phi nhân thọ là 2.8% thế giới. Phí
bảo hiểm tính bình quân đầu người của khu vực này đạt 80USD/năm.
Xét về góc độ đóng góp của ngành bảo hiểm và GDP của các khu vực trên
thế giới thì Châu Mỹ Latinh và Caribe có tỷ trọng thấp nhất, ngành bảo hiểm của
khu vực này chỉ chiếm 2,17%GDP toàn khu vực trong khi khu vực Bắc Mỹ tỷ lệ
này là 8,8%; Châu Á cũng là một thị trường mới phát triển và bảo hiểm đóng góp
7,6%GDP toàn khu vực.
a. Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm: Bảo hiểm phi nhân thọ chiếm tỷ
trọng lớn trong thị trường.
Tại thị trường bảo hiểm Châu Mỹ Latinh, bảo hiểm phi nhân thọ vẫn chiếm
một tỷ trọng lớn (bảo hiểm y tế - tại nạn cá nhân – bảo hiểm người lao động chiếm
18%), còn bảo hiểm nhân thọ chiếm 33% 1. Như vậy mặc dù bảo hiểm nhân thọ có
sự tăng trưởng khá nhưng cũng chỉ chiếm 1/3 tổng doanh thu phí toàn thị trường.
Ở Brazil, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm y tế có có sự phát triển đáng kể. Hiện
nay bảo hiểm nhân thọ ở Brazil chưa thật sự đóng góp vai trò quan trọng nhưng
trong tương lai sẽ xo nhiều cải thiện do tiến trình tư nhân hóa bảo hiểm hưu trí.
Còn ở Mexico, bảo hiểm nhân thọ đã phát triển từ khi có sự cải tổ hệ thống bảo

hiểm xã hội năm 1997. Trong năm 2000, lần đầu tiên ở Mexico phí bảo hiểm nhân
thọ vượt qua phí bảo hiểm phi nhân thọ.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm các loại hình

Nguồn: Sigma 6/2002
b. Phí bảo hiểm phi nhân thọ gia tăng.


Bảo hiểm phi nhân thọ được chú ý bởi tỷ lệ phí bảo hiểm tăng, đặc biệt ở các
loại hình bảo hiểm tài sản. Tịa Mexico và Venezuela, Colombia và Chile, nơi mà
rủi ro thảm họa thiên cao thì phí tăng 10 – 23%. Trong khi Brazil – thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ lớn nhất khu vực - thì tốc độ tăng phí chỉ 2,7%. Tỷ lệ phí bảo
hiểm phi nhân thọ tăng, xét một cách toàn diện, đã tạo ra những chuyển biến khả
quan của toàn thị trường. Trong năm 2001, phí bảo hiểm ở lĩnh vực phi nhân thọ
có tốc đọc tăng cao hơn nhân thọ, đây cũng là khuynh hướng chung của thị trường
thế giới do phí bảo hiểm tài sản tăng. Tuy nhiên, phí bảo hiểm ở một số nước trong
khu vực nếu tính theo đồng USD thì giảm do đồng bản tệ bị mất giá so với dòng
USD (Argentina, Venezuela).
Chú thích 1: Số liệu nghiên cứu về thị trường bảo hiểm Châu Mỹ Latinh
được tính toán theo phân loaijn bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ theo quy ước
của EU và OECD. Theo đó, bảo hiểm tại nạn cá nhân và bảo hiểm y tế tự nguyện
được xem là bảo hiểm phi nhân thọ.
b. Thị trường bảo hiểm Châu Mỹ Latinh tập trung chủ yếu ở một số
quốc gia.
Hoạt động kinh doanh của thị trường bảo hiểm Châu Mỹ Latinh tập trung ở
các nước như: Argentina, Mexico, Brazil, Colombia và Venezuela. Trong số 22
nước ở khu vực này, thì 6 nước có thị trường phát triển nhất chiếm 92% tổng phí
doanh thu. Nước chiếm tỷ trọng cao nhất là Brazil với tỷ trọng 32%, tiếp theo đó
là Mexico 25%, Argentina 17%.
Biểu đồ 3: Thị phần bảo hiểm các nước trong khu vực


Nguồn: Sigma 6/2002
c. Vai trò của bảo hiểm đối với nên kinh tế Châu Mỹ Latinh và các quốc
gia trong khu vực: Tỷ trọng phí bảo hiểm trong GDP.


Tỷ lệ đóng góp của bảo hiểm vào GDP khu vực Mỹ Latinh còn thấp nhưng
hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển ở Châu Mỹ Latinh, bảo hiểm đóng góp 2%
vào GDP, trong đó bảo hiểm phi nhân thọ chiếm 1,3% còn đối với thế giới thì
ngành bảo hiểm góp 7,9% GDP thế giới. Nguyên nhân chính của tình trạng bảo
hiểm chiếm tỷ trọng thấp trong GDP là do thu nhập bình quân tính theo đầu người
ở khu vực này là thấp nếu so với những nước có thu nhập bình quân đầu người
tương tự thì tỷ trọng của bảo hiểm trong GDP vẫn thấp hơn.
Trong loại hình bảo hiểm phi nhân thọ ở khu vực Mỹ Latinh, các nư
ớc như Argentina, Chile, Guatamela, Peru, Uruguay là những nước lớn hơn nhưng
có tỷ trọng trong GDP thấp, điều này thể hiện ở biểu đồ khi mà các nước này nằm
dưới đường cong. Trong khi đó, ở loại hình bảo hiểm nhân thọ, thì hầu hết các
nước đều nằm dưới đường công ngoại trừ Chile và Panama.
Bảo hiểm phi nhân thọ ở các nước chiếm tỷ trọng cao hơn, riêng ở Chile thì
tỷ trọng của bảo hiểm nhân thọ là cao nhất. Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ,
tỷ trọng của các loại hình bảo hiểm khác nhau, nhiều nhất vẫn là bảo hiểm xe cơ
giới, tiếp đến là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm hàng hải và cuối cùng là bảo hiểm
trách nhiệm cá nhân.
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn đang buộc các nhà bảo hiểm châu Mỹ
Latinh hướng đến những thay đổi mới trong chiến lược Marketing. Tiến trình quan
trọng nhất là bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) và sử dụng Internet để
thúc đẩy nỗ lực bán hàng. Tuy nhiên thị trường bảo hiểm Mỹ Latinh vẫn bị chi
phối bởi các nhà môi giới, đại lý (bảo hiểm nhân thọ). Các rủi ro công nghiệp lớn
hầu như được bảo hiểm thông qua các nhà môi giới, Trong những năm gần đây,
các nhà bảo hiểm đã tìm ra kênh phân phối mới cho các sản phẩm cá nhân:

Marketing qua điện thoại hiện nay được sử dụng ở nhiều nước để nhắm đến những
khách hàng thu nhập trung bình và thấp; Ngoài ra, việc tiếp xúc với khách hàng
tiềm năng qua thư tín, quảng cáo ở các cửa hiệu, nhà ga, trạm xăng, siêu thị, cửa
hàng xe hơi … cũng được sử dụng.
Hệ thống siêu thị và các cửa hàng bách hoá lớn được sử dụng vừa là
nơi bán các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện hoặc bán bảo hiểm như là sản phẩm
đi kèm. Chẳng hạn, các siêu thị bán bảo hiểm nhân thọ ngắn hạn cho khách hàng
với giá rẻ với một số điều kiện nào đó. Ở một vài thị trường, phân phối qua các
nhà tuyển dụng cũng đạt được một số kết quả: những người tìm việc thường tham
gia hợp đồng nhóm và phí bảo hiểm đóng vào sẽ được trừ vào lương hàng tháng.
2.2.2. Mô hình mẫu ở Chile


Năm 1981, Chile trở thành nước đầu tiên trên thế giới thay thế một phần hệ
thống hưu trí công bằng hệ thống quản lý tư nhân. Đây là một hệ thống có 2 cấp.
Ơû cấp đầu tiên, chính phủ cung cấp những đảm bảo cơ bản cho tuổi già và
người lao động phải đóng góp khi mình về hưu thông qua hệ thống đóng
góp được quản lý bởi tư nhân. Những người theo hệ thống cũ có quyền duy trì
hoặc đổi theo hệ thống mới. Tất cả những người lao động khi gia nhập thị trường
lao động buộc phải tham gia hệ thống hưu trí, những người lao động tự do thì
được có quyền tham gia tự nguyện. Cấp đầu tiên do chính phủ quản lý.
Nó đảm bảo một tay trong việc trợ cấp hưu trí cho những người về hưu sống
thiếu thốn và mặt khác đảm bảo một khoản lương hưu tối thiểu cho tất cả những
người đã tham gia đóng vào quỹ lương hưu ít nhất là 20 năm nhưng không đủ điều
kiện để được hưởng lương hưu tối thiểu.
Ở cấp tiếp theo, mỗi người lao động phải đăng ký với quỹ hưu trí. Khoản
đóng góp hàng tháng được thực hiện như sau: tất cả cảc thành viên đóng 10%
lương và phí là 2,4% thu nhập cá nhân cho chi phí quản lý và đảm bảo rủi ro
thương tật và người còn sống sót. Quỹ hưu trí chuyển 100% những rủi ro này cho
các nhà bảo hiểm thương mại. Nhà tuyển dụng lao động không phải đóng

góp. Đến khi về hưu, người thụ hưởng có quyền để lại tiền trong tài khoản và
rút ra hàng tháng hoặc có thể mua một bảo hiểm niên kim ở công ty bảo hiểm
nhân thọ Các quỹ hưu trí được tư nhân điều hành nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ
của các cấp thẩm quyền. Nếu Quỹ này bị phá sản thì Chính phủ sẽ có sự hỗ trợ.
2.3. Thị trường Châu Âu.
2.3.1. Vị trí của thị trường bảo hiểm châu Âu trên thế giới
Châu Âu được coi là cái nôi của bảo hiểm và là một thị trường quan trọng
trên thế giới với qui mô thị trường lớn, tốc độ phát triển nhanh, ổn định và nhiều
tập đoàn bảo hiểm hàng đầu trên thế giới như: AXA – UAP (Pháp), Allianz (Đức),
Prudential (Anh)…
Theo ông Bruno Comal, châu Âu vẫn đang trong giai đoạn suy trầm khá
nghiêm trọng, năm 2012 đã không mấy thuận lợi, các năm tới cũng vẫn sẽ tiếp tục
khó khăn. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung tương đối tiêu cực vẫn có tin tốt, đó là
các nước châu Âu đã giải quyết được vấn đề Hy Lạp và Ngân hàng trung ương
châu Âu đã sử dụng sức mạnh của mình để cứu đồng euro và kiểm soát các ngân
hàng. Có thể nói là châu Âu đã có tiến bộ rất rõ nét trong lĩnh vực chính sách tiền
tệ. Năm 2013 sẽ là một năm không có tăng trưởng và 2014 sẽ có tăng trưởng ở


mức rất thấp. Hai năm sắp tới đây vẫn sẽ rất khó khăn, đó sẽ là hai năm gần như
vô nghĩa với nền kinh tế.
Ba thị trường chính của Châu Âu là Anh, Đức và Pháp. Thị trường bảo hiểm
của một số nước Tây Âu khác từ lâu có sự năng động vượt qua ban giới quốc gia
như: Thụy Sĩ, Hà Lan, Ý, Thụy điển, Luxembourg. Thị trường các nước Nam Âu,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, có tốc độ phát triển nhanh nhất. Các nước Đông Âu,
đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế nhà nước sang nền kinh tế tự
do hơn, có những chuyển biến sâu sắc, tăng trưởng mạnh và rất sôi động.
2.3.2. Thị trường bảo hiểm Anh
Chúng ta đã thấy các hoạt động bảo hiểm hiện nay được biết đã ra đời chính
tại Ý, sau đó là ở các nước thuộc vùng Địa Trung Hải và vịnh Ban Tích. Tuy

nhiên, một điều không thể chối cãi được là các hình thức bảo hiểm hiện đại lại
phát triển chính tại Anh, từ thế kỷ XVII. Sự bành trướng phi thường về kinh tế và
chính trị của Anh vào thế kỷ XIX đã làm cho các doanh nghiệp Anh quốc, trong đó
có các công ty bảo hiểm phát triển rực rỡ trên thế giới và có ảnh hưởng rất lớn
trong một thời gian dài. Rất nhiều ngành bảo hiểm đã được hình thành bởi những
Công ty bảo hiểm Anh và giữ được vai trò ngự trị lâu dài nhờ vào năng lực cao,
khả năng bảo hiểm và mạng lưới rộng khắp thế giới của các chuyên gia, công ty
tài chính và môi giới bảo hiểm.
Thị trường bảo hiểm Anh có 926 công ty, năm 2001, đạt doanh thu bảo hiểm
trực tiếp là 227904 triệu USD, bằng 5,97% thị trường thế giới. Như vậy, phí bảo
hiểm bình quân đầu người là 2.964,2 USD, trong đó 64% là bảo hiểm nhân thọ. Tỉ
trọng bảo hiểm trong GDP đạt l4,33%, cao nhất ở Châu Âu, sau Thụy Sỹ.
Tại Anh, các công ty bảo hiểm phát triển rực rỡ, và ảnh hưởng rất lớn đến thị
trường bảo hiểm thế giới. Cho tới hiện nay, thị trường bảo hiểm ở nhiều nước vẫn
còn chịu sự chi phối về biểu phí hoặc các điều khoản bảo hiểm có xuất xứ từ Anh
quốc.
Bảo hiểm nhân thọ của Anh chiếm 2/3 thị trường, Anh có thị trường bảo hiểm
mở cửa, bảo hiểm cho những rủi ro trên toàn thế giới, trong đó thị trường bảo
hiểm quan trọng bậc nhất thế giới, nhất là bảo hiểm hàng hải, hàng không, vận tải,
rủi ro đặc biệt… như ILU (International London Underwriters), Lloyd’s …
Các hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm của thị trường Anh phát triển
phong phú và đa dạng. Hoạt động mạnh mẽ của bảo hiểm Anh trên thị trường quốc
tế không chỉ nhờ vào mạng lưới đại lí, chi nhánh của công ty con đặt tại nước
ngoài, mà còn nhờ rất nhiều vào sự năng động của các công ty môi giới.


PHẦN 3:
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TẠI MỸ
Ai cũng biết Mỹ là một nước tự do và giàu có nhất thế giới. Đó là một mảnh
đất màu mỡ khiến cho nhiều người trên thế giới ao ước được đến làm ăn và định

cư tại Mỹ. Trong khi đó quá trình lập quốc của Mỹ chỉ trải qua hơn 200 năm, vậy
mà nước Mỹ phát triển một cách nhanh chóng, không có nước nào sánh bằng.
Nếu xét về địa lý, nước Mỹ cũng không có gì thuận lợi hơn Việt Nam, đa số
là hoang mạc, nắng nóng và lạnh giá. Nước Mỹ không làm giàu bằng cách khai
thác khoáng sản trong nước mà thường là đi mua và khai thác từ những nước khác.
Vậy tại sao nước Mỹ lại mau chóng trở thành một quốc gia giàu có và hùng mạnh
nhất thế giới ?
3.1. Luật pháp, bảo hiểm ở Mỹ
Luật pháp Mỹ bảo vệ người dân một cách triệt để bằng cách bắt buộc mua
bảo hiểm. Vì sao vậy? Bảo hiểm giúp người dân được an toàn hơn khi có tai nạn
xảy ra. Sự bồi thường từ các hãng bảo hiểm giúp người dân tránh được tình trạng
mất trắng khi xảy ra sự cố. Tất cả mọi tài sản từ nhà cửa, xe cộ cho tới cơ sở
thương mại đều phải mua bảo hiểm. Doanh nghiệp mua bảo hiểm cho cơ sở của
mình, nhân viên và cho cả khách hàng. Những doanh nghiệp lớn thường lợi dụng
ưu điểm của bảo hiểm như là một hình thức quảng cáo cho cơ sở của mình.
Những công trình xây dựng cho quốc gia cũng do tư nhân đấu thầu một cách
công khai và mọi thứ phải có bảo hành lẫn bảo hiểm. Chính vì có bảo hành và bảo
hiểm cho nên không có sự gian dối và cẩu thả. Công ty trúng thầu thi công xong
phải đảm bảo kỹ thuật và thời gian sử dụng của công trình mà mình đã trúng thầu.
Lấy một ví dụ: Tai nạn xảy ra trên một con đường mà nguyên do là đường gập
ghềnh hay ổ gà; hoặc quá trơn thì người bị nạn có quyền kiện công ty lãnh thầu
làm đoạn đường này. Chính vì vậy nước Mỹ không bao giờ có những công trình
kém chất lượng.
Một khách hàng đi mua sắm trong siêu thị bị trượt té, nguyên do là sàn nhà
có nước mà không có biển cảnh báo; điều tất nhiên là siêu thị đó sẽ phải bồi
thường cho người bị té. Ngược lại, các công ty bảo hiểm sau khi thụ lý bồi thường
cho khách hàng của mình thì sau đó họ sẽ tăng tiền bảo hiểm của cơ sở đã để xảy
ra tai nạn.
3.2. Bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ



Mỹ là một trong số các quốc gia sớm triển khai chính sách BHTG và có
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tổng công ty BHTG Liên bang Mỹ (FDIC)
được thành lập và triển khai hoạt động BHTG từ năm 1934 để đối phó với hàng
ngàn cuộc đổ vỡ ngân hàng xảy ra vào những năm 1920 và đầu những năm 1930.
Kể từ khi thành lập đến nay, FDIC đã có nhiều thành công và khẳng định được vai
trò của mình trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia bằng những đóng góp tích
cực đối với sự ổn định và phát triển của thị trường tài chính Mỹ suốt 7 thập kỷ
qua. Hoạt động của FDIC đã góp phần củng cố niềm tin của người gửi tiền vào hệ
thống ngân hàng cũng như ngăn chặn hiệu ứng đổ vỡ lan truyền.
Theo các nhà nghiên cứu về tài chính-ngân hàng, mục đích của chính sách
BHTG là cô lập các hoạt động xấu, các đổ vỡ trong hoạt động tài chính-ngân hàng
nhằm góp phần đảm bảo cho hệ thống tài chính ổn định, bảo vệ người gửi tiền. Vì
vậy, xử lý tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ hoặc có nguy cơ đổ vỡ là một trong
các nội dung quan trọng trong chính sách BHTG của bất kỳ một hệ thống BHTG
nào trên thế giới.
Chính sách BHTG của Mỹ trong xử lý các tổ chức tham gia BHTG bị đổ
vỡ và có nguy cơ đổ vỡ
Luật pháp Mỹ cho phép FDIC thực hiện trách nhiệm là cơ quan quản lý tài
sản của các tổ chức tham gia BHTG lâm vào tình trạng đổ vỡ. Khi đó FDIC được
quyền đánh giá giá trị tài sản của tổ chức này và lựa chọn phương thức xử lý sao
cho chi phí bỏ ra thấp nhất. FDIC đã thiết lập một quy trình xử lý các tổ chức tham
gia BHTG lâm vào tình trạng đổ vỡ bắt đầu từ khi các cơ quan có chức năng giám
sát ngân hàng thông báo về tình trạng đổ vỡ của tổ chức tham gia BHTG cho đến
khi làm thủ tục đóng cửa tổ chức bị đổ vỡ (FDIC, 2003, Resolutions Handbook).
Sau đây là các giải pháp xử lý đối với tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ và có nguy
cơ đổ vỡ đã được FDIC thực hiện.
Hỗ trợ tài chính
Hỗ trợ tài chính là giải pháp được tổ chức BHTG sử dụng để hỗ trợ cho tổ
chức tham gia BHTG được xác định là có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Tổ

chức tham gia BHTG có thể nhận hỗ trợ theo hình thức cho vay trực tiếp, mua lại
các tài sản có hoặc gánh vác các khoản nợ hoặc gửi tiền vào ngân hàng có vấn đề
và bảo lãnh khoản vay. Tại Mỹ, FDIC cung cấp hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng
hoặc tổ chức tiết kiệm được bảo hiểm có nguy mất khả năng thanh toán qua giao
dịch hỗ trợ ngân hàng mở (OBA). Chính sách hỗ trợ tài chính của FDIC được phê


duyệt từ năm 1950, song đến năm 1971 thì hoạt động này mới chính thức bắt đầu
được triển khai.
Quá trình áp dụng hình thức hỗ trợ OBA cho thấy giải pháp này đã mang lại
hiệu quả nhất định trong việc xử lý các tổ chức tài chính bị mất khả năng thanh
toán và có nguy cơ đổ vỡ, giảm thiểu sự bất ổn đối với cộng đồng. Tuy nhiên, bên
cạnh đó OBA vẫn có những nhược điểm như: các khoản nợ bất thường vẫn được
duy trì tại ngân hàng hoặc tổ chức tiết kiệm gặp khó khăn; các khách hàng có
khoản tiền gửi không được bảo hiểm và các chủ nợ cũng được bảo vệ bởi các giao
dịch OBA, vì vậy làm giảm tính kỷ cương thị trường; các tổ chức tài chính yếu
kém được phép duy trì hoạt động và cạnh tranh với các tổ chức không được hỗ trợ.
Từ năm 1971 tới 1992, FDIC đã thực hiện thành công một số giao dịch hỗ trợ
OBA cho các ngân hàng, như Ngân hàng First Penn vào năm 1980, Continental
Illinois National Bank and Trust Company năm 1984, First City năm 1988,…Cho
đến năm 1989, FDIC bắt đầu hạn chế cung cấp giao dịch hỗ trợ ngân hàng mở. Từ
năm 1992 đến nay, không có một giao dịch OBA nào được thực hiện do những
nhược điểm như đã nêu ở trên.
Giao dịch mua và nhận nợ thay (P&A)
Mua và nhận nợ thay là giao dịch mà tổ chức BHTG sắp xếp cho một tổ chức
tài chính mạnh mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của tổ chức tham gia BHTG
bị mất khả năng thanh toán hoặc bị đổ vỡ và gánh vác một phần hoặc tất cả các
khoản nợ, bao gồm các khoản tiền gửi được bảo hiểm. Trong giao dịch này, tổ
chức mua lại có thể nhận sự hỗ trợ từ tổ chức BHTG để hoàn thành giao dịch mua
lại. Mục đích của giao dịch P&A nhằm hạn chế rủi ro, giải cứu ngân hàng đổ vỡ,

góp phần đảm bảo ổn định hệ thống tài chính quốc gia. Kết quả của giao dịch này
là các tổ chức tham gia BHTG được liên kết và sáp nhập với các tổ chức mạnh
hơn.
Có nhiều loại giao dịch P&A khác nhau khi thỏa thuận mang tính nguyên tắc
được phép thay đổi. Bởi mỗi tình huống ngân hàng đổ vỡ là khác nhau, các điều
khoản của thỏa thuận nên linh hoạt đủ để thu được giá trị lớn nhất cho tài sản do
FDIC quản lý. Trong trường hợp của FDIC, có các loại giao dịch P&A sau đây
FDIC đã thực hiện, đó là: P&A cơ bản, P&A khoản cho vay, P&A giản ước, P&A
quyền chọn, P&A nhóm tài sản, P&A toàn bộ ngân hàng và hai loại P&A mang
tính chuyên môn hóa hơn là P&A chia sẻ tổn thất và ngân hàng bắc cầu.
P&A là phương pháp xử lý ngân hàng và tổ chức tiết kiệm đổ vỡ phổ biến
nhất được FDIC thực hiện. Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu


2007-2008 đến nay, đã có 277 ngân hàng đổ vỡ được FDIC xử lý (số liệu đến
tháng 8/2010). Trong đó, số ngân hàng được FDIC chọn phương pháp xử lý mua
và nhận nợ chiếm tới 93%. Trường hợp xử lý của FDIC đối với đổ vỡ của
Douglass National Bank là một ví dụ.
Douglass National Bank là một trong số ngân hàng đầu tiên được bảo hiểm bị
đổ vỡ trong năm 2008. Tính đến ngày 22/10/2007, ngân hàng này có 58,5 triệu đô
la tài sản và 53,8 triệu đô la tổng tiền gửi. Ngày 25/1/2008, cơ quan kiểm soát tiền
tệ Mỹ (OCC) đã quyết định đóng cửa Douglass do thua lỗ và các vấn đề trong các
khoản cho vay, đồng thời chỉ định FDIC là cơ quan tiếp nhận xử lý ngân hàng này.
Ban giám đốc của FDIC đã phê duyệt việc đảm đương tất cả các khoản tiền gửi
của Douglass Bank cho Liberty Bank và Trust Company. Tất cả các khách hàng
gửi tiền của Douglass National Bank sẽ tự động trở thành khách hàng gửi tiền của
ngân hàng mua lại. Ba văn phòng của ngân hàng này sẽ được mở lại vào ngày thứ
2 tiếp theo với tư cách là các chi nhánh của Liberty Bank và Trust. Ngay trong
tuần, các khách hàng của Douglass có thể truy cập tiền của họ bằng cách viết séc,
hoặc bằng cách sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ ATM. Để đảm nhận tất cả khoản tiền

gửi của ngân hàng bị đổ vỡ, Liberty Bank và Trust Company sẽ mua lại khoảng
55,7 triệu đô la tài sản của Douglass National theo giá trị sổ sách, trừ đi khoản
chiết khấu 6,1 triệu đô la. FDIC sẽ giữ lại khoảng 2,8 triệu đô la tài sản để xử lý
tiếp. Theo FDIC, phương án xử lý này là lựa chọn giải pháp chi phí thấp nhất và
FDIC ước tính chi phí của quỹ bảo hiểm tiền gửi cho việc xử lý này là 5,6 triệu đô
la.
Với những ưu điểm nổi trội, P&A được xem là giải pháp có chi phí thấp hơn
chi phí ước tính cho việc chi trả tiền gửi được bảo hiểm, ít gây rối loạn hơn so với
việc thực hiện chi trả và được những người gửi tiền của ngân hàng quan tâm nhất
vì sẽ hỗ trợ quá trình tái cơ cấu ngân hàng hoặc thanh lý tài sản của ngân hàng
theo hình thức nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Chi trả tiền gửi (Pay-off)
Chi trả BHTG là việc thực hiện cam kết thanh toán khoản tiền gửi được bảo
hiểm (bao gồm cả gốc và lãi theo một mức độ nhất định) của tổ chức BHTG cho
người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm. Việc chi trả tiền bảo hiểm sẽ được
thực hiện khi tổ chức tham gia BHTG chấm dứt hoạt động và bị mất khả năng
thanh toán.
Tại Mỹ, giải pháp chi trả tiền gửi chỉ được thực hiện nếu FDIC không nhận
được một giá thầu nào cho giao dịch P&A đáp ứng nguyên tắc chi phí thấp nhất.


×