Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê kinh doanh tại xã ea kao, thành phố buôn ma thuột, tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.11 KB, 57 trang )

PHẦN MỘT
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Phát triển nông nghiệp nông thôn là một trong những chủ trương lớn Đảng
và nhà nước ta. Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo đúng đắn vấn đề an ninh
lương thực của nước ta đã được đảm bảo. Tuy nhiên việc phát triển một nền nơng
nghiệp hàng hóa đáp ứng u cầu của thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng
như yêu cầu trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới nước việt Nam ta vẫn chưa
đáp ứng được.
Cà phê một cây trồng cơng nghiệp, một nơng phẩm hàng hóa có sức cạnh
tranh lớn trên thị trường nhưng lại chưa phát huy hết tiềm năng thực sự của mình.
Tây Nguyên là vùng có lợi thế lớn trong sản xuất cà phê, với diện tích và sản lượng
cà phê lớn nhất nước. Nâng cao hiệu quả của việc sản xuất cà phê là một vấn đề
quan trọng, góp phần cải thiện đời sống của người dân nông thôn Tây Nguyên, cũng
như đẩy mạnh sức cạnh tranh của loại sản phẩm này trên thị trường quốc tế.
Giữa những năm 90 thế kỷ 20, giá cà phê trên thị trường thế giới ở mức rất
cao. Thời kỳ giá thị trường thế giới tăng cao trùng với giai đoạn có những thay đổi
chính sách ở Việt Nam nhằm cải cách kinh tế (“Đổi Mới”), trong đó nơng dân được
giao quyền sử dụng đất ngày càng nhiều. Nhiều nông dân từ chỗ là công nhân nông
trường đã trở thành những nhà kinh doanh tự chủ. Kết quả của việc tăng cường tính
tự chủ và việc cà phê được giá là nông dân nhận thấy rằng cà phê mang lại những
khoản lợi nhuận cao và họ đầu tư vào trồng cà phê. Cà phê là “cây chủ lực” trồng ở
vùng đồi núi và các vùng canh tác phân tán; sản lượng cà phê đã tăng gấp gần mười
lần trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2001 và đạt mức cao nhất với
900.000 tấn vào năm 2001.
Tuy nhiên, kể từ năm 2000, giá cà phê liên tục giảm do cung vượt quá cầu
trên thị trường thế giới, mà chủ yếu là bởi sản lượng gia tăng ở các nước sản xuất
chi phí thấp và hiệu quả cao là Bra-xin và Việt Nam. Do giá thấp, người ta đã bỏ đi

1



nhiều diện tích trồng cà phê ở những vùng canh tác khơng có lợi ở Việt Nam và thay
thế bằng những cây nguyên liệu hay cây hoa lợi khác. Tổng cộng có đến trên 50.000
héc ta cà phê đã bị ngừng canh tác. Kết quả là sản lượng thu hoạch vụ 2003-2004
ước tính chỉ vào khoảng 700.000 tấn, giảm 200.000 tấn so với năm 2001.
Mục tiêu đặt ra của ngành cà phê Việt Nam là tránh được những biến động
lớn trong sản xuất như đã từng xảy ra, đồng thời nâng cao chất lượng cà phê xuất
khẩu. Chiến lược này nhằm mục đích tạo ra một cơ sở bền vững cho ngành cà phê.
Tuy nhiên, trên con đường tiến tới ổn định hóa, ngành cà phê non trẻ của Việt Nam
phải đương đầu với những trở ngại nảy sinh từ tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh của
mình. Sản lượng cà phê đã tăng nhanh hơn tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết
cho việc chế biến, vận chuyển và bảo quản. Những đầu tư công nghệ tại những vùng
trồng cà phê cần được đẩy mạnh để đáp ứng nhu cầu và kiến thức kỹ thuật chuyên
sâu ở các nông trại và trung tâm chế biến phải được nâng lên mức cao hơn.
Xã Ea Kao Thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk là một xã lân cận
Thành phố có diện tích trồng cà phê khá lớn, nhưng trong những năm qua do giá cà
phê trên thị trường dao động ở mức giá rất thấp đời sống của những người trồng cà
phê gặp rất nhiều khó khăn. Để xem xét một cách cụ thể hơn vấn đề này và đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sản xuất cà phê tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê kinh doanh tại xã Ea
Kao, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất cà phê tại xã Ea Kao, Thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê tại xã Ea Kao, Thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sản
xuất cà phê tại xã Ea Kao, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.


2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Tình hình sản xuất cà phê của các hộ điều tra tại xã Ea Kao, Thành phố Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
- Những khó khăn, thuận lợi của q trình sản xuất cà phê của các hộ điều tra
tại xã Ea Kao, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sản xuất
cà phê tại xã Ea Kao, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
1.3.2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Ea Kao, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
1.3.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 2 tháng 4 năm 2007 đến ngày 8 tháng 6 năm 2007.

3


PHẦN HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Những vấn đề chung về kinh tế cây trồng
Trồng cây khơng phải là một vấn đề đơn giản, nó là một cơng đoạn dài kể
từ khi cây cịn nhỏ đến khi cây trưởng thành và chết đi. Đối với người nơng dân vấn
đề đó lại càng phức tạp hơn, bởi vì họ phải quan tâm đến hiệu quả mang lại. Năng
suất và sản lượng cây trồng phản ánh hiệu quả kinh tế của việc sản xuất.
Kinh tế cây trồng quan tâm đến vấn đề hiệu quả của việc sản xuất một lồi
cây trồng nào đó. Nâng cao hiệu quả kinh tế cây trồng là việc người sản xuất phải

tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Điều này sẽ kích thích nơng dân
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giảm chi phí, tăng năng suất lao
động cũng như việc bố trí sản xuất một cách hợp lý.
Cà phê là một cây trồng lâu năm nên nó ln gắn liền với cuộc sống của
người nông dân. Tuy nhiên mức ổn định của nguồn thu này lại phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác như: Khí hậu, đất đai và các yếu tố về thị trường. Những yếu tố nằm
ngồi sự kiểm sốt của con người này lại đóng vai trị quyết định đến năng suất và
chất lượng cà phê. Nông dân là những người đầu tiên trong dây chuyền sản xuất cà
phê và cũng là người đầu tiên gánh chịu những thiệt hại bởi cuộc khủng hoảng về
giá. Họ một nắng hai sương với cây cà phê nhưng họ ln là người nhận được ít lãi
nhất. Nâng cao hiệu quả kinh tế của việc sản xuất cà phê là một vấn đề đáng quan
tâm đối với người trồng cà phê.
2.1.2. Một số khái niệm
2.1.2.1. Khái niệm hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh tế
* Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là một thuật ngữ chỉ chung cho tất cả các hoạt động diễn ra trong
đời sống, nó ở dạng vật chất có thể cân đo đếm được người ta lấy làm thước đo

4


trong công việc hoặc so sánh hoạt động này với hoạt động khác về hiệu quả mang
lại.
Thuật ngữ hiệu quả được dùng rộng rãi trong khoa học và đời sống hàng
ngày, trong từ điển giải thích ngơn ngữ người ta quan niệm “Hiệu quả là kết quả rõ
ràng”
* Khái niệm hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kỹ thuật:
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đồng chi phí hay
nguồn lực được sử dụng vào sản xuất trong điều kiện kỹ thuật công nghệ áp dụng trong

sản xuất nông nghiệp của hộ. Hiệu quả này thường phản ánh qua hàm sản xuất.
Hiệu quả kỹ thuật có liên quan đến phương tiện vật chất của sản xuất, nó
chỉ rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản
phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng nguồn lực được thể hiện thông qua mối
quan hệ giữa đầu vào và đầu ra giữa các sản phẩm khi nông hộ quyết định sản xuất.
Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào bản chất và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông
nghiệp, kỹ năng của người sản xuất.
- Hiệu quả phân bổ:
Hiệu quả phân bổ là chi tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và đầu vào
được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu
vào hay nguồn lực.
Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá cả của đầu
vào, đầu ra được gọi là hiệu quả giá.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ.
2.1.1.2.Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nói chung đem lại lợi ích cho
người sản xuất cũng như kinh tế cho một quốc gia. Cụ thể việc nâng cao hiệu quả
kinh tế có ý nghĩa sau:
- Nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm tiết kiệm nguồn lực vào cho người sản
xuất làm giảm giá thành sản phẩm hàng hóa sản xuất ra, do vậy hàng hóa có thể
cạnh tranh trên thị trường.
5


- Nâng cao hiệu kinh tế làm nâng cao thu nhập cho người sản xuất, nâng
cao mức sống của dân cư, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân đóng góp vào
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ làm giảm chi phí sản xuất, giá thành sản
phẩm giảm bảo vệ được lợi ích cho người tiêu dùng nhưng khơng làm thiệt hại đến

lợi ích của người sản xuất.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế làm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

2.2. Cơ sở thực tiễn
Một số kết quả nghiên cứu ở Tây Nguyên cho thấy tiềm năng ở Tây
Nguyên là rất lớn, đất đai màu mỡ, tài nguyên nhiều thế nhưng hiệu quả mang lại
trong sản xuất nông nghiệp là còn thấp. Đời sống của bà con dân tộc ít người cịn
gặp nhiều khó khăn. Ngun nhân là do sự yếu kém về trình độ, khả năng áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất là còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm
năng của vùng. Cây cà phê đóng vai trị chủ đạo do những điều kiện tự nhiên thuận
lợi nhưng hiệu quả của việc tiến hành sản xuất loại cây trong này còn thấp: năng
suất chưa ổn định, giá cả còn bấp bênh. Vấn đề đặt ra cho vùng trong thời gian tới là
nâng cao đời sống cho người dân, bằng việc dựa vào những lợi thế sẵn có của vùng,
nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là sản xuất cà phê.
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế
kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Năm 1930 ở
Việt nam có 5.900 ha.
Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số
nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới
13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự
nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh
lý. Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng
trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn.
Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên
nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xơ cũ,
CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ

6



sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân, đến nay đã
có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 tấn.
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ
trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên
hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta cũng
đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẻ của giá
cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch.
Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà
nước, và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động
quan trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng
thừa. Giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. Người ta hô hào
trữ lại cà phê không bán, người ta chủ trương huỷ bỏ hàng loạt cà phê chất lượng
kém... Thời đại hoàng kim của ngành cà phê đã qua đi, ngành cà phê bước vào thời
kỳ ảm đạm và có phần hoảng loạn, đài phát thanh và báo chí thường xuyên đưa tin
nông dân chặt phá cà phê ở nơi này, nơi khác...
Có thể nói đây là tình hình chung của ngành cà phê tồn cầu và nó tác động
lớn đến ngành cà phê nước ta, một ngành cà phê đứng thứ nhì thế giới với quy mơ
sản xuất khơng ngừng được mở rộng. Tình hình thị trường thế giới tập trung vào
những thay đổi then chốt của nền kinh tế cà phê thế giới, cán cân cung cầu và vận
động của giá cả thị trường.
Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần hết diện tích và sản lượng ra,
Việt Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê arabica, trong
đó có cả một chương trình chuyển dịch cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ
Robusta sảng Arabica.
Hiện nay chúng ta đang cố gắng cải tiến sản lượng và chất lượng cà phê,
đưa sản phẩm cà phê chúng ta xâm nhập mạnh vào thị trường thế giới. Trong 9
tháng của niên vụ cà phê 2005-2006, cả nước đã xuất khẩu được gần 600.000 tấn,
kim ngạch gần 620 triệu USD. Trong niên vụ 2005-2006 sản lượng cà phê của nước
ta vào khoảng 11,5 triệu bao, tương đương với khoảng 740.000 tấn trong đó tập
trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên cà phê Việt Nam chủ yếu là cà phê

vối, đây là xếp vào loại cà phê chất lượng thấp nên sức cạnh tranh trên thị trường là

7


rất kém, giá bán trên thị trường không cao. Bên cạnh đó cà phê nhiều bà con thường
hái cà phê khi cà phê còn xanh dẫn đến năng suất và chất lượng cà phê thường thấp
ảnh hưởng đến doanh thu của người trồng cà phê. Việc nghiên cứu và tìm ra giải
pháp thích hợp khắc phục tình trạng đó là một vấn đề rất quan trọng đối với nhà
nước ta trong thời gian tới.
* Vấn đề khủng hoảng giá
Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 25 triệu người trồng cà phê. Đa số họ
sống ở những nước đang phát triển, trồng cà phê ở quy mô nhỏ.Trong 10 năm trở lại
đây, thị trường cà phê thế giới đã tăng lên gấp đơi. Cũng trong thời gian đó, những
cơng ty chiếm lĩnh thị trường bán lẻ đã thu được các khoản lợi nhuận khổng lồ.
Nhưng vấn đề chính là ở chỗ: tiền mà người nông dân được trả khi bán cà phê đã tụt
xuống thấp hơn số vốn đầu tư. Cũng trong thập kỷ qua, lợi nhuận mà cà phê mang
lại ở những quốc gia trồng cà phê đã giảm từ mức 1/3 tổng thu nhập xuống chỉ còn
1/10. Khi những người bán buôn và bán lẻ cà phê tiếp tục thu lợi thì tiền lãi vẫn tiếp
tục bị hao hụt. Và tất nhiên người nông dân là những người phải gánh chịu hồn
tồn những thiệt hại này. Nói một cách đơn giản hơn, những người nơng dân và gia
đình của họ đang phải tự "bù lỗ" cho việc trồng cà phê của mình. Khơng có phương
tiện chun chở đến tận thị trường tiêu thụ lớn, lại không được trang bị những hiểu
biết cần thiết về giá cả trên thị trường thế giới, đại đa số những người nông dân
đang dần bị đẩy đến chỗ phải "bán tống bán tháo" sản phẩm của mình cho những
nhà bn lọc lõi.
Trên thế giới hiện nay, cà phê đã lâm vào cuộc "khủng hoảng thừa", mà
người đầu tiên gánh chịu những hậu quả khủng khiếp của nó là người nơng dân, sau
đó là thị trường cà phê tồn thế giới. Giá người nơng dân được trả cho những cây cà
phê của họ đã giảm 50% trong 3 năm trở lại đây, mức thấp nhất trong suốt 30 năm

qua.Cà phê là nguồn thu nhập từ xuất khẩu chính của rất nhiều nước đang phát triển.
Do đó, những nước như Uganđa, Haiti, Honđurat và Việt Nam đang chịu nhiều ảnh
hưởng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng hiện nay: người nông dân bị mất đất,
những nhà xuất khẩu bị phá sản, và toàn bộ nền kinh tế bị rơi vào trạng thái khủng
hoảng. Lấy một ví dụ: vào những năm giữa thập niên 90, giá cà phê tăng vọt đã thu
hút rất nhiều doanh nghiệp phương Tây đến với ngành sản xuất cà phê của Việt

8


Nam, làm cho ngành này phát triển vô cùng nhanh chóng. Với những khoản vay
khổng lồ từ ngân hàng thế giới (World bank), chính phủ Việt Nam và khối Big Four
đã tạo điều kiện để hàng ngàn nông dân nghèo nước này chuyển sảng trồng cà phê.
Việt Nam nhanh chóng trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới.
Sáu năm trước, người nông dân Việt Nam thu được 2000 đôla từ mỗi tấn cà
phê xuất khẩu. Nhưng hiện tại,con số ấy là 450 đô la. Con số này cho thấy nông dân
Việt Nam không những không lại mà còn phải chịu thiệt hại từ việc bán cà phê: tiền
mà họ thu vào chỉ bằng 60% so với số mà họ phải bỏ ra. Ngân hàng thế giới cũng
như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã khuyến khích những nước ý, thành một thị trường
hồn tồn tự do. Điều này có nghĩa là gì? Trong một thị trường tự do thì giá cà phê
là do tự thị trường định đoạt. Tình trạng trả giá cà phê thấp một cách "thả cửa",
khơng hề tính đến quyền lợi của người nông dân như hiện nay về lâu dài sẽ trở
thành một sách lược kinh doanh vô đạo đức. Kết quả là, rất nhiều người nghèo trên
thế giới bị đẩy vào thế buộc phải "thương lượng" với những người giàu có và quyền
lực trong một thị trường "mở". Thật khơng ngạc nhiên gì khi thấy rằng điều này chỉ
bảo vệ cho quyền lợi của những người giàu có và quyền lực – "Người đã giàu thì
càng giàu, người đã nghèo lại càng nghèo".
Hiện tại, số lượng cà phê đang được sản xuất vượt hơn 80% so với số lượng
tiêu thụ. Cần phải có sự hợp tác của tất cả các thành viên trong thị trường cà phê
quốc tế để đão ngược tình hình hiện nay. Những nhà máy sản xuất cà phê khổng lồ,

những quốc gia sản xuất cà phê cần phải giảm ngay lượng sản xuất. Các tổ chức như
Ngân hàng thế giới và IMF cần cho các nước sản xuất cà phê biết về diễn biến của
thị trường và xu hướng dao động của giá cà phê. Chúng ta cần phải tìm ra một giải
pháp sao cho thị trường cà phê được ổn định, và quyền lợi người nơng dân được
đảm bảo về lâu dài. Nói một cách đơn giản, chúng ta cần tạo một thị trường cà phê
dành cho tất cả mọi người.
* Những bất cập khi giá cà phê tăng
Giá cà phê Robusta tại thị trường Luân Đôn đang lên rất nhanh do các nhà
đầu tư ra sức thu mua. Vì họ biết chắc sản lượng cà phê tồn trữ ở các nước xuất
khẩu lớn như Brazil, Việt Nam, Colombia khơng cịn nhiều như dự kiến. Nhiều
khách hàng đã ký trước hợp đồng với giá 1.245 USD/tấn cà phê nhân (đến tháng

9


7/2005 mới giao hàng). Tuy nhiên, trong khi giá cà phê tăng cao thì nhiều nơng dân
ở Tây Ngun lại khơng được hưởng lợi, vì khơng cịn cà phê để bán. Tại các tỉnh
Tây Nguyên, thường đầu tháng 12 hàng năm cà phê thu hái xong, luôn. Bao giờ cần
tiền thì chủ vườn ra thỏa thuận giá bán và lấy tiền luôn. Đại lý dùng cà phê gửi làm
vốn quay vòng, nếu đại lý bán sớm trước khi giá hạ sẽ lãi to, còn giá ngày càng tăng
dễ dẫn đến tình trạng nhiều đại lý khơng trả nổi tiền cho các chủ vườn đã gửi cà phê.
Còn nhớ, năm 1999, việc giá tăng đột được chủ vườn phơi khô, làm sạch và
chở đến gửi vào kho của các đại lý thu mua biến đã làm hàng loạt chủ đại lý phá
sản. Riêng xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk đã có chủ đại lý Liên Hương
nợ dân nơng trường Ea Tung đến mấy trăm triệu không trả được đã phải “ lặn” sảng
Chư Sê- Gia Lai làm rẫy. Cịn chủ đại lý Ngọc Tân phải cầm cố tồn bộ nhà cửa xe
cộ và 5 hecta trang trại để trả bớt nợ nần. Nhiều chủ đại lý ở 2 huyện Krông Buk- Ea
H’leo do vướng vào vụ vỡ nợ của Cty Xuất nhập khẩu Cà phê Gia Lai mà đổ bể dây
chuyền, dắt nhau ra toà hàng loạt. Năm nay tại xã này, ít nhất 90% nơng dân rơi vào
tình cảnh dở khóc dở cười. Gia đình ơng Hai Long vừa hái xong đã bán đổ bán tháo

hơn nửa số cà phê để trả nợ với giá 7 triệu/ tấn. Đến đầu năm nay, bán nốt số còn lại
với giá 8,5 –9 triệu/ tấn để lấy tiền mua phân bón và dầu chạy máy bơm. Nay giá cà
phê đã tăng gần 3 lần thì khơng cịn hạt nào để bán. Thực tế cho thấy giá cà phê lên,
nông dân mừng nhưng ít nhất là 70% người trồng cà phê khơng cịn hàng để bán.
Phần lớn nơng dân đã bán hết cà phê ngay sau khi thu hoạch với giá 8.500đ-9000đ/
ký vì áp lực phải trả nợ ngân hàng vào dịp cuối năm và vì sợ bị hái trộm cà phê
non… Đã có nhiều ý kiến từ VICOFA và giới chuyên gia kinh tế đề nghị các Ngân
hàng nên dời hạn thu nợ cho nông dân trồng cà phê sảng quý I năm sau, thì họ mới
tránh được tình trạng phải bán ào ạt lúc giá thấp. Như thế mới có cơ may bán được
giá cao.
Ln Đơn vượt qua mức 1300USD/ tấn. Và giá cà phê trong nước sẽ vượt
ngưỡng 20 triệu đồng/ tấn.Tuy nhiên, hiện chỉ có khoảng 30% người trồng cà phê ở
Tây Nguyên là có mức sống khá giả, có khả năng trữ được cà phê đến nay. Nhận
định về lý do cà phê tăng giá, các chuyên gia cho rằng, hiện hơn phân nửa sản lượng
cà phê Robusta cung cấp cho thị trường thế giới là của Việt Nam (nước xuất khẩu
Robusta chỉ đứng sau Brazil). Mỗi khi sản lượng cà phê của Việt Nam có biến động

10


đều làm cho cán cân giá cả cà phê thế giới thay đổi. Năm rồi Brazil mất mùa, Việt
Nam lại bị hạn hán kéo dài trên địa bàn cả nước. Tỉnh trồng cà phê nhiều nhất nước
là Đăk Lăk có 163.000 ha thì gần 30.000 ha mất trắng, gần 100.000 ha bị ảnh hưởng
kém năng suất, dẫn đến sản lượng hụt 100.000 tấn / 330.000 tấn, và tác hại của vụ
hạn này kéo dài khiến cây cà phê không chết thì cũng “kiệt sức”. Nếu chủ vườn tích
cực chăm bón phải đến 2-3 năm sau mới có thể phục hồi. Sự mất mùa lan rộng đã
chấm dứt tình trạng cà phê cung vượt cầu kéo dài mấy năm qua trên thế giới. Vụ
2004-2005, cung cầu thế giới về cà phê Robusta vừa đủ. Dự kiến vụ 2005-2006 cầu
sẽ vượt cao so với cung. Mùa thu hoạch cà phê Brazil bắt đầu từ tháng 6, Việt Nam
đến tháng 11 mới thu, tính chung thị trường năm 2005 ước sẽ thiếu khoảng 8 triệu

bao (tương đương 480.000 tấn).
Tuy nhiên, giá cà phê không chỉ tuỳ thuộc vào yếu tố sản lượng, thời tiết,
mà quan trọng hơn nữa là sự tính tốn quyết định các nhà đầu cơ. Vì vậy VICOFA
khuyến cáo các doanh nghiệp nên thận trọng khi ký hợp đồng xuất khẩu, không nên
quyết giá trong thời hạn quá dài. Những năm tới, Việt Nam cũng chỉ nên giữ ổn định
sản lượng ở mức 800.000 tấn, chú trọng tăng năng suất và chất lượng chứ khơng
nên tăng diện tích. Giá cà phê lên nhanh cũng thử thách bản lĩnh, sự nhạy bén của
các nhà kinh doanh cà phê. Một số doanh nghiệp XNK cà phê hàng đầu ở Đăk Lăk
như Inexim, Simexco, Cty XNK Cà Phê Tây Nguyên nhờ dự báo tốt nên kinh doanh
càng thuận lợi. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp lao đao vì lỡ ký hợp đồng
xuất khẩu khi cà phê đang rẻ, bây giờ giá cao thu gom khơng đủ hàng để giao, có
đơn vị thiếu đến 1 vạn tấn. Cịn nơng dân hầu hết tiếc rẻ vì phải vội bán sớm, tuy
cũng đã có lãi so với mấy năm trước. Mức giá 19 –20 triệu đồng/ tấn cà phê nhân là
giá cao nhất trong vịng 5 năm qua. Bình qn giá thành sản phẩm khoảng 7 triệu
đồng/ tấn, nếu giữ được đến giờ mới bán thì người trồng đã lãi gần gấp ba.

11


PHẦN BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Ea Kao
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Ea Kao là một xã trực thuộc Thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm
Thành phố Bn Ma Thuột khoảng 12 km.
+ Phía Bắc giáp Thành phố Bn Ma Thuột.
+ Phía Nam xã Hồ Khánh Thành phố Bn Ma Thuột.
+ Phía Đơng giáp xã Ea Tiêu huyện Krơng Ana.
+ Phía Tây giáp xã Ea Na huyện Krơng Ana.

Hiện xã Ea Kao có tất cả là 14 thn bn, trong đó có 7 bn đồng bào
dân tộc tại chỗ và 7 thôn người Kinh cùng với các dân tộc khác đang cùng nhau
sinh sống. Với tổng số nhân khẩu là 15.509 khẩu sinh sống trong 3.376 hộ gia đình.
Xã Ea Kao có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Là một xã tiếp
giáp với trung tâm Thành phố, thuận lợi trong công tác chuyển giao tiến bộ của
khoa học công nghệ cũng như tiếp nhận thông tin về thị trường và các chính sách
phát triển kinh tế của chính phủ trong lĩnh vực phát triển kinh tế của khu vực và địa
phương.
3.1.1.2. Địa hình
Xã Ea Kao có địa hình lượn sóng, chia cắt nhẹ. Độ cao trung bình từ 400m
đến 500m so với mực nước biển. Thành phần đất xốp, kết cấu viên, trên diện tích
này hầu hết đã được khai phá để trồng cây nông nghiệp và bố dân cư, phần cịn là
diện tích rừng và đất hoang hóa.
Dọc theo những thung lũng là những cánh đồng chạy dài thuận lợi cho việc
sản xuất cây lúa nước. Do có địa hình lượn sóng tạo ra các con suối chảy dồn nước
về một nơi, tạo ra hồ chứa nước lớn có khả năng cung cấp nước tưới phục vụ cho
công tác tới tiêu nông nghiệp vào mùa khô.

12


3.1.1.3. Khí hậu và thủy văn
Xã Ea Kao có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa trung
bình hàng năm biến động từ 1800mm-2200mm. Một năm có hai mùa rõ rệt : Mùa
mưa và mùa khô.
Mùa mưa bắt đầu từ đầu tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 11.
Mùa khô bắt đầu từ đầu tháng 12 và kết thúc vào cuối tháng 3.
Vào mùa mưa trong những tháng 7,8,9 thường có lượng mưa rất lớn dễ gây
ra hiện tượng lũ quét, nên cần theo dõi và có biện pháp ứng phó kịp thời.
Do có địa hình tương đối cao nên khí hậu của xã quanh năm tương đối mát

mẻ. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,4ºC, biên độ chênh lệch là 4-5ºC.
Địa bàn xã Ea Kao có hai hướng gió chính : Gió mùa Đơng Bắc và gió mùa
Tây Nam.
- Gió mùa Đơng Bắc mang đặc tính khơ lạnh thường xuất hiện vào mùa
khơ, từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 11.
- Gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước, gây mưa nhiều, thường xuất
hiện vào mùa mưa, từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 3.
Nói chung khí hậu của xã Ea Kao thuận lợi cho việc phát triển sản xuất
nông nghiệp.
3.1.1.4. Nguồn nước
Địa bàn xã Ea Kao có nguồn nước tương đối thuận lợi. Vào mùa mưa
thường sử dụng nước trời để sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Vào mùa khơ nhờ có
hệ thống thủy lợi của hồ Ea Kao và nguồn nước ngầm nên nguồn nước được cung
cấp tương đối đầy đủ. Tuy nhiên việc phân bố nguồn nước thủy lợi của hệ thống
thủy lợi cũng không được đều, do sự hạn chế của hệ thống kênh mương thủy lợi, địa
bàn phân bố sản xuất rộng và sự giới hạn cung ứng của hệ thống thủy lợi ở đây.
Việc lạm dụng trong sử dụng nguồn nước thủy lợi trong những thời điểm
không cần thiết gây ra hiện tượng thiếu hụt nguồn nước trong những thời kỳ quan
trọng, dẫn đến có những hộ nằm trong khu được sử dụng nguồn nước của thủy lợi
phải chạy đi tìm nguồn nước khác làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong sản xuất
nông nghiệp.

13


Để khắc phục hiện này đòi hỏi bộ phận quản lý thủy lợi phải sát sao hơn
nữa trong công tác quản lý của mình, đồng thời chú trọng đầu tư hoàn thiện, mở
rộng hệ thống kênh mương kiên cố tránh tình trạng thất thốt nguồn nước và sự
thiếu cân xứng trong việc cung cấp nước giữa các khu vực trong địa phương.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của xã
Xã Ea Kao là một xã có dân số đơng, thành phần dân tộc tương đối đa
dạng. Theo tài liệu thống kê của xã đến cuối năm 2006 tồn xã có 3.376 hộ với
15.509 khẩu đang sinh sống trên 14 thôn buôn.
Bảng 3.1 : Tình hình cơ bản về dân số
Số lượng

Cơ cấu

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số hộ

Hộ

3376

(%)
100

- Hộ dân tộc Kinh

Hộ

1875

56


- Hộ dân tộc thiểu số

Hộ

1501

44

Tổng số khẩu

Khẩu

15509

100

1. Chia theo thành phần dân tộc

Khẩu

15509

100

- Khẩu dân tộc Kinh

Khẩu

8108


52

- Khẩu dân tộc thiểu số

Khẩu

7401

48

2. Chia theo giới tính

Khẩu

15509

100

- Nhân khẩu Nam

Khẩu

7805

50,3

- Nhân khẩu Nữ

Khẩu


7704

49,7

Tổng số lao động

Lao động

9305

100

- Lao động Nam

Lao động

5118

55

- Lao động Nữ

Lao động
4187
45
( Nguồn : Số liệu từ xã Ea Kao)

Qua bảng 3.1 ta thấy : Người Kinh vẫn chiếm đa số trong tổng số người
dân trong địa bàn xã, với tổng số hộ là 1.875 hộ (chiếm 56%). Đồng bào dân tộc
thiểu số có tất cả là 1.501 hộ (chiếm 44%), trong các hộ đồng bào dân tộc khác thì

chủ yếu là dân tộc Êđê, Tày, Mường các hộ dân tộc thiểu số còn lại chỉ chiếm một
số lượng rất ít.

14


Tình hình về nhân khẩu : Tồn xã có 15.509 khẩu thì người Kinh đã có tới
8.108 khẩu (chiếm 52%), cịn 11 dân tộc thiểu số cịn lại chỉ có 7.401 khẩu (chiếm
48%). Số nhân khẩu Nữ và nhân khẩu Nam là tương đối đồng đều, điều này tạo điều
kiện thuận lợi trong cơng tác hoạt động văn hóa cộng đồng trong xã.
Tình hình về lao động : Xã Ea Kao số lượng lao động tương đối lớn, với
9.305 lao động chiếm 60% trong tổng số nhân khẩu, trong đó lao động Nam là 5.118
(chiếm 55%), lao động Nữ là 4.187 (chiếm 45%). Với bình quân một hộ gia đình có
2,756 lao động thì việc cung ứng sức lao động cho q trình sản xuất nơng nghiệp là
tương đối dồi dào, đây là một điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất cũng như
việc phát triển kinh tế chung trên địa bàn xã.
Bảng 3.2 : Tình hình phân bố các hộ tại xã theo loại hình sản xuất
Chỉ tiêu

Số hộ

Cơ cấu (%)

Tổng số hộ

3376

100

- Hộ nông nghiệp


2867

84,933

- Hộ lâm nghiệp

5

0,151

- Hộ thủy sản

28

0,830

- Hộ công nghiệp

61

1,807

- Hộ xây dựng

101

2,992

- Hộ thương nghiệp


151

4,465

- Hộ vận tải

20

0,588

- Hộ dịch vụ

118

3,490

- Hộ khác

26

0,760
( Nguồn : Số liệu từ xã Ea Kao)

Qua bảng 3.2 ta thấy : Tuy là một xã trực thuộc Thành phố nhưng về cơ bản
xã Ea Kao vẫn mang nặng là một xã nông nghiệp.Với tổng số hộ nông nghiệp là
2.867 hộ (chiếm 84,933%), các hộ sản xuất lâm nghiệp, thủy sản, vận tải chỉ chiếm
số lượng rất ít chưa đến 1%. Tuy nhiên do là một xã gần trung tâm Thành phố nên
các hộ thương nghiệp, hộ xây dựng, hộ dịch vụ chiếm một số lượng tương đối đáng
kể, đây là một dấu hiệu cho thấy những chuyển biến tốt trong công tác chuyển dịch

cơ cấu kinh tế của xã trong hiện tại cũng như tương lai.
Trong thời gian tới xã cần những biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế một
cách hợp lý, làm giảm tối đa các hộ sản xuất nông nghiệp xuống, tăng số hộ hoạt

15


động trong các ngành xây dựng, vận tải, công nghiệp, dịch vụ và thương nghiệp lên,
đảm bảo yêu cầu trong thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Đảng và
nhà nước ta.
3.1.2.2. Tình hình sử dụng đất
Xã Ea Kao là một xã có diện tích đất tương đối lớn, theo thống kê số liệu
của xã thì đến năm 2005 tồn xã có 4.696 ha đất tự nhiên. Trong đó đất nơng nghiệp
chiếm phần lớn với diện tích sản xuất nông nghiệp là 4.034,82 ha, đất phục vụ ngồi
lỉnh vực sản xuất nơng nghiệp là 524,92 ha, diện tích đất hoang hóa chưa sử dụng là
135,26 ha. Cần có biện pháp quy hoạch có hiệu quả sử dụng triệt để diện tích đất
hoang hóa cịn lại vào sản xuất hoặc sử dụng vào mục đích khác có hiệu quả hơn.
Qua số liệu thống kê của xã lập được bảng thống kê tình hình phân bố sản
xuất và sự biến động diện tích đất của xã như sau:
Bảng 3.3 : Tình hình sử dụng đất của xã
Tăng (+)
Giảm (-)
Năm 2005
(ha)
4696
-41,19

Diện tích (ha)

Mục đích sử dụng


Năm 2000

I. Tổng diện tích đất tự nhiên

4737,19

1. Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm

3371,49

4034,82

663,33

1333,52

1169,68

-163,84

+ Đất trồng lúa
+ Đất trồng cây hàng năm khác
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất lâm nghiệp

960,89


926,67

-34,22

372,63
889,06
205,78
943,13

243,01
1610,86
318,28
936

-129,62
721,80
112,50
-7,13

2. Đất phi nông nghiệp
- Đất ở
- Đất chuyên dung
- Đất nghĩa trang nghĩa địa
- Đất sông suối và mặt nước

873,32

524,92

-348,40


126,70
568,47
18,59
159,56

83,80
274,58
26,44
140,10

-42,90
-293,89
7,85
-19,46

3. Đất chưa sử dụng

492,38
136,26
-356,12
( Nguồn : Số liệu từ xã Ea Kao)

Nhìn vào bảng 3.3 ta thấy : Phần lớn diện tích đất của xã được sử dụng cho
sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2000 đến năm 2001 thì diện tích đất nơng nghiệp
tăng 663,33 ha điều này cho thấy nông nghiệp vẫn là một ngành sản xuất chính của
16


xã, trong sản xuất nơng nghiệp đã có sự chuyển biến rõ rệt : Từ việc chú trọng sản

xuất cây trồng ngắn ngày đã chuyển sang chú trọng sản xuất các cây trồng cơng
nghiệp dài ngày. Diện tích trồng cây ngắn ngày giảm 136,84 ha trong khi diện tích
cây cơng nghiệp dài ngày tăng 721,8 ha. Đây là sự chuyển biến tích cực trong cơng
tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý của xã, việc tăng cường sản xuất các cây
trồng cơng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập cho nơng hộ,
cải thiện đời sống cho người dân.
Do những điều kiện khách quan thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng
thủy sản, diện tích ni trồng thủy của xã có xu hướng tăng lên rõ rệt, diện tích ni
trồng tăng 112,5 ha chủ yếu tập trung vào năm 2005. Sự gia tăng nhanh về dân số
dẫn đến việc chặt phá rừng làm nương rẫy nên diện tích đất lâm nghiệp có xu hướng
giảm xuống, diện tích đất ở, đất chuyên dùng ngày càng bị thu hẹp. Việc khai thác
và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên đất làm giảm một cách đáng kể những diện tích
bị bỏ hoang từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích đất hoang hóa được khai thác đưa
vào sản xuất thêm 356,12 ha diện tích đất.
Nhìn chung thì công tác quản lý, quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên
đất của xã Ea Kao trong 5 năm qua là tương đối tốt. Tuy nhiên kết quả mang lại
bước đầu chưa được cao lắm, tuy đã có sự chuyển dịch nhưng lượng chuyển đổi
chưa được cao lắm, tiến độ thực hiện còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu trong
cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
3.1.2.3. Tình hình y tế, giáo dục
* Tình hình cơng tác y tế của xã trong năm qua :
Trong năm 2006 tồn xã có 10.507 ca được khám chữa bệnh đạt 110,48%
kế hoạch, khơng có ca tử vong nào tại trạm và khơng có dịch bệnh lớn xẩy ra.
Trạm y tế đã phối hợp với các đơn vị thôn, buôn tổ chức tốt ngày tiêm
chủng mở rộng, tiêm phòng vắc xin cho trẻ dưới 5 tuổi và phun thuốc trừ muỗi
chống sốt rét ở 2 thôn được một đợt. Cùng với các cấp, các ngành đã ra quân làm tốt
công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ trên tồn xã, trong đó : Khám phụ
khoa 265/265; khám thai 130 ca; điều trị phụ khoa 255; cấp gói đẻ sạch 20 ca.
Chương trình phịng chống HIV đã được chú trọng, thường xuyên tuyên truyền bằng


17


nhiều hình thức khác nhau. Đội ngũ y bác sĩ ở trạm nhiệt tình, phục vụ tốt cho nhân
dân.
* Tình hình giáo dục : Xã Ea Kao là một xã có dân số đơng tuy nhiên lai
tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nên gây khó khăn trong cơng tác giáo dục
ở xã.
Bảng 3.4 : Tình hình giáo dục của xã từ năm 2004-2006
Lượng tăng trưởng
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2004

2005

2006

tương đối liên hoàn
(%)
2005/2004

2006/2005


Tổng số học sinh

3956

3897

4122

-1,49

5,77

Số học sinh dân tộc

1912

1985

2149

3,82

8,26

Số học sinh THPT

456

462


500

1,32

8,23

Số học sinh THCS

1356

1296

1324

-4,43

2,16

Số học sinh tiểu học

1925

1856

1987

-3,58

7,06


Số học sinh mẩu giáo

219

283

311

29,22

9,89

Tổng số phòng học

98

104

108

6,12

3,85

Số phòng học kiên cố

64

66


70

3,13

6,06

Số phòng học bán kiên cố

25

30

30

20,00

0,00

Số phòng học tạm bợ

9

8

8
-11,11
0,00
( Nguồn : Số liệu từ xã Ea Kao)

Qua bảng 3.4 ta thấy : Tình hình giáo dục của xã từ năm 2004 đến năm

2006 có nhiều biến động cụ thể là:
Trong năm học 2004-2005 lượng học sinh có xu hướng giảm xuống, chủ
yếu là học sinh ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, còn lượng học sinh trung học phổ
thơng và học sinh mẫu giáo có xu hướng tăng lên nhưng do số học sinh ở hai bậc
này ít nên tổng lượng học sinh vẫn bị giảm xuống. Trong năm học 2005-2006 do sự
tăng đều và ổn định của lượng học sinh ở các bậc giáo dục số lượng học sinh của xã
có xu hướng tăng lên.
Về cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác giáo dục : Đến nay hệ thống trường
lớp đã được đầu tư xây dựng kiên cố hóa. Tồn xã có 108 phịng học phục vụ tốt cho

18


cơng tác dạy và học, tăng 4 phịng so với năm 2005 và 10 phòng so với năm 2004.
Đội ngủ thầy cô giáo đã được biên chế đứng lớp khá đầy đủ và một số thầy cô đã
được đào tạo, chuẩn hóa về chun mơn, chất lượng dạy và học đã được nâng lên
một bước. Các phong trào bề nổi lên ở các trường đã được duy trì, phát huy, nhiều
thầy cơ nhiệt tình và trách nhiệm với cơng tác giáo dục ở địa phương.
Tuy nhiên công tác giáo dục ở đây vẫn còn tồn tại một số khiếm khuyết sau:
- Chất lượng giáo dục giữa các trường không đồng đều, sự quan tâm của
các cấp uỷ chi bộ Ban tự quản ở một số đơn vị đối với công tác xã hội hóa giáo dục
cịn hạn chế, một số bộ phận phụ huynh học sinh cịn có tư tưởng ỷ lại hoặc khoán
trắng cho nhà trường thiếu trách nhiệm trong việc tham gia đóng góp xây dựng
trường lớp.
- Đồn kết nội bộ ở một số trường chưa cao, chưa thống nhất về quan điểm
hoặc đồn kết cịn xi chiều, công tác phê và tự phê chưa cao, công tác quản lý ở
một số trường cịn lỏng lẻo.
- Cơng tác phổ cập tiểu học, xóa mù và phổ cập trung học cơ sở có làm
nhưng chưa đồng bộ kết quả mang lại cịn thấp.
3.1.2.3. Cơng tác lao động xã hội

* Công tác tổ chức cán bộ :
Trong năm Uỷ ban nhân dân xã đã tuyển dụng một số cán bộ, công chức và
cán bộ chuyên trách đảm bảo đúng theo theo quy định nhằm giải quyết công tác
được tốt hơn.
* Về cơng tác chính sách xã hội :
Đã chi trả lương hưu, phụ cấp cho các đối tượng chính sách đúng thời
gian, đúng chế độ. Có 8 đối tượng chính sách đã được Ủy ban nhân dân Thành phố
Buôn Ma Thuột xây 8 ngơi nhà tình nghĩa đồng thời hỗ trợ xe lăn cho 23 đối tượng
chính sách có cơng. Công tác cứu trợ, hỗ trợ cho người dân đồng bào dân tộc và
những gia đình có hồn cảnh khó khăn được thực hiện tốt theo đúng chủ trương
chính sách của Đảng và nhà nước.

19


3.1.2.4. Về cơng tác văn hóa-tun truyền , thể dục thể thao
Trong năm 2006 có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, các ngày lễ tết trọng
đại như 3/2, ngày 30/4, ngày 30/4, ngày 19/5, ngày 19/8, ngày quốc khánh 2/9, kỷ
niệm 62 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…. Đặc biệt diễn ra hội
nghị cấp cao APEC tại Hà Nội. Đây là dịp để quảng bá thương hiệu Việt Nam đến
với doanh nghiệp, tổ chức và trên trường quốc tế. Do đó ban thơng tin văn hóa đã
phối hợp với các tổ chức đồn thể quần chúng tập trung thuyên truyền các chủ
trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến tận người dân. Tổ chức nhiều đêm
sinh hoạt văn hóa văn nghệ và giao lưu văn hóa giữa các đơn vị thơn bn, thi tiếng
hát hoa phượng đỏ; tổ chức giải bóng đá nhi đồng, giải bong chuyền giao lưu giữa
các thơn, bn trong tồn xã.
Trong năm 2006 phịng Văn hóa thơng tin Thành phố Buôn Ma Thuột phối
hợp với xã tổ chức liên hoan ca khúc cách mạng nhân kỹ niệm ngày toàn quốc
kháng chiến giữa 5 xã, phường trên địa bàn Thành phố. Uỷ ban nhân dân xã đã chỉ
đạo Ban văn hóa thơng tin-thể thao xã tổ chức thành cơng giải bóng đá nhi đồng

nhân dịp hè năm 2006 và giải bóng chuyền nhằm giao lưu và học hỏi lẫn nhau đồng
thời thể sự đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn. Thành lập được đội bong đá nhi
đồng thi đấu giải cấp Thành phố và mang lại kết quả cao.
Về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu vực dân
cư cũng đã được chú trọng Ban chỉ đạo và đi vào hoạt động có nề nếp. Uỷ ban nhân
dân xã đã phối hợp với mặt trận và các đoàn thể quần chúng tổ chức được nhiều
buổi họp dân học tập về quy chế dân chủ ở cơ sở và các chủ trương chính sách của
Đãng. Trong năm 2006 tồn xã có 1.675 hộ gia đình văn hóa cấp xã và đề nghị 5
thơn , bn cơng nhận thơn bn văn hóa. Tổ chức họp dân để góp ý cho chức danh
chủ tịch hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân theo nghị định 79 của chính phủ đạt
kết quả tốt.
3.1.2.5. Cơng tác xố đói giảm nghèo
Thực hiện kế hoạch phúc tra hộ nghèo của tỉnh và Thành phố, sau khi phúc
tra toàn xã vào đầu năm có 760 hộ trong diện nghèo với 3.771 khẩu chiếm 25% tổng
số dân trong xã. Đến cuối năm 2006, sau khi phúc tra lại tồn xã có 452 hộ với 224
khẩu ; Trong đó đồng dân tộc tại chỗ 224 hộ với 1.210 khẩu. Qua điều tra số hộ
20


thoát được nghèo 841 khẩu; dân tộc khác 40 hộ với 195 khẩu. Qua điều tra số hộ
thoát được nghèo 308 hộ nhưng lại phát sinh thêm 98 hộ nghèo trong năm với 401
khẩu. Tổng số hộ nghèo cũ và mới phát sinh trên toàn xã là đến nay là 550 hộ giảm
hơn so với năm 2005 là 210 hộ.
Sau một năm thực hiện cơng tác xố đói giảm nghèo bằng nhiều biện pháp.
biện pháp đã giúp đỡ được một số hộ nghèo nhằm ổn định cuộc sống vươn lên thốt
nghèo. Nhìn chung thì cơng tác xố đói giảm nghèo đã được các cấp các ngành quan
tâm và chỉ đạo một cách đúng đắn phù hợp với điều kiện địa phương mình.
Những hạn chế tồn tại:
Trình độ năng lực của một số cán bộ chuyên môn, cán bộ giúp việc cho Uỷ
ban nhân dân, Ban tự quản một số thôn bn cịn hạn chế, trách nhiệm chưa cao cịn

đùn đẫy né tránh.
Xử lý giải quyết công việc được giao chưa kịp thời cịn chạy theo sự vụ.
Cơng tác chính sách đã có sự quan tâm đúng mức nhưng nhưng vẫn còn
nhiều bất cập nảy sinh, đời sống của một số đối tượng chính sách cịn gặp nhiều khó
khăn về nhà ở và nước sinh hoạt nhưng đến nay vẫn chưa được cải thiện.
Cơng tác xố đói giảm nghèo có làm, có tuyên truyền vận động nhưng ý
thức tự vươn lên của một số hộ nghèo chưa tốt cịn mang tính ỷ lại, trơng chờ. Giải
pháp xố đói giảm nghèo chưa có tính thuyết phục, hiệu quả mang lại chưa cao.
3.1.2.6. Về cơng tác quốc phịng và trật tự an tồn xã hội
* Về quốc phịng :
Duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu trong những thời cao
điểm và các ngày lể, ngày tết, ngày diễn ra hội nghị cấp cao APEC ở Hà Nội đảm
bảo an toàn. Năm 2006 đã thực hiện được 2.327 lượt thường trực, trong lực lượng
cơ động của xã thực hiện được 810 lượt người, trực sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh
của cấp trên. Ban chỉ đạo quân đội xã thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác
thường trực ở các đơn vị thơn bn. Qua kiểm tra thì các đơn vị đều cắt cử lực
lượng thường trực sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xẩy ra. Ban chỉ huy quân sự
xã đã kết hợp với phường đội thống nhất ra quân huấn luyện dân quân hoàn thành
kế hoạch huấn luyện quân sự năm 2006.

21


Công tác tuyển quân của xã được thực hiện tốt hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch
của ban quân sự cấp cao đề ra. Cán bộ sỹ quan quân sự địa phương được đào tạo kỹ
lưỡng về trình độ quản lý, năng lực tổ chức tác chiến đảm bảo yêu cầu chiến đấu
trong mọi trường hợp.
* Về trật tự an toàn xã hội :
Trong năm 2006 tình hình trật tự xã hội của xã tương đối ổn định. Số vụ
phạm pháp giảm một cách đáng kể. Tình hình tệ nạn xã hội trên địa bàn xã được hạn

chế một cách tối thiểu nhất. Các vụ phạm pháp hình sự ít mức độ nghiêm trọng của
vụ án không cao, tuy nhiên các vụ vi phạm hành chính lại cao, nhưng ít có mức độ
nghiêm trọng. Điều này là do khả năng am hiểu pháp luật của quần chúng nhân dân
ở đây còn quá hạn chế, lối sống và làm việc theo pháp luật của phần lớn các hộ gia
đình đồng bào dân tộc tại chỗ chưa được thực hiện tốt do vậy dễ bị kẻ xấu lợi dụng
kích động tham gia vào những việc làm trái với quy định của pháp luật.

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chung
* Phương pháp duy vật biện chứng:
Là phương pháp khi đánh giá một hiện tượng kinh tế ta đặt nó trong mối
quan hệ tương tác lẩn nhau, khi hiện tượng kinh tế này thay đổi thì các hiện tượng
kinh tế khác thay đổi theo.
3.2.2. Phương pháp cụ thể
* Phương pháp thu thập số liệu:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thu được từ báo cáo của xã
trong những năm 2004-2006, các tạp chí, các sách báo.... về cây cà phê được thực
hiện trước đó.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Tiến hành phỏng vấn bằng phiếu
điều tra 60 hộ dân trồng cà phê trên địa bàn xã Ea Kao.
+ Phương pháp phân loại hộ: Căn cứ chuẩn nghèo mới của Bộ Lao Động
Thương Binh Và Xã Hội tiến hành phân loại hộ như sau:
* Thu nhập BQ/người/tháng dưới 200.000 đồng : Hộ nghèo

22


* Thu nhập BQ/người/tháng từ 200.000 đồng đến dưới 400.000 đồng : Hộ
trung bình
* Thu nhập BQ/người/tháng trên 400.000 đồng : Hộ khá

+ Phương pháp chọn mẫu: Đây là cách điều tra chọn mẩu tiến hành phân
các đối tượng nghiên cứu thành các nhóm theo các đặc tính sau đó lấy mẩu theo
nhóm.
Trên cơ sở phân loại hộ, tiến hành lựa chọn những hộ trồng cà phê có diện
tích từ 0,3 ha cà phê kinh doanh ổn định trở lên đại diện cho nhóm hộ khá, trung
bình, nghèo của địa phương. Ba nhóm này mang tính đại diện cho các hộ nơng dân
tương ứng với ba loại trình độ phát triển kinh tế nông hộ hiện nay.
* Phương pháp xử lý số liệu:
Sử dụng phương pháp thống kê để phân tổ, sau đó xử lý số liệu bằng phần
mềm Excel.
3.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
* Giá trị sản xuất(GO)
Giá trị sản xuất là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra trên một
đơn vị diện tích.
GO= Tổng(Pi*Qi)
Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm cà phê
Pi là đơn giá cà phê
* Chi phí trung gian(IC)
Chi phí trung gian là tồn bộ khoản chi phí vật chất dịch vụ sản xuất ra sản phẩm.
IC= Tổng(Ci*Ji)
Trong đó: Ci là khoản chi phí đầu tư i
Ji là đơn giá loại i

* Giá trị gia tăng (VA)
Giá trị gia tăng là phần giá trị gia tăng thêm của người sản xuất sản xuất ra
được trên một đơn vị diện tích.

23



VA= GO-IC
* GO/IC : Chỉ tiêu này nói lên cứ một đồng chi phí đưa vào sản xuất thì tạo
được bao nhiêu đồng giá trị sản phẩm.
* VA/IC : Chỉ tiêu cho biết cứ một đồng chi phí đưa vào sản xuất thì tạo ra
được bao nhiêu giá trị tăng thêm.
* GO/công lao động : Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia vào
sản xuất thì tạo ra được bao nhiêu giá trị sản lượng.
* VA/công lao động : Chỉ tiêu này cho biết cứ một công lao động tham gia
vào sản xuất thì tạo ra được bao nhiêu đồng gia trị tăng thêm.
* Giá trị sản lượng bình quân/ha
* Giá trị sản lượng bình quân/hộ
* Giá trị gia tăng bình quân/ha
* Giá trị gia tăng bình quân/hộ
* Năng suất bình quân/ha

24


PHẦN BỐN
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng phát triển sản xuất cà phê của hộ
4.1.1. Dân số và lao động
Qua việc điều tra 60 hộ nông dân thống kê được tình hình dân số và lao
động của các hộ điều tra như sau :
Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của các hộ điều tra
Chỉ tiêu

Đơn vị

Tổng

số

Tổng số hộ
Tổng số khẩu
Số khẩu bình quân/hộ

Hộ
khá

Hộ
trung
bình
28
146
5,21

Hộ
nghèo

Hộ
60
18
14
Khẩu
301
82
73
Khẩu/hộ
5,02
4,56

5,21
Lao
Tổng số lao động
243
60
123
60
động
Lao
Tổng số lao động chính
172
50
84
38
động
Lao động
Lao động chính/hộ
2,87
3,57
3
2,11
chính/hộ
Lao
Tổng lao động phụ
71
10
39
22
động
Lao động

Lao động phụ/hộ
1,18
0,71
1,39
1,22
phụ/hộ

Lao động phụ/lao động chính chính/Lđ
1,24
0,20
0,46
0,58
phụ
Số người ăn theo
Người
58
22
23
13
Người/h
Số người ăn theo BQ/hộ
1,04
1,58
0,82
0,72

(Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra nông hộ năm 2007)
Qua điều tra 60 hộ nông dân tại địa bàn xã Ea Kao thu thập được số liệu,
đồng thời dựa vào thu nhập phân ra thành các nhóm hộ có thu nhập khác nhau. Căn
cứ vào chuẩn phân chia giàu nghèo đã tiến hành phân các hộ thành ba nhóm chính :

Nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình và nhóm hộ nghèo.

25


×