Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Phân tích hoạt động sản xuất cà phê kinh doanh tại xã ea blang, huyện krông buk, tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.45 KB, 78 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này em xin chân thành cảm ơn:
Thầy Trần Ngọc Kham đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong suốt
thời gian em thực hiện đề tài này
UBND xã Êa Blang cùng những ngưòi dân ở xã đã giúp đỡ em trong thời gian
thực tập và hoàn thành đề tài này.
Các bạn sinh viên lớp Kinh tế nông lâm K 2003 B đã giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện.
Đinh ngọc anh

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCT: Bộ chính trị
BQK: Bình quân khẩu
BQLĐ: Bình quân lao động
DTBQ: Diện tích bình quân
HĐBT: Hội đồng bộ trưởng
NKBQ:Nhân khẩu bình quân
PTCS: Phổ thông cơ sở
TNT: Thu nhập thuần
UBND: Uỷ ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa

2



DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1 Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê việt nam giai đoạn 1994-2004……..15
Bảng 2: Diện tích cà phê giai đoạn 1994 – 2004……………………………………...16
Bảng 3 Diện tích, sản lượng cà phê năm 2004 tỉnh Đăk Lăk………………………….18
Bảng 4 Tình hình dân số và lao động của xã Ea Blang…...……...………………………21

Bảng 5 . Hiện trạng sử dụng đất đai của xã năm 2004 – 2006………………………...22
Bảng 6 Tình hình diện tích và cơ cấu cây trồng của xã……………………………….23
Bảng 7 Năng suất và sản lượng các loại cây trồng của xã…………………………….24
Bảng 8. Tuổi của chủ hộ điều tra……………………………………………………...33
Bảng 9 Nhân khẩu, lao động và nghề nghiệp của nhóm hộ điều tra…………………..34
Bảng 10 Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra…….………………………………….35
Bảng 11 Tình hình diện tích đất canh tác của hộ điều tra tính theo sào ( 1000 m 2)..…36
Bảng 12 Tình hình trang bị công cụ sản xuất của nông hộ……………………………37
Bảng13 Tình hình trang bị phương tiện sinh hoạt của hộ điều tra…………………….38
Bảng 14 Chi phí sản xuất cà phê của nhóm hộ khá………………………………….39
Bảng 15Chi phí sản xuất cà phê của nhóm hộ trung bình……………………………..40
Bảng 16 Chi phí sản xuất cà phê của nhóm hộ nghèo…………………………………42
Bảng 17 Lượng nước tưới và lao động gia đình………………………………………43
Bảng 18 Các chỉ tiêu về chi phí của các nhóm hộ……………………………………..44
Bảng 19 Doanh thu từ 1 sào cà phê của các nông hộ………………………………….45
Bảng 20 Thu nhập từ một sào cà phê kinh doanh của các nhóm hộ…………………..46
Bảng 21 Điểm hoà vốn của nông hộ………………………………………………….47
Bảng 22 Các chỉ tiêu về thu nhập thuần của nông hộ cho một sào cà phê…………….47
Bảng 23 Hiệu quả sử dụng vốn cho sản xuất 1 sào cà phê của các nhóm hộ………...49
Bảng 24 Sự thay đổi thu nhập thuần khi giá, biến phí tăng …………………………..50
Bảng 25 .So sánh sự thay đổi thu nhập thuần năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007…..50


3


PHỤ LỤC
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
Trang
1.1 Lý do thực hiện đề tài ………………………………………………………………1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………..2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………....2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………...3

PHẦN HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận……………………………………………………………………….4
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp………………………………4
2.1.1.1 Khái niệm kinh tế nông nghiệp………………………………………………...4
2.1.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp…………………………………………...4
2.1.2 Kinh tế cây trồng..............................................................................................….6
2.1.3 Ý nghĩa kinh tế và khả năng phát triển ngành trồng trọt………………………...7
2.2 Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………………...9
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển kinh tế nông nghiệp Việt nam…………………9
2.2.1.1 Thời kỳ trước cách mạng 1945…………………………………………………9
2.2.1.2 Thời kỳ 1945-1954……………………………………………………………..9
2.2.1.3

Thời kỳ 1955- 1975 ………………………………………………………..10

2.2.1.4

Thời kỳ 1976 đến nay………………………………………………………11


2.2.2.

Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê thời gian qua……………..14

2.2.2.1 Về diện tích năng suất và sản lượng…………………………………………...14
2.2.2.2 Quy hoạch phát triển cà phê hiện nay………………………………………....15
2.2.2.3 Tình hình phát triển cà phê ở Đắk Lắk……………………………………… 16

PHẦN BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
4


3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu……………………………………………………...19
3.1.1 Điều kiện tự nhiên……………………………………………………………….19
3.1.1.1 Vị trí địa lí……………………………………………………………………..19
3.1.1.2 Khí hậu thời tiết………………………………………………………………..19
3.1.1.3 Thổ nhưỡng……………………………………………………………………20
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội…………………………………………………………20
3.1.2.1 Dân số và thành phần dân tộc…………………………………………………20
3.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai của xã……………………………………………...22
3.1.2.3 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã………………………………………23
3.1.2.4 Công tác giáo dục……………………………………………………………...25
3.1.2.5 Về Y Tế-Dân số và gia đình…………………………………………………...25
3.1.2.6 Về văn hoá thông tin…………………………………………………………..26
3.1.2.7 Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng……………………………………………...26
3.1.2.8 Công tác giao thông thuỷ lợi…………………………………………………..27
3.1.2.9 Công tác xóa đói giảm nghèo, an ninh chính trị……………………………….27
3.2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu…………………………………………….29

3.2.1 Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………….29
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu chung…………………………………………………29
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể…………………………………………………30
3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………31
3.2.5 Phân tích số liệu theo các chỉ tiêu……………………………………………….31

PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm của hộ điều tra…………………………………………………………..33
4.1.1 Tuổi của chủ hộ………………………………………………………………….33
4.1.2 Nhân khẩu, lao động và nghề nghiệp của nhóm hộ điều tra…………………….34
4.1.3 Trình độ học vấn của các nhóm hộ……………………………………………...35
4.1.4 Tình hình diện tích đất canh tác của các nhóm hộ………………………………35
4.1.5 Tình hình trang bị công cụ sản xuất bình quân của nông hộ…………………….37
4.1.6 Tình hình trang bị phương tiện sinh hoạt của nhóm hộ điều tra………………...38
5


4.2 Phân tích hoạt động sản xuất cà phê của nông hộ ………………………………..38
4.2.1 Chi phí sản xuất cà phê của nhóm hộ khá………………………………………38
4.2.2 Chi phí sản xuất cà phê của nhóm hộ trung bình………………………………..40
4.2.3 Chi phí sản xuất cà phê của nhóm hộ nghèo……………………………………41
4.2.4 Lượng nước tưới và lao động gia đình của các nhóm hộ……………………....43
4.2.5 Các chỉ tiêu về chi phí …………………………………………………………44
4.2.6 Tình hình thu nhập của nông hộ trồng cà phê…………………………………..44
4.2.6.1 Doanh thu từ sản xuất cà phê………………………………………………...44
4.2.6.2 Thu nhập từ 1 sào cà phê kinh doanh của các nhóm hộ……………………...45
4.2.6.3 Chỉ tiêu về hoà vốn của các nhóm hộ. ………………………………………47
4.2.7 Các chỉ tiêu về thu nhập thuần của nông hộ…………………………………….47
4.2.8


Hiệu quả sử dụng vốn cho sản xuất 1 sào cà phê của các nông hộ…………..48

4.2.9 Phân tích độ nhạy của sản xuất cà phê ………………………………………...49
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cây cà phê. ……………………….50
4.3.1 Yếu tố khách quan……………………………………………………………….51
4.3.2 Yếu tố chủ quan…………………………………………………………………52
4.3.3 Một số giải pháp để phát triển hoạt động sản xuất……………………………....53

PHẦN NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận……………………………………………………………………………57
5.2 Kiến nghị…………………………………………………………………………..57

6


PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do thực hiện đề tài
.

Sau nhiều năm thực hiện đổi mới nền kinh tế nông nghiệp nông thôn tỉnh Đắk

Lắk đã tạo ra sự chuyển biến lớn và đạt được những thành tựu rất quan trọng, trong đó
nông lâm nghiệp đóng vai trò chủ đạo, GDP Nông, lâm nghiệp thường xuyên chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu kinh tế (chiếm >50%), là ngành sản xuất lớn của tỉnh với diện
tích đất sản xuất nông nghiệp 464.818 ha, đất lâm nghiệp 604.810 ha, trong đó quỹ đất
đỏ bazan trên 320.000 ha là những tiềm năng lớn để sản xuất cây lương thực, thực
phẩm và trồng cây công nghiệp cho sản phẩm xuất khẩu chiếm trên 95% kim ngạch
của tỉnh.
Sản xuất nông lâm nghiệp không chỉ có nhiệm vụ cung cấp lương thực, thực
phẩm, nguyên liệu cho chế biến mà còn tạo địa bàn và môi trường để phát triển bền

vững các đô thị, các khu công nghiệp và các công trình dịch vụ, xã hội, là nền tảng để
thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển
Cơ cấu kinh tế hiện tại của Đắk Lắk về cơ bản là cơ cấu kinh tế nông nghiệp
hàng hoá, dịch vụ, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng thấp. Vì vậy, nền kinh tế
của tỉnh ta phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của thị trường thế giới đối với những sản
phẩm nông nghiệp vốn có thế mạnh trên địa bàn tỉnh như: cà phê, tiêu, ca cao, cao su
và một số cây công nghiệp khác.
Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIV “ Tiếp tục mở rộng
quy mô ngành chế biến nông, lâm sản, xây dựng chiến lược sản phẩm đáp ứng nhu cầu
cạnh tranh kinh tế quốc tế. Tiến hành điều tra phân loại đánh giá khả năng cạnh tranh
của từng loại sản phẩm nhất là sản phẩm xuất khẩu” vì vậy phải tập trung phát triển
công nghiệp chế biến nông lâm sản với nhiều quy mô và trình độ công nghệ tiến tiến
như chế biến cà phê, cao su, điều… phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Cà phê là một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Đắk Lắk, đời sống của
người dân hầu như phụ thuộc vào cây cà phê. Khi cà phê được mùa và được giá thì đời
7


sống người dân trồng cà phê được nâng cao, và ngược lại nếu mất mùa và mất giá thì
cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. Mặc dù tỉnh ta có sản lượng xuất khẩu cà phê
nhiều nhất trong cả nước, nhưng người dân trồng cà phê vẫn lao đao trước những biến
động về giá cả và những rủi ro do thời tiết mang lại. Nguyên nhân dẫn đến sản lượng
cà phê thiếu ổn định trong những năm qua xuất phát từ những biến động giá cả trên thị
trường, những rủi ro thời tiết. Bên cạnh đó việc đầu tư khai thác không hợp lý, thiếu
quy hoạch và “bóc lột” nặng nề cây cà phê ảnh hưởng đến nguồn dinh dưỡng trong đất,
đất chai sạn và thiếu chất hữu cơ là nguyên nhân của sự phát triển sâu bệnh ảnh hưởng
trầm trọng đến năng xuất sản lượng cây cà phê.
Ở một số nước chỉ dựa vào một vài loại nông sản xuất khẩu chủ yếu, như Coca ở
Ghana; đường mía ở Cuba, cà phê ở Braxin vv... đã phải chịu nhiều rủi ro và bất lợi
trong xuất khẩu.

Đăk Lăk là một tỉnh có diện đất đỏ Bazan chiếm 1/3 diện tích toàn tỉnh, đây là
điều kiện thuận lợi cho Đăk Lăk phát triển cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ
tiêu, mía, điều.... Đây là những thuận lợi mà tỉnh đang cố gắng tận dụng một cách triệt
để, nhằm phát triển một cách toàn diện nền kinh tế của tỉnh.
Tổng diện tích cây cà phê toàn tỉnh là165126 ha (số liệu năm 2005), trong đó
huyện Krông Buk là một trong những huyện có diện tích cà phê lớn nhất trong tỉnh.,
diện tích cây cà phê huyện Krông Buk là 31042 (số liệu năm 2005) chiếm tỷ lệ 18,8%.
Nơi đây đời sống người dân sống phụ thuộc 90% vào cây cà phê. Xã Ea Blang là một
trong những xã thuộc huyện Krông Buk. Để tạo sự phát triển ổn định và bền vững cho
cây cà phê, tôi lựa chọn đề tài “ Phân tích hoạt động sản xuất cà phê kinh doanh tại
xã Ea Blang, huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp
của mình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích hoạt động sản xuất cây cà phê.
Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cây cà phê
trong nông hộ điều tra.
Đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động sản xuất cà phê
8


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất cà phê ở hộ nông dân xã Ea
Blang- huyện Krông Buk -tỉnh Đăk Lăk

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn: Đề tài được tiến hành tại xã Ea Blang-huyện Krông Buk- tỉnh Đăk Lăk
Thời gian:Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài là 8 tuần, số liệu thu thập của
năm 2006


9


PHẦN HAI: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, là bộ phận cấu thành của nền kinh
tế quốc dân. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp con người không chỉ tạo ra sản
phẩm vật chất cho nhu cầu xã hội mà còn thực hiện sản xuất và tái sản xuất ra những
quan hệ xã hội của chính con người, những quan hệ sản xuất. Những quan hệ này tạo
thành cơ sở kinh tế cho các quan hệ tư tưởng, tinh thần trong nông nghiệp nông thôn.
Nói cách khác, quan hệ sản xuất là các quan hệ kinh tế tạo nên cơ sở kinh tế cho sự
phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất và các quan hệ xã hội khác
Kinh tế nông nghiệp là quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, biểu hiện bằng
những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, những hình thức tiêu dùng các sản phẩm sản
xuất ra với những hình thức tổ chức sản xuất, trao đổi phân phối và cơ chế quản lý
tương ứng của nhà nước đối với toàn bộ nền nông nghiệp.
Từ Đại hội lần thứ Ⅵ (12/1986), Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta phải
chuyển hẳn từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi có ý nghĩa rất
lớn về lý luận và thực tiễn nói trên của Đảng ta đòi hỏi kinh tế nông nghiệp phải phát
triển theo định hướng mới với đặc trưng mới phù hợp với quy luật kinh tế thị trường và
xu thế chung của thời đại.
2.1.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có những nét đặc thù, là ngành sản xuất gắn
với sinh vật ( cây trồng, vật nuôi ), bị chi phối bởi quy luật sinh học, các điều kiện
ngoại cảnh ( đất đai, thời tiết- khí hậu ) và là ngành sản xuất tất yếu để xã hội tồn tại và

phát triển.

10


Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm trên cho thấy ở đâu có
đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng ở mỗi vùng, mỗi
quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết-khí hậu khác nhau. Lịch sử hình thành các loại
đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở
đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau. Điều kiện thời tiết khí
hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng v.v… Trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ
với điều kiện hình thành và sử dụng đất. Do điều kiện đất đai khí hậu không giống
nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rõ rệt. Đặc điểm này
đòi hỏi quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đề kinh tế kỹ
thuật sau:
+ Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông – lâm trên phạm vi cả nước
cũng như tính vùng để qui hoạch bố trí sản xuất các cây trồng cho phù hợp.
+ Xây dựng phương hướng kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật phải phù hợp
với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng.
Trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế
được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh
tế khác nhau. Ruộng đất bị giới hạn về diện tích, con người không thể tăng thêm theo ý
chủ quan, nhưng sức sản xuất ruộng đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể
khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của loài người về
nông sản phẩm. Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết qúy trọng ruộng đất, sử
dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm mọi
biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày
càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí
thấp nhất.

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống. Cây trồng và vật nuôi.
Các loại cây trồng và vật nuôi chúng phát sinh phát triển theo qui luật sinh học. Do là
cơ thể sống nên chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều
kiện thời tiết khí hậu đều tác động trực tiếp đến cây trồng, đến kết quả thu hoạch sản
11


phẩm cuối cùng. Cây trồng với tư cách là tư lệu sản xuất đặc biệt được sản xuất trong
bản thân bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm
tư liệu cho chu trình sản xuất sau. Để chất lượng giống cây tốt hơn, đòi hỏi phải thường
xuyên chọn lọc bồi dưỡng các giống hiện có, tiến hành lai tạo để tạo giống mới có năng
suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từng địa phương.
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là nét đặc thù điển hình nhất
của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một mặt quá trình sản xuất nông nghiệp là quá trình
tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và
thời gian sản xuất đan xen nhau, song lại không trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ
cao trong nông nghiệp. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ
được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó. Mặt khác do sự biến thiên về
điều kiện thời tiết – khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng nhất định với điều kiện
đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng
- loại cây xanh có vai trò cực kỳ to lớn là sinh vật có khả năng hấp thu và tàng trữ
nguồn năng lượng mặt trời để biến từ chất vô cơ thành chất hữu cơ, tạo nguồn thức ăn
cơ bản cho con người. Như vậy tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông
dân. Tạo hoá đã cung cấp nhiều yếu tố đầu vào thiết yếu cho nông nghiệp, như ánh
sáng, ôn độ, độ ẩm, lượng mưa, không khí. Lợi thế tự nhiên đã ưu ái rất lớn cho con
người, nếu biết lợi dụng hợp lý có thể sản xuất ra nông sản với chi phí thấp nhất, chất
lượng cao. Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất tặng vật của thiên nhiên đối với nông
nghiệp đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất
như thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ tưới tiêu v.v… việc thực hiện kịp thời vụ
cũng dẫn đến tình trạng căng thẳng về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức lao

động hợp lý, cung ứng vật tư - kỹ thuật kịp thời , trang bị công cụ, máy móc thích hợp,
đồng thời phải coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển nghành nghề dịch vụ,
tạo thêm việc làm ở những thời kỳ nông nhàn.

2.1.2 Kinh tế cây trồng
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta
hàng năm ngành trồng trọt còn chiếm tới 75% giá trị sản lượng nông nghiệp. Sự phát
12


triển của ngành trồng trọt có ý nghĩa rất lớn. Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và
cung cấp lương thực thực phẩm cho con người. Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao
mức sản xuất và tiêu dùng lương thực, thực phẩm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở
phát triển nhanh một nền nông nghiệp toàn diện
Kinh tế cây trồng phát triển có ý nghĩa to lớn và quyết định đến việc chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất cây trồng
tăng, đặc biệt năng suất cây lương thực tăng, nhờ đó sẽ chuyển nền sản xuất nông
nghiệp từ độc canh cây lương thực sang nền nông nghiệp đa dạng có nhiều sản phẩm
hàng hóa giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần thực hiện thắng lợi
mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ngành trồng trọt của nước ta có nhiều tiềm năng lớn để phát triển, điều đó thể
hiện trên các mặt.
+ Quỹ ruộng đất để phát triển ngành trồng trọt không nhiều, bình quân ruộng đất
trên đầu người thấp và có xu hướng giảm do tác động của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Tuy nhiên ngành trồng trọt nước ta vẫn còn khả năng mở rộng diện tích gieo trồng
cả về mặt khai hoang lẫn tăng vụ
+ Điều kiện tự nhiên, ngành trồng trọt nước ta thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á
nhiệt đới ẩm, ánh sáng dư thừa rất thuận lợi cho cây trồng phát triển và trồng cấy nhiều
vụ khác nhau trên các vùng đất trong cả nước.
+ Các điều kiện về kinh tế xã hội: Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào đủ

khả năng yêu cầu phát triển sản xuất.

2.1.3 Ý nghĩa kinh tế và khả năng phát triển ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Ở nước ta
hàng năm ngành trồng trọt chiếm tới 75 % giá trị sản lượng nông nghiệp ( theo nghĩa
hẹp ). Sự phát triển ngành trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn.
Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người. Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu dùng lương thực,
thực phẩm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở phát triển nhanh một nền nông nghiệp
toàn diện.
13


Là ngành sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ. Ngành trồng
trọt phát triển theo hướng mở rộng dần tỷ trọng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả,
cây dược liệu và cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao để đáp ứng nhu cầu phát triển
công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến.
Phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo nguồn thức ăn dồi dào và vững chắc cho
ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây thức ăn và
phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, trên cơ sở đó chuyển dần chăn nuôi
theo hướng sản xuất tập trung và thâm canh dồi dào.
Ngành trồng trọt phát trển có ý nghĩa to lớn và quyết định đến việc chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Ngành trồng trọt phát triển làm cho năng suất cây trồng
tăng, đặc biệt năng suất cây lương thực tăng, nhờ đó làm chuyển nền sản xuất nông
nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm hàng
hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần thực hiện thắng lợi mục
tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ngành trồng trọt của nước ta có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển, điều đó
được thể hiện trên các mặt sau:
+ Mặc dù quỹ ruộng đất để phát triển ngành trồng trọt không nhiều, bình quân

ruộng đất trên đầu người thấp và có xu hướng giảm do tác động của quá trình công
nghiệp hoá và đô thị hoá. Tuy nhiên ngành trồng trọt của nước ta vẫn còn khả năng mở
rộng diện tích gieo trồng cả về mặt khai hoang và tăng vụ nhưng phải gắn liền với sự
phát triển của khoa học, công nghệ và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý.
+ Điều kiện tự nhiên ngành trồng trọt nước ta thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á
nhiệt ẩm đới, ánh sáng dư thừa rất thuận lợi cho cây trồng phát triển và trồng cấy nhiều
vụ khác nhau trên các vùng trong cả nước, cho phép đem lại năng suất sinh khối cao
trên mỗi đơn vị diện tích. Song chính điều kiện tự nhiên, nhiệt đới và á đới ẩm ở nước
ta, cùng với vị trí địa lý sát biển và địa hình phức tạp đã gây cho ngành trồng trọt nước
ta không ít khó khăn về bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh phá hoại… Vì vậy đòi hỏi ngành
trồng trọt của nước ta phải luôn chủ động khai thác có hiệu quả những thuận lợi và hạn

14


chế, né tránh những khó khăn đến mức tối đa để phát triển vững chắc ngành trồng trọt
với nhịp độ tăng trưởng cao.
Các điều kiện về kinh tế - xã hội để phát triển ngành trồng trọt ở nước ta cũng có
nhiều thuận lợi như: Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào đủ khả năng đảm bảo
yêu cầu phát triển sản xuất. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đang từng bước phát triển
khá đồng bộ cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Hệ thống cơ sở
vật chất kỹ thuật đang từng bước phát triển đồng bộ cả về số lượng và chất lượng để
đáp ứng yêu cầu sản xuất và chế biến của ngành trồng trọt ngày một tốt hơn. Các chính
sách kinh tế của nhà nước đã và đang tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành trồng trọt phát
triển như chính sách ruộng đất, chính sách vốn, chính sách thị trường v.v…

2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển kinh tế nông nghiệp Việt nam
2.2.1.1 Thời kỳ trước cách mạng 1945
Trong thời kỳ phong kiến, từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX các hình thức chủ

yếu trong nông nghiệp là điền trang, thái ấp, đồn điền với quy mô tương đối lớn. Đó là
những trang ấp của giai cấp quý tộc, các vương hầu. Từ giữa thế kỷ XIX sau khi bị
thực dân pháp xâm chiếm, nước ta trở thành nước phong kiến nửa thuộc địa. Trong
nông nghiệp hình thành các hình thức kinh tế mới.
+ Kinh tế địa chủ: Hộ địa chủ chiếm hữu nhiều ruộng đất, phát canh thu tô với tỷ
lệ rẽ đôi hoặc rẽ ba
+ Kinh tế phú nông: Có xu hướng sản xuất hàng hoá, một phần sản phẩm làm ra
đem bán trên thị trường. Trong sản xuất nông nghiệp có thuê mướn lao động
+ Kinh tế trung nông: Những hộ có ruộng, có lao động, tự cày cấy và đủ ăn, sản
phẩm dư dôi rất nhỏ bé.
+ Kinh tế bần nông: Những nông hộ nghèo, thiếu ruộng làm không đủ ăn
+ Kinh tế đồn điền của các địa chủ tư sản Pháp ở Việt Nam
2.2.1.2 Thời kỳ 1945-1954

15


Sau cách mạng Tháng tám 1945 chưa được bao lâu, dân tộc ta phải tiến hành
cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài đã hình thành thế cài răng giữa các
vùng tạm chiếm và tự do.
Trong các vùng tự do và giải phóng, cùng với việc thực hiện các chính sách của
Chính Phủ kháng chiến về giảm tô, giảm tức, chia đất công và đất tịch thu của địa chủ
người Pháp cho bần cố nông, đẩy mạnh thực hành sản xuất và thực hành tiết kiệm
v.v...các hình thức kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển dịch về cơ cấu: Kinh tế địa
chủ bị suy yếu; kinh tế phú nông chững lại; kinh tế nông thôn lớn lên cả về số lượng và
tiềm lực của mỗi hộ; đời sống của bần nông và công nông được cải thiện.
2.2.1.3

Thời kỳ 1955- 1975


Ở miền Bắc có nhiều biến đổi mạnh và được chia làm 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1955 – 1957: Hoàn thành kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế và thực
hiện cải cách ruộng đất. Hoàn thành nốt nhiệm vụ cách mạng dân chủ. Ở nông thôn cơ
cấu các loại hình kinh tế biến đổi sâu sắc; kinh tế địa chủ không còn; kinh tế phú nông
bị hạn chế, hầu hết cố nông đều được chia ruộng và trở thành các hộ sản xuất nông
nghiệp, kinh tế hộ nông dân phần lớn là tiểu nông đã trở thành trung tâm trong sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên, do bình quân ruộng đất một đầu người thấp, trình độ canh tác
còn lạc hậu và manh mún nên kinh tế hộ nông dân vẫn còn là sản xuất nhỏ, tự cấp, tự
túc.
+ Giai đoạn 1958 – 1960 Trong kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát
triển kinh tế. Nông nghiệp về cơ bản đã hình thành hợp tác hoá với các hình thức hợp
tác xã nông nghiệp bậc thấp. Như vậy cuối 1960 nông nghiệp nước ta chỉ có hai loại
hình kinh tế hợp tác quy mô nhỏ và các nông trường quốc doanh. Song trang bị kỹ
thuật còn lạc hậu, cách thức sản xuất còn quảng canh, tái sản xuất giản đơn. Lực lượng
kinh tế nhỏ cá thể còn lại không nhiều, đa số là trung nông, một số là phú nông đang
chịu sức ép vào hợp tác xã.
+ Giai đoạn 1961 – 1975 Miền Bắc đã tiến hành thắng lợi 3 kế hoạch 5 năm,
củng cố và nâng cao chế độ hợp tác xã. Xây dựng và phát triển nông trường quốc
doanh, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Tồn tại hai loại hình kinh tế chủ
16


yếu: Kinh tế hợp tác xã với quy mô tập thể hoá triệt để và toàn diện và kinh tế quốc
doanh với các nông, lâm, ngư trường và các trạm trại kỹ thuật quy mô lớn và quản lý
tập trung.
Ở Miền Nam: Trong những năm 1955 – 1963, chính sách cải cách điền địa của
Ngô Đình Diệm thông qua các dụ số 5, số 7 và số 57 lập lại khế ước tá điền. Đầu năm
1970 Nguyễn Văn Thiệu ban hành luật người cày có ruộng bề ngoài xoa dịu nhân dân
nhưng thực chất là để phát triển tầng lớp tư sản nông dân.
Đồng thời trong thời gian đó, chính quyền Sài Gòn cho phép các quan chức,

tướng lĩnh, các nhà tư sản Việt Nam và tư bản nước ngoài lập đồn điền và đinh điền ở
Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số ở Tây Nam Bộ nhằm phát triển các loại hình
kinh tế hàng hoá lớn tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và xây dựng các pháo đài, các
khu đồn trú về mặt quốc phòng. Ngay từ cuối năm 1962 theo số liệu của bộ lao động
nguỵ quyền Sài Gòn Miền Nam đã có 755 đồn điền trong đó: 335 đồn điền cao su, 198
đồn điền cà phê, 45 đồn điền chè, 177 đồn điền hỗn hợp. Các đồn diền nói trên có diện
tích 93000 trồng trọt và 62000 công nhân. Đến cuối năm 1963 thành lập thêm được
198 đinh điền với 50931 hộ gia đình và 118000 ha đất nông nghiệp ( chưa kể 8 nông
trường của tư bản Mỹ )
Như vậy các loại hình kinh tế nông nghiệp Miền Nam hình thành và phát triển
theo hướng tư bản chủ nghĩa với các hình thức chủ yếu là kinh tế trang trại hành hoá
gắn với thị trường tư bản chủ nghĩa, kinh tế đồn điền của các nhà tư bản Việt Nam và
người nước ngoài.
2.2.1.4

Thời kỳ 1976 đến nay
Giai đoạn từ 1976 – 1986
+ Ở miền Bắc: Tiến hành cuộc vận động tổ chức lại sản xuất nông nghiệp,cải

tiến một bước quản lý từ cơ sở theo hướng tiến lên sản xuất lớn XHCN theo tinh thần
chỉ thị 208 CP/TW (16/9/1974) của ban bí thư và nghị quyết 61/CP (5/4/1976) của
HĐBT. Tính đến 5/1987 toàn miền bắc đã có 3927 hợp tác xã chiếm 30% tổng số hợp
tác xã tiến hành cuộc vận động. Số hợp tác xã lên tới 59,8% quy mô bình quân mỗi hợp
tác xã ở đồng bằng là 300- 400 ha đất canh tác, ở Miền Nam có từ 1000 đến 2000 ha
17


đất nông, lâm nghiệp. Trong nông lâm trường quốc doanh tiến hành quy hoạch lại sản
xuất, tổ chức lại các phân trường, các đội, tăng cường quản lý chặt chẽ theo cơ chế tập
trung bao cấp. Đặc biệt ở hai huyện Quỳnh Lưu ( Nghệ An ) và Nam Ninh ( Nam

Định ) được tiến hành thí điểm cuộc vận động tổ chức lại trên địa bàn huyện. Cuộc vận
động này đã đem lại kết quả không mong muốn, làm lao động nông dân và công nhân
nông nghiệp mất quyền người chủ trực tiếp, vẫn loay hoay trong sản xuất lương thực tự
cấp, tự túc mà bình quân mức sản lượng lương thực đầu nguời giảm. Biểu hiện trên
những khía cạnh chủ yếu sau đây:
- Người lao động nông dân và công nhân nông nghiệp mất quyền người chủ trực
tiếp sản xuất nông nghiệp, không quan tâm đến mọi hoạt động của hợp tác xã và nông,
lâm trường mà chỉ để tâm đến kinh tế phụ gia đình trên đất 5% và trong các hoạt động
lao động khác.
- Quy mô hợp tác xã và nông trường ngày càng lớn thì bộ máy cồng kềnh, quản
lý càng tập trung quan liêu bao cấp, dẫn đến lãng phí lớn, tham ô phổ biến, tài sản thất
thoát, ruộng đồng bỏ hoang.
- Năng suất và sản lượng nông nghiệp giảm sút liên tục và nghiêm trọng, thu
nhập của xã viên từ kinh tế tập thể hợp tác xã giảm xuống chỉ còn 30 – 40 % tổng thu
nhập của hộ xã viên. Trong nông trường tình trạng nợ lương công nhân trở thành phổ
biến và kéo dài liên miên.
- Vẫn loay hoay trong sản xuất lương thực tự cấp, tự túc mà hàng năm mức sản
lượng lương thực bình quân đầu người liên tục giảm xuống, lương thực gạo xuất khẩu
mỗi năm tăng dần lên và tới trên 1 triệu tấn.
Ở Miền Nam: Với ý muốn đưa kinh tế Miền Nam đồng nhất với kinh tế Miền
Bắc nên công cuộc hợp tác hoá trong nông nghiệp ở Miền Nam đuợc xúc tiến sớm và
đẩy nhanh theo mô hình hợp tác ở Miền Bắc song không phù hợp với điều kiện kinh tế
đã phát triển tương đối cao và tâm lý, thói quen với thị trường của nông dân Nam Bộ.
Đến năm 1980, phần lớn hợp tác xã và tập đoàn sản xuất tan rã, sự tranh chấp đất đai
trở nên gay cấn. Cũng trong thời gian này, các đồn điền, đinh điền lớn dưới chế độ cũ

18


được tiếp quản và chuyển thành các nông, lâm trường quốc doanh, đồng thời xây dựng

thêm một loạt nông, lâm trường mới.
Trước tình hình nông nghiệp trì trệ, kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã suy
giảm, hiện tượng khoán chui ngày càng phổ biến. Đảng đã thận trọng, nghiêm túc xem
xét, phân tích và ra chỉ thị 100/CT về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người
lao động ngày 13/01/1981 của ban bí thư trung ương Đảng khóa 6. Chỉ thị 100 /CT đã
bước đầu giải phóng lao động nông dân, gắn trách nhiệm và lợi ích của họ với sản
phẩm cuối cùng trên ruộng khoán, khuyến khích đầu tư thêm lao động, phân bón, vật
tư để thu thêm nhiều sản phẩm vượt khoán. Kết quả đêm lại 6- 7 vụ được mùa liên tục,
sản lượng lương thực tăng gần 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên động lực khoán sản phẩm
đến nhóm và người lao động đến cuối năm 1983 đầu 1984 thì chững lại và dần giảm
xuống
Giai đoạn 1987 đến nay.
+ Trong giai đoạn này các nghị quyết Đại hội XI, XII, XIII, IX Đảng ta luôn
nhấn mạnh thực hện nhất quán, lâu dài chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Chủ trương đó trong nông nghiệp được cụ thể và hoàn thiện trong các văn bản quan
trọng mang tính lịch sử như: Nghị quyết 10 của BCT khoá 6 (5/4/1988), nghị quyết 6
TW khoá 6 (3/1989), Luật đất đai (1993), nghị quyết 5 khoá 7 (6/1993), luật hợp tác
xã (4/1996) ...
+ Xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, giao đất, cấp sổ đỏ, quy định 5
quyền sử dụng đất lâu dài cho nông hộ
- Phát triển mạnh kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại gia đình theo hướng hàng
hoá gắn với thị trường, khuyến khích phát triển các hình thức trang trại tư nhân. Sau 15
năm đổi mới, hơn 10 triệu nông hộ được khôi phục và phát triển khẳng định là những
đơn vị kinh tế tự chủ đang dần chuyển sang sản xuất hàng hoá. Hơn nữa trong quá trình
vận động phát triển của kinh tế hộ trên các miền đất nước không ít nông dân làm ăn
giỏi đã trở thành các chủ trang trại giàu có.
+ Từng bước đổi mới mô hình hợp tác xã kiểu cũ
19



- Chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp theo mô hình tập thể hoá sang làm dịch
vụ đầu vào, đầu ra cho kinh tế hộ tự chủ và đăng ký hoạt động theo luật hợp tác xã
1996, khuyến khích phát triển các hình thức đa dạng về nội dung kinh doanh, về quy
mô và trình độ liên kết xuất phát từ yêu cầu của sản xuất và sự tự nguyện của các nông
dân trong điều kiện cụ thể của từng vùng.
+ Đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp

2.2.2 Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê thời gian qua
2.2.2.1 Về diện tích năng suất và sản lượng
Đối với Việt Nam cây cà phê không phải là cây bản địa, mà được người Pháp
đưa vào Việt Nam trồng khoảng những năm 1870. thời điểm đầu cà phê trồng ở Đồng
Giao, tỉnh Ninh Bình, sau đó mở rộng ra cácvùng khác. Năm 1930 cả nước có khoảng
5900 ha cà phê và sản phẩm chủ yếu được bán sang Pháp.
Thời kỳ 1960-1975, cà phê được trồng ở một số nông trường quốc doanh thuộc
các tỉnh Miền Bắc với diện tích đạt 13000 ha vào các năm 1964 – 1966, song không
bền vững.
Sau năm 1975, cà phê đước phát triển ở các tỉnh Tây Nguyên nhờ các điều kiện
thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi. Cả nước có khoảng 20000 ha cà phê, cho sản lượng
6000 tấn, năng suất bình quân khoảng 462 kg/ha. Những năm sau đó, cà phê tiếp tục
được phát triển ở các tỉnh Tây Nguyên, vùng đất đỏ bazan, chất đất phù hợp với cà phê.
Năm 1980, với diện tích 23000 ha Việt Nam xuất khẩu khoảng 6000 tấn cà phê sang
các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Từ sau những năm 1990, diện tích cà phê được mở
rộng mạnh mẽ và đạt 150000 ha vào năm 1994, chiếm khoảng 1,32% tổng diện tích
các loại cây trồng trong cả nước. Đến nay tổng diện tích cà phê cả nước đạt khoảng 0,5
triệu ha. Có thể thấy sự biến động diện tích, năng suất, sản lượng cà phê qua các năm
trong biểu dưới đây:

20



Bảng 1 Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam giai đoạn 1994-2004
Năm

1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004

Diện tích

Năng

So sánh với sản lượng

So sánh với

(1000 ha )

suất(tấn/ha)

năm trước


năm trước

123,9
186,4
254,2
340,3
370,6
477,7
561,9
565,3
522,2
513,7
506,5

1,453
1,17
1,247
1,236
1,153
1,158
1,428
1,487
1,34
1,501
…………

(1000 tấn)

180
-0,283

218
38
0,077
316,9
98,9
-0,011
420,5
103,6
-0,083
427,4
6,9
0,005
553,2
125,8
0,27
802,5
249,3
0,059
840,6
38,1
-0,147
699,5
-141,1
0,161
771,2
71,7
………..
………… …………..
Nguồn: Niên giám thống kê 2003


Bảng 1 cho thấy sản lượng cà phê tăng lên chủ yếu do đóng góp của diện tích,
qua 10 năm diện tích tăng 389,8 ha, trong khi đó năng suất chỉ tăng 0,048 tấn/ha, với
tốc độ tăng rất chậm. Tuy nhiên, với mức tăng như vậy là khá cao so với năng suất cà
phê của một số nước trên thế giới.
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm sản phẩm có định hướng xuất khẩu, khối
lượng xuất khẩu chiếm hơn 90% sản lượng sản xuất ra. Trong năm trở lại đây, giá trị
xuất khẩu cà phê tăng liên tục, từ 391 triệu USD năm 2001 lên 735 triệu năm 2005,
chiếm vị trí thứ hai sau gạo.

2.2.2.2

Quy hoạch phát triển cà phê hiện nay

Sau hơn một thập kỷ phát triển nhanh về diện tích, sản lượng, ngành cà phê đã
đem lại lợi ích to lớn mà người sản xuất và tiêu thụ cà phê, đồng thời cũng thấy những
rủi ro mà họ trải qua những mất mát không nhỏ. Trong quá trình này, công tác quy
hoạch phát triển cà phê đã trở thành một vấn đề lớn, được chính phủ quan tâm chỉ đạo.
Kế hoạch phát triển diện tích và sản lượng cà phê được xây dựng năm 1980, đề
ra mục tiêu phát triển cà phê Việt Nam đến năm 2000 là 180000 ha và 200000 tấn, sau
đó đã điều chỉnh nâng lên 350000 ha và 450000 tấn. Trên thực tế, đến năm 2000 diện

21


tích cả nước đã đạt đến 520000 tấn và sản lượng đạt trên 800000 tấn. Điều này cho
thấy quy hoạch mà ngành cà phê đề ra không sát với thực tế.
Bảng 2: Diện tích cà phê giai đoạn 1994 - 2004
Năm
1994
1995

1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004

Diện tích ( 1000 ha )
So sánh với năm trước
123,9
186,4
62,5
254,2
67,8
340,3
86,1
370,6
30,3
477,7
107,1
561,9
84,2
565,3
3,4
522,2
-43,1
513,7

-8,5
506,5
-1,4
Nguồn: Niên giám thống kê 2004.

2.2.2.3 Tình hình phát triển cà phê ở Đắk Lắk
Ngay sau ngày giải phóng, cây cà phê đã được xác định là cây trồng mũi nhọn
xuất khẩu của tỉnh, ngoài việc trưng thu, trưng mua các đồn điền của chế độ Nguỵ,
hàng loạt các nông trường quốc doanh được thành lập, diện tích và sản lượng cà phê
tăng lên gấp bội. Đến năm 1985, khi tỉnh ban hành chính sách khuyến khích phát triển
cà phê đối với mọi thành phần kinh tế, phong trào trồng cà phê trong nhân dân được
mở rộng, đặc biệt trong giai đoạn 1994-1995, giá cà phê trên thị trường đột biến tăng,
thu nhập của người dân trồng cà phê tăng lên, cây cà phê trở thành cây “ xoá đói, giảm
nghèo”, phong trào trồng cà phê ở các nông trường và trong nhân dân phát triển đến
đỉnh điểm, cây cà phê được trồng trên cả những vùng đất không thuận lợi, không có
nguồn nước tưới ( năm 2000 diện tích đạt 183.329 ha ). Chính sự phát triển ồ ạt này đã
phá vỡ quy hoạch chung của tỉnh và hệ quả của nó đã xảy ra ( cà phê bị rớt giá, dịch
bệnh, hạn hán xảy ra thường xuyên), khiến ngành cà phê lâm vào hoàn cảnh rất khó
khăn, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, người lao động không có thu nhập. Trước thực
trạng đó tỉnh đã có chủ trương chuyển đổi một số diện tích cà phê ở những vùng sinh

22


thái không phù hợp sang trồng các loại cây trồng khác để đảm bảo tích bền vững trong
sản xuất nông nghiệp.
Đăk lắk là một tỉnh nông nghiệp, có tới 77% dân số sinh sống ở vùng nông thôn,
lao động chiếm 81,3%. Trong đó cây cà phê là cây chủ lực. Diện tích gieo trồng cà phê
hiện tại chiếm 39,1% tổng diện tích canh tác. Đến nay, tổng diện tích cà phê của cả tỉnh
hiện có là: 165.126 ha ( so với năm 2000 giảm 18.203 ha), sản lượng 360880 tấn. Với

diện tích hiện có, so với tiềm năng phát triển của loại cây trồng này theo đề tài nghiên
cứu “ Sử dụng tài nguyên đất, nước hợp lý làm cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững
ở tỉnh Đắk Lắk” do GS TS Nguyễn An Phong chủ biên vượt hơn 25000 ha. Do đó
trong định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ nay đến năm 2010
sẽ tiếp tục giảm dần diện tích cà phê xuống quy mô khoảng 138000 ha, sản lượng
315000 tấn. vùng quy hoạch sản xuất tập trung nằm trên cao nguyên bazan Buôn Ma
Thuột gồm: thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện; Cư M’gar, Krông Buk, Krông
Năng, Ea Hleo, Krông Păc, Krông Ana. Năm 2004 giá trị sản xuất ( giá hiện hành )
chiếm 42,8% tổng sản phẩm xã hội, xuất khẩu chiếm 84,1% tổng kim ngạch của tỉnh.
Sản xuất cà phê phát triển kéo theo sự hình thành và phát triển của các cơ sở sản xuất
kinh doanh.

Bảng 3 Diện tích, sản lượng cà phê năm 2004 tỉnh Đắk Lắk
Số thứ tự
1
2

Cà phê
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn )
165126
360880
13715
33360
17298
40473

Đơn vị( huyện, T phố)
Tổng số
TP Buôn Ma Thuột

Huyện Ea Hleo

23


3

Huyện Ea Sup

50

39

4

Huyện Krông Năng

2265

42211

5

Huyện Krông Buk

31042

70467

6


Huyện Buôn Đôn

2871

5908

7

Huyện Cư M’gar

33219

67719

8

Huyện Ea Kar

6751

11703

9

Huyện Krông Pắk

2478

2321


10

Huyện M’Đrăk

16267

32630

11

Huyện Krông Bông

712

1184

12

Huyện Krông Ana

17314

51342

13

Huyện Lắk

804


1166

Nguồn: Niên giám thống kê 2004

PHẦN BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lí

24


Xã Êa Blang là xã vùng 2, nằm cách trung tâm huyện lỵ 3 km về phía Đông
huyện Krông Búk, phía Bắc giáp xã Êa Hồ huyện Krông Năng, phía Nam giáp xã
Thống Nhất và xã Ea Siên, phía Đông giáp xã Ea Drông, phía tây giáp thị trấn Buôn
Hồ.
Tổng diện tích tự nhiên là 3143 ha bao gồm 15 thôn buôn, nằm rải rác từ bắc đến
nam của xã.
3.1.1.2 Khí hậu thời tiết
Xã Êa Blang mang đặc điểm chung của khí hậu thời tiết gió mùa cận xích đạo
nhưng do có sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế độ khí hậu
nhiệt đới gió mùa Cao nguyên, có một số đặc điểm sau:
* Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ bình quân năm

: 21,60C

+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối


: 33,20C (tháng 4)

+ Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối

: 8,70C (tháng 12)

+ Tổng nhiệt độ bình quân năm

: > 8.0000C

+ Số giờ nắng bình quân năm

: 2.567,6 giờ

* Chế độ mưa: lượng mưa bình quân năm là: 1.787,0 mm
* Chế độ ẩm bốc hơi:
+ Độ ẩm bình quân năm là: 82,2%
+ Lượng bốc hơi bình quân năm là: 1.024,9 mm
* Chế độ gió:
+ Gió mùa đông bắc xuất hiện vào mùa mưa với tần suất xuất hiện 70%
+ Gió mùa tây nam xuất hiện vào mùa khô với tần suất xuất hiện 30 - 50%
+ Tốc độ gió trung bình 3-4 m/s
* Với sự ưu đãi về khí hậu thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các
loại cây trồng cho năng suất và kết quả cao, đồng thời người dân ở đây cần nắm bắt
được quy luật của thời tiết để có sự phân bố cây trồng hợp lý.
3.1.1.3 Thổ nhưỡng

25



×