Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

giáo án Ngữ Văn 11 Ngữ Cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.05 KB, 11 trang )

Tuần: 9
Tiết: 36
Ngày soạn: 27/10/2018
Ngày dạy: 01/11/2018

Tiếng Việt
NGỮ CẢNH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm ngữ cảnh và các nhân tố của ngữ cảnh.
- Hiểu được vai trò của ngữ cảnh trong tạo lập văn bản và trong các tình
huống giao tiếp.
- Biết cách xây dựng ngữ cảnh trong đoạn văn, bài văn và trong hoạt động
giao tiếp hàng ngày.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng nói, viết phù hợp với ngữ cảnh, năng lực nhận thức và
lĩnh hội được lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
- Các kỹ năng thuộc quá trình tạo lập văn bản (lựa chọn đề tài, triển khai đề
tài, kỹ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, xây dựng kết cấu văn bản.
- Kỹ năng lĩnh hội văn bản (lĩnh hội từ, câu, văn bản trong ngữ cảnh, phân
tích, bình giá về các yếu tố ngôn ngữ trong ngữ cảnh.
- Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản
3. Thái độ
- Biết nói, viết phù hợp với ngữ cảnh, năng lực nhận thức và lĩnh hội lời nói
trong mối quan hệ với ngữ cảnh
B. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng học tập



- GV: SGK, SGV, tài liệu chuẩn, bảng phụ
- HS: SGK, vở soạn
2. Phương pháp: pháp phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
I.

Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp, tác phong

Kiểm tra bài cũ
III. Giới hiệu bài mới
Để hiểu đúng được một từ hay một câu trong giao tiếp, ta phải đặt từ
đó trong câu, đặt câu đó với những câu trước hoặc sau nếu có, hoặc phải
hiểu phát ngôn đó là do ai nói với ai, ở đâu, trong hoàn cảnh nào, với mục
đích gì… Điều đó cho thấy khi nói không phải chỉ cần câu, chữ cụ thể trong
văn bản mà còn phải quan tâm đến ngữ cảnh. Bài học này sẽ giúp các em
hiểu thế nào là ngữ cảnh, các nhân tố của ngữ cảnh cũng như cách thức xây
dựng ngữ cảnh cho văn bản và cho hoạt động giao tiếp hằng ngày.
IV.

Tìm hiểu bài mới


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh I. Khái niệm ngữ cảnh
tìm hiểu khái niệm ngữ cảnh.

1. Tìm hiểu ngữ liệu


Thao tác 1:Tìm hiểu ngữ liệu

Câu 1

GV Ở ngữ liệu 1 em nào cho cô biết Là câu nói vu vơ vì không thể xác
tại sao đột nhiên nghe câu nói này ta định được
lại không hiểu được?
- HS trả lời
- GV: nhận xét,chốt ý
Ở ngữ liệu 1 Câu nói “Giờ muộn thế
này mà họ chưa ra nhỉ?” là câu nói
vu vơ không thể xác định được, nhân
vật giao tiếp, không gian thời gian, Câu 2. Câu “Giờ muộn thế này mà
họ chưa ra nhỉ?” là câu xác định vì:
đối tượng được nói đến không có.
– Của chị Tí- người bán hàng nước
GV: yêu cầu HS đọc ngữ liệu 2 và trả
với người bạn nghèo của chị : chị
lời câu hỏi:
em Liên ; bác siêu ; bác xẩm.
- Câu nói “Giờ muộn thế này mà họ – Câu nói đó ở phố huyện lúc tối
khi mọi người chờ khách.
chưa ra nhỉ?” là của ai? Nói với ai?
– Câu nói đó diễn ra trong hoàn
- Đối tượng đươc hướng đến là ai?
cảnh xã hội Việt Nam trước cách
- Thời gian và không gian diễn ra câu mạng tháng Tám.
nói?
- Nếu hiểu rộng ra thì câu nói đó diễn
ra trong bối cảnh xã hội nào?

HS: trả lời.
GV: chốt ý
- Nhân vật nói: chị Tý. Chị Tý nói câu đó với những
người cùng cảnh như mình: Liên, bác Xẩm, bác
Siêu…
- Đối tượng được nói đến xác định: Họ - mấy người
phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ trong huyện hay


người nhà thầy Thức đi gọi chân tổ tôm…
- Thời gian và không gian nảy sinh lời nói: buổi tối
nơi phố huyện nghèo, khi mọi người đang chờ
khách.
- Bối cảnh rộng hơn: Xã hội Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám.
=> Nhờ bối cảnh trên ta mới hiểu ý nghĩa câu nói
của chị Tí.

* TT 2: Rút ra kết luận

2. Kết luận

GV Tất cả các yếu tố vừa phân tích - Là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở
(nhân vật giao tiếp, nội dung giao cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập
tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, hoàn cảnh lời nói.
giao tiếp rộng) đã tạo nên ngữ cảnh - Làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời
cho câu nói.
nói.
- Vậy em hiểu một cách đơn giản ngữ
cảnh là gì?

HS trả lời.
Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh II. Các nhân tố ngữ cảnh
tìm hiểu các nhân tố ngữ cảnh.

Gồm:

GV hỏi học sinh khi giao tiếp cần có - Nhân vật giao tiếp
những yếu tố nào?

- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

HS trả lời.

+ Bối cảnh giao tiếp rộng và hẹp

GV Tổng hợp ý kiến, nêu các nhân + Hiện thực được nói tới
tố ngữ cảnh.
TT 1: Tìm hiểu nhân vật giao tiếp

- Văn cảnh
1. Nhân vật giao tiếp

GV hướng dẫn HS tìm hiểu phàn - Khái niệm: NVGT là người tham
nhân vật giao tiếp.

gia vào hoạt động giao tiếp – người

- Thế nào là nhân vật giao tiếp?

nói (người viết) và người nghe


- Nhân vật giao tiếp có ảnh hưởng (người đọc).


như thế nào đến đến việc tạo lập lời + Nếu chỉ có một người nói và một
nói?

người nghe: song thoại.

-Cho ví dụ.

+ Nếu có nhiều người tham gia và

GV: Nhận xét, phân tích các ví dụ để luân phiên vai nói – nghe cho nhau:
làm rõ hơn kiến thức.

hội thoại.

Câu nói: “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra

- Vị thế và quan hệ của các NVGT

nhỉ?” là lời nói của chị Tí nói với những người

luôn chi phối nội dung và hình thức

quen biết, cùng bán hàng nơi phố huyện, cho
nên lời nói mang sắc thái thân mật, gần gũi, nội

của lời nói, câu văn.


dung nói về những chuyện hàng ngày trong
cuộc sống.
Câu nói: “Mày trói chồng bà, bà cho mày
xem” là lời chị Dậu nói với cai lệ (người nhà lí
trưởng), bọn người đã áp bức gia đình chị đến
bần cùng, giờ lại toan trói chồng chị lúc chồng
chị đang đau ốm, nên lời nói mang sắc thái căm
giận, thách thức.

TT2: Bối cảnh rộng và hẹp
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu
phần bối cảnh rộng và hẹp.

2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
2.1. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ là hoàn

cảnh chung diễn ra hoạt động giao
- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ là gì?
- Em hiểu như thế nào là bối tiếp bằng ngôn ngữ.
cảnh giao tiếp rộng, bối cảnh 2.1. Bối cảnh rộng
giao tiếp hẹp?

- Là toàn bộ những nhân tố xã hội,

- Cho ví dụ.

địa lí, chính trị, kinh tế văn hoá,


GV Nhận xét và rút ra kết luận

phong tục tập quán… của cộng đồng
sử dụng ngôn ngữ.
Nó tạo thành một môi trường
ngôn ngữ, chi phối các nhân vật giao
tiếp và cả quá trình sản sinh cũng


như lĩnh hội lời nói.
- Đối với văn bản văn học là hoàn
cảnh sáng tác của tác phẩm.
Nó chi phối cả nội dung và hình
thức ngôn ngữ của tác phẩm.
2.2. Bối cảnh giao tiếp hẹp
- Khái niệm: là nơi chốn, thời gian
phát sinh câu nói, cùng với những sự
việc hiện tượng xảy ra xung quanh.
- Vai trò: tạo nên những tình huống
TT3: Hiện thực được đề cập đến.

của từng câu nói.

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

2.3. Hiện thực được đề cập tới

-

Lý giải hiện thực bên ngoài và - Phân loại:


hiện thực bên trong?
+ Hiện thực bên ngoài: các sự kiện,
- Hiện thực được nói tới trong
biến cố, các sự việc, hoạt động diễn
giao tiếp có vai trò gì?
ra trong thực tế đời sống
- Xác định hiện thực được nói
+ Hiện thực bên trong (tâm trạng)
tới trong câu nói của Thị Nở:
của nhân vật giao tiếp: vui, yêu,
“Nói dại, nếu mình chửa, bây
ghét, buồn...
giờ hắn chết rồi thì làm thế
- Vai trò: làm nên thông tin miêu tả +
nào?” (của Nam Cao).
HS trả lời.
thông tin bộc lộ.
GV chốt ý:
- Người ta bảo mình chửa hoang? (nhục)
- Đứa con của mình không có bố? (đau khổ,
buồn tủi)
- Ai nuôi con với mình? (vất vả)

TT4: Văn cảnh
- Hiểu thế nào là văn cảnh?


- Vai trò của văn cảnh?


2.4. văn cảnh

- Cho ví dụ.

- Khái niệm:

GV chốt ý:

+ Là những từ ngữ, câu đi trước

- Trong hoạt động giao tiếp, mỗi đơn vị như âm hoặc đi sau một đơn vị ngôn ngữ
thanh, từ, câu, đoạn văn, lời thoại, văn bản…
đều có những đơn vị đứng trước hoặc đứng sau.
Các đơn vị đứng trước và đứng sau ấy tạo nên

nhất định.
+ Được xác định ở cả dạng nói và

văn cảnh cho một đơn vị ngôn ngữ. Văn cảnh

dạng viết, ở cả văn bản độc thoại và

cũng như bối cảnh nói chung quy định các hành

đối thoại.

động phát và nhận các thông điệp giao tiếp.

- Vai trò: vừa là cơ sở cho việc sử


- Ví dụ, câu nói: “Người ta ngồi đấy mà dám
lăn ngay vào, nó chả ngang ngược mà người ta
kêu bé, nó lại làm to hơn". Nếu không đọc

dụng vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội
đơn vị ngôn ngữ.

(hoặc nghe kể) tác phẩm Chí Phèo của Nam
Cao thì ta không thể hiểu được câu nói đó. Cho
nên, văn cảnh của câu nói trên là toàn bộ tác
phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

GV nhận xét, rút ra kết luận và trình
bày ý chính trên bảng.
Hoạt động: Hướng dẫn học sinh III. Vai trò của ngữ cảnh
tìm hiểu vai trò của ngữ cảnh

1. Đối với quá trình sản sinh văn

GV hỏi Ngữ cảnh có vai trò như thế bản: là môi trường sản sinh ra lời
nào đối với quá sản sinh và quá trình nói, câu văn => nó chi phối cả nội
lĩnh hội văn bản?

dung và hình thức của câu.

HS suy nghĩ, trả lời.

2. Đối với quá trình lĩnh hội văn

GV nhận xét, chốt ý


bản: là cơ sở để dễ dàng giải mã các
phát ngôn để hiểu được các thông tin
miêu tả, thông tin bộc lộ
=> Ngữ cảnh có vai trò quan trọng
cả với quá trình tạo lập và quá trình

lĩnh hội lới nói.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh IV. Luyện tập


làm phần luyện tập
TT1: Yêu cầu học sinh phân tích 1. bài tập1
những chi tiết được miêu tả trong ngữ

- Bối cảnh đất nước: thực dân Pháp

liệu bài tập 1.

xâm lược nước ta, vua quan nhà

HS suy nghĩ, trả lời.

Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng dân

GV nhận xét.

thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu
tranh.
- Bối cảnh câu văn:

+ Tin tức về kẻ thù đã có từ mười
tháng rồi, nhưng chưa thây lệnh
quan.
+ Trong khi chờ đợi, người nông
dân cảm thấy chướng tai gai mắt
trước những hành vi của kẻ thù.

TT 2: Yêu cầu học sinh xác định 2. Bài tập 2
hiện thực được nói tới trong ngữ liệu

- Hiện thực bên ngoài: đêm khuya,

bài tập 2.

tiếng trống canh dồn dập mà người

HS suy nghĩ, trả lời.

phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi.

GV nhận xét.

- Hiện thực bên trong: tâm trạng
ngậm ngùi, chua xót của nhân vật trữ
tình.

TT 3: Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu 3. Bài tập 3
và trả lời các câu hỏi:

- Các từ ngữ: lặn lội thân cò, eo sèo


- Hình ảnh bà Tú được thể hiện trong mặt nước.
những từ ngữ, hình ảnh nào?

- Thời gian: quanh năm.

- Nhờ những hình ảnh đó ta có thể - Công việc: buôn bán.


hiểu được bà Tú là người như thế - Công lao: nuôi đủ năm con với một
nào?

chồng.

HS suy nghĩ, trả lời.

=> Ta có thể hiểu bà Tú là người phụ

GV nhận xét.

nữ tần tảo, hi sinh vì chồng con.

TT 4: Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu 4. Bài tập 4
bài tập 4 và cho biết yếu tố nào trong Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là cơ sở
ngữ cảnh đã chi phối nội dung của để xuất hiện những câu thơ trong
câu nói.

bài:

HS suy nghĩ, trả lời.


- Năm 1987: Chính quyền thực dân

GV nhận xét.

bắt các sĩ tử từ Hà Nội xuống thi tại
các trường ở Nam Định.
+ Hai vợ chồng quan toàn quyền
Đông Dương đến dự lễ xướng danh.

TT 5: Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu 5. Bài tập 5
bài tập 5 và cho biết:

- Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi,

- Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần hai người không quen biết nhau. Câu
được hiểu như thế nào?

hỏi đó người hỏi muốn biết về thời

- Nó nhằm mục đích gì?

gian.

HS suy nghĩ, trả lời.

- Mục đích: Cần biết thông tin về

GV nhận xét.


thời gian, để tính toán cho công việc
riêng của mình.

V. Củng cố
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức vừa mới học.


- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm và lý giải một số trường hợp trong đời sống
do không hiểu ngữ cảnh trong giao tiếp nên hiểu lầm nhau, từ đó giúp học
sinh hiểu sâu sắc hơn về tầm quan trọng của ngữ cảnh trong giao tiếp.
D. Dặn dò
- Xem lại bài học và học thuộc phần ghi nhớ trong sgk/tr80.
- Làm các bài tập còn lại trong phần luyện tập nếu chưa hoàn thành trên lớp.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc văn: Chữ người tử tù.
* NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….......
Đà Nẵng ngày…..tháng 11 năm 2018
GVHD
Bùi Thị Thương Huyền
*RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...
GSTT
Hồ Thị Nhím





×