Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Nghiên cứu mô hình câu lạc bộ cầu lông trong một số trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội tóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.86 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

LÊ THANH HÀ

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CÂU LẠC BỘ CẦU LÔNG TRONG MỘT
SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:
Mã số:

Giáo dục học
9140101

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

BẮC NINH – 2018


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Người hướng dẫn khoa học:

1.PGS.TS. Bùi Quang Hải
2. PGS.TS. Lê Đức Chương

Phản biện 1:


……………………………………………….
………………………………………………..

Phản biện 2:

……………………………………………….
………………………………………………..

Phản biện 3:

……………………………………………….
………………………………………………..

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại:
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Vào hồi........ giờ........ ngày....... tháng........ năm 2017

Có thể tìm luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh


1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết:
Giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng là bộ phận hữu cơ của
TDTT trường học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một
mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm đào tạo lớp người mới, có năng lực,
phẩm chất, và sức khỏe, lớp người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể

chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Xu hướng tổ chức hoạt động tập luyện thi đấu thể thao theo hình thức CLB
không chỉ phổ biến trong xã hội mà còn phát triển trong các trương trình đại học,
hình thức phát triển của các CLB diễn ra mạnh mẽ như Bóng rổ, Bóng đá, Cờ vua,
Cầu lông… Trong đó, CLB Cầu lông tại các trường đại học đã thu hút đông đảo SV
tham gia. Nhưng thực tiễn cho thấy các phong trào ngoại khóa diễn ra còn mang
tính tự phát,chưa được tổ chức chặt chẽ và khoa học nên chất lượng chưa cao. Hoạt
động của các CLB TDTT nói chung và CLB Cầu lông nói riêng chưa được nghiên
cứu và đánh giá hiệu quả về công tác tổ chức, quản lý cũng như chưa có các chỉ
tiêu, tiêu chuẩn đánh giá trình độ của người tập
Việc nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CLB TDTT
cho SV trong các trường học ở Việt Nam đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu:
Nguyễn Hữu Bính (2000); Nguyễn Gắng (2000); Nguyễn Văn Thầm (2001); Tô
Thị Việt Châu (2006); Lương Phúc Thành (2010); Phạm Thị Điều (2012)… Những
công trình trên có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng hoạt động CLB thể
thao trường học. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về mô
hình CLB Cầu lông SV trong các trường đại học.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mục đích phát triển phong trào tập
luyện môn Cầu lông, cũng như nâng cao sức khỏe thể lực cho SV trong các trường
đại học tại Thành phố Hà Nội chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
mô hình CLB Cầu lông trong một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà
Nội”.
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu mô hình CLB Cầu lông phù hợp với nhu
cầu tập luyện của SV và điều kiện của một số trường đại học trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và hoàn
thành mục tiêu đào tạo của các trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ 1. Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện thể thao trong các
trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Nhiệm vụ 2. Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả mô hình CLB Cầu

lông đã lựa chọn trong một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội


2
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Hệ thống hóa, bổ sung và hoàn thiện các kiến thức lý luận về các vấn đề liên
quan tới hoạt động TDTT NK cũng như về CLB TDTT, các kiến thức chuyên môn
về mô hình tập luyện CLB TDTT ngoại khóa nói riêng và mô hình hoạt động CLB
Cầu lông ngoại khóa nói riêng.
Khảo sát thực trạng các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới việc tập
luyện TDTT của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội, cũng như các yếu tố ảnh
hưởng tới việc tập luyện môn Cầu lông trong các trường đại học tại Hà Nội.
Lựa chọn được được 10 tiêu chí và 21 nội dung cần thiết khi xây dựng mô
hình CLB Cầu lông trong các trường đại học tại Hà Nội, lựa chọn được 17 tiêu chí
đánh giá hiệu quả ứng dụng mô hình CLB cầu lông, đồng thời lựa chọn được được
hai mô hình hoạt động CLB Cầu lông trong các trường đại học tại Hà Nội thông
qua các cấp quản lý: Mô hình CLB Cầu lông do nhà trường quản lý và mô hình
CLB Cầu lông do nhà trường và tư nhân kết hợp quản lý. Trên cơ sở đó, xây dựng
được mô hình hoạt động CLB Cầu lông trong các trường đại học tại Hà Nội. Bước
đầu ứng dụng các mô hình đã lựa chọn trong thực tế và đánh giá hiệu quả trên các
mặt: Mức độ phát triển phong trào tập luyện Cầu lông và mức độ hài lòng của các
đối tượng về mô hình CLB Cầu lông đã xây dựng đã cho thấy hiệu quả thiết thực
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 144 trang A4: Gồm các phần: Mở đầu (05 trang); Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu (42 trang); Chương 2 - Phương pháp tổ chức nghiên
cứu (14 trang); Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận (81 trang); Kết luận và
kiến nghị (02 trang). Luận án sử dụng gồm 82 tài liệu tham khảo trong đó có 67 tài
liệu bằng tiến Việt, 6 tài liệu bằng tiếng Anh, 7 tài liệu bằng tiếng Trung và 2 tài
liệu bằng tiếng Đức. Ngoài ra còn có 29 bảng, 04 sơ đồ, 03 biểu đồ và 11 phụ lục
luận án.
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 1 của luận án trình bày về các ván đề cụ thể sau:
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác Thể dục thể thao trong
trường học
1.2. Tác dụng của tập luyện môn Cầu lông
1.3. Khái quát về Câu lạc bộ Thể dục thể thao và Câu lạc bộ Thể dục thể
thao trong trường học các cấp
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thể dục thể thao trong các trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.5. Đặc điểm tâm - sinh lý sinh viên đại học


3
1.6. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Các vấn đề cụ thể được trình bày từ trang 6 tới trang 45 của luận án.
Quá trình nghiên cứu chương 1 của luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và hoàn
thiện các kiến thức lý luận về các vấn đề liên quan tới hoạt động TDTT NK cũng
như về CLB TDTT, các kiến thức chuyên môn về mô hình tập luyện CLB TDTT
ngoại khóa nói riêng và mô hình hoạt động CLB Cầu lông ngoại khóa nói riêng
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu luận án sử dụng 7 phương pháp khoa học thường quy
trong nghiên cứu khoa học TDTT gồm: Phương pháp tham khảo tài liệu; Phương
pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp kiểm tra sư phạm,
Phương pháp phân tích Swot; Phương pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp
toán học thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chủ thể nghiên cứu của luận án là nghiên cứu mô hình CLB Cầu

lông trong các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Đối tượng khách thể: Đối tượng quan trắc của luận án được xác định bao
gồm: Khách thể khảo sát thực trạng; Số lượng CLB Cầu lông; Khách thể phỏng
vấn xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDTT trong các trường đại học tại
Hà Nội; Khách thể khảo sát nhận thức và thái độ tập luyện thể dục thể thao tại các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội; Khách thể khảo sat nhu cầu và động
cơ tập luyện thể dục thể thao; nhu cầu tập luyện cầu lông, nội dung tập luyện TDTT
ngoại khóa; Khách thể khảo sát sự quan tâm của lãnh đạo các trường đại học tại Hà
Nội về công tác giáo dục thể chất nội khóa và hoạt động thể dục thể thao ngoại
khóa; Khách thể khảo sát kết quả học tập môn học GDTC trong các trường đại học
tại Hà Nội; Khách thể khảo sát thực trạng trình độ thể lực của sinh; Khách thể
phỏng vấn lựa chọn tiêu chí xác định mô hình Câu lạc bộ Cầu lông cho sinh viên
các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội: 31 chuyên gia GDTC và quản lý
TDTT ; Khách thể khảo sát mức độ phù hợp của mô hình hoạt động Câu lạc bộ Cầu
lông cho sinh viên các trường đại học tại Hà Nội; Khách thể khảo sát lựa chọn tiêu
chí đánh giá hiệu quả ứng dụng mô hình CLB cầu lông trong các trường đại học tại
Hà Nội; Khách thể thực nghiệm. Chi tiết được trình bày trong luận án.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2017, và
được chia thành 3 giai đoạn.
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu


4
Đề tài được tiến hành từ các địa điểm:
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh;
Các Câu lạc bộ Cầu lông thuộc một số trường đại học trên địa bàn thành phố
Hà Nội: Trường Đại học Thương Mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Công đoàn,
Trường Đại học Thủy Lợi, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Học viện Nông

Nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Kinh doanh công nghệ, Học viện Tài Chính và
Trường Đại học Quốc gia..
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng phong trào tập luyện thể thao trong các trường
đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội
3.1.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phong trào tập luyện Thể dục
thể thao trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.1.1. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới phong trào tập luyện Thể dục thể
thao trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Xác định thông qua tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn trực
tiếp các giảng viên giảng dạy GDTC tại một số trường đại học tại Hà Nội. Kết quả,
luận án lựa chọn được 3 yếu tố chủ quan và 8 yếu tố khách được khái quát qua sơ
đồ sau:
Các yếu tố chính ảnh hưởng tới hoạt
động TDTT của sinh viên

Yếu tố chủ quan

Yếu tố khách quan

Nhận
Nhu Động Lãnh Chương Cơ sở Kinh Nội Hình Đội Công
phí dung thức ngũ tác tổ
thức
trình
vật
cầu cơ tập đạo,
hoạt
tập

tập giảng chức
thái độ tập
GDTC chất
chỉ
luyện
động
luyện
luyện
viên NK
tập
luyện
đạo nội khóa
luyện
Sơ đồ 3.1. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới hoạt động TDTT của sinh viên các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.1.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phong trào tập luyện thể dục thể
thao trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tiến hành đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDTT của
sinh viên trong các trường đại học tại Hà Nội thông qua khảo sát 1328 sinh viên


5
thuộc 11 trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng phiếu hỏi (phụ lục 2).
Danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 9.
Các yếu tố chủ quan:
Khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ tập luyện TDTT tại các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội được trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát nhận thức và thái độ tập luyện thể dục thể thao tại
các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội (n=1464)
Cán bộ

Giảng viên
Giảng viên
Sinh viên
quản lý
các môn
So sánh
TDTT (n=31)
(n=1328)
(n=22)
khác (n=83)
χ2
mi
%
mi
%
mi
%
mi
%
P
Nội dung
Nhận thức về tầm quan trọng của tập luyện TDTT
Rất quan trọng
22 9.78 31 100.00 36 43.37 631 47.52
Quan trọng
0 0.00 0
0.00
29 34.94 596 44.88 64.59 <0.05
Không quan trọng
0 0.00 0

0.00
18 21.69 101 7.61
Thái độ tập luyện TDTT
Yêu thích và nhiệt
7 3.11 31 100.00 25 30.12 561 42.24
tình tập luyện
68.66 <0.05
Bình thường
9 4.00 0
0.00
33 39.76 638 48.04
Không thích tập luyện
6 2.67 0
0.00
25 30.12 129 9.71

Qua bảng 3.2 cho thấy: Nhận thức và thái độ tập luyện TDTT của các đối tượng
khác nhau rất khác nhau. Khi so sánh kết quả phỏng vấn về nhận thức và thái độ
tập luyện của các nhóm đối tượng thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
ngưỡng P<0.05.
Kết quả khảo sát về nhu cầu và động cơ tập luyện TDTT của 1328 sinh viên
được trình bày tại bảng 3.3. được trình bày cụ thể trong luận án.
Qua bảng 3.3 cho thấy:
Sinh viên có nhu cầu tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa lớn, thích tham gia
tập luyện theo hình thức Câu lạc bộ thể thao và các môn thể thao được yêu thích
tập luyện là Bóng đá, Cầu lông, Điền kinh, Bóng bàn, Bóng chuyền và Thể dục.
Khảo sát về động cơ tham gia tập luyện TDTT NK cho sinh viên cho thấy: Có
47.82% sinh viên được hỏi có tham gia tập luyện ngoại khóa. trong số 635 sinh
viên tham gia tập luyện ngoại khóa có 50.08% sinh viên tham gia tập luyện ngoại
khóa một cách thường xuyên (từ 3 buổi/tuần trở lên), 37.64% sinh viên tham gia

tập luyện ngoại khóa không thường xuyên (từ 1 đến 2 buổi/tuần) và 12.28% số sinh
viên thỉnh thoảng mới tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa (1 tới 2 buổi/ tháng).
Về động cơ tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa: có 48.98% sinh viên tập
luyện do yêu thích TDTT và 28.66% sinh viên tập luyện TDTT do nhận thức được
tác dụng của TDTT tới sức khỏe. Các yếu tố khách quan:


6
Khảo sát thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động TDTT
ngoại khóa tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua khảo sát
11 trường, phỏng vấn 22 cán bộ quản lý (cấp trường và cấp bộ môn) và 31 giảng
viên GDTC tại các trường. Cụ thể:
Sự quan tâm của lãnh đạo các trường
Tiến hành khảo sát 22 cán bộ quản lý cấp trường (Ban giám hiệu), cấp bộ môn –
cấp khoa (trưởng hoặc phó khoa) và 31 giảng viên GDTC tại 11 trường đại học trên
địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả được trình bày tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. Sự quan tâm của lãnh đạo các trường về công tác giáo dục thể chất
nội khóa và hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa (n=53)
Cán bộ quản
Giảng viên
So sánh
lý (n=22)
TDTT (n=31)
2
χ
mi
%
mi
%
P

Nội dung
Rất quan tâm
19
86.36
20
64.52
Quan tâm
3
13.64
10
32.26
3.36
>0.05
Không quan tâm
0
0.00
1
3.23
Qua bảng 3.4 cho thấy: Câu trả lời của đối tượng cán bộ quản lý và đối tượng
giảng viên GDTC tại các trường là đồng nhất (P>0.05); Lãnh đạo Nhà trường đã
quan tâm tới công tác GDTC và hoạt động TDTT ngoại khóa. Đây là một yếu tố
thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động TDTT cho sinh viên các trường đại học tại
Hà Nội.
Thực trạng chương trình GDTC nội khóa tại các trường đại học trên địa bàn
thành phố Hà Nội
Tiến hành đánh giá thực trạng chương trình GDTC nội khóa tại các trường đại
học tại Hà Nội thông qua khảo sát chương trình GDTC tại 11 trường bằng phiếu
hỏi (phụ lục 4) (danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 9). Kết quả cho
thấy: Chương trình môn học GDTC nội khóa của các trường được xây dựng đúng
theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và gồm các môn thể thao khác nhau tùy

thuộc điều kiện từng trường khác nhau. Kết quả khảo sát chi tiết được trình bày tại
bảng 3.5.
Qua bảng 3.5 cho thấy: Chương trình GDTC nội khóa của các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội là có khác biệt đáng kể giữa các trường nhưng nhìn
chung đều đã được xây dựng đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Bảng 3.5. Thực trạng chương trình giáo dục thể chất nội khóa tại các trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội (n=11)
Số
TT
Nội dung
Tỷ lệ %
trường
Số tín chỉ
0
0.00
Từ 2 tín chỉ trở xuống
5
45.45
3 tín chỉ
1
4
36.36
4 tín chỉ
2
18.18
5 tín chỉ
0
0.00

Từ 6 tín chỉ trở lên
Số lượng tín chỉ bắt buộc
7
63.64
1 tín chỉ
2
2
18.18
2 tín chỉ
2
18.18
3 tín chỉ
0
0.00
Từ 4 tín chỉ trở lên
Các môn thể thao bắt buộc
3
27.27
Lý thuyết về GDTC
4
36.36
Thể dục
2
18.18
Bơi lội
1
9.09
Võ thuật
3
3

27.27
Điền kinh
2
18.18
Cầu lông
1
9.09
Bóng bàn
1
9.09
Bóng chuyền
1
9.09
Khiêu vũ
Các môn thể thao tự chọn
6
54.55
Bóng Bàn
9
81.82
Bóng chuyền
7
63.64
Bóng đá
7
63.64
Bóng rổ
3
27.27
Điền kinh

4
36.36
Thể dục
4
4
36.36
Bơi lội
2
18.18
Võ thuật
4
36.36
Cờ vua
7
63.64
Cầu lông
3
27.27
Khiêu vũ
1
9.09
Cầu mây
2
18.18
Bóng ném
2
18.18
Quần vợt



7
Có thể thấy rõ tỷ lệ các các môn thể thao bắt buộc và tự chọn tại các trường
qua biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các môn thể thao bắt buộc và tự chọn trong chương trình
GDTC chính khóa tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Qua biểu đồ 3.1. dễ dàng nhận thấy nhóm các môn được lựa chọn nhiều trong
cả giảng dạy GDTC nội khóa bắt buộc và tự chọn gồm: Bóng chuyền, Cầu lông,
Điền kinh và Thể dục. Các môn Bóng đá và Bóng rổ có tỷ lệ các trường sử dụng
làm môn tự chọn cao nhưng lại không có trường nào sử dụng làm môn học bắt
buộc.
Thực trạng cơ sở vật chất cho hoạt động Thể dục thể thao
Tiến hành khảo sát cơ sở vật chất của 11 trường đại học tại thành phố Hà Nội
bằng phiếu hỏi (phụ lục 4). Kết quả được trình bày tại bảng 3.6. được trình bày cụ
thể trong luận án.
Qua bảng 3.6 cho thấy: Mặc dù được Ban giám hiệu các trường quan tâm đầu
tư nhưng thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT của các trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế.
Thực trạng kinh phí cho hoạt động Thể dục thể thao
Các nguồn huy động kinh phí cho hoạt động TDTT của sinh viên trước hết là
từ Nhà trường, ngoài ra, có thể thu hút kinh phí từ các nguồn như: Phí tham gia các
CLB thể thao của sinh viên, phí sân bãi, bồi dưỡng cán bộ hướng dẫn… hay thu hút
tài trợ từ các doanh nghiệp, các nhà tài trợ thông qua các giải thi đấu thể thao tổ
chức hàng năm… Tuy nhiên, kinh phí thu được từ tất cả các nguồn trên đều chưa
đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động TDTT của sinh viên các trường trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Thực trạng đội ngũ giảng viên Thể dục thể thao trong các trường đại học tại
Hà Nội
Khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT trong các trường đại học tại Hà
Nội thông qua khảo sát đội ngũ giảng viên TDTT tại 11 trường bằng phiếu hỏi (phụ



8
lục 4), (danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 9). Kết quả được trình bày
tại bảng 3.7.
Bảng 3.7. Thực trạng đội ngũ giảng viên thể dục thể thao trong các trường đại
học tại Hà Nội (n=11 trường)
Thâm niên
Giới tính
Học vị
công tác
Tổng
Trường
số
tiến thạc
cử
>10
<10
nữ
nam


nhân năm năm
Giảng viên giảng dạy GDTC chính khóa
Tổng số giảng viên
176
42
134
5
140

31
105
71
100.0
23.8
59.6
Tỷ lệ %
76.14 2.84 79.55 17.61
40.34
0
6
6
Tỷ lệ trung
0.4
16.00
3.82 12.18
12.73 2.82
9.55
6.45
bình/trường
5
Giảng viên hướng dẫn TDTT ngoại khóa
18.0
55.0
0.0
67.0
32.0
Tổng số giảng viên
73
6.00

41.00
0
0
0
0
0
24.6
0.0
Tỷ lệ %
41.48
75.34
91.78 8.22 43.84 56.16
6
0
Tỷ lệ trung bình/
0.0
6.64
1.64
5.00
6.09
0.55
2.91
3.73
trường
0
Qua bảng 3.7 cho thấy: Thực trạng đội ngũ giáo viên còn thiếu cả về số lượng
và chất lượng.
Thực trạng công tác tổ chức hoạt động Thể dục thể thao ngoại khóa
Tiến hành khảo sát công tác tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa tại 11 trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội (phụ lục 4). Kết quả được trình bày tại bảng

3.8. được trình bày cụ thể trong luận án.
Qua bảng 3.8 cho thấy:
Về hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa: 100% số trường đại học
được khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổ chức hoạt động TDTT ngoại
khóa theo hình thức đội tuyển thể thao và CLB thể thao. Số trường tổ chức hoạt
động TDTT ngoại khóa thường xuyên có người hướng dẫn chiếm hơn 60% và số
trường tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên, không có người hướng
dẫn chiếm gần 20% tổng số trường phỏng vấn. Như vậy, hầu hết các trường nếu tổ
chức hoạt động TDTT ngoại khóa sẽ bố trí giáo viên hướng dẫn cho sinh viên (Trừ
tập luyện TDTT ngoại khóa tự phát).
Các môn thể thao được các trường đại học tại Hà Nội tổ chức hoạt động ngoại
khóa rất đa dạng. Có thể thấy rõ tỷ lệ qua biểu đồ 3.2.


9

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các môn thể thao được tổ chức ngoại khóa tại các trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Về các giải thi đấu thể thao được tổ chức: Trong một năm, 11 trường đã tổ
chức được 35 giải thi đấu thể thao (trung bình mỗi trường tổ chức được 03 giải thi
đấu thể thao/ năm).
Về các giải thi đấu thể thao chính thức đã tham gia (từ cấp quận, huyện trở
lên): tổng số 21 giải, tương đương mỗi trường tham gia xấp xỉ 02 giải/năm.
3.1.2. Thực trạng phong trào tập luyện môn Cầu lông trong các trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.1.2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới tập luyện môn Cầu lông trong
các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thực trạng cơ sở vật chất dành cho tập luyện môn Cầu lông trong các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Đánh giá thực trạng CSVC dành cho tập luyện môn Cầu lông trong các trường

đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua khảo sát CSVC tại 11 CLB Cầu
lông trong các trường đại học tại Hà Nội (phụ lục 4), (danh sách các trường được
trình bày tại phụ lục 9). Kết quả được trình bày tại bảng 3.9. được trình bày cụ thể
trong luận văn.
Qua bảng 3.9 cho thấy: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện môn Cầu
lông trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội ngoài các dụng cụ do
sinh viên tự trang bị (Cầu tập, vợt), các dụng cụ khác còn chưa đáp ứng nhu cầu tập
luyện của sinh viên.
Thực trạng đội ngũ giảng viên hướng dẫn tập luyện môn Cầu lông trong
các trường đại học tại Hà Nội
Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện
môn Cầu lông trong các trường đại học tại Hà Nội thông qua khảo sát 11 trường đại
học tại Hà Nội (phụ lục 4). Kết quả được trình bày tại bảng 3.10. được trình bày cụ
thể trong luận án
Qua bảng 3.10 cho thấy: Đội ngũ giảng viên hướng dẫn tập luyện môn Cầu
lông chính khóa và ngoại khóa tại các trường là đủ, có trình độ chuyên môn cao, là
ưu thế trong quá trình phát triển phong trào tập luyện Cầu lông trong các trường đại
học tại Hà Nội.


10
Thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông trong các trường
đại học tại Hà Nội
Tiến hành đánh giá bằng phiếu hỏi (phụ lục 2). Kết quả được trình bày tại bảng
3.11. được trình bày cụ thể trong luận án.
Qua bảng 3.11 cho thấy: Có tới 22.74% số sinh viên được hỏi có thích tham
gia tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông nhưng chỉ có 11.22% số sinh viên đã tham
gia tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông trong thực tế. Như vậy là còn rất nhiều sinh
viên có nhu cầu tập luyện nhưng chưa tham gia tập luyện.
Về thời gian tập luyện, sinh viên phổ biến có nhu cầu tập 2-3 buổi/ tuần, mỗi

buổi từ 60-90 phút và tập luyện vào thời điểm 17h tới 19h hàng ngày.
3.1.2.2. Thực trạng nội dung và hình thức tổ chức tập luyện môn Cầu lông cho
sinh viên các trường đại học tại Hà Nội
Thực trạng nội dung tập luyện
Khảo sát nội dung tập luyện môn Cầu lông tại 11 trường đại học tại Hà Nội
thông qua khảo sát bằng phiếu hỏi (phụ lục 4). Kết quả cho thấy:
Đối với giảng dạy chính khóa: có 2 trong số 11 trường có sử dụng Cầu lông
trong giảng dạy chính khóa nội dung bắt buộc cho sinh viên và 7/11 trường có sử
dụng Cầu lông trong chương trình GDTC chính khóa nội dung tự chọn. Trong đó,
các học phần đều đã được xây dựng chương trình giảng dạy cụ thể, quan tâm đầy
đủ tới các mặt: Kỹ thuật, chiến thuật, thi đấu, thể lực, phương pháp tập luyện.
Đối với hoạt động ngoại khóa: Cả ở các trường có tổ chức hoạt động ngoại
khóa Cầu lông thường xuyên (như Trường Đại học Thủy Lợi, Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội, Trường Đại học Hà Nội…) cũng chưa có chương trình tập luyện
ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa diễn ra tự phát, theo kinh nghiệm của giảng viên
hoặc theo sở thích của sinh viên. Nội dung tập luyện chính là thi đấu.
Có thể cụ thể hóa nội dung giảng dạy môn cầu lông theo sơ đồ 3.2.
Nội dung tập luyện môn

Kỹ
thuật
cầu
lông

Chính khóa (nội dung tự
chọn)
Có chương trình tập luyện
cụ thể
Chiến Phát
Kỹ Phươn

thuật triển năng g pháp
cầu thể lực thi đấu tập
lông
CL
luyện
CL

Tập luyện ngoại khóa
Không có chương trình tập
luyện
Thi
Phát
đấu
triển
cầu
thể lực
lông


11
Sơ đồ 3.2. Nội dung tập luyện môn Cầu lông trong các trường đại học tại Hà Nội
Thực trạng hình thức tổ chức tập luyện
Khảo sát hình thức tổ chức tập luyện môn Cầu lông tại 11 trường đại học tại
Hà Nội bằng phiếu hỏi (phụ lục 4). Kết quả được trình bày tại bảng 3.12. được
trình bày cụ thể trong luận án.
Qua bảng 3.12 cho thấy: Các hình thức tập luyện Cầu lông trong các trường
đại học tại Hà Nội rất đa dạng, chưa thống nhất giữa các trường. Cụ thể: 100% số
trường khảo sát tập trung đội tuyển Cầu lông khi có giải thi đấu. Còn lại, các
trường phần lớn tập luyện ngoại khóa theo hình thức Câu lạc bộ thể thao có thể có
hoặc không có người hướng dẫn, có hoặc không thu phí và hoạt động quanh năm.

Như vậy, để phát triển đồng bộ phong trào tập luyện Cầu lông tại các trường
đại học tại Hà Nội, cần thiết phải xây dựng mô hình phát triển CLB Cầu lông phù
hợp với điều kiện của các trường.
3.1.2.3. Thực trạng tính pháp lý và tình hình sở hữu các Câu lạc bộ Cầu lông
cho sinh viên các trường đại học tại Hà Nội
Khảo sát tính pháp lý và tình hình sở hữu của 35 CLB Cầu lông thuộc 11
trường đại học tại Hà Nội bằng phiếu hỏi (phụ lục 4). Kết quả khảo sát được trình
bày tại bảng 3.13.
Qua bảng 3.13 cho thấy:
Về loại hình sở hữu: Tất cả các CLB thể thao tại các trường đại học được
khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội đều thuộc sở hữu của trường hoặc kết hợp
nhà trường và tư nhân sở hữu. Không có CLB thuộc sở hữu của tư nhân (Cá nhân
hoặc doanh nghiệp) trong các trường đại học khảo sát.
Về tính pháp lý: Ngoại trừ các CLB Cầu lông hoạt động dưới hình thức đội
tuyển thể thao và CLB thể thao có thu phí, có người hướng dẫn là đã có quyết định
thành lập, các loại hình CLB khác hoạt động đều đã có xin phép (hoặc báo cáo với
Nhà trường) nhưng chưa có quyết định thành lập, đặc biệt là các CLB thể thao
không thu phí, không có người hướng dẫn (do sinh viên tự lập) ở tất cả các trường.
3.1.3. Thực trạng kết quả tập luyện thể dục thể thao trong các trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Khảo sát thực trạng kết quả tập luyện thể dục thể thao trong các trường đại học
tại Hà Nội thông qua khảo sát 2200 sinh viên thuộc 11 trường đại học tại Hà Nội,
mỗi trường có 200 sinh viên (100 sinh viên năm thứ nhất và 100 sinh viên năm thứ
2, mỗi năm có 50 nam và 50 nữ). Kết quả kiểm tra trình độ thể lực và phỏng vấn
phong trào tập luyện TDTT ngoại khóa được tiến hành thông qua lực lượng cộng
tác viên là giảng viên GDTC tại các trường.


Bảng 3.13. Thực trạng tính pháp lý và tình hình sở hữu các Câu lạc bộ Cầu lông cho sinh viên các trường đại học tại Hà
Nội (n=35 CLB)

Tính pháp lý
Loại hình sở hữu
Có xin
Sở hữu
Sở hữu
phép
thuộc
Kết hợp
Có quyết
thuộc tư
nhưng
Chưa xin
trường
Nhà
Số
định thành
nhân
Loại hình CLB Cầu lông
chưa có
phép
(hoặc Bộ
trường và
CLB
lập
(doanh
quyết định
môn
tư nhân
nghiệp)
thành lập

GDTC)
mi
%
mi
%
mi
%
mi
%
mi %
mi
%
Đội tuyển thể thao
11 11 100.00 0
0.00
0 0.00 11 100.00 0 0.00 0
0.00
CLB thể thao có thu phí, có
8
8
72.73
0
0.00
0 0.00 0
0.00
0 0.00 8 72.73
người hướng dẫn
CLB thể thao có thu phí, không
2
0

0.00
2
18.18
0 0.00 0
0.00
0.00 2 18.18
có người hướng dẫn
CLB thể thao không thu phí, có
3
0
0.00
3
27.27
0 0.00 3 100.00 0 0.00 0
0.00
người hướng dẫn
CLB thể thao không thu phí,
11
0
0.00
11 100.00 0 0.00 11 100.00 0 0.00 0
0.00
không có người hướng dẫn


12
Riêng thực trạng kết quả học tập môn học GDTC được lấy ngẫu nhiên theo
lớp từ cơ sở dữ liệu chung của mỗi trường, mỗi năm học lấy 100 sinh viên/ trường
(50 nam và 50 nữ). Tổng số là 4400 sinh viên (tương ứng 400 sinh viên/trường)
3.1.3.1. Thực trạng kết quả học tập môn học Giáo dục thể chất trong các

trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thực trạng kết quả học tập môn học GDTC trong các trường đại học tại Hà
Nội được lấy tại thời điểm kết thúc năm học (tháng 6 năm 2014). Kết quả thống kê
được trình bày tại bảng 3.14.
Bảng 3.14. Kết quả học tập môn học giáo dục thể chất trong các trường đại
học tại Hà Nội (n=4400)
Đạt tốt
Đạt
Không đạt
TT
Nội dung
mi
%
mi
%
mi
%
1
Năm thứ nhất (n=1100)
326
29.64
651
59.18 123 11.18
2
Năm thứ 2 (n=1100)
345
31.36
627
57.00 128 11.64
3

Năm thứ 3 (n=1100)
327
29.73
703
63.91
70
6.36
4
Năm thứ 4 (n=1100)
298
27.09
768
69.82
34
3.09
χ2
74.96
So
sánh
P
<0.05
Qua bảng 3.14 cho thấy: Kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên các
trường đại học tại Hà Nội chủ yếu ở mức độ đạt (chiếm từ 57.00-69.82% tổng số
sinh viên), tỷ lệ sinh viên có kết quả đạt tốt thấp, trong khi tỷ lệ sinh viên không đạt
ở năm thứ nhất và năm thứ 2 còn tới hơn 11%, tỷ lệ này giảm ở năm thứ 3 còn
6.36% và ở sinh viên năm thứ 4 còn 3.09%. Sự khác biệt kết quả học tập giữa các
năm học có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P<0.05.
3.1.3.2. Thực trạng phong trào tập luyện Thể dục thể thao ngoại khóa trong các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Khảo sát thông qua điều tra 1328 sinh viên thuộc 11 trường đại học tại Hà Nội.

Kết quả được trình bày tại bảng 3.15. (được trình bày cụ thể trong luận án).
Qua bảng 3.15 cho thấy:
Tỷ lệ sinh viên tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa trung bình tại các trường
đại học tại Hà Nội là 47.83%, trong đó tỷ lệ sinh viên tham gia tập luyện TDTT
ngoại khóa ở nam cao hơn nữ hơn 3%.
Các môn thể thao được yêu thích tập luyện nhiều nhất gồm Thể dục, Cầu lông,
Đá cầu, Bóng đá, Bóng bàn, Võ thuật… Các môn thể thao khác chiếm tỷ lệ ít hơn.
Các môn thể thao được tập luyện nhiều nhất ở nam gồm: Bóng đá, Cầu lông. Các
môn thể thao được tập luyện nhiều nhất ở nữ gồm: Thể dục, Đá cầu.
Có thể thấy rõ sự khác biệt tỷ lệ tập luyện các môn thể thao ở nam và nữ qua
biểu đồ 3.3


13

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên các trường đại học
tại Hà Nội
Thực trạng hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa và hình thức tổ chức tập
luyện TDTT ngoại khóa
Khảo sát thực thông qua điều tra 635 sinh viên có tham gia tập luyện TDTT
ngoại khóa thuộc 11 trường đại học tại Hà Nội. Kết quả phỏng vấn được trình bày
tại bảng 3.16. được trình bày cụ thể trong luận án.
Qua bảng 3.16 cho thấy: sinh viên các trường đại học tại Hà Nội hoạt động
TDTT ngoại khóa theo năm hình thức: Thể dục buổi sáng; Câu lạc bộ thể thao; tập
luyện theo nhóm, lớp; Tập theo đội tuyển thể thao và Tự tâp luyện. Hình thức ngoại
khóa thường xuyên nhất thấy trong thống kê là tự tập luyện (chiếm 52.28% số
người tập thường xuyên), tương ứng với nó có tới 57.17% số sinh viên tập luyện
theo hình thức không có giáo viêm hướng dẫn (chủ yếu là tự tập luyện và tập thể
dục buổi sáng). Hình thức tập luyện được sử dụng nhiều thứ hai (Sau tự tập luyện)
là tập thể dục buổi sáng (chiếm 36.38%) và tập theo CLB thể thao (chiếm 29.76%).

Các hình thức khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Những hình thức tập luyện này tương ứng
hình thức tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa có người hướng dẫn (với các CLB
thể thao, các đội tuyển thể thao) hay kết hợp có và không có người hướng dẫn (thể
dục buổi sáng và tập theo nhóm, lớp).
Thực trạng khó khăn của sinh viên khi tham gia tập luyện TDTT ngoại
khóa
Khảo sát thực trạng thông qua khảo sát 1328 sinh viên thuộc 11 trường đại
học tại Hà Nội. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.17. được trình bày cụ
thể trong luận án.
Qua bảng 3.17 cho thấy: Các khó khăn chính của sinh viên khi tham gia tập
luyện TDTT ngoại khóa là: Không có người hướng dẫn, khó khăn về cơ sở vật chất
tập luyện, Chương trình tập luyện nhàm chán, thiếu quyết tâm, thiếu kế hoạch…
các lý do khác chiếm tỷ lệ ít hơn.


14
Qua phân tích thực trạng khó khăn của sinh viên khi tham gia tập luyện
TDTT ngoại khóa cho thấy: Cần xây dựng các mô hình tập luyện TDTT ngoại khóa
khắc phục được các khó khăn của sinh viên khi tham gia tập luyện TDTT, từ đó,
giúp sinh viên có thể tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa nhiều hơn và có chất
lượng hơn.
3.1.3.3. Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên trong các trường đại học
trên địa bàn thành phố Hà Nội
Khảo sát thực trạng trình độ thể lực của sinh viên trong các trường đại học tại
Hà Nội được tiến hành trên 2200 sinh viên thuộc 11 trường đại học tại Hà Nội
(danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 9). Số lượng kiểm tra là 200 sinh
viên/ trường, trong đó có 100 nam và 100 nữ. Kiểm tra được tiến hành trên sinh
viên từ năm thứ nhất đến năm thứ 4, mỗi năm 50 sinh viên (25 nam và 25 nữ). Thời
điểm kiểm tra vào tháng 5/2015. Kiểm tra được tiến hành thông qua lực lượng cộng
tác viên là giảng viên GDTC tại các trường đại học lựa chọn. Kết quả kiểm tra

được trình bày tại bảng 3.18.
Để đánh giá chính xác hơn trình độ thể lực của sinh viên các trường đại học tại
Hà Nội, luận án tiến hành phân loại trình độ thể lực của sinh viên theo quyết định
Số: 53/2008/QĐ-BGDĐT. Kết quả được trình bày tại bảng 3.19. được trình bày
trong luận án.
Qua bảng 3.19 cho thấy:
Khi phân loại trình độ thể lực của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội theo
quy định của Bộ GD&ĐT cho thấy: đa số sinh viên được kiểm tra có trình độ thể
lực thuộc mức đạt (xấp sỉ 60% tổng số sinh viên) (không có chỉ tiêu ở mức chưa
đạt). Tỷ lệ sinh viên có kết quả kiểm tra thể lực loại tốt chiếm từ 26.18% tới
30.18% tổng số sinh viên (có từ ba chỉ tiêu tốt và một chỉ tiêu đạt trở lên). Có
10.91% tới 15.64% sinh viên có kết quả kiểm tra ở mức chưa đạt (có từ một chỉ
tiêu kiểm tra ở mức chưa đạt trở lên). Tỷ lệ sinh viên không đạt tiêu chuẩn phân
loại thể lực cao nhất ở sinh viên năm thứ tư và thấp nhất ở sinh viên năm thứ 2.
Phân loại thể lực của sinh viên nam có xu hướng tốt hơn so với sinh viên nữ ở tất
cả các năm học, tuy nhiên, sự chênh lệch về tỷ lệ không nhiều.
Như vậy, có thể thấy trình độ thể lực của sinh viên mới chủ yếu ở mức trung
bình theo quy định của Bộ GD&ĐT. Việc nâng cao trình độ thể lực cho sinh viên là
vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.


Bảng 3.18. Thực trạng trình độ thể lực của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội (n=2200)
TT

Test

Nam (n=1100)
x

1

2
3
4

Năm ngửa gập bụng (lần/30s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XFC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

19.16
215.37
5.43
972.05

1
2
3
4

Năm ngửa gập bụng (lần/30s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XFC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

20.06
218.01
5.35
983.96

1

2
3
4

Năm ngửa gập bụng (lần/30s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XFC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

21.24
220.76
5.28
996.28

1
2
3
4

Năm ngửa gập bụng (lần/30s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XFC (s)
Chạy tùy sức 5 phút (m)

22.04
221.19
5.21
999.73

δ


Cv

Tiêu chuẩn của Bộ
GD&ĐT
Tốt
Đạt

Năm thứ nhất (n=550)
2.36 12.34
> 21
18.93 8.79
> 222
0.29
5.39
< 4.80
52.55 5.41
> 1050
Năm thứ hai (n=550)
2.87
4.32
> 22
20.38 9.35
> 225
0.29
5.51
< 4.70
52.51 5.34
> 1060
Năm thứ ba (n=550)

2.13 10.05
> 23
19.75 8.95
> 227
0.27
5.03
< 4.60
52.47 5.27
> 1070
Năm thứ tư (n=550)
1.78
8.08
> 23
18.24 8.25
> 227
0.25
4.77
< 4.60
53.36 5.34
> 1070

nữ (n=1100)
x

δ

Cv

Tiêu chuẩn của Bộ
GD&ĐT


≥ 16
≥ 205
≤ 5.80
≥ 940

17.63 2.47
159.95 12.40
6.27
0.33
896.36 74.01

14.01
7.75
5.34
8.26

> 18
> 168
< 5.80
> 930

≥ 15
≥ 151
≤ 6.80
≥ 850

≥ 17
≥ 207
≤ 5.70

≥ 950

18.32 2.19
162.16 12.33
6.12
0.32
914.97 61.54

11.95
7.60
5.25
6.73

> 19
> 169
< 5.70
> 940

≥ 16
≥ 153
≤ 6.70
≥ 870

≥ 18
≥ 209
≤ 5.60
≥ 960

19.29 1.99
165.25 12.55

6.01
0.32
927.83 72.84

10.33
7.59
5.31
7.85

> 20
> 170
< 5.60
> 950

≥ 17
≥ 155
≤ 6.60
≥ 890

≥ 18
≥ 209
≤ 5.60
≥ 960

19.44 1.96
166.70 12.35
5.93
0.32
932.15 58.08


10.10
7.41
5.36
6.23

> 20
> 170
< 5.60
> 950

≥ 17
≥ 155
≤ 6.60
≥ 890


15
3.1.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1
3.1.4.1. Bàn luận về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới phong trào tập luyện
thể dục thể thao trong các trường đại học tại Hà Nội
Có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới phong trào
tập luyện TDTT nói chung và TDTT ngoại khóa nói riêng trong trường học các
cấp. Có thể kể tới một số tác giả như: Trần Kim Cương [16], Nguyễn Đức Thành
[50], Hoàng Minh Tần [48], Mai Thị Bích Ngọc [36]… Các tác giả trên đã phân
tích những mặt riêng lẻ của các yếu tố ảnh hưởng tới việc tập luyện TDTT và
TDTT ngoại khóa trong trường học các cấp như: Chương trình GDTC, cơ sở vật
chất, đội ngũ giáo viên, thực trạng thể chất, thể lực học sinh, sinh viên… nhưng
chưa có tác giả nào hệ thống hóa chi tiết và phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng tới
việc tập luyện TDTT theo hướng nghiên cứu của luận án.
3.1.4.2. Bàn luận về thực trạng phong trào tập luyện môn Cầu lông trong các

trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện môn Cầu lông trong các trường
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội ngoài các dụng cụ do sinh viên tự trang bị
(Cầu tập, vợt), các dụng cụ khác còn chưa đáp ứng nhu cầu tập luyện của sinh viên.
Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế cơ sở vật chất phục vụ tập luyện TDTT nói
chung và TDTT ngoại khóa nói riêng trong trường học các cấp.
Nếu như việc hướng dẫn ngoại khóa các môn thể thao trong trường học các
cấp luôn thiếu giáo viên hướng dẫn theo nhận định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
kết quả của nhiều công trình nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực GDTC và
TDTT trường học thì kết quả thống kê về đội ngũ giáo viên giảng dạy Cầu lông
trong các trường đại học khảo sát tại Hà Nội là đủ về số lượng, có trình độ chuyên
môn cao.
Về nhu cầu tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông trong các trường đại học tại
Hà Nội: Có tới 22.74% số sinh viên được hỏi có thích tham gia tập luyện ngoại
khóa môn Cầu lông nhưng chỉ có 11.22% số sinh viên đã tham gia tập luyện ngoại
khóa môn Cầu lông trong thực tế.
Về nội dung và hình thức tổ chức tập luyện môn Cầu lông trong các trường đại
học tại Hà Nội: Có 2 trong số 11 trường có sử dụng Cầu lông trong giảng dạy chính
khóa nội dung bắt buộc cho sinh viên và 7/11 trường có sử dụng Cầu lông trong
chương trình GDTC chính khóa nội dung tự chọn.
3.1.4.3. Bàn luận về thực trạng kết quả tập luyện thể dục thể thao trong các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Về kết quả học tập môn học GDTC: Theo quy định về chương trình môn học
GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học ban hành theo Thông tư Số:
5/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm
học tập môn học GDTC sẽ không tính vào điểm trung bình chung học tập của học
kỳ, năm học hay khóa học.


16

Về nội dung hoạt động TDTT ngoại khóa: Tương tự như sự đa dạng của các
môn trong chương trình GDTC chính khóa (cả nội dung bắt buộc và nội dung tự
chọn), nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên các trường đại học tại Hà
Nội cũng rất đa dạng, tập trung chủ yếu vào các môn thể thao trong chương trình
GDTC chính khóa (nội dung bắt buộc và tự chọn).
Về hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên: Theo kết quả thống kê
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho học
sinh trong trường học các cấp cũng như kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả có
liên quan, việc tập luyện TDTT ngoại khóa cho học sinh, sinh viên phần lớn là tự
phát, không có người hướng dẫn.
Về thực trạng trình độ thể lực của sinh viên: Để đánh giá về thực trạng trình độ
thể lực của sinh viên trong các trường đại học tại Hà Nội, cho thấy: trình độ thể lực
của sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng chung
là tăng theo các năm học ở cả nam và nữ. Mức tăng nhanh nhất thuộc về năm thứ
nhất sang năm thứ 2, chậm nhất từ năm thứ 3 sang năm thứ tư. Kết quả nghiên cứu
của đề tài phù hợp với quy luật chung và với kết quả một số công trình nghiên cứu
có liên quan.
3.2. Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả mô hình Câu lạc bộ Cầu
lông đã lựa chọn trong một số trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.1. Cơ sở khoa học xây dựng mô hình Câu lạc bộ Cầu lông cho sinh viên
các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.1.1. Cơ sở lý luận xây dựng mô hình Câu lạc bộ Cầu lông cho sinh viên
các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Căn cứ các nghiên cứu lý luận được trình bày cụ thể trong chương 1 - tổng
quan các vấn đề nghiên cứu của luận án.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu luận án, chúng tôi còn dựa vào các căn cứ
lý luận được xin ý kiến trực tiếp từ các chuyên gia trong lĩnh vực GDTC và quản lý
TDTT. Đây là những căn cứ rất quan trọng để chúng tôi định hướng nghiên cứu
luận án.
3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn xây dựng mô hình Câu lạc bộ Cầu lông cho sinh viên

các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Cơ sở thực tiễn đầu tiên để xây dựng mô hình CLB Cầu lông cho sinh viên các
trường đại học tại Hà Nội là kết quả nghiên cứu nhiệm vụ 1 về thực trạng phong
trào tập luyện TDTT trong các trường đại học tại Hà Nội..
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng, luận án tiến
hành sử dụng phân tích SWOT để tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và
thách thức trong phát triển phong trào tập luyện Cầu lông trong các trường đại học
tại Hà Nội, làm cơ sở lựa chọn tiêu chí xác định mô hình CLB Cầu lông trong các
trường. Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.20.


Bảng 3.20. Sử dụng phân tích SWOT để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng tới phát triển phong trào tập luyện Cầu lông trong các trường đại học
tại Hà Nội
Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)
- Công tác GDTC và TDTT trường học
được sự quan tâm ủng hộ BGH các
- Vẫn còn một số cán bộ, giảng viên
trường
và sinh viên nhận thức chưa đúng về
- Sinh viên thích tham gia các CLB
vai trò, tác dụng của TDTT tới sức
TDTT và có nhu cầu tham gia tập luyện
khỏe
Cầu lông cao
- Các trường chưa tổ chức hoạt động
- Cầu lông được đưa vào giảng dạy
TDTT ngoại khóa thường xuyên, liên
chính khóa, nội dung tự chọn ở nhiều

tục, có người hướng dẫn, đa dạng
trường nên sinh viên có cơ hội tiếp xúc
môn theo nhu cầu sinh viên.
với môn học nhiều
- Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện
- Động cơ tập luyện TDTT ngoại khóa
TDTT ngoại khóa nói chung và tập
của sinh viên đa số là đúng đắn và bền
luyện cầu lông nói riêng còn hạn chế
vững
- Sinh viên gặp nhiều khó khăn trong
- Giảng viên giảng dạy môn Cầu lông đủ
tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa
về số lượng và đáp ứng tốt về trình độ
- Điều kiện kinh tế của nhiều sinh
- Xác định đúng các khó khăn của sinh
viên còn hạn chế
viên khi tham gia tập luyện TDTT ngoại
khóa
Cơ hội (O)
Thách thức (T)
- Nâng cao sức khỏe người dân và phát
triển TDTT trường học đang là vấn đề - Khó khăn về cơ sở vật chất tập
được sự quan tâm của gia đình, nhà luyện TDTT nói chung và Cầu lông
trường và xã hội
nói riêng
- Vấn đề xã hội hóa trong hoạt động - Hành lang pháp lý cho hoạt động
TDTT đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều TDTT ngoại khóa tuy đã có nhưng
trường học trên cả nước
chưa đầy đủ

- Thực hiện chủ trương phát triển TDTT - Đầu tư cho cơ sở vật chất tập luyện
Quần chúng và TDTT Trường học của TDTT phụ thuộc quá nhiều vào ngân
Đảng và Nhà nước
sách nhà nước, mà ngân sách nhà
- Cầu lông là môn thể thao được phát nước đang bị cắt giảm hàng năm tại
triển mạnh mẽ và đông đảo người dân các trường học
tham gia tập luyện


17
Kết quả phân tích bảng 3.20 là căn cứ thực tiễn quan trọng để lựa chọn tiêu chí
xác định mô hình CLB Cầu lông trong các trường đại học tại Hà Nội.
Lựa chọn tiêu chí xác định mô hình Câu lạc bộ thể thao
Căn cứ tham khảo các tài liệu liên quan, quan sát sư phạm và phỏng vấn trực
tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực TDTT trường học và quản lý TDTT, luận án xác
định được 10 tiêu chí xác định mô hình CLB thể thao nói chung và CLB Cầu lông
nói riêng trong các trường đại học tại Hà Nội, phỏng vấn bằng phiếu hỏi.
Kết quả phỏng vấn cụ thể được trình bày tại bảng 3.21. được trình bày cụ thể
trong luận án
Qua bảng 3.21 cho thấy: Theo nguyên tắc phỏng vấn đặt ra, 10 tiêu chí và 21
nội dung được đánh giá ở mức quan trọng và rất quan trọng (với điểm phỏng vấn
trung bình đạt từ 3.41 trở lên). Cụ thể gồm:
1.
Tiêu chí về tính mục đích
1.1.
Có mục đích hoạt động rõ ràng
1.2.
Đảm bảo mục đích chung của TDTT trường học
1.3.
Có mục đích riêng của từng loại hình CLB (Không trái với mục đích

chung của TDTT trường học)
2.
Tiêu chí về tính nhiệm vụ
2.1.
Có nhiệm vụ hoạt động rõ ràng
2.2.
Đảm bảo nhiệm vụ chung của TDTT trường học (GDTC, giáo dưỡng thế
chất; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao)
2.3.
Có mục đích riêng phù hợp từng loại hình CLB (không trái với mục đích
chung của TDTT trường học)
3.
Tiêu chí về nội dung tập luyện
3.1.
Có quy định nội dung tập luyện cụ thể phù hợp với tính chất CLB
4.
Tiêu chí về đặc điểm CLB
4.1.
Là một tổ chức xã hội (tự nguyện tham gia)
5.
Tiêu chí về các cấp quản lý
5.3.
Nhà trường hoặc 1 bộ phận, tổ chức trực thuộc trường quản hoặc đồng
quản lý
5.5.
Liên đoàn Cầu lông Hà Nội
5.6.
Ban quản lý CLB
6.
Tiêu chí về cơ cấu tổ chức:

6.1.
Có ban chủ nhiệm (1 chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm)
6.2.
Có ban chuyên môn (Huấn luyện viên và các hướng dẫn viên)
7.
Tiêu chí về đối tượng tham gia:
7.1.
Là sinh viên yêu thích và tự nguyện tập luyện môn Cầu lông trong các
trường đại học tại Hà Nội
7.2.
Có tiêu chí riêng về đối tượng tham gia theo tính chất CLB (không mâu
thuẫn với tiêu chí trên về đối tượng)
8.
Tiêu chí về cơ sở pháp lý:
8.1.
Có quyết định của cơ quan có thẩm quyền


18
8.2.
9.
9.1.

Có sự quản lý của Nhà trường
Tiêu chí về chức danh trong CLB:
Cán bộ quản lý (Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm CLB, các trưởng ban, phó
ban)
9.2.
Cán bộ chuyên môn: HLV, hướng dẫn viên
9.3.

Thành viên CLB (sinh viên tham gia CLB)
10.
Tiêu chí về kinh phí hoạt động:
10.1.
Tùy theo từng loại hình CLB
Xác định các mô hình Câu lạc bộ Cầu lông cần thiết cho sinh viên các
trường đại học tại Hà Nội
Tiến hành thông qua tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm, phỏng vấn trực tiếp
các chuyên gia và phỏng vấn trên diện rộng bằng phiếu hỏi theo thang đội liket 5
mức. Kết quả được trình bày tại bảng 3.22 (được trình bày cụ thể trong luận án)
Qua bảng 3.22 cho thấy: Theo nguyên tắc phỏng vấn đặt ra, đề tài lựa chọn
được 2 mô hình có điểm trung bình kết quả phỏng vấn từ 3.41 điểm trở lên để xây
dựng chi tiết mô hình CLB Cầu lông cho SV các trường đại học tại Hà Nội gồm:
1. Mô hình CLB Cầu lông do nhà trường quản lý (CLB đặt trong trường)
2. Mô hình CLB Cầu lông do nhà trường và tư nhân kết hợp quản lý (Cơ sở vật
chất do nhà trường đầu tư, CLB đặt trong trường)
3.2.2. Xây dựng mô hình câu lạc bộ Cầu lông cho sinh viên các trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trên cơ sở 10 tiêu chí với 21 nội dung đã xác định để xây dựng mô hình CLB
Cầu lông cho sinh viên các trường đại học tại Hà Nội và hai mô hình đã lựa chọn,
luận án tiến hành xây dựng chi tiết mô hình CLB Cầu lông cho sinh viên các
trường đại học tại Hà Nội. Cụ thể:
3.2.2.1. Mô hình Câu lạc bộ Cầu lông do nhà trường quản lý
Câu lạc bộ Cầu lông do nhà trường quản lý bao gồm CLB Cầu lông hoạt động
dưới hình thức đội tuyển Cầu lông của các trường và CLB Cầu lông phong trào đều
có chung mô hình hoạt động nhưng có mục đích, nhiệm vụ, nội dung… tập luyện
khác nhau.
Có thể khái quát mô hình CLB Cầu lông do nhà trường quản lý qua sơ đồ 3.3.
3.2.2.2. Mô hình CLB Cầu lông do nhà trường và tư nhân kết hợp quản lý
CLB Cầu lông do nhà trường và tư nhân kết hợp quản lý bao gồm CLB Cầu

lông có thu phí, có người hướng dẫn và CLB Cầu lông có thu phí, không có người
hướng dẫn. Hai loại hình hoạt động CLB có chung mô hình hoạt động, có chung
mục đích, nhiệm vụ, nội dung… hoạt động dưới hình thức CLB có thu phí, chỉ
khác nhau ở có và không có người hướng dẫn trong CLB.
Có thể khái quát qua sơ đồ 3.4.


Liên đoàn Cầu lông
Hà Nội

Ban Giám hiệu Trường
(Bộ môn GDTC, Đoàn thể)

Hội thể thao Đại học và
chuyên nghiệp Việt Nam

Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ

Tiểu ban tài chính và
cơ sở vật chất

Tiểu ban chuyên
môn

Tiểu ban tuyên truyền,
vận động tài trợ (nếu
có)

Tiểu ban
khác (nếu có)


Các lớp tập
Sơ đồ 3.3. Mô hình Câu lạc bộ Cầu lông do nhà trường quản lý trong các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

Liên đoàn Cầu lông
Hà Nội

Ban Giám hiệu Trường
(BM GDTC, Đoàn thể)

Hội thể thao ĐH và
chuyên nghiệp VN

Cá nhân/ đơn
vị (Tư nhân)

Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ

Tiểu ban tài chính và cơ
sở vật chất

Tiểu ban chuyên
môn

Tiểu ban tuyên truyền,
vận động tài trợ (nếu có)

Tiểu ban khác
(nếu có)


Các lớp tập

Sơ đồ 3.4. Mô hình Câu lạc bộ Cầu lông do nhà trường kết hợp với tư nhân
quản lý trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội


×