Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề cương luận văn quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.68 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VŨ TIẾN HƯNG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

VŨ TIẾN HƯNG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Thị Minh Hằng
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14


HÀ NỘI -2018


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay với cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như
Mỹ, châu Âu và một phần châu Á, vì thế việc phát triển kinh tế xã hội ở trình độ
cao không còn con đường nào khác là phải phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng và
sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Tài nguyên quý giá nhất của một đất
nước là trí tuệ con người, bởi lẽ kỹ thuật có thể nhập cảng, khoa học có thể học
tập, vận dụng giúp đỡ nhau nhưng trí tuệ, tài năng không thể nhập cảng. Vì tầm
vóc mang ý nghĩa thời đại, vấn đề phát triển học sinh năng khiếu, tài năng sẽ
thực sự góp phần phát triển nguồn nhân lực quý giá cho đất nước. Ở mọi thời
đại, nhân tài luôn là tài sản vô giá của mỗi quốc gia, dân tộc, nhân tài là kho báu
của cả nhân loại. Dưới thời Vua Lê Thánh Tông, Thân Trung Nhân đã nói:“Hiền
tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao,
nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Cái “khí”, cái “hồn” đó là sự
vững mạnh của một quốc gia, là giá trị cốt lõi sự hưng thịnh hay suy yếu của
một dân tộc. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước
yếu. Quả thực, sự trường tồn của mỗi quốc gia nằm ở chính tài năng của mỗi
con người trong mỗi quốc gia ấy nhưng nhân tài, người tài, người giỏi không
phải tự nhiên sinh ra đã có. Có quan niệm cho rằng: “ Thiên tài là 80% trí thông
minh cộng với 20% mồ hôi và nước mắt”. Như vậy yếu tố bẩm sinh di truyền
chiếm 80%, còn lại là sự khổ luyện thành tài. Sự khổ luyện ấy, trong thời đại
nào cũng phải gắn với nhà trường, gắn với người thầy đáng kính. Nhà trường
chính là vườn ươm nhân tài, là “ trang sách đầu tiên của chiếc nôi văn hóa nhân
loại” (Xu-khôm-Lin- Xki- “giáo dục con người chân chính như thế nào”). Sẽ
không có học sinh giỏi, không có nhân tài, nếu không có sự giáo dục chân chính,
không có sự phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi của các nhà sư phạm tài năng.
Nhận thức sâu sắc vai trò và tầm quan trọng đó, tại Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ XI (2011); Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục đến
năm 2020 là: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định phát triển nhanh,


bền vững đất nước" và tiếp tục khẳng định: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa
nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của
sự phát triển, đẩy mạnh phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
chất lượng cao, là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội". Nghị
quyết số 29-NQ/TƯ, ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng đã
nêu: "Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Cùng với đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách thiết
thực để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao;
nhằm tạo đà vững chắc, tiến hành thành công công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc
và triệt để, đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại
hóa vào năm 2020.
Đứng trước yêu cầu thực tiễn của xã hội và hội nhập quốc tế, ngành giáo
dục đã xác định: Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ quản lý giáo
dục và đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng yếu trong công cuộc đổi mới căn bản
toàn diện giáo dục. Từng bước nâng cao chất lương giáo dục tổng thể, đặc biệt chú
trọng phát hiện và bồi dưỡng nguồn học sinh giỏi từ cấp học phổ thông, tạo nền
tảng vững chắc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các ngành và các
lĩnh vực khoa học quan trọng. Do vậy bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS là
nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Việc
phát hiện, bồi dưỡng nguồn học sinh giỏi để mang lại kết quả học sinh giỏi các cấp
là công việc rất quan trọng, nó còn là minh chứng khẳng định sự phát triển, uy tín
và độ tin cậy của mỗi nhà trường. Nếu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS
đi đúng hướng sẽ là gốc rễ cho công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ở cấp

học tiếp theo và là tiền đề cho việc đào tạo nhân tài cho đất nước.
Cùng với giáo dục của thành phố Hải Phòng, giáo dục cấp THCS huyện
Kiến Thụy trong những năm qua cũng đã có những bước tiến rõ rệt. Bồi dưỡng
học sinh giỏi cấp THCS đã đạt được những thành tích đáng khích lệ; năm học
2016-2017 có 61 giải học sinh giỏi cấp thành phố; năm học 2017-2018 có 58


giải học sinh giỏi cấp thành phố. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng giải học sinh
giỏi các cấp còn ở mức khiêm tốn so với các quận, huyện khác trong cùng thành
phố; đặc biệt, số lượng và chất lượng giải học sinh giỏi ở các môn KHTN thấp
hơn so với các môn KHXH. Mặc dù công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được
quan tâm và coi trọng; xong việc quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và
học sinh giỏi các môn KHTN nói riêng vẫn chưa thực sự khoa học và hợp lý;
các giải pháp mới chỉ dừng ở kinh nghiệm. Hiện nay chưa có công trình nghiên
cứu sâu, độc lập về công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn KHTN ở
cấp THCS. Việc tìm kiếm để đưa ra các biện pháp quản lý bồi dưỡng học sinh
giỏi các môn KHTN cấp THCS một cách bài bản, khoa học, có quy trình rõ ràng
là vấn đề thiết thực và rất cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Quản
lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung
học cơ sở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng" nhằm góp phần nâng cao
chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi các môn KHTN cấp THCS nói riêng và chất
lượng giáo dục huyện Kiến Thụy nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lí bồi dưỡng học sinh giỏi các môn KHTN
nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS huyện
Kiến Thụy thành phố Hải Phòng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Bồi dưỡng học sinh giỏi các môn KHTN ở trường THCS huyện Kiến Thụy

thành phố Hải Phòng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn KHTN ở các trường THCS huyện
Kiến Thụy thành phố Hải Phòng.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn KHTN trong


các trường THCS huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng.
4.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu tại 5 trường THCS thuộc huyện Kiến Thụy, thành phố Hải
Phòng.
- Trường THCS Thị Trấn Núi Đối
- Trường THCS Ngũ Đoan
- Trường THCS Ngũ Phúc
- Trường THCS Minh Tân
- Trường THCS Tân Trào
4.3. Giới hạn về đối tượng khảo sát
- Khảo sát 100 học sinh học bồi dưỡng học sinh giỏi;
- Khảo sát 50 giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi các môn KHTN
và 10 CBQL của 5 trường THCS;
- Khảo sát, xin ý kiến của 20 chuyên gia về giáo dục trong huyện Kiến
Thụy.
5. Giả thuyết khoa học
Bồi dưỡng học các môn KHTN trong các trường THCS huyện Kiến Thụy
đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động
này vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ và đầu tư chưa thích đáng, còn có
những hạn chế nhất định. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp và áp
dụng chúng một cách triệt để, đồng bộ thì chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi

các môn KHTN của các trường THCS huyện Kiến Thụy sẽ được nâng cao.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn
KHTN ở trường THCS.
6.2. Nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi các môn KHTN và thực trạng
quản lý hoạt động này ở các trường THCS huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng.
6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với bồi dưỡng học sinh
giỏi các môn KHTN ở các trường THCS huyện Kiến Thụy thành phố Hải Phòng.
7. Phương pháp nghiên cứu


7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
* Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
* Phương pháp hệ thống hóa và khái quát hóa các tài liệu lý thuyết.
Dùng các phương pháp nghiên cứu này để nghiên cứu các tài liệu có liên
quan đến dạy học trong nhà trường THCS nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi
các môn KHTN nói riêng, các văn bản pháp quy, các Nghị quyết của Đảng, văn
bản của nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, Quy chế về lĩnh vực Giáo dục THCS,
các tài liệu lý thuyết, các luận văn, ... qua đó để xây dựng khung lý thuyết khoa
học của luận văn.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Hỏi ý kiến 100 học sinh học bồi dưỡng học sinh giỏi các môn KHTN, 50
giáo viên và 10 nhà Quản lý tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi các môn KHTN,
20 chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục của huyện Kiến Thụy.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát giờ dạy của giáo viên để bổ sung thông tin và giải thích những
nguyên nhân của thực trạng thu được từ phiếu điều tra viết.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn các hiệu trưởng, trao đổi kinh nghiệm về biện pháp quản lí với

khách thể nghiên cứu.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến đánh giá, nhận định của các nhà khoa học về thực trạng bồi
dưỡng học sinh giỏi các môn KHTN, tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp mà tác giả đề xuất.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức toán thống kê, công thức tính tổng,…. để định
lượng các kết quả thu được, rút ra các nhận xét khoa học cho đề tài.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương.


Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn
KHTN ở trường THCS.
Chương 2. Thực trạng quản lí bồi dưỡng học sinh giỏi các môn KHTN tại
các trường THCS huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Chương 3. Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn
KHTN tại các trường THCS huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CÁC
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG THCS
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
1.1.2. Ở Việt Nam
1.2.Học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS
1.2.1. Học sinh giỏi
1.2.2. Các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS

1.2.3. Học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS
1.3. Bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS
1.3.1. Bồi dưỡng
1.3.2. Bồi dưỡng học sinh giỏi
1.3.3. Bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS
1.3.4. Mục tiêu bồi dưỡng các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS.
1.3.5. Nội dung, chương trình bồi dưỡng các môn khoa học tự nhiên ở trường
THCS.
1.3.6. Phương pháp bồi dưỡng các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS.
1.3.7. Hình thức bồi dưỡng các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS.
1.3.8. Kiểm tra đánh giá việc bồi dưỡng các môn khoa học tự nhiên ở trường
THCS.
1.4. Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên ở trường
THCS
1.4.1.Quản lý
1.4.2. Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên ở trường
THCS
1.4.3. Nội dung quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên ở
trường THCS
1.4.4. Tuyển chọn học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên ở trường THCS


1.4.5. Xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự
nhiên ở trường THCS
1.4.6. Tuyển chọn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên
ở trường THCS
1.4.7. Kiểm tra đánh giá việc quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học
tự nhiên của giáo viên
1.5. Yếu tố ảnh hưởng tới quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học
tự nhiên ở trường THCS

1.5.1. Các yếu tố chủ quan
1.5.2. Các yếu tố khách quan
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Chương 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN
KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN KIẾN
THỤY, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục của huyện Kiến Thụy,
thành phố Hải Phòng
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Kiến Thụy, thành phố
Hải Phòng
2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Kiến Thụy, thành
phố Hải Phòng
2.1.3. Khái quát về tình hình giáo dục trung học sơ sở của huyện Kiến Thụy,
thành phố Hải Phòng
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa
học tự nhiên ở các trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải
Phòng.
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
2.2.2. Nội dung khảo sát
2.2.3. Đối tượng khảo sát
2.2.4. Phương pháp khảo sát
2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát
2.3. Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên tại các
trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên dạy các môn khoa
học tự nhiên tại các trường THCS
2.3.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên và các lực lượng tham gia hoạt động bồi

dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên tại các trường THCS
2.3.3. Thực trạng các phương pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi các môn
khoa học tự nhiên tại các trường THCS huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
2.3.4. Thực trạng kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên tại
các trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy


2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên
tại các trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
2.4.1. Quản lý việc lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự
nhiên của giáo viên tại các trường trung học cơ sở.
2.4.2. Quản lý phát triển chương trình, hồ sơ, giáo án bồi dưỡng các môn khoa
học tự nhiên của giáo viên tại các trường THCS.
2.4.3. Quản lý bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn
khoa học tự nhiên tại các trường trung học cơ sở.
2.4.4. Phát triển môi trường dạy học tích cực, sáng tạo, tạo động lực cho giáo
viên và học sinh bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên tại các
trường trung học cơ sở.
2.4.5. Quản lý việc khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
các môn khoa học tự nhiên.
2.4.6. Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng sinh giỏi các
môn khoa học tự nhiên của giáo viên tại các trường trung học cơ sở.
2.4.7.Quản lý việc kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng sinh giỏi các môn khoa học tự
nhiên của giáo viên tại các trường trung học cơ sở.
2.5. Đánh giá chung về quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự
nhiên của giáo viên tại các trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy, thành
phố Hải Phòng.
2.5.1. Những thành công, hạn chế trong quản lý bồi dưỡng sinh giỏi các môn
khoa học tự nhiên của giáo viên tại các trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy,
thành phố Hải Phòng.

2.5.2. Nguyên thành công, hạn chế trong quản lý bồi dưỡng sinh giỏi các môn
khoa học tự nhiên của giáo viên tại các trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy,
thành phố Hải Phòng.
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn
khoa học tự nhiên tại các trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy.
2.6.1. Yếu tố chủ quan
2.6.2.Yếu tố khách quan


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN
KHTN TẠI CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN KIẾN THỤY, TP HẢI
PHÒNG
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự
nhiên tại các trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải
Phòng
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các lực lượng trong và
ngoài nhà trường trong bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên tại
các trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể, thiết thực, phù hợp với
tình hình thực tế của nhà trường.
3.2.3. Xây dựng chương trình, giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi các môn khoa
học tự nhiên tại các trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy.
3.2.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh

giỏi các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy.
3.2.5. Quản lý khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ bồi
dưỡng học sinh giỏi các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học cơ sở
huyện Kiến Thụy.
3.2.6. Tăng cường quản lý kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng dưỡng học sinh giỏi các
môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp


3.4.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp
3.4.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
3.4.3. Mối tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hải Phòng
2.2. Đối với UBND huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
2.3. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng
2.4. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường THCS huyện Kiến Thụy,
thành phố Hải Phòng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng cộng sản Việt Nam(2013), Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI, Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ngày 28/3/2011.
3. C. Mác và Ph.Ăng Ghen (1993), toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Hà nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung
ương khóa VIII. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Nxb Khoa
học và Kỹ thuật. Hà Nội.
6. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ
XXI. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
7. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển con người toàn diện thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Hùng (2001), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
9. Bùi Minh Hiền (2016), Quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm.
10. Bùi Minh Hiền (2016), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Đại học Sư phạm.


11. Bùi Minh Hiền- Nguyễn Vũ Bích Hiền(2016), Quản lý và lãnh đạo nhà
trường, Nxb Đại học Sư phạm.
12. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Phát triển chương trình giáo dục nhà trường
phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam
13. UBND thành phố Hải Phòng, Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo thành
phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
14. Nguyễn Xuân Thanh, Quản lí nhà nước về giáo dục, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
15. Lê Công Thiệp ( 2018), Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018, Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
16. Phạm Văn Sơn (2015), Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục theo tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Kỷ yếu hội
thảo quốc gia do Trường ĐHSP Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
17. Nguyễn Quang Ngọc ( 1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý
giáo dục, Trường Cán bộ quản lý – Đào tạo Trung ương, Hà Nội.
18. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục,
Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
19. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009). Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Giáo dục.




×