Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

TỰ học SÁNG tác CA KHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.76 KB, 10 trang )

Tự Học Sáng Tác Ca Khúc.
A- Mở Đầu. Chúng ta ai cũng đã hơn một lần tự hỏi:
Làm thế nào có thể sáng tác một ca khúc, hay, nổi tiếng?
Câu hỏi trên đây có 3 phần: 1-Làm thế nào có thể sáng tác một ca khúc? 2-Làm thế nào có
thể sáng tác một ca khúc hay? 3-Làm thế nào có thể sáng tác một ca khúc nổi tiếng?
Trả lời câu hỏi phần 1: Làm thế nào có thể sáng tác một ca khúc? Trước tiên, bạn
cần có một ít thơ văn trong ngôn từ, biết làm thơ, gieo vần... để đặt lời hát. Thứ nhì,
bạn phải biết rung cảm, xúc động trước những gì xảy ra, dù vui dù buồn cũng khiến
bạn phải suy nghĩ, để tìm đề tài sáng tác, và thêm tình tiết cho ca khúc…Thứ ba, bạn
phải biết hát, bạn phải là người rất thích hát và đã từng hát những ca khúc của bá
tánh, dù bạn hát không hay, không lôi cuốn người nghe cũng không sao. Thứ tư, bạn
phải biết một ít kỹ thuật sáng tác…Nếu bạn có 4 điều này, bạn có thể sáng tác và
hoàn thành một ca khúc dễ dàng. Trong những phần sau của tài liệu này, Quốc Toản
sẽ trình bày một số kỹ thuật sáng tác ca khúc, đế giúp các bạn có thể sắp xếp các câu
nhạc, các đoạn nhạc, các cách mở đầu, chuyển đoạn, kết thúc một đoạn, một ca
khúc.., nhờ đó các bạn có thể tự hoàn chỉnh một ca khúc, không còn áy náy, nghi ngờ
là đúng hay sai luật sáng tác.
Ủa, sao không nhắc tới nhạc lý và nhạc cụ? Nhạc lý và nhạc cụ là những phương
tiện rất tốt, có thể giúp bạn tìm những âm điệu, tiết điệu mới, giúp bạn thêm nhiều
phương cách để sáng tác và nhất là giúp bạn hoàn thành ca khúc nhanh và gọn.
Như vậy ta có thể sáng tác khi chưa học nhạc lý và không biết chơi một nhạc cụ?
Đúng, chưa học nhạc lý và không biết chơi nhạc bạn vẫn có thể sáng tác ca khúc.
Sáng tác một ca khúc gần giống như sáng tác một bài thơ, hay một bài văn ngắn, rồi
thêm âm điệu và nhịp điệu cho lời thơ, lời văn thành một ca khúc. Trong những phần
sau, Quốc Toản sẽ trình bày một phần tối thiểu về nhạc lý, và những kỹ thuật sáng tác
cần thiết, giúp các bạn có khả năng làm việc với âm điệu và nhịp điệu cho ca khúc
của bạn. Nếu bạn sáng tác một bài thơ rồi giao cho một nhạc sĩ phổ nhạc, sẽ là một
bài thơ phổ nhạc, nhạc phẩm thuộc về 2 người. QuốcToản đã làm hòa âm và thực
hiện nhiều CD nhạc gồm những ca khúc rất hay, được sáng tác bởi những người chưa
học nhạc lý và không biết chơi một nhạc cụ nào. Nếu bạn đã học nhạc lý, đã học ký
âm..., bạn có thể tự mình chép bài hát ra giấy, nếu không, bạn có thể hát ca khúc mới


sáng tác của bạn cho một người nhạc sĩ nghe, người nhạc sĩ đó sẽ chép những lời hát
ra bản nhạc cho bạn, và nhạc phẩm này là tài sản trí óc của riêng bạn. Nếu bạn biết xử
dụng một nhạc cụ thì rất tốt… bạn sẽ thoải mái, nhiều thú vị, và thấy dễ dàng trong
việc sáng tác, hơn những người chưa học nhạc lý, hoặc không biết chơi một nhạc cụ
nào. Lưu ý: QuốcToản là một nhạc sĩ đã được "very well trained", nên có thể chép
bản nhạc 100% đúng như bạn hát. Một nhạc sĩ khác, có thể chép nhạc phẩm cho bạn
không đúng như bạn đã hát originally, nhưng tưởng là đúng, làm cho những nhạc sĩ
khác nhìn bản nhạc hát lên những âm điệu ít nhiều khác với nhạc phẩm của bạn.
Trả lời câu hỏi phần 2: Làm thế nào sáng tác một ca khúc hay (a nice song)? Tới
đây, thí dụ bạn đã biết sáng tác một ca khúc, ca khúc có thể hay hay không, chưa nói
tới. Nhưng câu hỏi là làm thế nào ta có thể sáng tác một ca khúc hay? Một ca khúc
hay, hay không hay, hoàn toàn tùy theo ý thích riêng của từng người, vì đây là nghệ
thuật, cũng như người ta hay nói xấu đẹp tùy người đối diện. Thí dụ, bạn đã từng
được nghe những bài hát, những giọng ca rất hay, bạn rất thích. Nhưng có những
người lại khen những bài hát khác, những giọng ca khác là hay là tuyệt vời mà bạn
chẳng muốn nghe tí nào, đúng không? Cũng như những bộ môn nghệ thuật khác, một
ca khúc có thể hay với người này nhưng không hay với người kia. Do đó, trong phần
sau của tập sách này, Quốc Toản sẽ giúp bạn biết tránh những điều không hay, không
thuận tai, trong lúc sáng tác, để ca khúc mới của bạn được hoàn hảo, một ca khúc
hay....a nice song.
Trả lời câu hỏi phần 3: Làm thế nào sáng tác một ca khúc nổi tiếng (a popular song,
a hit song)? Một ca khúc nổi tiếng, là một ca khúc được rất nhiều người biết tên, và
rất thích nghe. Hơn nữa, nhiều ca sĩ chuyên nghiệp cũng thích hát trình diễn ca khúc
nổi tiếng này. Tác giả (composer) của ca khúc nổi tiếng cũng được người người
ngưỡng mộ như một thiên tài. Với luật tác quyền hiện nay, một ca khúc nổi tiếng có
thể giúp bạn kiếm được nhiều tiền lắm. Một ca khúc nổi tiếng trong giới thanh thiếu
niên, hay trên thị trường lớn, thí dụ thị trường Mỹ, sẽ giúp bạn kiếm được cả triệu đô
la Mỹ. Sáng tác được một ca khúc nổi tiếng, là một ước mơ lớn của tất cả mọi người,
kể cả các nhạc sĩ và các nhà sáng tác ca khúc (musicians & song composers). Một ca
khúc không phải chỉ tự nó có thể nổi tiếng, mà còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố khác

như: tâm tư tình cảm, nguyện vọng cũng như những khát vọng của con người, tức là
những thính giả của không gian và thời gian trong lúc ca khúc ra đời. Giọng hát đầu
tiên đã chuyên chở ca khúc tới người nghe, với một lối luyến láy nào đó, chắc chắn đã
giúp một phần lớn cho ca khúc được nổi tiếng. Phần hòa âm đầu tiên, dù đơn sơ hay
cầu kỳ vĩ đại, cũng góp một phần không nhỏ, chắp cánh cho ca khúc vươn tới đại
chúng.. v.v…Người ta chỉ có thể sáng tác một ca khúc, một ca khúc hoàn hảo, một ca
khúc hay, nhưng không ai chắc chắn có thể sẽ sáng tác một ca khúc nổi tiếng. (ha ha
ha, nếu biết tại sao mỗi khi túng tiền không sáng tác vài bài, kiếm một mớ tiền xài
chơi?)
============================================================
=====
B- Lời khuyên cho ai đang chuẩn bị sáng tác.
1)-Đơn giản là rất tốt. Nghe như ngược đời, nhưng đúng như vậy. Các bạn hãy nhớ
lại, nghe lại những ca khúc đã nổi tiếng, nhạc đương thời, nhạc thời chiến, nhạc
tiền chiến, hầu như bài nào cũng đơn giản. Ngôn từ đơn giản, âm điệu đơn giản,
tiết điệu đơn giản…dễ hát, dễ hiểu và dễ nhớ. Các bạn có thấy bài nào lời hát khó
hiểu, rắc rối, âm điệu trúc trắc, khó hát….trong số những nhạc phẩm nổi tiếng
không? Thưa không. Vậy thì bạn không nên dùng những từ ngữ rắc rối, trừu
tượng không rõ ý nghĩa….không nên dùng những âm điệu lên rất cao rồi tuột
xuống rất thấp, v.v vượt khỏi sức lực (nơi cổ họng) của con người…
2)-Tìm cách làm cho nhiều người thích nhạc phẩm của mình. Nếu tìm được một
âm điệu mới lạ (nghe không giống nhạc phẩm nào), lồng trong một vài câu nói
đang có trên môi của nhiều người đương thời, đơn giản, dễ hát, để người nghe có
thể hát theo mấy câu, thì nhạc phẩm sẽ dễ lưu lại trong đầu người nghe ngay khi
mới nghe lần đầu. Được như vậy bạn đã thành công nhiều lắm rồi. Nếu nhạc
phẩm của bạn lại có một tiết nhịp có thể làm cho người nghe muốn nhịp nhịp bàn
chân, búng búng ngón tay khi nghe, thì đúng là bạn đang nhập cuộc. Bạn đang trở
thành một “người của quần chúng”, một "public figure". Very cool.
3)-Tìm cách làm cho người nghe xúc động. Những câu chuyện buồn, vui, hài hước,
có thể biến thành những ca khúc được nhiều người thích. Những hoàn cảnh éo le,

những sinh hoạt vui tươi náo động cũng có thể là đề tài cho những ca khúc mới
của bạn. Nói chung, bạn sẽ thành công nếu nhạc phẩm của bạn có thể làm cho
người nghe xúc động: thấy buồn, thấy vui, thấy éo le, thấy vui lên, thấy tức cười,
hay thấy ngứa ngáy tay chân..v..v..
=========================================================
=====
C- Những nguyên tắc để xây dựng ca khúc.
Quốc Toản hy vọng 3 câu trả lời và 3 lời khuyên trên đây (phần A và B) đã giúp các
bạn ít nhiều trong bước đầu sáng tác. Sau đây là những điều cần thiết bạn cần biết
để sáng tác một ca khúc.
1)-Cấu trúc một ca khúc:
Cấu trúc căn bản: Thông thường, một ca khúc được xây dựng bằng 3 đoạn, mỗi
đoạn được đặt tên bằng một chữ cái là: A + B + A/. Đoạn A là đoạn đầu, B là
đoạn thứ 2, và A/ là đoạn thứ 3 của nhạc phẩm. Tại sao đoạn thứ 3 không gọi là
C? Thưa, vì đoạn thứ 3 thường có âm điệu giống như đoạn đầu là A, nên người ta
gọi đoạn thứ 3 là A/. Đoạn thứ 2 của bài nhạc luôn luôn có âm điệu khác với đoạn
đầu A, nên được gọi là B. (Sang Ngang - Đỗ Lễ, Sầu Đông - Khánh Băng).
Nhưng chúng ta cũng đã được nghe nhiều nhạc phẩm nổi tiếng không viết theo
cấu trúc căn bản, mà có thể là một trong những cấu trúc biến đổi, hoặc những cấu
trúc khác sau đây.
Cấu trúc biến đổi 1: A+A' + B+B' + A/+A/'. Trong trường hợp này, câu A' có âm
điệu giống như A, hoặc chỉ khác mấy nốt cuối cùng. Đoạn B và B', đoạn A/ và
A/' cũng vậy (Tình Khúc Tháng Sáu - Ngô Thụy Miên, Thung Lũng Hồng - Phạm
Mạnh Cương).
Cấu trúc biến đổi 2: A+A' + B + A/ (Cô bé ngày xưa - Hoài Linh).
Cấu trúc biến đổi 3: A + B + A + C + A/ (Đón Xuân - Phạm Đình Chương).
Các cấu trúc khác: Ngoài ra, chúng ta cũng thấy nhiều ca khúc chỉ có 2 đoạn: A +
B. (Tuổi Mộng Mơ, Tuổi Hồng, Xuân Ca - Phạm Duy). Có ca khúc chỉ có 2 đoạn
giống nhau: A + A' (Giã Từ Đêm Mưa - Văn Phụng, Em Đẹp Như Mơ - lời Việt
Xuân Hùng) Thỉnh thoảng chúng ta cũng bắt gặp một nhạc phẩm có 3 đoạn hoàn

toàn không giống nhau: A + B + C. Thỉnh thoảng chúng ta cũng thấy một nhạc
phẩm, ngoài cấu trúc căn bản, hoặc biến đổi, có thêm một đoạn (extra) ở phần
cuối cùng, như là phần kết luận của bài luận văn. Gọi tên là CODA (đọc là Kô-
Đa).
Lời khuyên của Quốc Toản: Các bạn không cần chú ý nhiều tới các hình thức cấu
trúc của bài nhạc. Nếu có nhiều ý và từ hoặc có nhiều điểu phải nói ta sẽ làm một
nhạc phẩm với nhiều đoạn. Nếu trong một nhạc phẩm, bạn chỉ muốn nói tới một
vài điều, (cũng có thể bạn bị bí, bị hạn hẹp ngôn từ...) ta chọn cấu trúc đơn giản,
chỉ cần một hoặc hai đoạn cũng được.
2)-Tìm âm điệu cho một ca khúc. Đây là phần hướng dẫn tối thiểu về nhạc lý, cần
thiết để sáng tác ca khúc, nhờ đó bạn có thể tạo được một âm điệu hay cho một
nhạc phẩm. Những điều Quốc Toản trình bày sau đây đã được loài người tìm ra
và đã được phát triển qua cả thế kỷ rồi. Tuy nhiên, nếu sau này bạn không dùng
tới, thì ít nhất bây giờ bạn cũng nên biết, vì nó có thể giúp bạn trong bước đầu
sáng tác ca khúc.
a)-Âm điệu: Ta chỉ có thể đọc được lời của bài hát, chưa hát được, nếu không có âm
điệu. Do đó, sau khi đã có đề tài (subject) và một vài câu cho lời nhạc (lyrics),
hoặc cả bài nhạc, bạn phải nghĩ ngay tới việc tìm một âm điệu (melody) để hát
những lời nhạc, đúng không? Thỉnh thoảng bạn có thể bắt gặp cả 2 lời và âm điệu
trong một lúc. Tuy nhiên bạn cũng cần đọc tiếp sau đây để có thể hoàn tất được
bài nhạc dễ dàng hơn.
Nguyên tắc: Nếu đề tài và lời nhạc vui tươi, bạn nên chọn âm điệu vui, tức là Âm
điệu Trưởng (melody in major mode). Nếu đề tài và lời nhạc buồn bã, bạn nên
chọn âm điệu buồn, tức là Âm điệu Thứ (melody in minor mode). Muốn biết
Trưởng và Thứ là gì? và Trưởng với Thứ khác nhau ra sao? mời bạn xem tiếp sau
đây.
b)-Âm điệu Trưởng và Âm điệu Thứ: Âm điệu được xây dựng trên một Âm giai
(scale). Âm giai Trưởng là gốc của Âm điệu Trưởng, Âm giai Thứ là gốc của Âm
điệu Thứ.
c)-Âm giai: là một chuỗi âm thanh liền nhau, gồm 7 nốt chính của âm nhạc, từ thấp

lên cao hoặc từ cao xuống thâp. Có 2 loại âm giai chính là âm giai trưởng và âm
giai thứ. Khoảng cách giữa các nốt trong 2 loại âm giai khác nhau rất nhiều, sự
khác nhau này tạo ra Âm giai Trưởng và Âm giai Thứ.
Lưu ý: Còn có rất nhiều loại âm giai Trưởng và âm giai Thứ của các nước khác trên
thế giới, ai muốn nghiên cứu thêm, xin xem sách "Phối Hòa Âm Đối Chiếu, The
Complete Scales, Modes" của Nhạc sĩ Huỳnh Nhâm. Vì khuôn khổ giới hạn của
tài liệu này, chúng ta chỉ nghiên cứu Âm giai Đô Trưởng Tây phương và Âm giai
La Thứ Natural, được coi như 2 âm giai đại diện cho Trưởng và Thứ.
Âm giai Trưởng: Đồ--Rê--Mi--Fa--Sol--La--Si--Đố. (Đồ=thấp, Đố=cao, nhưng
chỉ là một nốt Đô). Nếu nhìn vào bàn phím đàn piano, ta thấy khoảng cách giữa
các nốt của âm giai trưởng có khoảng cách như sau:


Đồ-2phím-Rê-2phím-Mi-1phím-Fa-2phím-Sol-2phím-La-2phím-Si-1phím-Đố.
Trong âm nhạc, từ phím đàn này tới phím đàn kế tiêp, chỉ khác nhau 1/2 cung,
gọi là 1 bán cung. Nếu khoảng cách là 2 phím, tức là 2 bán cung, gọi là 1 cung.
Do đó, ta có thể nói: Đồ lên Rê: 1 cung, Rê lên Mi: 1 cung, Mi lên Fa: 1 bán
cung, Fa lên Sol: 1 cung, Sol lên La: 1 cung, La lên Si: 1 cung, Si lên Đố: 1 bán
cung. Như vậy khoảng cách giữa các nốt của một âm giai trưởng như sau:
1cung+1cung+1/2cung+1cung+1cung+1cung+1/2cung.
Âm giai Thứ: Là--Si--Đô--Rê--Mi--Fa--Sol--Lá. (Là=thấp, Lá=cao, nhưng chỉ là
một nốt La). Nếu nhìn vào bàn phím đàn piano, ta thấy khoảng cách giữa các nốt
của âm giai thứ có khoảng cách như sau:


Là-2phím-Si-1phím-Đô-2phím-Rê-2phím-Mi-1phím-Fa-2phím-Sol-2phím-La.
Do đó, ta có thể nói: Là lên Si: 1cung, Si lên Đô: 1bán cung, Đô lên Rê: 1 cung,
Rê Lên Mi: 1 cung, Mi lên Fa: 1bán cung, Fa lên Sol: 1 cung, Si lên Đố: 1bán
cung. Như vậy khoảng cách giữa các nốt của một âm giai thứ như sau:
1cung+1/2cung+1cung+1cung+1/2cung+1cung+1cung.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×