BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành:
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : Thạc sĩ VÕ HỒNG THI
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1211090132
: LÊ THỊ HỒNG NHUNG
Lớp: 12DMT01
TP. Hồ Chí Minh, 2016
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3
3. Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ............................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 3
5.1. Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 3
5.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
6.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ............................................................. 4
6.2. Phương pháp điều tra ....................................................................................... 4
7. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 4
7.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................... 4
7.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................ 6
i
1.1. Khái quát về cây xanh cảnh quan môi trường ....................................................... 6
1.1.1. Vai trò của cây xanh đường phố đối với môi trường đô thị ............................ 6
1.1.2. Đặc điểm môi trường sinh trưởng của cây xanh đô thị ................................. 14
1.1.3. Phân loại cây xanh đường phố ...................................................................... 16
1.1.4. Tiêu chuẩn của cây xanh đường phố ............................................................. 20
1.1.5. Kỹ thuật trồng cây xanh trên đường phố ...................................................... 21
1.1.6. Kỹ thuật chăm sóc cây xanh đường phố ....................................................... 25
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu cây xanh đường phố ........................................ 26
1.2.1. Tình hình nghiên cứu cây xanh đường phố trên thế giới .............................. 26
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây xanh đường phố Việt Nam .................................. 29
1.2.3. Đặc điểm một số loại cây xanh đường phố điển hình tại Việt Nam ............. 31
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ...................................................................... 40
1.3.1. Khái quát tình hình đặc điểm quận Nam Từ Liêm ....................................... 40
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TẠI QUẬN NAM TỪ
LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................................... 45
2.1. Hiện trạng cây xanh đường phố tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ...... 45
2.1.1. Tình hình chung ............................................................................................ 45
2.1.2. Hiện trạng cây xanh đường phố trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội ..................................................................................................................... 47
2.2. Hệ thống công tác tổ chức, quản lý cây xanh đường phố tại thành phố Hà Nội . 57
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY XANH ĐƯỜNG
PHỐ TẠI QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................ 59
ii
3.1. Định hướng phát triển hệ thống cây xanh ở Quận Nam Từ Liêm ....................... 59
3.2. Một số quy định cần tuân thủ khi trồng và duy trì hệ thống cây xanh đường phố
được áp dụng tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. ......................................... 60
3.3. Các giải pháp phát triển cây xanh ở Quận Nam Từ Liêm ................................... 60
3.3.1. Giải pháp quản lý – quy hoạch...................................................................... 60
3.3.2. Giải pháp kỹ thuật ......................................................................................... 62
3.3.3. Giải pháp giáo dục truyền thông ................................................................... 63
3.3.4. Giải pháp về chính sách ................................................................................ 64
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 65
4.1. Kết luận ................................................................................................................ 65
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 67
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 68
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QH12
Quốc Hội 12
QĐ TT
Quyết Định Thông Tư
QĐ UBND
Quyết Định Ủy Ban Nhân Dân
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
NĐ CP
Nghị Định Chính Phủ
SCN
Sau Công Nguyên
TT4
Trung Tâm 4
TNHH MTV
Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên
TCVN
Tiêu Chuẩn Việt Nam
KT XH
Kinh Tế Xã Hội
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Chỉ tiêu cây xanh thực tế của một số tỉnh, thành tại Việt Nam và trên Thế
giới.................................................................................................................................. 29
Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nộ .. 43
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng ................................................. 45
Bảng 2.2: Tổng số cây xanh đường phố tại quận Nam Từ Liêm tính đến năm 2015
phân chia theo từng loại ................................................................................................. 47
Bảng 2.3: Phân loại cây xanh đường phố tại các phường của quận Nam Từ Liêm tính
đến 2015 phân chia theo từng loại ................................................................................. 48
Bảng 2.4: Hiện trạng cây xanh đường phố tại các Khu đô thị của quận Nam Từ Liêm
tính đến năm 2015 phân chia theo từng loại. ................................................................. 49
Bảng 2.5: Tổng số cây xanh tại các tuyến đường phố chính tại quận Nam Từ Liêm tính
đến 2015 phân chia theo từng loại ................................................................................. 51
Bảng 2.6: Các loài cây xanh trồng trên các tuyến đường chính tại quận Nam Từ Liêm
tính đến 2015 .................................................................................................................. 52
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Vị trí quận Nam Từ Liêm trong tổng thể thủ đô Hà Nội .................................... 2
Hình 1.1: Cây Sấu .......................................................................................................... 31
Hình 1.2: Cây Xà cừ ....................................................................................................... 32
Hình 1.3: Cây Sao đen ................................................................................................... 33
Hình 1.4: Cây Bằng lăng tím.......................................................................................... 34
Hình 1.5: Cây Bàng ........................................................................................................ 35
Hình 1.6: Cây Lim xẹt .................................................................................................... 36
Hình 1.7: Cây Viết ......................................................................................................... 37
Hình 1.8: Cây Hoa sữa ................................................................................................... 38
Hình 1.9: Cây Phượng vĩ................................................................................................ 39
Hình 1.10: Bản đồ quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ........................................... 42
Hình 2.1: Đại lộ Thăng Long ......................................................................................... 68
Hình 2.2: Đường Hồ Tùng Mậu ..................................................................................... 69
Hình 2.3: Đường Lê Đức Thọ ........................................................................................ 70
Hình 2.4: Đường Lê Quang Đạo .................................................................................... 71
Hình 2.5: Đường Mỹ Đình ............................................................................................. 72
Hình 2.6: Đường Nguyễn Cơ Thạch .............................................................................. 73
Hình 2.7: Đường Phạm Hùng ........................................................................................ 74
Hình 2.8: Đường Hàm Nghi ........................................................................................... 75
Hình 2.9: Đường Tôn Thất Thuyết ................................................................................ 76
Hình 2.10: Đường Trần Hữu Dực .................................................................................. 77
vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của thủ đô Hà Nội nói
chung, các quận, huyện của thành phố cũng đang bước vào quá trình công nghiệp hóa
và đô thị hóa hết sức nhanh chóng. Trước sự phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) ngày
càng mạnh, huyện Từ Liêm đang được UBND thành phố Hà Nội tập trung đầu tư và
xây dựng trở thành một vùng đô thị mới, hiện đại, là một trong những trung tâm hành
chính, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, thể thao và giao lưu quốc tế của Thủ đô và cả
nước. Đến năm 2030, xây dựng Từ Liêm thành một hoặc hai quận trung tâm với trình
độ phát triển văn minh, hiện đại của Thủ đô.
Khi chuyển mình từ một huyện nông nghiệp sang đô thị thì nhiều vấn đề cấp bách
cần phải được giải quyết, đặc biệt là các vấn đề môi trường. Với tốc độ tăng trưởng
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao, huyện Từ Liêm phải xây dựng cho mình
những chiến lược, kế hoạch cụ thể để vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ môi
trường, tránh được những sai lầm không đáng có do quá trình phát triển tự phát gây ra.
Hiện nay, Quy hoạch Tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội đều chưa xem xét, đề cập
đến vấn đề môi trường, đặc biệt là mảng xanh đô thị - đường phố. Chính vì vậy đề tài
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển cây xanh đường phố tại quận
Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội” nhằm nghiên cứu hiện trạng cây xanh đường phố
của quận Nam Từ Liêm hiện nay, đánh giá một số loài cây trồng đường phố từ đó đưa
ra, đề xuất quy hoạch hệ thống cây xanh đường phố cho phù hợp với mục đích phát
triển và hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường.
1
Hình 1: Vị trí quận Nam Từ Liêm trong tổng thể thủ đô Hà Nội
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ hiện trạng cây xanh đường phố trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đề xuất một số
giải pháp phát triển trồng cây xanh phù hợp với yêu cầu phát triển của quận Nam Từ
Liêm.
3. Nội dung nghiên cứu
-
Khái quát về cây xanh cảnh quan môi trường
-
Tổng quan tình hình nghiên cứu cây xanh đường phố
-
Tổng quan khu vực nghiên cứu
- Hiện trạng cây xanh đường phố tại các phường, quận Nam Từ Liêm
-
Đề xuất các giải pháp quy hoạch cây xanh cho quận
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây xanh đường phố tại quận Nam Từ Liêm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào việc phân tích, tìm hiểu hiện trạng cây xanh
đường phố hiện nay tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp
quy hoạch tổng thể cây xanh đường phố trong quận Nam Từ Liêm.
5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
5.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5/2016 tới tháng 8/2016
5.2. Địa điểm nghiên cứu
Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
3
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Đây là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận các vấn đề nghiên cứu.trên các tài
liệu có được, chúng ta tiến hành phân tích và tổng hợp thông tin tài liệu.
Tài liệu được cập nhật thu thập từ một số nguồn như: Công ty TNHH một thành
viên công viên cây xanh Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, Công ty cây
xanh Nam Từ Liêm.
Thu thập số liệu về tình hình kinh tế- xã hội, tài nguyên môi trường của quận Nam
Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Thu thập số liệu về hiện trạng cây xanh đường phố của quận Nam Từ Liêm, thành
phố Hà Nội.
6.2. Phương pháp điều tra
Kết hợp với việc nghiên cứu thực tế, tiến hành điều tra số lượng cây, chủng loại
cây, tình hình phân bố phát triển trên các tuyến đường tiêu biểu. Từ đó, làm rõ thêm
hiện trạng cây xanh đô thị trong những năm qua và đưa ra một số giải pháp cho vấn đề
cây xanh đường phố Hà Nội trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Giúp người học nâng cao và hoàn thiện kiến thức đã học, rút ra kinh nghiệm thực
tế phục vụ cho công tác.
Đề tài nói lên tầm quan trọng và lợi ích của cây xanh mang lại cho con người. Ở
các khu vực nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây xanh giúp cho môi trường trong lành hơn và
giảm bớt những điều kiện khắc nghiệt từ môi trường.
4
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cần bố trí hợp lý các loại cây cho từng công trình phù hợp.
Giúp cho mọi người biết được về việc tồn tại và phát triển các loại cây xanh trong
khu vực quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đề tài thống kê lại hiện trạng của các cây xanh tại quận Nam Từ Liêm, thành phố
Hà Nội, từ đó giúp thuận tiện trong việc quản lý, bảo vệ cây.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về cây xanh cảnh quan môi trường
1.1.1. Vai trò của cây xanh đường phố đối với môi trường đô thị
Cây xanh là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được trong đô thị. Cây xanh
đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực kiến trúc công trình đặc biệt là ở một nước có
khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam.
Ngày nay, khi quá trình đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ, mật độ xây dựng ngày
càng cao, vai trò của cây xanh ngày càng phải được chú ý trong quá trình lập quy
hoạch một đô thị, trong quá trình thiết kế kiến trúc một công trình cụ thể.
Cây xanh khi được sử dụng trong các khu xây dựng (khu nhà ở, khu nhà làm việc
hoặc các công trình công cộng, khu công nghiệp…) sẽ cải thiện đáng kể cảnh quan môi
trường trong các khu đó. Cây xanh có tác dụng tích cực cải tạo môi trường, như khả
năng làm giảm yếu bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp, giảm nhiệt độ không khí và nhiệt độ
các bề mặt, hút bớt khói bụi, các chất độc hại cũng như tiếng ồn, tăng cường độ ẩm
không khí, cải thiện chế độ gió…trong các khu xây dựng.
1.1.1.1. Tác dụng làm trong sạch bầu không khí của cây xanh
Trong môi trường đô thị tỷ lệ O2 luôn bị hạ thấp do mật độ dân cư đông đúc, lượng
khí CO2 không ngừng tăng lên tương ứng với việc sử dụng nhiên liệu trong các nhà
máy, phương tiện giao thông và do con người thải ra trong quá trình hô hấp.
Cây xanh là nhà máy duy nhất lấy khí CO2 và thải khí O2 thông quá quá trình
quang hợp và hô hấp. Ban ngày, dưới tác động của bức xạ mặt trời xảy ra phản ứng
quang hợp, cây xanh hút khí CO2 và tăng nồng độ O2 trong khí quyển. Ban đêm, một
phần Carbohydrate bị phân hủy thông qua quá trình hô hấp và giải phóng CO2. Một
hecta cây xanh trong 1 giờ, hấp thu 8 kg CO2, bằng số lượng CO2 của 200 người thải
ra. Viện thực vật (trường đại học Dresden-Đức) gần đây lần đầu tiên cung cấp số liệu
6
về O2, CO2 của ba loài cây trồng chủ yếu ở Châu Âu trên đường phố, công viên, đó là
Giẻ Châu Âu, Sồi cuống (lá rộng), và Vâm Sam (lá kim). Con số về lượng O2 cây xanh
nhả ra, và lượng khí CO2 hút vào trong 1 ngày lần lượt cho 3 loài cây trồng trên là: 139-1,2 kg và 400-460-150 kg/ngày, trong khí nhu cầu hô hấp của một người bình thường
cần khoảng 500 lít O2/ ngày (1 lít O2 = 1,41 gr).
1.1.1.2. Tác dụng làm giảm bức xạ mặt trời của cây xanh
Để đồng hóa CO2 và nước, cây xanh cần hấp thụ năng lượng bức xạ của Mặt trời.
Cây có tán lá càng lớn và rậm rạp càng hút được nhiều bức xạ vì tổng diện tích mặt lá
(là bộ phận xảy ra quá trình quang hợp) càng cao. Tùy theo mức độ rậm rạp mà cây có
thể hấp thụ được từ 30 đến 80% bức xạ mặt trời chiếu xuống.
Cây xanh còn có khả năng cản các bức xạ mặt trời chiếu qua nó, tạo ra bóng râm
che nắng cho không gian bên dưới. Tán lá của cây xanh có thể ngăn được 40-90%
lượng bức xạ mặt trời chiếu tới nó. Cỏ cũng có tác dụng cản bức xạ mặt trời chiếu
xuống nung nóng mặt đất: một lớp cỏ dày và được chăm sóc thường xuyên có thể cản
được tới 80% lượng bức xạ chiếu xuống mặt đất.
Cây xanh cũng có tác dụng giảm bớt bức xạ, phản xạ mặt trời ra môi trường xung
quanh do hệ số phản xạ nhiệt của chúng thấp hơn nhiều so với các bề mặt xây dựng.
Khả năng làm giảm bức xạ của cây xanh không chỉ tính đơn thuần trên diện tích
trồng cây mà còn phải chú ý tới tổng diện tích mặt lá của từng loại cây trồng trên đó.
Trên cùng diện tích, nếu chúng ta trồng cây có tán lá càng to, càng rậm rạp thì khả
năng giảm bức xạ càng lớn.
1.1.1.3. Tác dụng của cây xanh tới nhiệt độ và độ ẩm không khí
Cây xanh ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn gió và làm thoát hơi nước
làm giảm sự bốc hơi của độ ẩm đất. Mùa hè trong rừng hay ở những nơi trồng cây xanh
tập trung như công viên, khu du lịch sinh thái, vườn thực vật…độ ẩm tương đối thường
7
cao hơn bên ngoài khoảng trống từ 7-12% đôi khi lên tới 20% tăng dần từ trên xuống
dưới. Độ chênh lệch ẩm độ tương đối giữa lớp không khí sát mặt đất và trên tán cây
biến động từ 5-6%.
Cây xanh cũng giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn nước, ngăn lượng
mưa và làm chậm dòng chảy trên mặt đất. các loại cây lá kim thường ngăn cản lượng
mưa tốt hơn cây lá rộng. Cây lá kim khi được trồng thành rừng hoặc đám lớn, ngăn cản
khoảng 40% lượng mưa, và lượng nước này sẽ bốc hơi trở lại bầu khí quyển, trong khi
đó rừng lá rộng chỉ ngăn chặn được 20%, 80% còn lại xuống đến mặt đất. Điều này có
thể lý giải do cây lá kim có cấu trúc lá phân tán nước lên bề mặt nhiều hơn cây lá rộng,
nên cây lá kim cần được trồng ở những nơi dư thừa nước và cây lá rộng nên được trồng
ở những nơi cần gia tăng lượng nước thấm trong đất. Ngoài ra, cây xanh còn có tác
dụng ngăn cản sự bốc hơi độ ẩm trong đất.
Do các khả năng trên mà tại những khu vực có nhiều cây xanh, mật độ xây dựng
thấp có nhiệt độ không khí thấp hơn và độ ẩm cao hơn các khu vực có mật độ xây dựng
cao, ít cây xanh.
Số liệu quan trắc của một số tác giả nước ngoài cũng cho thấy trong những giờ có
nhiệt độ cực đại, nhiệt độ không khí tại các khu vực có nhiều cây xanh thường thấp
hơn nhiệt độ tại các khu dân cư ít cây xanh tới 2-3oC.
1.1.1.4. Ảnh hưởng của cây xanh tới chế độ gió
Sự di chuyển của không khí hay gió cũng làm ảnh hưởng đến tiện nghi cuộc sống
của con người. Tác động này có thể là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất lớn vào sự
hiện hữu của cây xanh. Cây xanh làm giảm tốc độ gió và tạo nên các vùng yên tĩnh
trước và sau gió. Do đó ở nhiều nơi trên thế giới cây xanh được sử dụng như là phương
tiện kiểm soát gió hiệu quả. Cây to và cây bụi kiểm soát gió bởi sự cản trở là lệch
hướng và lọc. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi tùy theo kích thước loài, hình
8
dáng độ dày tán lá vị trí cụ thể của cây xanh. Cây xanh tự nhiên hay kết hợp với kiến
trúc khác có thể tạo nên sự thay đổi hướng gió xung quanh nhà ở.
Vùng lặng gió phụ thuộc rất nhiều vào chiều cao cây. Cây càng cao, khoảng cách
được bảo vệ càng xa. Tuy nhiên, khi cây càng cao, khoảng trống bên dưới cành nhiều
gió gia tăng ở phần thấp. Do đó cần có sự kết hợp giữa cây to và cây bụi bên dưới để
tăng hiệu quả chắn gió. Vì vậy, hiệu quả chắn gió phụ thuộc vào chiều cao và độ thông
gió. Khi đai chắn gió quá dày tạo nên một sự giảm gió nhiều hơn ở phía sau ngọn gió
thì lại quá kín ra gió xoáy ở phía trước. Loài cây là hết sức quan trọng đối với hiệu quả
của việc chắn gió.
Chức năng này của cây xanh đặc biệt có hiệu quả ở các vùng luôn có gió bão, và
trong các đai cách li giữa khu công nghiệp, khu chế xuất và khu dân cư xung quanh.
Cây xanh có tán lớn khi được trồng hai bên đường phố sẽ tạo ra những hành lang
thông gió mát trong đô thị.
1.1.1.5. Hạn chế tiếng ồn
Tiếng ồn là một phần cuộc sống đô thị. Từ những ngày xưa, Nero (Nero là vị vua
thứ 5 của La Mã cổ đại từ năm 54 SCN (sau công nguyên) đến năm 68 SCN). Ông đã
thông qua một đạo luật cấm xe ngựa di chuyển trong đêm ở La Mã cổ đại do âm thanh
của bánh xe trên đường phố. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn ở các đô thị
hiện đại, nơi mà các dịch vụ giao thông bộ, thủy, hàng không hiện diện 24/24, chưa kể
tiếng ồn đến từ các nguồn khác như sửa chữa, xây dựng…các nhà nghiên cứu khuyến
cáo, tiếng ồn thường xuyên sẽ gây nên rối loạn về tâm lý và đe dọa cuộc sống xã hội.
Tiếng ồn là một sự ô nhiễm không nhìn thấy, bao gồm các tác động vật lý và sinh
lý. Tác động vật lý liên quan đến dự truyền sóng âm thanh xuyên qua không khí, và tác
động sinh lý bao gồm phản ứng của con người đối với âm thanh. Âm thanh thấp nhất
mà con người có thể nhận thức được trong điều kiện hoàn toàn yên tĩnh là 0dB, cao
9
nhất là 120dB. Lá, cành, nhánh của cây xanh ngăn cản được tiếng ồn. Các sóng âm
thanh được hấp thụ một cách có hiệu quả bởi các cây có lá dày. Mọng nước, có cuống
lá, vì các đặc trưng này cho phép mức độ co dãn và rung động cao hơn. Âm thanh cũng
bị khúc xạ và bị đổi hướng bởi cá cành to và thân cây.
1.1.1.6. Hạn chế ô nhiễm không khí
Từ khoảng 4-6 tỉ năm trước khí quyển đã chứa các chất thải ra từ núi lửa, cháy
rừng. Tuy nhiên thông qua các hoạt động lắng, lọc, các phản ứng hóa học…khí quyển
tự giải quyết vấn đề của mình. Khi hoạt động của con người gia tăng, đặc biệt là ở các
đô thị, lượng các chất ô nhiễm đã vượt quá khả năng tự giải quyết của khí quyển, và ô
nhiễm không khí đã trở thành vấn đề sống còn của hành tinh. Để giải quyết được vấn
đề này cần phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật, môi sinh, kinh tế
xã hội, chính sách…
Một số nghiên cứu cho thấy:
Nitrogen oxides (NO2, NO) được hấp thụ bởi bộ lá của cây xanh để lấy Nito
(Smith, 1976).
Sunlfur dioxides (SO2) cây thân gỗ có thể hấp thụ một phần SO2 trong không khí,
tuy nhiên nó cũng gây tổn hại không ít cho bề mặt lá.
Carbon monoxide (CO) thảm thực vật thân gỗ là giảm nồng độc CO trong không
khí (Smith & Dochinger, 1976).
Amonia (NH3) cây trồng hấp thu và sử dụng NH3 cho việc Nitrogen hóa (Smith &
Dochinger, 1978).
Ozone (O3) thẩm thực vật hấp thu và làm giảm lượng O3 trong khí quyển một cách
nhanh chóng. Smith & Dochinger (1978), đã báo cáo rằng một khu rừng có thể làm
giảm 1/8 lượng O3 chỉ trong 1 giờ. Cây cao loại bỏ được nhiều O3 hơn cây thấp, cây có
càng nhiều lá to, thì việc làm giảm nồng độ O3 trong khí quyển hiệu quả càng cao.
10
Hydrogen sulfide (HS)..chưa có tài liệu tác động về sự tập trung chất khí này với
thảm thực vật.
Robinette (1972) cho biết một nghiên cứu gần đây ở Nga, một đai cây xanh rộng
500m bao quanh nhà máy đã làm giảm lượng SO2 trong khoảng 70% và Nitric oxides
(NO) tập trung khoảng 67%. Như vậy cây xanh có thể hấp thu một số chất ô nhiễm đặc
biệt như NO2, NO, CO, SO2, NH3, O3.
Đối với bụi, trung bình 1 ha cây xanh đô thị có thể thanh lọc 50-70 tấn/năm. Cây
xanh (cành, thân, lá, chồi, hoa..) hứng các hạt ô nhiễm (cát, bụi, tro, khói…) và sau đó
rửa trôi bằng mưa. Cây xanh cũng giúp tách các hạt trong không khí bằng cách rửa
sạch không khí, hô hấp gia tăng độ ẩm, như vậy giúp cố định các hạt ô nhiễm. Ngoài ra
cây xanh cũng làm che lấp các hơi, khói, mùi hôi bằng cách thay bằng mùi của lá,
hương của hoa bằng cách hấp thụ.
1.1.1.7. Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất
Vì các tác động môi trường thường gắn với các hoạt động xây dựng, kiểm soát xói
mòn là công dụng kỹ thuật môi sinh quan trọng nhất của cây xanh. Xói mòn đất là sự
mất lớp đất không thích hợp. Xói mòn đất chịu ảnh hưởng bởi sự phơi trần của khu vực
trước gió và nước, đặc tính vật lý của đất và địa hình.
Thực vật giảm xói mòn đất gây ra do nước bằng cách ngăn cản hạt mưa, giữ đất
trong hệ rễ, gia tăng sự hấp thụ nước thông qua tích lũy chất hữu cơ. Thêm vào đó cây
xanh tạo cảnh quan đẹp, dễ nhìn hơn các thiết bị chống xói mòn khác.
1.1.1.8. Kiểm soát nước thải
Sự gia tăng dân số kết hợp với công nghệ hóa đã gia tăng đáng kể nhu cầu nước ở
các đô thị. Sự gia tăng này cũng tạo ra sự gia tăng thường xuyên các vấn đề nước thải.
Để giảm thiểu tác động gây ô nhiễm của nước thải, có nhiều giải pháp xử lý đã
được áp dụng và một trong những giải pháp đó là thiết lập hệ thống thải dạng cánh
11
đồng tưới, có thể làm giảm ô nhiễm các dòng sông, bảo tồn và duy trì chu kỳ nước, cho
phép dưỡng chất được luân chuyển và tái sử dụng.
1.1.1.9. Giảm sự chói sáng và phản chiếu
Bức xạ mặt trời ảnh hưởng tới tầm nhìn của chúng ta cũng như đối với cảm giác
nhiệt độ. Chúng ta bị bao quanh bởi vố sô bề mặt chiếu sáng: gương, thép, nhôm, bê
tông và mặt nước, các bề mặt đó đều phản chiếu ánh sáng. Mọi người đều có cảm giác
bất tiện của việc ánh sáng đến mắt của chúng ta.
Tác hại của ánh sáng và phản chiếu có thể được giảm nhờ vào các thiết kế kiến trúc
như: mái hiên, màn che cửa sổ, sáo che, hướng xây nhà và nơi đặt cửa sổ…
Cây cối có thể ngăn hay lọc ánh sáng sơ cấp suốt ngày đêm. Các cây có thể được
chọn theo chiều cao thích hợp và mật độ lá sao cho chúng có thể có tác dụng bảo vệ
suốt thời kì tăng trưởng của chúng. Cây xanh còn có thể được dùng ở xa lộ để kiểm
soát ánh sáng buổi sáng và ánh nắng buổi xế chiều.
1.1.1.10. Kiểm soát giao thông
Vừa tăng thêm vẻ thẩm mĩ, cây và các bụi thấp có thể được dùng để kiểm soát giao
thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm không chỉ đối với giao thông cơ giới mà còn
đối với bộ hành.
Cây xanh vừa cải thiện vẻ đẹp đường phố mà còn định hướng mọi người theo
đường đã định. Nhiều vật liệu khác cũng có thể dùng làm rào như dây thép gai, hàng
rào xây bằng bê tông, dây xích sắt…nhưng chúng hủy hoại tự nhiên của cảnh quan
đường phố.
1.1.1.11. Giá trị thẩm mĩ của cây xanh
Trong thiết kế xây dựng các chất liệu gỗ, bê tông, thép, được dùng như chất liệu có
tính kiến trúc và có tính cấu trúc.
12
Một trong những công dụng chính mà chúng ta có thể kết hợp cây xanh là che chắn
tầm nhìn.
1.1.1.12. Các công dụng khác
Cây xanh ở đô thị sau chu kỳ nuôi dưỡng, cây được đốn hạ, thay thế sẽ cung cấp
các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao như sao, dầu…
Dưới tán cây, bóng mát trong các khu công cộng, cây xanh cung cấp chỗ khu vực
vui chơi cho trẻ em. Dưới bóng cây người lớn có thể đi dạo, hít thở không khí nhiều
ôxy, lặng ngắm thiên nhiên.
Cây xanh còn dùng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử, nơi tưởng niệm. ví dụ như
cây Gáo, cây Da Xà, Hàng Xanh…
1.1.1.13. Phân loại hệ thống cây xanh đô thị
Hiện nay trên thế giới cũng như trong nước đang có những phương pháp phân loại
để xác định thành phần hệ thống cây xanh đô thị như sau
• Theo nguồn gốc: gồm có cây trồng nhân tạo và cây trồng tự nhiên.
• Theo hình thái lá: cây lá rộng, cây lá kim.
• Theo mùa: cây rụng lá, bán rụng lá, cây thường xanh.
• Theo hình dạng tán lá: cây tán rộng, cây tán hẹp; cây tán dày, cây tán thưa; tán
hình chóp, hình trứng….
Theo kích thước: cây gỗ, cây bụi, cây leo. Trong nhóm cây gỗ lại có thể phân chia
thành cây gỗ lớn có H>20m, cây gỗ trung bình có H= 15-20m, cây gỗ nhỡ H=10-15m
và cây gỗ nhỏ H=6-10m. cây bụi có chiều cao H<6m.
• Theo mục đích sử dụng: gồm có cây che bóng, cây phủ xanh, cây trang trí…
13
• Theo tuổi thọ: Cây lâu năm; cây có đời sống dài, cây có đời sống ngắn; cây dài
ngày, cây ngắn ngày…
• Phân chia theo quy hoạch môi trường đô thị có:
Cây xanh tập trung: là rừng hỗ giao hay thuần loại tại thành vành đai xanh có tác
dụng phòng hộ bảo vệ môi trường và phục vụ các nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi
của các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra còn có tác dụng phục vụ cho công tác học tập và
nghiên cứu khoa học.
Cây xanh đường phố: Chức năng chính là che bóng, trang trí và bảo vệ môi trường.
Cây xanh công viên và vườn hoa: Bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, trang trí
cảnh quan phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ nghơi của nhân dân.
Cây xanh chuyên dụng: Bảo vệ các công trình kiến trúc văn hóa, các khu di tích
lịch sử.
Cây xanh khu chức năng: Là hệ thống cây xanh trong các khu công nghiệp, các cơ
sở sản xuất, nhà máy…có chức năng chính là ngăn cản khí độc, bụi, điều hòa khí
hậu…
Cây xanh trường học và công sở: Chủ yếu là che bóng, điều hòa khí hậu, phục vụ
công tác giáo dục và học tập…
1.1.2. Đặc điểm môi trường sinh trưởng của cây xanh đô thị
Cây xanh đô thị sinh trưởng trong môi trường bị biến đổi do các hoạt động xây
dựng của con người.
Cây xanh đường phố: Thường phải sinh trưởng trong điều kiện môi trường hoàn
toàn thay đổi so với điều kiện tự nhiên của chúng. Những biến đổi như: nền đất bị xáo
trộn, tầng đất bị thay thế bằng đất mới không thích hợp với cây trồng. môi trường sống
bị ô nhiễm do vật liệu xây dựng, khói bụi do các phương tiện giao thông thải ra. Sau
14
khi trồng cây, luôn luôn bị tác động do việc xây dựng cải tạo các công trình có liên
quan, do các hoạt động của con người hàng ngày. Không gian sinh trưởng bị hạn chế
do chiều cao của các công trình xây dựng. nhiều nơi thường bị ngập nước vào mùa
mưa do hệ thống thoát nước kém.
Cây xanh vườn hoa công viên: môi trường sống bị thay đổi, ô nhiễm do vật liệu
xây dựng, điều kiện lập địa bị biến đổi do công tác xây dựng. Môi trường không khí ít
bị ảnh hưởng, đây là nơi có nhiều người qua lại nên sẽ bị tác động chủ yếu do con
người.
Cây xanh công sở, trường học: cũng giống như trên, điều kiện sống cũng bị biến
đổi, môi trường đất bị ô nhiễm hoặc biến dạng trong quá trình thi công xây dựng công
trình.
Cây xanh khu chức năng: ngoài môi trường đất bị ô nhiễm và biến dạng, cây xanh
ở đây còn bị ô nhiễm bởi khói bụi của nhà máy, xí nghiệp. Không gian sinh trưởng bị
thu hẹp. Những bức xạ và nhiệt độ không khí tăng do sự phản xạ của các công trình
nhà máy có tác động đáng kể đến đời sống của cây trồng.
Cây xanh chuyên dụng (là cây xanh được dùng làm dải cách ly, phòng hộ, nghiên
cứu khoa học, vườn ươm…) đây là nhóm cây ít bị tác động nhất so với các loại hình
khác Những ảnh hưởng chủ yếu do tác động của con người trong công việc xây dựng
cải tạo, hoặc do các công trình xây dựng làm thu hẹp không gian sống của cây.
Cây xanh gia đình, biệt thự: mặc dù được chăm sóc tốt nhưng cây xanh gia đình,
biệt thự vẫn bị nhiều tác động làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Trong khu vực
nội thành hiện nay những ảnh hưởng này ngày càng tăng và các điều kiện sinh trưởng
của cây ngày càng bị vi phạm do quỹ đất bị thu hẹp và tốc độ đô thị hóa.
15
1.1.3. Phân loại cây xanh đường phố
1.1.3.1. Phân loại theo thuộc tính, chức năng riêng biệt
Cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồng là những cây có độc tố, có khả năng gây
nguy hiểm tới người, phương tiện và công trình. Ví dụ: Cây Bã Đậu cho mù độc làm
sưng mắt, nhức đầu, trái ăn nhiều bị rối loạn tiêu hóa;cây Mã tiền hạt rất độc ăn nhầm
có thể chết người; cây Trúc đào nếu ăn phải có thể chết người; cây trứng cá quả chín
rụng gây ô nhiễm môi trường.
Cây xanh thuộc danh mục cây trồng hạn chế là những cây ăn quả, cây tạo ra mùi
gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường hạn chế trồng tại những nơi công cộng, chỉ
được phép trồng theo quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chuyên ngành cây xanh
hoặc dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhóm cây trồng cho loại hình cây đường phố cần phải đảm bảo các yêu cầu sau
đây:
- Cây có khả năng thích nghi, chống chịu gió bụi, sâu bệnh và phát triển tốt trong
môi trường dưỡng chất.
- Cây có rễ ăn sâu, không có hệ rễ ăn ngang phá hỏng mặt đường và các công trình
ngầm. Cây sọ khi có rễ lồi làm hư hỏng mặt đường, đội nền hư hại nhà cửa, công trình.
- Cây có thân đẹp, dáng đẹp, tán lá cân đối, độ phân cành cao, như bằng lăng, sao
đen, ngô đồng, chò, muỗm…
- Cành nhánh không dòn, không dễ gãy; như cây phương, cây bã đậu dòn, dễ gãy,
tét nhánh khi có gió to.
- Tăng trưởng không quá nhanh cũng không quá chậm. Cây tăng trưởng nhanh như
Sọ khỉ, Me tây dễ đổ ngã. Còn loại cây tăng trưởng quá chậm thì khó tồn tại và ít phát
huy tác dụng.
16
Ngoài ra, cây xanh đường phố cần có bố cục phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Về phối kết nên bố trí như sau:
- Nhiều loại cây, loại hoa.
- Cây có lá, hoa mầu sắc phong phú theo 4 mùa.
- Nhiều tầng cao thấp, cây thân gỗ, cây bụi và cỏ, mặt nước, tượng hay phù điêu và
công trình kiến trúc.
- Sử dụng các quy luật trong nghệ thuật phối kết cây với cây, cây với mặt nước,
cây với công trình và xung quanh hợp lý, tạo nên sự hài hòa, lại vừa có tính tương phản
vừa có tính tương tự, đảm bảo hệ thống tự nhiên.
1.1.3.2. Thành phần loài
Để có kế hoạch phát triển một hệ thống cây xanh đô thị nói chung hệ thống cây
xanh đường phố nói riêng, trước hết cần biết thành phần cấu trúc của nó. Việc phân
chia và tên gọi của các thành phần cây xanh đô thị phụ thuộc vào quan điểm phân chia.
a) Phân chia theo nguồn gốc
Cây xanh ở các đô thị gồm cây tự nhiên và cây trồng nhân tạo. Tuy nhiên, hầu hết
các thành phố lớn ở nước ta còn lại rất ít cây xanh tự nhiên, phần lớn cây được trồng.
Vì vậy việc phân chia thành phần theo quan điểm này ít có ý nghĩa thực tiễn.
b) Phân chia theo chủng loại thực vật
Trên phương diện thực vật, có thể phân chia cây xanh đô thị thành cây lá rộng, cây
lá kim hoặc cây vùng ôn đới, cây vùng nhiệt đới. Phân chia theo kích thước trưởng
thành có thể phân chia ra thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: cây cao tán lớn đến tuổi định hình chiều cao >12 m, đường kính ngang
ngực >70 cm, diện tích tán 100-150 m2/cây.
17
- Nhóm 2: cây cao hoặc trung bình tán vừa, cây cao lớn chưa đến tuổi định hình,
chiều cao 6-12 m, đường kính ngang ngực 20-70 cm, diện tích tán 50-70 m2/cây.
- Nhóm 3: cây trung bình tán hẹp, cây cao tán lớn ở tuổi nhỏ, chiều cao <6 m,
đường kính ngang ngực 10-20 cm, diện tích tán 25-40 m2/cây.
c) Phân chia theo mục đích sử dụng
- Cây bóng mát
Là những cây thân gỗ lớn, lá xanh hoặc rụng, có tán che với công dụng che bóng,
sống lâu khoảng 30-40 năm, có loài sống hàng nghìn năm, gồm:
+ Cây bóng mát thường: thuộc loại lá kim hoặc lá bản, lá xanh hoặc rụng trơ cành,
thường được trồng đơn, trồng từng mảng kết hợp với công trình kiến trúc, đường phố..
+ Cây bóng mát có hoa đẹp: là cây thân gỗ lớn hoặc nhỏ, cho bóng mát nhưng có
hoa đẹp. Hoa có giá trị trang trí ở tầng cao. Thường được trồng điểm cảnh phối với
công trình kiến trúc.
Cây bóng mát ăn quả: là cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ cho bóng mát và quả. Quả phân
bổ trên thân, ngọn thành chùm với hình dáng độc đáo tăng thêm giá trị trang trí.
+ Cây bóng mát có hoa thơm: cho hoa thơm gây cảm xúc dễ chịu, thường được
trồng bên những công trình kiến trúc.
Hoặc theo chiều cao trưởng thành chia làm 3 loại:
Cây bóng mát loại 1 (cây tiểu mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành nhỏ,
chiều cao cây <10m.
+ Cây bóng mát loại 2 (cây trung mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành
trung bình, chiều cao cây từ 10m đến 15m.
Cây bóng mát loại 3 (cây đại mộc): là những cây có chiều cao trưởng thành lớn,
chiều cao cây >15m.
18