Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn văn quan, huyện văn quan, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2014 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.91 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

ĐỔNG VĂN LƯỢNG

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ TRẤN VĂN QUAN, HUYỆN VĂN QUAN,
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2014 – 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy Chuyên

nghành : Quản lý Đất đai Khoa
: Quản lý Tài nguyên Khóa học
: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

--------------

ĐỔNG VĂN LƯỢNG
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ TRẤN VĂN QUAN, HUYỆN VĂN QUAN,
TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2014 – 2016

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
nghành

: Chính quy Chuyên
: Quản lý Đất đai Lớp

: K45 – QLĐĐ – N03
Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2013-2017

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Quang Thi

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng của mỗi sinh viên trong quá trình
học tập qua đó giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã học trong nhà trường và ứng

dụng trong thực tế, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn năng lực công tác có
thể vững vàng khi ra trường. Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên em
đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014
- 2016”.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên cùng các thầy cô giáo đã giảng
dạy trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo
Th.S. Nguyễn Quang Thi, là thầy đã trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Văn Quan và các cán bộ UBND thị trấn Văn Quan đã nhiệt tình chỉ
bảo, tạo điều kiện giúp đỡ em làm quen với thực tế hoàn thành bản báo cáo tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, người thân và gia đình đã giúp đỡ
em trong quá trình nghiên cứu khóa luận.
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khóa luận của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong muốn nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy cô và bạn bè để bài kháo luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Văn Quan, ngày..... tháng...... năm 2017
Sinh Viên

Đổng Văn Lượng


ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


UBND

: Ủy ban nhân dân

QLĐĐ

: Quản lý đất đai

GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
QH-KHSDĐ: Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất
STNMT

: Sở Tài nguyên và Môi Trường

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

GCN

: Giấy chứng nhận


iii
iiii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thị trấn Văn Quan năm 2016.........
24

Bảng 4.2: Một số văn bản về quản lý, sử dụng đất do thị trấn Văn Quan ban
hành và thực hiện giai đoạn 2014 - 2016 ...................................................... 27
Bảng 4.3: Tổng hợp tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính.................... 28
Bảng 4.4: Kết quả thống kê bản đồ thị trấn Văn Quan .................................. 30
Bảng 4.5 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thị trấn Văn Quan........ 32
Bảng 4.6 Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của thị trấn Văn Quan năm
2016 ............................................................................................................. 33
Bảng 4.7 Tình hình giao đất theo các đối tượng sử dụng trên địa bàn thị trấn
Văn Quan đến năm 2016 .............................................................................. 35
Bảng 4.8: Tổng hợp thành phần hồ sơ địa chính tại thị trấn Văn Quan ......... 37
Bảng 4.9: Biến động diện tích đất đai của thị trấn Văn Quan giai đoạn 2014 2016 ............................................................................................................. 39
Bảng 4.10: Kết quả thực hiện thu ngân sách từ đất đai thị trấn Văn Quan Giai
đoạn 2014 – 2016 ......................................................................................... 41
Bảng 4. 11: Kết quả thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn ......... 42
Văn Quan giai đoạn 2014 – 2016 ................................................................. 42
Bảng 4.12 Tổng hợp phiếu điều tra công tác quản lý nhà nước về đất đai cho
hộ gia đình, cá nhân...................................................................................... 46


iv
iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iii
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý đất đai ...............................
3
2.1.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai ....................... 4
2.2. Khái quát về tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam và tỉnh Lạng Sơn ...... 6
2.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước ............... 6
2.2.1.1. Một số kết quả đạt được..................................................................... 6
2.2.1.2. Một số tồn tại................................................................................... 10
2.3.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Lạng Sơn ...................... 11
2.3.3.1. Một số kết quả đạt được................................................................... 11
2.3.2.2. Một số tồn tại................................................................................... 11
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 13
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 13
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 14


v
v

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................. 14
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 14

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 15
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Văn Quan .................... 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 15
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 15
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................ 15
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu............................................................................. 15
4.1.1.4.Địa chất thủy văn.............................................................................. 16
4.1.1.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ................................................... 16
4.1.1.6. Các loại tài nguyên .......................................................................... 19
4.1.1.7. Thực trạng môi trường..................................................................... 20
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ................................................... 21
4.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ............................................ 21
4.1.3. Đánh giá cụ thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cảnh quan môi
trường........................................................................................................... 22
4.1.3.1. Những lợi thế................................................................................... 22
4.1.3.2. Những hạn chế................................................................................. 22
4.2 Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Văn Quan năm 2016 ............................. 23
4.3. Đánh giá kết quả công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị trấn Văn Quan
giai đoạn 2014 - 2016 ................................................................................... 26
4.3.1. Đánh giá việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản .................................................... 26
4.3.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản
đồ hành chính ............................................................................................... 28
4.3.3 Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất ...................................................................... 29
4.3.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ........................................... 31


vi
vi


4.3.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất ....................................................................................................... 34
4.3.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất ................ 36
4.3.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất....... 36
4.3.8. Thống kê, kiểm kê đất đai................................................................... 37
4.3.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất .............................................. 40
4.3.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.....41
4.3.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.............. 42
4.3.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai ............................................. 42
4.3.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai ............................................................................ 43
4.3.15. Quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai ....................................... 44
4.4. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
..................... 44
4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn tồn tại và một số giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai ......................................... 47
4.5.1 Đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn tồn tại trong công tác quản
lý nhà nước về đất đai tại thị trấn Văn Quan................................................. 47
4.5.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước
về đất đai trên địa bàn thị trấn Văn Quan...................................................... 48
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 49
5.1. Kết luận ................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 50



1


2
Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, đất đai luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong các
hoạt động sống và sản xuất của con người, đất đai cũng là môi trường duy trì
sự sống cho các loài sinh vật trên trái đất. Sự tồn tại và phát triển của loài
người luôn gắn liền với đất đai. Đồng thời đất đai cũng là yếu tố quan trọng
để hình thành nên lãnh thổ Quốc gia, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các công trình kiến trúc, cơ sở văn hóa xã hội. Đất đai có vai trò quan
trọng như vậy nhưng lại là tài nguyên không tái tạo, hạn chế về số lượng và
giới hạn về diện tích. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý
giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển
của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và xã hội.
Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ,
dân số gia tăng cũng kéo theo nhu cầu sử dụng đất tăng lên. Đặc biệt đối với
nước ta là một nước đất chật người đông nên trong thời gian gần đây đất đai
đã trở thành một vấn đề nóng bỏng. Các vấn đề tiêu cực liên quan đến đất đai
cũng ngày càng nhiều. Điều này đã đặt ra một thách thức lớn đối với công tác
quản lý nước về đất đai. Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng đó, Đảng và
Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách pháp luật để quản lý chặt chẽ, khai
thác có hiệu quả quỹ đất, hạn chế nhưng vi phạm trong quản lý và sử dụng đất
đai như: sử dụng không đúng mục đích, không hiệu quả, lấn chiếm, tranh
chấp đất đai. Do đó, đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai để xác
định những tồn tại yếu kém nhằm tìm ra những nguyên nhân và cách khắc
phục để công tác quản lý đất đai chặt chẽ và hiệu quả hơn góp phần phát triển

kinh tế, ổn định xã hội là việc làm cần thiết.


Từ những vấn đề thực tế nêu trên, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm
khoa Quản Lý Tài Nguyên – trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, đồng
thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo: Th.s Nguyễn Quang Thi, em
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2014 – 2016”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
- Đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị
trấn Văn Quan giai đoạn 2014 – 2016, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Văn Quan.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nêu được hiện trạng sử dụng đất thị trấn Văn Quan năm 2016.
- Đánh giá được kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn thị trấn Văn Quan giai đoạn 2014 – 2016.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn tôn tại và đề xuất giải pháp
tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Văn
Quan.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên củng cố thêm
những kiến thức đã được học trong nhà trường và bước đầu làm quen với
công tác quản lý đất đai ngoài thực tế.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nắm được tình hình việc thực hiên công tác
quản lý nhà nước về đất đai của thị trấn Văn Quan từ đó đưa ra nhưng giải
pháp phù hợp góp phần làm cho công tác quản lí Nhà Nước vế đất đai
được tốt hơn.




Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Những hiểu biết chung về công tác quản lý đất đai
Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó
nhằm trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất
định. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của
Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp
luật nhà nước đối với các quá trình hội và hành vi hoạt động của con người để
duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực
hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ
thống quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống UBND các cấp ở
địa phương tiến hành.
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước
đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân
phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch. kế hoạch; kiểm tra giám sát
quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai (Nguyễn
Khắc Thái Sơn, 2015)[5].
Hiện nay, Luật đất đai luôn được hoàn thiện để phục vụ cho hoạt động
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch sử dụng đất, các chính sách đất đai và
chính sách xã hội. Đáp ứng yêu cầu trên, Luật Đất Đai 2013 ra đời và tại điều
22 Luật Đất đai 2013 đã quy định 15 nội dung về quản lý Nhà nước về đất
đai, cụ thể như sau:
“1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
và tổ chức thực hiện văn bản đó.



2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính.
3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra
xây dựng giá đất.
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất.
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
8. Thống kê, kiểm kê đất đai.
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất.
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy
định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất đai.
15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.”(Quốc hội, 2013)[7]
2.1.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai phải dựa vào các văn bản quy
phạm pháp luật của nhà nước. Các văn bản luật và dưới luật này có vai trò
quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo cơ sở vững chắc
cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai



Các văn bản luật:
- Luật Đất Đai năm 2013;
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định svề giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài
sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về hồ sơ địa chính;
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về bản đồ địa chính;
- Thông tư 28/2014/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư 29/2014/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về lập, điều chỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về hồ sơ giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;
- Thông tư 34/2014/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai;
- Thông tư 35/2014/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về việc điều tra, đánh giá đất đai;
- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
- Các tài liệu, số liệu về đất đai của thị trấn Văn Quan;


2.2. Khái quát về tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam và tỉnh Lạng Sơn
2.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước
2.2.1.1. Một số kết quả đạt được
Công tác quản lý đất đai đã đáp ứng được phần nào yêu cầu và đạt
được kết quả như sau:
Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai và

tổ chức thực hiện các văn bản đó
Từ khi Luật và các văn bản Luật Đất đai ra đời, các Bộ và Ban ngành từ
TW tới địa phương đã triển khai thực hiện trên khắp cả nước, tạo ra một hành
lang pháp lý cho công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
giữa luật cũ và luật mới còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Chính vì vậy, trong
giai đoạn tới cần thiết Chính phủ, các Bộ, các Ban ngành cần phải cố gắng hơn
nữa trong việc ban hành văn bản, tổ chức triển khai đồng bộ từ TW đến địa
phương.
Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính
Ngành đo đạc bản đồ đã tập trung lực lượng để hoàn thành việc đo vẽ
bản đồ địa chính cho toàn bộ đất lâm nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý 1:
2.000 phục vụ quy hoạch và quản lý các thành phố lớn tỷ lệ 1: 5.000 hoặc 1:
10.000 phục vụ quy hoạch và quản lý các vùng kinh tế trọng điểm. Công tác
đo đạc và bản đồ hướng tới nhiệm vụ trọng tâm phục vụ giám sát, quản lý tài
nguyên thiên nhiên và môi trường. Công tác phân mốc giới, cắm mốc biên
giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, biên giới Việt - Lào được thực hiện
theo đúng kế hoạch, do vậy thời gian tới cần phải tổ chức triển khai thực hiện
tiếp tục chỉ đạo các địa phương hoàn thiện và lập bản đồ địa chính.
Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đây là vấn đề khó khăn mà ngành địa chính gặp phải. Trong những
năm qua, công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước được
các cấp, các ngành quan tâm thực hiện và có nhiều chuyển biến tích cực.


Công tác cấp GCNQSDĐ
Cùng với các quy định của Luật Đất đai 2013, các văn bản quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có những bước cải cách quan trọng về
thẩm quyền và thủ tục cấp GCN. Đặc biệt, từ khi bộ phận “Một cửa” - bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả được xây dựng và đi vào hoạt động rộng rãi tại
các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thì công tác quản lý nhà nước

về đất đai đã có nhiều biến chuyển mới. Do vậy, tiến độ cấp GCN được đẩy
nhanh hơn trong những năm gần đây.
Đến năm 2016 cả nước đã cấp được 41,8 triệu giấy chứng nhận với
tổng diện tích hơn 22,9 triệu ha, đạt 94,9% diện tích các loại đất cần cấp và
đạt 96,7% tổng số trường hợp đủ điều kiện cấp giấy. Cụ thể như sau:
Đất sản suất nông nghiệp: Đã cấp được hơn 20 triệu giấy chứng nhận
với diện tích trên 8,8 triệu ha, đạt 90,1% diện tích cần cấp giấy.
Đất lâm nghiệp: Cấp được 1,97 triệu giấy với 12,2 triệu ha, đạt 98,1%.
Đất nuôi trồng thủy sản: Cấp 0,92 triệu giấy với hơn 554.000 ha, đạt
85,1% diện tích cần cấp giấy.
Đất ở đô thị: Cấp được 5,33 triệu giấy với diện tích hơn 130.000 ha, đạt
96,7% diện tích cần cấp giấy.
Đất ở nông thôn: Cấp được 12,9 triệu giấy với diện tích 516.000 ha, đạt
94,4% diện tích cần cấp giấy.
Đất chuyên dùng: Cấp được 276.000 giấy với diện tích 611.000 ha đạt
84,8% diện tích cần cấp.
Đất cơ sở tôn giáo: Cấp được 19.000 giấy với diện tích 12.040 ha đạt
81,1% diện tích cần cấp.
Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất


Đến nay đã có khoảng 7.987 dự án được giao đất, thuê đất với diện tích
hơn 184.179 ha, trong đó có 89.654 ha đất giao không thu tiền sử dụng
đất,
8.306 ha đất được giao có thu tiền, có 1.781 dự án xin chuyển mục đích sử
dụng đất với tổng diện tích hơn 1.061 ha, trong đó có 9.460 ha đã được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Thu hồi được
7.289 ha do vi phạm pháp luật về đất đai, đạt 65% diện tích phải thu

hồi.
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Thông qua kiểm kê cho thấy cả nước có tổng diện tích tự nhiên
33.093.804ha bao gồm đất nông nghiệp 26.100.106 ha chiếm 79%, đất phi
nông nghiệp 3.670.186 ha chiếm 11% và đất chưa sử dụng 3.323.512 ha
chiếm 10%. Trong đó có 24.989.102 ha chiếm 75,51% là đã có chủ sử dụng.
So với năm 2015, diện tích đất sản suất nông nghiệp tăng 1.277.600 ha, trong
đó đất trồng lúa có 4.127.721 ha, vượt so với quy hoạch 10,33% nhưng giảm
37.546 ha, bình quân hàng năm giảm 7.000 ha. Đất lâm nghiệp tăng 571.616
ha. Đất ở nông thôn tăng 54.054 ha đạt bình quân 91 m2 /người. Đất ở đô thị
tăng 27.994 ha đạt bình quân 21 m2 /người. Đất chuyên dùng tăng 410.713
ha, tăng nhiều nhất là cho mục đích công cộng, giao thông, thủy lợi, an ninh,
quốc phòng. Đất tôn giáo tăng 1.816 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa tăng 3.887
ha, đất sông suối mặt nước chuyên dùng giảm 61.709 ha, đất chưa sử dụng
giảm 1.742.372 ha.
Kết quả kiểm kê cho thấy các địa phương thực hiện công tác này khá
tốt, tuy nhiên vẫn vẫn còn một số hạn chế như: Việc quản lý hiện trạng đất đai
còn nhiều bất cập, thiếu kịp thời cập nhật số liệu, cơ sở dữ liệu chưa đáp ứng
được nhu cầu.
Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo trong việc
quản lý đất đai.


Trong những năm qua, thanh tra địa chính đã tiến hành hơn 11.300
cuộc thanh tra ở tất cả các tỉnh, thành phố. Phát hiện hơn 46.000 trường hợp
vi phạm luật đất đai, đã xử lý 25.000 vụ, đã giải quyết 75% số đơn khiếu nại,
tố cáo của nhân dân về đất đai. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vi phạm trong quản
lý đất đai chưa được xử lý kịp thời và triệt để. Theo Bộ TN và MT, trong 30
ngày kiểm tra thi hành Luật Đất đai tại các địa phương (1/8 - 30/8/2015),
Đoàn kiểm tra Bộ TN và MT đã tiếp nhận 17.480 đơn tranh chấp, khiếu nại,

tố cáo về đất đai. Các nội dung khiếu kiện bao gồm: 70,6% là khiếu nại về bồi
thường, giải phóng mặt bằng, 10,0% là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về
đất đai, 8,6% là tranh chấp đất đai, 6,8% là đòi lại đất cũ, 4,0% là những
trường hợp khác.
Như vậy muốn tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra,
kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo tranh chấp về đất đai cần thiết
tiến hành thanh tra, kiểm tra, thực hiện công tác quản lý đất đai một cách
thường xuyên và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, giải quyết dứt điểm,
hạn chế thấp nhất các vụ tồn đọng, tránh phát sinh những vụ mới.
Công tác quản lý tài chính về đất đai, quản lý việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Hàng năm công tác này được thực hiện thường xuyên theo đúng Luật
Đất đai. Nguồn tài chính thu được từ đất đai được chi một khoản đáng kể cho
công tác đền bù đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, phần còn lại được
nộp vào ngân sách Nhà nước.
Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản, quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất
Đây là những nội dung mới ban hành khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời,
nhưng thị trường này sau đó đã phát triển rất mạnh trên phạm vi cả nước. Các
quyền của người sử dụng đất được giao dịch thông qua thị trường bất động


10
10

sản. Dịch vụ công về đất đai cũng bước đầu được thực hiện cùng với sự ra đời
của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở các cấp huyện và tỉnh.
2.2.1.2. Một số tồn tại
Trước quá trình đô thị hóa và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các
luật và chính sách liên quan đến đất đai đã liên tục được bổ sung, sửa đổi

nhưng vẫn nhanh chóng trở nên lạc hậu và có nhiều điểm không phù hợp với
thời cuộc. Điều này gây ra nhiều vấn đề như tham nhũng, lãng phí, tranh
chấp, kiện cáo làm giảm hiệu quả sử dụng đất. Những tranh chấp và bất ổn
trong chính sách đất đai sẽ có tác động xấu tới môi trường kinh doanh và gây
ra những cản trở mạnh tới phát triển tổng thể kinh tế - xã hội.
Sự chênh lệch về giá đất xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống tài chính
đất đai và hệ thống quản lý đất đai, ít sử dụng các công cụ kinh tế điều tiết để
quản lý đất đai. Sự thiếu phù hợp và nhất quán giữa qui hoạch tổng thể phát
triển KT - XH và thời hạn giao đất cho người sử dụng dẫn tới những mâu
thuẫn phát sinh và gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp phải di dời
do thay đổi quy hoạch.
Các văn bản pháp luật đất đai nhiều khi còn còn chồng chéo, gây khó
khăn trong công tác thực hiện, công tác cấp GCNQSDĐ còn chậm trễ. Bên
cạnh đó các sai phạm trong vấn đề quản lý đất đai không những chưa giảm
mà còn có chiều hướng gia tăng và chưa được xử lý kịp thời gây nên hậu quả
nghiêm trọng. Mặc dù chính sách đất đai được thay đổi liên tục nhưng những
kẽ hở và sự thiếu rõ ràng của nó không những làm cho số vụ tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp liên quan tới đất đai giảm
xuống mà ngược lại ngày càng tăng.
Bên cạnh đó những nhu cầu phát sinh trong quá trình sử dụng đất luôn
gây áp lực và chưa lường hết được.


11
11

2.3.2. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ở tỉnh Lạng Sơn
2.3.3.1. Một số kết quả đạt được
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 được công bố, UBND tỉnh Lạng Sơn đã
tổ chức quán triệt Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, phổ biến tới

các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh, UBND huyện, thành phố, thị xã và các tổ
chức, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết và các văn
bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện pháp luật đất đai.
STNMT đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công
chức trong toàn ngành, xây dựng trang Web điện tử để thường xuyên cập nhật
và đăng tải thông tin liên quan đến pháp luật đất đai, tổ chức giao lưu trực
tuyến với tổ chức, cá nhân. Sở đã thành lập đường dây nóng tiếp thu và trả lời
ý kiến của người dân, tổ chức. Đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với
Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tuyên truyền, tập
huấn về pháp luật đất đai và các văn bản có liên quan.
Đến nay, tỉnh đã hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 – 2020, và công bố bản đồ quy hoạch
năm 2020.
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai: được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên
môn của Sở Tài nguyên & Môi trường, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa
bàn phường được triển khai khá tốt. Đất đai của tỉnh đã được thống kê hàng năm
theo quy định của ngành. Qua đó cũng kiểm kê đất đai, rà soát quỹ đất, đánh giá
thực trạng của việc quản lý đất đai tại địa phương, của các tổ chức trên địa bàn đồng
thời phát hiện nhiều hành vi vi phạm Luật đất đai để kịp thời điều chỉnh.

2.3.2.2. Một số tồn tại
Chất lượng quy hoạch sử dụng đất còn hạn chế, chưa dự báo sát, chưa
lường hết những phát sinh về nhu cầu sử dụng đất.


12
12

Chưa kịp thời cập nhật biến động, việc cấp sai giấy chứng nhận, cấp

không đúng thẩm quyền vẫn xảy ra, tiến độ cấp GCNQSDĐ còn chậm, đặc
biệt một số loại đất như đất lâm nghiệp tỷ lệ được cấp GCNQSDĐ còn ít.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai thiếu chặt chẽ, tình trạng lấn
chiếm đất, xây dựng nhà ở và công trình trái phép vẫn xảy ra, việc thu hồi đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa có quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt
vẫn xảy ra ở một số địa phương, cán bộ địa chính hạn chế về chuyên môn,
nghiệp vụ, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế,
bất cập, trang thiết bị làm việc thiếu.
Do địa bàn khó khăn, lực lượng cán bộ địa phương ít, còn hạn chế về
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, việc tuyên truyền phổ biến chưa sâu rộng,
nhận thức của người dân còn hạn chế.
Công tác quản lý và khai thác bản đồ địa chính còn nhiều bất cập. Việc
cập nhật và chỉnh lý biến động địa chính chưa kịp thời.
Tình trạng quản lý đất đai ở một số nơi còn thiếu chặt chẽ, tình trạng
tranh chấp, khiếu nại về đất đai vẫn còn nhiều.


13
13

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Văn Quan,
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài tiến hành trên địa bàn thị trấn Văn Quan,
huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2014 – 2016.
- Đề tài tiến hành theo 15 nội dung quản lý Nhà nước theo Luật Đất đai
2013.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
- Thời gian tiến hành: từ 13/2/2017 đến 23/4/2017.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Văn Quan.
- Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Văn Quan năm 2016.
- Đánh giá kết quả công tác quản lý đất đai của thị trấn Văn Quan giai đoạn
2014 – 2016.
- Đánh giá sự hiểu biết của người dân về tình hình quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn thị trấn Văn Quan.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn tồn tại và một số giải pháp nhằm tăng
cường công tác quản lý nhà nước về đất đai.


14
14

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu về điệu kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử
dụng đất , số liệu về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn
Văn Quan giai đoạn 2014 – 2016 tại UBND thị trấn Văn Quan và phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Văn Quan.
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Trên địa bàn thị trấn Văn Quan có 12 khu phố, mỗi khu phố điều tra 10
phiếu theo mẫu đã chuẩn bị sẵn, bằng phương pháp điều tra ngẫu nhiên, do đó

tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu. Từ phiếu điều tra tiến hành phân tích tổng
hợp.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Tổng hợp các tài liệu, số liệu thu thập được: thông qua điều tra ta thu
thập được những số liệu về đề tài nghiên cứu, sau đó ta sử dụng các phương
pháp thống kê, so sánh để có cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý nhà nước
về đất đai tại địa phương.


15
15

Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Văn Quan
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Văn Quan nằm ở trung tâm huyện Văn Quan, có vị trí địa lý như
sau:
- Phía Bắc giáp xã Hòa Bình.
- Phía Đông Bắc giáp xã Vĩnh Lại.
- Phía Đông giáp xã Đại An.
- Phía Nam giáp xã Xuân Mai.
- Phía Tây Nam giáp xã Tú Xuyên.
Thị trấn Văn Quan có vị trí thuận lợi, có đường Quốc lộ 1B, đường
Quốc lộ 279 chạy qua tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các
địa phương khác.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thị trấn Văn Quan được bao bọc bởi các núi đá vôi, chủ yếu phân bố ở
phía Nam Thị trấn, đỉnh cao nhất là 557 m. Phía Bắc Thị trấn là dãy núi cao

hơn 400 m, thấp dần về phía Đông tạo thành địa thế lòng máng chạy dọc theo
tuyến Quốc lộ 1B. Vùng trung tâm Thị trấn là thung lũng khá bằng phẳng.
Với kiến tạo địa hình, địa thế như trên, tạo điều kiện thuận lợi trong
giao thông đi lại của nhân dân, các hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung ở
trung tâm Thị trấn.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Khí hậu của thị trấn Văn Quan thể hiện rõ nét khí hậu miền Bắc
Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố
không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh
chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã
gây nên những


×