Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận Công tác xã hội với Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.91 KB, 22 trang )

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

I. Mở đầu
Xâm hại trẻ em ở nhiều góc độ như đánh đập, xâm hại tình dục, bắt
lao động sớm... theo các quy định luật pháp của VN đều bị cấm và có hình
thức xử phạt rất nghiêm. Nhưng trên thực tế việc thực hiện lại rất nửa vời.
Một ông bố xâm hại tình dục con gái mình đôi khi lại là chuyện "đóng cửa
bảo nhau". Một người mẹ đánh con như cơm bữa cũng là chuyện nhỏ. Một
người thầy tát học sinh cũng chỉ bị khiển trách... Những hành vi bạo lực đó
đã và đang thản nhiên diễn ra hàng ngày. Đây là vấn đề nhức nhối của xã hội
hiện nay, đã đến lúc cần có một giải pháp cụ thể và cứng rắn hơn nữa để bảo
vệ cho “những thế hệ tương lai”. Bài viết dưới đây xin đề cập tới thực trạng,
nguyên nhân và hậu quả của thực trạng này, đồng thời nêu ra một số giải
pháp cho vấn đề nêu trên.

II. Nội dung chính:
1. Các khái niệm cơ bản:
a. Trẻ em:
Có nhiều khái niệm về trẻ em:
Theo công ước quốc tế: ''Trẻ em được xác định là người dưới 18
tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn''.
Theo luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em 1991: “Trẻ em là công dân
Việt Nam dưới 16 tuổi”.
Theo định nghĩa sinh học: “Trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từ
khi còn trong trứng nước tới tuổi trưởng thành”.
Tâm lý học cho rằng: “Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý –
nghiên cứu con người”.

1



CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Nhìn dưới góc độ xã hội học: “Trẻ em giai đoạn xã hội hoá mạnh nhất và
là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi
con người”.
b. Trẻ bị xâm hại:
“Xâm hại là tất cả thái độ, hành vi tổn thương đến sự tự trọng của trẻ,
làm hại đến thân thể, sức khỏe và tâm lý của trẻ qua hành động mắng chửi,
xỉ nhục, thậm chí dùng vũ lực (đánh đập) để trừng phạt, răn đe,dạy dỗ con
trẻ…Sự xâm hại đó không chỉ diễn ra trong gia đình, mà còn diễn ra trong
trường học, thậm chí ngay trên đường phố”.
Khái niệm xâm hại trẻ em không chỉ là xâm hại thân thể mà còn xâm hại
tới cảm xúc, tinh thần của trẻ.
Xâm hại thân thể bao gồm mọi hình thức gây đau đớn về thể chất cho các
em kể từ bấu véo cho đến rung lắc, bợp tai, tát, đánh đập... Trẻ có thể bị tổn
thương rất đa dạng, từ tổn thương phần mềm (vết rách, bầm tím, vết bỏng)
cho đến gẫy răng, gẫy xương, vỡ nội tạng, thương tích hệ thần kinh trung
ương. Bị xúc phạm thân thể từ nhỏ, các em lại dễ phát triển hành vi bạo lực
hoặc phạm tội sau này.
Xâm hại về tinh thần có thể bao gồm những hành vi mắng chửi, lăng nhục
trẻ… Những hành vi này gây rối loạn nghiêm trọng về nhân cách, nhận thức
và tâm trí trẻ, chúng dễ trở thành người mất lòng tin, sống thu mình, không
cởi mở, có biểu hiện thụ động hay kích động quá mức, thể chất còi cọc, ngôn
ngữ phát triển chậm, gương mặt vô cảm.
d. Công tác xã hội - công tác xã hội với trẻ em :
Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp
khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người
2



CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già…). Sứ mạng của
nghành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu:
+ Những rào cản trong xã hội
+ Sự bất công
+ Và sự bất bình đẳng.
Công tác xã hội với trẻ em là sử dụng các kỹ năng chuyên nghiệp để
nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, mang
lại cho trẻ em niềm tin vào cuộc sống; để các em có thể phát triển một cách
đầy đủ, đúng đắn và khỏe mạnh.

2. Thực trạng:
Theo thống kê của Cục CSĐT tội phạm về TTXH - Bộ Công an, từ
năm 2002 đến nay, số vụ XHTDTE có chiều hướng gia tăng. Từ năm 2005
-2007, đã xảy ra 5.070 vụ xâm hại trẻ em trong đó án XHTDTE chiếm
56,3%. Số vụ hiếp dâm trẻ em chiếm 65,5% số vụ XHTDTE. Tại Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, Phó giám đốc bệnh viện cho biết:
"Trong khoảng 2 năm trở lại đây, mỗi năm trung bình có 30 - 40 vụ cưỡng
bức trẻ em được đưa tới xét nghiệm, khám tại bệnh viện chúng tôi. Các
tháng 11 và 12/2003 và tháng 1/2004, tháng nào cũng có tới 3-4 vụ". Ông
nhận định: "Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) hiện nay là rất
nghiêm trọng". Một đợt kiểm tra của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
phối hợp với Bộ Công an gần đây nhất tại 6 tỉnh cũng cho thấy có tới 472 vụ
hiếp dâm trẻ em; 70 vụ giao cấu với trẻ vị thành niên, 4 vụ chứa gái mại dâm
trẻ em, 44 vụ dâm ô với trẻ em; trong đó có 84,4% số vụ được khởi tố.

3



CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Năm 2007, Tổ chức Plan tại Việt Nam đã phối hợp với Vụ Thanh tra
thuộc Ủy ban Dân số Gia đình Trẻ em (DS-GD-TE) tiến hành nghiên cứu ở
10 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Qua nghiên cứu cho thấy, lứa tuổi bị
XHTD nhiều nhất là từ 11 đến 16 tuổi. Tình trạng trẻ dưới 6 tuổi bị xâm hại
cũng chiếm tỉ lệ đáng báo động, như ở Hà Tĩnh, tỉ lệ này chiếm tới 33%.
Thống kê các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với TE thống kê từ Đường dây tư
vấn và hỗ trợ TE của Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho thấy sự xâm hại và
bạo lực đối với TE trong gia đình tăng gấp 3 lần; tại cộng đồng tăng 7 lần và
trong trường học tăng 13 lần. Những địa phương xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ
em nhiều nhất có Hà Nội, Đồng Nai, Đắk Lắk, TP.HCM, Tây Ninh, Kiên
Giang, Bắc Giang... Ông Đặng Hoa Nam, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ,
chăm sóc TE cho rằng, trên thực tế số vụ việc xâm hại, bạo lực, ngược đãi
TE còn cao hơn song nhiều vụ không được gia đình nạn nhân khai báo, tố
cáo đối tượng vì mặc cảm, sợ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Những vụ
xâm hại trẻ em mà ngành công an tổng hợp, thống kê theo hệ thống ngành là
những vụ bị tố cáo, điều tra và xử lý. Điển hình cho những vụ xâm hại trẻ
em bị phát hiện: Em Nguyễn Thị Bình trong nhiều năm bị chủ quán phở
đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) bóc lột sức lao động, đánh đập dã man;
Bé Bông ở Tp. HCM bị mẹ nuôi đổ nước sôi vào người nếu không nộp đủ số
tiền 200.000đ/ngày. Nghiêm trọng hơn, tại trường học, hiện tượng xâm hại
trẻ em diễn ra ngày càng phổ biến. Bé Đỗ Ngọc Bảo Trâm (18 tháng tuổi) bị
cô giáo dùng băng keo dính chặt miệng gây ngạt thở dẫn đến tử vong. Cháu
Huỳnh Ngọc Trâm, 10 tuổi, học lớp 5 trường Tiểu học An Hiệp 2 (Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp) bị thầy hiệu trưởng, công an xã doạ nạt, ép cung
dẫn đến hoảng loạn, mất khả năng nói trong thời gian dài. Hay vụ việc của
cháu Huỳnh Thị Bé Tý, 13 tuổi, học lớp 7 trường Trung học cơ sở Hoà Bình
(tỉnh Đồng Tháp) bị cô giáo chủ nhiệm nghi ngờ lấy cắp 100.000 đồng, bị sỉ
4



CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

nhục, khám xét trước cả lớp... Theo kết quả thanh tra, tại Hà Nội, 3 năm qua
đã có 450 vụ xâm hại trẻ em bị khởi tố hình sự. Trong đó, số vụ bị xâm hại
tình dục là 66, số vụ gây thương tích cho trẻ là 40. Điển hình nhất là vụ
ngược đãi em Nguyễn Thị Bình, giúp việc cho gia đình Chu Văn Đức và
Trịnh Thị Hạnh Phương, cư trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.
Tại TP HCM, 3 năm qua đã có hơn 200 vụ trẻ bị xâm hại, trong đó
xâm hại tình dục là 78. Nhiều vụ gây bức xúc trong dư luận, như trường hợp
Hồ Thi Ba ở phường 2, quận 10, đã ném ấm nước đun sôi vào cháu Hồ Thị
Bông vì xin được ít tiền, vụ Nguyễn Thị Ngọc thường trú tại phường 5, quận
8, đã thuê 3 em đi ăn xin. Khi không xin đủ số tiền quy định, các em bị Ngọc
dùng roi sắt hành hạ. Bên cạnh đó, còn có trường hợp bố mẹ đã nhận tiền và
đồng ý giao con (từ 6 đến 8 tuổi) cho Chương Văn Hùng để đi bán hàng
đêm. Chương đã bắt các em đi bán hàng đến tận 2-3h sáng. Nếu không bán
được 100.000 đồng một ngày, các em bị đánh đập, không được ăn và phải
ngủ ở vỉa hè.
Trên đây là những vụ xâm hại trẻ em điển hình bị phát hiện và xử lý
còn trong thực tế, chắc chắn rất nhiều vụ xâm hại trẻ em xảy ra người lớn
đều không biết đó là hành vi xâm hại. Bằng chứng là qua khảo sát tại 5 tỉnh,
thành phố cho thấy, 58,3% trẻ được phỏng vấn trả lời đã bị người lớn dùng
các biện pháp quát mắng, chửi, sỉ nhục, tát, phát vào mông, phạt úp mặt vào
tường... khi các em mắc lỗi. Việc sử dụng các hình phạt, biện pháp giáo dục
nghiêm khắc mang tính bạo lực, đặc biệt bạo lực về tinh thần trong xã hội,
gia đình, trường học còn khá phổ biển. Rất nhiều người lớn chưa ý thức
được những hành vi này là vi phạm quyền trẻ em và sẽ có ảnh hưởng rất
nguy hại đến tinh thần của TE trước mắt và lâu dài, ông Nam khẳng định.


5


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Số trẻ em bị xâm hại tại Hà Nội và TP HCM có chiều hướng giảm,
nhưng mức độ các vụ việc thì ngày càng nguy hiểm và phức tạp. Nhiều em
đã phải mang thương tật suốt đời. Đó là đánh giá của đoàn kiểm tra liên
ngành được thực hiện vào đầu tháng 1 tại Hà Nội và TP HCM, do Phó chánh
thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ninh Thị Hồng dẫn đầu.
Theo kết quả thanh tra, tại Hà Nội, 3 năm qua đã có 450 vụ xâm hại trẻ em
bị khởi tố hình sự. Trong đó, số vụ bị xâm hại tình dục là 66, số vụ gây
thương tích cho trẻ là 40. Điển hình nhất là vụ ngược đãi em Nguyễn Thị
Bình, giúp việc cho gia đình Chu Văn Đức và Trịnh Thị Hạnh Phương, cư
trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.
Bà Ninh Thị Hồng, Phó chánh thanh tra Bộ, cho rằng số vụ trẻ bị xâm hại
tình dục có thể còn nhiều hơn, nhưng do e ngại, né tránh nên nạn nhân đã
không khai báo. "Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn chậm, không
xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan nên việc xử lý, hỗ trợ, bảo vệ nạn
nhân và nhân chứng không kịp thời, kém hiệu quả", bà Hồng đánh giá. Đoàn
thanh tra đã kiến nghị Bộ Lao động phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất với
Chính phủ cho phép mỗi xã, phường được sử dụng một biên chế cán bộ
chuyên trách làm công tác lao động, xã hội. Đặc biệt, cần có biện pháp xử
phạt nghiêm khắc đối với cha mẹ cố tình bắt con cái phải đi lang thang kiếm
sống cũng như các trường hợp bảo kê, chăn dắt nhóm trẻ em lang thang.
Một nhận định chung ở nước ta có hơn 1200 trẻ bị bắt buộc lao động sớm:
Cụ thể tại Hà Nội tổng số trẻ em phải lao động sớm từ 6 đến 16 tuổi là 352,
nữ chiếm 74%. Trong đó có 167 em làm giúp việc trong các gia đình ,116
em làm việc trong các nhà hàng , các cơ sở dịch vụ, 15 em trong các cơ sở
sản xuất, 44 em làm các công việc khác… Các em có thu nhập bình quân từ

6


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

500 000 đến 700 000 đồng/ tháng. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 750 lao
động trẻ em, chuyên đi bán vé số, bán báo , phụ hồ… Mức thu nhập của các
em từ 300 000 đến 700 000 đồng/ tháng.

3. Những hậu quả nặng nề:
Mọi xâm hại đều ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ và tinh thần của
trẻ ( đặc biệt là về mặt tinh thần) nhưng sự xâm hại gây ảnh hưởng nặng nề
nhất đối với trẻ là sự xâm hại về tình dục. Theo chuyên gia tâm lý Lan
Hương, tổng đài 108, không chỉ mang vết sẹo về mặt thể chất, trẻ còn phải
chịu những vết thương lớn về mặt tinh thần. Xâm hại tình dục trẻ em gây ra
hậu quả khác nhau đối với từng đứa trẻ. Tuy nhiên, hành vi của kẻ cưỡng
bức có thể ảnh hưởng đến suốt cuộc đời đứa trẻ, thậm chí làm các em bị rối
loạn tâm thần. Sự tổn thương quá lớn về tinh thần và thể chất ấy rất khó có
thể bù đắp nổi. Về mặt sinh lý và tâm lý sự tổn thương ấy là:
Về sinh lý :
+ Tổn thương, sưng tấy ở bộ phận sinh dục hay hậu môn
+ Mang thai (đối với em gái)
+ Mắc các bệnh lây qua đường tình dục
+ Nhiễm trùng tiết niệu
+ Đi lại hoặc ngồi khó khăn
+ Ngòai ra có thể bị đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi khẩu vị,…
Về tâm lý : có thể có một hoặc nhiều trạng thái sau :
+ Cảm giác tội lỗi : thường tự đổ lỗi cho bản thân
+ Cảm giác lo lắng, sợ hãi


7


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

+ Cảm giác tuyệt vọng
+ Có ý định tự tử
+ Tự làm thương tổn mình
+ Cảm giác tức giận
+ Quan hệ bừa bãi với nhiều người hoặc xâm hại tình dục người khác.
Nghiên cứu cho thấy một trong những biểu hiện lớn nhất của rối loạn
tinh thần ở trẻ bị xâm hại tình dục là khó khăn của trẻ trong việc quan hệ với
mọi người xung quanh, người lớn hay bạn cùng trang lứa. Khủng hoảng tâm
lý này có thể gây ra những vấn đề rối loạn sinh lý sau này. Ở tuổi vị thành
niên, các cô bé đã trở thành những người đàn bà mang cái nhìn cảnh giác với
con người, không còn biết tin yêu vào cuộc sống. Không ít trẻ sau khi bị
xâm hại tình dục đã tìm giải pháp kết thúc cuộc đời bằng cách tự vẫn. Mặc
cảm tội lỗi có thể là một ảnh hưởng tâm lý đối với hôn nhân lúc trưởng
thành.
Rối loạn hành vi: bao gồm sống thu mình hay gây gổ quá mức, ăn uống
không điều độ, gặp khó khăn trong học tập. Trẻ có phản ứng bốc đồng, hiếu
chiến do bắt chước hành vi của trẻ xâm hại.
Bên cạnh đó, do tình dục không an toàn, hậu quả có thể còn để lại việc
mang thai, rối loạn về tình dục, và các bệnh lây nhiễm về đường tình dục.
Khi trẻ trưởng thành thường mất khoái cảm, không có ham muốn tình dục.
Tỉ lệ người xâm hại tình dục thời thơ ấu gặp các trục trặc về tình dục cao
hơn nhóm khác 90% biểu hiện ở sự suy giảm chức năng tình dục, có xu
hướng tình dục đồng giới, và có trường hợp trở thành người hành nghề mại
dâm chuyên nghiệp hay quan hệ tình dục bừa bãi.


8


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Ví dụ điển hình: Vụ tên Nguyễn Duy Phong, 21 tuổi, tại tỉnh Ninh
Bình có hành vi đồi bại với cháu Ngọc H., lúc đó mới 3 tuổi đã trôi qua cách
đây khá lâu nhưng dư luận vẫn hết sức phẫn nộ bởi tên Phong vốn là hàng
xóm với nhà cháu H. Tuổi mới lớn, tò mò về giới tính, lại không được người
lớn chỉ bảo khiến tên Phong thường xuyên lén lút xem phim sex. Trong một
lần uống rượu say, lại vừa xem phim sex xong, lợi dụng lúc bố mẹ cháu H.
vắng nhà, tên Phong đã giở trò với cháu H. Sau khi sự việc xảy ra, cháu H.
đã phải sống trong tâm trạng hoảng loạn, sốt cao, mê sảng, bị sang chấn tâm
lý cùng những vết đau đớn về thể xác. Tên "yêu râu xanh" đã bị pháp luật
trừng trị thích đáng. Nhưng nỗi đau của cháu H. đã trở thành một vết sẹo
trong tâm hồn trong sáng. Đáng lẽ, ở lứa tuổi của mình, cháu H. có thể hồn
nhiên, vô tư vui chơi, học tập cùng các bạn thì nay...
Một trường hợp khác là bé H.M, mới 8 tuổi, ngụ ở quận 5 - TP.HCM,
bị bố dượng và em trai của bố dượng cưỡng hiếp trong suốt gần một năm.
Điều đau lòng là cả mẹ của em cũng biết chuyện này nhưng lại làm ngơ.
Mỗi ngày bé H.M đi học đều được bố dượng đưa đón, ai nhìn vào cũng
tưởng em được bố dượng thương yêu. Mỗi lần bé khóc vì bị cưỡng hiếp thì
được bà nội (mẹ của bố dượng) cho tiền, dỗ dành rồi lại khuyên bé nên
ngoan ngoãn và im lặng. Đáng lên án hơn là ngay cả người mẹ của bé cũng
tiếp tay cho bố dượng thực hiện hành vi đồi bại với con gái mình. Khi bị
cưỡng hiếp đau quá, bé H.M kể cho mẹ nghe nhưng người mẹ vô trách
nhiệm này lại đánh và cấm bé nói cho người khác biết. Bé H.M ngày càng
tiều tụy, suy dinh dưỡng và rối loạn tâm lý nặng nề kèm theo đó là bộ phận
sinh dục bị viêm nhiễm lan rộng, kéo dài. Đến khi Hội Phụ nữ phường biết
chuyện, đưa H.M đi giám định thì chuyện xảy ra đã lâu. Tại BV Từ Dũ, các

bác sĩ giám định cho biết bé bị suy nhược tinh thần lẫn thể xác, bị viêm

9


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

nhiễm gây ảnh hưởng đến vùng đại tràng do bé quá nhỏ nên bộ phận tiêu
hóa và bộ phận sinh dục gần kề nhau. Theo bác sĩ Dương Phương Mai, có
thể tình trạng viêm nhiễm và tổn thương bộ phận sinh dục khi bé còn quá
nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này.
Và những vụ xâm hại thể xác như việc cháu Bông, em Bình (đã nói ở
trên) không chỉ để lại những vết sẹo trên lớp da thịt mà những vết sẹo tinh
thần cũng không thôi ám ảnh các em, xã hội rất cần những tấm lòng hảo tâm
để xoa dịu những vết thương trong lòng các em ….

4. Nguyên nhân:
 Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng xâm hại trẻ em ngày
càng diễn ra phổ biến với nhiều hình thức khác nhau do kinh tế xã hội
phát triển mạnh mẽ tạo ra sự phân cấp giàu nghèo làm gia tăng đối
tượng trẻ lang thang. Đây chính là những đối tượng dễ bị lạm dụng,
bóc lột vì các mục đích thương mại khác (mại dâm, khiêu dâm, bán
người...).
 Nguyên nhân thứ hai là do mặt trái cơ chế thị trường làm cho một bộ
phận người lớn xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức. Tiêu cực ngoài
xã hội đã tác động mạnh mẽ vào môi trường học đường. Trong giáo
dục cũng có một bộ phận người lớn, những cô bảo mẫu, cô nuôi dạy
trẻ, nhà giáo sa sút đạo đức.
 Ngoài ra, trình độ nhận thức, hiểu biết về kiến thức nuôi dạy con cái,
chăm sóc trẻ và cả kiến thức về pháp luật trong xã hội còn yếu cũng là

vấn đề rất nhức nhối. Nhiều người mở lớp trông trẻ mà không biết
trách nhiệm của mình như thế nào, các điều kiện mở trường mở lớp ra
10


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

sao, thiếu kiến thức trong nuôi dạy trẻ em. Có người thiếu cả cái tâm,
cả trái tim bao dung, điều rất quan trọng trong nuôi dạy trẻ.
 Nguyên nhân nữa phải kể đến đó là phía phụ huynh. Nhiều bậc cha
mẹ gửi con mà chẳng cần tìm hiểu cơ sở đó có được Nhà nước cho
phép hay không, phân công trách nhiệm hai bên như thế nào, nơi mình
gửi có trách nhiệm với con mình đến đâu, có việc xảy ra thì ai là
người có trách nhiệm… Còn trong gia đình, không ít xô lệch, rạn vỡ
về tình cảm khiến nhiều bậc phụ huynh không còn quan tâm bảo vệ
con cái, thậm chí còn ngược đãi khiến trẻ bị tổn hại nặng nề và lâu dài
hơn.
 Lý do nữa, theo tôi là cơ chế quản lý của nhà nước trong bảo vệ, chăm
sóc trẻ em còn nhiều bất cập và hạn chế. Trẻ em bị xâm hại ngày càng
nhiều trong khi công tác truyền thông, vận động, tư vấn bảo vệ trẻ em
chưa được quan tâm đầu tư về nguồn lực và trí tuệ; Pháp luật nước ta
chưa có những quy định đầy đủ, cụ thể về các hành vi và chế tài xử
phạt đối tượng xâm hại trẻ em và bạo lực đối với trẻ em, nhất là xâm
hại về mặt tinh thần khiến cho nhiều người không nhận thức được
hành vi của mình và trẻ em cũng chẳng biết kêu ai khi chúng bị đánh
đập. Chúng ta thiếu các giải pháp hữu hiệu bảo vệ trẻ em. Luật pháp
quy định chi tiết nhưng trong quá trình tổ chức thiếu các giải pháp cụ
thể, thiếu sự phối hợp một cách đồng bộ các cơ quan chức năng với
chính quyền địa phương.
Quốc tế đã có Công ước về quyền trẻ em, nước ta có Bộ luật hình sự và

các văn bản, chỉ thị cụ thể của Chính phủ, song thật đáng tiếc loại tội

11


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

phạm này vẫn không giảm. Thực trạng đó đòi hỏi chúng ta cần phải có
những biện pháp cứng rắn và kiên quyết hơn nữa để bảo vệ tuổi thơ cho
các em. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại cách dạy dỗ con cái. Quan
niệm “Thương cho roi cho vọt” đã không còn phù hợp với điều kiện hiện
tại. Suy cho cùng sự thiếu quan tâm, thiếu coi trọng của người lớn đến trẻ
chính là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất để tình trạng xâm hại
trẻ em diễn ra.

5. Giải pháp:
a. Giải pháp chung:
Hiện nay pháp luật của nước ta xử phạt về hành vi xâm hại tình dục trẻ
em tương đối nặng so với các nước vì đây là nhóm tội nghiêm trọng. Mức án
thấp nhất là 6 tháng và cao nhất là tử hình. Tuy nhiên, loại tội phạm này
ngày càng xảy ra nhiều vì lối sống lệch lạc về tình dục ngày càng trở nên
phổ biến. Quan trọng nhất là nhận thức của xã hội về vấn đề này còn thấp, cả
người phạm tội và người bị hại, nên hiện nay loại tội phạm này chưa bị phát
hiện nhiều. Đa số nạn nhân bị xâm hại tình dục là các em lang thang nên
không khởi tố những người đã phạm tội. Còn nạn nhân thuộc gia đình có
giáo dục lại không dám tố cáo vì bị đe dọa, thường giấu giếm do mặc cảm và
lo ngại ảnh hưởng đến danh dự. Vì vậy, mặc dù luật pháp xử phạt với mức
án cao nhưng thái độ của nạn nhân không quyết liệt nên không đủ cảnh báo
xã hội và răn đe nhóm tội phạm này. Việc nói chuyện với con em mình về
XHTD có thể làm các bậc cha mẹ ngại ngùng. Nhưng nếu không trang bị

cho trẻ các thông tin và kỹ năng an toàn cá nhân thì khả năng bị XHTD tăng
lên rất nhiều. Mặc dù cha mẹ là những người đầu tiên bảo vệ con em mình,

12


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

nhưng chúng ta không thể bảo vệ trẻ tránh khỏi tất cả các mối nguy hiểm
cũng như không thể luôn theo sát trẻ.
Để ngăn ngừa các tình huống không an toàn có thể xảy ra, việc các em
trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng về an toàn cá nhân là rất cần thiết.
Sự chăm sóc và đụng chạm của người lớn mang lại cho trẻ cảm giác được
yêu thương. Kẻ xâm hại cũng sử dụng những hình thức này để tiếp cận và
làm mất đi sự cảnh giác của trẻ và gia đình trẻ. Tuy nhiên, trẻ có thể phân
biệt được đụng chạm “an toàn” và “không an toàn” bằng cảm nhận của
chính mình.
Do đó, thầy cô, cha mẹ và người lớn cần bảo vệ trẻ bằng cách cung cấp
cho trẻ thông tin chính xác và rõ ràng về XHTD; giáo dục trẻ cách tự bảo vệ
mình; khuyến khích trẻ kể lại bất cứ sự việc rắc rối nào và trình báo tất cả
các trường hợp nghi ngờ cho những người có trách nhiệm.
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt thông tin và kỹ năng sống an toàn của trẻ em
đã khiến các em trở nên dễ bị thương tổn và dễ dàng bị xâm hại. Nguyên
nhân của những điều này là do người lớn thường ngại đề cập về tình dục với
trẻ và vì vậy, trẻ không có vốn từ để nói về những điều đã và có thể xảy ra.
Chưa kể những thói quen trong giáo dục, trẻ em ít bày tỏ cảm xúc của
mình. Chúng thường được dạy phải nghe lời cha mẹ và kính trọng tất cả
những người lớn tuổi hơn một cách vô điều kiện. Vì vậy, các bậc cha mẹ khó
xây dựng được cho trẻ kỹ năng ra quyết định hay kiên định, làm mất đi các
tín hiệu trực giác, điều mà trẻ cần có để tự bảo vệ mình và hiểu được việc gì

đang diễn ra. Cuối cùng, sự xấu hổ làm các gia đình thường giữ kín chuyện
con em mình bị XHTD.

13


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Để giải quyết hữu hiệu nhất tình trạng này cần thay đổi nhận thức của
cha mẹ: Những câu chuyện ở phần trên là một số trong nhiều hoàn cảnh trẻ
em là nạn nhân của các vụ xâm hại. Nhằm bảo vệ trẻ em và phòng tránh xâm
hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em, thời gian qua, Nhà nước và
các tổ chức quốc tế đã có nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức
cho các em và cha mẹ các em về những nguy cơ và tác hại của tình trạng
xâm hại trẻ em; hỗ trợ, tập huấn cho các cán bộ xã hội và các nhà tham vấn,
các giáo viên, nhà hoạch định chính sách, cán bộ y tế về phòng tránh lạm
dụng trẻ em… Song theo các chuyên gia phương pháp phòng tránh lạm dụng
trẻ em hữu hiệu nhất là nhận thức từ ngay chính cha mẹ các em. Về vấn đề
này, ông Lê Quang Chung - Vụ phó Vụ lao động Việt Nam có ý kiến: Theo
tôi gia đình có trách nhiệm quan trọng trong vấn đề này; trong tổng hoà các
trách nhiệm: Vai trò của dòng tộc, cộng đồng dân cư và đặc biệt là chính
quyền cấp cơ sở trong việc giải quyết vấn đề này…”. Có một câu thành ngữ:
“Trẻ em có tất cả mọi thứ, trừ những thứ mà người lớn đã lấy đi của chúng”.
Những điều mà trẻ em bị lấy đi do hậu quả của sự đói nghèo hoặc không có
khả năng chi trả là có thể biện minh. Nhưng khi các em bị lấy đi sức khoẻ cơ
thể, sức khoẻ tinh thần, sự ngây thơ, lòng tin cậy, niềm hy vọng, tình yêu và
hạnh phúc do bị lạm dụng, điều đó là không thể biện minh. Hệ thống pháp
luật Việt Nam có nhiều quy định cụ thể và chi tiết các biện pháp trừng phạt
nghiêm minh mọi hình thức lạm dụng đối với trẻ em: Luật bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em ngày 16/6/2004 quy định “Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ

em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị
theo quy định của pháp luật”; Luật Hôn nhân và gia đình ngày 9/6/2000
cũng quy định nghiêm cấm bạo lực đối với trẻ em trong gia đình, theo đó,
cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc
phạm con…”. Với các trường hợp phát hiện xâm hại trẻ em dù ở mặt tinh
14


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

thần hay thể chất cũng cần bị xử phạt nghiêm mang tính răn đe. Những
khung hình phạt về loại hình tội phạm này đã được quy định tại nội dung của
bộ luật hình sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể điều 112
quy định về tội hiếp dâm trẻ em như sau:
“Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ
bảy năm đến mười lăm năm”. “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ
13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phật tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm , tù chung thân hoặc tử hình”. “Người phạm tội hiếp
dâm trẻ em còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hàng nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

b. Giải pháp của công tác xã hội:
Đối với vấn đề này người nhân viên phải giải quyết những hậu quả
xấu của hành vi xâm hại đối với trẻ em và những liên quan đến gia đình của
trẻ hiện tại và sau này. Trước tiên người nhân viên phải giúp trẻ đối diện với
vấn đề bị xâm hại. Thông thường sau khi bị xâm hại trẻ thường có những
dấu hiệu của những thương tổn về mặt tâm lý, do vậy nhân viên công tác xã
hội cần tư vấn giúp trẻ sớm trở lại cuộc sống thường ngày. Có rất nhiều cách
trị liệu tuy vậy trị liệu cho trẻ em thì phương pháp thông qua trò chơi vẫn tỏ
ra khá hiệu quả:

Vẽ bằng bút và giấy: Trẻ con thưòng biểu lộ cảm xúc qua các hình ảnh và
cũng nhận định cuộc sống qua các trải nghiệm thị giác. Vì thế vẽ là một cách
tìm hiểu trẻ em rất thông thường. Cách vẽ không cần đẹp hoặc có nghệ thuật
nhưng là một phương tiện để trẻ có thể biểu lộ và phát biểu những suy nghĩ

15


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

và cảm nhận cá nhân. Nhân viên nên có bút màu và giấy vẽ để trẻ có thể lựa
chọn. Nhân viên có thể vẽ chung với trẻ, và bàn về hình vẽ với trẻ. Các hình
vẽ thường biểu hiện những cảm tưởng của trẻ, và nhân viên có thể hỏi làm
sáng tỏ thêm về hình vẽ hoặc một câu chuyện qua hình vẽ. Đây là một dịp để
trẻ có thể bày tỏ và dẫn giải thêm về cách nhìn và cách hiểu về cuộc sống
của trẻ.
Chơi với hình tượng người (như búp bê, lính…) có nhiều loại hình tượng
biểu hiện cho hình tượng người là một phương tiện để tìm hiểu thêm về cách
trẻ nhận định và hiểu về những người chung quanh. Qua cách chơi với các
hình tượng , trẻ có thể biểu lộ những cảm tưởng và mối quan hệ với những
người thân. Đây cũng là một phương tiện để giải thích cho trẻ về các vấn đề
trong sự liên hệ giữa con người.
Qua các trò chơi khác: Tất cả các trò chơi đều có thể là một phương tiện để
tìm hiểu thêm về thế giới nội tâm của trẻ. Cách trẻ chơi có thể cho ta biết
thêm về cách ứng phó với những tình huống căng thẳng, cách liên hệ với
những trẻ khác, cách theo luật lệ, cách chia sẻ, và cách ứng phó với tình
huống khó khăn mới.
Trẻ bị xâm hại nhất là trẻ bị xâm hại tình dục sẽ phải trải qua giai
đoạn khủng hoảng do vậy người nhân viên cần trò chuyện tạo mối quan hệ
cởi mở thân tình với trẻ. Trước tiên người nhân viên không nên nhắc lại sự

việc đã trải qua mà chủ yếu hỏi trẻ những thông tin thông thường như sở
thích và những hoạt động thường ngày. Người nhân viên cũng có thể tham
gia cùng trẻ trong các hoạt động vui chơi hay dã ngoại tạo mối dây liên hệ
thân thiết. Giai đoạn đầu tiếp xúc đòi hỏi người nhân viên cần có sự kiên trì.
Khi đã tạo được mối dây liên hệ thân tình với trẻ lúc đó người nhân vien mới
gợi nhắc lại chuyện đã xảy ra để tìm hiểu cảm xúc hiện tại của trẻ có dám

16


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

đối mặt với vấn đề đó hay không. Tuỳ thuộc vào tình hình mà người nhân
viên nên tiếp tục hay chấm dứt câu chuyện .
Trị liệu gia đình: Có thể giải quyết vấn đề của trẻ thông qua các thành viên
trong gia đình. Theo như lý thuyết trị liệu gia đình thì môi trường gia đình là
môi trường quan trọng nhất đối với trẻ, ở đó trẻ học được những tương tác
đầu tiên, cũng như những quy chuẩn đạo đức được đưa vào một cách tự
nhiên. Vấn đề của trẻ cũng có thể nảy sinh từ chính môi trường gia đình. Do
đó để giải quyết vấn đề của trẻ cần có sự tham gia tích cực của các thành
viên trong gia đình. Đối với hoạt động này, tất cả các thành viên trong gia
đình đều cần tham dự để xác định nguyên nhân dẫn đến những xung đột của
họ và đưa ra các chiến lược phòng chống để giải quyết vấn đề. Trẻ bị xâm
hại về mặt tinh thần mà nguyên nhân trực tiếp là từ gia đình thì bố mẹ cần
nhìn nhận lại vấn đề trong cách đối xử với con cái. Người nhân viên cần chỉ
ra cho họ thấy làm như vậy là đã vi phạm quyền cơ bản của trẻ em. Ngay cả
khi vấn đề của trẻ bị xâm hại tình dục thì sự cố kết của các thành viên trong
gia đình lại càng trở nên quan trọng hơn . Một mặt để bảo vệ trẻ, tránh cho
trẻ những áp lực tâm lý hay những lo sợ nảy sinh từ dư luận của xã hội.
Đồng thời gia đình cùng người nhân viên đề xuất hướng giải quyết vấn đề để

bảo vệ những quuyền lợi chính đáng của trẻ. Đối với những trường hợp
người xâm hại trẻ là một người trong gia đình (cha/ mẹ đẻ, cha dượng, anh/
chị...), khi bị phát hiện thường có những tình cảm rất mạnh mẽ, rất phức tạp
như giận dữ, xấu hổ... Khi gia đình công nhận điều này, ta nên giúp họ biểu
lộ sự quan tâm và hỗ trợ lẫn nhau quan tâm vấn đề, ranh giới để tổ chức lại
nó, vì chính sự không rõ ràng ranh giới đã dẫn đến tình trạng này. Nhân viên
xã hội nên xây dựng mối quan hệ giữa người vợ và người chồng thay vì
người chồng đối với đứa con gái hay người mẹ đối với đứa con khác. Nhân
viên công tác xã hội nên giúp họ cải tiến truyền thông trong gia đình. Nếu có
17


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

thể được, tốt nhất ta nên làm việc với cả gia đình và trong đó giúp cho kẻ vi
phạm được trị liệu tốt. Nhưng điều này không phải luôn luôn dễ dàng. Nếu
làm việc với nạn nhân, giúp trẻ đừng đổ lỗi cho bản thân mình, giúp trẻ nhận
được, ý thức được hay bộc lộ cảm xúc mà trẻ che dấu từ lâu. Có thể sự việc
xảy ra đó là cách của nó tìm ra sự thương yêu, ta có thể giúp nó thoả mãn
nhu cầu của nó bằng nhiều cách khác. Tạo nên sự tin tưởng đối với đứa trẻ
bị xâm hại, đây là việc làm tốt nhưng cần phải có thời gian. Ta nên làm
những việc nhỏ để có sự thành công liền. Trẻ thường khó tin tưởng người lạ,
nên nhân viên công tác xã hội phải luôn kiên nhẫn, phải luôn sẵn sàng hiện
diện khi nó cần. Nhân viên công tác xã hội phải thông tin giáo dục cho cả
cha mẹ và trẻ em, giúp cha mẹ hiểu rằng con họ có quyền của mình. Cha mẹ
nên giúp con biết tránh môi trường nguy hiểm. Giúp cho cha mẹ kĩ năng biết
trao đổi với con để con cũng có thể bộc lộ với họ, giúp cho gia đình đó có
mối quan hệ tương tác.

6. Ứng dụng can thiệp một ca cụ thể:

a. Tình huống: (Tình huống này dựa trên một câu chuyện có thật mà
tôi đọc được trên báo cách đây vài năm).
T.L mới 13 tuổi, học lớp 6 và đang sống cùng với bà nội. Một hôm, trên
đường đi học về, T.L đã bị dụ dỗ bỏ nhà đến làm tại cơ sở may mũ bông vải
của ông Q. Tại đây, em đã phải làm việc đến 11-12 giờ đêm, bị ăn đói, bị
đánh đập mà mỗi tuần chỉ được 1 ngàn đồng. Không những thế, em còn bị
cha con ông Q cưỡng hiếp 5 lần. Tủi nhục, sợ hãi, T.L đã thắt cổ tự tử nhưng
không chết. Sau hơn 4 tháng sống trong địa ngục trần gian nhà ông Q, cuối
cùng, gia đình mới tìm được em và nhờ có công an can thiệp, T.L mới được
trả về gia đình trong tình trạng ốm yếu, ngớ ngẩn phải nằm điều trị tại bệnh

18


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

viện tâm thần. Gia đình em đã nhờ tới sự can thiệp của nhân viên công tác
xã hội.
b. Giải quyết tình huống:
Việc khắc phục và giải quyết trường hợp của em T.L đòi hỏi sự cẩn thận
và khéo léo trong cách ứng xử, tiếp xúc. Quá trình trị liệu có thể được tiến
hành như sau:
Một là tiếp cận thân chủ. Đối với tình huống của bé T.L, việc tiếp cận
của nhân viên công tác xã hội là thông qua gia đình của bé, đầu tiên người
nhân viên công tác xã hội cần tạo được mối quan hệ tốt với bé qua cách nói
chuyện và tiếp xúc với bé. Sự việc xảy ra đã khiến em bị khủng hoảng,
hoang mang, cần khiến cho em cảm thấy nhân viên công tác xã hội là người
thân thiện, cho em cảm giác an toàn khi tiếp xúc. Trước tiên người nhân viên
không nên nhắc lại sự việc đã trải qua mà chủ yếu hỏi em những thông tin
thông thường như sở thích và những hoạt động thường ngày. Người nhân

viên cũng có thể đưa em tham gia vào trong các hoạt động vui chơi hay dã
ngoại tạo mối dây liên hệ thân thiết. Giai đoạn đầu tiếp xúc đòi hỏi người
nhân viên cần có sự kiên trì. Khi đã tạo được mối dây liên hệ thân tình với
em lúc đó người nhân viên mới gợi nhắc lại chuyện đã xảy ra để tìm hiểu
cảm xúc hiện tại của trẻ có dám đối mặt với vấn đề đó hay không. Tuỳ thuộc
vào tình hình mà người nhân viên nên tiếp tục hay chấm dứt câu chuyện.
Hai là nhận diện vấn đề. Sau khi gia đình đưa bé T.L đến với nhân viên
công tác xã hội; qua những thông tin và các xét nghiệm ở bệnh viện, nhân
viên công tác xã hội có thể xác định được vấn đề của em là do bị hành hạ về
thể xác và bị cưỡng bức, dẫn tới sự khủng hoảng về mặt tâm lý.
Ba là thu thập thông tin. Việc thu thập thông tin trong trường hợp em L
được thực hiện qua lời kể của những người thân trong gia đình, qua công an
(những người đã tìm thấy em tại nhà ông Q), thậm chí là qua lời khai của
19


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

cha con ông Q - những kẻ đã có hành vi xâm hại tới em. Đồng thời, nhân
viên công tác xã hội cũng thực hiện trắc nghiệm tâm lý của bé qua việc vẽ
tranh, hoặc viết ra giấy, những sự đụng chạm làm em cảm thấy thoải mái, dễ
chịu, những sự đụng chạm làm em bối rối, và những sự đụng chạm là em
cảm thấy tức giận, sợ hãi. Trong bức tranh của em và qua những lý giải về
bức tranh, nhân viên công tác xã hội xác định được rõ hơn vấn đề L đang
gặp phải. Từ đó, người nhân viên công tác xã hội có thể bắt đầu kế hoạch trị
liệu.
Bốn là chẩn đoán: Sau khi tìm hiểu, xác được nguyên nhân chính
khiến em L trở nên như vậy, xác định em có thể đã mắc chứng rối nhiễu tâm
trí, loạn tâm (nhân cách tan rã, chủ thể mất định hướng, không còn khả năng
cảm nhận thực tế, khép kín, một mình sống trong thế giới riêng của mình...),

cần thiết phải điều trị ngay vì nếu để lâu sẽ dẫn tới tình trạng xấu hơn đối với
tâm lý của em.
Năm là kế hoạch trị liệu. Trong bước này, người nhân viên công tác
xã hội xác định mục tiêu là giúp em L trở lại trạng thái cân bằng về tâm lý.
Việc ổn định về tâm lý sẽ giúp em thoát khỏi trạng thái “ngớ ngẩn”, cũng
như phục hồi về thể lực.
Phương pháp trị liệu được tiến hành đó là thông qua quá trình chăm sóc để
giúp em phục hồi về mặt thể chất, có thể trò chuyện hoặc tiến hành cho em
chơi và cùng chơi với em sẽ kích thích quá trình phục hồi của em nhanh hơn.
Gia đình vẫn là yếu tố quan trọng trong việc giúp đỡ em phục hồi trở lại. Vai
trò của nhân viên công tác xã hội ở đây là điều phối quá trình trị liệu tâm lý,
hướng dẫn cho người thân trong gia đình em cách chăm sóc, nói chuyện với
em.

20


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Sáu là trị liệu. Tiến hành trị liệu theo kế hoạch đã nêu, nhân viên
công tác xã hội cần theo dõi quá trình thực hiện để nắm bắt kết quả đạt được.
Qúa trình này đòi hỏi sự kiên trì của nhân viên công tác xã hội cũng như gia
đình bệnh nhân, quá trình sẽ nhanh chóng hơn nếu như bệnh nhân có biểu
hiện hợp tác khi điều trị.
Bảy là lượng giá. Là quá trình nhân viên công tác xã hội đánh giá
lại kết quả của quá trình điều trị cho em L. Qúa trình trị liệu được coi là
thành công nếu em L có biểu hiện phục hồi cả về mặt thể chất cũng như tinh
thần, ngược lại nếu không thấy có sự tiến triển cần xem xét lại các bước điều
trị.
Nhân viên công tác xã hội chỉ thực sự kết thúc công việc của mình khi em L

phục hồi trở lại cả về mặt tâm lý cũng như thể chất, hoà nhập trở lại với cuộc
sống bình thường, không còn bị ám ảnh về những chuyện đã xảy ra.

III. Kết luận:
Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là thế hệ đầy triển vọng của
nước ta trong mọi lĩnh vực; nhưng đồng thời cũng là đối tượng nhạy cảm và
dễ bị tổn thương nhất. Xã hội càng văn minh thì càng cần có sự chăm sóc ưu
ái về vật chất và tinh thần cho trẻ em, các em càng phải nhận được đầy đủ sự
quan tâm của gia đình, của cộng đồng và của toàn xã hội hơn nữa. Muốn có
một thế hệ tương lai khoẻ mạnh, vững vàng cho các nhiệm vụ xây dựng đất
nước, chính những người lớn hiện nay, những bậc phụ huynh, giáo viên,
nhân viên công tác xã hội, các nhà chức trách cần đặc biệt chú ý chăm sóc,
quan tâm và bảo vệ trẻ. Những hình ảnh này không khỏi khiến người ta cảm
thấy đau lòng, đã đến lúc mỗi người trong chúng ta cần có hành động cụ thể
để bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.

21


CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Công tác xã hội cá nhân ( TS Mai Kim Thanh, 2007 )
2. Nhập môn công tác xã hội ( Th.S Lê Văn Phú, 2007 )
3. Và một số trang web:
wikipedia.
www.laodong.com.vn
www.hn-ams.org/forum.
www.vietbao.vn.
www.dantri.com.



22



×