Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tieu luan Xử lý tình huống giống lúa Bắc thơm kém chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.99 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LỚP BỒI DƯỠNG NGHẠCH CHUYÊN VIÊN K1A-2014

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 KÉM CHẤT LƯỢNG
TRONG VỤ XUÂN 2014 TẠI HUYỆN THANH OAI – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hà
Chức vụ:
Chuyên viên
Đơn vị công tác: Phòng Kinh tế huyện Thanh Oai


Hà Nội, tháng 07 năm 2014


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG:..........................................................................3
1. Hoàn cảnh ra đời:...........................................................................................3
2. Diễn biến tình huống:.....................................................................................6
II – PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:.....................................................................9
1. Mục tiêu phân tích tình huống:......................................................................9
2. Cơ sở lý luận:...............................................................................................10
3. Phân tích diễn biến, nguyên nhân, hậu quả của tình huống:........................10
3.1 Phân tích diễn biến tình huống:..................................................................10
3.2. Nguyên nhân, hậu quả của tình huống:.....................................................13
III- XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:.............................................................................15
1. Mục tiêu xử lý tình huống:...........................................................................15


2. Đề xuất phương án xử lý:.............................................................................15
3. Lựa chọn phương án xử lý và các bước tổ chức thực hiện:.........................17
IV – KIẾN NGHỊ...........................................................................................2119
V – KẾT LUẬN:................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

LỜI NÓI ĐẦU
Thanh Oai là huyện ngoại thành Thủ đô Hà Nội, với diện tích đất tự
nhiên là 12.385,86ha, dân số trên 178 ngàn người, huyện có 20 xã và 01 thị
trấn. Nhân dân trong huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp kết hợp với các
ngành nghề thủ công truyền thống, kinh doanh dịch vụ. Với số lao động trong
độ tuổi là trên 104.000 lao động chiếm 59% dân số, đất sản xuất nông nghiệp
trên 8.000ha; diện tích cấy lúa là 6.664ha và được chia làm 2 vùng rõ rệt đó là
vùng ven sông Nhuệ và vùng ven sông Đáy. Vùng ven sông Đáy là vùng đất cát
pha và đất thịt nhẹ; đây là điều kiện thích hợp cho việc trồng các loại cây rau
màu, cây ăn quả kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vùng ven sông Nhuệ với
nhiều diện tích trũng nên có khả năng kết hợp giữa cấy lúa và nuôi trồng thuỷ
sản, đặc biệt là phát triển các mô hình trang trại lúa – cá – vịt. Phát triển nông
nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
của Huyện, là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong và
ngoài Huyện góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai đã có
nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu ngành nông nghiệp đã chuyển dịch theo
hướng tích cực sản xuất hàng hoá, hiệu quả, bền vững. 6 tháng đầu năm 2014
sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt 21% trong cơ cấu kinh tế, giá trị sản xuất

nông nghiệp đạt 285 tỷ đồng chiếm 20,8% tổng giá trị sản xuất của Huyện. Cơ
cấu cây trồng chuyển dịch mạnh: diện tích lúa hàng hoá, cây ăn quả đặc sản,
nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư được mở rộng. Việc ứng
dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất được coi trọng, trong những năm
gần đây huyện đã đầu tư hỗ trợ các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao
vào sản xuất như giống lúa: Bắc thơm số 7, RVT, N46, HYT100, Nàng xuân…
-1-


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

là những giống lúa có chất lượng gạo ngon, năng suất cao góp phần nâng cao
hiệu quả thu nhập của sản xuất nông nghiệp, đây chính là công tác quản lý và
sử dụng giống cây trồng phù hợp, hiệu quả. Có giống tốt, đúng chủng loại,
năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ cao, giảm được chi phí sản xuất, tăng giá
thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh cao đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngược lại giống kém chất lượng, không đúng chủng loại sẽ làm giảm
năng suất dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí thất thu.
Để chỉ rõ vai trò trong công tác quản lý và sử dụng giống trong định
hướng chiến lược phát triển cây trồng, vật nuôi thời kỳ 2010-2020, Thành uỷ
Hà Nội đã ban hành Chương trình số 02/CTr-TU ngày 31/10/2008 về thực hiện
Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/8/2008 Nghị quyết Hội nghị TW lần thứ 7
của BCH TW Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; ngày
25/02/2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2194/QĐ-TTg về
việc phê duyệt đề án phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật
nuôi và thủy sản đến năm 2020 và Quyết định số 176/QĐ-TTg của thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao đến năm 2020.

Thực hiện Quyết định số 1305/QĐ-UBND ngày 17/3/2011 của UBND
thành phố Hà Nội về việc phê duyệt chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất
lượng cao của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015, UBND huyện Thanh
Oai đã phối hợp với các ngành chức năng của Sở Nông nghiệp &PTNT Hà Nội
thực hiện một số chương trình sản xuất lúa hàng hoá ở một số xã trong Huyện.
Chất lượng giống là yếu tố quan trọng trong phát triển ngành nông nghiệp. Với
vai trò là nhà quản lý trong công tác quản lý và sử dụng giống tôi xin đưa ra
tình huống cần được giải quyết: “ Xử lý tình huống giống lúa Bắc thơm số 7
kém chất lượng trong vụ xuân 2014”.
-2-


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG:
1. Hoàn cảnh ra đời:
Thực hiện Chương trình 02-CTr/TU, ngày 29/8/2011 của Thành uỷ Hà
Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao
đời sống nông dân. Huyện uỷ Thanh Oai đã ban hành Chương trình số 07CTr/HU, ngày 15/11/2011 về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới,
từng bước nâng cao đời sống nông dân huyện giai đoạn 2011-2015, trong đó có
đề ra mục tiêu đến năm 2015 về sản xuất nông nghiệp phấn đấu tăng trưởng
bình quân 3,7%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế phấn đấu đạt 231
triệu đồng/ha. Năng suất lúa bình quân đạt trên 124tạ/ha/năm, cơ cấu giống lúa
hàng hoá chất lượng cao trên 50% diện tích. Để đạt được mục tiêu này, hàng
năm UBND huyện Thanh Oai đã xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp từng
vụ phù hợp với điều kiện canh tác của Huyện và xây dựng cơ cấu giống lúa phù
hợp, tăng dần diện tích lúa hàng hoá. Và để đảm bảo cơ cấu giống lúa đã xây
dựng, UBND huyện hàng năm đều hỗ trợ nông dân 50% giá một số giống lúa

có năng suất, chất lượng cao: Bắc thơm số 7, BC15, Lai Thái xuyên 111, TH3-4,
nếp 97, Thụy hương 308. Đồng thời trong những năm qua Huyện đã phối hợp với
Trung tâm giống cây trồng Hà Nội thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội thực hiện
Chương trình sản xuất lúa hàng hoá.
Vụ xuân năm 2014, Huyện uỷ Thanh Oai đã ban hành Chỉ thị số 59CT/HU, ngày 9/10/2013 về việc tăng cường chỉ đạo công tác chống hạn và sản
xuất vụ xuân năm 2014; UBND huyện xây dựng kế hoạch số 360/KH-UBND,
ngày 11/12/2013 Kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2014 với cơ cấu giống lúa hàng
hoá từ 40-50% diện tích (trong đó giống lúa Bắc thơm số 7 là 30-35% diện tích).
Và thành lập Ban chỉ đạo chống hạn và sản xuất vụ xuân 2014 do đồng chí Chủ
tịch UBND huyện làm Trưởng ban, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện,
đồng chí Trưởng phòng Kinh tế làm Phó ban chỉ đạo. Các uỷ viên là các đồng chí
-3-


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

trong Ban thường vụ Huyện uỷ, Trạm Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm trưởng
Trạm Khuyến nông huyện, Trưởng đài truyền thanh huyện.
Vụ xuân năm 2014 ngoài diện tích lúa hàng hoá huyện triển khai thực hiện
ở một số xã trong huyện như: Bích Hoà, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Thanh Văn,
Phương Trung, Dân Hoà, Cao Dương...Huyện còn phối hợp với Trung tâm giống
cây trồng Hà Nội tiếp tục triển khai chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng
cao với giống lúa Bắc thơm số 7 trên diện tích 500ha (chiếm 7% diện tích cấy lúa
của Huyện) ở 5 xã: Tam Hưng, Bình Minh, Mỹ Hưng, Đỗ Động, TT Kim Bài
(mỗi xã 100ha).
Giống lúa Bắc thơm số 7 là một trong giống lúa hàng hoá có thời gian sinh
trưởng ngắn, chất lượng gạo ngon, có khả năng cấy với diện tích lớn, dễ tiêu thụ,
đem lại hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt là phục vụ nhân dân nội thành Hà Nội, là

giống lúa được gieo trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của huyện.
Căn cứ kế hoạch số 827/KH-PTCT-TT, ngày 31/12/2013 của Trung tâm
giống cây trồng Sở NN&PTNT Hà Nội, kế hoạch cung ứng giống lúa tại các HTX
tham gia Chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao vụ xuân 2014 và biên
bản phối hợp thực hiện chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng năm 2014
giữa Phòng Kinh tế huyện Thanh Oai với Trung tâm phát triển cây trồng Sở
NN&PTNT Hà Nội. Trong nội dung biên bản đã nêu rõ nhiệm vụ của các Sở
ngành thành phố và nhiệm vụ cụ thể của Huyện trong việc thực hiện chương trình:
- Sở NN&PTNT lập Kế hoạch diện tích, cơ cấu, thời vụ đối với từng loại
giống lúa để giao cho từng Quận, Huyện, Thị xã.
- Sở Tài chính xây dựng kế hoạch hỗ trợ, đầu tư tài chính cho các Quận,
Huyện, Thị xã.
- UBND các Quận, huyện, Thị xã thành lập Ban chỉ đạo sản xuất vụ xuân
và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng xã, cử cán bộ phối hợp với Sở NN&PTNT trong
việc chỉ đạo thực hiện Chương trình.
-4-


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

Trong những năm gần đây Thanh Oai đã đưa các giống lúa hàng hoá vào
sản xuất, giống lúa Bắc thơm số 7 trở thành giống chủ lực trong sản xuất của
Huyện, đặc biệt vụ xuân 2014 diện tích giống lúa Bắc thơm số 7 của huyện
tăng 1,5 lần so với vụ xuân 2013.
Các xã cấy nhiều giống lúa Bắc thơm số 7 là: xã Tam Hưng 350ha,
Thanh Văn 300ha, Dân Hoà 165ha, Tân Ước 50ha… Đặc biệt ở một số xã:
Bích Hoà, Bình Minh, Thanh Thuỳ, Kim Thư, Phương Trung đã tập trung chỉ
đạo đưa diện tích lúa Bắc thơm số 7 vào gieo cấy ở cả 2 vụ trong năm có hiệu

quả làm tiền đề cho việc mở rộng diện tích trong những năm sau.
Để chuẩn bị cho công tác cấy xuân đảm bảo đúng thời vụ, ngày
15/01/2014 UBND huyện, BCĐ sản xuất vụ xuân của Huyện tổ chức hội nghị
giao ban phản ánh tiến độ thu hoạch cây vụ đông năm 2013 và công tác chuẩn
bị sản xuất vụ xuân 2014. Chủ trì hội nghị có đồng chí Phó chủ tịch UBND
huyện phụ trách khối nông nghiệp và về dự hội nghị có Lãnh đạo các ngành:
văn phòng HĐND-UBND huyện, Xí nghiệp ĐT&PTTL La Khê; Lãnh đạo và
cán bộ chuyên môn các ngành: Kinh tế, Khuyến nông, Bảo vệ thực vật huyện.
Ở xã, thị trấn có các đồng chí là Chủ tịch (hoặc phó Chủ tịch) UBND, Chủ
nhiệm HTXNN, đồng chí khuyến nông viên.
Tại hội nghị, các xã, thị trấn phản ánh tiến độ thu hoạch cây vụ đông,
tình hình lấy nước làm đất chuẩn bị gieo mạ và công tác chuẩn bị giống cho vụ
xuân 2014. Lần lượt các xã, thị trấn lên báo cáo trước hội nghị về tình hình của
xã mình theo chỉ định của đồng chí Phó Chánh văn phòng HĐND-UBND
huyện – người điều hành hội nghị. Khi đến HTXNN (Hợp tác xã nông nghiệp)
Tam Hưng, đồng chí Kiều Văn Quy – Chủ nhiệm HTXNN lên báo cáo về các
nội dung hội nghị yêu cầu, trước khi ngừng lời đồng chí có kiến nghị: Vừa qua
HTXNN Tam Hưng đã nhận 3.250kg giống lúa Bắc thơm số 7 do Trung tâm
giống cây trồng Hà Nội cung ứng để chuẩn bị cho cấy diện tích 100ha theo
-5-


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

Chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao nhưng qua kiểm tra của
HTX thì tỷ lệ nảy mầm của giống lúa Bắc thơm số 7 là không đạt yêu cầu (có
70%).
Theo ý kiến của đồng chí Chủ nhiệm HTXNN Tam Hưng là chất lượng

giống của Trung tâm giống cây trồng là chưa đảm bảo, UBND huyện cần kiểm
tra và có hướng xử lý.
Với vai trò là nhà quản lý tôi đã cùng một số đồng nghiệp tìm hiểu và
kiểm tra thông tin. Sau đây là những tìm hiều về sự việc và đề xuất cách giải
quyết của tôi.
2. Diễn biến tình huống:
Ngày 10/01/2014 Trung tâm phát triển cây trồng – Sở NN&PTNT Hà
Nội đã giao giống lúa Bắc thơm số 7 cho 5 HTXNN của huyện Thanh Oai
gồm: Tam Hưng, Bình Minh, Mỹ Hưng, Đỗ Động, TT Kim Bài (mỗi xã
3.250kg giống để cấy cho diện tích mỗi xã 100ha) theo Kế hoạch số 827/KHPTCT-TT, ngày 31/12/2013 của Trung tâm phát triển cây trồng – Sở
NN&PTNT Hà Nội để chuẩn bị cho cấy lúa vụ xuân theo Chương trình sản
xuât lúa hàng hoá chất lượng cao mà UBND huyện Thanh Oai đã phối hợp với
Trung tâm phát triển cây trồng – Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức thực hiện.
- Ngày 11/01/2014 đồng chí Kiều Văn Quy – Chủ nhiệm HTXNN Tam
Hưng có giao cho đồng chí Lê Huy Chung – Cán bộ khuyến nông viên lấy
200g thóc giống lúa Bắc thơm số 7 đã nhận của Trung tâm phát triển cây trồng
– Sở NN&PTNT Hà Nội ngày 10/01/2014 để đem thử tỷ lệ nảy mầm trước khi
gieo cấy vụ xuân 2014. Đồng chí Chung – cán bộ khuyến nông viên đã mang
lượng thóc đó đem ngâm ủ trong điều kiện bình thường đảm bảo cho hạt nảy
mầm (có ngâm vào nước ấm sau đó đem ủ). Tuy nhiên sau 03 ngày (đến ngày
14/01/2014) đồng chí Khuyến nông viên của xã Tam Hưng bỏ lượng giống đã
-6-


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

đem ngâm ủ để thử tỷ lệ nảy mầm ra để kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của thóc thì
thấy tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 70%.

- Ngay sau khi kiểm tra đồng chí Khuyến nông viên đã mang mẫu đã thử
tỷ lệ nảy mầm ra để báo cáo đồng chí Chủ nhiệm HTXNN, ở đó có cả 2 đồng
chí Phó chủ nhiệm HTX. Các đồng chí trong Ban quản trị HTXNN Tam Hưng
đã cùng đồng chí Khuyến nông viên của xã một lần nữa kiểm tra lại mẫu thóc
đã kiểm tra. Kết quả đúng như đồng chí Khuyến nông viên đã báo cáo là thóc
giống chỉ nảy mầm đạt 70%. Ban quản trị HTXNN Tam Hưng cho rằng so với
yêu cầu thì lượng thóc giống này không đảm bảo chất lượng.
- Ngày 15/01/2014 tại hội nghị giao ban phản ánh tình hình thu hoạch
cây vụ đông năm 2014 và công tác chuẩn bị sản xuất vụ xuân năm 2014 do
UBND huyện tổ chức, tại đây đồng chí Kiều Văn Quy – Chủ nhiệm HTXNN
Tam Hưng đã trình bày về kết quả mà HTXNN Tam Hưng đã làm kiểm tra tỷ lệ
nảy mầm của giống lúa Bắc thơm số 7 để đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện
phụ trách khối nông nghiệp - Chủ trì hội nghị cùng Lãnh đạo các ngành, các xã,
thị trấn lắm bắt được tình hình.
- Tại hội nghị giao ban, sau khi nghe đồng chí Chủ nhiệm HTXNN Tam
Hưng báo cáo sự việc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện đã giao cho Phòng
Kinh tế chủ trì phối hợp với các ngành liên quan liên hệ với Trung tâm phát
triển cây trồng Hà Nội kiểm tra tình hình thực tế chất lượng giống lúa Bắc
thơm số 7 do Trung tâm phát triển cây trồng đã cung ứng.
- Ngay sau buổi giao ban Phòng Kinh tế đã liên hệ với Trung tâm phát
triển cây trồng Hà Nội để cùng kiểm tra lại giống lúa Bắc thơm số 7 tại xã Tam
Hưng. Vào chiều ngày 15/01/2014, cán bộ chuyên môn Phòng Kinh tế phối hợp
với cán bộ chuyên môn Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV của Huyện cùng với
Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội về HTXNN Tam Hưng kiểm tra lại chất
-7-


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================


lượng giống lúa Bắc thơm số 7 do Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã
cung ứng. Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu thóc giống Bắc thơm số 7 của xã Tam
Hưng và một mẫu thóc giống Bắc thơm số 7 do Công ty giống cây trồng Thái
Bình cung ứng (các xã đăng ký mua qua Trạm Khuyến nông và Phòng Kinh tế
huyện).
- Tại 4 xã còn lại: Bình Minh, Đỗ Động, Mỹ Hưng và TT Kim Bài với
lượng giống lúa Bắc thơm số 7 cũng do Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội
cung ứng cùng trong Chương trình sản xuất lúa hàng hoá vụ xuân 2014 của
huyện Thanh Oai cũng được tiến hành kiểm tra.
- Sau khi mang mẫu về làm thử nghiệm đến ngày 18/01/2014 đoàn kiểm
tra đưa ra kết luận: Tất cả các mẫu thóc mang về thử nghiệm (một mẫu của
Công ty giống cây trồng Thái Bình cung ứng và 5 mẫu giống Bắc thơm số 7 do
Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội cung ứng) cùng trong điều kiện ngâm ủ
như nhau nhưng thóc giống do Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội cung ứng
tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 70% đúng như HTXNN Tam Hưng đã thử nghiệm và báo
cáo; mẫu thóc giống còn lại (giống lúa Bắc thơm số 7 do Công ty giống cây
trồng Thái Bình cung ứng) thì tỷ lệ nảy mầm đạt trên 96%.
Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng hạt giống
QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT do Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản
phẩm cây trồng và phân bón quốc gia biên soạn, Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 54/2011/TTBNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2011 quy định: Đối vợi hạt giống lúa nguyên
chủng thì tỷ lệ nẩy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn 80%.
Vậy căn cứ quy định trên đoàn kiểm tra của Huyện kết luận chất lượng
thóc giống lúa Bắc thơm số 7 mà Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã
cung ứng cho huyện Thanh Oai để triển khai thực hiện Chương trình lúa hàng
hoá vụ xuân 2014 là không đảm bảo yêu cầu; đề nghị Trung tâm phát triển cây
-8-



Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

trồng Hà Nội phối hợp với huyện Thanh Oai tìm cách tháo gỡ vấn đề để kịp
thời triển khai sản xuất vụ xuân 2014 và không gây hoang mang cho nông dân.
II – PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:
1. Mục tiêu phân tích tình huống:
Mục tiêu của tình huống là giải quyết tình huống theo hướng bảo vệ
quyền và lợi ích cho người nông dân theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng hạt giống QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT do Trung
tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia biên
soạn, Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành tại Thông tư số 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2011, qua
đây nhấn mạnh công tác quản lý và sử dụng giống phải đảm bảo chất lượng,
đúng quy định, quy chuẩn không làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp
cũng như lợi ích của nông dân.
Một số vấn đề đặt ra trong tình huống cần được giải quyết kịp thời đó là:
- Dừng ngay việc sử dụng lô giống trên vào sản xuất vụ xuân 2014.
- Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ xuân hoàn thành theo kế hoạch và trong
khung thời vụ tốt nhất.
- Không gây tổn hại đến uy tín của đơn vị cung ứng giống cũng như lợi
ích của nông dân.
- Làm rõ trách nhiệm các đơn vị, cá nhân và tăng cường pháp chế trong
lĩnh vực quản lý và sử dụng giống cây trồng.
- Ổn định lòng dân, không để mất phong trào, ủng cố lòng tin của nhân
dân với các cấp lãnh đạo.
- Bằng mọi giá huyện Thanh Oai phải đưa 50% diện tích giống lúa hàng
hoá vào sản xuất tại vụ xuân 2014 theo như kế hoạch của UBND huyện đã xây
dựng.

-9-


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

2. Cơ sở lý luận:
Để xử lý đúng sự việc tình huống cần tiến hành xác minh thông tin đưa
ra có đúng như vậy không? Và tỷ lệ nảy mầm của thóc giống thấp (70%) là có
đảm bảo yêu cầu theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
hạt giống QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT và Pháp lệnh giống cây trồng hay
chưa? Quyền lợi của người nông dân cũng như trách nhiệm của các đơn vị, cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc quản lý và sử dụng giống cây
trồng như:
- Việc ngâm ủ thử tỷ lệ nảy mầm của thóc giống đã được tiến hành đúng
theo hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn hay chưa?
- Về góc độ quản lý nhà nước, sự việc xảy ra từ ngày 14/01/2014 mà
HTXNN Tam Hưng đến ngày 15/01/2014 mới báo cáo qua hội nghị giao ban là
đúng hay sai?
- Việc cung ứng giống không đảm bảo chất lượng của Trung tâm giống
cây trồng Hà Nội đã vi phạm điều khoản nào trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về chất lượng hạt giống QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT và Pháp lệnh giống
cây trồng và quy định trong văn bản phối hợp thực hiện Chương trình sản xuất
lúa hàng hoá giữa UBND huyện Thanh Oai và Trung tâm phát triển cây trồng –
Sở NN&PTNT Hà Nội.
Với quan điểm khách quan, dựa vào quy định của pháp luật để phân tích
diễn biến, nguyên nhân, hậu quả của tình huống.
3. Phân tích diễn biến, nguyên nhân, hậu quả của tình huống:
3.1 Phân tích diễn biến tình huống:

Sau khi HTXNN Tam Hưng báo cáo sự việc về chất lượng giống lúa Bắc
thơm số 7 tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 70%, ngay chiều ngày 15/01/2014 UBND
huyện đã giao cho các ngành chuyên môn: Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông,
Trạm Bảo vệ thực vật phối hợp ngay với Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội
- 10 -


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

về làm việc trực tiếp tại xã Tam Hưng. Sau khi kiểm tra thử tỷ lệ nảy mầm của
giống lúa thấy tỷ lệ nảy mầm thấp mà thời vụ gieo mạ vụ xuân 2014 đã đến nên
sự việc đã khiến Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp xã Tam Hưng lo lắng sẽ ảnh
hưởng đến kế hoạch sản xuất của xã, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. Đây
chính là nguyên nhân đồng chí Chủ nhiệm HTXNN Tam Hưng đã phản ánh sự
việc tại hội nghị có tất cả Lãnh đạo UBND huyện, Lãnh đạo các ngành chuyên
môn và Lãnh đạo các xã, thị trấn trong toàn huyện.
Trước hết, khẳng định việc HTXNN Tam Hưng cho rằng tỷ lệ nảy mầm
của thóc giống lúa Bắc thơm số 7 đạt 70% không đảm bảo chất lượng là việc
làm đúng theo nội dung quy định trong “Biên bản phối hợp thực hiện chương
trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng năm 2014” giữa Trung tâm giống cây
trồng Hà Nội với Phòng Kinh tế huyện Thanh Oai và 5 HTXNN có tham gia
Chương trình sản xuất lúa hàng hoá vụ xuân năm 2014 (HTXNN: Tam Hưng,
Đỗ Động, TT Kim Bài, Bình Minh và Mỹ Hưng). Trong nội dung biên bản có
nêu nếu chất lượng giống không đảm bảo theo quy định thì các HTXNN phải
kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để phối hợp xử lý. Và quy định về chất
lượng hạt giống lúa được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng hạt giống QCVN 01-54: 2011/BNNPTNT do Trung tâm khảo kiểm
nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia biên soạn, Cục Trồng

trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư
số 45/2011/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2011 quy định: Đối vợi hạt
giống lúa nguyên chủng thì tỷ lệ nẩy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn 80%.
Việc cung ứng giống lúa không đảm bảo chất lượng của Trung tâm phát
triển cây trồng Hà Nội đã vi phạm khoản 1 Điều 9 về những hành vi nghiêm
cấm: “Kinh doanh giống giả, giống cây trồng không bảo đảm tiêu chuẩn
chất lượng”.trong Pháp Lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11,
ngày 24/03/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI ban hành. Và vi
- 11 -


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

phạm mục 2.2. Các chỉ tiêu chất lượng giống lúa – Phần II : QUY ĐỊNH
KỸ THUẬT trong QCVN 01–54 : 2011/BNNPTNT quy định: Đối vợi hạt
giống lúa nguyên chủng thì tỷ lệ nẩy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn 80%.
HTXNN Tam Hưng có kết quả thử nghiệm về tỷ lệ nảy mầm của thóc
giống lúa Bắc thơm số 7 từ ngày 14/01/2014 nhưng đến ngày 15/01/2014 mới
báo cáo tại Hội nghị giao ban của Huyện là chưa kịp thời. Trong “Biên bản
phối hợp thực hiện chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng năm
2014” giữa Trung tâm giống cây trồng Hà Nội với Phòng Kinh tế huyện Thanh
Oai và 5 HTXNN có tham gia Chương trình sản xuất lúa hàng hoá vụ xuân
năm 2014 có nêu nếu chất lượng giống không đảm bảo theo quy định thì các
HTXNN phải kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để phối hợp xử lý. Khi sự
việc xảy ra đáng ra HTXNN Tam Hưng phải báo cáo ngay với các cơ quan
chức năng của Huyện (Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông huyện, UBND
huyện) để phối hợp xử lý ngay từ ngày 14/01/2014 vì thời vụ gieo mạ vụ xuân
đã đến (thời vụ gieo mạ của Huyện đã được xây dựng trong Kế hoạch sản xuất

vụ xuân năm 2014 ngày 11/12/2013 là lịch gieo mạ từ ngày 20-29/01/2014). Và
hiện tại lượng thóc giống đã được giao cho nông dân để ngâm ủ đem gieo nên
sự việc xảy ra cần báo cáo càng sớm càng tốt để có phương án xử lý kịp thời.
Việc đoàn kiểm tra của Huyện đã thông báo với các xã có tham gia
Chương trình sản xuất lúa hàng hoá vụ xuân 2014, gồm 5 xã: Tam Hưng, Đỗ
Động, TT Kim Bài, Mỹ Hưng và Bình Minh dừng ngay việc sử dụng giống lúa
Bắc thơm số 7 do Trung tâm giống cây trồng Hà Nội cung ứng và cho thu hồi
lại là việc làm đúng trong công tác quản lý Nhà nước.
Đoàn kiểm tra xác minh lại các bước tiến hành thử tỷ lệ nảy mầm của
HTXNN Tam Hưng xem đã làm đúng quy trình, đúng kỹ thuật ngâm ngủ như
trong hướng dẫn kỹ thuật ngâm ủ thóc giống Bắc thơm số 7 có trong bao bì
thóc giống và Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất vụ xuân số 05/HD-KT ngày
- 12 -


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

26/12/2013 của Phòng Kinh tế đã hướng dẫn chưa là việc làm đúng và kịp thời
đối với cơ quan quản lý nhà nước.
Song song với việc kiểm tra toàn bộ lượng giống Bắc thơm số 7 đã phát
cho nông dân và kịp thời cho thu hồi lại toàn bộ số giống trên thì đoàn kiểm tra
đã tổ chức họp với Ban chỉ đạo sản xuất và các hộ nông dân có tham gia
Chương trình sản xuất lúa hàng hoá của Huyện đã phối hợp với Trung tâm
giống cây trồng Hà Nội để làm yên lòng dân và tìm ra hướng giải quyết hợp lý,
hiệu quả nhất.
3.2. Nguyên nhân, hậu quả của tình huống:

3.2.1. Nguyên nhân:

a. Nguyên nhân khách quan:
- Do thời gian bảo quản lúa giống từ vụ mùa đến khi sản xuất vụ xuân là
tương đối dài nên trong quá trình bảo quản điều kiện kho bảo quản chưa chuẩn
tạo điều kiện cho thóc giống đã hút ẩm trở lại. Vì vậy đã không đảm bảo được
độ khô cho phép dẫn đến tỷ lệ nảy mầm của thóc giống lúa Bắc thơm số 7
không đạt tỷ lệ cho phép.
- Do những năm gần đây sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư
theo hướng sản xuất lúa hàng hóa, hiệu quả, bền vững nên nhu cầu về hạt giống
lúa hàng hóa ngày càng cao, trong khoảng khung thời vụ nhất định Trung tâm
phát triển cây trồng phải cung ứng giống cho nhiều địa phương nên không
tránh khỏi sai sót về kỹ thuật.
- Đây là mùa vụ giống lúa Bắc thơm được đưa vào sản xuất trên địa bàn
huyện với diện rộng hơn các năm trước, do vậy trong công tác chỉ đạo điều
hành của các cơ quan chức năng và các HTXNN còn nhiều bỡ ngỡ.
b. Nguyên nhân chủ quan:

- 13 -


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

- Về phía Trung tâm phát triển cây trồng đã không giám sát chặt chẽ đầu
vào, trách nhiệm chưa cao, còn chạy theo lợi nhuận.
- Về phía các cơ quan quản lý nhà nước của Huyện (Phòng Kinh tế,
Trạm Khuyến nông) đã chủ quan, chưa làm hết trách nhiệm trong khâu quản lý
chất lượng giống. Về nguyên tắc các cơ quan chức năng của Huyện phải có
trách nhiệm kiểm tra hạt giống, thử tỷ lệ nảy mầm của hạt giống trước khi giao
xuống các xã, thị trấn.

Trong tình huống này còn có nguyên nhân nữa là kế hoạch thực hiện
Chương trình sản xuất lúa hàng hóa vụ xuân 2014 giữa Sở NN&PTNT với
huyện Thanh Oai được thống nhất trong tháng 12/2013, vậy nên tính kế hoạch
chưa cao. Nếu kế hoạch được thống nhất sớm hơn thì Trung tâm phát triển cây
trồng cũng thuận lợi trong việc chuẩn bị và lựa chọn nguồn giống đầu vào được
kỹ càng hơn, đảm bảo hơn.
3.2.1. Hậu quả:
Trong buổi làm việc giữa Ban chỉ đạo sản xuất vụ xuân của Huyện do
đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối nông nghiệp làm chủ trì
với Trung tâm phát triển cây trồng sau khi đã kiểm tra toàn bộ lô giống do
Trung tâm giống cây trồng cung ứng, hai bên đã thống nhất và sơ bộ đánh giá
mức thiệt hại như sau:
- Lượng thóc giống Bắc thơm số 7 được cấp nông dân đã đem ngâm ủ là
80% = 13.000kg, giá giống là 22.000đ/kg. Lượng giống mất đi quy thành tiền
là 286.000.000 đồng.
- Công thu gom và vận chuyển lượng giống còn lại 3.250kg về Trung
tâm: 300.000đ/1tấn = 975.000 đồng.
Tổng thiệt hại về vật chất là 286.975.000 đồng.
(Hai trăm tám mươi sáu triệu chín trăm bẩy mươi lăm nghìn đồng chẵn).

- 14 -


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

Tất cả những thiệt hại về vật chất nói trên đều có thể khắc phục, nhưng
điều quan trọng là thiệt hại về uy tín của các cơ quan nhà nước và uy tín của
cán bộ với nhân dân, làm ảnh hưởng tới phong trào sản xuất lúa hàng hóa

không những của vụ xuân 2014 mà còn có thể ảnh hưởng tới cả vụ sau, các
năm sau, gây dư luận không tốt trong nhân dân.
III- XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
1. Mục tiêu xử lý tình huống:
- Dừng ngay việc sử dụng lô giống trên vào sản xuất vụ xuân 2014.
- Tiếp tục chỉ đạo sản xuất vụ xuân hoàn thành theo kế hoạch và trong
khung thời vụ tốt nhất.
- Không gây tổn hại đến uy tín của đơn vị cung ứng giống cũng như lợi
ích của nông dân.
- Làm rõ trách nhiệm các đơn vị, cá nhân và tăng cường pháp chế trong
lĩnh vực quản lý và sử dụng giống cây trồng.
- Ổn định lòng dân, không để mất phong trào, ủng cố lòng tin của nhân
dân với các cấp lãnh đạo.
- Bằng mọi giá huyện Thanh Oai phải đưa 50% diện tích giống lúa hàng
hoá vào sản xuất tại vụ xuân 2014 theo như kế hoạch của UBND huyện đã xây
dựng.
2. Đề xuất phương án xử lý:
Từ phân tích diễn biến thực tế sự việc nêu trên, tôi xin đề xuất 3 phương
án giải quyết như sau:
* Phương án 1:
Thanh lý hợp đồng đã ký với Trung tâm phát triển cây trồng, nghĩa là
Trung tâm phát triển cây trồng ngừng cung ứng giống lúa Bắc thơm số 7 cho
- 15 -


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

huyện Thanh Oai và cũng là chấm dứt việc thực hiện Chương trình sản xuất lúa

hàng hóa với huyện Thanh Oai trong vụ xuân 2014.
- Ưu điểm của Phương án 1:
Phần nào làm yên lòng dân.
- Nhược điểm của Phương án 1:
Thời vụ gieo mạ để chuẩn bị cho cấy vụ xuân đã đến sẽ khó khăn cho
Huyện để chuẩn bị một lượng giống lớn khác thay thế vào lượng giống đã hủy
bỏ và thu hồi lại do không đảm bảo chất lượng như đã nêu trên và cũng làm
ảnh hưởng đến uy tín của Trung tâm phát triển cây trồng.
* Phương án 2:
Huyện sẽ ký một hợp đồng khác với Trung tâm phát triển cây trồng để
cung ứng một loại giống lúa hàng hóa khác thay thế giống lúa Bắc thơm số 7
để đảm bảo về thời vụ và cũng là một trong những giống lúa hàng hóa có năng
suất và chất lượng cao như: N46, Hương thơm… Và trong hợp đồng thêm một
điều khoản với bên phía Trung tâm phát triển cây trồng là nếu chất lượng giống
ảnh hưởng đến năng suất lúa thì Trung tâm phải hỗ trợ nông dân về năng suất
bằng năng suất trung bình của các giống lúa hàng hóa trong vụ xuân 2014.
- Ưu điểm của Phương án:
Đảm bảo được lợi ích hài hòa của các bên (Nhà cung ứng giống, nhà
quản lý và người nông dân). Tạo được lòng tin trong nhân dân đối với nhà quản
lý.
- Nhược điểm:
Chưa thể hiện được chế tài mạnh trong công tác quản lý chất lượng
giống đối với các nhà kinh doanh.
- 16 -


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================


* Phương án 3:
Các xã, thị trấn tuyên truyền, phổ biến để nông dân tự chủ động nguồn
giống để gieo cấy trong vụ xuân 2014, UBND huyện sẽ hỗ trợ 50% giá giống
lúa.
- Ưu điểm của Phương án 3:
Phát huy được sức dân trong tình hình thời vụ gấp rút để kịp thời cho sản
xuất vụ xuân.
- Nhược điểm của Phương án 3:
Làm mất lòng tin của nhân dân vào Cán bộ, các Công ty giống cây trồng
và giảm uy tín của các nhà quản lý.
Trong tình hình gấp rút để nhân dân tự lo giống là rất khó khăn và không
thể thực hiện được vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung một loại giống cũng
như không hoàn thành được kế hoạch sản xuất vụ xuân của Huyện đã xây
dựng.
Qua phân tích tình hình thực tế cho thấy Phương án 2 là phương án tối
ưu nhất vừa giải quyết được giống cho nông dân kịp thời đưa vào sản xuất vụ
xuân 2014, nông dân cũng yên tâm không sợ ảnh hưởng đến năng suất. Đồng
thời đảm bảo được kế hoạch 50% diện tích lúa hàng hóa được đưa vào sản xuất
vụ xuân 2014 của huyện Thanh Oai đã xây dựng và cũng là giữ được uy tín cho
đơn vị kinh doanh giống cây trồng.
3. Lựa chọn phương án xử lý và các bước tổ chức thực hiện:
Từ những nhận định trên và ở góc độ là những nhà quản lý tôi lựa chọn
Phương án 2, vì đây là Phương án đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên:
Nhà quản lý, nhà kinh doanh và nông dân. Phương án này được tổ chức thực
hiện như sau:
- 17 -


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014

=======================================================

- UBND huyện tổ chức triệu tập tất cả Ban chỉ đạo sản xuất và các hộ
nông dân tham gia Chương trình sản xuất lúa hàng hoá vụ xuân năm 2014. Đại
diện đoàn kiểm tra của Huyện trình bày kết quả kiểm tra chất lượng lô giống
lúa Bắc thơm số 7 tại 5 xã thực hiện chương trình sản xuất lúa hàng hoá do
Trung tâm phát triển cây trồng cung ứng.
Đại diện Lãnh đạo Trung tâm phát triển cây trồng công khai xin lỗi
Huyện và BCĐ các xã, thị trấn cùng tất cả nông dân tham gia chương trình sản
xuất lúa hàng hoá về chất lượng giống lúa do Trung tâm cung ứng đã không
được đảm bảo về chất lượng là do sơ xuất về kỹ thuật bảo quản giống chứ
không phải do Trung tâm cố ý chạy theo lợi nhuận kinh doanh.
- Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện thay mặt Ban chỉ đạo sản xuất
của Huyện cũng đã nhận sai xót của các cơ quan quản lý nhà nước trong thời
gian qua đã chưa quản lý chặt chẽ việc đưa giống vào sản xuất. Đồng thời đưa
ra phương án giải quyết tiếp theo để Ban chỉ đạo sản xuất các xã, thị trấn cùng
tất cả nông dân nắm bắt được và đã nhận được sự đồng thuận của các bên tham
gia.
- UBND huyện giao cho Trung tâm phát triển cây trồng có trách nhiệm
cung ứng giống lúa N46 để thay thế cho giống lúa Bắc thơm số 7 ngay trong
ngày 20/01/2014 để nông dân kịp thời ngâm ủ và triển khai gieo mạ xuân 2014
đảm bảo thời vụ. Trước toàn thể BCĐ sản xuất của Huyện, BCĐ sản xuất các
xã, thị trấn và nông dân tham gia chương trình sản xuất lúa hàng hoá, phía
Trung tâm phát triển cây trồng cũng đã cam kết về chất lượng giống lúa và tăng
cường giám sát trong quá trình sản xuất nếu chất lượng giống có ảnh hưởng
đến năng suất lúa của nông dân thì Trung tâm sẽ hỗ trợ nông dân để không để
nông dân thiệt thòi.
- Sau khi Trung tâm phát triển cây trồng cung ứng giống lúa N46, các cơ
quan quản lý nhà nước cùng với Trung tâm đã tăng cường giám sát, kiểm tra,
hướng dẫn nông dân trong suốt quá trình thực hiện sản xuất vụ xuân 2014.

- 18 -


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

Kết quả sản xuất vụ xuân 2014 đã giành thắng lợi, kế hoạch sản xuất vụ
xuân 2014 của Huyện hoàn thành 50% diện tích lúa hàng hoá được đưa vào sản
xuất kịp thời vụ, năng suất lúa N46 cũng đã đạt 61tạ/ha, nông dân phấn khởi vì
lúa xuân được mùa, ít sâu bệnh.
Thông qua giải quyết sự việc này đã nâng cao được vai trò quản lý của
các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý và sử dụng giống cây
trồng, đảm bảo được uy tín của cán bộ với nhân dân. Nâng cao ý thức trách
nhiệm của các đơn vị kinh doanh trong việc đảm bảo chất lượng hạt giống khi
đưa vào sản xuất. Đồng thời thấy được sự quyết tâm của cơ quan nhà nước
trong việc lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng
hoá, hiệu quả, bền vững góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập
cho người nông dân theo Chương trình số 02-CTr/TU, ngày 29/8/2011 của
Thành uỷ Hà Nội về “phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng
bước nâng cao đời sống nông dân”.
IV – KIẾN NGHỊ:
* Với UBND thành phố Hà Nội:
Củng cố và hoàn thiện các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trong
Thành phố. Mở rộng quy mô các trại giống lúa: Thường Tín, Tích Giang, Công
ty giống cây trồng Hà Nội… để đáp ứng nhu cầu của nông dân hiện nay bởi vì
lâu nay người dân đã hình thành tập quán, thói quen mua giống để sản xuất mà
không tự để giống như trước đây.
* Với Trung tâm phát triển cây trồng:
Là đơn vị kinh doanh dịch vụ giống cần có đầu tư ban đầu về cơ sở vật

chất kỹ thuật để đảm bảo chất lượng giống như: Công nghệ liên hoàn, sấy, sàng
lọc, đóng bao, bảo quản như mô hình của Công ty giống Thái Bình.
- 19 -


Trng TCB Lờ Hng Phong
Nguyn Th H - Lp CVK1A2014
=======================================================

Nõng cao vai trũ, trỏch nhim ca cỏn b k thut trong cụng tỏc kim
tra, giỏm sỏt cht lng ging trc khi giao cho nụng dõn.
* Vi UBND huyn Thanh Oai:
- Ph bin rng rói cỏc vn bn phỏp quy v cụng tỏc qun lý v s dng
ging cõy trng cỏc cỏn b, nhõn dõn u nm bt c v thc hin.
- Cụng tỏc qun lý nh nc trong qun lý v s dng ging cn c
thc hin thng xuyờn, liờn tc v cht ch hn.
- Vn ng, tuyờn truyn, ph bin v li ớch v kinh t ca vic sn xut
lỳa ging nhõn dõn giỳp nụng dõn ch ng v ging trong sn xut v cng
mang li hiu qu kinh t cao hn.
* i vi HTXNN Tam Hng:
Trong quỏ trỡnh thc hin nhim v cn phi hp cht ch hn na vi
cỏc c quan qun lý nh nc, nht l khi cú s vic xy ra (nh tỡnh hung
nờu trờn) cn bỏo cỏo ngay vi c quan qun lý nh nc kp thi x lý,
sm lm yờn lũng ngi dõn.
Qua tình huống kể trên, để công tác sản xuất và cung
ứng giống trong Thành phố đợc tốt hơn, tôi xin có những kiến
nghị sau:
- Củng cố và hoàn thiện các cơ sở sản xuất giống cây
trồng, vật nuôi trong Thành phố. Mở rộng quy mô các trại giống
lúa Thờng Tín, Tích Giang, Công ty giống cây trồng Hà Nội...

để đáp ứng nhu cầu của nông dân hiện nay bởi vì

ngời

dân lâu nay đã hình thành tập quán mua giống mà không tự
để giống. Các trại giống, vật nuôi cần đợc đầu t quy mô, tiến
tới đạt tiêu chuẩn sản xuất giống gốc nh : trại giống lợn Phú
Lãm, Thanh Hng, trại gia cầm Lơng Mỹ

- 20 -


Trng TCB Lờ Hng Phong
Nguyn Th H - Lp CVK1A2014
=======================================================

- Vận động, tuyên truyền, phổ biến lợi ích và kinh tế của
việc sản xuất giống lúa nhân dân vụ xuân để làm giống cho
vụ mùa giúp cho nông dân chủ động về giống và cũng mang
lại hiệu quả kinh tế cao.
- Các đơn vị kinh doanh dịch vụ giống cần có cơ chế hỗ
trợ ban đầu về cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo chất lợng
giống nh: Công nghệ liên hoàn, sấy, sàng lọc, đóng bao nh mô
hình của Tỉnh Thái Bình.
- Các văn bản pháp quy về công tác giống ngành chức
năng cần đợc phổ biến rộng rãi.
- Công tác quản lý và giám sát hoạt động trong lĩnh vực
giống cần tiến hành thờng xuyên, liên tục và chặt chẽ hơn.
V KT LUN:
Qua vic x lý tỡnh hung s vic nờu trờn cho thy vic qun lý cht

ch cht lng ging l vic lm cn thit i vi cỏc c quan qun lý nh
nc v vic phi hp thc hin gia cỏc cp, cỏc ngnh vi ngi nụng dõn
c hi ho, hp lý em li li ớch chớnh ỏng cho cỏc bờn s to c s
ng thun cao gia nh qun lý, nh kinh doanh v ngi nụng dõn.
i tng trc tip chu hu qu trong tỡnh hung ny l ngi nụng dõn
vỡ vy trong quỏ trỡnh gii quyt s vic phi m bo quyn li ca ngi
nụng dõn l trờn ht nhng vn phi m bo theo ỳng quy trỡnh, nguyờn tc
v phự hp vi cỏc vn bn phỏp lut quy nh.
Trong tỡnh hỡnh nc ta hin nay, cụng tỏc qun lý nh nc luụn l
nhim v trng v liờn tc tt c cỏc lnh vc i sng xó hi. Phỏp lut cú
c thc thi, phỏp ch cú nghiờm minh, mt mt l nõng cao nhn thc ca
cụng dõn, mt khỏc nõng cao trỏch nhim ca c quan qun lý nh nc.
- 21 -


Trường ĐTCB Lê Hồng Phong
Nguyễn Thị Hà - Lớp CVK1A2014
=======================================================

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công tác quản lý và sử
dụng giống đứng trước những thách thức của cơ chế thị trường, sản phẩm nông
nghiệp là hàng hoá có đủ sức cạnh tranh hay không, vấn đề giống cây trồng, vật
nuôi đóng vai trò quyết định. Để công tác quản lý chất lượng giống được chặt
chẽ Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh giống cây trồng và quy chuẩn các loại hạt
giống cây trồng để các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh doanh và người dân
nắm bắt và thực hiện. Trên cơ sở các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và
nhân dân nhiều địa phương đã thực hiện tốt, bên cạnh đó vẫn còn có những địa
phương, doanh nghiệp thực hiện chưa tốt. Nguyên nhân là do nhận thức về
công tác giống chưa đầy đủ, đúng mức, còn chạy theo lợi nhuận trước mắt và
một phần cũng do điều kiện kinh tế xã hội còn hạn chế nên việc đầu tư những

khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, bảo quản giống còn chưa đáp ứng
được thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Vì vậy mỗi cá nhân, mỗi đơn vị đều thực hiện tốt quy định của nhà nước
về giống cây trồng và thực hiện với tinh thần, trách nhiệm cao sẽ tạo ra được
những giống cây trồng tốt đáp ứng được nhu cầu sản xuất hiện đại, nâng cao
thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân.
Trên đây là bài tiểu luận về lĩnh vực quản lý nhà nước. Qua lớp bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, chương trình chuyên viên; Tôi đã được các
thầy, cô giáo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tận tình giảng dạy giúp tôi
nhận được những kiến thức quý báu khi bắt đầu bước vào cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên trong một thời gian ngắn, bản thân không tránh khỏi những thiếu xót
và nhận thức cũng chưa được đầy đủ. Qua bài viết tiểu luận này Tôi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và bạn bè để bài tiểu luận được
hoàn thiện hơn cũng như bản thân được học hỏi thêm những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Oai, ngày 20 tháng 7 năm 2014
- 22 -


×