Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 0 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
--------

PHAN THỊ HUỆ

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG
THỰC NGHIỆM PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC
CHO HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
--------

PHAN THỊ HUỆ

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG
THỰC NGHIỆM PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC
CHO HỌC SINH

Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số

: 8 14 01 11



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ THỊ THÚY HẰNG

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu đƣợc trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả
nghiên cứu này không trùng với các công trình đã đƣợc công bố trƣớc đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Xuân Hòa, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Phan Thị Huệ


LỜI CẢM ƠN
Tôi đã hoàn thành xong luận văn thạc sĩ sau một thời gian nghiên cứu và
thực hiện với đề tài : “Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm
phần hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học
cho học sinh”. Tôi chân thành gửi lời cảm ơn của đến:
- PGS. TS. Đỗ Thị Thúy Hằng đã hướng dẫn tôi tận tình, tỉ mỉ để tôi thực hiện
đề tài này.
- Tập thể thầy cô giáo khoa Hóa, các cán bộ công nhân viên phòng sau đại
học đã tận tình giúp đỡ tôi được học tập, hoàn thành khóa học.
- Tập thể các thầy cô giáo và các em học sinh của trường THPT Lê Xoay,
trường THPT Đội Cấn, trường THPT Đồng Đậu và trường THPT Yên Lạc 1 tỉnh

Vĩnh Phúc đã hợp tác rất tốt với tôi giúp tôi hoàn thành đề tài.
- Gia đình, bạn bè đã tiếp sức, động viên tôi suốt thời gian qua.
Tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Phan Thị Huệ


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Các chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BTTN

Bài tập thực nghiệm

BTHH

Bài tập hóa học

NLTN

Năng lực thục nghiệm

Dd, dd

Dung dịch


ĐC

Đối chứng

Đktc

Điều kiện tiêu chuẩn

PGS.TSKH

Phó giáo sƣ tiến sĩ khoa học

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NL

Năng lực

Nxb

Nhà xuất bản

PPDH


Phƣơng pháp dạy học

PTPƢ

Phƣơng trình phản ứng

THPT

Trung học phổ thông

TN

Thực nghiệm, thí nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sƣ phạm

SGK

Sách giáo khoa

KT

Kiểm tra

CTPT

Công thức phân tử


CTCT

Công thức cấu tạo

CTHH

Công thức hóa học

KNTH

Kĩ năng thực hành

TNHH

Thí nghiệm hoá học

HHHC

Hóa học hữu cơ


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 4
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 4
4.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................ 4
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................ 5
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 5
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, cụ thể: ................................. 5
6.2. Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học hữu cơ
lớp 11 ......................................................................................................................... 5
6.3. Thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................................... 5
7. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 5
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
9. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 6
10. Cấu trúc luận văn.................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC NGHIỆM HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG ........................................................................................................................ 7
1.1. Lý thuyết về bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm .................................... 7
1.1.1. Khái niệm và phân loại bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm............ 7


1.1.2. Tác dụng và ý nghĩa của bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm ........ 12
1.1.3. Cấu trúc bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm ................................. 14
1.1.4. Phương pháp xây dựng và sử dụng BTHH có nội dung thực nghiệm...... 16
1.1.5. Quy trình xây dựng và sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm
.............................................................................................................................. 19
1.2. Đặc điểm của bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm ................................ 22
1.3. Năng lực thực nghiệm hóa học của học sinh THPT ....................................... 22

1.3.1. Khái niệm năng lực thực nghiệm hóa học ................................................ 22
1.3.2. Cấu trúc của năng lực thực nghiệm .......................................................... 25
1.3.3. Biểu hiện năng lực thực nghiệm................................................................ 32
1.4. Thực trạng xây dựng và sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm ở
trƣờng THPT ........................................................................................................... 32
1.4.1. Mục đích điều tra....................................................................................... 32
1.4.2. Đối tượng, phương pháp điều tra ............................................................. 33
1.4.3. Kết quả điều tra ......................................................................................... 33
Tiểu kết chƣơng 1.....................................................................................................42
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI THỰC NGHIỆM
PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC
NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH ................................................................... 43
2.1. Khái quát về chƣơng trình hóa học hữu cơ lớp 11 .......................................... 43
2.1.1. Mục tiêu chương trình hóa học hữu cơ lớp 11 ......................................... 43
2.1.2. Chương trình hóa học hữu cơ lớp 11........................................................ 44
2.1.3. Nội dung chương trình hóa học hữu cơ lớp 11......................................... 44
2.2. Phƣơng pháp và quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm phần
hóa học hữu cơ lớp 11 ............................................................................................. 47
2.2.1. Phương pháp xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học
hữu cơ lớp 11 ....................................................................................................... 47
2.2.2. Quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học hữu
cơ lớp 11 .............................................................................................................. 47


2.3. Phƣơng pháp và quy trình sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa
học hữu cơ lớp 11.................................................................................................... 52
2.3.1. Phương pháp sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học hữu
cơ lớp 11 .............................................................................................................. 52
2.3.2. Quy trình sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học hữu cơ
lớp 11 ................................................................................................................... 56

2.4. Xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học hữu cơ lớp 11 ...... 57
2.4.1. Bài tập có nội dung thực nghiệm chương đại cương về hóa hữu cơ........ 57
2.4.2. Bài tập có nội dung thực nghiệm chương hidrocacbon no ...................... 64
2.4.3. Bài tập có nội dung thực nghiệm chương hidrocacbon không no ........... 70
2.4.4. Bài tập có nội dung thực nghiệm chương hidrocacbon thơm, nguồn
hidrocacbon thiên nhiên ...................................................................................... 78
2.4.5. Bài tập có nội dung thực nghiệm chương dẫn xuất halogen, ancol, phenol
.............................................................................................................................. 86
2.4.6. Bài tập có nội dung thực nghiệm chương anđehit, xeton, axit cacboxylic
.............................................................................................................................. 91
2.5. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh ................. 98
2.5.1. Cơ sở thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm ...................... 98
2.5.2. Thiết kế bảng kiểm quan sát ...................................................................... 98
2.5.3. Thiết kế bài kiểm tra .................................................................................. 99
2.5.4. Thiết kế một số kế hoạch bài dạy minh họa ............................................ 100
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................................... 100
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................ 101
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm......................................... 101
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .............................................................. 101
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................. 101
3.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................... 101
3.2.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm................................................. 101
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................ 102


3.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ....................................................................... 103
3.3.1. Kết quả phân tích bảng kiểm quan sát và đánh giá của GV và HS ....... 103
3.3.2. Phương pháp xử lí số liệu ....................................................................... 104
3.3.3. Kết quả chấm các bài kiểm tra và xử lí kết quả các bài kiểm tra .......... 106
3.3.4. Bảng tính các tham số đặc trưng thống kê ............................................. 111

3.3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................ 111
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................................................................... 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 113
1. Kết luận ............................................................................................................. 113
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 115
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1. Qui trình sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm trong DHHH ..........20
Bảng 1. 2. Kiến thức, kĩ năng, thái độ của mỗi năng lực thành phần cấu thành năng
lực thực nghiệm của học sinh THPT..........................................................................30
Bảng 1. 3. Số lƣợng giáo viên tham gia điều tra thực trạng ......................................33
Bảng 1. 4. Số lƣợng học sinh tham gia điều tra thực trạng .......................................33
Bảng 1. 5. Ý kiến của GV về việc sử dụng TN trong dạy học hóa học ....................34
Bảng 1. 6. Quan niệm của GV về BTTN hóa học .....................................................34
Bảng 1. 7. Ý kiến của GV về việc sử dụng BTTN hóa học ......................................34
Bảng 1. 8. Ý kiến của GV về việc phát triển NLTN hóa học cho HS.......................35
Bảng 1. 9. Ý kiến GV về số lƣợng bài tập Hóa học hữu cơ có nội dung thực nghiệm
trong SGK, SBT lớp 11 nâng cao ..............................................................................35
Bảng 1. 10. Ý kiến của GV về mức độ cần thiết của các dạng bài tập Hóa học hữu
cơ lớp 11 có nội dung thực nghiệm nhằm phát triển NLTN cho HS. .......................35
Bảng 1. 11. Ý kiến của GV về lợi ích của việc phát triển NLTN cho HS ................36
Bảng 1. 12. Những khó khăn khi sử dụng BTTN nhằm phát triển NLTN cho HS ..36
Bảng 1. 13. Biện pháp nâng cao việc xây dựng và sử dụng BTTN nhằm phát triển
NLTN hóa học cho HS ...............................................................................................37
Bảng 1. 14. Mức độ HS đƣợc làm thí nghiệm trong các giờ học ..............................38
Bảng 1. 15. Ý kiến HS về hình thức sử dụng thí nghiệm trong giờ học hóa học .....38
Bảng 1. 16. Ý kiến HS về mức độ và các dạng BTTN hóa học HS đã làm ..............38

Bảng 1. 17. Ý kiến HS về tác dụng của BTTN trong việc tiếp thu kiến thức ...........39
Bảng 1. 18. Ý kiến HS về khó khăn khi làm BTTN hóa học ....................................40
Bảng 1. 19. Ý kiến của HS về cách sử dụng hiệu quả BTTN ...................................40
Bảng 2. 1. Bảng phân phối chƣơng trình hóa học hữu cơ lớp 11.............................44
Bảng 2. 2. Bảng nội dung chƣơng trình hóa học hữu cơ lớp 11...............................44
Bảng 2. 3. Bảng kiểm quan sát NLTN của học sinh (Dành cho GV).......................98
Bảng 2. 4. Bảng kiểm quan sát năng lực thực nghiệm của học sinh.........................99


Bảng 3. 1. Bảng đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm sƣ phạm.................................102
Bảng 3. 2. Kết quả bảng kiểm quan sát và đánh giá của GV và HS .......................103
Bảng 3. 3. Kết quả các bài kiểm tra ........................................................................106
Bảng 3. 4. Tổng hợp kết quả các bài kiểm tra .........................................................107
Bảng 3. 5. Bảng phân phối tần suất % số học sinh đạt điểm xi ...............................108
Bảng 3. 6. Bảng phân phối tần suất % số học sinh đạt điểm xi trở xuống ..............108
Bảng 3. 7. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh .........................................109
Bảng 3. 8. Bảng giá trị các tham số đặc trƣng .........................................................111


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1. Sơ đồ phân loại hệ thống bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm .......12
Hình 1. 2. Sơ đồ cấu trúc BTHH có nội dung thực nghiệm [14] ..............................15
Hình 1. 3. Sơ đồ cấu trúc BTHH có nội dung thực nghiệm ......................................16
Hình 1. 4. Sơ đồ biểu hiện năng lực thực nghiệm .....................................................32
Hình 2. 1. Điều chế và thu khí metan........................................................................49
Hình 2. 2. Dụng cụ điều chế khí ................................................................................51
Hình 2. 3. Dụng cụ điều chế và thu khí .....................................................................51
Hình 3. 1. Đồ thị đƣờng lũy tích biểu diễn kết quả bài kiểm tra số 1.....................108
Hình 3. 2. Đồ thị đƣờng lũy tích biểu diễn kết quả bài kiểm tra số 2 .....................109
Hình 3. 3. Đồ thị đƣờng lũy tích biểu diễn kết quả bài kiểm tra số 3 .....................109

Hình 3. 4. Biểu đồ biểu diễn trình độ HS qua bài kiểm tra số 1..............................110
Hình 3. 5. Biểu đồ biểu diễn trình độ HS qua bài kiểm tra số 2..............................110
Hình 3. 6. Biểu đồ biểu diễn trình độ HS qua bài kiểm tra số 3..............................111


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tại hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam
(khóa XI) đã thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành
Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015,
Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi
mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, với mục tiêu: “Đổi mới
chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản,
toàn diện về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục phổ thông, kết hợp dạy chữ, dạy ngƣời
và định hƣớng nghề nghiệp, góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến
thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa
đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”
Là một môn khoa học vừa có tính lý thuyết, vừa có tính thực nghiệm, hóa học
có rất nhiều khả năng trong việc phát triển những năng lực nhận thức cho học sinh,
cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về các chất, sự
biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trƣờng và con
ngƣời. Việc vận dụng những kiến thức lý thuyết này vào việc giải các bài tập có
nội dung thực nghiệm sẽ làm phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, óc sáng tạo,
hứng thú học tập, tinh thần vƣợt khó.
Giải bài tập hóa học là học sinh hoạt động tự lực để củng cố và trau dồi kiến

thức hóa học của mình. Bài tập hóa học cung cấp cho học sinh không chỉ kiến thức,
cả con đƣờng để giành lấy kiến thức, cả niềm vui của sự phát hiện ra kiến thức. Do
vậy, bài tập hóa học là mục đích, là nội dung, và là phƣơng pháp dạy học hiệu
nghiệm. Thực tế dạy học cho thấy, bài tập hóa học nói chung và các bài tập hóa học
hữu cơ có nội dung thực nghiệm nói riêng có tác dụng giúp học sinh rèn luyện và
phát triển khả năng của mình. Thông qua việc giải những bài tập hóa học hữu cơ có
nội dung thực nghiệm sẽ làm tăng lòng say mê học hỏi, phát triển năng lực thực


2

nghiệm ở học sinh. Việc tăng cƣờng sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm trong
dạy và học hoá học hữu cơ sẽ góp phần thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng
Cộng sản Việt Nam: “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất,
lí luận gắn liền với thực tiễn”.
Để rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học, ngoài việc trực tiếp thực hành thí
nghiệm thì bài tập thực nghiệm là một phƣơng pháp dạy học hóa học hiệu quả, thúc
đẩy quá trình học tập và định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh. Do đó, mỗi giáo
viên cần chủ động, sáng tạo xây dựng nên hệ thống bài tập thực nghiệm vừa để giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động vừa rèn luyện kĩ năng thực hành,
phân tích, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Trên quan điểm đó cùng với sự mong muốn xây dựng đƣợc hệ thống bài tập
hóa học hữu cơ có chất lƣợng tốt, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học hóa học
phổ thông, phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh và phù hợp với
việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài
tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng
lực thực nghiệm hóa học cho học sinh”.
2. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu
Theo xu hƣớng đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới mục tiêu giáo dục đi
đôi với đổi mới phƣơng pháp giáo dục. Việc phối hợp các PPDH một cách hợp lí và

nhịp nhàng sẽ mang lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học nói chung và quá trình
DHHH nói riêng. Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm do
đó bên cạnh việc đổi mới PPDH phần lý thuyết cũng cần chú ý đến việc đổi
mới PPDH phần thực nghiệm hóa học.
Hiện nay đã có khá nhiều đề tài về thực nghiệm hoá học và BTHH có nội dung
thực nghiệm nhƣ:
Tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm, “Sử dụng lý thuyết tình huống trong dạy học
phần Hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông” Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, Đại
học Sƣ phạm TPHCM, năm 2011.
Luận văn đã nghiên cứu về cơ sở lý luận của lý thuyết tình huống theo khía
cạnh tâm lý học và giáo dục học. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra :


3

Nguyên tắc xây dựng tình huống và áp dụng tình huống vào dạy học hóa học.
Qui trình dạy học môn Hóa học bằng PPDH tình huống.
Luận văn đã thiết kế 30 tình huống trong dạy học hóa học hữu cơ 11 THPT và
thiết kế 8 giáo án Hóa học 11 - phần Hóa học hữu cơ, đồng thời đã thực nghiệm
định tính và thực nghiệm định lƣợng thông qua các bài kiểm tra 15 phút và 45 phút
để đánh giá hiệu quả của các tình huống đã thiết kế.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Quyên, “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập
thực nghiệm trong dạy học phần hóa học phi kim ở trường trung học phổ thông”,
luận văn thạc sĩ LL & PPDH môn Hóa học, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, năm
2011.
Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc
xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm trong dạy học phần hóa học phi
kim ở trƣờng trung học phổ thông. Trên cơ sở đó tác giả đã xây dựng đƣợc hệ thống
bài tập thực nghiệm phần hoá học phi kim sử dụng trong dạy học hoá học ở trƣờng
THPT nhƣ: Bài tập thực nghiệm chƣơng “Halogen”, chƣơng “Oxi – lƣu huỳnh”,

chƣơng “Nitơ – photpho” và chƣơng “Cacbon – silic”. Luận văn đã thiết kế đƣợc 4
giáo án, đồng thời đã thực nghiệm định tính và thực nghiệm định lƣợng thông qua
các bài kiểm tra 15 phút và 45 phút để đánh giá hiệu quả của đề tài.
Tác giả Ngô Ngọc Minh Châu, “Thiết kế tình huống gắn với thực tiễn trong
dạy học hóa học trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ LL & PPDH môn Hóa học,
ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012.
Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc
thiết kế tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học hóa học trung học phổ thông.
Trên cơ sở đó tác giả đã tiến hành thiết kế đƣợc hệ thống tình huống gắn với thực
tiễn môn Hóa học lớp 10, lớp 11 và lớp 12, thiết kế đƣợc 5 giáo án: 3 giáo án lớp 10
(bài “Oxi - Ozon”, bài “Hiđrosunfua - Lƣu huỳnh đioxit - Lƣu huỳnh trioxit”, bài
“Axit sunfuric”) và 2 giáo án lớp 11 (bài “Anđehit - Xeton”, bài “Axit cacboxylic”),
đồng thời đã thực nghiệm định tính và thực nghiệm định lƣợng thông qua các bài
kiểm tra 15 phút và 45 phút để đánh giá hiệu quả của các tình huống đã thiết kế.


4

Tác giả Lê Thị Tƣơi, “Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh
thông qua dạy học chương nitơ - photpho hóa học lớp 11 trung học phổ thông”,
luận văn thạc sĩ LL & PPDH môn Hóa học, ĐHQG Hà Nội, năm 2016.
Trong luận văn này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc
phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học chƣơng nitơ photpho hóa học lớp 11 trung học phổ thông. Trên cơ sở đó tác giả đã đƣa ra đƣợc
các biện pháp nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học cho HS, xây dựng và
tuyển chọn đƣợc hệ thống thí nghiệm phát triển năng lực thực hành cho HS trung
học phổ thông nói chung và hệ thống thí nghiệm chƣơng nitơ – photpho hóa học lớp
11 nói riêng, đƣa ra một số biện pháp sử dụng thí nghiệm hóa học để phát triển năng
lực thực hành cho HS thông qua dạy học chƣơng nitơ – photpho hóa học lớp 11,
đồng thời đã thực nghiệm định tính và thực nghiệm định lƣợng thông qua các bài
kiểm tra 15 phút và 45 phút để đánh giá hiệu quả của đề tài.

Ngoài các đề tài trên, còn rất nhiều đề tài nghiên cứu về BTHH có nội dung
thực nghiệm sử dụng trong dạy học hóa học ở trƣờng phổ thông để nhằm các mục
đích khác nhau: giáo dục môi trƣờng, phát triển năng lực nhận thức, phát triển năng
lực sáng tạo, rèn luyện tƣ duy, sáng tạo cho HS.... Tuy nhiên, xây dựng và sử dụng
các bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển
năng lực thực nghiệm cho HS vẫn còn chƣa đƣợc đề cập nhiều. Đó là những vấn đề
đặt ra giúp tôi định hƣớng lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học hữu cơ
lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh, góp phần nâng
cao chất lƣợng dạy học môn hóa học phần hóa học hữu cơ lớp 11, giúp phát triển
năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh thông qua các bài tập có nội dung thực
nghiệm.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hoá học ở trƣờng THPT


5

4.2. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học hữu cơ
lớp 11.
5. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học, nếu GV xây dựng đƣợc hệ thống bài tập có nội dung
thực nghiệm phần hóa học hữu cơ lớp 11 phù hợp, có chất lƣợng tốt, cụ thể và đa
dạng sẽ giúp học sinh áp dụng những nội dung thực hành vào giải bài tập cụ thể,
phát triển năng lực thực nghiệm từ đó kích thích hứng thú học tập ở học sinh, học
sinh sẽ chủ động hơn trong giải quyết những tình huống mới, những bài tập mới
nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học Hóa học.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, cụ thể:
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Năng lực thực nghiệm của học sinh
Thực hành thí nghiệm môn hóa học
Lý thuyết về bài tập có nội dung thực nghiệm môn hóa học
Đặc điểm của bài tập hóa học hữu cơ có nội dung thực nghiệm
6.2. Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học hữu cơ
lớp 11
Tổng quan về chƣơng trình hóa học hữu cơ lớp 11
Phƣơng pháp và quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa
học hữu cơ lớp 11
Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm trong dạy học hóa học
hữu cơ lớp 11
6.3. Thực nghiệm sư phạm
Nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài tập có nội dung thực
nghiệm phần hóa học hữu cơ lớp 11 đem lại.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Hóa học hữu cơ lớp 11.


6

- Địa bàn: 4 trƣờng THPT: Lê Xoay, Đội Cấn, Đồng Đậu, Yên Lạc 1 của
huyện Vĩnh Tƣờng và huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đối tƣợng: HS của 8 lớp 11 ở 4 trƣờng THPT: Lê Xoay, Đội Cấn, Đồng
Đậu, Yên Lạc 1 của huyện Vĩnh Tƣờng và huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thời gian: Từ tháng 11/2017 đến tháng 6/2018
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phƣơng pháp sau đây

- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và
hệ thống hóa, phƣơng pháp tìm kiếm các nguồn tài liệu, phƣơng pháp mô phỏng…..
- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phƣơng pháp tìm hiểu, quan sát.
+ Phƣơng pháp xây dựng phiếu điều tra
+ Phƣơng pháp chuyên gia: phỏng vấn, trao đổi và khảo sát
+ Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
- Phƣơng pháp toán học thống kê (áp dụng toán thống kê để xử lý số liệu và sử
dụng phần mềm đánh giá trong Nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng).
9. Những đóng góp mới của đề tài
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học
hữu cơ lớp 11 nhằm rèn luyện các kĩ năng thực hành thí nghiệm môn hóa học cho
học sinh, hỗ trợ giáo viên thực hiện các bài giảng ôn tập củng cố, thực hành thí
nghiệm một cách hiệu quả nhất.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1 . Cơ sở lí luận và thực tiễn về xây dựng và sử dụng bài tập có nội
dung thực nghiệm hóa học THPT
Chương 2. Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa
học hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh.
Chương 3. Thực nghiệm sƣ phạm


7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC NGHIỆM HÓA HỌC TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
1.1. Lý thuyết về bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm

1.1.1. Khái niệm và phân loại bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm
1.1.1.1. Khái niệm bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm
Trên cơ sở tổng hợp những quan điểm, khái niệm về bài tập đã đƣợc nhiều tác
giả đƣa ra; chúng tôi đề xuất khái niệm bài tập và bài tập thực nghiệm nhƣ sau:
- Bài tập là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những dữ kiện và
những yêu cầu đòi hỏi ngƣời học phải thực hiện để nâng cao chất lƣợng lĩnh hội kiến
thức hoặc rèn luyện các kĩ năng và phát triển năng lực cho ngƣời học.
- Bài tập thực nghiệm là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những
dữ kiện và những yêu cầu đòi hỏi ngƣời học phải thực hiện bằng hoạt động thực
nghiệm, qua đó phát triển năng lực thực nghiệm cho ngƣời học.
Có thể nói, quá trình thực hiện bài tập thực nghiệm chính là quá trình thực
hiện các hoạt động thực nghiệm, do đó sẽ rèn luyện và phát triển năng lực thực
nghiệm cho ngƣời học.
Bài tập thực nghiệm gồm 2 tập hợp cơ bản
+ Những dữ kiện: là những thông tin đƣợc cho trƣớc trong bài tập, làm cơ
sở cho ngƣời học định hƣớng tƣ duy và định hƣớng thực hiện các thao tác vật chất
nhằm giải quyết có hiệu quả những yêu cầu của bài tập.
+ Những yêu cầu: là cái mà ngƣời học phải thực hiện, nó chính là kết quả
mong muốn ngƣời học cần đạt đƣợc. Trong quá trình thực hiện các yêu cầu của bài
tập thực nghiệm ngƣời học sẽ chiếm lĩnh, nâng cao chất lƣợng tri thức và rèn luyện
đƣợc các kĩ năng của quá trình thực nghiệm.
Nhƣ vậy, sau khi tiếp cận với bài tập thực nghiệm, nhiệm vụ đầu tiên của
ngƣời học là phải thiết lập đƣợc mối quan hệ logic giữa những dữ kiện và yêu cầu
cần tìm của bài tập. Đây là hành động cốt lõi cho quá trình tìm tòi tiếp theo và vì
vậy giá trị rèn luyện năng lực thực nghiệm đƣợc quyết định bởi cách ra logic cấu
trúc bài tập.


8


1.1.1.2. Phân loại bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân loại bài tập thực nghiệm, trong
nghiên cứu này, chúng tôi phân loại bài tập thực nghiệm theo 3 căn cứ chủ yếu sau:
a. Căn cứ vào các năng lực thành phần của năng lực thực nghiệm, bài tập thực
nghiệm đƣợc chia thành:
- Bài tập hình thành giả thuyết thực nghiệm: Là những bài tập đòi hỏi ngƣời
học tiếp cận đƣợc vấn đề thực nghiệm, đề xuất, sàng lọc, phân tích các câu hỏi
nghiên cứu để dẫn đến hình thành đƣợc giả thuyết thực nghiệm có giá trị hoặc đòi
hỏi ngƣời học phải phân tích các thông tin cho trƣớc của bài tập để xác định đƣợc
giả thuyết thực nghiệm.
+ Bài tập cơ bản: Dạng bài tập hình thành giả thuyết thực nghiệm từ phƣơng
án thực nghiệm cho trƣớc.
Thông tin cho trƣớc của bài tập ở mức độ này thƣờng là mô tả (bằng kênh hình
hoặc kênh chữ) quá trình tiến hành thực nghiệm, hoặc một công đoạn của quá trình
thực nghiệm. Sau đó, yêu cầu học sinh xác định giả thuyết của thực nghiệm đó.
Dạng bài tập này giúp học sinh tiếp cận cụ thể nội dung thực nghiệm và quá
trình thực nghiệm, tạo điều kiện để học sinh có nhiều thông tin cho trƣớc, thuận lợi
cho việc hình thành giả thuyết thực nghiệm. Ở mức độ này, logic các câu hỏi có thể
đƣợc đặt ra để dẫn dắt học sinh hình thành giả thuyết thực nghiệm là:
(1) Mục đích của thực nghiệm nói trên là gì? (Mục đích thực nghiệm gắn liền
với giả thuyết của thực nghiệm, bởi xác định đƣợc mục đích thực nghiệm học sinh
mới có cơ sở để hình thành giả thuyết cho thực nghiệm đó. Đối với mức độ câu hỏi
này, ngƣời học thƣờng chỉ đƣa ra 1 phƣơng án trả lời duy nhất).
(2) Những câu hỏi nghiên cứu nào có thể được đặt ra để tiến hành thực
nghiệm nói trên? (Đối với mức độ câu hỏi này đòi hỏi ngƣời học thƣờng phải tƣ duy
nhiều hơn 1 phƣơng án trả lời).
(3) Giả thuyết của thực nghiệm nói trên là gì? (Đối với mức độ câu hỏi này
đòi hỏi ngƣời học phải có sự vận dụng tƣơng đối tốt về logic quá trình hình thành
giả thuyết thực nghiệm).



9

+ Bài tập nâng cao: Dạng bài tập hình thành giả thuyết thực nghiệm từ vấn đề
khoa học cho trƣớc.
Thông tin cho trƣớc của bài tập ở mức độ này là chỉ nêu vấn đề khoa học để
học sinh tiếp cận, sau đó yêu cầu học sinh phân tích, huy động các kiến thức có liên
quan để xuất hiện các ý tƣởng thực nghiệm, đặt các câu hỏi nghiên cứu, từ đó sàng
lọc để hình thành giả thuyết thực nghiệm.
- Bài tập về phương án thực nghiệm
Bài tập về phƣơng án thực nghiệm nhằm rèn luyện cho học sinh những kĩ năng
tƣ duy thực nghiệm, qua đó giúp học sinh xác định đƣợc trong tƣ duy một quy trình
tiến hành thực nghiệm, là cơ sở để chỉ đạo quy trình tiến hành các thao tác vật chất
(thao tác chân tay) trong thực nghiệm.
Trên cơ sở mức năng lực thiết kế phƣơng án thực nghiệm, chúng tôi xây dựng
các bài tập về phƣơng án thực nghiệm ở 2 mức độ, đó là:
+ Bài tập cơ bản: Phân tích phƣơng án thực nghiệm cho trƣớc
Thông tin cho trƣớc của bài tập ở mức độ này thƣờng là mô tả (chủ yếu là
bằng kênh hình) một phƣơng án thực nghiệm “chuẩn” (phƣơng án đã đƣợc các nhà
khoa học tiến hành thực nghiệm), sau đó yêu cầu học sinh phân tích phƣơng án thực
nghiệm đó. Các nội dung yêu cầu học sinh phân tích phƣơng án thực nghiệm bao
gồm: đối tƣợng tiến hành thực nghiệm? biến độc lập, biến phụ thuộc trong thực
nghiệm? các nguyên vật liệu, thiết bị, dụng cụ cần thiết cho tiến hành thực nghiệm?
vai trò của từng nguyên vật liệu, thiết bị, dụng cụ? hoặc yêu cầu học sinh giải thích
một số bƣớc/một số kĩ thuật nào đó trong tiến hành thực nghiệm? hoặc yêu cầu học
sinh thay thế một số nguyên vật liệu trong thực nghiệm bằng các nguyên vật liệu
khác? Dự đoán kết quả thực nghiệm?… Cuối cùng, yêu cầu học sinh nêu các bƣớc
tiến hành của phƣơng án thực nghiệm đã đƣợc minh họa.
Bài tập phân tích phƣơng án thực nghiệm giúp học sinh hiểu đƣợc rằng để
có một phƣơng án thực nghiệm tốt cần có những yêu cầu về đối tƣợng thực

nghiệm, nguyên vật liệu, cách bố trí thực nghiệm, các bƣớc tiến hành thực
nghiệm, các thao tác kĩ thuật, dự đoán kết quả thực nghiệm…. Thực hiện tốt các
bài tập ở mức độ này sẽ là cơ sở để học sinh thực hiện bài tập ở mức độ nâng cao.


10

+ Bài tập nâng cao: Thiết kế phƣơng án TN từ một số điều kiện cho trƣớc.
Bài tập cho biết giả thuyết thực nghiệm và một số nguyên vật liệu cần thiết
(hoặc bài tập chỉ cho biết giả thuyết thực nghiệm), từ đó yêu cầu ngƣời học thiết kế
phƣơng án thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết thực nghiệm.
Đối với các bài tập ở mức độ tự thiết kế phƣơng án thực nghiệm, giáo viên nên
hƣớng dẫn học sinh tự phân tích, đánh giá các đề xuất về đối tƣợng thực nghiệm,
các nguyên vật liệu và các bƣớc tiến hành thực nghiệm, trên cơ sở đó học sinh sẽ tự
điều chỉnh các đề xuất ban đầu để đƣa ra đƣợc phƣơng án thực nghiệm khả thi.
- Bài tập về tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả thực nghiệm: Là những
bài tập đòi hỏi ngƣời học phải trực tiếp tiến hành thực nghiệm hoặc nghiên cứu
những thông tin có đƣợc từ quá trình tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả thực
nghiệm.
Đối với các bài tập dạng này, giáo viên nên giao cho học sinh thực hiện trƣớc
các tiết học thực hành (nếu là các thực nghiệm đòi hỏi cần nhiều thời gian) hoặc yêu
cầu học sinh thực hiện trong các tiết học thực hành. Bài tập dạng này có tác dụng
rèn luyện học sinh các kĩ năng thao tác trong quá trình thực nghiệm và rèn luyện
học sinh các kĩ năng để thu thập kết quả thực nghiệm có hiệu quả.
+ Bài tập cơ bản: Tiến hành thực nghiệm với các thao tác ít phức tạp và dễ thu
thập dữ liệu thực nghiệm.
+ Bài tập nâng cao: Tiến hành thực nghiệm với các thao tác phức tạp hơn, đòi
hỏi sự khéo léo, kĩ thuật và phải có phƣơng pháp hợp lý trong thu thập dữ liệu thực
nghiệm.
- Bài tập phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận: Là những bài tập

đòi hỏi ngƣời học phải sử dụng các phƣơng pháp, công cụ để phân tích hoặc biểu
diễn dữ liệu thực nghiệm thu đƣợc và phải vận dụng kiến thức có liên quan để giải
thích kết quả thực nghiệm và rút ra đƣợc kết luận có giá trị từ thực nghiệm. Thực
chất, đây là dạng bài tập đòi hỏi học sinh phải thiết lập đƣợc mối quan hệ nguyên
nhân – kết quả để giải thích kết quả thực nghiệm thu đƣợc, từ đó rút ra đƣợc mối
quan hệ có tính quy luật.


11

+ Bài tập cơ bản: Xử lý, trình bày, phân tích kết quả thực nghiệm ở dạng đơn
giản để rút ra kết luận khoa học.
Các dữ liệu thực nghiệm trong bài tập dạng này thƣờng là kết quả thực nghiệm
tác động của một yếu tố hoặc các yêu cầu của bài tập định hƣớng cụ thể để học sinh
thuận lợi trong việc xử lý, trình bày dữ liệu, cũng nhƣ phân tích đƣợc tính quy luật
để rút ra kết luận khoa học.
+ Bài tập nâng cao: Xử lý, trình bày, phân tích kết quả thực nghiệm ở dạng
phức tạp để rút ra kết luận khoa học.
Các dữ liệu thực nghiệm trong bài tập dạng này thƣờng là kết quả thực nghiệm
tác động đồng thời của hai hay nhiều yếu tố hoặc các yêu cầu của bài tập về xử lý,
trình bày, phân tích kết quả thực nghiệm thƣờng không có định hƣớng cụ thể mà
đòi hỏi học sinh phải tƣ duy cao hơn mới thực hiện đƣợc.
b. Căn cứ vào hình thức thực hiện các yêu cầu của bài tập thực nghiệm, bài tập thực
nghiệm đƣợc chia thành:
- Bài tập thực nghiệm trên đối tượng thật: Yêu cầu học sinh phải trực tiếp
thực hiện các thao tác vật chất (sử dụng các thiết bị, dụng cụ, hóa chất) để tiến
hành thực nghiệm. Dạng bài tập này có tác dụng quan trọng trong việc rèn
luyện học sinh các kĩ năng thao tác vật chất trong quá trình thực nghiệm.
- Bài tập thực nghiệm giả định: Là dạng bài tập đòi hỏi ngƣời học chủ yếu sử
dụng các thao tác tƣ duy để trả lời các yêu cầu của bài tập thực nghiệm. Hình thức

thể hiện thông tin cho trƣớc của bài tập hoặc hình thức trả lời yêu cầu của bài tập
dạng này có thể là bằng ngôn ngữ viết, hình vẽ mô tả, minh họa, sơ đồ quy trình,
băng đĩa hình, hoặc phần mềm mô phỏng… Trong lý luận dạy học và trong thực
tiễn dạy học, bài tập thực nghiệm giả định có vai trò quan trọng trong việc tổ chức
dạy học và trong việc phát triển năng lực tƣ duy thực nghiệm cho học sinh. Đặc
biệt, ngày nay khi công nghệ thông tin phát triển thì bài tập thực nghiệm giả định
càng có vị trí quan trọng.
Sơ đồ phân loại hệ thống BTHH có nội dung thực nghiệm:


12

Hệ thống BTTN

Theo năng lực thành
phần của NLTN

Bài tập
hình
thành giả
thuyết
thực
nghiệm

Bài tập
về
phƣơng
án thực
nghiệm


Bài tập
về tiến
hành
TN và
thu thập
kết quả
TN

Theo hình thức thực hiện
các yêu cầu của BTTN

Bài tập
phân tích
kết quả
thực
nghiệm
và rút ra
kết luận

BTTN
trên
đối
tƣợng
thật

BTTN
giả
định

Hình 1. 1. Sơ đồ phân loại hệ thống bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm

1.1.2. Tác dụng và ý nghĩa của bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm
Nói về tác dụng, ý nghĩa của bài tập trong dạy học, G.Polia (1975) đã viết: “Một
phát minh khoa học lớn giải quyết đƣợc một vấn đề lớn, nhƣng trong lời giải bất kỳ
bài tập nào cũng có một chút phát minh. Bài tập mà bạn đang giải có thể là bình
thƣờng nhƣng nó khơi động đƣợc lòng ham hiểu biết của bạn và thúc đẩy bạn phải
sáng tạo và nếu bạn tự giải bài tập đó bằng sức mình thì bạn sẽ cảm thấy căng thẳng
về trí tuệ dẫn đến phát minh và sẽ hƣởng thụ niềm vui của thắng lợi”.
Theo M.A.Đanhilop, nhà LLDH Xô Viết: “Kiến thức sẽ được nắm vững
thật sự nếu học sinh có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành
những bài tập lí thuyết và thực hành”.
Nhƣ vậy , bài tập nói chung và BTHH nói riêng trong dạy học ở trƣờng phổ
thông vừa là mục đích vừa là nội dung, lại vừa là PPDH hiệu nghiệm. Nó cung
cấp cho HS không chỉ kiến thức mà cả con đƣờng dành lấy kiến thức và còn mang
lại niềm vui sƣớng của sự phát hiện, vận dụng kiến thức, tìm ra đáp số. Bài tập hóa
học có nội dung thực nghiệm giúp học sinh tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức
hóa học bằng phƣơng pháp thực nghiệm, qua đó hình thành cho học sinh những kĩ


13

năng thực nghiệm, phát triển năng lực thực nghiệm và phƣơng pháp nghiên cứu hóa
học.
Việc sử dụng BTHH có nội dung thực nghiệm trong dạy học hóa học sẽ
mang lại một số tác dụng tích cực sau đây:
- BTHH có nội dung thực nghiệm chứa đựng mối quan hệ giữa cái đã biết
và yêu cầu của bài tập tạo nên tình huống có vấn đề qua đó kích thích đƣợc tính tích
cực, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh.
- BTHH có nội dung thực nghiệm đòi hỏi HS phải trực tiếp thực hiện các
thao tác vật chất và thao tác tƣ duy theo một logic chặt chẽ, qua đó vừa rèn luyện
đƣợc kĩ năng TN, tác phong nghiên cứu khoa học, vừa chiếm lĩnh đƣợc kiến thức

khoa học.
- BTHH có nội dung thực nghiệm phát huy đƣợc tối đa nguồn tri thức, kĩ
năng đã có của học sinh vừa để tìm kiếm tri thức mới, vừa rèn luyện năng lực vận
dụng tích hợp nhiều nguồn tri thức để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
- Trong quá trình thực hiện yêu cầu của BTTN, đòi hỏi ngƣời học phải thực
hiện các thao tác tƣ duy (nhƣ so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo) qua
đó giúp ngƣời học phát triển năng lực thực nghiệm hóa học. Các BTTN ở mức độ
nhận thức cao sẽ giúp học sinh phát triển tƣ duy sáng tạo trong nghiên cứu khoa
học, các em tự đƣa ra các giả thuyết, tự bố trí, tiến hành các thực nghiệm để chấp
nhận hoặc bác bỏ giả thuyết khoa học mà mình đƣa ra.
- BTHH có nội dung thực nghiệm rèn luyện cho HS tính kiên trì, tỉ mỉ trong
công việc, hình thành ở các em niềm say mê đối với môn học, niềm tin đối với khoa
học. Qua việc giải các BTTN, GV có thể phát hiện và bồi dƣỡng những HS có năng
khiếu, có niềm đam mê đối với môn học và đối với nghiên cứu khoa học.
- BTHH có nội dung thực nghiệm tạo điều kiện tốt để HS tăng cƣờng năng
lực làm việc hợp tác theo nhóm nhỏ, tăng cƣờng năng lực giao tiếp và qua thảo luận,
tranh luận sẽ rèn luyện cho các em năng lực lý giải, lập luận, phê phán một cách
khoa học, làm phát triển năng lực nghiên cứu hoá học cho HS.


×