Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng khách sạn trên địa bàn quận 3, TP HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 86 trang )

“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Nguyễn Phan Uyên Vy xin cam đoan:
-

Em xin cam đoan thực hiện khóa luận dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Thái

Văn Nam một cách khoa học, chính xác và trung thực.
-

Các kết quả nghiên cứu trong đồ án hoàn toàn có được từ quá trình điều tra,

nghiên cứu chưa từng được công bố trong bắt kì tài liệu khoa học nào.
-

Em xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã được

cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phan Uyên Vy

i


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp với sự cố gắng và nổ lực của
bản thân và nhận được sự được sự giúp đỡ của nhiều người.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Viện Khoa Học Ứng
Dụng Công Nghệ Hutech cùng các quý thầy cô trong trường Đại học Công Nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức trong
4 năm học tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GVHD, PGS.TS Thái Văn
Nam, người đã chỉ bảo tận tình, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
khóa luận này.
Bên cạnh đó, em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Tài Nguyên Môi Trường
Quận 3 đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập ở đây. Cảm ơn các cơ
sở kinh doanh nhà hàng – khách sạn đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông
tin rất giá trị cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã ủng hộ
rất lớn, luôn động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập của mình.
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm của bản thân nên khóa luận
không tránh khỏi có những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phan Uyên Vy

ii


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………..i
LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 1
3. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................................ 2
4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 2
4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2
5. Cấu trúc của đồ án ..................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................4
1.1. Các khái niệm về tăng trưởng xanh và tình hình triển khai hiện nay ...................4
1.1.1.Các khái niệm về tăng trưởng xanh ................................................................... 4
1.1.2. Hiện trạng tăng trưởng xanh trên thế giới ......................................................... 5
1.1.3. Hiện trạng tăng trưởng xanh tại Việt Nam...................................................... 12
1.2. Tổng quan về doanh nghiệp xanh .......................................................................16
1.2.1Khái niệm doanh nghiệp xanh .......................................................................... 16
1.2.2.Vai trò của doanh nghiệp xanh hướng đến phát triển bền vững ...................... 17
1.2.3. Các bước thực hiện chiến lược môi trường cho doanh nghiệp để trở thành một
"doanh nghiệp xanh".................................................................................................17
1.3. Tổng quan về đổi mới mô hình kinh doanh xanh ...............................................19
1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................ 20
1.3.2. Đổi mới mô hình kinh doanh và mô hình kinh doanh xanh ........................... 20
1.3.3. Một số vấn đề về triển khai mô hình kinh doanh xanh trên thế giới và tại Việt
Nam ……………………………………………………………………………….21
1.3.4. Một số chính sách đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh doanh xanh cần
được áp dụng tại Việt nam ........................................................................................ 22
1.4. Các vấn đề môi trường và công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực nhà hàng

– khách sạn ................................................................................................................23
iii


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

1.4.1.Các vấn đề môi trường phát sinh ..................................................................... 23
1.4.1.1. Ô nhiễm không khí ......................................................................................24
1.4.1.2. Ô nhiễm nước ..............................................................................................25
1.4.1.3. Phát sinh chất thải rắn .................................................................................26
1.4.1.4. Sử dụng tài nguyên ......................................................................................27
1.4.2.Các giải pháp quản lý môi trường trong hoạt động nhà hàng - khách sạn....... 27
1.4.2.1. Vấn đề quản lý xử lý khí thải và bụi ............................................................27
1.4.2.2. Vấn đề quản lý sử dụng năng lượng ............................................................28
1.4.2.3. Vấn đề quản lý sử dụng nước .......................................................................29
1.4.2.4. Vấn đề quản lý nước thải ............................................................................29
1.4.2.5. Vấn đề quản lý rác thải ................................................................................30
1.4.2.6. Vấn đề quản lý hóa chất ...............................................................................30
1.4.3. Các hoạt động liên quan đến xanh hóa các hoạt động nhà hàng-khách sạn ... 31
1.5. Tổng quan về xanh hóa doanh nghiệp ................................................................31
1.5.1. Khái niệm về xanh hóa doanh nghiệp ............................................................. 31
1.5.2. Lợi ích của xanh hóa doanh nghiệp ................................................................ 33
1.5.3. Quy trình xanh hóa .......................................................................................... 33
1.6. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .....................................................................34
1.6.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và môi trường của Quận 3................... 34
1.6.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................34
1.6.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở Quận 3 .....................36
1.6.2. Giới thiệu về hệ thống các nhà hàng – khách sạn tại Quận 3……….………41
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................44

2.1. Xây dựng hệ thống các tiêu chí ..........................................................................44
2.2. Các nội dung nghiên cứu....................................................................................44
2.3. Sơ đồ nghiên cứu ................................................................................................45
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................45
2.4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu ................................................... 45
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thông tin ........................................................ 46
2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa ....................................................................... 48
2.4.4. Phương pháp chuyên gia ................................................................................. 48
iv


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

2.4.5. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp ..................................................... 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................49
3.1. Đánh giá hiện trạng xanh hóa các hoạt động nhà hàng – khách sạn tại Quận 3 49
3.1.1. Tuân thủ các nguyên tắc BVMT ..................................................................... 49
3.1.2. Phát triển một hệ thống quản lý môi trường ................................................... 52
3.1.3. Thiết lập văn phòng xanh ................................................................................ 53
3.1.4. Mua sắm xanh ................................................................................................. 54
3.1.5. Hiện trạng sử dụng nguồn năng lượng ............................................................ 54
3.1.6. Hiện trạng giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải ..................................... 58
3.1.7. Hiện trạng sử dụng nước ................................................................................. 60
3.1.8. Xây dựng chiến lược marketing xanh ............................................................. 61
3.2. Thảo luận ............................................................................................................61
3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện mức độ xanh hóa tại các nhà hàng –
khách sạn ...................................................................................................................62
3.3.1. Giải pháp cải thiện tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường ..................... 63
3.3.2. Giải pháp cải thiện hệ thống quản lý môi trường............................................ 63

3.3.3. Giải pháp thiết lập văn phòng xanh ................................................................ 63
3.3.4. Giải pháp mua sắm xanh ................................................................................. 65
3.3.5. Giải pháp tiết kiệm năng lượng ....................................................................... 65
3.3.6. Giải pháp quản lý chất thải rắn ....................................................................... 66
3.3.7. Giải pháp tiết kiệm nước ................................................................................. 67
3.3.8.Giải pháp xây dựng chiến lược marketing xanh .............................................. 68
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................................70
1. Kết luận .................................................................................................................70
2. Kiến nghị...............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................72
PHỤ LỤC ..................................................................................................................74

v


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVMT

Bảo vệ môi trường


CTR

Chất thải rắn

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

CTNH

Chất thải nguy hại

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ESCO

Công ty dịch vụ năng lượng

ISO 14001

Hệ thống quản lý môi trường

PLCTRTN

Phân loại chất thải rắn tại nguồn

SXSH


Sản xuất sạch hơn

TKNL

Tiết kiệm năng lượng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

VPX

Văn phòng xanh

vi


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số ...........................................................39
Bảng 2.1: Danh sách các cơ sở kinh doanh khách sạn được khảo sát ......................46
Bảng 2.1: Danh sách các cơ sở kinh doanh nhà hàng được khảo sát ........................47
Bảng 3.1:Tổng hợp kết quả điều tra nhận thức về ISO 14001 tại nhà hàng – khách

sạn …………………………………………………………………………………53
Bảng 3.2:Tỷ lệ tiêu thụ điện của các thiết bị .............................................................55
Bảng 3.3:Nguồn năng lượng sạch, tái tạo được các nhà hàng-khách sạn sử dụng.. .56

vii


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ Quận 3 .............................................................................................37
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................45
Hình 3.1: Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện hồ sơ pháp lý về mô trường ......................49
Hình 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp có thiết bị xử lý chất thải...........................................51
Hình 3.3: Hiện trạng máy móc, thiết bị được sử dụng tại doanh nghiệp……. …….55
Hình 3.4: Hiện trạng TKNL của doanh nghiệp .........................................................57
Hình 3.5: Việc phân loại CTR ngay tại cơ sở ...........................................................59
Hình 3.6: Ý kiến doanh nghiệp về việc thực hiện tái sử dụng chất thải ...................60

viii


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề/ tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề tăng trưởng xanh, nền kinh tế xanh, sản xuất xanh đang là
một xu thế tất yếu diễn ra về nhu cầu tiết kiệm năng lượng, nhằm chóng lại ô nhiêm

xuyên biên giới.
Tại Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh, và tại địa phương cũng đã triển khai chiến lược
tăng trưởng xanh cho các tỉnh và Thành phố. Trong khái niệm tăng trưởng xanh, có
tăng trưởng xanh triển khai cho hệ thống sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng xanh
cho lối sống, cuộc sống cộng đồng dân cư. Trong nghiên cứu này tập trung tăng
trưởng xanh đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Bởi vì đây là nhóm
đối tượng hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng nguyên nhiên vật liệu và gây ô nhiễm.
Trong nhóm tăng trưởng xanh đối với vấn đề hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch
vụ, các hoạt động dịch vụ là các hoạt động sử dụng nhiều nguyên nhiên vật liệu và
tài nguyên. Hiện nay, có nhiều giải pháp về vấn đề tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm
nước, thay đổi nguyên liệu sử dụng. Đặc biệt, đối với lĩnh vực nhà hàng – khách
sạn, hiện nay đã có nhiều giải pháp nhằm để cải thiện bảo vệ môi trường cho các
hoạt động này. Bởi vì các lĩnh vực này, không chỉ riêng cho khách ở trong nước mà
còn có khách của quốc tế.
Quận 3 là một quận trung tâm Thành phố và các hoạt động hiện nay tại Quận
3 có 2.291 nhà hàng, 138 khách sạn, tỷ trọng chiếm 75% tổng doanh thu Quận 3
theo niên giám thống kê. Đây là ngành đóng góp GDP cao cho Quận. Đối với việc
Quận ít các ngành nghề sản xuất chỉ tập trung vào các ngành nghề kinh doanh dịch
vụ và đây là một Quận trung tâm nên các việc đánh giá chiến lược bảo vệ môi
trường tại các nhà hàng – khách sạn là một việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt đối
với việc một quận như trung tâm Quận 3. Chính vì thế mà việc “Đánh giá mức độ
xanh hóa cho hệ thống nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3, TP.HCM và đề
xuất các giải pháp cải thiện” là cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá được hiện trạng mức độ xanh hóa của hệ thống nhà hàng - khách

sạn tại Quận 3.

1


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

-

Đề xuất được các giải pháp nhằm thúc đẩy mức độ xanh hóa cho hệ thống

nhà hàng - khách sạn trên địa bàn Quận 3.
3. Nhiệm vụ của đề tài
-

Đánh giá hiện trạng các nhân tố ảnh hưởng tới MT trong hoạt động kinh

doanh lĩnh vực nhà hàng, khách sạn.
-

Phân tích, đánh giá mức độ xanh hóa hiện trạng MT và đề xuất các giải

pháp bảo vệ, cải thiện MT cho hệ thống nhà hàng - khách sạn trên địa bàn Quận 3.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ đánh giá hiện trạng mức độ xanh hóa cho các hệ thống nhà hàng khách sạn, xác định được nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu xanh hóa sẽ giúp nhà
quản lý trong việc bảo vệ môi trường làm thúc đẩy mức độ xanh hóa doanh nghiệp phát triển bền vững.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo đánh giá mức độ xanh hóa
của hệ thống nhà hàng – khách sạn tại Quận 3 nói chung và ở TP.HCM nói riêng,
đồng thời đề ra hướng giải pháp thúc đẩy xanh hóa hệ thống nhà hàng – khách sạn

cho nhiều năm tới.
Các nhà quản lý có thể dựa trên kết quả của nghiên cứu để có các kế hoạch,
chính sách phù hợp với nhu cầu và dễ dàng thực hiện xanh hóa doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững.
Khuyến khích đổi mới công nghệ hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường. Trong quá trình
thực hiện quá trình xanh hóa, nhận thức của các cơ sở kinh doanh sẽ được nâng cao
về mọi mặt.
5. Cấu trúc của đồ án
Nội dung thực hiện trong đề tài được chia thành 03 phần: Mở đầu, nội dung chính
và kết luận – kiến nghị.
Trong nội dung chính được chia thành 03 chương:
Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
2


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

Trình bày về tình hình tăng trưởng xanh hiện nay, doanh nghiệp xanh, đổi mới
mô hình kinh doanh, các vấn đề môi trường và công tác quản lý môi trường trong
lĩnh vực nhà hàng – khách sạn, xanh hóa doanh nghiệp và khu vực nghiên cứu.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các phương pháp cụ thể như: phương pháp tổng hợp và phân tích dữ
liệu, phương pháp điều tra, khảo sát thông tin, phương pháp khảo sát thực địa,
phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp.
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương này trình bày kết quả của phiếu khảo sát, các kết quả của cả quá trình
điều tra, và phần thảo luận trao đổi.

3



“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm về tăng trưởng xanh và tình hình triển khai hiện nay
1.1.1.Các khái niệm về tăng trưởng xanh
Ý tưởng về “Tăng trưởng xanh” đã được đề xuất tại Hội nghị các Bộ trưởng
lần thứ 5 về Môi trường và Phát triển Khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm
2005. Sau hơn 10 năm, Tăng trưởng xanh Đã trở thành một mô hình tăng trưởng
kinh tế mới Được nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế tham gia nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế gắn liền với giảm thiểu tác động môi trường.
Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm về tăng trưởng xanh, điều này phản
ánh những sự tiếp cận khác nhau trong vấn đề này. Sau đây là một số khái niệm của
các tổ chức và quốc gia trên thế giới về tăng trưởng xanh.
-

Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP): "Tăng trưởng xanh

là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản
xuất bền vững, nhằm đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp những nguồn
lực và dịch vụ sinh thái mà đời sống của chúng ta phụ thuộc vào, cho thế hệ này
cũng như cho những thế hệ mai sau” (Chương trình Môi trường của Liên Hiệp
Quốc, 2006).
-

Còn Ngân hàng Thế giới (World Bank) thì cho rằng “Tăng trưởng xanh là

quá trình tăng trưởng sử dụng tài nguyên hiệu quả, sạch hơn và tăng cường khả

năng chống chịu mà không làm chậm quá trình này.” (World Bank, 2005).
-

Khái niệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc năm 2008: “Tăng trưởng xanh là

sự tăng trưởng đạt được bằng cách tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài nguyên và
năng lượng hiệu quả để giảm thiểu biến đổi khí hậu và thiệt hại tới môi trường, tạo
ra các động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và phát triển công nghệ
xanh, tạo ra cơ hội việc làm mới và đạt được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường.” (Hàn Quốc, 2008).
-

Theo Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc: “Tăng trưởng

xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và
cơ sở hạ tầng để đạt được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân
lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài
4


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng cho xã
hội.” (Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc, 2007).
-

Theo Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (Organization for

Economic Co-operation and Development): “Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng

trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp
tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường cần thiết cho cuộc sống chủng ta.
Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và
đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh
tế mới.” (Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, 2005).
Định nghĩa tăng trưởng xanh của Việt Nam: Tăng trưởng xanh là sự tăng
trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm
tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông
qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà
kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững [16].
Có nhiều định nghĩa về TTX, nhưng chung quy lại TTX là sự tăng trưởng hiệu
quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tăng trưởng sạch, không gây ô nhiễm môi
trường, có sức chống chịu, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH, hay nói cách khác là sự
tăng trưởng nhằm mục đích cải thiện phúc lợi của con người và bình đẳng xã hội,
trong khi giảm đáng kể rủi ro môi trường và sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên,
đồng thời đảm bảo tài sản thiên nhiên được sử dụng bền vững và tiếp tục cung cấp
các hàng hóa, dịch vụ môi trường phục vụ cho quá trình tăng trưởng đó.
1.1.2. Hiện trạng tăng trưởng xanh trên thế giới
Trong bối cảnh phát triển nóng của nền kinh tế thế giới cùng với sự gia tăng
dân số kéo theo những hệ quả nghiêm trọng cho môi trường sống, khái niệm “tăng
trưởng xanh” được đông đảo các chuyên gia kinh tế, môi trường, lãnh đạo các nước
phát triển và các tổ chức quốc tế khẳng định là sẽ là xu thế tất yếu cho sự phát triển
kinh tế của thế kỷ 21.

5


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,

TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

Nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản ở Châu Á, Đức, Anh, Pháp, Hà
Lan… ở Châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh ở nhiều nội
dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.
❖ Kinh nghiệm Nhật Bản
Từ năm 2003, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành“Chiến lược năng lượng sinh
khối” và xây dựng các mô hình đô thị thông minh, đô thị xanh và sinh thái. Năm
2009 đã có 208 đô thị và đến năm 2010 đạt 300 thành phố, đô thị đạt danh hiệu này.
Tiếp theo, năm 2008, chính phủ nước này đưa ra “Kế hoạch hành động cho một xã
hội các-bon thấp”, trong đó đặt trọng tâm vào lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo
như sản xuất năng lượng mặt trời; phát triển các phương tiện vận tải không dùng
xăng, thiết kế thế hệ xe mới sử dụng năng lượng điện; thực hiện lối sống giảm khí
thải CO2, giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tiết kiệm năng lượng để hướng tới
giảm khí nhà kính, bảo vệ nền kinh tế và người dân khi giá năng lượng tăng.
Sau sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima (2011) để lại tác hại lâu dài
cho môi trường, Nhật Bản càng quan tâm phát triển “kinh tế xanh”, “năng lượng
xanh” với công nghệ mới sản xuất điện, nhiên liệu "sạch hơn", trong đó có sản xuất
điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vô tận trong tự nhiên.
Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch giảm 25% lượng khí thải nhà kính
vào năm 2020 thông qua việc đưa ra chính sách thuế các-bon để quyết tâm giảm
phát thải các-bon xuống mức thấp nhất tại các thành phố lớn. Thành phố Tokyo đã
kêu gọi giảm 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 và 80% vào
năm 2050, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch bằng cách thiết lập những
khuôn khổ thích hợp cho năng lượng tái sinh, công nghệ bảo tồn năng lượng và các
hệ thống vận chuyển đa hình thái.
Để thực hiện mô hình tăng trưởng kinh tế xanh, Chính phủ Nhật Bản đã ban
hành nhiều chính sách đồng bộ gồm: đầu tư xanh, nghiên cứu và triển khai công
nghệ xanh, tuyên truyền, đào tạo nhân lực, hợp tác quốc tế, đặc biệt là áp dụng hệ
thống thuế xanh - một trong các công cụ quan trọng được sử dụng để thúc đẩy các

sáng kiến xanh.
Nhằm giám sát việc thực hiện Chiến lược, Nhật Bản đã thành lập “Hội đồng
xúc tiến Chiến lược tăng trưởng mới” vào tháng 9/2010 do Thủ tướng đứng đầu.
6


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

Đồng thời, tăng cường tổ chức Diễn đàn các công nghệ xanh để mở rộng hợp tác
giao lưu quốc tế về khoa học và công nghệ, chia sẻ các kinh nghiệm phát triển và
thông tin công nghệ. Thực hiện “Chiến dịch sáng kiến xanh” để phát triển công
nghệ năng lượng và môi trường, tạo cơ hội đầu tư và việc làm.
Ngoài ra, Nhật Bản chú trọng đến các ngành công nghiệp phục vụ môi trường
với quy mô 873 tỷ USD vào năm 2010, khuyến khích sử dụng nguồn lực địa
phương, thông qua tiêu chuẩn ưu tiên sử dụng sản phẩm và dịch vụ môi trường, trợ
cấp và ưu đãi thuế cho việc mua bán công nghệ xanh, sản phẩm xanh…
❖ Kinh nghiệm Hàn Quốc
Hàn Quốc bắt đầu thực hiện mô hình tăng trưởng xanh từ năm 2008 với bài
phát biểu kỷ niệm 60 năm thành lập nước của Tổng thống, tuyên bố chính sách tăng
trưởng xanh, coi đó là triển vọng tương lai của đất nước.
Năm 2010, Hàn Quốc công bố “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp
xanh”, xác định một kế hoạch chi tiết các chính sách tăng trưởng xanh, tạo ra mô
hình phát triển mới của quốc gia. Mục tiêu chung của chiến lược là trở thành nền
kinh tế tăng trưởng xanh lớn thứ 7 thế giới vào năm 2020 và thứ 5 về năng lượng
xanh vào năm 2050.
Những điểm chính trong Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc là: thích
ứng với biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả; giảm sự
phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch; phát triển công nghệ xanh; xanh hoá các ngành
công nghiệp hiện có; phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến; xây dựng nền tảng

cho kinh tế xanh; xây dựng không gian xanh và giao thông vận tải xanh; thực hiện
cuộc cách mạng xanh về lối sống; hỗ trợ quốc tế cho tăng trưởng xanh.
Chương trình mở đầu bằng Dự án cải thiện môi trường sinh thái của 4 con
sông lớn. Đó là sông Hàn chảy qua thủ đô Seoul, sông Nakdong ở vùng Đông Nam,
sông Yeongsan ở khu vực Tây Nam và sông Geum ở miền Trung của Hàn Quốc.
Ngoài ra, còn các nhánh sông và sông Seomjin, tổng cộng là 18 con sông trên khắp
đất nước. Bên cạnh mục tiêu cải tạo hệ sinh thái, dự án này hướng đến hỗ trợ phát
triển kinh tế vùng bằng cách tạo ra các không gian đa dụng cho hoạt động văn hoá
và du lịch vùng ven sông. Toàn bộ dự án tiêu tốn khoảng 16.000 tỷ won, tương
7


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

đương 13,8 tỷ USD; tạo ra 340.000 việc làm và thu được lợi ích kinh tế xấp xỉ
40.000 tỷ won.
Tiếp theo, nội dung chủ đạo của mô hình tăng trưởng theo chiến lược tăng
trưởng xanh của Hàn Quốc thể hiện ở việc lựa chọn các ngành công nghiệp chủ lực
như thép, đóng tàu, ô tô, hóa dầu, dệt may… để triển khai thực hiện áp dụng công
nghệ xanh, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thay đổi toàn bộ quá trình sản
xuất theo hướng thân thiện với môi trường.
Thực hiện mô hình tăng trưởng xanh, Hàn Quốc đã xây dựng thể chế để thực
hiện các nội dung về tăng trưởng xanh như: ban hành Luật cơ bản về tăng trưởng
xanh, ít các-bon (có hiệu lực từ 14/4/2010); thành lập Ủy ban quốc gia về tăng
trưởng xanh do Thủ tướng đứng đầu, thành viên là các bộ trưởng; thành lập Viện
Nghiên cứu tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) - một tổ chức liên chính phủ có mục
đích xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh ít các-bon và hỗ trợ các nước thực hiện
những chiến lược này.
Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với các sản phẩm thân

thiện với môi trường, giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất trong giai
đoạn đầu; khuyến khích chuyển sang phương thức mua sắm công thân thiện với môi
trường.
Đồng thời, Chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế 38,1 tỷ USD, trong đó dành
81% cho mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đứng đầu thế giới, vượt xa EU
(59%), Trung Quốc (38%). Các hợp phần gồm: 10,5 tỷ USD đầu tư cải tạo các dòng
sông; 5,8 tỷ USD cho mục tiêu sử dụng hiệu quả năng lượng; 1,8 tỷ USD cho trồng
rừng... Hàn Quốc còn đầu tư gần 40 tỷ USD trong 4 năm (2008 - 2012) nhằm phát
triển lĩnh vực công nghiệp và kỹ thuật xanh cùng công nghiệp mũi nhọn tổng hợp.
Chính phủ cũng đã cho xây dựng hệ thống “vận tải xanh”, bao gồm đường sắt
thải ít khí các-bon và 3.000 km đường xe đạp quanh bốn con sông xanh. Khoảng 2
triệu ngôi nhà xanh và văn phòng làm việc sử dụng ít năng lượng và điện sẽ được
xây dựng. Thực hiện mục tiêu cắt giảm 30% khí CO2 và các vấn đề như đảm bảo an
ninh năng lượng, an ninh lương thực, các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và
giải quyết các vấn đề xã hội vào năm 2020 [2].
❖ Kế hoạch Grenelle Môi trường của Pháp
8


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

Từ đầu những năm 2000, vấn đề phát triển bền vững và TTX đã được chú
trọng ở Pháp với nhiều chính sách như Luật Định hướng về Quy hoạch và Phát triển
bền vững lãnh thổ ra đời năm 1999, các đạo luật điều chỉnh vấn đề chống hiệu ứng
nhà kính và phòng ngừa rủi ro liên quan đến sự nóng lên toàn cầu năm 2001. Từ
năm 2002 - 2006, Chiến lược Phát triển bền vững quốc gia chính thức được triển
khai. Tuy nhiên, đến năm 2007, TTX mới thực sự đi vào việc hoạch định chính sách
của Pháp (tiến trình Grenelle Môi trường). Trong thời gian này, Pháp cũng như tất
cả các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với sự BĐKH nghiêm trọng. Cùng

với những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến việc tìm kiếm một
mô hình tăng trưởng hợp lý trở thành vấn đề cấp bách.
Trên thực tế, Grenelle Môi trường chính là cách gọi tắt của tiến trình xây dựng
nền kinh tế xanh của Pháp, với khởi đầu là các cuộc gặp gỡ chính trị nhằm đưa ra
những quyết định dài hạn về vấn đề môi trường, phát triển bền vững, sau đó là tiến
trình xây dựng các quy chế, biện pháp từ những quyết định này và áp dụng vào thực
tế nhằm đạt được sự TTX và phát triển bền vững. Grenelle Môi trường được Tổng
thống Pháp Nicolas Sarkozy ký quyết định ngày 21/5/2007. Bước khởi động đầu
tiên của kế hoạch này là Diễn đàn Grenelle Môi trường. Đây là giai đoạn đầu tiên
dành riêng cho đối thoại và xây dựng các dự án phát triển trong 5 nhóm đại điện đến
từ các phía: Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ, giới chủ
và người lao động.
Kể từ khi Diễn đàn Grenelle Môi trường được diễn ra, Pháp đã thúc đẩy và
giữ vị trí then chốt trong tiến trình TTX của thế giới. Trong số những nước phát
triển, kế hoạch đối phó khủng hoảng kinh tế của Pháp tập trung vào chiều hướng
xanh: 1/3 kế hoạch đối phó khủng hoảng nhằm vào những biện pháp xanh và một
cam kết tài chính có giá trị cao dành cho những biện pháp này. Trong 10 năm, kể từ
khi gói kích thích kinh tế được đưa ra (năm 2009), gần 450 tỷ euro được đầu tư vào
nhà ở, vận tải, năng lượng tái tạo, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý nước và rác thải,
song song với chính sách khuyến khích tiêu dùng có trách nhiệm.
Bên cạnh những kế hoạch thúc đẩy về mặt ngân sách, Grenelle Môi trường đã
tiếp cận vấn đề TTX bằng cách thiết lập các mục tiêu khác nhau đối với tất cả các
lĩnh vực như BĐKH, đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, sản xuất và tiêu
9


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

thụ bền vững, thúc đẩy mô hình phát triển bền vững thuận lợi cho tính cạnh tranh và

việc làm, quản lý chất thải... Cụ thể: Trong lĩnh vực xây dựng, những tiêu chuẩn
mới về cách nhiệt, cách âm đối với các công trình xây dựng đã được công bố và một
chương trình cải tạo hệ thống nhiệt của các công trình xây dựng cũ đã được đưa ra
nhằm giảm 38% sự tiêu thụ năng lượng từ nay đến năm 2020. Trong lĩnh vực vận
tải có các biện pháp khuyến khích vận tải đường sắt và đường sông. Trong lĩnh vực
năng lượng tái chế mục tiêu là sản xuất ít nhất 20% loại năng lượng này từ nay đến
năm 2020; sản xuất điện tử năng lượng tái tạo sẽ chiếm 23% vào năm 2020. Trong
lĩnh vực rác thải ưu tiên tái chế rác và tránh không thiêu đốt rác...
Để hoàn thành các mục tiêu này, quá trình thực hiện được tập trung triển khai
trên nhiều khía cạnh. Các chính sách công nhằm xây dựng nền kinh tế xanh của
Pháp đều tập trung vào cải thiện năng lượng hiệu quả, bảo đảm sự đa dạng sinh thái
và giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Các ngành công nghiệp chiến lược của
nền kinh tế xanh cũng được xác định là các ngành tạo ra sự tăng trưởng và việc làm.
Đó là các ngành năng lượng sinh khối, gió, pin quang điện, địa nhiệt, năng lượng
biển, chất đốt sinh học, lưu trữ và thu hồi CO2, mạng lưới điện thông minh... Trong
đó, ưu tiên cho phát triển năng lượng tái tạo. Đây là một trong những mục tiêu của
kế hoạch TTX của Pháp, đất nước đứng vị trí thứ 9 trong đầu tư vào lĩnh vực
này[6].
❖ Kinh nghiệm Trung Quốc
Tại Trung Quốc cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm bộc lộ những điểm
yếu của mô hình phát triển kinh tế tích tụ sau 30 năm cải cách - mở cửa (như cơ cấu
kinh tế dựa vào gia công nhưng giá trị gia tăng không cao, tiêu hao nhiều tài
nguyên, năng lượng, phụ thuộc bên ngoài về nguyên liệu, xuất khẩu, mất cân đối
nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ, v.v…), thúc đẩy Trung Quốc định vị lại mô
hình phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững hơn. Trong gói kích thích kinh tế
586 tỷ USD, Trung Quốc coi trọng đầu tư cho đổi mới công nghệ, tái cơ cấu kinh tế,
phát triển năng lượng tái tạo nhằm từng bước hướng tới phát triển xanh, chuyển dần
sang mô hình tăng trưởng sử dụng hiệu quả năng lượng. Trung Quốc đang cơ cấu
lại 10 ngành, nghề chủ chốt (thép, ôtô, xi măng, v.v…) nhằm tạo việc làm, nâng cao
năng lực cạnh tranh, đồng thời bước đầu hiện đại hóa các ngành này để tiếp cận

10


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

công nghệ xanh, nhất là các ngành gây nhiều ô nhiễm. Với ôtô, Trung Quốc chuyển
hướng chiến lược sang sản xuất ôtô tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng
mới; với ngành thép, khống chế sản lượng ở mức 300 triệu tấn/năm, loại bỏ công
nghệ lạc hậu.
❖ Kinh nghiệm tại một số nơi khác
Tại một số nước ASEAN, Indonesia đang triển khai “Chương trình năng
lượng 2025”, trong đó phấn đấu giảm tỷ lệ sử dụng dầu thô xuống còn 20% tổng
nhu cầu năng lượng; phát huy lợi thế trồng cọ và dầu gai để phát triển nhiên liệu
sinh học. Indonesia chủ động hợp tác với nhiều nước (Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc…),
khuyến khích đầu tư nước ngoài vào sản xuất nhiên liệu sinh học và sinh khối
(biomass). Thái Lan khuyến khích đầu tư và sử dụng nhiên liệu sinh học, nhất là
trong các ngành vận tải (nhiên liệu sinh học hiện chiếm 20% nhu cầu nhiên liệu
trong ngành vận tải ở Thái Lan). Philippines đã ban hành Chương trình phát triển
xanh, tranh thủ hỗ trợ của ADB để phát triển các dự án tái chế và thải ít carbon.
Tại các nước trong khu vực, ví dụ như Lào cũng đang trong quá trình xây
dựng một lộ trình tăng trưởng xanh quốc gia. Campuchia cũng đang nỗ lực xây
dựng một kế hoạch hành động chi tiết sau khi ban hành lộ trình tăng trưởng xanh
quốc gia
Gần đây nhất, tại Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương (APEC) bế mạc ngày 13/11 tại đảo Hawaii, Hoa Kỳ, các nhà lañ h đa ̣o
APEC đã thông qua Tuyên bố Honolulu, trong đó, APEC xác định cầ n phải giải
quyế t các thách thức môi trường và kinh tế của khu vực bằ ng cách hướng đế n nề n
kinh tế xanh, carbon thấ p, nâng cao an ninh năng lươ ̣ng và ta ̣o nguồ n mới cho tăng
trưởng kinh tế và viê ̣c làm. Năm 2012, APEC sẽ phát triể n danh mu ̣c hàng hóa môi

trường (hàng hóa xanh) và giảm thuế quan đố i các mă ̣t hàng này vào cuố i năm
2015. APEC sẽ xóa bỏ rào cản phi thuế quan bao gồ m các yêu cầ u tỉ lê ̣ nô ̣i điạ hóa
đố i với các dich
̣ vu ̣ và hàng hóa môi trường. Để thúc đẩ y các mu ̣c tiêu tăng trưởng
xanh, APEC sẽ thực hiê ̣n các biê ̣n pháp như giảm 45% cường đô ̣ sử du ̣ng năng
lươ ̣ng của APEC vào năm 2035 so với năm 2005, kế t hơ ̣p các chiế n lươ ̣c phát triể n
về thải carbon thấ p vào các kế hoa ̣ch tăng trưởng kinh tế thông qua dự án Thành
phố mẫu carbon thấ p… Đầu tư cho tăng trưởng xanh mạnh mẽ nhất được thực hiện
11


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

ở khu vực Tây Âu và Đông Á, nơi các nước đều dành ưu tiên cao cho lĩnh vực năng
lượng sạch, giao thông thân thiện môi trường, đô thị hóa bền vững, nông nghiệp
sinh thái, công nghiệp văn hóa, xây dựng lối sống xanh…
Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy hiện có một số cách tiếp cận để thúc
đẩy tăng trưởng xanh, đó là cách tiếp theo từng khu vực của nền kinh tế, hoặc đó là
cách tiếp cận liên ngành xuyên suốt các lĩnh vực như sử dụng hiệu quả tài nguyên,
sản xuất và tiêu dùng bền vững... Tuy nhiên, với cách tiếp cận nào, nội dung của
tăng trưởng xanh chủ yếu bao gồm các vấn đề: sản xuất và tiêu dùng bền vững;
giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu; xanh hóa các hoạt
động sản xuất kinh doanh thông qua phát triển công nghệ xanh, phát triển các ngành
công nghiệp cao, sử dụng ít tài nguyên, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch; xây
dựng cơ sở hạ tầng bền vững; bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên; cải
tổ và áp dụng các công cụ kinh tế; xây dựng và thực hiện các chỉ số sinh thái.
Bên cạnh đó, thực tiễn tại các nước cũng cho thấy rằng việc thúc đẩy tăng
trưởng xanh hay quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh tạo ra tiềm năng to lớn
để đạt được phát triển bền vững và giảm đói nghèo với tốc độ chưa từng thấy đối

với tất cả các quốc gia. Riêng đối các quốc gia đang phát triển, tăng trưởng xanh
còn tạo đà cho một bước “nhảy vọt” để phát triển kinh tế mà không cần theo con
đường phát triển kinh tế “ô nhiễm trước, xử lý sau”[14].
1.1.3. Hiện trạng tăng trưởng xanh tại Việt Nam
Phát triển kinh tế ở Việt Nam những năm qua chủ yếu dựa vào khai thác tài
nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế. Phát triển bền vững là chủ trương lớn
nhưng chưa được thực hiện triệt để. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương
hướng tới một nền công nghiệp xanh, ít tiêu hao năng lượng, hạn chế sản xuất gây ô
nhiễm môi trường, tuy nhiên việc thực hiện còn mang tính lẻ tẻ, chưa có tính đồng
bộ do các lĩnh vực này chưa có chiến lược và quy hoạch phát triển rõ ràng theo
hướng xanh. Đây cũng là tình hình chung của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế trọng tâm trong phát triển
xanh, đồng thời cũng là lợi thế lâu dài của Việt Nam, tuy nhiên sản xuất nông
nghiệp vẫn ở trình độ kém phát triển và có nguy cơ ngày càng tụt hậu xa hơn các
ngành kinh tế khác.
12


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

Ngay trong nửa sau của thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, hướng tiếp cận “tăng
trưởng xanh” được thế giới nghiên cứu và phát triển. Tăng trưởng xanh/phát triển ít
các-bon là mô hình phát triển mới được nhiều nước trên thế giới quan tâm, đặc biệt
ở khu vực châu Á Thái Bình Dương - nơi đã thu được nhiều kết quả quan trọng,
không những để giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao khả năng thích ứng với biến
đổi khí hậu, mà còn nâng cao chất lượng của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu sản xuất
và tiêu dùng theo hướng bền vững và cải thiện đời sống người dân.
Là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam xác định
phương thức tăng trưởng xanh là nỗ lực của Chính phủ trong quá trình thực hiện

cam kết với cộng đồng quốc tế cùng chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng
thời, đó cũng là cơ hội nâng cao đời sống cho người dân thông qua việc tăng sức
cạnh tranh của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và
tiếp tục theo đuổi thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Nhận thức được vai trò của việc xây dựng và thực hiện Chiến lược tăng trưởng
xanh, ngày 25/09/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐTTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh. Trong đó, xác định, tăng
trưởng xanh là cách thức phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tăng
trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới ở Việt Nam, phù hợp với
quan điểm và định hướng phát triển của Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam và cụ
thể hóa tại Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020: “Phải phát
triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế.
Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất
lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển
theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa
với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi
trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Việt Nam đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát
triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần
quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu. Mục tiêu tổng quát
của Chiến lược Tăng trưởng xanh là “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon
13


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền
vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu
bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”.

Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương
triển khai Kế hoạch Hành động quốc gia về tăng trưởng xanh Việt Nam trong phạm
vi toàn quốc, theo đó đã triển khai thực hiện các hoạt động sau:
-

Về thể chế và kiện toàn tổ chức: Ngày 20/03/2014, Thủ tướng Chính phủ đã

ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg về Kế hoạch Hành động quốc gia về Tăng
trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai thành lập
Ban Điều phối liên ngành về Tăng trưởng xanh trực thuộc Uỷ ban Quốc gia về Biến
đổi khí hậu do Phó Thủ tướng đứng đầu và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm
Phó ban thường trực; triển khai xây dựng hướng dẫn đầu tư tăng trưởng xanh để
lồng ghép nội dung tăng trưởng xanh vào quy trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội.
-

Về công tác xây dựng kế hoạch hành động: Các kế hoạch hành động trong

lĩnh vực phụ trách của bộ, ngành và cấp địa phương về tăng trưởng xanh (như: Bộ
Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao
thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường; trên 25 địa phương, như: Quảng Ninh,
Thanh Hóa, Bến Tre, TP. Đà Lạt, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế,
Ninh Thuận, Bình Thuận...) đã và đang được xây dựng. Ba bộ: Tài nguyên Môi
trường, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, 2 tỉnh: Quảng Nam, Bắc Ninh đã phê
duyệt HĐND về tăng trưởng xanh. Trong đó, bước đầu tập trung đánh giá hiện
trạng, xác định những ngành chính, tiềm năng, những lựa chọn ưu tiên, đề xuất cơ
chế huy động nguồn lực đầu tư cho tăng trưởng xanh với sự tham gia của khu vực
tư nhân...
-

Về các hoạt động thu hút nguồn lực cho tăng trưởng xanh, Bộ Kế hoạch và


Đầu tư cũng phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ đánh giá việc cung
cấp ODA cho 66 hành động của chiến lược tăng trưởng xanh. Từ đó, xác định nhu
cầu về nguồn lực và những ưu tiên trong thời gian tới về việc sử dụng nguồn vốn
ODA cho các hành động về tăng trưởng xanh. Đồng thời, chủ trì phối hợp với các
bộ, ngành, địa phương huy động nguồn lực của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế
14


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

để thực hiện các hoạt động về tăng trưởng xanh, như: tăng cường năng lực; thực
hiện thí điểm các hoạt động tại một số địa phương thông qua các dự án hỗ trợ kỹ
thuật (Ninh Thuận, Đà Lạt, Bắc Ninh, Bình Thuận...); triển khai dự án thành lập
Quỹ hỗ trợ tăng trưởng xanh... Kết quả, vận động được 5 triệu EUR từ Chính phủ
Vương quốc Bỉ; 2 triệu USD từ Chính phủ Hàn Quốc và 3,6 triệu USD là từ
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)...
Tại Việt Nam, tăng trưởng xanh tuy đã được nhiều địa phương quan tâm,
nhiều doanh nghiệp ứng dụng song chưa thành xu thế do tầm quan trọng của tăng
trưởng xanh chưa được thực sự đề cao so với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính vì thế, số đông người dân và doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ về sự
cấp thiết của tăng trưởng xanh. Đây sẽ là điểm yếu đặc biệt đối với doanh nghiệp
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi các công ty mong muốn thu hút
nguồn vốn và tìm kiếm khách hàng, đối tác từ nước ngoài. Ngày nay, các tổ chức tài
chính chuyên nghiệp đều có chỉ tiêu về tăng trưởng xanh trong đánh giá đầu tư, và
dân chúng ngày càng nhạy cảm hơn đối với những hoạt động ảnh hưởng tới môi
trường của doanh nghiệp [15].
Một số văn bản pháp lý liên quan đến tăng trưởng xanh được ban hành như:
• Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kì 2011 – 2020 và tầm nhìn

đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 25/9/2012.
• Kế hoạch hành động Quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020
ban hành kèm theo Quyết định số 403/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
20/3/2014.
• Chương trình hành động của ngành tài nguyên và môi trường thực hiện chiến
lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến năm
2030 ban hành kèm theo Quyết định số 965/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ngày 23/4/2015.
-

Về hiện trạng thực thi tăng trưởng xanh thì đã và đang được các tổ chức, sở,

ban, ngành, địa phương nghiên cứu, triển khai, thực hiện như:

15


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”
+ Viện Tăng trưởng xanh Toàn cầu (GGGI) phối hợp với Chương trình Định

cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) đã có những khóa tập huấn cho cán bộ
ở Sở tài nguyên Môi trường Hồ Chí Minh.
+ Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng để chia sẻ kiến thức về

Tăng trưởng xanh nhằm tăng cường năng lực cho lãnh đạo địa phương và tăng vai
trò làm chủ của họ trong quá trình lập kế hoạch, triển khai các chính sách và những
chương trình phát triển cho thành phố;
+ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương (2014). Nghiên cứu đánh giá


hiện trạng và dự báo phát thải các khí nhà kính tại Bình Dương và đề xuất các giải
pháp giảm thiểu;
+ Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (2012). Nghiên cứu đánh giá

hiện trạng và dự báo phát thải các khí nhà kính tại Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất các
giải pháp giảm thiểu;
+ Điề u tra tiề m năng cơ chế phát triể n sa ̣ch (CDM) trên điạ bàn tin
̉ h Hâ ̣u

Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tin
̉ h Hâ ̣u Giang, 2009;
+

Sở Tài Nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng (2014). Đề xuất bộ chỉ

số Tăng trưởng xanh về môi trường thành phố Hải Phòng;
+ Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2013). Triển khai thực hiện chiến lược

quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của
thành phố Hà Nội;
+ Ủy Ban Nhân dân tỉnh Kon Tum (2013). Kế hoạch hành động thực hiện

chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm
2050;
1.2. Tổng quan về doanh nghiệp xanh
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp xanh
Doanh nghiệp xanh (hay còn gọi là doanh nghiệp bền vững) là doanh nghiệp
không gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường địa phương hoặc trái đất, đối với
cộng đồng hay nền kinh tế. Doanh nghiệp xanh hoạt động có trách nhiệm với môi

trường và cộng đồng, tập trung vào việc thực hiện những quy tắc và thông lệ có lợi
cho người lao động, cộng đồng và trái đất.
16


“Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng – khách sạn trên địa bàn Quận 3,
TP.HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện”

Doanh nghiệp xanh đặc biệt cuốn hút người tiêu dùng vì các doanh nghiệp này
nổi tiếng bởi sự quan tâm bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường, đảm bảo đời sống
của người lao động và những nhà cung cấp của họ, đồng thời liên tục cải thiện cách
tiếp cận để hướng tới sự bền vững và giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Trở
thành doanh nghiệp xanh không phải là sự thay đổi một lần mà là nỗ lực thường
xuyên cần sự học hỏi và cải thiện không ngừng.
1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp xanh hướng đến phát triển bền vững
- Vai trò của doanh nghiệp xanh đối với việc cải thiện chất lượng môi trường
sống hiện tại và tương lai.
- Vai trò của doanh nghiệp xanh trong việc phối kết hợp với cộng đồng để cải
thiện môi trường sống chung.
1.2.3. Các bước thực hiện chiến lược môi trường cho doanh nghiệp để trở
thành một “Doanh nghiệp xanh”
❖ Bước 1: Tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường
Để trở thành một doanh nghiệp xanh, doanh nghiệp nên thực hiện những gì
mình đã đề ra.Điều này có nghĩa là tuân thủ đúng tất cả những nguyên tắc bảo vệ
môi trường liên quan tới công việc kinh doanh. Việc thực hiện này không chỉ góp
phần bảo vệ môi trường, mà còn giúp cho doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động
theo đúng những quy định của pháp luật.
❖ Bước 2: Phát triển một hệ thống quản lý môi trường
Điều hành một doanh nghiệp xanh đồng nghĩa với việc tạo ra một không gian
làm việc thân thiện với môi trường và sử dụng có hiệu qua các nguồn năng lượng.

Một kế hoạch quản lý môi trường hợp lý sẽ có tác dụng giảm thiểu tối đa các tác
động môi trường và khuyến khích việc thực hành doanh nghiệp xanh.
❖ Bước 3: Thiết lập văn phòng xanh
Nếu doanh nghiệp đang có kế hoạch mở một Văn phòng mới hay nâng cấp
Văn phòng hiện tại. Hãy đảm bảo rằng Văn phòng đó sẽ là một “Văn phòng xanh”
trong đó được lắp đặt hệ thống điều hòa nhiệt độ cũng như các thiết bị văn phòng,
hệ thống ánh sáng sử dụng năng lưi đồng thu gom lý CTNH
rác thải hàng
ngày
Hình 3.2: Tỷ lệ doanh nghiệp có thiết bị xử lý chất thải
Nhận xét: Qua kết quả điều tra, phỏng vấn. Thiết bị doanh nghiệp sử dụng
xử lý chất thải thì trong đó chỉ có 25,71% có đầu tư thiết bị xử lý khí thải để xử lý
đạt nồng độ chuẩn trước khi thải ra môi trường, có 37,14% cơ sở có thiết bị xử lý
nước thải, 100% cơ sở có ký hợp đồng thu gom rác thải hàng ngày và khoảng
57,14% cơ sở có ký hợp đồng, giao CTNH phát sinh trong quá trình hoạt động.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh không chỉ phát sinh một loại chất thải
duy nhất, có thể cùng một cơ sở lại là nơi phát sinh hỗn hợp của nhiều loại chất thải
như khí thải, nước thải, rác thải sinh hoạt, CTNH, tiếng ồn, mùi,… kết quả khảo sát
cho thấy đối với các cơ sở phát sinh đồng thời nhiều loại chất thải như khí thải,
nước thải, CTNH thì những đơn vị có đầu tư thiết bị xử lý nhưng sự đầu tư này
chưa thật sự toàn diện, cơ sở có thiết bị xử lý nước thải thì lại chưa đầu tư cho hệ
thống xử lý khí thải, hoặc chưa có đăng ký Sổ chủ nguồn thải nguy hại, chưa ký hợp
đồng thu gom đối với các đơn vị có đúng chức năng thu gom, xử lý CTNH,…Nhiều
trường hợp tương tự như thế cho thấy các cơ sở cũng có sự quan tâm nhất định đến
51


×