------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH:
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
TIẾNG ANH THCS
(Tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm học 2014-2015)
1234-
Họ và tên: Lưu thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Liên Đầm
Lý do chọn đề tài:
Trong những năm học vừa qua, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục nổ
lực đổi mới phương pháp giảng dạy, để đào tạo ra những con người năng động, sớm
thích ứng với đời sống xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
đất nước. Trước tình hình đó, đòi hỏi đội ngũ giáo viên chúng ta phải không ngừng
đổi mới, cải tiến nội dung, phương pháp soạn giảng để trong mỗi tiết dạy, học sinh
sẽ được hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ
nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo
viên phải triệt để thực hiện theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát
huy tính chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh trong hoạt động dạy
học.
Sơ đồ tư duy(SĐTD) kế thừa, mở rộng hình thức ghi chép, sử dụng bảng biểu,
sơ đồ nhưng ở mức độ cao hơn. Nó là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả
Tony Buzan (người Anh) nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến rộng khắp trên thế giới.
Có thể khẳng định rằng PPDH bằng SĐTD là một trong những PPDH hiện đại. Nó
giúp học sinh dễ ghi nhớ, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, óc tưởng tượng và
khả năng sáng tạo...Đây là một công cụ hữu hiệu trong quá trình dạy học hiện nay.
Trong những năm học qua, việc sử dụng SĐTD (MINDMAP) trong dạy học đã trở
nên phổ biến ở tất cả các môn học, các cấp học vì nó đã cho thấy những ưu điểm
như học sinh rất hứng thú, dễ ghi nhớ, phát huy được khả năng sáng tạo của các em.
Lâu nay, trong quá trình dạy học, chúng ta vẫn thường sử dụng các mô hình,
sơ đồ, biểu đồ... để cô đọng, khái quát kiến thức cho học sinh, nhất là ở những bài
tổng kết các đơn vị, các phần của môn học hay các bài ôn tập. Cách làm này có thể
nói đã đem lại những hiệu quả thiết thực nhất định trong việc ôn tập, củng cố, hệ
thống kiến thức cho học sinh bởi cách trình bày gọn, rõ, lô-gic. Thế nhưng, bên
1
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
cạnh những ưu điểm ấy, cách làm này vẫn còn những hạn chế nhất định, bởi trước
hết là cả lớp cùng có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên hoặc của
tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình. Các bảng
biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Cách làm này chưa thật sự
phát huy được tư duy sáng tạo, chưa thật sự kích thích, lôi cuốn được các em trong
việc tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức của bài học. Hơn
nữa, phạm vi sử dụng hẹp vì chúng ta chỉ sử dụng chúng trong một số tiết dạy có
tính chất tổng kết các chương, các phần, các mảng kiến thức của môn học hay các
bài ôn tập mà thôi chứ chúng không được sử dụng đại trà cho tất cả các bài học, các
giờ lên lớp cũng như các khâu của tiến trình bài dạy.
Trong thời gian gần đây, chúng ta đã được tiếp cận với những phương pháp,
kĩ thuật dạy học mới, nhất là sự bùng nổ của ngành Công nghệ thông tin. Việc sử
dụng SĐTD thay thế cho những mô hình, sơ đồ, biểu đồ... đã lạc hậu, lỗi thời để
khái quát, cô đọng kiến thức cho học sinh là một sự tất yếu, bởi SĐTD có rất nhiều
điểm ưu việt hơn. Do đó, việc ứng dụng SĐTD vào trong quá trình dạy học môn
Tiếng Anh không chỉ lôi cuốn sự hứng thú, làm “sống lại” niềm đam mê, yêu thích
môn học ở các em học sinh.
Đặc biệt trong bộ môn Tiếng Anh , việc ghi nhớ từ, cấu trúc đối với học sinh
rất khó mà lại mau quên... Việc sử dụng SĐTD vào dạy học đã phát huy được hiệu
quả của nó, đã tạo được những chuyển biến tích cực trong hoạt động dạy học. Mặt
khác, nói đến PPDH là nói đến cách dạy của người thầy. Trong chương trình giáo
dục phổ thông, Tiếng Anh là một môn học có vị trí quan trọng. Bởi vậy, để học sinh
học tốt môn Tiếng Anh ở trường phổ thông nói chung, người giáo viên phải chú
trọng đến PPDH, phải tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu và áp dụng những hình thức,
biện pháp tổ chức dạy học mới, hiện đại, sinh động, đưa học sinh đến với môn học
này một cách tự giác, bằng niềm say mê thật sự. Có như thế mới đáp ứng được yêu
cầu của môn .
5. Nội dung giải pháp hữu ích:
5.1. Khó khăn, thuận lợi và sự cần thiết của giải pháp:
Khó khăn:
Tuy nhiên, việc ứng dụng SĐTD trong quá trình dạy học là vấn đề còn khó
khăn, lúng túng đối với nhiều giáo viên. Do việc thực hiện sử dụng phương pháp
dạy học bằng SĐTD không đồng bộ giữa các bộ môn, học sinh rất ít được tiếp cận
với các dạng SĐTD, các thao tác, kĩ thuật vẽ còn hạn chế nên khi triển khai các em
còn băn khoăn không biết vẽ như thế nào.
Bên cạnh đó giáo viên tỏ ra băn khoăn không biết sử dụng SĐTD vào khâu
nào trong quá trình dạy học? Phương pháp thiết kế một SĐTD…. Nhất là đối với
những giáo viên chưa quen với việc ứng dụng Công nghệ thông tin.
2
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thuận lợi :
Trong những năm qua, hầu hết đội ngũ giáo viên chúng tôi đã được tham dự
các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đổi mới PPDH, nội dung
triển khai một số phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Trong đó có việc sử dụng
SĐTD. Có thể khẳng định rằng đây là một trong những PPDH rất quan trọng, vừa
rất mới, rất hiện đại, lại rất khả thi, đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được triển khai và ứng dụng nhiều
năm qua, nên việc tải, cài đặt một phần mềm để vẽ SĐTD không khó đối với hầu
hết các giáo viên. Một trong các phần mềm dễ sử dụng nhất để vẽ SĐTD là phần
mềm iMindMap 5.4 hoặc iMindmap 6.
Sự cần thiết của giải pháp:
Đối với các cách dạy học truyền thống, học sinh chỉ biết tiếp thu kiến thức
một chiều mà không chú trọng tự nghiên cứu tìm tòi, nắm ý chính của bài học hoặc
không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau. Vì thế, một
trong những nội dung của phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực” chính là đổi mới phương pháp dạy học để thay đổi tư duy và tăng sự hứng thú
của cả giáo viên và học sinh. Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng
các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng
một nửa của bộ não - não trái, mà chưa sử dụng kỹ năng bên não phải, nơi giúp
chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian ... và cách ghi chép
thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề. Sơ đồ tư duy chính là một bức
tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới. Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi
tiết và cụ thể. Khi mọi người tập trung vào chủ đề ở giữa thì bộ não của mỗi người
đều hướng tới trọng tâm tạo nên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục
tiêu chung và định hướng được kết quả. Các nhánh chính của sơ đồ tư duy đưa ra
cấu trúc tổng thể giúp HS hướng tư duy một cách logic. Bên cạnh đó, các nhánh
phụ kích thích tính sáng tạo .
Qua việc tìm hiểu và vận dụng PPDH bằng SĐTD trong quá trình dạy học,
tôi nhận thấy PPDH này đã thật sự đem lại “luồng sinh khí mới” cho học sinh trong
quá trình dạy học bộ môn Tiếng Anh. Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý chán học,
khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em
cái nhìn mới, cách tư duy mới, sự hưng phấn, lôi cuốn đối với môn học Tiếng Anh.
5.2. Phạm vi áp dụng giải pháp hữu ích:
- Nội dung vận dụng giới hạn trong khung chương trình giảng dạy Tiếng
Anh THCS.
5.3. Thời gian áp dụng:
- Thời gian áp dụng giải pháp xuyên suốt năm học, từ năm học 20122013 đến nay.
3
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
5.4. Giải pháp thực hiện:
5.4.1. Tính mới của giải pháp:
Theo hướng dẫn giảng dạy của bộ môn Tiếng Anh thì dạy học có chú
trọng đến việc sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học, quan tâm đấn
ứng dụng CNTT và dạy học phải chú trọng đến việc động viên, khuyến khích học
sinh trong quá trình học tập, đa dạng hóa nội dung và hình thức thì việc sử dụng
SĐTD vào giảng dạy không phải là điểm mới. Tuy nhiên ứng dụng SĐTD sao cho
phù hợp với nội dung, kiểu bài, mang lại hiệu quả thiết thực, đó mới là điểm mấu
chốt và cũng là kết quả cần đạt của đề tài.
Trong dạy học Tiếng Anh ở trường phổ thông việc sử dụng SĐTD không giới
hạn ở các khâu, nó có thể được sử dụng ở trong suốt quá trình dạy học. Chúng ta có
thể sử dụng BĐTD trong các khâu:
- Dạy bài mới.
- Hệ thống, củng cố kiến thức sau mỗi bài học.
- Ôn tập kiến thức.
- Kiểm tra bài cũ.
Dù việc thiết lập và sử dụng SĐTD ở trên lớp hay ở nhà thì cũng phải đảm
bảo thực hiện đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Cho học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân thông qua gợi ý của
giáo viên.
Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết
minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến
thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn giúp học sinh hoàn chỉnh
SĐTD.
Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn
hoặc một SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình
bày, thuyết minh về kiến thức đó.
Hoặc cùng với các bước thực hiện trên, giáo viên có thể lựa chọn nội dung và
giao cho học sinh thực hiện ở nhà.
4
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CẤU TRÚC CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐIỂN HÌNH
Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ đề.
Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm rõ
chủ đề.
Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý
chính.
Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm
thì ý càng cụ thể, chi tiết. Có thể nói, SĐTD là một bức tranh tổng thể, một mạng
lưới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội dung, một đơn vị
kiến thức nào đó.
Để chuẩn bị một tiết dạy có sử dụng SĐTD đòi hỏi giáo viên phải có sự
chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết đó là một SĐTD được thiết kế trên máy.
Để thực hành vẽ một SĐTD học sinh cần có giấy A3 hoặc A4, bút màu.
5
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA:
1/ Sử dụng BĐTD trong giảng dạy bài mới:
LỚP 9 - UNIT 8: CELEBRATIONS
LESSON 5: WRITE
* Bước 1: Giới thiệu chủ đề và nội dung bài học.
* Bước 2: Cho học sinh làm việc theo nhóm. Phát thảo các phần cứng của một bức
thư bằng các nhánh chính của một SĐTD.
* Bước 3: Gợi mở nội dung trong phần body bằng eliciting questions. Học sinh vừa
nghe, vừa trả lời câu hỏi, vừa ghi chú vào các nhánh phụ của SĐTD bằng ý tưởng
riêng của nhóm mình.
* Bước 4: Gv giúp học sinh chỉnh sửa thành một sơ đồ hoản chỉnh
* Bước 5: Học sinh viết bài dựa vào SĐTD đã hoàn chỉnh.
6
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2/ Sử dụng SĐTD trong giảng bài mới và củng cố bài:
VÍ DỤ 1: LỚP 6 – UNIT 13
LESSON 1: THE WEATHER AND SEASONS – A1,2
* Bước 1: Giới thiệu chủ đề, nội dung bài học.
* Bước 2: Giới thiệu 4 mùa trong năm và thời tiết vào các mùa.
* Bước 3: Học sinh làm việc theo cặp, vẽ SĐTD thể hiện 4 mùa bằng các nhánh
chính và thời tiết vào các mùa bằng các nhánh phụ.
* Bước 4: Học sinh dựa vào SĐTD để hỏi và trả lời về thời tiết vào các mùa.
* Bước 5: Học sinh dựa vào SĐTD để nói về các mùa trong năm.
VÍ DỤ 2: LỚP 9 : UNIT 9: NATURAL DISASTER
7
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
LESSON 3: READ
* Bước 1: Giói thiệu chủ đề bài học.
* Bước 2: Học sinh liệt kê các thiên tai trong bài bằng các nhánh chính của SĐTD.
* Bước 3: GV giới thiệu từng thiên tai, HS nghe và ghi chú bằng các nhánh phụ
trong SĐTD. Hoàn chỉnh SĐTD, có thể bổ sung thêm một số thông tin mà các em
biết.
* Bước 4: Dựa vào SĐTD để giải quyết các yêu cầu bài tập trong SGK.
* Bước 5: Sử dụng SĐTD để tái tạo lại nội dung của bài.
3/ Sử dụng BĐTD trong ôn tập kiến thức:
- Phần thì của động từ được sử dụng xuyên suốt cấp học, từ lớp 6 đến lớp 9.
8
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Chúng ta có thể sử dụng BĐTD để củng cố lại cấu trúc và cách chia thì cho các
em vào đầu mỗi năm học và trước các kì thi:
4/ Sử dụng BĐTD trong kiểm tra bài cũ:
LỚP 7 – UNIT 12: LET’S EAT
LESSON 1: WHAT SHALL WE EAT – A1,2
9
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Questions: Yesterday, Hoa and her Aunt went to the market. What did they buy at
the market.
* Bước 1: Học sinh vẽ SĐTD về những cửa hàng mà Hoa và cô đã đi qua bằng các
nhánh chính và những gì họ mua từ các cửa hàng bằng các nhánh phụ.
* Bước 2: Học sinh lên trình bày bài nói, dựa vào SĐTD.
5.4.2. Khả năng áp dụng:
Với những ưu điểm của mình, SĐTD trở thành một công cụ gợi mở, kích
thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh. Việc sử dụng SĐTD trong quá trình
dạy học giúp các em học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả
học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Cách học này còn phát triển
được năng lực riêng của từng em không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ
thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó vào việc chọn lọc các ý
để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc),
sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
SĐTD còn là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả trong hoạt động nhóm bởi
nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện
được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng SĐTD
giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống.
Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào SĐTD, bất kỳ
thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học.
Việc vận dụng SĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch
lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa
10
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
học. Sử dụng SĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn
đáp gợi mở, thuyết trình,… có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH, đặc biệt là
đối với các lớp ở cấp THCS.
5.4.3. Kết quả thực hiện:
Sau một thời gian ứng dụng SĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học môn
Tiếng Anh, tôi nhận thấy bước đầu có những kết quả rất khả quan. Trước hết, bản
thân tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của việc ứng dụng SĐTD trong quá trình
dạy học. Tôi đã tìm hiểu, biết cách sử dụng SĐTĐ một cách hiệu quả trong hầu hết
các khâu của quá trình lên lớp, từ việc kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố kiến
thức bài học, ôn tập, khái quát, hệ thống kiến thức các Units....Học sinh tiếp thu bài,
nắm kiến thức chắc chắn hơn, khoa học hơn, nhanh hơn. Đa số các em học sinh
khá, giỏi đã biết sử dụng SĐTD để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học.
Những học sinh trung bình đã biết dùng SĐTD để củng cố kiến thức bài học ở mức
đơn giản. Điều quan trọng hơn là các em học tập tích cực hơn, sôi nổi hơn. Các em
không còn tâm lý chán học, ngại học môn Tiếng Anh vì phải ghi chép nhiều. Trái
lại, tất cả rất hào hứng với việc học tập. Vì việc ứng dụng SĐTD không chỉ tạo tác
động trực quan lôi cuốn các em, mà còn giúp các em ghi chép bài gọn gàng, khoa
học hơn, nhanh hơn và nhẹ nhàng hơn nhiều so với cách ghi chép trước đây.
Không những thế, nếu giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh sử dụng SĐTD
trong dạy học nhóm giúp thì nó sẽ giúp các em phát huy được tính sáng tạo, tối đa
hoá khả năng của mỗi em, đồng thời kết hợp sức mạnh của các cá nhân thành sức
mạnh tập thể để có thể giải quyết được các vấn đề một cách hiệu quả. SĐTD tạo
cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển chính mình một cách
hoàn thiện hơn.
Kết quả chất lượng bộ môn qua từng năm học :
Năm học
Tỉ lệ học sinh trên trung bình
Ghi chú
2011-2012
72%
Chưa áp dụng giải pháp
2012-2013
80%
Đã áp dụng giải pháp
2013-2014
85%
Đã áp dụng giải pháp
6. Bài học kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng SĐTD vào giảng dạy, tôi nhận thấy việc thiết kế bài dạy, tiến
trình giảng dạy nhẹ nhàng hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Và điều quan trọng
hơn để đạt được kết quả đó là chúng ta phải biết sử dụng SĐTD đúng lúc, đúng chỗ
và đủ cường độ, nếu không vô hình dung chúng ta sẽ tự làm rối bài dạy của mình và
học sinh sẽ khó tiếp thu.
Tóm lại, việc sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học sẽ giúp HS:
1. Tăng sự hứng thú trong học tập.
2. Phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của các em.
3. Tiết kiệm thời gian rất nhiều.
11
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Nhìn thấy được bức tranh tổng thể của bài học.
5. Ghi nhớ tốt hơn.
6. Thể hiện phong cách cá nhân, dấu ấn riêng của mỗi em.
7. Kết luận :
SĐTD là cách thức cực kì hiệu quả để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay “bật
lên” một ý tưởng mới dưới dạng của một lược đồ phân nhánh. Việc vận dụng
SĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề
một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng SĐTD
kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết
trình,… có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH, đặc biệt là đối với học sinh ở
cấp THCS hiện nay. Vì vậy, việc tăng cường sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học
nói chung, trong đó có dạy học Tiếng Anh là việc làm rất cần thiết, tạo môi trường
học tập thân thiện, tích cực, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” và nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện.
HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
12
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
13