Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Pháp luật một số nước về quyền được chết và bài học kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.5 KB, 102 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1

5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT

5

1.1

5

Khái niệm quyền được chết trong khoa học Luật dân sự

1.1.1 Khái niệm quyền được chết 5
1.1.2 Nguyên tắc hình thành quyền an tử

8

1.1.3 Phân biệt các hình thức thực hiện quyền được chết

11

1.1.4 Ý nghĩa của quy định quyền được chết trong khoa học luật dân sự

16



1.1.5 Lược sử hình thành ý tưởng về quyền được chết 17
1.2

Điều kiện để áp dụng quyền được chết

21

1.2.1 Điều kiện về xã hội 21
1.2.2 Điều kiện về luật pháp
1.2.3 Điều kiện về y tế

22

23

1.3 Sự ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo và vấn đề quyền tự nhiên của con
người đối với quyền được chết
24
1.3.1 Sự ảnh hưởng của tôn giáo đối với quyền được chết

24

1.3.2 Vấn đề quyền tự nhiên của con người đối với quyền được chết32
CHƯƠNG 2

36

PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT


36

2.1

36

Các quan điểm trên thế giới về quyền được chết

2.1.1 Quan điểm phản đối 36
2.1.2 Quan điểm ủng hộ 45
2.2

Quy định của một số nước trên thế giới về quyền được chết

2.2.1 Các quốc gia và vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa quyền được chết

49
49

2.2.2 Các quốc gia và vùng lãnh thổ chưa thừa nhận an tử hoặc chỉ quy định một
phần ......................................................................................................................... 56
CHƯƠNG 3

60

ĐÁNH GIÁ VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
VIỆT NAM KHI XÂY DỰNG LUẬT AN TỬ
60
3.1


Đánh giá về quyền được chết

3.1.1 Ý nghĩa pháp lý:

60

3.1.2 Ý nghĩa xã hội

62

60


3.2 Kinh nghiệm từ các nước mà Việt Nam có thể tiếp thu khi xây dựng Luật
an tử ........................................................................................................................ 63
3.2.1 Yêu cầu đối với chủ thể quyền:

63

3.2.2 Yêu cầu đối với chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi an tử cho bệnh nhân
65
3.2.3 Kinh nghiệm xây dựng chúc thư y tế
3.3

66

Xu hướng và nhu cầu xây dựng luật an tử ở VN

3.3.1 Thời điểm hợp pháp hóa quyền được chết


75

3.3.2 Phác thảo những nội dung cơ bản của an tử

80

KẾT LUẬN
Phụ lục 1: Bản chỉ dẫn trước tại Washington:
Phụ lục 2: Mẫu chúc thư y tế bang Washington

75

87


3

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Quy luật “sinh – lão - bệnh – tử” mà Phật giáo coi như căn nguyên của lẽ vô thường từ
lâu đã trở thành con đường mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. Khi khoa học, xã hội phát
triển, vấn đề quyền con người càng trở nên quan trọng và nhận được sự quan tâm đặc
biệt, bao gồm những quyền cơ bản như quyền sống, quyền tự do và bình đẳng. Trước
tình hình ấy, một số quốc gia đã thừa nhận “quyền được chết” như một quyền nhân
thân đặc biệt của mỗi cá nhân, bất chấp điều đó có thể có tác động không nhỏ tới quy
luật “bệnh – tử” theo lẽ tự nhiên vốn đã được duy trì từ xa xưa. Khoảng một phần tư
thế kỷ trở lại đây, vấn đề “quyền được chết” xuất hiện với tần suất ngày càng lớn trên

các diễn đàn quốc tế, quốc gia và ngay lập tức trở thành một trong những đề tài gây
chú ý, khởi nguồn cho làn sóng tranh luận của những quan điểm trái chiều xung quanh
việc ủng hộ hay phủ nhận quyền này.
Nếu xét về căn nguyên của “quyền được chết” có thể thấy đây không phải một quyền
mới. Quyền nhân thân đặc biệt này đã xuất hiện từ rất lâu, trước khi con người có thể
nhận thức được sự tồn tại của nó. Tuy nhiên, với ý nghĩa phức tạp của mình, việc hợp
pháp hóa quyền này đòi hỏi xã hội, khoa học và pháp luật phải đạt trình độ phát triển
nhất định. Nó là biểu hiện cao nhất của quyền sống – được sống và kết thúc cuộc sống
theo ý mình. Bản thân “quyền được chết” phải được hiểu và xây dựng trước hết trên cơ
sở của sự nhân văn, tình nhân đạo.
Tại Việt Nam hiện nay, “quyền được chết” vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết
của xã hội và pháp luật, thậm chí còn dễ bị nhầm tưởng với một số hành vi vi phạm
pháp luật, trái đạo đức xã hội. Đề tài cũng chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu toàn diện,
sâu sắc dẫn đến những e ngại khi tiếp cận vấn đề. Việc mở rộng nghiên cứu về đề tài
này sẽ đóng góp không nhỏ tới sự phát triển của khoa học pháp lý tại Việt Nam và góp
phần quan trọng vào hoạt động xây dựng nhà nước pháp quyền với một hệ thống quyền
dân sự, quyền nhân thân đầy đủ.
Trước tình hình đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Pháp luật một số nước về
quyền được chết và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình. Việc tham khảo quy định của pháp luật thế giới sẽ giúp cho chúng ta xây dựng


4

được cơ sở lý luận vững chắc và kiểm soát tốt những hậu quả phát sinh từ việc hợp
pháp hóa quyền này trong tương lai.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài


“Quyền được chết” là một đề tài còn rất mới mẻ trong các nghiên cứu khoa học pháp
lý. Hiện nay, ở Việt Nam, chỉ có khóa luận tốt nghiệp: “Quyền an tử: Một số vấn đề lý
luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lân và luận
văn thạc sĩ: “Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Mai
Chi – thực hiện năm 2014 là trực tiếp đề cập đến vấn đề này.
Công trình đã đưa ra những nội dung cơ bản của “quyền được chết” và bước đầu đánh
giá khả năng hiện thực hóa quyền này tại Việt Nam. Tuy nhiên lại chưa đưa ra được
nhiều kinh nghiệm thực tế có thể tiếp thu từ các quốc gia đã công nhận trên thế giới.
Tác giả Trương Hồng Quang trong cuốn: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các
quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển” – xuất bản năm 2012 cũng đã đề cập
đến vấn đề này. Công trình cung cấp một lượng tri thức, thông tin khá lớn về quyền
được chết nhưng chưa có sự phân tích một cách toàn diện về phạm vi “quyền được
chết”,phân loại các hình thức an tử và ảnh hưởng của quyền tự nhiên, tôn giáo đối với
“quyền được chết”.
3.

Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu

Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về “quyền được
chết” và quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về quyền này. Luận văn
cũng đưa ra một số vụ việc đặc biệt trên thế giới và ở Việt Nam có liên quan đến quyền
này.


Phạm vi nghiên cứu


Vấn đề “quyền được chết” có nội dung rất rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều
ngành khoa học xã hội khác nhau. Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, đề tài này
chủ yếu đề cập và phân tích những nội dung cơ bản của quyền được chết bằng cách xây
dựng những khái niệm cơ bản, nguyên tắc cơ bản của quyền … Trên cơ sở đó tìm hiểu
các quy định của pháp luật các quốc gia khác và đưa ra một số kiến nghị có thể áp dụng
trên cơ sở tình hình thực tế của Việt Nam.
4.

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn


5

Mục đích của luận văn là đưa ra được một cái nhìn toàn diện, có tính hệ thống và khoa
học về các vấn đề pháp lý, xã hội liên quan đến “quyền an tử” trên thế giới và ở Việt
Nam, trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp
luật, chính sách hiện hành về vấn đề này ở nước ta để cân nhắc và chuẩn bị cho việc
hợp pháp hóa quyền này. Đồng thời đưa ra một số nội dung cơ bản khi xây dựng Luật
An tử.
5.

Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn

Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
6.

“Quyền được chết” là gì ?
Pháp luật của một số nước trên thế giới quy định như thế nào về “quyền được
chết”?
Nhu cầu thực tiễn về “quyền được chết” tại Việt Nam ?

Khả năng hợp pháp hóa “quyền được chết” tại Việt Nam và cơ chế bảo đảm
thực thi?
Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn

Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trên cơ sở
nền tảng là các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Leenin, coi pháp luật là một bộ phận
của kiến trúc thượng tầng, được hình thành từ một cơ sở hạ tầng phù hợp.
Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương
pháp nghiên cứu lịch sử để tìm hiểu về “quyền được chết” qua từng thời kỳ trên thế
giới; phương pháp thống kê sử dụng trong quá trình nghiên cứu, khỏ sát thực tế;
phương pháp khảo sát nhằm đánh giá nhu cầu thực tế của xã hội và phương pháp phân
tích, tổng hợp được sử dụng để giải quyết các vấn đề về lý luận chung…
7.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình chuyên khảo toàn diện và có hệ thống về những vấn đề pháp lý,
thực tiễn về “quyền được chết” trên thế giới và ở Việt Nam. Luận văn kế thừa, phát triển
những ý kiến trao đổi, thảo luận hiện có về vấn đề này, đồng thời bổ sung một số thông
tin và phân tích mới góp phần làm sáng tỏ hơn thực trạng và xu hướng liên quan đến
“quyền được chết”. Luận văn cũng nêu những đề xuất cụ thể về sửa đổi, bổ sung pháp
luật liên quan và những nội dung cơ bản của Luật an tử ở nước ta trong thời gian tới.


6

Với kết quả nêu trên, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ
quan nhà nước trong xây dựng, sửa đổi và thực thi các văn bản pháp luật về vấn đề an
tử. Thêm vào đó, luận văn cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu, giảng dạy môn luật dân sự và các môn học khác có liên quan ở trường Đại học

Luật Hà Nội và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác.
8.

Bố cục của luận văn:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội dung
của luận văn gồm ba chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về “quyền được chết”.
Chương 2: Pháp luật của một số nước trên thế giới về “quyền được chết”.
Chương 3: Đánh giá về quyền được chết và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi xây
dựng Luật an tử


7

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHẾT
1.1
1.1.1

Khái niệm quyền được chết trong khoa học Luật dân sự
Khái niệm quyền được chết

Trái ngược với quyền được chết – vốn vẫn bị khoa học pháp lý và một phần xã hội thờ
ơ, thì quyền sống (the right to life) lại có vị thế vững chắc trong khoa học pháp lý.
Trước khi được ghi nhận trong các văn kiện của luật nhân quyền quốc tế, quyền này đã
được đề cập bởi nhiều nhà tư tưởng từ thời cổ đại và được phản ánh trong giáo lý của
các tôn giáo, thông qua những lời răn dạy về sự cần thiết tôn trọng cuộc sống của
người khác và những giới luật về cấm xâm phạm tính mạng của con người, thậm chí là
cả của chúng sinh, tức là mọi sinh vật trên trái đất (theo quan điểm của Phật giáo).

Đến thế kỷ XVIII, quyền sống đã được khẳng định trong các văn bản pháp luật nổi
tiếng thế giới như Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ (đoạn 2), Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền 1789 của Pháp (Điều 1)… Trong những văn kiện này, quyền sống
- mà đi kèm với nó là quyền tự do - được coi là một thuộc tính bẩm sinh, vốn có của
con người, hoàn toàn không phải do ai quy định hay ban phát.
Luật nhân quyền quốc tế đã kế thừa những tư tưởng nêu trên về quyền sống và lần đầu
tiên chính thức khẳng định quyền này như là một tiêu chuẩn pháp lý quốc tế trong Tuyên
ngôn toàn thế giới về Nhân quyền (UDHR) năm 1948. Điều 3 văn kiện này nêu rằng:
“Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”. Như vậy, theo UDHR,
giữa quyền sống và các quyền tự do và an toàn cá nhân có sự gắn bó, trong đó các quyền
tự do và an toàn cá nhân có thể coi là những điều kiện thiết yếu của quyền sống.
Khoản 1 Điều 6 Công ước quốc tế về các Quyền dân sự, chính trị (ICCPR) cụ thể hóa
Điều 3 UDHR, trong đó nêu rằng: “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống.
Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách
tuỳ tiện”.
Trong Bình luận chung số 6 (năm 1982), Ủy ban Nhân quyền (Human Rights
Committee - HRC) - cơ quan được lập ra theo ICCPR để giám sát việc thực hiện Công


8

ước này của các quốc gia thành viên - đã bổ sung một số khía cạnh về nội hàm của
quyền sống, cụ thể như sau :
Thứ nhất,“quyền sống là một quyền tối cao (supreme right) của con người mà trong
bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia, cũng không thể bị
tạm đình chỉ (derogation) việc thực hiện…” (đoạn 1).
Thứ hai, phòng chống những hành động xâm phạm tính mạng con người là biện pháp
quan trọng để bảo đảm quyền sống. Các quốc gia thành viên cần tiến hành những biện
pháp phòng chống và trừng trị hành động tuỳ tiện tước đoạt tính mạng con người do
bất kỳ chủ thể nào gây ra, kể cả do các cơ quan và viên chức nhà nước (đoạn 5).

Không thể nghi ngờ rằng, quyền sống đã trở thành một quyền nhân thân thiêng liêng, bất
khả xâm phạm. Nó thể hiện những giá trị đạo đức nền tảng và thái độ văn minh tiến bộ
của những quốc gia, dân tộc, cá nhân thừa nhận nó.
Thế nhưng, sự xuất hiện của quyền được chết (The right to die) và xu hướng tiếp nhận nó
ở một số quốc gia đã đưa khoa học pháp lý tiến tới những cuộc đấu tranh căng thẳng nhất.
Vậy, quyền được chết là gì?
Cho đến nay, chưa có một văn kiện quốc tế nào chính thức thừa nhận hay giải thích về
quyền được chết. Xét về bản chất, nó có đủ nền tảng để được công nhận như một
quyền nhân thân, nó gắn liền cùng với sự tồn tại của cá nhân và không thể chuyển giao
trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh và không bị mất đi do thời hiệu.
Tuy nhiên, quyền nhân thân chỉ được hợp pháp hóa khi nó được luật pháp công nhận.
Trong cuộc chiến để giành lấy một vị trí trong khoa học pháp lý, trên thế giới cũng chỉ
có một vài quốc gia chính thức chấp thuận sự tồn tại của quyền này. Thế nhưng, mỗi
một quốc gia khác nhau lại có những luận điểm riêng đối với quyền này, do đó quyền
được chết khi được luật hóa đã được thực hiện theo những cách khác nhau.
Theo ý kiến của tác giả, quyền được chết phụ thuộc tuyệt đối vào ý chí của chủ thể
mang quyền, không thể bị chi phối bởi bất kỳ yếu tố nào. Nó gắn liền với khái niệm
“cái chết êm dịu”, cá nhân có toàn quyền lựa chọn sử dụng hoặc không sử dụng quyền
này.Mặc dù đều là một phần của năng lực pháp luật dân sự, phát sinh kể từ thời điểm
cá nhân sinh ra và chấm dứt khi người đó qua đời, không phụ thuộc vào thể chất, năng
lực hành vi hay mức độ tuổi tác, nhưng khác với quyền được sống, quyền được chết


9

không phải khi nào cũng được thưc thi. Chủ thể muốn thực hiện được quyền này phải
đảm bảo các yêu cầu sau:






Có năng lực trách nhiệm và năng lực hành vi dân sự đầy đủ (năng lực này phải
tồn tại tại thời điểm chủ thể lựa chọn sử dụng quyền);
Bị bệnh hiểm nghèo hoặc tai nạn dẫn đến tình trạng không thể cứu chữa nổi, sau
khi đã trải qua điều trị nhưng không có kết quả. Việc xác nhận tình trạng này sẽ
phải căn cứ trên kết luận của Hội đồng y khoa có thẩm quyền;
Chủ thể phải gánh chịu nhiều đau đớn về mặt thể trạng hoặc những giày vò về
tâm lý, việc tiếp tục điều trị do đó - trong tình huống này là không khả thi.

Trên thực tế, đã có quan điểm rằng trong một số trường hợp nhất định, có thể ủy nhiệm
cho người khác để quyết định thực hiện quyền được chết. Việc ủy nhiệm này có thể
thực hiện trước đó, khi người bệnh còn tỉnh táo, người này sẽ tự nguyện chỉ định đại
diện cho mình trong trường hợp rơi vào trạng thái mất hoặc hạn chế một phần ý thức,
không thể trực tiếp biểu lộ ý chí. Người được ủy nhiệm có thể thay mặt người bệnh đưa
ra những quyết định liên quan đến sinh tử của bệnh nhân.
Tuy nhiên, “quyền được chết” là một quyền nhân thân đặc biệt, nó không chỉ gắn liền
với cá nhân mà còn quyết định sự tồn tại của cá nhân, và do đó, không thể trao cho ai
khác thay mình để thực hiện quyền này.
Bản thân cụm từ “quyền được chết” đã khẳng định rất rõ quyền quyết định của cá chủ
thể mang quyền. Nó được sinh ra với mục đích cao cả, nhằm giúp con người có thể
thoát khỏi những đau đớn vượt qua khả năng chịu đựng của thể xác và tinh thần. Tuy
nhiên, khi bàn về “quyền được chết”, khoa học pháp lý hiện vẫn tập trung vào vấn đề
“thừa nhận hay phủ nhận”, mà quên mất việc tìm hiểu bản chất của quyền này. Nếu
dựa trên ý nghĩa của “cái chết êm dịu”, kết hợp với khái niệm quyền nhân thân, ta có
thể khái quát như sau:
“Quyền được chết là một quyền nhân thân đặc biệtnhằm mục đích lựa chọn những
liệupháp y học bằng cách hành động hoặc không hành động để kết thúc sự sống,
được thực hiện trên cơ sở ý nguyện rõ ràng củachủ thểcó năng lực hành vi dân sự
đầy đủ đangtrong tình trạng cận kề cái chết, không còn khả năng cứu chữa; đồng

thời phải gánh chịu những đau đớn về thể chất hoặc tâm lý vượt quá giới hạn chịu
đựng do bệnh lý hoặc tai nạn mang lại.”


10

Để có thể xây dựng được một khái niệm tổng quan về quyền được chết thực sự rất khó,
vì nó phụ thuộc rất lớn vào quan niệm xã hội và ý chí của nhà cầm quyền. Tại mỗi
quốc gia đã và đang công nhận quyền này lại có những biện pháp thực hiện khác nhau.
Tác giả khi xây dựng về quyền được chết đã đứng trên lập trường cơ bản nhất của quyền
này. Suốt nhiều thập kỷ, người ta nhắc đến nó như quyền đượctự do lựa chọn một cái
chết không đau đớn, nhất là những căn bệnh vô phương cứu chữa, hoặc để chấm dứt tình
trạng mất ý thức hoàn toàn và không thể phục hồi, nhằm mục đích nhân đạo.
Về bản chất, quyền được chết phải đảm bảo 04 (bốn) yếu tố sau:
Một là, việc thực hiện quyền nhằm đến cái chết như là mục tiêu chính của hành vi và
mong muốn được thực hiện nó;
Hai là,việc kết thúc này vì mục đích chấm dứt tình trạng bị giày vò thể xác hoặc tâm
lý, vì lợi ích của chủ thể mang quyền;
Ba là, cách thức thực hiện ít hoặc không gây đau đớn;
Bốn là, mạng sống bị kết thúc không phải vì lý do phạm tội.Đây là căn cứ để phân biệt
với trường hợp bị tuyên án tử bình bằng cách sử dụng những loại thuốc khiến phạm
nhân cảm thấy dễ chịu khi bị thi hành án.
Trong các yếu tố này, “tính chủ ý chấm dứt cuộc sống” được xem là quan trọng nhất
mà nếu thiếu nó, một hành động sẽ không được coi là an tử.Tại nhiều quốc gia trên thế
giới đã diễn ra chiến dịch đấu tranh đòi hợp pháp hóa quyền được chết.
1.1.2

Nguyên tắc hình thành quyền an tử

“Quyền được chết” dựa trên nguyên tắc tự do ý chí, nguyên tắc hành thiện và sự kết

hợp giữa hai nguyên tắc này. 1
1.1.2.1 Nguyên tắc tự do ý chí (The Principle of Autonomy)
Autonomy đượccấu thành từ hai từ Hy Lạp cổ là autos (tự thân) và nomos (luật). Vì
vậy, về mặt ngữ nghĩa, autonomy nghĩa là một người thụ hưởng quyết định của chính
mình. Theo Leenen, H.J.J, tác giả cuốn sách Handbook of Health Law, nguyên tắc
tự do ý chí dựa trên bản chất tự nhiên của con người: “Căn cứ hình thành quyền tự
quyết của con người là nguyên tắc một con người tự do, tự chủ có nhân phẩm cố
hữu và xứng đáng được tôn trọng một cách vô điều kiện, có quyền sắp đặt cuộc sống
1 Nguyễn Mai Chi, 2014, “Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ ngành đào tạo về
con người, khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.


11

của mình.” Nguyên tắc này cũng là cơ sở cho nhiều quyền con người khác, như quyền
tự do tôn giáo, quyền riêng tư, quyền tự do và bất khả xâm phạm về thân thể… Tuy
nhiên, nguyên tắc này không có nghĩa mọi sự tự quyết đều được chấp nhận, bởi tự do ý
chí không loại trừ nghĩa vụ tôn trong các nguyên tắc, mối quan hệ khác trong xã hội,
như quyền sống của chủ thể khác hay giá trị cộng đồng. Đặt trong mối quan hệ với
khái niệm an tử, tự do ý chí nghĩa là một chủ thể nên được tự do trong việc định hình
các yếu tố quyết định sự sống của mình và lựa chọn cách sống lý tưởng mà mình muốn
sống. Việc chính quyền hay bác sĩ tiếp tục duy trì cuộc sống của người bệnh trái với
mong muốn của họ đã khiến cuộc sống của họ mất tự do và bản thân họ mất quyền tự
chủ, dẫn đến sự thiếu tôn trọng và bắt họ làm trái với lương tâm của họ. Sự phát triển
của khoa học kĩ thuật đã tăng cường khả năng của bác sĩ. Những người hành nghề y có
thể kéo dài sự sống cho những bệnh nhân trước đây chắc chắn sẽ tử vong, nhưng nhiều
trường hợp là trong đau đớn hoặc chịu đựng kéo dài. Điều này, theo J.H.Van den Berg,
một bác sĩ tâm thần người Hà Lan, làm dấy lên vấn đề về y đức. Theo lời thề
Hippocrates, bác sĩ được đào tạo để cứu chữa, duy trì sự sống và đưa ra quyết định có
lợi cho người bệnh. Rút ngắn hoặc chủ động chấm dứt sự sống dưới bất kì hình thức

nào là vô nhân đạo. Việc kết hợp giữa công nghệ mới và quan điểm y đức cũ dẫn đến
hậu quả là người bệnh được kéo dài sự sống trong tình trạng vô nhân đạo. Van den
Berg cho rằng y đức mới phải nhận thức được việc chất lượng cuộc sống quan trọng
hơn độ dài. Quan điểm này sẽ đem đến cho người bệnh tiếng nói trong các quyết định
quan trọng, bởi chính họ chứ không phải các bác sĩ có khả năng quyết định về chất
lượng cuộc sống của mình. Và như vậy, việc chủ động chấm dứt sự sống không còn là
điều cấm kỵ trong y học. Tuy nhiên, tự do ý chí trong an tử nên được nhìn nhận cẩn
trọng. Tự do ý chí của người bệnh không nên là quyền tự quyết loại trừ mọi ảnh hưởng
bên ngoài, hay là sự tự do ý chí tiêu cực. Tự do ý chí trong an tử là sự tự do ý chí tích
cực, hay nói cách khác, người bệnh phải hành động một cách có trách nhiệm, quyết
định trên cơ sở có xem xét đến những yếu tố khác. Luật pháp nhiều quốc gia và vùng
lãnh thổ quy định bệnh nhân muốn thực hiện an tử phải đưa ra yêu cầu nhiều lần và cân
nhắc kĩ càng. Mặc dù tiêu chí xem xét không được quy định cụ thể nhưng rõ ràng
người bệnh phải cân nhắc đến những hậu quả khi đưa ra quyết định. Quyết định của
người bệnh phải được thảo luận với bác sĩ, và việc thảo luận này không chỉ dừng ở việc
khẳng định rằng người bệnh có thực sự mong muốn hưởng thụ “quyền được chết”, mà


12

còn liên quan đến vấn đề thế nào là không thể chịu đựng. Bác sĩ sẽ không đơn giản
công nhận mọi tuyên bố không thể chịu đựng xuất phát từ bệnh nhân. Họ có nghĩa vụ
phải xem xét tuyên bố này trong từng hoàn cảnh, từng trường hợp cụ thể và trên tình
hình tổng thể của người bệnh. Và những bằng chứng đưa ra phải cho thấy rằng những
khó khăn của người bệnh là không có triển vọng cải thiện và xác thực là khó có thể
chịu đựng
1.1.2.2 Nguyên tắc hành thiện (The Principle of Beneficence):
Nguyên tắc này yêu cầu một chủ thể phải hành động để thúc đẩy các quyền và lợi ích
của người khác, ngăn chặn những điều có hại cho họ. Trước đây, theo quan niệm cũ,
nguyên tắc này đồng nghĩa với việc bác sĩ phải làm mọi cách để ngăn chặn cái chết.

Nhưng cách giải thích này đã thay đổi trong thời gian gần đây. Sự phát triển của khoa
học – y học bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ trước đã giúp ngày càng nhiều người
nhận thức được rằng điều trị y khoa không phải lúc nào cũng mang đến lợi ích cho
bệnh nhân. Lúc này, làm mọi điều để giữ sự sống của người bệnh chỉ thể hiện một sự
“chuyên chế về mặt kỹ thuật”, dẫn dến việc không phải lợi ích của người bệnh mà
chính khả năng khoa học – y học mới là thứ quyết định liệu pháp điều trị của họ. Khi
khoa học kỹ thuật đem đến đau khổ cho người bệnh, liệu pháp điều trị kéo dài sự sống
sẽ ngày càng mâu thuẫn với nguyên tắc hành thiện. Vì vậy, ngày nay nguyên tắc này áp
đặt một nghĩa vụ giảm nhẹ đau đớn và chấm dứt đau khổ cho người bệnh lên bác sĩ.
Điều quan trọng nhất của nguyên tắc hành thiện là việc bác sĩ phải cân nhắc điều gì có
lợi nhất cho bệnh nhân của mình. Không phải quan điểm của bệnh nhân, mà quan điểm
của bác sĩ về tình trạng của bệnh nhân mới là yếu tố chi phối. Nếu quan điểm của bác
sĩ và bệnh nhân mâu thuẫn với nhau, quan điểm của bác sĩ sẽ được coi trọng. Như đã
đề cập ở trên, bác sĩ phải bị thuyết phục rằng an tử là con đường duy nhất. Điều này
không có nghĩa bệnh nhân có ít tiếng nói trong cả quá trình, mà nhấn mạnh vào trách
nhiệm của bác sĩ, rằng họ mới là người có vai trò quan trọng nhất trong việc an tử. An
tử chỉ được chấp nhận khi bác sĩ tin rằng người bệnh không thể tiếp tục chịu đựng.
1.1.2.3 Kết hợp nguyên tắc tự do ý chí và nguyên tắc hành thiện:
Trong khi nguyên tắc tự do ý chí đề cao vai trò của bệnh nhân thì nguyên tắc hành
thiện nhấn mạnh mối quan trọng của bác sĩ. Vậy việc cùng một lúc dựa trên hai nguyên
tắc này có mâu thuẫn? Thực tế chứng minh, hai nguyên tắc này không xung đột với
nhau mà bổsung, hỗ trợlẫn nhau làm nền tảng cho “quyền được chết”, và tạo nên một


13

mối quan hệ hình mẫu trong y học nói chung và vấn đề an tử nói riêng, mối quan hệ
hợp tác thảo luận giữa bệnh nhân và bác sĩ. Trong đó, bệnh nhân đóng vai trò quyết
định và bác sĩ giữ vai trò chủ động. Bệnh nhân mong muốn có thể dựa vào bác sĩ trong
những giai đoạn khó khăn, họ hy vọng rằng bác sĩ sẽ không để họ chết khổ sở. Còn bác

sĩ mong muốn có thể đáp ứng mong muốn của người bệnh, làm giảm bớt những đau
đớn của họ đồng thời giữ được y đức của chính mình. Có thể thấy yếu tố trọng tâm
trong mối quan hệ này là lòng tin. Lòng tin không chỉ có nghĩa rằng người bệnh có thể
chắc rằng bác sĩ của họ không lạm dụng chức quyền, mà hơn thế, họ có thể chắc rằng
họsẽ không đơn độc trong trường hợp không lối thoát. Ngược lại, bác sĩ cũng phải có
lòng tin rằng người bệnh đi đến quyết định an tử dựa trên tình trạng không thể thuyên
giảm của họ mà không vì bất cứ mục đích nào khác.
1.1.3 Phân biệt các hình thức thực hiện quyền được chết
1.1.3.1 Dựa trên ý chí của người được an tử:
An tử tự nguyện (voluntary euthanasia)2:
Là hình thực thực hiện cái chết trên cơ sở mong muốn được chết của người bệnh được
thể hiện một cách trực tiếp và rõ ràng, được trình bày bằng miệng hoặc bằng văn bản
(tùy theo pháp luật của nước quy định). Nói cách khác, các bác sĩ có căn cứ để tin rằng
bệnh nhân có lý do chính đáng để kết liễu mạng sống, và lý do đấy phải nhằm giải
thoát những đau đớn do tình trạng bệnh lý hoặc thương tật mang lại, tuyết đối không
xuất phát từ một nguyên nhân thứ ba nào khác;
-

An tử không chủ ý (involuntary euthanasia)3:

Là khi bệnh nhân không hề bày tỏ ước muốn, cũng không hề đưa ra bất kỳ chứng cứ
vững chắc nào cho thấy mạng sống của người ấy cần phải được kết liễu, cho dù vì mục
đích nhân đạo.
Trên thực tế, nếu không có sự đồng ý của người bệnh, việc thực hiện phương thức an tử
này chính là hành vi phạm tội “giết người”. Không thể lấy lý do nhân đạo để thi hành cái
chết êm dịu mà không có yêu cầu rõ ràng từ bệnh nhân.
-

An tử phi tự nguyện (non-voluntary euthanasia)4:


2 Sissela Bok (1998), “Euthanasia and Physican – Assisted Suicede: For and Against”, United Kingdom:
Cambridge University Press, tr. 110 – 111.
3 Kebin O’Rourke (1990), “Value Conflicts Raised by Physician – Assisted Suicide”, Linacre Quartelt 57, tr. 39
– 40.


14

Đối tượng của phương thức này thông thường là trẻ sơ sinh, người thiểu năng trầm
trọng, bệnh nhân đang trong tình trạng thực vật vĩnh viễn – họ là những người không
có khả năng hiểu được những gì xảy ra với mình, do đó họ cũng không thể biểu lộ ý
chí muốn hay không lựa chọn cái chết.5 Không có một bằng chứng rõ ràng nào để có
thể kết luận ý chí muốn được kết thúc cuộc sống của họ.
Cần phân biệt việc “giết trẻ sơ sinh” trong trường hợp này với hành vi nạo, phá thai.
Có quan điểm cho rằng, về cơ bản, một cá nhân chỉ phát sinh quyền tự nhiên và các
quyền khác khi cá nhân đó tồn tại trên thực tế. Trẻ sơ sinh, mặc dù chưa thể bày tỏ ý
chí nhưng khi chào đời đã phát sinh rất nhiều quyền, trong khi đó thai nhi không phải
là đối tượng của các quyền này.6
Theo quan điểm cá nhân của tác giả, trường hợp thứ hai (an tử không tự nguyện) và
(an tử phi tự nguyện)không thể coi là phương thức thực hiện quyền được chết. Bản
thân “cái chếtêm dịu” đã phải coi yếu tố tự nguyện làđương nhiên.
Nếu không có yếu tố này, mọi tác động nhằm kết liễu mạng sống của con người về mặt
bản chất vẫn là “giết người”, cho dù những người thực hiện nó có nhân danh mục đích
nhân đạo hay mục đích tốtđẹp nào.7
Nếu như vậy, vô hình chung có phải chúng ta đã gạt bỏ những người không còn khả
năng bày tỏ ý chí (người sống thực vật dai dẳng hoặc người không thể giao tiếp) ? Có
một biện pháp mà các quốc gia đã hợp pháp hóa quyền được chết đã và đang áp dụng,
đó là ghi nhận giá trị pháp lý của “living will” (Từ đây xin tạm gọi là “chúc thư y
tế”).8 Theo đó, trong trường hợp này, nếu người bệnh đã có chúc thư y tế trước đó để
4 Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (2016), “Quyền an tử theo Luật Nhân quyền quốc tế, pháp luật ở một số

quốc gia và gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (04), tr. 55 – 60.
5 Trần Mạnh Hùng, “Advancing The Culture of Death Euthanasia and Physician – Assisted Suicide”,
Melbourne: Freedom Publishing, 2006)
6 Điều 613 BLDS 2015 quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế
hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
7 Vụ án Nancy Cruzan (gia đình bệnh nhận yêu cầu ngắt ống dinh dưỡng): Vụ án năm 1983, Nancy Beth Cruzan
bị tai nạn xe hơi, rơi vào tình trạng “thực vật vĩnh viễn”, gia đình nạn nhân yêu cầu đình chỉ hệ thống duy trì sự
sống để Nancy được chết, bệnh viện đòi hỏi phải có sự chấp thuận của Tòa án. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ pháp
quyết rằng gia đình nạn nhân không có đủ bằng chứng cho thấy Nancy không muốn tiếp tục sống trong tình trạng
này. Sau đó gia đình Cruzan đã trình được bằng chứng ấy trước Tòa án Tối cao Missouri và Tòa đã chấp thuận
vào cuối năm 1990. Hệ thống cung cấp dinh dưỡng cho Nancy đã được cắt đứt vào tháng 12/1990 và cô đã chết
trong tháng đó. Quyết định của Tòa án đã gây ra nhiều tranh cãi pháp lý.
8 Chúc thư y tế là cách gọi phổ biến của “living will” tại Việt Nam,, mặc dù còn xảy ra nhiều tranh cãi khi gọi
tên văn bản này, nhiều người đã gọi nó là Di chúc quyết định cuộc sống hoặc Di chúc sống.


15

bày tỏ mong muốn được an tử của mình thì lúc này cũng có thể căn cứ vào đó để thực
thi theo nguyện vọng của họ.
1.1.3.2 Dựa trên cách thức thực hiện:
An tử chủ động (active euthanasia)
An tử chủ động được thực hiện thông qua một hành vi can thiệp của một người khác
trực tiếp kết thúc sự sống của người bệnhtrên cơ sở nguyện vọng của người đó, sự can
thiệp này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết.
Tất nhiên, điều khác biệt giữa “an tủ chủ động” và “giết người” là an tử chủ động nhằm
mang đến cho người bệnh một cái chếtêm dịu theo yêu cầu của chính họ, với mục đích
là giải thoát bệnh nhân khỏi nhữngđau đớn về thể xác và tinh thần, và việc tiếp tục điều
trị lúc nàyđã không còný nghĩa.

-

Ngừng điều trị để bệnh nhân được chết tự nhiên (allowing to die)

Trên thế giới, hiện có một số quốc gia như Thụy Sĩ, Argentina, một số bang ở Mỹ cho
phép bệnh nhân tự nguyện dừng điều trị để tự tìm cái chết nhưng cấm mọi người khác
(kể cả người thân và bác sĩ) gợi ý, kê đơn hoặc cung cấp phương tiện cho họ tự sát,nếu
cung cấp thì vẫn sẽ bị xử lý hình sự.
Trong trường hợp đình chỉ điều trị kéo dài sự sống, người ta không cố ý gây ra cái chết
mà chỉ là cắt đứt mọi sự can thiệp và để cho việc sinh tử diễn ra tự nhiên nhất, nghĩa là
bệnh nhân có thể sẽ chết vì bệnh tật hoặc thương tổn cơ thể, nhưng cũng có thể hồi
phục bằng cách nào đó. Trên thực tế, sẽ không có một luật pháp nào có thể buộc người
bệnh phải điều trị, nếu như họ không muốn. Do vậy, cũng không thể coi việc việc
ngừng cung cấp các liệu pháp điều trị trong trường hợp này của các bác sĩ là hành vi
phạm tội. Có quan điểm cho rằng đây là phương thức thực hiện quyền an tử bằng cách
không hành động.
-

An tử thụ động (passive euthanasia)

Trái ngược với trường hợp ngừngđiều trị, an tử thụ động lại nhằm hướng tới hành vi làm
giảm tốiđa nhữngđau đớn mà người bệnh có thể gặp phải vì bệnh tật hoặc vết thương do
tai nạn gây ra, mặc dù việc cung cấp các liệu pháp giảmđau (ví dụ như tiêm một liều
lượng lớn morphin) có thể khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đồng thời cũng
đẩy nhanh quá trình tử vong.


16

Ở châu Âu, nơi luôn đi đầu trong lĩnh vực nhân quyền, trong Khuyến nghị số 1418 của

Nghị viện Hội đồng châu Âu năm 1999 tại đoạn 9 (a) (viii) nêu rõ: “Các quốc gia
thành viên... cần bảo đảm rằng, trừ khi người bệnh lựa chọn cách khác, một người bị
bệnh nan y hoặc sắp chết sẽ được nhận đầy đủ các biện pháp chăm sóc để làm giảm sự
đau đớn, ngay cả khi các biện pháp này có thể gây ra tác dụng phụ làm rút ngắn cuộc
sống của họ”9. Nội dung khuyến nghị này cho thấy ý chí của bệnh nhân là rất quan
trọng, và nó cũng hàm ý rằng an tử thụ động có thể được phép.
-

Trợ tử (physician – assisted suicide)

Một trong những vấn đề được tranh cãi nhiều nhất, đó là có hay không ghi nhận “trợ
tử” như một hình thức của an tử?
Triết gia kiêm luật gia Ronald Dworkin là người ủng hộ trợ tử, ở trang đầucuốn sách
của mình, Life's Dominion (Làm Chủ Sự Sống), đã nhận xét:
“Cuộc tranh luận về an tử bỗng nhiên bùng nổ thành tin tức trên trang nhấtcác báo
chí. Các bác sĩ nay đang thừa nhận những gì mà y khoa từng giữ kín: ấy là các bác sĩ,
đôi khi, có giết các bệnh nhân xin được chết, hoặc trợ giúp cho các bệnh nhân ấy tự
giết mình”.10
Sau đó, để minh họa cho quan điểm của mình rằng hành vi an tử đã gia tăng sự tranh
luận sôi nổi không những ở Hà Lan, mà còn ở Hoa Kỳ và các nơi khác nữa. Dworkin
bàn đến hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, một bác sĩ New York đã kê toa thuốc tử
vong cho một người mắc bệnh bạch cầu và cho bà ta biết cần uống bao nhiêuđể chết.
Trường hợp thứ hai, một bác sĩ người Anh đã tiêm potassium chloride không có tác
dụng giảm đau cho một bệnh nhân viêm thấp khớp ... khẩn thiết xin được giết chết.11
Theo Dworkin, hai trường hợp trên tương tự nhau, hay nói cách khác ông không quan
tâm đến việc trường hợp thứ hai là trợ giúp bệnh nhân tự sát còn trường hợp đầu tiên là
an tửchủ động.

9 Xem: “Recommendation 1418 (1999): Protection of the human rights and dignity of the terminally ill and
dying”, đăng tại: (truy

cập: 15/5/2015)
10 Ronald Dworkin (1993), “Life’s Dominion: An Argument about Abortion and Euthanasia”, London: Harper
Collins Publisher, tr.3.
11Trường hợp thứ nhất là bác sĩ Timothy Quill, ở Rochester – New York, ông không bị truy tố vì trợ giúp tự tử,
mặc dùđây là trọng tộiở tiểu bang này. Trường hợp thứ hai của bác sĩ người Anh tên Nigel Cox, bị kết tội cố sát.
Xem Ronald Dworkin (1993), “Life’s Dominion: An Argument about Abortion and Euthanasia”, London: Harper
Collins Publisher, tr.184 – 186.


17

Bác sĩ Timothy Quill - vị bác sĩ người Anh đã nhắc ở phần trên thì cho rằng có thể
vạch ra ranh giới rất rõ giữa an tử chủ động và trợ tử .12 Tuy nhiên, ông thấy rất khó
để có thể theo dõi sự phân biệt này. Quill đã dẫn trường hợp của một vị bác sĩ đã kê toa
thuốc “barbiturate” (thuốc an thần) cho bệnh nhân AIDS ở giai đoạn cuối. Bệnh nhận
này muốn tự tử bằng thuốc an thần đó, tuy nhiên tình trạng kiệt sức đã không cho phép
ông tự mình thực hiện điều đó. Đối diện với việc này, vị bác sĩ đã giúp bệnh nhân có
thể nuốt những viên thuốc.13 Quill cho rằng về nguyên tắc, có sự phân biệt quan trọng
giữa trợ tử và an tử chủ động, nhưng rất khó đưa nguyên tắc ấy vào trong các trường
hợp cụ thể.
Trên thực tế, có một số quốc gia ủng hộ hợp pháp hóa trợ tử nhưng chống đối an tử chủ
động, vì lo ngại không thể kiểm soát được tình hình và rất dễ bị những kẻ sát nhân lạm
dụng. Họ phân tích rằng, trợ tử không phải là an tử chủ động, bởi có nhiều cấp độ
phương pháp “trợ giúp”, có thể là: cung cấp kiến thức y khoa; kê toa thuốc: gồm các
loại thuốc có khả năng gây chết người để bệnh nhân có thể dùng để tự tử; cung cấp
phương tiện thiết thực như: thuốc ở liều lượng gây tử vong, thuốc độc; hoặc trực tiếp
trợ giúp như ví dụ nêu trên.
Vậy thì, có gì khác biệt giữa hai hành vi này, trong khi nó đều là phương thức giúp con
người có thể thực hiện “quyền được chết”?
Điều khác biệt lớn nhất, có lẽ chính là việc ai là người sẽ thực hiện hành động dẫn tới

cái chết. Trong trợ tử, người thực hiện vẫn là bệnh nhân, nguy cơ có sự ép buộc tinh vi
từ phía gia đình, bác sĩ, xã hội,... giảm đi rất nhiều. Trợ tử có cán cân quân bình giữa
bác sĩ và bệnh nhân so với an tử chủ động. Bác sĩ, vừa là người tư vấn, vừa là nhân
chứng, cũng là người hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, nhưng cuối cùng bệnh nhân vẫn là
người quyết định thực hiện hay không. Trong an tử chủ động, bệnh nhân chỉ là người
đưa ra nguyện vọng, còn việc tư vấn, cung cấp công cụ và thực hiện là bác sĩ. Do vậy,
các áp lực trong trường hợp này cao hơn rất nhiều, nguy cơ xảy ra sai lầm hoặc bị ép
buộc, lạm dụng do đó cũng sẽ tăng lên.

12 Timothy E. Quill (1993), “Death and Dignity: Making Choices and Taking Charge”, New York: W. W. N
orton, tr. 157-160
13 Bác sĩ Jack Kevorkian bị truy tố vì trợ giúp một bệnh nhân vô phương cứu chữa kết thúc mạng sống. Trước
khi bị kết án tù vào năm 1999 vì tội giết người, ông tuyên bố đã thực hiện việc này cho 130 người. Vụ án
Kevorkian gây chấn động trên thế giới và đến nay vẫn còn được mang ra bàn tán, tranh cãi.


18

Nói cách khác, trợ tử đặt quyền kiểm soát trong tay của bệnh nhân muốn chết. Khi
bệnh nhân là tác nhân thực hiện “hành vi cuối cùng” để kết liễu mạng sống của mình,
thì việc làm của họ có tính tự quyết chứ không lệ thuộc bởi yếu tố bên ngoài.
Thế nhưng, hãy thử suy xét lại, sự khác biệt về chủ thể thực hiện này sẽ không có tác
động đáng kể nào. Trong cả hai trường hợp, sự tham gia của bác sĩ tùy thuộc vào yêu
cầu của bệnh nhân. Ở bất kỳ thời điểm nào của tiến trình, ngay cả khi bác sĩ đã cắm
mũi tiêm tử vong, bệnh nhân vẫn hoàn toàn có quyền thay đổi ý định. Có lẽ, trong trợ
tử bệnh nhân giành quyền kiểm soát số mệnh của mình cao hơn, vì chỉ có thể một tích
tắc cũng có thể xuất hiện một quyết định mới. Tuy nhiên, không thể vì lý do này mà lại
đề cao “trợ tử” và phủ nhận “an tử chủ động”. Trên thực tế, cái khác biệt lớn nhất giữa
hai hình thức này là gánh nặng tâm lý đặt lên trên vai các bác sĩ.Với trợ tử, họ không
còn là người đem đến cái chết trực tiếp cho bệnh nhân; nói cách khác, bệnh nhân đang

thực hiện hành vi tự sát. Có lẽ việc bệnh nhân có quyền kiểm soát cao hơn cho ta thấy
rõ hơn ý muốn được chết, quyết định tự quyết có tính nội tại và do đó khó bị làm dụng
hơn. Đây có thể là lý do mạnh mẽ để đề cao trợ tử hơn an tử chủ động, trong khi cả hai
đều lệ thuộc ở sự lựa chọn của người bệnh. Tuy nhiên, không thể dựa vào đó để thẳng
thừng nghiêm cấm an tử chủ động, vì như thế nghĩa là ta đã loại bỏ những bệnh nhân
cũng tha thiết yêu cầu được chết, nhưng không còn khả năng để tự tử với sự hỗ trợ của
bác sĩ.14
Không thể phủ định rằng, thừa nhận quyền được chết là hành vi xuất phát từ tính nhân
đạo. Tuy nhiên để tính nhân đạo được thực thi đúng chỗ thì ta cũng phải lường trước
những rủi ro có thể gặp phải hoặc tình trạng lạm dụng để che giấu cho hành vi giết
người bằng phương thức y học, trên cơ sở đó căn cứ vào tình hình thực tế để tính toán
thời điểm thích hợp cho việc áp dụng. Dù là an tử chủ động hay trợ tử thì đều có tính
rủi ro, không thể dùng trợ tử để phủ nhận an tử chủ động và ngược lại. Tuy nhiên, việc
lựa chọn một trong hai phương thức hoặc cả hai phụ thuộc vào ý chí pháp luật quốc gia
cũng như điều kiện để thực hiện trên thực tế.
1.1.4

Ý nghĩa của quy định quyền được chết trong khoa học luật dân sự

Với tư cách là một ngành khoa học pháp lý độc lập, khoa học luật dân sự là hệ thống
những khái niệm, những quan điểm, phạm trù... về những vấn đề rất khác nhau của luật
14 Nicholas Dixon, (1988) “On the Difference between Physician – Assisted Suicide and Active Euthanasia.”
Hastings Center Report (28), tr. 27


19

dân sự. Nó bao gồm việc xác đinh Luật dân sự như là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật, các quan hệ xã hội mà Luật dân sự điều chỉnh, các phương pháp điều
chỉnh các đặc trưng của quan hệ pháp luật, cấu thành các quan hệ đó..., về lịch sử hình

thành và phát triển của Luật dân sự, mối liên kết giữa các chế định luật dân sự và vói
các ngành luật khác. Khoa học luật dân sự nghiên cứu bản thân các quy phạm pháp luật
dân sự, tính mâu thuẫn và thống nhất của nó, việc áp dụng Luật dân sự trong đời sống
xã hội, đưa ra những giải thích có tính khoa học các quy phạm pháp luật dân sự, tìm
các lỗ hổng trong pháp luật và biện pháp khắc phục những lỗ hổng đó... Khoa học luật
dân sự xây dựng trên cợ sở luật thực định nhưng không đồng nghĩa với luật thực định.
Việc quy định quyền được chết trong khoa học Luật dân sự sẽ có thể gây ra nhiều tranh
cãi. Tuy nhiên, điều này cũng buộc giới nghiên cứu và cả xã hội phải xem xét nó một
cách cẩn trọng, rằng quyền được chết là gì? Hình thức biểu hiện của nó như thế nào?
Quan hệ của nó trong tương quan với quyền được sống? Việc pháp luật dân sự xem nó
là mà một vấn đề và trực tiếp điều chỉnh như vậy có thực sự phù hợp không? ...
Quyền được chết cần thiết phải được xem xét dưới góc độ là một quyền con người, một
quyền nhân thân đặc biệt. Nhiệm vụ cao cả của pháp luật là điều chỉnh các vấn đề thực
tế của xã hội, thậm chí có thể tiên liệu trước các vấn đề có khả năng xảy ra, chứ không
phải để nó đã diễn ra rồi mới điều chỉnh. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý
nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo
đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Do
đó, nếu pháp luật không thể điều chỉnh thực tế, điều đó đồng nghĩa với sự thất bại của
khoa học pháp lý. Tương tự như thế, nhu cầu tìm hiểu hay thực thi “quyền được chết”
trên thế giới đang hình thành, củng cố cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học y tế
và ý thức của con người. Mỗi quốc gia, dân tộc, tùy vào tình hình thực tế, nhu cầu xã
hội và ý chí giai cấp để cân nhắc đặt quyền này dưới sự điều chỉnh của pháp lý. Quyền
được chết xứng đáng có một vị trí quan trọng trong khoa học luật dân sự.
1.1.5

Lược sử hình thành ý tưởng về quyền được chết

“Quyền được chết” được hình thành từ thuật ngữ “an tử” (euthanasia), bắt nguồn từ
việc ghép hai từ Hy lạp cổ là eu (tốt hoặc cao quý) và thanatos (cái chết), hiểu theo câu
chữ thì đây là “cái chết êm dịu” hay còn gọi là “cái chết hạnh phúc.”Hành động

“euthanasia”có thể đã xuất hiện từ rất lâu trong xã hội con người, tuy nhiên khái niệm
“euthanasia” và những tranh luận xung quanh khái niệm này mới xuất hiện từ thời kỳ


20

Hy Lạp và La Mã cổ đại. Từ thế kỷ V đến thế kỷ I TCN, trước khi có sự xuất hiện của
Kitô giáo, thái độ của xã hội đối với việc phá thai, an tử chủ động và tự tử đã có xu
hướng được khoan dung. Nhiều người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã không thực sự đặt
niềm tin vào giá trị vốn có của cuộc sống con người, các bác sĩ ngoại đạo có khả năng
thực hiện phá thai thường xuyên cũng như trợ giúp tự tửmặc dù lời thề Hippocrates
nghiêm cấm hành vi này. Trong suốt thời kỳ cổ đại,việc hỗ trợ cái chết tự nguyện cho
bệnh nhân nhằm trốn tránh những đau đớn kéo dài diễn ra rộng rãi.Phương thức thực
hiện phổ biến nhất là các bác sĩ 15sẽ đưa cho bệnh nhân của mình loại thuốc độc mà họ
yêu cầu. Thời kỳ này, các bác sĩ có vai trò kép, một nửa làm nhiệm vụ chữa bệnh, nửa
kia mang đến cái chết cho bệnh nhân khi được yêu cầu.
Người chống đối “cái chết êm dịu” đầu tiên chính là Hippocrates (TK V – IV
TCN),ông tổ nền y học Tây phương và cũng được xem là thầy thuốc vĩ đại nhất trong
thời đại của ông. Hippocrates đã đi khắp Hy Lạp để hành nghề y, sau đó quay về đảo
Kos và thành lập trường y và bắt đầu giảng dạy những tư tưởng y khoa của mình.
Tuyên thệ trước lời thề Hippocratesđã trở thànhnghi lễ quan trọng và thiêng liêngcủa
các sinh viên y khoa trước khi bắt đầu hành nghề y. Trong lời tuyên thệ, ông kêu gọi
những người thày thuốc hãy thề trước Apollo - thần chữa bệnh, Asclepius - thần y học,
thần Hygieia và Panacea, dưới sự chứng giám của các nam thần, nữ thầnrằng:“Tôi sẽ
không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý
cho họ; cũng như vậy, tôi sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây
sảy thai…”16
Đến tận thế kỉ I sau công nguyên, cụ thể năm 121 thuật ngữ an tử mới xuất hiện lần đầu
tiên trong tác phẩm De Vita Caesarum – Divus Augustus (Cuộc đời các Ceasar – Con
thần Augustus) của sử gia Gaius Suetonius Tranquillus. Trong đoạn miêu tả về cái

chết của Augustus Ceasar, ông đã viết:
Trong lúc ngài hỏi một số người mới đến từ thành thị về con gái của Drusus, cô gái
đang ốm, ngài đột ngột qua đời khi hôn Livia, thốt ra những lời cuối cùng: “Hãy luôn
nhớ đến cuộc hôn nhân của chúng ta, Livia, và vĩnh biệt,” rồi may mắn có được một
cái chết dễ dàng và đúng như cách mà ngài hằng mong muốn. Thường thì, mỗi khi
15 Xin lưu ý giúp, danh từ “bác sĩ” trong bài viết này chỉ là một danh từ chung để chỉ những người được trao cho
quyền thực hiện “cái chết êm dịu;” do đó, nó có thể là bác sĩ thông thường, hoặc cũng có thể chỉ những người
thuộc các trung tâm hỗ trợ được thành lập theo quy định của pháp luật nước sở tại.
16 “ (Trích “Lời thề Hippocrates” …)


21

nghe rằng ai đó chết nhanh chóng và không đau đớn, ngài lại cầu rằng ngài và thân
thể ngài sẽ có được một cái chết êm dịu tương tự, đó là khái niệm ngài quen dùng.
Vào thời Trung Cổ, thái độ chống lại “cái chết êm dịu” trở thành đa số, và tình trạng
này tiếp diễn tới thế kỷ thứ XIX, mặc dù có vài người như Thomas More (TK XVI) và
Francis Bacon (TK XVII) lên tiếng chủ trương hành động an tử bởi các thầy thuốc.
Xem xét tình hình xã hội thời điểm đó, More đã thấy rằng hành động “an tử” là không
thể chối bỏ và đã thừa nhận chúng trong thực tế hành nghề của các thầy thuốc. Ông cho
rằng: “... Nếu như căn bệnh là không thể chữa trị và gây ra vô vàn đau đớn cho bệnh
nhân và các linh mục có thể nhận thấy rõ người bệnh không thể thực hiện các nghĩa vụ
xã hội; đồng thời, cái chết của anh ta sẽ giải thoát cho anh ta và những người xung
quanh khỏi những đau đớn và khốn khổ; người bệnh xác định rõ ràng rằng họ không
còn muốn sống nữa; thì các linh mục có thể khuyến khích và hỗ trợ bệnh nhân tìm đến
cái chết. Việc này cũng tương tự như giải thoát tù nhân khỏi ngục tù, hoặc bị tra
tấn...”17
Nhà triết học Anh Francis Bacon (1561 – 1620)là người đầu tiên thảo luận về việc kéo
dài sự sống là một nhiệm vụ y khoa mới, gồm ba nhiệm vụ: duy trì sức khỏe, chữa trị
bệnh tật và kéo dài sự sống. Francis Bacon viết :“Phận sự của người thầy thuốc không

phải chỉ là chữa khỏi bệnh tật, mà còn làm vơi dịu những khổ đau do bệnh tật gây nên.
Và không phải chỉ làm vơi dịu khổ đau và khỏi bệnh, mà còn đem lại cho bệnh nhân
khi không còn hi vọng sống sót, một cái chết êm dịu và an lành. An tử như vậy là một
phần không nhỏ của hạnh phúc.”18
Đầu thế kỷ XIX, khoa học về an tử thường làm những việc đơn giản như: làm cho
phòng bệnh được thoáng khí hơn, thay đổi vị trí của giường nằm hay thay giường khác,
mời những người thân hiện diện bên người bệnh… để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu
hơn trong những ngày cuối đời. Họ bỏ tất cả những cách chữa trị không làm cho bệnh
nhân khá hơn như mổ xẻ, phẫu thuật nhưng bằng lòng với việc điều trị những triệu
chứng của bệnh và điều trị giảm đau. Lúc đó, “cái chết êm dịu” là những việc làm giúp
cho người bệnh ra đi trong bình an.
Cho đến cuối thế kỷ XIX, an tử được coi như là một cái chết yên bình. Một tài liệu
thường được trích dẫn thời kỳ này là: “De euthanasia medica prolusio” – một tác
17 Thomas More, (1951), “Utopia”, J.M. Dent & Sons, London, tr. 98.
18Jeff McMahan, (2002),“The Ethics of killing”, Oxford University press, tr.455-460


22

phẩm của giáo sư Carl F. H. Marx. “Con người tất cũng sẽ chết” – Ông nói. Cái chết có
thể đến bằng hai cách: đột ngột như tai nạn hoặc trải qua những giai đoạn kéo dài.
Trong trường hợp kéo dài, tinh thần người bệnh không có khả năng chờ đón cái kết mà
cơ thể sẽ phải đón nhận. Tuy tôn giáo và các học thuyết khác có thể xoa dịu nỗi đau
tinh thần, nhưng người phù hợp nhất để đánh giá nỗi đau và đủ khả năng xoa dịu nỗi
đau về thể xác của người bệnh vẫn là các bác sĩ.
Marx không hề nhận ra rằng hình thức an tử bằng việc sử dụng thuốc để xoa dịu nỗi
đau của người bệnh chứ không nhằm mục đích giết người của mình lại có thể gây tranh
cãi cho đến tận thế kỷ XIX.
Điều kiện xã hội cuối thế kỷ XIX đã tạo điều kiện cho an tử hoạt động. Thuyết tiến hóa
và chọn lọc tự nhiên của Charles Robert Darwin (12/02/1809 – 19/04/1882) đã đánh

bật quan điểm cố hữu của Thiên chúa giáo vốn coi Đức Chúa trời là đấng tạo hóa –
người duy nhất có quyền quyết định sự sống và cá nhân của con người.
Người ủng hộ đầu tiên của an tử hoạt động trong thế kỷ XIX, là một thầy giáo, không
phải là một bác sĩ. Năm 1870, Samuel Williams đã viết bài báo đầu tiên đưa ra quan
điểm về quyền được chết. Ông tuyên bố:
“Trong tất cả mọi trường hợp điều này phải thuộc về trách nhiệm của nhân viên y tế,
bất cứ khi nào bệnh nhân yêu cầu, sẽ sử dụng chloroform hoặc bất kỳ chất gây mê nào
có thể thay thế tác dụng của chloroform nhằm tiêu diệt ý thức và cùng lúc đưa người
bệnh đến với một cái chết nhẹ nhàng, nhanh chóng và không đau đớn. Các biện pháp
phòng ngừa sẽ được đặt ra để ngăn chặn bất kỳ sự lạm dụng nào có thể có của nhiệm
vụ đó. Đồng thời, biện pháp tốt nhất để có thể tránh khỏi những nghi vấn xung quanh
sự lạm dụng này, đó chính là phương thuốc được áp dụng trên cơ sở yêu cầu, nguyện
vọng của bệnh nhân ...”19
Giữa thế kỷ 20, “an tử” mang ý nghĩa tiêu cực – hậu quả của chương trình tàn sát tập
thể do Đức Quốc Xã thực hiện, nhằm vào những người đồng tính, người già yếu. thiểu
năng trí tuệ hoặc khuyết tật thể lý nhằm “giữ gìn sự thanh khiết của chủng tộc Đức cao
quý"thông qua chương trình T4 (tiếng Đức: Herrenvolk) như được viết trong những
văn bản tuyên truyền của Đức quốc xã. Các kỹ thuật giết người hàng loạt được phát

19“A General History of Euthanasia”, />truy cập 10/07/2016


23

triển lúc đó sau này lại được sử dụng trong các trại tàn sát người Do Thái
(Holocaust).20
Sự sụp đổ của Đức Quốc Xã và sự phát triển của y học hiện đại đã một lần nữa đưa
“an tử”trở về với ý nghĩa như một hành động đặc biệt nhằm tạo ra một cái chết êm ái
cho những bệnh nhận đã ở vào tình thế “vô phương cứu chữa.” Động thái này nhằm
chấm dứt những đau đớn về thể xác mà người bệnh có thể gặp phải trong suốt quá trình

điều trị vốn không mang lại hiệu quả; đồng thời giải thoát những ám ảnh, suy sụp về
tâm lý khi căn bệnh đã ở giai đoạn cuối.
Có thể nói, bản chất của “an tử” vẫn luôn gắn liền cũng với những biến chuyển của tôn
giáo, sự phát triển của y học và ý chí của giai cấp lãnh đạo. Cũng từ đây, khái niệm về
quyền được chết đã ra đời. Đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, việc
ghi nhận quyền này – hoặc chí ít là dành nhiều hơn sự quan tậm, tìm hiểu trong lĩnh
vực luật học, y học – là thực sự cần thiết. Bởi vì, dù có được nhắc đến hay không, thì
“quyền được chết” vẫn luôn tồn tại, ngay cả khi khoa học pháp lý còn chưa biết đến
nó..
1.2
1.2.1

Điều kiện để áp dụng quyền được chết
Điều kiện về xã hội

Trong một số đề tài về quyền được chết trướcđây, hầu hết người viết chỉ đề cập đến hai
tiêu chí: luật pháp vày tế. Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả, trước khi đánh giá về
chuyên môn, cần phảiđánh giá nhận thức xã hội. Quyền được chết chỉ có thể tồn tại nếu
xã hội công nhận nó, nếu bị xã hội phủ nhận thì cho dù pháp luật có quy định, trình độ
y tếđã phát triểnở công nghệ cao thìđây cũng chỉ là một “quyền ảo”, không có giá trị
thực tế. Và như thế, vô hình chung pháp luật đã không làm tròn vai trò của mình.
Để xây dựng tiêu chí xã hội thực sự rất khó, bởi nó phụ thuộc vào hai yếu tố luôn luôn
vận động: quan điểm xã hội và trình độ phát triển của dân trí.
1.2.1.1 Quan điểm xã hội
Quan điểm xã hội là yếu tố được tổng hòa từ tôn giáo, ý niệm dân tộc. Nó có tính quyết
định đối với hai yếu tố còn lại. Quan điểm xã hội phát triển, luật pháp và y tế sẽ phát
triển. Nói cách khác, luật pháp và y tế phục vụ cho xã hội.
20Jeantine E. Lunshof và Afres Simon(1999), “Euthanasia and Physician”, International Journal of Bioethics
10, tr. 45 - 51



24

Mỗi một quốc gia, do lịch sử hình thành, điều kiện vềđịa lý, tín ngưỡng tôn giáo khác
nhau sẽ có quan điểm xã hội khác nhau. Các quốc gia phương Đông với văn hóa làng –
xã, sự gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình “tam, tứđại đồng đường” với
quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con” thì trở ngại lớn nhất của “quyền được chết” không
phải là những ngườiđang bệnh tật, mà là nỗiđau trước sự mất mát của những ngườiở
lại. Quy luật “sinh – lão - bệnh - tử” đã ngấm vào phương Đông, trách nhiệm của con
cái là phụng dưỡng cha mẹ, trách nhiệm của gia đình là chăm sóc chia sẻ. Dođó, để có
thể chấp nhận “tự tử”, “hỗ trợ tự tử”, “an tử chủ động” có lẽ cần nhiều thời gian hơn
nữa. Việc thay đổi nhận thức và tư duy tất yếu phải trải qua một quá trình
Tuy nhiên, khi bàn về quyền được chết, người ta thấy sự gặp gỡ lớn về tư tưởng
củaĐạo Kito, Đạo Hồi vàĐạo Phật; khi cả ba cùngđưa ra quan điểm phản đối với hành
vi “tự tử”, “giết người vô tội.” Và chính bởi sựảnh hưởng của tôn giáo đến quyền nhân
thân này rất lớn, nên xin phép sẽ dành một phần riêng để bàn về yếu tố này.
1.2.1.2 Sự phát triển của dân trí
Sự phát triển của dân trí là yếu tố chi phối quan điểm xã hội. Dân trí cao đồng nghĩa
với yêu cầu khoa học pháp lý, y tế cũng phát triển. Trên thưc tế, quyền được chết còn
xa lạ với rất nhiều người, mặc dù nóđã tồn tại từ rất lâu. Đây là hệ quả tất yếu của việc
nó chưa có được một vị trí xứngđáng trong khoa học, người ta mải mê với việc đấu
tranh thừa nhận hoặc phản đối nó, nhưng lại quên mất rằng cần phải xác định bản chất
và phạm vi của quyền này.
Để chứng minh điều đó, tác giả đã tổ chức một cuộc khảo sát tìm hiểu về quyền được
chết. Đã có 500 phiếu được phát ra, nhưng chỉ có84 người nói rằng họ có nghe tới
quyền được chết, nhưng không hiểu rõ về nó.21 Điều đặc biệt là, những người tham gia
khảo sát đều có trình độ trên cao đẳng.
Rõ ràng, để được xã hội thừa nhận thì khoa học pháp lý phải làm tốt hơn vai trò của
mình trong việc phổ biến kiến thức cơ bản và nâng cao nhận thức dân trí về quyền con
người nói chung và quyền nhân thân nói riêng.

1.2.2

Điều kiện về luật pháp

Như đã khẳng định, một quyền nhân thân chỉ được hợp pháp hóa khi pháp luật công nhận
nó và ngược lại, nếu pháp luật nghiêm cấm, nó sẽ trở thành tội phạm. Xét trên quan điểm
21 Cũng xin lưu ý rằng trong 84 người này có 02 người đã từng tốt nghiệp ngành Luật.


25

của pháp luật Việt Nam hiện tại, an tử chủ động chính là hành vi “giết người” và “trợ tử”
chính là tội “giúp người khác tự sát”, do đó sẽ bị xử lý nghiêm khắc.
Nếu như nói điều kiện xã hội có tính tiên quyết để thực thi an tử trên thực tế thì sự thừa
nhận của pháp luật có tính quyết định đối với quyền này. Xét về bản chất, mặc dù cùng
hướng tới cái chết nhưng mục đích thực hiện của an tử là vô cùng khác biệt, do vậy, có
thể dựa vào điều đó để phân biệt giữa tội phạm và an tử.
Nếu như an tử coi cái chết như một phương thức nhân đạo để giải thoát con người khỏi
những giày vò về thể xác hoặc tinh thần, và người bệnh mong muốn đón nhận nó thì
“giết người” và “giúp người khác tự sát” thông thường sẽ hướng tới một mục đích duy
nhất là tước đoạt sinh mạng con người vì lợi ích vật chất hoặc tinh thần. Thế nhưng,
nếu chỉ căn cứ vào yếu tố “mục đích” thực hiện hành vi vốn rất mong manh và nhiều
khi rất khó để xác định trên thực tế thì quyền được chết rất có thể sẽ bị lợi dụng nhằm
che giấu tội ác. Pháp luật do vậy phải lường trước yếu tố này để đưa ra các tiêu chuẩn
xây dựng Luật an tử.
Ví dụ, đối với an tử, cần xác định được điều kiện để một bệnh nhân được phép thực
hiện quyền được chết của mình. Pháp luật phải dự liệu được trường hợp nào được
quyền thực hiện quyền được chết của mình? Cơ sở nào để kết luận người bệnh đang
phải chịu đựng những giày vò về thể xác và tinh thần? Ai sẽ là người có đủ thẩm quyền
để chấm dứt sinh mạng người bệnh?

Nếu trợ tử được hợp pháp hóa, điều này có nghĩa là rất nhiều văn bản quy phạm pháp
luật hình sự vốn chỉ quy định hành vi này một cách chung chung sẽ phải được xem xét
lại.
1.2.3

Điều kiện về y tế

Có thể nói, đây là điều kiện khó xác định nhất, vì nó phụ thuộc vào trình độ chuyên
môn của bác sĩ điều trị nói riêng và sự phát triển của y học quốc gia nói chung. Nhiệm
vụ của y học là phải xây dựng được danh mục các loại bệnh lý được đánh giá là “nan
y”, tình trạng thương tật ở mức độ nào được coi là không thể cứu chữa? Tiêu chuẩn để
đánh giá mức độ đau đớn mà người bệnh phải gánh chịu? Đây thực sự là những thách
thức rất lớn đối với ngành y tế, bởi sự phát triển của y học là khôn cùng, và cơ chế
phục hồi hoặc tự chữa trị ở mỗi cá thể lại khác nhau. Thậm chí nó còn phụ thuộc vào
cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn của mỗi quốc gia. Một căn


×