Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài – Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NIÊM YẾT CỔ PHIẾU TẠI THỊ TRƯỜNG
NƯỚC NGOÀI - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

HOÀNG HỒNG VÂN

Hà Nội –2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NIÊM YẾT CỔ PHIẾU TẠI THỊ TRƯỜNG
NƯỚC NGOÀI - KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên: Hoàng Hồng Vân
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy



Hà Nội –2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các tài
liệu trích dẫn theo các nguồn công bố. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và nội dung của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào.
Tác giả

Hoàng Hồng Vân


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG – HÌNH VẼ.......................................................................... vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. ix
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CỔ PHIẾU
TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI ......................................6
1.1 Khái niệm về niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài .........................6
1.1.1 Cổ phiếu và niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài .......................6
1.1.1.1 Khái niệm cổ phiếu .............................................................................6
1.1.1.2 Phân loại cổ phiếu ..............................................................................6
1.1.1.3 Niêm yết cổ phiếu và điều kiện niêm yết cổ phiếu của các công ty tại
sở giao dịch chứng khoán ...............................................................................7

1.1.1.4 Niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài ....................................10
1.1.2 Mục đích và phương thức niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài
...........................................................................................................................10
1.1.2.1 Mục đích ............................................................................................10
1.1.2.2 Phương thức niêm yết .......................................................................11
1.2 Động cơ của doanh nghiệp khi tiến hành niêm yết cổ phiếu tại thị trường
nước ngoài ............................................................................................................13
1.2.1 Nhu cầu huy động vốn ............................................................................13
1.2.2 Nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu ..............................................14
1.2.3 Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm .................................................................................................................14
1.2.4 Cải thiện hoạt động quản trị của công ty ...............................................14
1.2.5 Thu hút các nhà đầu tư chiến lược ........................................................15
1.2.6 Được bảo vệ đối với hành vi thâu tóm ...................................................15


iii
1.3 Thuận lợi và khó khăn của việc niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước
ngoài......................................................................................................................15
1.3.1 Thuận lợi .................................................................................................15
1.3.2 Khó khăn .................................................................................................16
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước
ngoài......................................................................................................................17
1.4.1 Điều kiện kinh tế vĩ mô ...........................................................................17
1.4.1.1 Sự khác biệt về khung pháp lý và yêu cầu công bố thông tin ...........17
1.4.1.2 Ảnh hưởng bởi chi phí khi niêm yết ra thị trường chứng khoán nước
ngoài ..............................................................................................................18
1.4.1.3 Nguy cơ giảm tính thanh khoản của cổ phiếu ...................................19
1.4.1.4 Rào cản thị trường ............................................................................20
1.4.1.5 Chính sách quản lý ngoại hối ...........................................................20

1.4.2 Điều kiện kinh tế vi mô ...........................................................................21
1.4.2.1 Kiến thức về hoạt động niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài
của doanh nghiệp ..........................................................................................21
1.4.2.2 Chế độ kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp ...................................22
1.4.2.3 Tình hình nội tại của doanh nghiệp ..................................................22
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NIÊM YẾT CỔ PHIẾU TẠI
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI.............................................24
2.1 Kinh nghiệm niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài của các doanh nghiệp Đài
Loan ......................................................................................................................24
2.1.1 Điều kiện, thủ tục phát hành và niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài.......24
2.1.1.1 Điều kiện, thủ tục để chào bán và niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài 24
2.1.1.2 Quy định về công bố thông tin ..........................................................28
2.1.2 Kinh nghiệm lên sàn giao dịch chứng khoán Đài Loan của Công ty
Bonny Worldwide Limited ...............................................................................31
2.2 Kinh nghiệm niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài tại thị trường Singapore 32


iv
2.2.1 Điều kiện, thủ tục phát hành, niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài của các
công ty Singapore .............................................................................................34
2.2.2 Điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài niêm yết tại Singapore (Sàn
Mainboard) .......................................................................................................36
2.2.3 Kinh nghiệm niêm yết của Parkson tại sàn chứng khoán Singapore ..39
2.3 Mỹ - điểm đến của các doanh nghiệp ..........................................................45
2.3.1 Các điều kiện để niêm yết trên sàn NYSE ..............................................46
2.3.2 Các điều kiện để niêm yết trên sàn NASDAQ ........................................51
2.3.3 SEA – Startup công nghệ đầu tiên của Đông Nam Á được niêm yết tại
Mỹ......................................................................................................................54
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH THỰC TIỄN CỦA VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM ......................................................................................................62

3.1 Khả năng niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam62
3.1.1 Thực tế hành lang pháp lý cho hoạt động niêm yết cổ phiếu ra nước
ngoài .................................................................................................................64
3.1.2 Năng lực nội tại của doanh nghiệp Việt Nam .......................................68
3.1.2.1 Chế độ kế toán, kiểm toán .................................................................68
3.1.2.2 Vấn đề quản trị công ty .....................................................................69
3.1.2.3 Vấn đề minh bạch và công bố thông tin ............................................70
3.1.3 Kinh nghiệm lên sàn SGX của Vinamilk ...............................................72
3.1.4 Vinagame chuẩn bị niêm yết trên NASDAQ .........................................74
3.2 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam ..............................77
3.3 Đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam niêm yết cổ phiếu
tại thị trường chứng khoán nước ngoài ............................................................80
3.3.1 Điều chỉnh chuẩn mực kế toán phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế
...........................................................................................................................80
3.3.2 Hoàn thiện khung pháp lý về niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp Việt
Nam trên thị trường chứng khoán quốc tế .....................................................81


v
3.3.3 Nâng cấp và cải thiện hệ thống quản trị công ty ...................................82
3.3.4 Ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý..........................................84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................87


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

ADRs

Chứng chỉ lưu ký Mỹ

AMEX

Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ

ASX
CP
EBITDA

Sở giao dịch chứng khoán Úc
Cổ phần
Thu nhập trước thuế, lãi và khấu hao

EDR

Chứng chỉ lưu ký đồng Euro

FSC

Ủy ban giám sát tài chính Đài Loan

GDR

Chứng chỉ lưu ký toàn cầu

HĐQT


Hội đồng quản trị

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

IPO

Chào bán lần đầu ra công chúng

NASDAQ

National Association of Securities Dealers Automated
Quotation - Hệ thống báo giá tự động của liên minh các tổ
chức tự doanh Hoa Kỳ

NĐTNN
NYSE


Nhà đầu tư nước ngoài
New York Stock Exchange - Sàn giao dịch chứng khoán
New York

OTC

Thị trường chứng khoán phi tập trung

SGX

Sàn giao dịch chứng khoán Singapore

UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

ROE

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

SEC

Securities and Exchange Commission - Ủy ban chứng
khoán Hoa Kỳ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

WFE

World Federation of Exchages – Hiệp hội sở giao dịch
chứng khoán thế giới


vii
DANH MỤC BẢNG – HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 : Cơ cấu cổ phần dự kiến niêm yết ............................................................31
Bảng 2.2: Bảng số liệu thu nhập từ hoạt động kinh doanh liên tục và tỷ suất lợi
nhuận trên mỗi cổ phiếu từ năm 2014 đến 2018 .......................................................32
Bảng 2.3: Điều kiện để các doanh nghiệp niêm yết trên sàn Mainboard - SGX ......38
Bảng 2.4: Các cột mốc trong hoạt động của Parkson ...............................................40
Bảng 2.5: Số lượng công ty niêm yết tại sàn NYSE .................................................45
Bảng 2.6: Điều kiện để doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu tại sàn giao dịch NYSE Mỹ .............................................................................................................................48
Bảng 2.7: Phí niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York ............................51
Bảng 2.8: Tiêu chuẩn niêm yết trên sàn NASDAQ ..................................................54
Bảng 3.1: So sánh giá trị vốn hóa thị trường giữa một số sàn giao dịch chứng khoán
(năm 2017) ................................................................................................................64
Bảng 3.2: Lợi nhuận trước thuế của Vinamilk giai đoạn 2006 – 2008 .....................73


viii


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Biểu đồ thu nhập từ hoạt động kinh doanh liên tục của Bonny Worldwide
Limited từ năm 2014 đến 2017 (Income from continuing operations before tax) ....32
Hình 2.2: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu từ năm 2014 đến năm 2017
(EPS) .........................................................................................................................32
Hình 2.3: Tổng doanh thu trong 3 năm tài chính 2009 - 2011 của Parkson .............41
Hình 2.4: Tổng lợi nhuận từ hàng hóa giai đoạn 2009 - 2011 của Parkson .............41
Hình 2.5: EBITDA giai đoạn 2009 – 2011 của Parkson ...........................................42
Hình 2.6: Lợi nhuận thuần giai đoạn 2009 – 2011 của Parkson ...............................43
Hình 2.7: Cơ cấu tổ chức của SEA ...........................................................................58
Hình 3.1: Doanh nghiệp niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin giai đoạn 2012 - 2017
...................................................................................................................................71
Hình 3.2: Cơ cấu bộ máy quản lý của VNG .............................................................75
Hình 3.3: Kết quả kinh doanh hợp nhất của VNG ....................................................76


ix

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn này tập trung nghiên cứu về vấn đề niêm yết cổ phiếu tại thị trường
nước ngoài với kinh nghiệm niêm yết của các doanh nghiệp trên thị trường chứng
khoán các nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Luận văn đã sử
dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp có chọn lọc, phân tích về điều kiện để niêm
yết cổ phiếu ra nước ngoài tại Đài Loan, Singapore cũng như điều kiện để các
doanh nghiệp ngoại niêm yết cổ phiếu tại Mỹ và Singapore để chỉ ra những điểm
thiếu sót và cần hoàn thiện trong hệ thống pháp luật và trong nội tại của các doanh
nghiệp Việt Nam nếu muốn đưa cổ phiếu của mình “xuất ngoại”. Luận văn đã đạt
được các kết quả nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, luận văn đã khái quát được toàn bộ cơ sở lý luận về cổ phiếu, hoạt
động niêm yết cổ phiếu tại thị trường trong nước và quốc tế cũng như chỉ ra được
mục đích, thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp khi niêm yết cổ phiếu tại thị
trường chứng khoán nước ngoài cũng như các nhân tố vi mô và vĩ mô ảnh hưởng
đến việc niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài của các doanh nghiệp.
Thứ hai, luận văn đã đi sâu phân tích về điều kiện, thủ tục để phát hành cổ
phiếu ra nước ngoài tại Đài Loan, Singapore, phân tích một dẫn chứng cụ thể là
Công ty TNHH gốm sứ Taicera khi niêm yết ở Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn
cũng đã chỉ ra được các điều kiện mà các thị trường chứng khoán Singapore và Mỹ
đặt ra cho các doanh nghiệp khi họ có nhu cầu niêm yết tại hai nước này với các ví
dụ cụ thể về việc niêm yết của Parkson Retail Asia và SEA.
Thứ ba, bằng việc đi sâu vào ví dụ thực tế về việc Công ty CP sữa Việt Nam
Vinamilk nhận được thư chấp thuận niêm yết của sàn chứng khoán Singapore SGX
năm 2008 và việc Công ty CP VNG ký biên bản ghi nhớ với sàn giao dịch chứng
khoán điện tử NASDAQ tháng 5/2017, luận văn đã chỉ ra khả năng niêm yết cổ
phiếu ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và rút ra các bài học kinh
nghiệm cho doanh nghiệp Việt khi muốn đưa cổ phiếu của mình lên sàn quốc tế. Từ
những tồn tại và khó khăn đó, luận văn đưa ra các đề xuất mang tính vĩ mô và các
đề xuất mang tính vi mô liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để một ngày
không xa sẽ thấy các mã cổ phiếu Việt Nam trên sàn chứng khoán quốc tế.


x
Với các kết quả đạt được, luận văn đã góp phần đưa ra cái nhìn đa chiều trong
việc niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài đối với các doanh nghiệp ở Việt
Nam – một đất nước mới chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Luận văn cũng
đã chỉ ra được việc đưa cổ phiếu Việt Nam ra niêm yết trên sàn quốc tế thì doanh
nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn hay bất lợi nào, từ đó những doanh nghiệp nuôi
giấc mơ xuất ngoại sẽ cần chuẩn bị nguồn lực cả về thời gian và tiền bạc để đáp ứng

các tiêu chuẩn khắt khe sàn ngoại. Bù lại, chính nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước và
các cơ quan có thẩm quyền liên quan nên việc đưa cổ phiếu Việt ra nước ngoài
trong thời gian tới có thể sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với các doanh nghiệp Việt, từ
đó tạo ra một kênh huy động vốn mới mà từ trước đến nay các doanh nghiệp Việt
Nam chưa được tiếp cận.


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua đã tạo
tiền đề cho việc ra đời và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam - một kênh
huy động và phân bổ vốn trung, dài hạn quan trọng cho các công ty cổ phần tham
gia thị trường chứng khoán. Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua ngày
29/6/2006 đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc xây dựng khung
pháp lý toàn diện cho hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Một trong
những nội dung lần đầu tiên được đề cập trong Luật Chứng khoán là điều chỉnh việc
niêm yết chứng khoán của các công ty cổ phần Việt Nam tại các Sở Giao dịch
Chứng khoán nước ngoài.
Trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển “sốt” thì
việc các doanh nghiệp Việt Nam - nhất là các doanh nghiệp lớn sẽ không đem cổ
phiếu niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài bởi sự thuận lợi về giá cũng
như việc huy động vốn tại thị trường trong nước dễ dàng và nhanh chóng hơn. Tuy
nhiên, ở thị trường còn non trẻ và chưa ổn định như thị trường chứng khoán Việt
Nam, việc niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế của các doanh nghiệp Việt
Nam trong tương lai là điều cần thiết mà các doanh nghiệp cần nhắm tới, nhất là
trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập với thế giới như hiện nay. Tại một số quốc gia
như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc hay Nhật Bản còn coi việc niêm yết trên thị
trường chứng khoán nước ngoài như những cơ hội tốt để doanh nghiệp huy động
vốn, đồng thời phát triển thị trường chứng khoán, ban hành các quy định và cơ chế

đặc biệt nhằm khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết ra nước ngoài.
Trở lại Việt Nam, việc niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài trong
các văn bản pháp luật của Việt Nam mặc dù đã bước đầu ghi nhận và điều chỉnh
vấn đề này nhưng khi triển khai trên thực tế còn có nhiều vướng mắc như: đáp ứng
các điều kiện niêm yết cổ phiếu khắt khe của thị trường nước ngoài, các khó khăn
liên quan đến thanh toán, lưu ký xuyên biên giới... nên các doanh nghiệp Việt Nam
chưa triển khai được việc niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài.


2
Trước những yêu cầu thực tiễn và lý luận trên đây, việc nghiên cứu một cách
toàn diện và đầy đủ các vấn đề liên quan tới niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp
Việt Nam tại thị trường chứng khoán nước ngoài là một vấn đề mang tính cấp thiết,
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài
“Niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài – Kinh nghiệm quốc tế và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của mình.
2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài đã được đề cập tới từ lâu
trong các nghiên cứu đăng trên tạp chí về kinh tế, tài chính của nước ngoài như:
Perotti và Cordfunke (1997) chứng minh rằng niêm yết ở thị trường danh tiếng
có yêu cầu về minh bạch thông tin cao sẽ nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong nhà
đầu tư và một lần nữa khẳng định triển vọng doanh nghiệp. Niêm yết nước ngoài
giúp công ty có tầm nhìn quốc tế và danh tiếng sẽ được nhận ra bởi khách hàng và
đối tác chiến lược (Chapman, Xu, Peabody, 2008).
Durnev và Kim (2004) cho rằng công ty niêm yết ở sàn có quy định chất
lượng quản trị công ty tốt, hệ thống pháp luật tốt, bảo vệ nhà đầu tư thiểu số và nhà
đầu tư nước ngoài sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư từ bên ngoài. Nói cách khác sẽ làm
tăng tính thanh khoản cho chứng khoán của họ.
Suan, Tong và Wu (2007) kết luận công ty niêm yết ngoại có sự gia tăng về tài
sản và lợi nhuận, đòn bẩy thấp đi, tính thanh khoản cao hơn so với những công ty

niêm yết trong nước. Những công ty niêm yết ngoại chịu sự giám sát nghiêm ngặt
của những nhà đầu tư và đội ngũ quản lý của công ty họ nên bắt buộc phải tập trung
vào mục tiêu phát triển dài hạn. Vì thế, trong giai đoạn ngắn hạn sau niêm yết,
thường không thể hiện sự cải thiện lợi nhuận ngay lập tức. Những bằng chứng thực
nghiệm cho thấy, các công ty niêm yết ngoại có khuynh hướng cạnh tranh hơn và
tạo ra những giá trị kinh tế thật sự cho nhà đầu tư.
Anderson và Tychon (1993) niêm yết nước ngoài kích thích những giao dịch
cổ phiếu tại thị trường trong nước vì đối với nhà đầu tư đây là tín hiệu của sự hoạt
động hiệu quả và triển vọng tương lai. Vì thế, công ty niêm yết ngoại thành công có
thể làm tăng giá cổ phiếu ở thị trường trong nước.


3
Các công ty niêm yết tại Mỹ tăng khả năng nhận diện của các nhà đầu tư, tính
thanh khoản của cổ phiếu, mở rộng mạng lưới cổ đông ở nước ngoài, tiếp cận được
nguồn tài chính rẻ hơn, giảm chi phí vốn và trong vài trường hợp việc niêm yết là
thực hiện chiến lược kinh doanh toàn cầu của công ty (King và Mittoo, 2007).
Cổ đông và những người quản lý (người sử dụng vốn) thường có thông tin bất
cân xứng nên việc niêm yết nước ngoài ở thị trường có môi trường thông tin tốt
hơn, cơ chế giám sát tốt hơn, thị trường trưởng thành hơn sẽ rất có lợi cho cổ đông
trong việc giám sát hoạt động sử dụng vốn. Vậy nên niêm yết ra nước ngoài, người
được lợi cũng chính là các cổ đông hiện tại.
Việc niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài thu hút được sự chú ý của
nhiều doanh nghiệp trong nước và những người quan tâm đến sự phát triển của nền
kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu hay
luận văn có tính cơ bản, hệ thống nào được thực hiện. Ủy ban Chứng khoán nhà
nước có đề tài nghiên cứu khoa học năm 2009 của Tiến sĩ Tạ Thanh Bình (chủ
nhiệm đề tài) “Hoàn thiện khung pháp lý về niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp
Việt Nam trên thị trường chứng khoán nước ngoài”. Đề tài đã khảo sát kinh nghiệm
xây dựng các quy định điều chỉnh hoạt động niêm yết ra nước ngoài của thị trường

chứng khoán quốc tế và rút ra bài học cho việc quy định vấn đề này tại Việt Nam, từ
đó đề xuất hướng hoàn thiện các quy định về niêm yết ra nước ngoài cho các công
ty cổ phần Việt Nam trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Các bài viết trên các
tạp chí về kinh tế, tài chính tiếp cận vấn đề này trên góc độ đánh giá chung, có tính
chất giới thiệu chủ trương, đường lối cải cách, nêu ra vấn đề khó khăn, tuy nhiên
chưa có giải pháp để giúp các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng
khoán nước ngoài.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ mục đích của các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán nước ngoài trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tìm hiểu những
điều kiện để niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài cũng như những thuận lợi
và khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.


4
- Nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc niêm yết cổ phiếu ra
thị trường nước ngoài
- Đánh giá khả năng của việc niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán
nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
- Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá
trình niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước
ngoài.
- Phạm vi nghiên cứu là vấn đề niêm yết cổ phiếu tại một số thị trường nước
ngoài của các công ty cổ phần như: thị trường Singapore, thị trường Đài Loan, thị
trường Mỹ và Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luôn dựa trên các quan điểm, đường lối, chính sách kinh tế của Đảng
và Nhà nước để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu của mình.

Phương pháp nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu tình huống, điều tra và thu thập
tài liệu để tổng hợp và phân tích theo phương pháp luận logic cùng với sự vận dụng
cơ sở lý luận làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương
pháp khái quát hóa, từ kinh nghiệm niêm yết cổ phần tại thị trường chứng khoán
quốc tế của các nước Đài Loan, Singapore, Mỹ tác giả đã khái quát hóa thành bài
học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết
cấu thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động niêm yết cổ phiếu tại thị trường
chứng khoán nước ngoài
Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế về niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng
khoán nước ngoài
Chương 3: Tình hình thực tiễn niêm yết ra nước ngoài của doanh nghiệp
Việt Nam và bài học kinh nghiệm.


5
Vì việc niêm yết cổ phiếu ra thị trường nước ngoài của công ty cổ phần Việt
Nam hiện đang còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển cả về lý luận cũng như thực tế,
vì những nguyên nhân khách quan, chủ quan và những nghiên cứu nhận định mang
tính chủ quan của tác giả nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tác giả mong
nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các thầy
cô và bạn đọc để luận văn được bổ sung và hoàn thiện hơn.


6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NIÊM YẾT CỔ PHIẾU
TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm về niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài

1.1.1 Cổ phiếu và niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài
1.1.1.1 Khái niệm cổ phiếu
Theo Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2010 định nghĩa:
“Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể
hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các
loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp
đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;
c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;
d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.”
Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần nhỏ
bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp
một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới
phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng chứng minh quyền
sở hữu của một cổ đông đối với tổ chức phát hành và cổ đông là người có cổ phần
thể hiện bằng cổ phiếu.
1.1.1.2 Phân loại cổ phiếu
Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Khi
mua cổ phiếu, những người đầu tư (cổ đông) sẽ trở thành những người chủ sở hữu
đối với công ty. Mức độ sở hữu đó tùy thuộc vào tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ.
Là chủ sở hữu, các cổ đông cùng nhau chia sẻ mọi thành quả cũng như tổn thất
trong quá trình hoạt động của công ty. Trong trường hợp xấu nhất là công ty phải


7

thanh lý hay phá sản, cổ đông chỉ nhận được những gì còn lại sau khi công ty đã
trang trải xong các nghĩa vụ khác (như thuế, nợ ngân hàng hay nghĩa vụ đối với trái
phiếu…). Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho người nắm giữ, có 2 loại cổ
phiếu cơ bản: cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi.
* Cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường):
Khi nói đến hàng hóa trên thị trường chứng khoán, người ta thường nghĩ ngay
đến cổ phiếu phổ thông (common stock). Thực tế tại nhiều nước trên thế giới, thị
trường chứng khoán đã rất quen thuộc đối với mọi người dân. Các cổ đông sở hữu
cổ phiếu thông thường có quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty như: Được chia
cổ tức theo kết quả kinh doanh; được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy quản trị và
kiểm soát công ty; và phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng
với phần vốn góp của mình.
* Cổ phiếu ưu đãi:
Cổ phiếu ưu đãi còn gọi là cổ phiếu đặc quyền - loại cổ phiếu được hưởng
những quyền ưu tiên hơn so với cổ phiếu thường. Nếu như cổ tức của cổ phiếu
thường không cố định, thì ngược lại cổ đông của cổ phiếu ưu đãi được hưởng một
mức cổ tức cố định hàng năm (nghĩa là không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty).
Các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cũng là hình thức đầu tư vốn cổ phần như
cổ phiếu thông thường nhưng quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như: người giữ cổ
phiếu ưu đãi không được tham gia ứng cử, bầu cử vào Hội đồng quản trị hoặc Ban
kiểm soát công ty, nhưng lại được ưu tiên chia cổ tức trước cổ đông thường, ưu tiên
được trả nợ trước cổ đông thường khi thanh lý tài sản trong trường hợp công ty bị
phá sản.
Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn chứng nhận sự góp vốn của nhà đầu tư
vào các công ty cổ phần. Do vậy, việc phát hành và niêm yết cổ phiếu cũng được
hiểu là phát hành và niêm yết chứng khoán.
1.1.1.3 Niêm yết cổ phiếu và điều kiện niêm yết cổ phiếu của các công ty tại sở
giao dịch chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một thị trường tài chính bậc cao, là kênh huy



8
động và phân phối vốn hiệu quả cho nền kinh tế, góp phần tạo tính thanh khoản cho
các loại chứng khoán niêm yết trên thị trường. Đối với một doanh nghiệp cổ phần,
xác định nhu cầu vốn và phương thức tài trợ nhu cầu vốn là công tác vô cùng quan
trọng trong hoạt động của công ty, có thể nói là liên quan đến sự sống còn của công
ty. Trong một quốc gia có thị trường chứng khoán, nhu cầu vốn của doanh nghiệp
đã được trợ giúp đắc lực nhờ huy động trực tiếp bằng kênh tài chính này. Chào bán
và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán không những giúp doanh nghiệp
có đủ số vốn mình cần mà còn góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp và giúp
quảng bá hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng cũng như nhiều lợi ích khác.
Theo Khoản 17 Điều 6 Luật chứng khoán năm 2006 thì “Niêm yết chứng
khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch
chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán”.
Đối với mỗi sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) lại có những quy định khác
nhau về điều kiện để niêm yết cổ phiếu của các công ty cổ phần. Ngay tại Việt
Nam, 2 sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh cũng có những quy định khác nhau về điều kiện niêm yết cổ phiếu tại
mỗi sở.
* Khoản 1 Điều 53 nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định về điều kiện niêm yết
cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE):
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ
120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Có ít nhất 02 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời
điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm
yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là
5% và hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có
lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm; không có lỗ luỹ kế tính
đến năm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo

tài chính;
- Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc),


9
Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;
- Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất ba trăm
(300) cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà
nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám
đốc) và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành
viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc
(Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số
cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ
phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu
Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
- Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
* Khoản 1 Điều 54 quy định điều kiện niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội (HNX):
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ
30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Có ít nhất 01 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời
điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm
yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng
ký niêm yết tối thiểu là 5%; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm,
không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của
pháp luật về kế toán báo cáo tài chính;
- Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ

đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước
chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám
đốc) và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành
viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc


10
(Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số
cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ
phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu
Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
- Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
1.1.1.4 Niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài
Theo cách hiểu chung nhất, niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán nước
ngoài là việc một doanh nghiệp có trụ sở chính tại một quốc gia, chịu sự điều chỉnh
bởi pháp luật về doanh nghiệp của quốc gia đó, chào bán và niêm yết một phần
hoặc toàn bộ, một loại hoặc nhiều hơn một loại cổ phiếu của doanh nghiệp đó trên
thị trường chứng khoán của một quốc gia khác.
Ngoài khái niệm niêm yết chứng khoán ra thị trường chứng khoán nước ngoài
còn có một số thuật ngữ liên quan khác như niêm yết chéo, niêm yết song song, tuy
nhiên nội hàm của các thuật ngữ này không đồng nhất với khái niệm niêm yết
chứng khoán tại nước ngoài. Cụ thể, niêm yết chéo là việc một doanh nghiệp niêm
yết cổ phiếu của mình trên một hoặc nhiều hơn một thị trường chứng khoán nước
ngoài đồng thời với việc niêm yết cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán
trong nước, còn niêm yết song song là việc một doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu của
mình trên hai hoặc nhiều hơn hai thị trường chứng khoán khác nhau.
1.1.2 Mục đích và phương thức niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài
1.1.2.1 Mục đích

Các công ty có nhiều mục đích khác nhau khi niêm yết cổ phiếu tại thị trường
nước ngoài nhưng những mục đích chính là:
- Nâng cao tính thanh khoản cho cổ phiếu: Để tăng tính thanh khoản của cổ
phiếu là một trong những động lực chính của các doanh nghiệp niêm yết ở nước
ngoài. Khi các chứng khoán được niêm yết, chúng có thể được nâng cao tính thanh
khoản, mở rộng phạm vi chấp nhận làm vật thế chấp và dễ dàng được sử dụng phục
vụ cho các mục đích về tài chính, thừa kế và các mục đích khác. Hơn nữa các chứng
khoán được niêm yết có thể được mua với lượng tiền rất nhỏ, do đó các nhà đầu tư
có vốn nhỏ vẫn có thể dễ dàng trở thành cổ đông của công ty. Việc niêm yết tại thị


11
trường nước ngoài cũng mở rộng mạng lưới cổ đông như một số nhà đầu tư, tổ chức
nước ngoài không được phép nắm giữ cổ phiếu của các công ty (do rào cản đối với
nhà đầu tư nước ngoài) có thể mua nó trên thị trường nội địa của chính nước họ.
- Dễ dàng huy động vốn: Niêm yết nhằm mục đích huy động vốn thông qua
phát hành cổ phiếu. Doanh nghiệp được niêm yết có thể thu hút vốn dài hạn thông
qua phát hành cổ phiếu với chi phí thấp. Với cách huy động vốn này, doanh nghiệp
không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc từ việc vay nợ, từ đó doanh
nghiệp sẽ chủ động trong việc sử dụng vốn cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của
mình.
- Khuếch trương uy tín của doanh nghiệp: Để được nêm yết chứng khoán trên
thị trường nội địa doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu và điều kiện chặt chẽ
về sản xuất, tài chính cũng như cơ cấu tổ chức. Nói cách khác, doanh nghiệp cần
phải có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Chính vì thế, việc niêm yết cổ phiếu trên
thị trường quốc tế càng giúp tô vẽ thêm hình ảnh của công ty trong mắt các nhà đầu
tư, các chủ nợ, người cung ứng, các khách hàng và những người làm công, nhờ vậy
công ty được niêm yết có thể đón nhận sự thân thiện hơn mà các nhà đầu tư dành
cho họ, đưa đến những kết quả thuận lợi cho việc tìm kiếm đối tác và các hoạt động
sản xuất kinh doanh.

1.1.2.2 Phương thức niêm yết
Có nhiều phương thức để doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu của mình ra thị
trường nước ngoài, trong đó có hai phương thức phổ biến sau đây:
Thứ nhất, chào bán ra công chúng và niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch
Chứng khoán nước ngoài phù hợp với quy định và tiêu chuẩn niêm yết của thị
trường chứng khoán nước sở tại đó. Chẳng hạn: một công ty Singapore có đủ điều
kiện muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong thì chào bán ra công
chúng và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hong Kong theo các điều
kiện của thị trường chứng khoán Hong Kong quy định.
Thứ hai, chào bán và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán nước ngoài các
Chứng chỉ lưu ký (ADR, GDR) do các Ngân hàng lưu ký toàn cầu uy tín phát hành
dựa trên các chứng khoán cơ sở của doanh nghiệp nội địa. Hầu hết các công ty nước


12
ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ dưới hình thức này. Cổ phiếu của
các doanh nghiệp không được bán trực tiếp cho các nhà đầu tư mà do một số ngân
hàng lưu ký nắm giữ. Các ngân hàng này sau đó phát hành các ADRs và bán cho
các nhà đầu tư Mỹ hoặc các nhà đầu tư tại các nước có sử dụng đồng đola Mỹ. Mỗi
ADR tương đương với một giấy chứng nhận sở hữu một số lượng cổ phiếu nhất
định. Như vậy thực chất các nhà đầu tư không mua cổ phiếu mà chỉ mua các chứng
nhận sở hữu cổ phiếu của các doanh nghiệp nước ngoài. Có 3 loại chứng chỉ lưu ký
(ADRs) được chia theo cấp độ khác nhau:
- Cấp độ 1: bao gồm các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường OTC. Khi
niêm yết cổ phiếu ở cấp độ này, các công ty không phải tuân thủ các quy định khắt
khe như niêm yết trên thị trường chính thức, quan trọng hơn cả là không cần phải
tuân thủ các chuẩn mực kế toán Mỹ. Đồng nghĩa với đó, tính thanh khoản của các
cổ phiếu ở cấp độ này cũng thấp hơn.
- Cấp độ 2: bao gồm các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán chính
thức (NYSE, AMEX). Khi tham gia vào cấp độ này, các công ty không phải tuân

thủ hoàn toàn nhưng sẽ phải chuyển đổi một số nội dung báo cáo tài chính theo
chuẩn mực kế toán Mỹ. Ở cấp độ này, công ty không được phát hành cổ phiếu mới
trên thị trường.
- Cấp độ 3: đây là cấp độ cao nhất, cổ phiếu của các công ty tham gia ở mức
độ này cũng có tính thanh khoản cao nhất. Các công ty có cổ phiếu niêm yết ở cấp
độ này, giống như các công ty Mỹ - sẽ phải tuân thủ toàn bộ các quy định cần thiết
cho việc niêm yết và phát hành, bao gồm cả việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán
Mỹ. Chính vì điều kiện để được niêm yết khắt khe như vậy nên công ty được niêm
yết và phát hành cổ phiếu mới trên thị trường.
Ngoài ra, các ngân hàng lưu ký châu Âu còn phát triển hình thức phát hành
này thành EDR - Chứng chỉ lưu ký đồng Euro cho các nhà đầu tư thích sở hữu tài
sản có giá bằng đồng Euro. Chứng chỉ lưu ký sẽ được phát hành cho nhà đầu tư dựa
trên một hợp đồng giữa ngân hàng phát hành chứng chỉ với công ty phát hành
chứng khoán cơ sở theo đó mỗi chứng chỉ lưu ký phát hành ra sẽ đại diện cho một
số lượng chứng khoán nhất định, nhà đầu tư sở hữu các chứng chỉ này sẽ phải tuân


13
theo các điều khoản, điều kiện ghi trên chứng chỉ.
1.2 Động cơ của doanh nghiệp khi tiến hành niêm yết cổ phiếu tại thị trường
nước ngoài
Trước khi tìm hiểu mục đích của doanh nghiệp khi niêm yết tại thị trường
nước ngoài, chúng ta cùng điểm qua một vài số liệu về việc niêm yết tại thị trường
chứng khoán nước ngoài của các doanh nghiệp để thấy nhu cầu về hoạt động cũng
như thực tế hoạt động này diễn ra sôi động như thế nào. Số lượng các công ty "nước
ngoài" được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng đáng kể trong 15
năm qua. Vào cuối năm 1990, đã có 328 công ty ngoài Mỹ được niêm yết tại thị
trường chứng khoán New York, Mỹ và Nasdaq. Tổng số này đã tăng lên đến đỉnh
cao là 960 doanh nghiệp vào thời điểm bong bóng Nasdaq năm 2000, nhưng kể từ
đó đã giảm trở lại 872 công ty vào cuối năm 2006 (King và Mittoo, 2007).

Theo số liệu của SGX, Tính đến tháng 12/2015, có tổng số 773 công ty niêm
yết trên SGX với tổng vốn hóa thị trường đạt 902.425 tỉ đô la Singapore, trong đó
có 483 công ty trong nước, 165 công ty nước ngoài (ngoại trừ Trung Quốc), 123
công ty Trung Quốc, 2 là các quỹ và chứng khoán nợ khác1.
Trên thế giới, có nhiều doanh nghiệp đã và đang muốn niêm yết cổ phiếu ra
nước ngoài, bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp muốn rút lui khỏi thị trường
mình đang niêm yết. Tuy nhiên, không thể phủ định, việc niêm yết cổ phiếu ra nước
ngoài là nhu cầu có thực, rất cần cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đóng
góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. Một số động cơ của doanh
nghiệp khi niêm yết cổ phiếu tại thị trường nước ngoài có thể kể đến:
1.2.1 Nhu cầu huy động vốn
Khi chi phí huy động vốn thông qua các kênh trực tiếp và gián tiếp ở trong
nước cao hoặc hết hạn mức doanh nghiệp được phép, và cơ hội tiếp tục huy động
vốn trong nước ít dần thì doanh nghiệp có xu hướng tìm cách huy động vốn ở một
thị trường có chi phí rẻ hơn và thu hút vốn dễ dàng hơn (chẳng hạn đối với thị
trường mà nhà đầu tư ưa thích rủi ro thì sẽ chấp nhận mua cổ phiếu của một doanh
nghiệp nhỏ, chưa hoặc ít tiếng tăm).
1

Nguồn: a/p/tim-hieu-ve-singapore-exchange-sgx-oZVRg48oMmg5


×