MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ
Ở CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT
NAM
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài
10
10
10
1.1.2. Khái niệm nhà ở và quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định
cư ở nước ngoài
12
1.2. Quan điểm chính sách của Nhà nước Việt Nam về người Việt Nam
định cư ở nước ngoài
14
1.2.1. Chính sách đại đoàn kết toàn dân trong thời kỳ Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước
15
1.2.2. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về khuyến khích,
thu hút đầu tư nước ngoài
19
1.2.3. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ quyền lợi
chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1.3. Vai trò của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam
24
25
1.4. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền sở
hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
30
1.4.1. Giai đoạn trước năm 2001
32
1.4.2. Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2009
33
1.4.3. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay
35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
38
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
39
2.1. Đối tượng, số lượng nhà được sở hữu và điều kiện để người Việt Nam
định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
39
2.1.1. Đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà
ở và số lượng nhà ở được sở hữu tại Việt Nam
39
2.1.2. Điều kiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà
ở tại Việt Nam
50
2.2. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở
nước ngoài
54
2.2.1. Các quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sở hữu
nhà ở tại Việt Nam
55
2.2.2. Các nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sở
hữu nhà ở tại Việt Nam
62
2.3. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho người
Việt Nam định cư ở nước ngoài
66
2.3.1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người Việt Nam định cư ở
nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam
67
2.3.2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người Việt Nam định
cư ở nước ngoài
69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
73
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI VIỆT
NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC
NÀY
74
3.1. Thực trạng mua bán nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở
nước ngoài
74
3.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập trong việc mua bán nhà
ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
78
3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về sở hữu nhà ở của người Việt
Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam
82
3.3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý
84
3.3.2. Một số giải pháp khác
85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
87
KẾT LUẬN
88
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài hiện có hơn 4,5 triệu
người đang sinh sống, lao động và học tập tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ
khác nhau trên thế giới1. Cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài
được hình thành qua nhiều biến cố lịch sử, khá phức tạp về thái độ chính trị,
trình độ học vấn và khả năng kinh tế, nhưng đại bộ phận vẫn giữ mối liên hệ
chặt chẽ về nhiều mặt với quê hương đất nước. Đảng và Nhà nước ta chủ
trương thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc, coi cộng đồng người Việt
Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân
tộc Việt Nam.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Báo cáo của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng
do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại phiên khai mạc Đại hội XII
của Đảng đã tổng kết, đánh giá kết quả lãnh đạo và phát triển đất nước sau 30
năm đổi mới, trong đó nhấn mạnh: “Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến
lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đồng thời nêu rõ chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: “Phát huy
mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc….đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân
nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài
nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo
sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Như vậy, để đạt được
những mục tiêu phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước chủ trương phát huy
cao độ nguồn lực bên trong với vai trò là nhân tố quyết định đối với sự phát
triển, đồng thời tranh thủ nguồn lực quan trọng bên ngoài tạo thành sức mạnh
1 ngày truy cập
15/06/2016.
5
tổng hợp để xây dựng đất nước, bao gồm nguồn lực của cộng đồng người Việt
Nam định cư ở nước ngoài cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.
Để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cộng
đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài đi vào cuộc sống, cần phải thể
chế hóa các đường lối, chủ trương, chính sách này thành các quy định pháp
luật cụ thể. Pháp luật là công cụ không thể thiếu trong một Nhà nước phát
triển, khẳng định vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý và điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Trong thời gian qua, đã có nhiều quy định pháp luật
được ban hành, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định
cư ở nước ngoài trong các mối liên hệ với đất nước, ghi nhận và bảo vệ các
quan hệ pháp luật mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài đươc phép tham
gia tại Việt Nam; trong đó có thể kể đến chính sách pháp luật về nhà ở. Nếu
như trước đây do các điều kiện chính trị - xã hội, Nhà nước ta thực hiện
những chính sách rất cứng rắn trong lĩnh vực nhà ở, hạn chế quyền sở hữu
nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam, dẫn đến tình
trạng những đối tượng này khi về Việt Nam sinh sống và làm việc đều phải
thuê nhà ở hoặc nhờ người đứng tên sở hữu nhà ở gây bất tiện trong sinh hoạt,
lũng đoạn thị trường bất động sản, dẫn đến nhiều tranh chấp và khó khăn cho
Tòa án khi xử lý các vụ việc liên quan đến tranh chấp nhà ở; thì đến nay, cùng
với tiến trình hội nhập với thế giới, đặc biệt kể từ khi Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Nhà nước ta
đã đưa ra các chính sách thông thoáng hơn cho phép người Việt Nam định cư
ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Việc pháp luật cho phép và ngày càng mở rộng quyền sở hữu nhà ở tại
Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đáp ứng cơ bản
nguyện vọng và nhu cầu về nhà ở của những đối tượng này, tạo hành lang
pháp lý cho họ tham gia các quan hệ pháp luật, thu hút họ quay trở về quê
hương sinh sống, đầu tư và hợp tác kinh doanh; đồng thời thể hiện được quan
điểm của Đảng và Nhà nước trong việc thực thi chính sách đối với người Việt
Nam định cư ở nước ngoài.
6
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc xây dựng pháp luật đối với lĩnh
vực sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài chủ
yếu tập trung vào việc đề xuất và thể chế hóa các chính sách, mà chưa chú
trọng đến việc đồng bộ hóa các quy định pháp luật liên quan, khiến cho các
trình tự, thủ tục để thực hiện còn nhiều rườm rà và bất cập, gây ra những hạn
chế khiến cho việc thực hiện không hiệu quả. Do vậy, trong thời gian tới,
nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về lĩnh
vực sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là cùng với
việc tiếp tục đề xuất chính sách pháp luật mới, cần thường xuyên rà soát, sửa
đổi, bổ sung các quy định pháp luật, trong đó chú trọng đến tính đồng bộ, khả
thi và phù hợp với xu thế chung của pháp luật hiện hành.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quyền sở hữu nhà ở của người Việt
Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam” là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng,
cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm tìm hiểu thực trạng các quy định của
pháp luật về vấn đề này, nhận thấy những khó khăn, bất cập còn tồn tại, tìm ra
nguyên nhân và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp
luật; một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, mặt khác tạo ra sự thông thoáng, hiệu
quả trong công tác quản lý nhà ở của các cơ quan nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chính sách cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở
hữu nhà ở tại Việt Nam đã được triển khai từ lâu, cùng với đó là một loạt các
văn bản pháp luật được ban hành điều chỉnh về vấn đề này. Đã có không ít
các công trình, đề tài, bài viết nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan
đến vấn đề này. Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu như:
Các sách tham khảo, bài viết trong tạp chí
Nguyễn Hồng Bắc (2002), “Một số vấn đề pháp lý về người Việt Nam
định cư ở nước ngoài”, tạp chí Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, số
2/2002, tr. 3-6.
7
Doãn Hồng Nhung (2005), “Hành lang pháp lý mới cho người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất ở tại Việt Nam”,
tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 1/2005, tr. 41-46.
Tưởng Duy Lượng (2008), “Hướng xử lý việc người Việt Nam định cư
ở nước ngoài mua nhà, đất nhưng nhờ người khác đứng tên hộ”, tạp chí Tòa
án nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, số 6/2008, tr. 17-23.
Doãn Hồng Nhung (2010), “Pháp luật về nhà ở cho người Việt Nam
định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam”, Sách chuyên khảo,
NXB Xây dựng.
Duy Kiên (2010), “Có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia
trong giao dịch dân sự về nhà ở, trường hợp nào thì áp dụng Nghị quyết số
1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/07/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, trường hợp nào thì không áp dụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án
nhân dân tối cao, số 3/2010, tr. 9-18.
Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Thùy Trang (2011), “Xác định quyền sử
dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tranh chấp đất đai từ
quy định của Luật đất đai năm 2003”, tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp,
số 6/2011, tr.37-42.
Đề tài nghiên cứu, khóa luận
Đinh Nữ Thủy Chinh (2004), “Chính sách và pháp luật đất đai đối với
người Việt Nam định cư ở nước ngoài”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
Phạm Thị Tuyến (2005), “Pháp luật về việc cho phép người Việt Nam
định cư ở nước ngoài được quyền mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất
ở tại Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Đặng Thị Hằng (2010), “Những vấn đề pháp lý về sử dụng đất của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật
học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
8
Nguyễn Thị Tâm (2011), “Vấn đề pháp lý về mua và sở hữu nhà ở của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam- Lý luận và thực tiễn”,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Đặng Anh Tuấn (2012), “Hoàn thiện các quy định của pháp luật về
việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt
Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Phạm Thu Hương (2014), “Thực trạng và hướng hoàn thiện một số quy
định pháp luật về quốc tịch và nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước
ngoài”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Như vậy, các công trình kể tên trên đã nghiên cứu một số vấn đề về sở
hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam. Tuy
nhiên, các công trình, bài viết, nghiên cứu hầu như mới chỉ đề cập đến những
quy định chung về pháp luật nhà ở áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở
nước ngoài giai đoạn Luật Nhà ở năm 2005 đang có hiệu lực. Còn hiện nay,
khi Luật Nhà ở năm 2014 đã có hiệu lực, thì vấn đề pháp lý về sở hữu nhà ở
của nhóm đối tượng này và thực trạng sở hữu nhà ở của họ ra sao hiện vẫn
chưa có nhiều bài viết đánh giá. Việc nghiên cứu đề tài “Quyền sở hữu nhà ở
của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam” theo quy định của
Luật Nhà ở năm 2014 có so sánh với các văn bản pháp luật giai đoạn trước là
điểm mới cơ bản của đề tài.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Pháp luật về quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước
ngoài là vấn đề rộng. Chính sách cho phép người Việt Nam định cư ở nước
ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định lần đầu tiên tại
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai 2001. Do vậy, tại luận văn
này, tác giả không đề cập đến các quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở
trong các chính sách về nhà đất trong quá trình cải tạo XHCN, các chính sách
pháp luật về giao dịch dân sự về nhà đất trước ngày 01/07/1991, cũng như nhà
đất liên quan đến thừa kế đã được điều chỉnh bằng pháp luật dân sự. Tại luận
9
văn này, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về mua và sở
hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giai đoạn từ năm
2001 đến nay, đặc biệt là kể từ khi Luật Nhà ở năm 2014 được ban hành. Luận
văn tập trung phân tích những quy định của pháp luật về đối tượng, về điều
kiện sở hữu nhà ở, về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là người Việt
Nam định cư ở nước ngoài; nghiên cứu thực trạng sở hữu nhà ở tại Việt Nam
của nhóm đối tượng này, đánh giá hiệu quả, đồng thời chỉ ra những vướng mắc,
bất cập trong việc thực thi pháp luật, tìm ra nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Tại luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý trong
việc xây dựng và triển khai các quy định của pháp luật về vấn đề nhà ở của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây là lĩnh vực quan trọng, tác động
trực tiếp đến đời sống, tình cảm của đông đảo người Việt Nam định cư ở nước
ngoài; đồng thời có ảnh hưởng đến việc xây dựng và triển khai các chính sách
pháp luật khác đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Việc nghiên
cứu đề tài này nhằm mục tiêu làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về
quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam
đã được giới hạn trong phần phạm vi nghiên cứu, từ đó nêu ra thực trạng và
phương hướng hoàn thiện những quy định này trong thời gian tới. Luận văn
sẽ tập trung thực hiện ba mục tiêu nghiên cứu sau:
- Xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến sở hữu nhà ở
của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như đối tượng, điều kiện sở hữu
nhà ở, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở,…
- Đánh giá thực trạng sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam
định cư ở nước ngoài.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật sở hữu nhà ở tại Việt
Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật trong thực tiễn.
10
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đặt ra các câu hỏi để trả
lời và đánh giá nhằm đạt được mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ đã đề ra của
luận văn như sau:
- Thế nào là người Việt Nam định cư ở nước ngoài?
- Pháp luật Việt Nam có cho phép người Việt Nam định cư ở nước
ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam không? Những đối tượng, điều
kiện như thế nào thì được quyền sở hữu? Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu
nhà là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định ra sao?
- Các nội dung quy định của pháp luật về lĩnh vực này qua các thời kỳ
đã ngày càng được hoàn thiện như thế nào? Thực trạng thực thi pháp luật ra
sao? Những hiệu quả đạt được và những hạn chế, bất cập còn tồn tại?
- Nguyên nhân vì sao còn tồn tại những hạn chế, bất cập? Yêu cầu và
giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong
thực tế?
6. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lập trường xuất phát và quan
điểm tiếp cận các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính
sách đối với cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học được tác giả sử dụng bao gồm :
- Phương pháp thu thập, phân tích, liệt kê, tổng hợp các thông tin, tư
liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu như các quan điểm, đường lối của
Đảng và Nhà nước; các số liệu về nhu cầu và thực trạng sở hữu nhà ở của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tham khảo các công trình nghiên cứu
trong nước và nước ngoài về sở hữu nhà ở của nhóm đối tượng này;….
- Phương pháp khảo sát thực tế để tìm ra những vấn đề vướng mắc, tồn
tại trong lĩnh vực sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
11
- Phương pháp so sánh các quy định của pháp luật trong các văn bản
pháp luật trước đây và văn bản pháp luật hiện hành để đánh giá những điểm
mới, những điểm hoàn thiện; đồng thời sử dụng phương pháp diễn giải, quy
nạp để đưa ra các giải pháp và kết luận.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Thứ nhất, luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về sở
hữu nhà ở của đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Pháp luật
về sở hữu nhà ở có yếu tố nước ngoài là vấn đề khá mới tại Việt Nam nên số
lượng đề tài và các công trình nghiên cứu liên quan còn khá hạn chế. Vì vậy,
đề tài sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo đối với pháp luật ở lĩnh vực này.
Thứ hai, đề tài góp phần hoàn thiện pháp luật về sở hữu nhà ở của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh những thành
tựu đạt được trong chính sách nhà ở dành cho đối tượng người Việt Nam định
cư ở nước ngoài thì pháp luật về lĩnh vực này vẫn bộc lộ những hạn chế, bất
cập. Xuất phát từ thực trạng thực thi pháp luật và những số liệu trong thực tế,
luận văn sẽ đưa ra các giải pháp nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật,
từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Thứ ba, luận văn đã nghiên cứu tầm quan trọng trong việc thực hiện
các chính sách thu hút đầu tư, thu hút nhân tài, phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước ta. Có thể nói, nhu cầu về nhà ở là nhu cầu chính đáng và cấp thiết
đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi trở về Việt Nam. Chính
sách nhà ở có vai trò khuyến khích đầu tư, thu hút nhân tài là người Việt Nam
định cư ở nước ngoài. Đồng thời tác động đến sự phát triển của nền kinh tế
nói chung và của thị trường bất động sản nói riêng. Tuy nhiên, để thực hiện
được các mục tiêu trên thì cần thiết phải xây dựng một khung hành lang pháp
lý thông thoáng, phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng, hoàn thiện các
quy định của pháp luật liên quan đến nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở
nước ngoài.
12
Thứ tư, luận văn nêu lên ý nghĩa của việc cho phép người Việt Nam định
cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế của
Việt Nam. Kể từ Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh
đến vai trò của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong tiến trình
hội nhập của Việt Nam và thế giới. Đây chính là cầu nối thúc đẩy quan hệ kinh
tế, chính trị, xã hội giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức trên thế giới. Việc
cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
thể hiện chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, nhằm tạo sự bình đẳng giữa
công dân Việt Nam trong nước với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phù
hợp với xu hướng của các quốc gia trên thế giới.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
phần Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quyền sở hữu nhà ở của người Việt
Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam.
Chương 2: Những nội dung của pháp luật điều chỉnh về quyền sở hữu
nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở
nước ngoài tại Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
trong lĩnh vực này.
13
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI
VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận dân cư không
nhỏ trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Với tư cách là một chủ thể khi
tham gia vào các quan hệ pháp luật, khái niệm người Việt Nam định cư ở
nước ngoài được đề cập tới trong nhiều văn bản pháp luật và càng ngày càng
được hoàn thiện hơn.
Trước đây, thuật ngữ “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” đã được
nhiều văn bản pháp luật quy định nhưng chưa có sự thống nhất. Từ năm 1982
trở về trước, trong các văn bản pháp luật, người ta thường sử dụng thuật ngữ
“Việt Kiều”, “người Việt Nam ở nước ngoài”, “người Việt Nam sinh sống ở
nước ngoài”. Thuật ngữ “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” được sử
dụng trong Quyết định số 84- HĐBT ngày 28/07/1983 của Hội đồng Bộ
trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Việt kiều trung ương. Từ
đó, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật ở nước
ta như Chỉ thị số 16- HĐBT ngày 28/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng đối với
người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại các nước Xã hội chủ nghĩa, Quyết
định số 567-TTg ngày 18/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc mời
chuyên gia, trí thức người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia tư vấn,
Quyết định số 59-TTg ngày 01/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải
quyết cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam,…
Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm này vẫn chưa được xác định rõ, nhiều sự
giải thích chỉ nằm trong một số văn bản hướng dẫn mà lại thiếu thống nhất,
không chính xác, do đó dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.
Đến năm 1998, với sự ra đời của Luật quốc tịch Việt Nam, thuật ngữ
“người Việt Nam định cư ở nước ngoài” mới được giải thích rõ ràng. Khoản
14
4 Điều 2 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định: “Người Việt Nam
định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và là người gốc Việt Nam cư trú,
làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.
Thống nhất với quy định của Luật Quốc tịch, Nghị định 81/2001/NĐCP của Chính phủ ngày 05/11/2001 quy định về việc Người Việt Nam định
cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam quy định: “Người Việt Nam định cư
ở nước ngoài theo Nghị định này là công dân Việt Nam và người gốc Việt
Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài đã được quy định tại Luật
quốc tịch Việt Nam ngày 1/1/1999” (Điều 2).
Sau đó, tại khoản 1 Điều 65 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày
06/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở định nghĩa:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam hoặc người
gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài theo quy định
của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 20/05/1998 (có hiệu lực từ 1/1/1999)”.
Trong đó, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam bao gồm hai
trường hợp họ là những người có quốc tịch Việt Nam làm ăn, sinh sống lâu
dài ở nước ngoài và chưa nhập quốc tịch của bất kỳ nước nào hoặc họ là
những người còn giữ quốc tịch Việt Nam nhưng đã nhập quốc tịch nước
ngoài; còn người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài
thì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể.
Khi Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 ra đời thay thế Luật Quốc tịch Việt
Nam năm 1998, quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài rõ ràng và
chi tiết hơn. Khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 kế thừa quy
định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định về người Việt Nam
định cư ở nước ngoài như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là
công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước
ngoài”; đồng thời khoản 4 Điều 3 bổ sung định nghĩa về người gốc Việt Nam
định cư ở nước ngoài: “là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà
15
khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và
con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.
Như vậy, khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm hai
nhóm chủ thể là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt
Nam định cư ở nước ngoài:
- Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam (khoản 1
Điều 17 Hiến pháp năm 2013) đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài
nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam. Nhóm đối tượng này bao gồm: (1)
Người chỉ có quốc tịch Việt Nam mà không có quốc tịch nước ngoài; (2)
Người đang có quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài.
- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng
có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo
nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở
nước ngoài (Điều 3 khoản 4 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ
sung năm 2014).
1.1.2. Khái niệm nhà ở và quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam
định cư ở nước ngoài
Theo Từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, nhà ở được quan
niệm là “chỗ ở và chỗ sinh hoạt của một gia đình”2.
Trên phương diện pháp lý, khái niệm nhà ở được quy định tại khoản 1
Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 như sau: “Nhà ở là công trình xây dựng với mục
đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân”. Tại
các khoản từ khoản 2 đến khoản 7 Điều 3 cũng đã phân loại các loại nhà ở với
khái niệm khá rõ ràng:
“2. Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt
thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm
nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
2 Nguyễn Như Ý ( chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001, Tr.514.
16
3. Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi,
cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công
trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm
nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây
dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
4. Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê,
cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
5. Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện
được ở nhà công vụ theo quy định của Luật này thuê trong thời gian đảm
nhận chức vụ, công tác.
6. Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình,
cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa
nhà ở theo quy định của pháp luật.
7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng
được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này”.
Quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản và hợp pháp của công
dân được pháp luật nước ta bảo hộ. Theo quy định của Bộ luật dân sự nước ta,
quyền sở hữu là quyền mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện
trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Điều 164 Bộ luật dân
sự 2005 quy định: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ
sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”. Kế thừa quy định này, Điều
158 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền sở hữu như sau: “Quyền sở
hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của
chủ sở hữu theo quy định của luật”.
Quyền sở hữu nhà ở luôn gắn liền với chủ sở hữu nhà ở. Khoản 12
Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 quy định “Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng,
17
mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở
và các hình thức khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan”.
Điều 4 Luật này cũng một lần nữa khẳng định lại quyền có chỗ ở và quyền sở
hữu nhà ở của chủ sở hữu: “Hộ gia đình, cá nhân có quyền có chỗ ở” và “có
quyền sở hữu đối với nhà ở” hợp pháp của mình.
Như vậy, quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước
ngoài có thể được hiểu là quyền của chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức người
Việt Nam định cư ở nước ngoài được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nhà ở đó.
Tuy nhiên, những quyền này được quy định như thế nào và có được mở rộng
triệt để hay không thì còn phụ thuộc vào ý chí nhà nước thông qua việc ban
hành các văn bản pháp luật. Tùy vào từng thời kỳ mà Nhà nước có những
chính sách với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho phù hợp.
1.2. Quan điểm chính sách của Nhà nước Việt Nam về người Việt
Nam định cư ở nước ngoài
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề
ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều
kiện ngày càng thuận lợi hơn cho kiều bào về thăm đất nước, người thân, đầu
tư, kinh doanh, hợp tác khoa học- công nghệ, hoạt động văn hóa- nghệ thuật.
Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã được đổi mới và đạt được
những kết quả đáng kể cả ở trong và ngoài nước.
Thực hiện chính sách “luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”; Nhà
nước Việt Nam có chính sách mở đối với người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, luôn tạo điều kiện để công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thực
hiện quyền và nghĩa vụ công dân; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài
giữ mối quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước.
Pháp luật Việt Nam chú trọng đến việc mở rộng việc hưởng các quyền
lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi họ tham gia vào quan hệ
dân sự theo nghĩa rộng ở Việt Nam.
18
1.2.1. Chính sách đại đoàn kết toàn dân trong thời kỳ Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước
Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ trước năm
1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam chưa ra đời, trong hành trình đi tìm
đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó là Nguyễn Ái Quốc đã sớm
nhận thấy vai trò quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và
đã tích cực tạo lập cơ sở, xây dựng tổ chức ở nước ngoài để phục vụ cho cách
mạng trong nước. Năm 1945, đất nước giành được độc lập, Đảng ta và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nhiều dịp kêu gọi, động viên đồng bào ta ở nước ngoài
phát huy tinh thần yêu nước, tranh thủ nhân dân sở tại, ủng hộ đất nước.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp kéo dài suốt 9 năm
(1946 - 1954), đồng bào ta ở nước ngoài đã nêu cao tinh thần yêu nước, tham
gia kháng chiến theo nhiều hình thức khác nhau. Từ năm 1954 đến năm 1975,
nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là vận
động kiều bào tham gia công cuộc xây dựng miền Bắc, đấu tranh giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiều trí thức và kiều bào đã tình nguyện hồi
hương, đem kiến thức và tài sản tích lũy được góp phần xây dựng và đấu
tranh thống nhất đất nước. Có thể nói, trong sự nghiệp cách mạng giải phóng,
thống nhất và xây dựng đất nước, cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước
ngoài đóng góp một phần công sức vô cùng to lớn và quan trọng.
Kế thừa tư tưởng đó, trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta
luôn coi người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời
và là nguồn động lực đóng vai trò quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, quá trình xây dựng và phát triển đất
nước thì cần phải phát huy đồng bộ các nguồn lực, huy động nguồn lực của
mọi người dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài; đồng thời tranh thủ sự
ủng hộ, giúp đỡ của các nước trên thế giới.
Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
được thông qua ngày 13/04/1992 và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
19
51/2001/QH10 ngày 25/12/2001, đã ghi nhận địa vị pháp lý của người Việt
Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam
tại Điều 75 của Hiến pháp: “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người
Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nhà nước tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ
quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương,
đất nước”.
Kế thừa quy định đó, Hiến pháp năm 2013 đã một lần nữa khẳng định
lại nguyên tắc hiến định này tại Điều 18:
“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời
của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo
điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản
sắc dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp
phần xây dựng quê hương, đất nước”.
Như vậy, với việc ghi nhận địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư
ở nước ngoài vào Hiến pháp Việt Nam, cho thấy, Đảng và Nhà nước ta hết
sức coi trọng việc giữ gìn mối quan hệ khăng khít giữa cộng đồng người Việt
Nam định cư ở nước ngoài với quê hương, luôn coi họ là một bộ phận của
cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tư tưởng này càng ngày càng được quán triệt
sâu sắc trong đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.
Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng có nêu: “Đồng bào định cư ở nước ngoài
là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc
Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu
nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Nhà nước ta tạo điều kiện
thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, chấp hành tốt pháp luật
nước sở tại; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào. Làm tốt công
tác thông tin trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về tình hình
20
trong nước và các chủ trương, chính sách của nhà nước. Có chính sách
khuyến khích người Việt Nam, tri thức Việt Nam ở nước ngoài hướng về quê
hương, góp phần xây dựng đất nước, khen thưởng những người có nhiều
thành tích đóng góp cho Tổ quốc”.
Đặc biệt, Nghị quyết số 36/NQ-TƯ ngày 26/03/2004 của Bộ chính trị
về công tác đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã thể hiện sự quan
tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta đối với bộ phận người Việt Nam ở nước
ngoài và một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng ta luôn coi
cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không thể
tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam; đồng thời góp phần
tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước, huy động
nguồn lực và động viên họ cùng chung tay xây dựng và phát triển đất nước.
Nghị quyết đã nêu rõ: “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là
trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và toàn dân. Các tổ chức Đảng,
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, các ngành,
các cấp từ Trung ương đến địa phương, ở trong nước và ngoài nước và toàn
dân cần coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn
kết dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Từ đó xác định những nhiệm vụ cụ thể: Nhà nước tạo mọi điều kiện
thuận lợi và hỗ trợ cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài ổn định cuộc
sống, yên tâm làm ăn sinh sống và hội nhập vào đời sống xã hội của nước sở
tại; đồng thời duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi để họ về thăm quê hương, góp phần đóng góp xây
dựng quê hương đất nước. Nhà nước cũng chú trọng hơn trong việc ban hành
các văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa và hoàn thiện hơn các quy định về
xuất nhập cảnh, đi lại, cư trú ở trong nước của người Việt Nam định cư ở
nước ngoài theo hướng thuận tiện và đơn giản các thủ tục; tiếp tục giải quyết
những vấn đề tồn tại về sở hữu nhà ở trong nước, vấn đề thừa kế, hôn nhân
gia đình, nhận nuôi con nuôi,…liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước
21
ngoài, mở rộng một số quyền lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
được hưởng như công dân Việt Nam,….
Nghị quyết số 36-NQ/TƯ là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, có giá trị
cơ bản, to lớn, toàn diện và lâu dài, thể hiện sâu sắc tư duy đổi mới của Đảng
ta về công tác này. Tiếp theo đó, Chính phủ, Bộ Ngoại giao và nhiều bộ,
ngành, địa phương khác đã đề ra Chương trình hành động của mình để triển
khai, khẩn trương đưa Nghị quyết vào cuộc sống và tạo nên xung lực quan
trọng trong việc gắn kết hoạt động của các cơ quan chức năng với công tác
vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thực hiện trên tinh thần của Nghị quyết, công tác về người Việt Nam ở
nước ngoài đã có những đột phá mạnh mẽ và toàn diện trên tất cả các mặt.
Nhiều chủ trương, chính sách đã được ban hành theo hướng tạo điều kiện
ngày càng thuận lợi hơn cho người Việt Nam ở nước ngoài trên các lĩnh vực:
xuất nhập cảnh, cư trú, hồi hương, quốc tịch, hộ tịch, về đầu tư kinh doanh; về
quyền được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam...
Luật quốc tịch năm 1998 quy định đối với người gốc Việt Nam định cư
ở nước ngoài, tại Điều 7 có quy định :
“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam ở nước ngoài
giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, đất nước. 2. Nhà nước có
chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được
trở lại quốc tịch Việt Nam”.
Năm 2008, Luật quốc tịch 2008 ra đời, chính sách này một lần nữa
được khẳng định lại. Nhà nước tiếp tục ban hành và thực hiện các chính sách
hỗ trợ người Việt Nam định cư ở nước ngoài như: Chính sách miễn thị thực,
chính sách một giá dịch vụ, và đặc biệt là chính sách nhằm giải quyết vấn đề
nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Các chính sách này đã góp
phần đảm bảo quyền lợi, đồng thời động viên, khuyến khích người Việt Nam
định cư ở nước ngoài trở về sinh sống và đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.
22
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Báo cáo của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng
do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại phiên khai mạc Đại hội XII
của Đảng đã tổng kết đánh giá kết quả lãnh đạo và phát triển đất nước sau 30
năm đổi mới, trong đó nhấn mạnh chính sách “Đại đoàn kết dân tộc là đường
lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đồng thời nêu rõ chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: “Phát
huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc….đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước,
nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và
ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà
nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện tốt pháp luật, chính sách dân tộc, tôn giáo, chính sách đối
với đồng bào định cư ở nước ngoài. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để tập hợp, phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt dân chủ, giám sát, phản
biện xã hội, tăng cường đồng thuận xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc”.
1.2.2. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về khuyến
khích, thu hút đầu tư nước ngoài
Năm 1996, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành (sửa
đổi, bổ sung một số điều năm 2006), cho phép người Việt Nam định cư ở
nước ngoài đầu tư về Việt Nam.
Năm 1998, Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) được ban
hành, cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được lựa chọn hình
thức đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước hoặc theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Thuận lợi hơn nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư
23
người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể đầu tư với các hình thức, lĩnh
vực và ưu đãi đầu tư như nhà đầu tư trong nước.
Năm 2005, Luật đầu tư số 59/2005/QH11 tại Việt Nam được ban hành,
đã tạo ra một môi trường đầu tư bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước,
nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
tăng thêm sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư tại Việt Nam. Năm 2014, Luật
đầu tư số 67/2014/QH13 được ban hành ngày 26/11/2014, và chính thức có
hiệu lực từ ngày 01/07/2015, đã một lần nữa đã khẳng định các chính sách
khuyến khích và đảm bảo đầu tư của Nhà nước ta, nhằm tạo ra một hành lang
pháp lý thống nhất và đồng bộ, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; đặc
biệt là với các chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư là người Việt Nam định
cư ở nước ngoài.
Nhằm khuyến khích và thu hút nhà đầu tư người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính dành nhiều ưu đãi cho nhà
đầu tư là đối tượng này; cụ thể:
Chính sách giảm thuế
Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, tại Điều 44 đã quy định mức thuế
suất chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các nhà đầu tư người Việt Nam định
cư ở nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam như sau: “Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài đầu tư về nước theo quy định của Luật này được giảm 20% thuế
lợi tức so với các dự án cùng loại, trừ trường hợp được hưởng mức thuế lợi
tức là 10%; được hưởng mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 5% số
lợi nhuận chuyển ra nước ngoài”. Đến năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều Luật đầu tư nước ngoài số 18/2000/QH10 được ban hành ngày
09/06/2000, đã sửa đổi Điều 44 Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, cho phép
người Việt Nam định cư ở nước ngoài hưởng thuế suất chuyển lợi nhuận ra
nước ngoài ở mức thấp nhất là 3% thay cho mức 5% được quy định trước
đây: “12. Điều 44 được sửa đổi như sau:
24
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước theo quy định
của Luật này được giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp so với các dự án
cùng loại, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp là 10%; được áp dụng mức thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài là 3% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài."
Chính sách một giá
Bên cạnh chính sách giảm mức thuế suất chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài, Nhà nước áp dụng chế độ một giá cho nhà đầu tư người Việt Nam định
cư ở nước ngoài giống như nhà đầu tư trong nước nhằm tạo ra nhiều cơ hội
cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài quay trở về đầu tư trong nước.
Ngày 17/09/1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 767-TTg về một
số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó quy định công
dân Việt Nam mang hộ chiếu Việt Nam, người Việt Nam mang hộ chiếu nước
ngoài định cư ở Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc khi về nước được
hưởng giá cước vận tải và các loại giá dịch vụ như giá áp dụng đối với người
Việt Nam ở trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân
được áp dụng giá vé vào cửa các khu vực tham quan, biểu diễn nghệ
thuật…như áp dụng đối với người Việt Nam ở trong nước.
Ngày 27/10/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
210/1999/QĐ-TTg về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước
ngoài, trong đó có quy định bổ sung đối tượng người gốc Việt Nam mang hộ
chiếu nước ngoài có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất
nước được hưởng giá các loại dịch vụ, giá vé đi lại trên các loại phương tiện
giao thông vận tải như áp dụng đối với người Việt Nam ở trong nước. Đến
ngày 31/07/2001, Quyết định 114/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg về một số chính sách
đối với người Việt Nam ở nước ngoài, cho phép áp dụng chính sách một giá
đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân: “Tất cả người
Việt Nam ở nước ngoài cùng thân nhân của họ khi về nước đều được hưởng
giá các loại dịch vụ, giá vé đi lại trên các phương tiện giao thông vận tải như
công dân trong nước…”
25
Chính sách kiều hối
Được gửi tiền, gửi hàng về nước giúp đỡ thân nhân trong nước là nguyện
vọng chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Ngày 31/08/1982,
Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 151/HĐBT, đã cho phép thân
nhân người Việt Nam ở các nước ngoài hệ thống XHCN được nhận tiền, hàng
do thân nhân của họ gửi về. Đến ngày 10/04/1987, Quyết định số 12-CT về
việc sửa đổi, bổ sung chế độ nhận tiền và hàng của người Việt Nam định cư ở
các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa gửi về giúp gia đình, đã bãi bỏ mọi
hạn chế về số lần và giá trị tiền gửi, cho phép rút tiền gửi bằng ngoại tệ; hàng
hóa gửi về được nhận không hạn định số lần, số lượng và trị giá.
Ngày 19/08/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
170/1999/QĐ- TTg về một số biện pháp khuyến khích người Việt Nam ở
nước ngoài chuyển tiền về nước, quy định người nhận tiền không phải đóng
thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về. Từ đó đến
nay, thu nhập từ kiều hối không phải là đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá
nhân theo quy định của luật thuế thu nhập cá nhân.
Chính sách xuất, nhập cảnh
Trước đây, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước đều phải
xin thị thực. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho những đối tượng này trở về nước
thăm quê hương hoặc sinh sống, đầu tư kinh doanh, ngày 17/08/2007, Thủ
tướng Chính phủ ra Quyết định số 135/QĐ-TTg ban hành quy chế miễn thị
thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Theo đó, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và vợ, chồng, con cái họ
được cấp giấy miễn thị thực Việt Nam, có giá trị 5 năm, mỗi lần nhập cảnh
Việt Nam được cư trú không quá 90 ngày. Đến ngày 10/02/2012, Quy chế này
được sửa theo hướng thuận lợi hơn, cụ thể người nhập cảnh Việt Nam bằng
Giấy miễn thị thực, được tạm trú tại Việt Nam không quá 90 ngày cho mỗi
lần nhập cảnh, nếu có nhu cầu ở lại quá 90 ngày, được cơ quan, tổ chức, cá