Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.36 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HÀNH VI
Câu 1: Hành vi là gì? Có những loại hành vi xã hội nào ? cho ví dụ
*Khái niệm hành vi: Theo từ điển tiếng việt thì : Hành vi là toàn bộ những
phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của nột người trong một hoàn cảnh cụ
thể nhất định”. Như vậy, hành vi đượng hiểu là một yếu tố mang tính xã hội và được
hình thành trong quá trình hoạt động sống và giao tiếp xã hội. Mọi ứng xử của con
người đều có những nguyên tắc nhất định, đối với mỗi cá nhân trong từng thời điểm,
từng hoàn cảnh, cần có những hành vi ứng xử phù hợp. Không thể có cách ứng xử
chung cho tất cả mọi người, tùy thuộc và từng hoàn cảnh, tâm trạng, mục đích sẽ có
những hành vi, ứng xử khác nhau.
* Có những loại hành vi xã hội nào
1. Tiêu chí phân loại hành vi: hành vi được phân loại dựa vào tính chất của
hành vi, đặc điểm của hành vi, mục đích của hành vi và hình thức biểu hiện, biểu lộ
hành vi.
2. Các loại hành vi:
* Dựa vào tính chất của hành vi
- Hành vi kỹ xảo
- Hành vi trí tuệ
* Dựa vào mục đích của hành vi:
- Hành vi đáp ứng
- Hành vi chủ động
* Dựa vào hình thức biểu lộ hành vi
- Hành vi ngôn ngữ (hành vi giao tiếp bao gồm” Hành vi tạo lời; hành vi tại
lời; hành vi mượn lời; hành vi ngôn ngữ)
* Dựa vào đặc điểm của hành vi
- Hành vi bản năng
- Hành vi tình dục (hành vi tình dục ở nam giới; hành vi tình dục ở nữ giới
* Các hành vi tình dục của con người:
- Hành vi thủ dâm
- Hành vi tình dục khác giới
- Hành vi tình dục đồng giới


- Hành vi cưỡng dâm
Câu 2: Trình bày cơ chế phòng vệ theo quan điểm của S. Freud. Nêu một
số cơ chế phòng vệ thường gặp. Cho ví dụ minh họa.
* Trình bày cơ chế phòng vệ theo quan điểm của S. Freud
- Đây là một khám phá quan trọng của tâm lý học về cái tôi.
- Trong cái tôi luôn luôn có những mâu thuẫn và đấu tranh nội bộ. Những đấu
tranh này diễn ra trong vô thức, do cơ chế tự vệ điều động.
- Cơ chế tự vệ là phản ứng có tính cách tự động ngoài ý thức của con người
để giúp giảm thiểu những mối đe doạ hay đẩy chúng ra khỏi ý thức và nhờ vậy tránh
được những cảm xúc tiêu cực như bồn chồn, lo âu, hồi hộp, sợ sệt hay buồn chán
- Được Anna Freud gọi là tin vào điều ngược lại . Đây là cách các cá nhân
thay đổi một xung lực khó chấp nhận qua một xung lực ở trạng thái dễ chấp nhận
hơn.


Ví dụ : Một đứa trẻ chẳng thích thú gì với cô giáo nhưng lại luôn vui vẻ ngoan
ngoãn lễ phép với cô giáo để lấy lòng cô tránh bị phạt . Hay như một cô gái không
có tình cảm gì với một chàng trai khác nhưng miễn cưỡng nhận lời hẹn hò để không
làm anh ta buồn . Một ví dụ khác điển hình cho cơ chế tự nệ này là nhiều người lớn
thường sử dụng lời xin lỗi như một cách để cải thiện các mối quan hệ xã hội . Họ
dựa vào cơ chế tự vệ này để sửa đổi lại cảm xúc trong một mốt quan hệ - mặc dù họ
không nghĩ là mình có lỗi .
*Chối bỏ/Denial: từ chối chấp nhận một thực trạng vì nó tai hại cho sự an
toàn của cái Tôi.
Thí dụ: trong chiến tranh nhiều người vợ bác bỏ mọi bằng chứng cụ thể, xác
đáng, và tin rằng người chồng chỉ mất tích chứ không chết. Cơ chế tự vệ này giúp
người vợ tránh được cơn sốc ban đầu, và cung cấp thời gian cần thiết để người vợ từ
tiếp nhận thực tế về sự ra đi vĩnh viễn của người chồng.
*Giận cá chém thớt/Displacement: chuyển cảm xúc tiêu cực từ người này
sang người khác để được an toàn.

Thí dụ: người chồng tức giận vợ nhưng lại kiếm chuyện la rầy con cái vì la
rầy con cái thì an toàn hơn la rầy vợ.
*Chuộc tội/Undoing: đền bù một hành vi hoặc ham muốn xấu bằng một hành
động tốt.
Thí dụ buổi sáng ở cơ quan, anh A quan có ý tưởng ham muốn bậy bạ với cô
nữ đồng nghiệp, buổi chiều về nhà dịu dàng tử tế với vợ và phụ vợ nấu cơm.
*Giả bệnh/Somatization: biến đổi những khó chịu hay mối đe doạ thành bệnh
tật.
Thí dụ: người chồng nhức đầu đau bụng quạu cọ quanh năm (có cảm giác
đau đớn thật sự), không bác sĩ nào chữa khỏi, nhưng trong suốt thời gian một tháng
bà vợ về quê thăm cha mẹ thì tự nhiên bao nhiêu bệnh tật ông ấy đều tiêu tan
*Đóng kịch đạo đức/Sublimation: chuyển một ham muốn tự nhiên mạnh mẽ
không được xã hội tán đồng thành hành vi phù hợp với giá trị do xã hội đặt ra.
*Thí dụ: nếu những tin đồn và cáo buộc của cảnh sát là đúng, nghị sĩ Larry
Craig của thượng viện Mỹ (đảng Cộng Hoà, bang Ohio) là một thí dụ về đóng kịch
đạo đức: ông là một thượng nghị sĩ rất thế lực, mặc dù có nhiều tin đồn ông là người
đồng tính, ông nhiều lần khẳng định ngược lại và nổi tiếng là một trong những nhà
lập pháp kiên quyết chống hôn nhân giữa những người đồng tính. Tháng 6 năm
2007 ông bị bắt giữ ở nhà vệ sinh phi trường quốc tế Minneapolis-St. Paul vì hành
vi thăm dò đồng tính luyến ái với một nam cảnh sát chìm.
* Nhập nội/Introjection: Chấp nhận điều tiêu cực người khác gán cho mình
mặc dù mình không có điều tiêu cực đó để tránh va chạm. Thí dụ: người bố luôn
luôn mắng chửi đứa con là “đồ ngu”, đứa con chấp nhận điều đó (vì không thể cãi
lại bố) và càng ngày càng học kém vì mất tự tin và ý chí học hỏi.
* Nhập ngoại/Projection: Đem những điều tiêu cực của mình (mà cái tôi của
mình cố ý bỏ qua không biết đến) gán cho người khác. Thí dụ: ông A thường hay


chê bai nhiều người là keo kiệt bủn xỉn, nhưng thực sự bản thân ông cố tình không
biết ông mới chính là người không bao giờ giúp đỡ ai dù chỉ một đồng.

Câu 3: Anh/ chị hãy phân tích các yếu tố tác động đến hành vi sống thử
của một bộ phận thanh niên hiện nay.
- Vi mô: Do sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất, hoặc có thể vì
đua đòi , tâm lý không thích kết hôn. Tư tưởng mạnh mẽ giúp họ cởi mở hơn trong
quan niệm tình dục và không còn e dè dư luận xã hội trước kia. nhiều bạn đã tự
nguyện sống thử, đặc biệt là các bạn nữ sinh viên và công nhân. Các bạn thích một
cuộc sống hưởng thụ, phóng đãng, không tôn trọng chuẩn mực đạo đức của cộng
đồng hay luật lệ của tôn giáo. Rất nhiều bạn không những coi thường luật pháp và
giáo luật mà còn tự hạ thấp nhân phẩm của mình, không coi trọng giá trị của đời
sống gia đình, cho dù biết hành động mình đang làm là sai trái với chuẩn mực cuộc
sống nhưng vẫn cố tình bước vào.
- Trung mô: Do cha mẹ sống không hạnh phúc, những cảnh xào xáo, chửi bới
và cãi vã thường ngày trong gia đình chính là yếu tố làm cho giới trẻ không muốn
nghĩ đến hôn nhân; ngược lại, coi hôn nhân như một sự ràng buộc, cùm kẹp, hoặc
chỉ như cơ hội để người ta lợi dụng nhau. Đồng thời, do cha mẹ bồ bịch, mèo chuột,
muốn “tìm của lạ” hoặc “ông ăn chả, bà ăn nem” nên không thể khuyên bảo con cái
được. Cha mẹ lăng nhăng mà cấm con cái bồ bịch mới là chuyện lạ. cha mẹ không
quan tâm đến đời sống và tình cảm của con mình, không động viên con cái sống
lành mạnh, chỉ biết phó mặc cho nhà trường.
- Vĩ mô: Do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây tràn vào, nên tình trạng quan hệ
tình dục và “sống thử” trước hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo động. Nhiều bạn
trẻ thật dễ dãi, cho rằng “việc đó” là bình thường, không ảnh hưởng gì. Theo tiến sĩ
tâm lý Vũ Gia Hiền: “Việc các bạn trẻ “sống thử” trước hôn nhân không chỉ ảnh
hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi của các bạn. Đồng
thời, do ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu
“rất hiện đại” hay còn gọi tình yêu tốc độ”
* Phân tích
Câu 4: Nêu các yếu tố tác động đến hành vi của cá nhân. Lấy ví dụ minh
họa.
* Nêu các yếu tố tác động đến hành vi của cá nhân

Gồm 2 yếu tố chính: Yếu tố chủ quan; yếu tố khách quan
Yếu tố chủ quan gồm
1. Tính cách (VD: 1 người có tính thật thà >< 1 người có tính tắt mặt)
2. Trình độ nhận thức (VD:
3. Địa vị
4. Xúc cảm, tình cảm
5. Vai trò
6. Sức khỏe
7. Năng lực
8. Kinh nghiệm xã hội
9. Khí chất
Yếu tố khách quan (bên ngoài)


1. Văn hóa, đạo đức
2. Tôn giáo
3. Đời sống tinh thần
4. Thể chế chính trị
5. Phương tiện truyền thông
6. Những người sống xung quanh: Gia đình, nhà trường, cơ quan, bạn bè…
* Lấy ví dụ minh họa
Câu 5: Anh/ chị hãy phân tích các yếu tố tác động đến hành vi bán dâm
của người hành nghề mại dâm hiện nay.
* Phân tích
- Hệ thống vi mô: Do tâm lý coi thường đàn ông, trả thù; thích cuộc sống an
nhàn, hưởng thụ, không phải làm việc nặng nhọc mà vẫn kiếm được nhiều tiền. Do
có những định hướng sai lệch về nghề nghiệp cuộc sống.Do thiếu nhận thức, hiểu
biết về các bệnh lây qua đường tình dục, quan hệ tình dục an toàn…
- Hệ thống trung mô: Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó hoặc thiếu việc làm
hoặc có thu nhập thấp, áp lực cuộc sông nên dễ bị dụ dỗ lôi kéo vào con đường làm

gái mại dâm. Do sống trong những GĐ không hạnh phúc, đõ vỡ, bố mẹ ly hôn, đi
tù… trẻ sống trong gia đình này thường là với bố dượng, dì ghẻ, ông bà già yếu,
không được quan tâm, giúp đỡ đầy đủ của người thân nên các em dễ bị sa ngã vào
con đường làm gái mại dâm. Môi trường sống có nhiều tệ nạn đặc biệt là với gia
đình đã có người hành nghề mại dâm dễ dẫn đến những nhận thức lối sống lêch lạc
->hành nghề mại dâm. bố mẹ không quan tâm con cái chỉ lo kiếm tiền, bên cạnh đó
lại bị bạn bè xấu lôi kéo dễ đẩy các em vào con đường mại dâm
- Hệ thống vĩ mô: Sự buông lỏng của các cấp chính quyền không quản lý
được số lượng người cư trú và người chuyển đi/đến; các hoạt động văn hóa trá hình
(karaoke, mát xa…). Sự giáo dục không lỏng lẻo thống nhất giữa gia đình và nhà
trường; Văn hóa phẩm đồi trụy ngày càng tràn lan, lối sống ngoại lai thấm vào một
bộ phân thanh niên trẻ-> giá trị đạo đức suy giảm. Xã hội định kiến, kỳ thị với người
hành nghề mại dâm và gia đình của họ.
Câu 6: Anh/ chị hãy phân tích các yếu tố tác động đến hành vi nghiện hút
ma túy của người nghiện ma túy
- Hệ thống vi mô: tâm lý tò mò, hiếu kỳ, thích tìm cảm giác mới lạ, nhằm giả
tỏa những căng thẳng trong học tập, lao động và cuộc sống. Do những yếu tố khủng
hoảng, sang chấn về tinh thần tại một thời điểm nhất định không thể vượt qua. Do
thiếu kiến thức, nhận thức sai lệch về hành vi, tác hại của ma túy, lập trường, tư
tưởng không vững vàng, giao lưu với nhóm bạn xấu, băng nhóm tội phạm ->sa ngã
vào nghiện hút
- Hệ thống trung mô: Do xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh éo le, gia
đình không đầy đủ, gia đình có điều kiện kinh tế nhưng các thành viên lại không
quan tâm đến nhau -> bị lôi kéo, dụ dỗ. Môi trường sống có nhiều tệ nạn trong khi
môi trường giáo dục chưa phù hợp, năng về các lý thuyết mà chưa hướng cho trẻ tới
rèn luyện kỹ năng sống, các hoạt động văn hóa, thể thao, phụ thuộc vào khoa học
công nghệ -> trẻ bị áp lực, căng thẳng-> bỏ học, bị dụ dỗ vào con đường nghiện hút
để giải tỏa căng thẳng.



- Hệ thống vĩ mô:Chính sách và hệ thống pháp luật của nước ta chưa hoàn
thiện trong khi các quy định về kiểm soát, đấu tranh và phòng chống tội phạm ma
tuy cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều kẽ hở cho tôi phạm ma túy. Quá trình
đô thị hóa ngày càng ngày càng sâu sắc, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng,
chuẩn mực đạo đức xã hội đi xuống, sự tràn lan của các văn hóa phẩm độc hại…->
trở thành nguy cơ dẫn đến trẻ bị nghiện hút. Xã hội định kiến, kỳ thị, xa lánh với
người nghiện hút đã cai nghiện -> nguy cơ tại nghiện trở lại
Câu 7:Vẽ và phân tích tháp nhu cầu của Maslow ( vẽ tháp rồi phân tích ở
dưới
* Vẽ tháp nhu cầu của Maslow
* Phân tích tháp nhu cầu:
- Bậc 1. Nhu cầu sinh lý, vật chất: Là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu
nhất đảm bảo cho con người tồn tại. Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể
hoặc nhu cầu sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, uống,
ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,… Đây là
những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp,
chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất.
– Bậc 2. Những nhu cầu về an sinh (Sự an sinh và an toàn): Khi con người
đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là các nhu cầu này không còn điều khiển
suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ có nhu cầu cao hơn. Đó là những nhu cầu
về an toàn, không bị đe dọa về tài sản, công việc, sức khỏe, tính mạng và gia đình…
Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người
mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ
trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính
mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự
ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có
pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn
giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn
về mặt tinh thần. Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch

để dành tiết kiệm, …cũng chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.
– Bậc 3. Nhu cầu được thừa nhận, yêu thương: là những nhu cầu về tình
yêu, được chấp nhận, mong muốn được tham gia vào một tổ chức hay một đoàn thể
nào đó. Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác
chấp nhận. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho
thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.
– Bậc 4. Những nhu cầu được tôn trọng và tự trong: khi con người bắt đầu
thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự
trọng và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn
như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin. Đây là mong muốn của con người khi
nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong
muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao
động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn


trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng
công”. Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người
tôn trọng và kính nể
– Bậc 5. Nhu cầu phát triển: Là những nhu cầu về chân, thiện, mỹ, tự chủ,
sáng tạo, mong muốn phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ… Thuyết nhu cầu
của A.Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên
của con người nói chung. Việc sắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đến cao cho
thấy độ “dã man” của con người giảm dần và độ “văn minh” của con người tăng
dần. Tại đỉnh của hệ thứ bậc là những con người được nuôi dưỡng, che chở, được
yêu thương và yêu thương, được yên tâm, được tư duy và sáng tạo. Những con
người này đã chuyển động vượt ra ngoài những nhu cầu cơ bản của con người để
tìm kiếm sự phát huy đầy đủ tiềm năng của mình, còn gọi là sự ý thức đầy đủ về bản
thân. Một con người có ý thức đầy đủ về mình, tự nhận thức được mình, tự chấp
nhận , thì nhiệt tình với xã hội, có tính sáng tạo, không gò bó, sẵn sàng tiếp nhận cái
mới và sẵn sàng chấp nhận thử thách – không kể các phẩm chất tích cực khác.

* Phân tích tháp nhu cầu của Maslow
- Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thể hiện dưới dạng hình kim tự tháp:
+ Các nhu cầu được bố trí từ cấp thấp lên. Đầu tiên là nấc thang nhu cầu cơ
bản, là nhu cầu phục vụ cơ thể của bản thân như được ăn uống, chỗ nghỉ. Có được
nhu cầu cơ bản mới xuất hiện nấc thang nhu cầu an toàn, chính là đảm bảo cho cuộc
sống, đảm bảo an toàn, an ninh…,khi nhu cầu an toàn được đảm bảo sẽ xuất hiện
nấc thang nhu cầu xã hội hay còn gọi là nhu cầu tình cảm vì con người ai cũng
muốn được sống trong tình cảm với sự yêu thương, quý mến nhau nếu nhu cầu này
không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tâm lý. Tiếp
theo sẽ xuất hiện nấc thang nhu cầu được tôn trọng, được công nhận đây là Nhu cầu
được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân và cuối
cùng Bậc cao nhất trong thang này có tác động lớn nhất tới sự hoàn thiện nhân cách
là nhu cầu được thể hiện tài năng, phẩm giá chính là nhu cầu được thể hiện bản thân
mình.



×