Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và phân bố của các loài lan (orchidaceae spp) tại xã bản thi huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

TRẦN DƯƠNG PHONG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI
LAN (ORCHIDACEAE SPP) TẠI XÃ BẢN THI HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC
KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Lâm Nghiệp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2013 – 2017

THÁI NGUYÊN 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG


ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

TRẦN DƯƠNG PHONG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI
LAN (ORCHIDACEAE SPP) TẠI XÃ BẢN THI HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC
KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Lâm Nghiệp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2013 – 2017

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trương Quốc Hưng

THÁI NGUYÊN 2017



i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới
sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại
những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì
việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho
sinh viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tch lũy được trong
nhà trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng
dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tễn
sản xuất. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà
trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy
giáo Th.s Trương Quốc Hưng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên
cứu một số đặc điểm sinh học và phân bố của các loài lan (Orchidaceae
spp) tại xã Bản Thi huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn” Trong thời gian nghiên cứu
đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Th.s Trương Quốc Hưng và các
thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành lãnh
đạo xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng
cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là
thầy giáo Th.S Trương Quốc Hưng người cô đã trực tếp hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm
thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để khóa luận này hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Trần Dương Phong



ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu
hoàn
toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, năm 2017
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội
đồng khoa học!

Th.S Trương Quốc Hưng

Trần Dương Phong

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


iii
iiii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Các thông số được phân tích mẫu đất.............................................
32
Bảng 4.1: Tri thức bản địa về sử dụng và gây trồng các loài Lan rừng......... 34
Bảng 4.2 Phân hạng bảo tồn các loài lan rừng................................................ 37
Bảng 3.1. Bảng tọa độ, cự ly tuyến ................................................................ 80
Bảng 4.1 : Sự hiểu biết của người dân về loài cây lan................................... 81
Bảng 4.3. Danh mục các loài trong họ lan Xã Bản Thi - Khu bảo tồn Nam
Xuân Lạc ......................................................................................................... 86
Bảng 4.5 Bảng phân bố các loài lan theo độ cao ........................................... 88
Bảng 4.6 Bảng phân bố các loài lan theo trạng thái rừng ..............................
90
Bang 4.8 :Bảng phân bố phân tán các loài lan trong dân (người dân thu hái
và gây trồng làm cảnh).........................................................................................
95


iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ các loài lan trong sách đỏ Việt Nam ......................... 38
Hình 4.2 Biều đồ tỷ lệ các loài lan nghị định 32............................................. 39


v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................

1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập....................................................
1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................
2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 4
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu lan rừng trong và ngoài nước............
5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới............................
5
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................... 9
4.4.2. Cấu tạo nhụy và nhị của hoa lan. ..........................................................
18
4.5. Quả lan .....................................................................................................
18
4.6. Hạt lan ...................................................................................................... 18
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................... 23
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................
23


vi
2.3.2. Những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội ............................................
27
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ...............................................................................................................

. 28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 28


vi
i
3.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................... 28
3.2.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về các loài lan ......... 28
3.2.2. Đặc điểm phân loại và phân hạng bảo tồn của các loài lan .................. 28
3.2.3.Đặc điểm phân bố, hình thái và sinh thái của các loài lan. .................... 28
3.2.4. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài.............................
29
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
3.3.1. Các đối tượng rừng cần điều tra............................................................ 29
3.3.2. Phương pháp điều tra theo tuyến ..........................................................
29
3.3.3. Lấy mẫu, bảo quản và phân tch đất...................................................... 31
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ...................................... 33
4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây lan ............ 33
4.1.1Sự hiểu biết của người dân về các loài lan tại địa điểm nghiên cứu....... 33
4.1.2. Điều tra thực trạng khai thác và sử dụng của các loài lan .................... 34
4.2. Đặc điểm phân loại và phân hạng bảo tồn của các loài lan ..................... 36
4.2.1.Đặc điểm phân loại của các loài lan trong khu vực nghiên cứu ............ 36
4.2.2 Phân hạng bảo tồn các loài lan rừng ...................................................... 37
4.3. Đặc điểm phân bố của các loài lan........................................................... 40
4.3.1 Phân bố theo độ cao ...............................................................................
40
4.3.2 Phân bố theo trạng thái rừng ..................................................................
41
4.3.3 Phân bố theo tuyến .................................................................................

42
4.3.4.Phân bố theo phân tán trong hộ dân .......................................................
44
4.4. Đặc điểm nổi bật về hình thái của các loài lan ........................................ 45
4.5. Một số đặc điểm sinh thái của các loài lan .............................................. 59
4.5.1. Các loài cây chủ (giá thể) của các loài lan ............................................ 59
4.5.2. Đặc điểm về ánh sáng nơi các loài lan phân bố. ................................... 60


vi
ii
4.5.3. Đặc điểm về tái sinh của loài: ............................................................... 62
4.5.4. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố. ....................................
62


vii
4.5.5. Đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm, nơi loài lan phân bố .............................. 65
4.6. Thuận lợi và khó khăn trong bảo vệ và phát triên lan rừng .....................
65
4.7. Để xuất biện pháp bảo tồn........................................................................ 66
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 68
5.1.Kết luận ..................................................................................................... 68
5.2. Kiến Nghị ................................................................................................ 70
PHỤ LỤC


1
Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Hoa lan được biết đến rất sớm từ 2800 năm TCN. Họ Lan là một đỉnh
cao tến hóa của các loại hoa Nhà thực vật học người Nga Glakova (1982)
[10] đã ca ngợi '' Thiên nhiên đã ban tặng cho loài lan một vẻ đẹp lạ
thường và tính đa dạng của hoa đã làm xửng xốt con người từ ngày xưa
cho đến ngày nay”.
Quả vậy với 750 chi và 20000-25000 loài ( theo A.L Takhtajan,1987 ) [1]
họ phong lan chiếm thứ 2 chỉ đứng sau họ Cúc tong ngành thực vật hạt kín
Magnoliophyta là họ lớn nhất trong lớp Một lá mầm Monocotyledones.
Chính vì thế , hình thái, cấu tạo, cũng như hệ thống phân loài họ này hết sức
đa dạng và phức tạp.
Việt Nam là xứ sở của hoa lan, là một trong những nước xuất xứ của
các loài lan thơm đẹp và quý hiếm của thế giới có thể kể đến nhứ : Hải Hằng,
Thanh Trường, Thanh Ngọc , Hoàng Vũ … Trong những năm gần đây, cũng
như sự phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội , nhu cầu sử dụng hoa nói
chung và hoa lan nói riêng cũng tăng rất nhanh , bên cạnh nhu cầu về
số lượng chất lượng hoa cũng đòi hỏi ngày càng cao, nhất là các loại lan bản
địa truyền thống có màu sắc đẹp hương thơm quyến rũ .
Giá trị hoa lan không chỉ ở mặt thẩm mỹ, làm thuốc chữa bệnh mà nó
còn là loài hoa có giá trị kinh tế cao. Chính vì những lợi ích trên với ý thức
của người dân chưa cao mà hiện nay việc khai thác lan rừng diễn ra bừa bãi
không thể kiểm soát được dẫn tới nguồn tài nguyên hoa lan ngày càng cạn
kiệt. Để giải quyết vẫn đề này chúng ta phải có biện pháp lưu giữ bảo tồn
nguồn zen hoa lan, từ đó có kế hoạch khai thách phát triển và sử dụng
một


2
cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên để giải quyết được vấn đề này chúng ta
phải đánh giá được đặc điểm sinh trưởng và phân bố của chúng.

Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bố
nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam.
Do có giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa thích, các loài lan rừng
đã bị khai thác kiệt quệ.
Để tm hiểu một số đặc điểm sinh học, phân bố của các loài lan trong
điều kiện sinh cảnh tự nhiên ở xã Bản Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
phục vụ công tác bảo tồn và phát triển các loài lan rừng, chúng tôi nghiên
cứu khóa luận: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và phân bố của các
loài lan (Orchidaceae spp) tại xã Bản Thi huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.
Trên cơ sở phân tích các số liệu thu được, đề xuất phương pháp khai
thác hợp lý, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên quý này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
– Tìm hiểu tri thức bản địa của người dân về các loài lan rừng, mục
đích khai thác và sử dụng lan rừng của người dân
- Tìm hiểu đặc điểm sinh học các loài lan rừng trong khu vực nghiên cứu
- Phân bố của các loài lan tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định đặc điểm sinh thái học của các loài lan tại khu vực nghiên
cứu làm cơ sở để đề xuất được giải pháp bảo tồn và phát triển loài lan.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố
của các loài lan nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn.


3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Giúp tôi hiểu thêm về sự phân bố và các đặc điểm sinh thái các loài
lan trong khu vực nghiên cứu.
- Ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn.

- Biết được tầm quan trọng của các loài thực vật quý hiếm nói chung và
các loài lan nói riêng.
- Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn trong sự nghiệp bảo
vệ và phát triển rừng hiện nay.


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Về cơ sở sinh học
Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng
cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tnh
sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp,
sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động
thực vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh
vật.
Về cơ sở bảo tồn
Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật
đứng trước nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn
đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tnh trạng các loài của IUCN, chính
phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công
tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Sách đỏ Việt Nam (2007) phần II
thực vật [20], đã công bố Việt Nam có 66 loài lan thuộc nhóm bị đe doạ,
gồm:
4 loài lan có nguy cơ tuyệt chủng ở phân hạng: Rất nguy cấp – CR
52 loài lan có nguy cơ tuyệt chủng ở phân hạng: Nguy cấp – EN
10 loài lan có nguy cơ tuyệt chủng ở phân hạng: Sẽ nguy cấp -VU
Nghị định 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006 [18] : Về quản lý thực vật rừng, động

vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đã đưa vào phụ lục dang lục quản lý một số
loài thực vật và động vật rừng quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt củng cao. Đặc biệt
có một só loài lan thuộc nhóm IA (Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm
khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) Gồm:
Tất cả các loài trong chi Lan kim tuyến - Anoectochilus spp.


Tất cả các loài trong chi Lan hài - Paphiopedilum spp.
Tất cả các loài trong chi Lan một lá - Nervilia spp.
Và loài Thạch hộc (Hoàng phi hạc) - Dendrobium nobile (nhóm IIA: Thực
vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại )
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu lan rừng trong và ngoài nước.
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới.
* Tổng quan về công tác bảo tồn nguồn gen
Sự suy thoái nhanh chóng của diện tích rừng nhiệt đới trên toàn cầu
với tốc độ ước tính khoảng 12,6 triệu ha mỗi năm, tương đương 0,7% tổng
diện tch rừng nhiệt đới (FAO, 2001)[8] đã gây ra những tác hại to lớn về
kinh tế, xã hội và môi trường. Rừng nhiệt đới được xem như những “kho
chứa” về tính đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế giới (Kanowski và
Boshier, 1997) [15] nên sự suy thoái về số lượng lẫn chất lượng của rừng
nhiệt đới đồng nghĩa với sự suy giảm tnh ĐDSH. Vì vậy, việc phát triển
những chiến lược hiệu quả nhằm bảo tồn, khôi phục và phát triển tính ĐDSH
cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ
chức quốc tế và nhiều dự án bảo tồn ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới
đang được tến hành trên quy mô toàn cầu. Bảo tồn các tài nguyên sống có
ba mục têu chủ yếu, đó là (1) Bảo vệ các hệ sinh thái (bảo tồn thiên nhiên),
(2) Bảo tồn sự đa dạng di truyền (bảo tồn nguồn gen) và (3) Bảo đảm sử
dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy vị trí
và vai trò đặc biệt quan trọng của bảo tồn nguồn gen trong chiến lược bảo
vệ đa dạng sinh học (FAO,

1983) [7]. Bảo tồn nguồn gen thực chất là bảo tồn đa dạng di truyền tồn tại
bên trong mỗi loài và giữa các loài.
Đặc điểm của nguồn gen các loài lan rừng nhiệt đới là có rất
nhiều chủng loại, trong đó có một số lớn là chưa có ích hoặc chưa biết
giá trị sử dụng của chúng, số loài được gây trồng và sử dụng không nhiều.


Nên ngoài


nhiệm vụ bảo tồn tnh đa dạng di truyền, bảo tồn nguồn gen các loài lan
rừng con có nét đặc thù là phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên

.

Phải có sự thỏa hiệp giữa các nhân tố sinh học với các nhân tố kỹ thuật,
kinh tế và hành chính.
Giữa bảo tồn nguồn gen với bảo vệ thiên nhiên tuy có quan hệ
mật thiết với nhau, song lại có sự phân biệt quan trọng. Theo Roche (1975)
[19] và Frankel (1975) [9] thì bảo tồn thiên nhiên là nhằm bảo vệ các diện
tích đại diện cho các sinh cảnh và các quần xã, những đối tượng có thể phân
định được. Còn bảo tồn nguồn gen thì đi xa hơn, nó quan tâm đến những
khác biệt di truyền, những cái chỉ có thể đoán định chứ không thể phân biệt
được.
* Tổng quan về các loài lan
- Đặc điểm thực vật
Họ Lan (Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Lan
Orchidales, lớp thực vật một lá
mầ m.
Lan thuộc vào loài hoa đông đảo với khoảng 750 loài và hơn 25.000

giống nguyên thủy và khoảng một triệu giống đã được lai giống nhân tạo
hay thiên tạo, hoa lan (Orchidaceae) là một loài hoa đông đảo vào bậc
thứ nhì sau hoa cúc (Asteraceae).
Người ta thường gọi lầm tất cả các loại hoa lan là phong lan. Hoa lan
mọc ở các điều kiện, giá thể khác nhau và được chia làm 4 loại:
1. Epiphytes: Phong lan bám vào cành hay thân cây gỗ đang sống.
2. Terestrials: Địa lan mọc dưới đất.
3. Lithophytes: Thạch lan mọc ở các kẽ đá.
4. Saprophytes: Hoại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục.
Đối với các loài lan (phong lan và địa lan), hầu như từ trước tới nay,
người dân mới biết đến chúng là những loài được sử dụng làm cây cảnh
trang trí ở các hộ gia đình mà chưa biết rằng trong số hàng ngàn loài lan


đã phát


hiện có một số loài còn có tác dụng cung cấp các hoạt chất sinh học làm
nguyên liệu chế biến thuốc và thực phẩm chức năng. Trong số những loài đó
người ta đã phát hiện trong lan Thạch hộc ta và lan kim tuyến có chứa một
loại hoạt chất để sản xuất thuốc chữa ung thư. Chính vì vậy, giá thị
trường hiện nay lên tới 7 triệu đồng/kg
lan Thạch hộc tía.
- Phân bố
Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân
bố nhiều nơi trên thế giới. Gần như có mặt trong mọi môi trường sống,
ngoại trừ các sa mạc và sông băng. Phần lớn các loài được tìm thấy
trong khu vực nhiệt đới, chủ yếu là châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng
cũng được tm thấy tại các vĩ độ cao hơn vòng Bắc cực, ở miền nam
Patagonia và thậm chí trên đảo Macquarie, gần với châu Nam Cực. Nó

chiếm khoảng 6–11% số
lượng loài thực vật có hoa.
Theo Helmut Bechtel (1982) [11], hiện nay trên thế giới có hơn 750 loài lan
rừng, gồm hơn 25.000 giống được xác định, chưa kể một số lượng khổng lồ
Lan lai không thể thống kê chính xác số lượng. Lan rừng phân bố trên thế
giới gồm
05 khu vực:
+ Vùng nhiệt đới Châu Á gồm các giống: Bulbophyllum, Calanthe,
Ceologyne, Cymbidium, Dendrobium, Paphiopedilum, Phaius, Phalaenopsis,
Vanda, Anoectochillus…
+ Vùng nhiệt châu Mỹ gồm các giống: Brassavola, Catasetum, Cattleya,
Cynoches, Pleurothaillis, Stanhopea, Zygopetalum, Spathoglottis.
+ Châu Phi gồm các giống: Lissochilus, Polystachiya, Ansellia, Disa…
+ Châu Úc gồm các giống: Bulbophyllum, Calanthe, Cymbidium,
Dendrobium, Eria, Phaius, Pholidota, Sarchochilus…


+ Vùng ôn đới của Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Châu Á gồm các
giống: Cypripedium, Orchis, Spiranthes…
Danh sách dưới đây liệt kê gần đúng sự phân bố của họ
Orchidaceae: Nhiệt đới châu Mỹ: 250 - 270 chi
Nhiệt đới châu Á: 260 - 300 chi
Nhiệt đới châu Phi: 230 - 270 chi
Châu Đại Dương: 50 - 70 chi
Châu Âu và ôn đới châu Á: 40 - 60 chi
Bắc Mỹ: 20 - 25 chi
- Những nghiên cứu về lan
Cây hoa lan được biết đến đầu tiên từ năm 2800 trước công
nguyên, trải qua lịch sử phát triển lâu dài, đến nay ở nhiều quốc gia đã lai
tạo, nhân nhanh được nhiều giống mới đem lại giá trị kinh tế cao. Chính vì

vậy, việc nghiên cứu và sản xuất hoa lan trên thế giới ngày càng được quan
tâm, chú ý nhiều hơn, đặc biệt nhất là Thái Lan.
Thái Lan có lịch sử nghiên cứu và lai tạo phong lan cách đây khoảng
130 năm (Arjan Germy, 2005) [2], hiện nay là nước đứng đầu về xuất khẩu
hoa phong lan trên thế giới (kể cả cây giống và hoa lan cắt cành) trong đó
các giống phong lan thuộc chi lan Hoàng Thảo Dendrobium chiếm 80%.
Lan đối với người Trung Hoa hay Lan đối với người Nhật, tượng trưng
cho tình yêu và vẻ đẹp, hương thơm tao nhã, tất cả thuộc về phái yếu,
quý phái và thanh lịch như có người đã nói “Mùi hương của nó tỏa ra
trong sự yên lặng và cô đơn”. Khổng Tử đề cao lan là vua của những loài cây
cỏ có hương thơm. Phong trào chơi phong lan và địa lan ở Trung Quốc
phát triển rất sớm, từ thế kỷ thứ V trước công nguyên đã có tranh vẽ về
phong lan còn lưu lại từ thời Hán Tông.


Ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung
Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong
lan đã đi khắp các miền của địa cầu. Lúc đầu là Vanny sau đó đến Bạch Cập,
Hạc Đính rồi Kiến Lan... lan chính thức ra nhập vào ngành hoa cây cảnh trên
thế giới hơn
400
nay.

năm
Địa lan (Cymbidium) hay còn gọi Thổ lan là một loại hoa lan khá phổ

thông, vì hội đủ điều kiện: có nhiều hoa, to đẹp, đủ màu sắc và lâu tàn, rất
thông dụng cho việc trang trí trưng bày. Hiện nay nước Mỹ có nhiều vườn
địa lan dùng cho kỹ nghệ cắt bông như Gallup & Tripping ở Santa Barbara
nhưng cũng phải nhập hàng triệu đô la mỗi năm từ các nước Âu Châu và Á

châu để cung ứng cho thị trường trong nước.
Trước năm 1930, nước Mỹ không có nhiều giống lan và cũng không có
nhiều người thích chơi lan hay vườn lan. Nói riêng về California thì chỉ có 23 vườn lan ở Oakland và San Francisco, nhưng chỉ dùng cho kỹ nghệ cắt
bông, không có bán cây. Lúc bấy giờ các vườn lan chỉ có Cát lan (Cattleya)
hay địa lan (Cymbidium) nhưng cũng không có nhiều giống lan hay hoa đẹp,
những giống này được nhập cảng từ nước Anh.
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
* Tổng quan về nghiên cứu về sinh thái
Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
Ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm,
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường...
Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân (2000) [4].
Đã nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật
nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống
trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn


cảnh


sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh
thái riêng, dần dần những đặc tnh được di truyền và trở thành nhu cầu
của cây đối với hoàn cảnh.
Con người tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để gây trồng, chăm
sóc, nuôi dưỡng, sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc, đúng chỗ đồng
thời lợi dụng các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trường Lê Mộng Chân
(2000) [4].
Phan Kế Lộc (1970) [16]. Đã xách định hệ thực vật miền bắc Việt
Nam có 5609 loài thuộc 1660 chi và 240 họ, tác giả đã đề nghị áp dụng công

thức đánh giá tổ thành loài rừng nhiệt đới.
Thái Văn Trừng (1978) [29]. Thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004
loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi, 289 họ
Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995) [13], Khi nghiên cứu một số
đặc điểm sinh thái, sinh vật học của san van Quảng Ninh và các mô hình sử
dụng đã phát hiện được 60 họ thực vật khác nhau với 131 loài.
Nguyễn nghĩa Thìn (1997) [24] dã thống kê thành phần loài của
VQG có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478
chi, 213 họ thuộc ngành: Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín, các loài này được
xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau
Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995) [5]. Nghiên cứu thành phần loài,
dạng sống sa van bụi vùng đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện loài thuộc
47 họ khác nhau. Các nghiên cứu có liên quan
Đỗ Tất Lợi (1995) [17] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài thực vật bảm địa
hoang dại hữu ích làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay.


* Tổng quan về công tác bảo tồn nguồn
gen
Năm 1987, Ủy ban KHKT Nhà nước (nay là Bộ Khoa học Công nghệ) đã
ban hành Quy chế tạm thời về Bảo tồn nguồn gen, làm cơ sở cho các nghiên
cứu bảo tồn nguồn gen, trong đó có bảo tồn nguồn gen cây rừng ở
nước ta. Mười năm sau, vào năm 1997, Bộ Khoa học Công nghệ đã ban hành
chính thức Quy chế này [3]. Viện Khoa học Lâm nghiệp được chỉ định làm
cơ quan đầu mối của công tác bảo tồn nguồn gen cây rừng và là cơ quan
chủ trì đề tài nghiên cứu “Bảo tồn nguồn gen cây rừng” từ năm 1988 đến
nay. Nội dung các nghiên cứu bao gồm:
Xây dựng các khu bảo tồn ex situ (vườn sưu tập, vườn thực vật,
quần thụ bảo tồn). Từ năm 1989, đề tài nghiên cứu “Bảo tồn nguồn gen cây

rừng” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam làm chủ trì đã thực hiện
công việc
điều tra khảo sát, xây dựng phương án bảo tồn, thu thập hạt giống, cây con
hoặc cành hom và xây dựng một số khu sưu tập, quần thụ bảo tồn cho hàng
trăm loài cây rừng quý hiếm và/hoặc có giá trị kinh tế. Cụ thể là 53 loài cây
lá kim, 42 loài thuộc 6 chi Dầu, 216 loài/phân loài của 25 chi tre, và 107 loài
cây lá rộng khác đã được điều tra và lên danh sách, từ đó làm cơ sở cho
chọn lọc loài bảo tồn và đánh giá mức độ đe dọa theo tiêu chí của IUCN
(2001). Cho tới nay, gần 80 ha quần thụ bảo tồn ex-situ và trên 60 ha rừng
trồng bảo tồn của 192 nguồn gen thuộc 84 loài, trong đó có 100 nguồn gen
của 38 loài quý hiếm, đã được xây dựng tại Ba Vì - Hà Nội, Cầu Hai - Phú
Thọ, Xuân Sơn - Phú Thọ, Lương Thịnh - Yên Bái; Bến En - Thanh Hóa, Măng
Linh - Lâm Đồng, Đakplao - Đắk Nông, Bình Thuận, Bầu Bàng - Bình Dương,
Cát Tiên - Đồng Nai và Cà Mau. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn hạt giống
cũng đã bước đầu được tiến hành cho 1000 lô hạt cá thể và xuất xứ của
các loài như Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Bạch đàn uro, Bạch đàn
pellita, Bạch đàn grandis và Bạch đàn camal. Sử dụng hai loại chỉ thị phân tử


×