Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và phân bố của loài cây bình vôi tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ DIỆU

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ
CỦA LOÀI CÂY BÌNH VÔI (STEPHANIA BRACHYANDRA DIELS)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ DIỆU

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ
CỦA LOÀI CÂY BÌNH VÔI (STEPHANIA BRACHYANDRA DIELS)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Lớp

: K43LN – N02

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : Ths.Trần Thị Hương Giang


THÁI NGUYÊN – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ DIỆU

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ
CỦA LOÀI CÂY BÌNH VÔI (STEPHANIA BRACHYANDRA DIELS)
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Lớp

: K43LN – N02


Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : Ths.Trần Thị Hương Giang

THÁI NGUYÊN – 2015


ii

Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành khóa luận này lời đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm
ơn tới ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Lâm Nghiệp, xin cảm các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình dạy dỗ tôi
trong suốt bốn năm qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Trần Thị Hương Giang người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban quản lý VQG Ba Bể, các cấp chính quyền
và bà con nhân dân Huyện Ba Bể đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian thực tập có hạn cộng với kiến
thức còn nhiều hạn chế nên bản khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Vì
vậy tôi rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Diệu



iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Dân số, thành phần dân tộc và tình trạng đói nghèo ở vùng đệm ........... 15
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính huyện Ba Bể
năm 2010 .............................................................................................. 17
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi huyện Ba Bể ........................... 18
Bảng 2.4. Thành phần loài động vật có xương sống ở VQG Ba Bể và vùng
phụ cận ...................................................................................... 19
Bảng 2.5. Thống kê hệ thực vật VQG Ba Bể ......................................................... 20
Bảng 2.6. Thổ nhưỡng huyện Ba Bể ...................................................................... 21
Bảng 3.1. Các tuyến điều tra đã khảo sát tại VQG Ba Bể ....................................... 25
Bảng 4.1. Bảng số liệu đo độ dốc các OTC ............................................................ 31
Bảng 4.2: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi Bình vôi phân bố ở đai độ cao
dưới 500m ................................................................................. 32
Bảng 4.3: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi Bình vôi phân bố ở đai độ cao từ
500m – 1000m ........................................................................... 34
Bảng 4.4: Mật độ lâm phần của tầng cây cao ......................................................... 35
Bảng 4.5: Đặc điểm cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu .............................. 35
Bảng 4.6: Cấu trúc tổ thành và mật độ tái sinh của các loài cây gỗ ở độ cao
dưới 500m ................................................................................. 37
Bảng 4.7: Cấu trúc tổ thành và mật độ tái sinh của các loài cây gỗ ở độ cao từ
500 – 1000m .............................................................................. 38
Bảng 4.8. Đặc điểm cơ bản về cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi loài Bình vôi
phân bố ở đai độ cao dưới 500m ........................................................... 40
Bảng 4.9. Đặc điểm cơ bản về cấu trúc quần xã thực vật rừng nơi loài Bình vôi
phân bố ở đai độ cao từ 500m -1000m .................................................. 40



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát .................................................................... 24
Hình 1. Hình ảnh rễ củ Bình vôi ............................................................................ 29
Hình 2. Hình ảnh lá cây Bình vôi........................................................................... 30
Hình 3. Hình ảnh quả Bình vôi .............................................................................. 31


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VQG

Vườn quốc gia

ĐDSH

Đa dạng sinh học

IUCN

Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên
thiên nhiên ( International Union for Conservation of
Nature and Natural Resources)

BTTT

Bảo tồn thiên nhiên


HST

Hệ sinh thái

OTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

NC

Nghiên cứu

BV

Bình vôi

CTTT

Công thức tổ thành



vi

MỤC LỤC
Phần 1. PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ...................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu..................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam........................................... 5
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 11
2.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ............ 13
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................... 13
2.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội ....................................................... 14
2.3.3. Thực trạng phát triển kinh tế ................................................................ 16
2.4. Tài nguyên rừng.......................................................................................... 18
2.5. Những thuận lợi và khó khăn của địa phương ............................................. 22
2.5.1. Thuận lợi.............................................................................................. 22
2.5.2. Khó khăn ............................................................................................. 22
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 23
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu............................................................... 23
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu ............................................................. 23
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................................ 23
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 23
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung ........................................................... 24



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các
số liệu được thu thập khách quan và trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa
được sự dụng công bố trên tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm!
Thái Nguyên, ngày 25
XÁC NHẬN CỦA GVHD

Ths.Trần Thị Hương Giang

tháng 5

năm 2015

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Hoàng Thị Diệu


1

Phần 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo, là bộ phận
quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc

dân,gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.
Hơn thế nữa rừng còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm
thiểu tác hại của thiên tai, đảm bảo đời sống dân sinh, cũng như góp phần
không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Chính từ những tác động to lớn
này mà công tác bảo vệ và bảo vệ rừng ngày càng trở nên cấp thiết và cần
được đầu tư, quan tâm hơn bao giờ hết. Bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển
rừng đang được quan tâm không chỉ ở phạm vi riêng lẻ của từng quốc gia mà
là mối quan tâm trung của toàn nhân loại. Bởi vì bảo tồn tài nguyên đa dạng
sinh học gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia
cũng như hạn chế của tác động của sự thay đổi khí hậu. Vấn đề bảo tồn đa
dạng sinh học là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn hiên nay
trên phạm vi toàn thế giới, nó không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý
nghĩa sống còn đối với sự phát triển của toàn xã hội loài người trên hành tinh.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu là đã làm cho nguồn tài nguyên
đa dạng sinh học của Việt Nam hiện nay đã và đang suy giảm nghiêm trọng.
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, một diện tích đất rừng không nhỏ
đã được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng các công trình nhà cưa, xí
nghiệp, đường xá, khu vui chơi … Bên cạnh đó nạn phá rừng là rẫy, khai thác
gỗ, củi và các nguồn tài nguyên khác vẫn thường xuyên xảy ra. Phá hủy nhiều
hệ sinh thái và môi trường sống, nhiều taxon loài và dưới loài đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. Nếu không có biện


2

pháp ngăn chặn kịp thời thì trong những năm tới, nguồn tài nguyên rừng sẽ bị
suy giảm và cạn kiệt.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học,
chính phủ Việt Nam đã quan tâm và tiến hành công tác bảo tồn từ khá sớm.
Hai hình thức bảo tồn đa dạng sinh học phổ biến được áp dụng ở Việt Nam là:

Bảo tồn nội vi hay nguyên vị ( Insitu conservation ) và bảo tồn ngoại vi hay
chuyển vị ( Exsitu conservation ) tại 128 khu bảo tồn trên cả nước cùng với
việc đề ra những biện pháp, chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài
nguyên đa dạng sinh học của đất nước thể hiện sự quan tâm của Chính phủ
trong vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học.
Loài Bình Vôi (Stephania brachyandra Diels) là một trong 134 loài cây
thuốc có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Cây Bình Vôi có diện tích phân bố
rộng trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Thường tập trung ở các vùng núi đá vôi
như Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Thanh Hóa,
Vũng Tàu… Đây là một loài dược liệu quý mọc hoang ở các vùng núi đá vôi
có độ cao 100m trở lên. Loài này mang nhiều ý nghĩa về sinh thái, giá trị
thương mại, giá trị sử dụng, giá trị văn hóa cảnh quan. Hiện nay vùng phân bố
tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng và một số cá thể trưởng thành của loài bị
giảm sút nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do khai thác
vì mục đích thương mại, điều kiện hoàn cảnh sống thay đổi, quần thể bị chia
cắt, khả năng tái sinh kém. Vì vậy loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng. Cần phải có ngay biện pháp kịp thời để bảo tồn và hướng tới phát triển
nhân rộng loài cây thuốc quý, hiếm này.
Những nghiên cứu về cây Bình Vôi ở nước ta còn hạn chế, các nghiên
cứu mới chỉ tập trung vào vào việc sơ bộ mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái,
những thông tin về khả năng tái sinh ngoài tự nhiên còn rất ít. Để bảo tồn loài
quý hiếm này cần phải có những nghiên cứu sâu về đặc điểm sinh thái hoc,


3

hình thái và vật học. Vì vậy việc nghiên cứu hiện trạng phân bố, đặc điểm lâm
học và khả năng tái sinh tự nhiên là điều cần thiết, góp phần giải quyết các
vấn đề đang đặt ra cho công tác bảo tồn một loài quý hiếm, có giá trị về nhiều
mặt nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Xuất phát từ những nguy cơ trên nhằm tìm ra các biện pháp có hiệu quả
tốt để bảo vệ loài cây này vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và phân bố của loài cây Bình Vôi
(Stephania brachyandra Diels) tại vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được một số đặc điểm sinh học của loài Bình Vôi (Stephania
brachyandra Diels) tại VQG Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn
Qua đó đề xuất được một số biện pháp bảo tồn nguồn gen thực vật quý
hiếm tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên, giúp
sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác nghiên
cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả. Sinh viên
có khả năng lập kế hoach nghiên cứu hợp lý phân tích và đánh giá kết quả.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân bố của loài Bình Vôi (Stephania
brachyandra Diels) Tại VQG Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn. Để chúng ta hiểu rõ về đặc
điểm hình thái, quá trình sinh trưởng, phát triển, mức độ tái sinh và tuyệt chủng
ngoài tự nhiên để đưa ra phương hướng giải quyết nhằm giúp các nhà làm công
tác trong VQG một cách có hiệu quả cao nhất.


4

Phần 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên

ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi
trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lại gần.
Dựa trên các tiêu chẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN 1987 [19],
Việt Nam cũng công bố trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 [1] phần II thực
vật để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên
phân chia ra các thứ hạng như sau :
+ Bị tuyệt chủng (EX)
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW)
Nhóm các loài nguy cấp được chú trọng bảo vệ hàng đầu gồm các phân
hạng chính sau:
+ Cực kì nguy cấp (CR)
+ Nguy cấp (EN)
+ Sắp nguy cấp (VU)
Nhóm các loài ít nguy cấp
+ Ít nguy cấp (LR)
- Phụ thuộc bảo tồn: (LR/lc)
- Sắp bị đe dọa: (LR/nt)
- Ít quan tâm: Least Concern (LR/lc)
+ Thiếu dẫn liệu: Data Deficient (DD)
+ Không đánh giá: Not Evaluated (NE)


5

Để bảo vệ và phát triển các loài Động thực vật quý hiếm Chính phủ đã
ban hành Nghị định 32/2006/NĐ-CP [3]. Nghị định quy định các loài động,
thực vật quý, hiếm gồm 2 nhóm chính:
+ IA,B Thực vật, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục
đích thương mại (IA đối với thực vật rừng).

+ IIA,B Thực vật, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại (IIA đối với thực vật rừng).
Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH tại Vườn quốc gia Ba Bể
tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều loài động vật, thực vật được xếp vào cấp bảo tồn
CR, EN, VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá, nguồn dược
liệu quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới
nói chung, một trong những loài thực vật cần được bảo tồn và gây trồng đó
chính là cây Bình Vôi tại Vườn quốc gia, đây là cơ sở đầu tiên giúp tôi tiến
đến nghiên cứu và thực hiện đề tài.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Bình Vôi (Stephania brachyandra Diels) là tên gọi của nhiều loài cây, là
cây dây leo có rễ củ thuộc chi Stephania, họ Tiết Dê – Menispermaceae.
Như chúng ta đã biết loài Bình Vôi (Stephania brachyandra Diels) đang
đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu về khả năng tái sinh tự nhiên, đặc điểm phân bố, hình thái, cấu
trúc của cây bảy lá một để đưa ra những phương pháp bảo tồn và gây trồng
hữu hiệu nhất.
Nghiên cứu về khả năng tái sinh:
Tái sinh rừng là một quá trính sinh học mang tính đặc thù và diễn ra liên
tục của hệ sinh thái rừng. Sự xuất hiện của cây con của các loài cây đang phát
triển dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng sau khai thác chọn, sau phát nương


6

làm rẫy. Vai trò quan trọng của lớp tái sinh này là nguồn thay thế lớp cây đã
già cỗi, là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng.
Theo quan điểm của các nhà lâm học thì hiệu quả tái sinh rừng là xác
định được mật độ tái sinh, chất lượng cây tái sinh (cây triển vọng), tổ thành

loài và phân bố của cây tái sinh…Sự tương đồng hay khác biệt trong tổ thành
của loài cây tái sinh với tổ thành loài cây gỗ đã được các nhà khoa học quan
tâm (Richards (1933, 1939); Baur (1964). Do tính phức tạp của tổ thành loài
cây, nên khi khảo sát người ta chỉ đo đếm, nghiên cứu các loài có giá trị thực
tiễn và có ý nghĩa nhất định (QPN 6-84). Trong cuốn “rừng mưa nhiệt đới”,
P.W. Richards nêu lên ý kiến của nhiều tác giả cho rằng theo diễn thế tự nhiên
thì sau khi cây tầng trên đỗ diễn thế xấu đi và sau đó có thể diễn thế lại đi lên
vì cây gỗ tốt bao giờ cũng mọc sau cây tiên phong ưa sáng (Nguyễn Văn
Trương, 1983). Điều này chúng ta đã từng thấy khi khai thác tạo ra những lỗ
trống thì cây tiên phong bao giờ cũng mọc lại rất nhanh chỉ trong vòng 1- 2
năm đầu. Điều quan trọng mà chúng ta quan tâm là lớp tái sinh kế cận có đủ
mật độ để diễn thế rừng đi lên hay không. Đây là công việc chúng ta phải
nghiên cứu, đánh giá. Theo Ashton (1983), cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus)
mọc cụm ở ven sông, chỉ tái sinh sau những trận lụt lớn. Nhiều nhà nghiên
cứu còn cho rằng, kiểu cách tái sinh phổ biến của cây gỗ rừng mưa là tái sinh
theo vệt hay theo lỗ trống (dẫn theo Lâm Xuân Xanh, 1986) Van Steenis
(1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là
tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh theo vệt của
các loài cây ưa sáng (dẫn theo Thái Văn Trừng, 1978)[16]. Theo Mar’tin và
cộng sự (2005) cho rằng sự tái sinh lớn lên cây rừng có liên quan chặt chẽ đến
sức sản xuất của đất. Đặc biệt là những nơi nhạy cảm: dải ven sông, đường
xá, rìa rừng và đỉnh núi.


7

- Nghiên cứu quy luật phân bố:
Theo Meryer đã xây dựng rừng chuẩn với phương trình hồi quy để tính
toán cho chu kỳ khai thác ổn định số cây và cấp đường kính; Richards trong
quyển “ Rừng mưa nhiệt đới” cũng đề cập đến phân bố số cây theo cấp kính,

ông cho đó là một phân bố đặc trưng của rừng tự nhiên hỗn loại. Trong quyển
“hệ sinh thái rừng nhiệt đới” mà FAO xuất bản gần đây tác giả cũng xét phân
bố số cây theo các cấp đường kính. Theo quan điểm của Richards, Wenk đã
nghiên cứu thân cây theo kích cỡ và đồng hóa với một số dạng phân bố lý
thuyết để sử dụng trong tính toán quy hoạch rừng, Rollet đã dành một chương
quan trọng để xác lập phương trình hồi quy số cây đường kính (Nguyễn Văn
Trương, 1983).
Các tác giả này đã xây dựng được các phương trình hồi quy cho các kiểu
rừng khác nhau (số cây theo đường kính). Từ các nhân tố điều tra có thể suy
ra được các biến khác thông qua tương quan hồi quy. Đây là cơ sở quan trọng
để ứng dụng trong điều chế rừng góp phần tìm ra một số kết luận bổ ích cho
công tác lâm sinh hướng vào mục tiêu xây dựng và nâng cao vốn rừng về lượng
và chất.
Theo Prodan (1952) nghiên cứu quy luật phân bố rừng, chủ yếu theo
đường kính D1.3 có liên hệ với giai đoạn phát dục và các biện pháp kinh
doanh. Theo tác giả, sự phân bố số cây theo đường kính có giá trị đặc trưng
nhất cho rừng, đặc biệt là rừng hỗn loại, nó phản ảnh các đặc điểm lâm sinh
của rừng (dẫn theo Trần Mạnh Cường, 2007). Phân bố cây rừng tư nhiên mà
ông xác định đã được kiểm chứng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Đó là phân bố
số cây theo đường kính của rừng tự nhiên có một đỉnh lệch trái. Số cây tập
trung nhiều ở cấp đương kính nhỏ do có nhiều loài cây khác nhau và nhiều thế
hệ cùng tồn tại trong kiểu rừng. Nếu xét về một loài cây, do đặc tính sinh thái
nên lớp cây kế cận (cây nhỏ) bao giờ cũng nhiều hơn các lớp cây lớn do quy


ii

Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành khóa luận này lời đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm
ơn tới ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm

khoa Lâm Nghiệp, xin cảm các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình dạy dỗ tôi
trong suốt bốn năm qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Trần Thị Hương Giang người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban quản lý VQG Ba Bể, các cấp chính quyền
và bà con nhân dân Huyện Ba Bể đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian thực tập.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do thời gian thực tập có hạn cộng với kiến
thức còn nhiều hạn chế nên bản khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Vì
vậy tôi rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô giáo và các bạn
đồng nghiệp để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Diệu


9

Từ đó tác giả đưa ra các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh cải thiện
rừng. P. Odum (1978) [9], đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở
thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley (1935). Khái niệm sinh thái
được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm
sinh thái học. Công trình nghiên cứu của R. Catinot (1965) [4], J. Plaudy
(1987) [12], đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng,
nghiên cứu các cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái
niệm dạng sống, tầng phiến.
Kết cấu của quần thụ lâm phần có ảnh hưởng đến tái sinh rừng. I.D.Yurkevich
(1960) đã chứng minh độ tàn che tối ưu cho sự phát triển bình thường của đa số các

loài cây gỗ là 0,6 – 0,7.
Đối với rừng nhiệt đới thì các nhân tố sinh thái như nhân tố ánh sáng
(thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ, cây bụi,
thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái sinh rừng,
cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này. Tác
giả G. N Baur (1976) [2] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến
phát triển của cây con còn đối với sự nảy mầm và phát triển của cây mầm
ảnh hưởng này thường không rõ ràng và thảm cỏ, cây bụi có ảnh hưởng
đến sinh trưởng của cây tái sinh. Ở những quần thụ kín tán, thảm cỏ và cây
bụi kém phát triển nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng đến cây tái sinh. Nhìn
chung ở rừng nhiệt đới, tổ thành và mật độ cây tái sinh thường khá lớn
nhưng số lượng loài cây có giá trị kinh tế thường không nhiều và được chú
ý hơn, còn các loài cây có giá trị kinh tế thấp thường ít được nghiên cứu,
đặc biệt là đối với tái sinh ở các trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy.
- Mô tả hình thái cấu trúc rừng:
Hiện tượng thành tầng là sự sắp xếp không gian phân bố của các thành
phần sinh vật rừng trên cả mặt bằng và theo chiều thẳng đứng. Phương


10

pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng do P.W. Richards (1952) [13], đề
xướng và sử dụng lần đầu tiên ở Guam đến nay vẫn là phương pháp có hiệu
quả để nghiên cứu cấu trúc tầng thứ của rừng. Tuy nhiên phương pháp này
có nhược điểm là chỉ minh họa được cách sắp xếp theo chiều thẳng đứng
của các loài cây gỗ trong diện tích có hạn. Cusen (1953) đã khắc phục bằng
cách vẽ một số giải kề bên nhau và đưa lại một hình tượng về không gian
ba chiều. P. W. Richards (1959, 1968, 1970) [13], đã phân biệt tổ thành
rừng mưa nhiệt đới làm hai loại là rừng mưa hỗn hợp và rừng mưa đơn ưu
có tổ thành loài cây đơn giản. Cũng theo tác giả thì rừng mưa thường có

nhiều tầng (thường có 3 tầng, trừ tầng cây bụi và tầng cây cỏ). Trong rừng
mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi và các loài thân thảo còn có nhiều
loại dây leo cùng nhiều loài thực vật phụ sinh trên thân hoặc cành cây.
Hiện nay, nhiều hệ thống phân loại thảm thực vật rừng đã dựa vào các
đặc trưng như cấu trúc và dạng sống, độ ưu thế, kết cấu hệ thực vật hoặc năng
suất thảm thực vật. Ngay từ đầu thế kỷ 19, Humboldt và Grinsebach đã sử
dụng dạng sinh trưởng của các loài cây ưu thế và kiểu môi trường sống của
chúng để biểu thị cho các nhóm thực vật. Phương pháp của Humboldt và
Grinsebach được các nhà sinh thái học Đan Mạch (Warming, 1094;
Raunkiaer, 1934) tiếp tục phát triển. Raunkiaer (1934) đã phân chia các loài
cây hình thành thảm thực vật thành các dạng sống và các phổ sinh học (phổ
sinh học là tỉ lệ phần trăm các loài cây trong quần xã có các dạng sống khác
nhau). Tuy nhiên, nhiều nhà sinh thái học cho rằng phân loại hình thái, các
phổ dạng sống của Raunkiaer kém ý nghĩa hơn các dạng sinh trưởng của
Humboldt và Grinsebach. Trong các loại rừng dựa theo cấu trúc và dạng sống
của thảm thực vật, phương pháp dựa vào hình thái bên ngoài của thảm thực
vật được sử dụng nhiều nhất.


11

Kraft (1884) lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông phân
chia cây rừng thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất
lượng cây rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được tình hình phân hoá cây
rừng, tiêu chuẩn phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp
với rừng thuần loài đều tuổi. Việc phân cấp cây rừng cho rừng tự nhiên hỗn
loài nhiệt đới là một vấn đề phức tạp, cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào
đưa ra phương án phân cấp cây rừng cho rừng nhiệt đới tự nhiên được chấp
nhận rộng rãi.
Như vậy, hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về tầng thứ thường đưa ra những

nhận xét mang tính định tính, việc phân chia tầng thứ theo chiều cao mang tính cơ
giới nên chưa phản ánh được sự phân tầng của rừng tự nhiên nhiệt đới.
Tóm lại, trên thế giới các công trình nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc
rừng nói chung và rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú, có nhiều công trình
nghiên cứu công phu đã đem lại hiệu quả cao trong bảo vệ rừng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng thì loài Bình Vôi đang
cần một sự quan tâm đặc biệt của con người nhằm phục hồi chúng thành 1
quần thể phát triển mạnh, các nghiên cứu bước đầu đã được các nhà nghiên
cứu chứng minh
Tác giả Phạm Ngọc Thường (2001, 2003) [17], nghiên cứu quá trình tái
sinh tự nhiên phục hồi sau nương rẫy tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn đã
cho thấy khả năng tái sinh của thảm thực vật trên đất rừng còn nguyên trạng
có số lượng loài cây gỗ tái sinh nhiều nhất, chỉ số đa dạng loài của thảm cây
gỗ là khá cao.
Theo tác giả Thái Văn Trừng (1978) [16], khi nghiên cứu về thảm thực vật
rừng Việt Nam đã kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều
khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng. Nếu các điều kiện


12

khác của môi trường như: Đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm, dưới tán rừng chưa thay đổi
thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễn
thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà diễn thế theo
những phương thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa sinh vật và môi trường.
Thái Văn Trừng (1978) [16] khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa
ẩm nhiệt đới nước ta đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng vượt tán, tầng ưu thế
sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết. Vũ Đình Phương
(1987) [11], đã đưa ra phương pháp phân chia rừng phục vụ cho công tác điều

chế với phân chia theo lô và dựa vào 5 nhân tố: Nhóm sinh thái tự nhiên, các
giai đoạn phát triển và suy thoái của rừng, khả năng tái tạo rừng bằng con
đường tái sinh tự nhiên, đặc điểm về địa hình, thổ nhưỡng với một bảng mã
hiệu dùng để tra trong quá trình phân chia.
Đối với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (2000)
[15], dựa vào sự ghép nối của 2 hệ thống phân loại: hệ thống phân loại đặc
điểm cấu trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thảm thực vật
dựa trên yếu tố hệ thực vật làm tiêu chuẩn đã phân chia thảm thực vật Việt
Nam thành 5 nhóm kiểu thảm (gọi là 5 nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần hệ
(gọi là 14 quần hệ). Mặc dù còn một số điểm cần bàn luận và chỉnh lý bổ sung
thêm nhưng bảng phân loại thảm thực vật Việt Nam của Thái Văn Trừng từ
bậc quần hệ trở lên gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO (1973).
Tác giả Lâm Phúc Cố (1994) [5], Nhiên cứu rừng thứ sinh sau nương rẫy ở
Phú Luông, Mù Cang Chải, Yên Bái đã chia thành năm giai đoạn và kết luận:
diễn thế thứ sinh sau nương rẫy theo hướng đi lên tiến tới cao đỉnh. Tổ thành loài
tang dần theo thời gian.
Trần ngũ phương(1970) [10], khi đề cập đến rừng ở Miền Bắc Việt Nam
đã xếp rừng trên núi đá vôi vào đai rừng nhiệt đới mưa mùa với kiểu rừng nhiệt
đới lá rộng thường xanh núi đá vôi, và có 4 kiểu phụ: Thổ nhưỡng nguyên sinh


13

tầng cây gỗ, trong đó cây nghiến là cây chiếm ưu thế, đai rừng á nhiệt đới mưa
mùa với kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi.
Đặng Kim Vui (2002) [18], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi
sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã kết luận đối với giai đoạn phục hồi từ 1 - 2
tuổi (hiện trạng là thảm cây bụi) thành phần thực vật 72 loài thuộc 36 họ và họ
Hoà thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất (10 loài), sau đó đến họ Thầu dầu

(Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Mimosaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae)
mỗi họ có 4 loài. Bốn họ có 3 loài là họ Long não (Lauraceae), họ Cam
(Rutaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Ngoài ra, cấu trúc trạng thái thảm thực vật cây bụi này có số cá thể trong ô tiêu
chuẩn cao nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái đơn giản, độ che phủ thấp nhất 75
- 80%, chủ yếu tập trung vào các loài cây bụi.
2.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
- VQG Ba Bể nằm trên địa bàn hành chính xã Nam Mẫu và một phần các
xã: Khang Ninh, Cao Trĩ, Cao Thượng, Quảng Khê huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Ranh giới: Phía bắc giáp xã Cao Thượng huyện Ba Bể, phía đông giáp
xã Cao Trĩ, Khang Ninh; phía nam giáp xã Quảng Khê, xã Hoàng Trĩ huyện
Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; phía tây giáp xã Nam Cường, xã Xuân Lạc, huyện Chợ
Đồn tỉnh Bắc Kạn, xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
- Tọa độ địa lý: từ 22016’12” tới 22033’45” Vĩ độ Bắc,
từ 105028’31” tới 105047’20” Kinh độ Đông
2.3.1.2. Khí hậu thời tiết
- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm 220C, nhiệt độ cao nhất 390C, nhiệt
độ thấp nhất 60C, độ ẩm trung bình năm 83%, lượng mưa trung bình năm


14

1343 mmm. Diễn biến thất thường của thời tiết khí hậu trong năm: 0,8 ngày
có sương muối; 33,3 ngày có mưa phùn; 41,2 ngày có mưa giông; 0,1 ngày có
mưa đá, mưa lũ, hạn hán. Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
2.3.1.3. Điều kiện thủy văn
- Thủy văn: Hệ thống thuỷ văn VQG Ba Bể bao gồm 4 con sông, suối
chính nối với hồ Ba Bể. Phía Nam và Tây Nam có sông Chợ Lèng, suối Bó

Lù và Tà Han đổ nước vào hồ với tổng diện tích lưu vực là 420 km2 (sông
Chợ Lèng: 194 km2, suối Bó Lù: 137 km2 và suối Tà Han: 89km2). Ba con
sông, suối này đổ nước vào hồ, sau khi được điều tiết, một phần nước hợp lưu
với sông Năng ở phía Bắc hồ, tiếp tục chảy về sông Gâm. Sông Năng là
thượng nguồn của sông Hồng, chảy theo hướng Đông Tây. Tổng diện tích lưu
vực sông Năng là 1.420 km2. Vào mùa lũ, ngoài 3 con sông, suối ở phía Nam,
nước từ sông Năng có thể chảy vào hồ và mực nước ở hồ có thể dâng lên từ 2
–3 m. Khi nước lũ sông Năng giảm xuống, nước trong hồ lại tiếp tục chảy vào
sông Năng. Mực nước tích lại trong hồ có thể đạt tới 80-90 triệu m3, có tác
dụng phân lũ sông Năng, sông Gâm và sông Hồng.
Cả 4 con sông, suối nói trên đều bắt nguồn từ những đỉnh núi cao, địa
hình dốc, thường gây ra lũ lớn. Theo kết quả điều tra cơ bản của Viện Khoa
học Thuỷ lợi, thực hiện trong năm 2002, lưu lượng của ba con sông, suối phía
Nam khoảng gần 1.000 m3/s đổ vào hồ, còn sông Năng, lưu lượng nước chảy
vào hồ đo được vào tháng 8/1971 là 942 m3/s.
2.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội
VQG Ba Bể nằm trong địa giới hành chính huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn,
phía Tây giáp huyện Na Hang thuộc tỉnh Tuyên Quang, có chung vùng đệm
với khu BTTN Na Hang (xã Đà Vị, huyện Na Hang).
Xung quanh VQG hiện có 25.510 người sinh sống trong 5.248 hộ thuộc
99 thôn của 9 xã, trong đó có 87 thôn của 8 xã thuộc vùng đệm với 4.561 hộ,
22.924 khẩu. Vùng lõi của VQG bao gồm xã Nam Mẫu, 2 thôn của xã Khang
Ninh và 2 thôn của xã Quảng Khê; có 2.856 người sinh sống trong 687 hộ.


15

98% dân số xung quanh VQG là dân tộc thiểu số và sống tập trung thành
các vùng. Nhóm người Dao, Tày đã định cư từ lâu đời trong khi đó người Mông
đến định cư ở khu vực này vào những năm chiến tranh biên giới phía bắc.

Nhìn chung an ninh lương thực ở cả vùng đệm và vùng lõi của VQG vẫn
chưa đảm bảo. Thu nhập bình quân mỗi năm (tính chung cho các dân tộc khác
nhau) vào khoảng 394 kg lương thực quy ra lúa/người. Có đến 46% số hộ ở
cả vùng đệm và vùng lõi là hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ thiếu lương thực
từ 2 đến 4 tháng trong năm.
Bảng 2.1. Dân số, thành phần dân tộc và tình trạng đói nghèo
ở vùng đệm

TT

Tên xã

Số
thôn

Số
hộ

Số
khẩu

Dân
Hộ
tộc
nghèo và
thiểu
(%)
số

1


Nam Mẫu

8

425

2.145

208 (49)

100%

2

Khang Ninh

13

921

4.115

257 (28)

98%

3

Cao Trĩ


08

429

1.960

117 (40)

98%

4

Cao Thượng

15

675

3.602

302 (45)

99%

5

Quảng Khê

11


674

3.327

264 (39)

98%

6

Hoàng Trĩ

6

264

1.267

81 (31)

99%

7

Đồng Phúc

14

576


2.789

363(63)

99%

8

Nam Cường

11

686

3.069

71(10)

92%

9

Xuân Lạc

13

631

3.236


341 (54)

100%

99

5.281

25.510

2.004 (38)

98%

Tổng số:

Tên dân tộc
Mông, Dao,
Tày, Nùng
Mông, Dao,
Tày, Nùng
Dao, Tày,
Nùng
Mông, Dao,
Tày, Nùng
Dao, Tày
Dao, Tày,
Nùng
Mông, Dao,

Tày
Mông, Dao,
Tày, Nùng
Mông, Dao,
Tày, Nùng
-

(Nguồn: UBND các xã xung quanh VQG, tháng 01/2012)


16

2.3.3. Thực trạng phát triển kinh tế
2.3.3.1. Trồng trọt
Cây trồng nông nghiệp huyện Ba Bể chủ yếu là cây lúa, cây ngô và các
loại cây khác như: khoai, sắn, rau đậu các loại. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt
đất bạc màu là nguyên nhân khách quan làm năng suất cây trồng rất thấp. Cây
lúa, ngô tuy là giống cây lương thực chủ đạo nhưng giống ngô, giống lúa canh
tác ở đây trong những năm trước đây chủ yếu là loại cây giống địa phương do
đồng bào tự để giống có năng suất thấp thời gian sinh trưởng dài ngày, đặc
biệt là ở vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc Dao, Mông. Ngoài ra, một
số dược liệu có giá trị cũng từng bước được đầu tư trồng và chăm sóc như sa
nhân, sâm đất, …
Tổng sản lượng lương thực năm 2005 đạt 12.627 tấn, bình quân lương
thực đầu người đạt 327 kg/người/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 15
triệu đồng/ha/năm. Năm 2010 tổng sản lượng lương thực đạt 15.639 tấn,
lương thực bình quân đầu người đạt 394 kg/người/năm, giá trị sản xuất nông
nghiệp đạt 17 triệu/ha/năm.
Diện tích trồng một số cây trồng chủ yếu năm 2010:
- Diện tích trúc sào là: 1435 ha, trong đó trên 900 ha đang được khai thác.

- Diện tích dong riềng: 100 ha
- Diện tích đỗ tương: 309 ha
- Diện tích cây lạc: 152 ha
- Diện tích chè chất lượng cao có khoảng 7 ha đang cho thu hái, trồng
chủ yếu ở các xã Mỹ Phương, Chu Hương.


×