Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đánh giá quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HNGĐ 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.83 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
B. NỘI DUNG.......................................................................................................2
I. Những vấn đề khái quát chung về quyền yêu cầu ly hôn...............................2
1. Khái niệm quyền yêu cầu ly hôn................................................................2
2. Các giai đoạn phát triển luật HNGĐ Việt Nam về quyền yêu cầu ly hôn..3
3. Ý nghĩa của quyền yêu cầu ly hôn.............................................................5
II. Quy định về quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HNGĐ năm 2014..................6
1. Chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn...............................................................6
2. Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn...................................................................8
3. Chủ thể có trách nhiệm giải quyết yêu cầu ly hôn.....................................9
III. Đánh giá việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn..........................................10
1. Những bất cập trong việc áp dụng quyền yêu cầu ly hôn........................10
2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền yêu cầu ly hôn.............11
C. KẾT LUẬN.....................................................................................................12
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................13

A. MỞ ĐẦU
1


Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tồn tại bền vững, lâu dài cho đến suốt cuộc
đời con người bởi nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa vợ và
chồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng có nhiều lý do khiến cho quan hệ
này có thể tan rã. Khi đời sống hôn nhân không thể duy trì được nữa thì ly hôn là
một giải pháp được đặt ra để giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác
thoát khỏi mâu thuẫn gia đình. Ly hôn làm chấm dứt quan hệ giữa vợ và chồng,
hệ quả của nó tác động sâu sắc đến các quan hệ khác như quan hệ nhân thân, tài
sản, con chung… Vấn đề đặt ra là pháp luật có những quy định như thế nào về
các chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn? Có trường hợp nào vợ chồng bị
hạn chế quyền yêu cầu ly hôn? Cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết yêu cầu ly


hôn của vợ chồng? Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, em xin lựa chọn đề tài số 09
để đi sâu tìm hiểu:
“ Phân tích và đánh giá quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014”

B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề khái quát chung về quyền yêu cầu ly hôn
1. Khái niệm quyền yêu cầu ly hôn
Trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, thuật ngữ “trái quyền”
không được sử dụng mà thay vào đó là thuật ngữ “quyền yêu cầu” ,theo đó,
quyền yêu cầu là quyền của một người được phép yêu cầu người khác thực hiện
một hành vi pháp lý nhất định. Mặt khác, Luật Hôn nhân và gia đình (HNGĐ)
năm 2014 quy định “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án,
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án” (Khoản 14, Điều 3). Trong khi đó,
quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HNGĐ năm 2014 được quy định cụ thể như sau:
2


“ Điều 51: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo
lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai,
sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, Luật HNGĐ năm 2014 không đưa ra một khái niệm cụ thể thế nào
là quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, từ quy định của điều luật trên ta có thể rút ra
khái niệm về quyền yêu cầu ly hôn như sau:

Quyền yêu cầu ly hôn là quyền của vợ, chồng ( hoặc cả hai người), cha, mẹ,
người thân thích khác của vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy
định tại Điều 51, Luật HNGĐ năm 2014 nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng.
2. Các giai đoạn phát triển luật HNGĐ Việt Nam về quyền yêu cầu ly hôn
Pháp luật HNGĐ Việt Nam thời phong kiến chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho
giáo, nghĩa là chúng thừa nhận sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, đặc biệt trong
quyền yêu cầu ly hôn. Theo đó trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long ghi
nhận ba loại duyên cớ ly hôn, tương ứng với đó là quyền yêu cầu ly hôn của các
chủ thể khác nhau. Đó là rẫy vợ ( chỉ người chồng mới được ly hôn vợ); ly hôn
bắt buộc ( vợ chồng bắt buộc phải ly hôn) và thuận tình ly hôn ( cả hai vợ chồng
đều yêu cầu ly hôn). Như vậy, thời kỳ phong kiến vợ, chồng có quyền yêu cầu ly
hôn; tuy nhiên quyền yêu cầu ly hôn của người vợ bị hạn chế hơn so với chồng
và một số trường hợp cả hai vợ, chồng đều không có quyền yêu cầu ly hôn mà
bắt buộc phải ly hôn, tức quyền yêu cầu thuộc về luật định.

3


Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc có nhiều tiến bộ hơn trong việc quy định quyền
yêu cầu ly hôn của vợ chồng. Theo đó, pháp luật có quy định riêng căn cứ ly hôn
áp dụng cho trường hợp vợ yêu cầu và căn cứ ly hôn áp dụng riêng cho trường
hợp chồng yêu cầu ly hôn. Cụ thể, chồng có thể yêu cầu ly hôn vợ vì vợ phạm
gian, vợ bỏ nhà ra đi tuy đã buộc phải trở về nhưng không chịu trở về, vợ thứ
đánh chửi bạo hành vợ chính ( Điều 118 DLBK và Điều 117 TKHL); vợ được
yêu cầu ly hôn chồng khi chồng bỏ nhà đi quá 2 năm không có lý do chính đáng
và không lo việc nuôi nấng vợ con, chồng không làm nhiệm vụ nuôi nấng vợ con
tùy theo kế sinh nhai, không có lý do chính đáng mà đuổi vợ ra khỏi nhà, làm trái
trật tự vợ chính, vợ thứ ( Điều 119 DLBK và Điều 118 TKHL). Ngoài ra, pháp
luật thời kỳ này cho phép cả hai vợ chồng được quyền yêu cầu ly hôn ( thuận
tình ly hôn) với các duyên cớ theo quy định và thừa nhận vợ có thể xin ly hôn

mà không cần chồng cho phép, tức việc tự rẫy vợ bị cấm.
Pháp luật HNGĐ Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay đã có
nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng trong chế định ly hôn, trong đó có quyền yêu
cầu ly hôn. Sắc lệnh số 159/SL năm 1950 đã ghi nhận sự bình đẳng giữa vợ và
chồng trong việc yêu cầu giải quyết việc ly hôn, cho phép vợ chồng thuận tình ly
hôn (Điều 3). Mặt khác, Sắc lệnh đã lần đầu ghi nhận việc hạn chế quyền yêu
cầu ly hôn: “Nếu người vợ đang có thai thì vợ hay chồng có thể xin Tòa án hoãn
đến sau khi sinh nở mới xử việc ly hôn” (Điều 5). Sau đó, Luật HNGĐ năm 1959
được thông qua, là cơ sở để từng bước xây dựng ngành HNGĐ trong hệ thống
pháp luật xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Luật HNGĐ năm 1959 ghi nhận quyền bình
đẳng giữa vợ và chồng trong việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn, vợ chồng có
thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc thuận tình ly hôn hoặc ly hôn theo yêu cầu
của một bên vợ hoặc chồng, đặc biệt là quy định chi tiết về hạn chế quyền yêu
cầu ly hôn “Trong trường hợp người vợ có thai, chồng chỉ có thể xin ly hôn sau
khi vợ đã sinh đẻ được một năm, điều hạn chế này không áp dụng đối với việc
4


xin ly hôn của người vợ” (Điều 27). Đến Luật HNGĐ năm 2000 về cơ bản kế
thừa toàn bộ các quy định về quyền yêu cầu ly hôn trong Luật HNGĐ năm 1959
và 1986, có những bổ sung trong việc quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn
của chồng: “ Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng
tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn” (Điều 85). Đến Luật HNGĐ
năm 2014, lần đầu tiên chủ thể quyền yêu cầu ly hôn được mở rộng. Theo đó,
ngoài vợ, chồng (hoặc cả hai vợ chồng) có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc
ly hôn thì nay cha, mẹ, nguời thân thích khác của vợ, chồng cũng có quyền yêu
cầu ly hôn trong trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc bệnh
khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình đồng thời là nạn nhân
của bạo lực gia đình do chồng, vợ họ gây ra làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức
khỏe, tinh thần của họ. Như vậy, hệ thống pháp luật HNGĐ Việt Nam về quyền

yêu cầu ly hôn ngày càng được hoàn thiện theo hướng mở rộng và tăng cường sự
bình đẳng giữa các chủ thể có quyền, đồng thời đặt ra quy định hạn chế quyền
yêu cầu nhằm đảm bảo nguyên tắc bảo vệ phụ nữ có thai và trẻ em, góp phần xây
dựng pháp luật xã hội chủ nghĩa tiến bộ, văn minh.
3. Ý nghĩa của quyền yêu cầu ly hôn
Quyền yêu cầu ly hôn là một trong những quyền lợi hợp pháp của vợ và
chồng, nó tạo điều kiện cho nam, nữ có được cơ hội mới để tìm kiếm hạnh phúc
đích thực khi cuộc hôn nhân trước có rạn nứt, rơi vào bế tắc. Quy định này
không chỉ bảo đảm thực hiện nguyên tắc “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ
một chồng, vợ chồng bình đẳng” mà còn góp phần kiến tạo một xã hội tiến bộ,
văn minh, nơi con người được sống trong hạnh phúc, yêu thương.
Tuy nhiên, quyền yêu cầu ly hôn bị hạn chế trong một số trường hợp. Việc
này xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích của phụ nữ và trẻ em trong
Luật HNGĐ. Cần hiểu rằng, trong quan hệ vợ chồng, việc sinh đẻ không phải
đơn thuần là việc riêng của người vợ, đó là việc chung, là trách nhiệm chung của
5


hia vợ chồng. Mặt khác, sinh đẻ là chức năng xã hội của gia đình, vì vậy phải
thấy được trách nhiệm chung đó để giải quyết vấn đề ly hôn cho thỏa đáng, hợp
lý, hợp tình, đảm bảo quyền lợi của phụ nữ và trẻ em , bảo vệ lợi ích của gia đình
và xã hội.
II. Quy định về quyền yêu cầu ly hôn theo Luật HNGĐ năm 2014
1. Chủ thể có quyền yêu cầu ly hôn
1.1. Quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng
Về nguyên tắc, chỉ có vợ, chồng có quyền yêu cầu ly hôn, không ai được
quyền nhân danh vợ, chồng để yêu cầu ly hôn. Khoản 1, Điều 51 Luật HNGĐ
năm 2014 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết ly hôn”. Quyền này gắn liền với nhân thân của vợ, chồng, không thể
chuyển giao, ủy quyền, nó xuất hiện kể từ khi hình thành quan hệ hôn nhân và

chỉ tiêu biến khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Quy định không chỉ góp phần thực
hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, xóa bỏ gia trưởng mà
còn góp phần thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một
chồng, vợ chồng bình đẳng. Bởi trên thực tế, khi cuộc sống hôn nhân có dấu hiệu
rạn nứt, không thể cứu vãn được thì quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng chính là
giải pháp để giải thoát cho cả hai vợ chồng, cũng như các thành viên khác trong
gia đình; việc kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu, việc ly hôn dựa trên thực chất mối
quan hệ vợ chồng đã rơi vào bế tắc. Dựa trên quyền yêu cầu ly hôn, pháp luật
quy định các trường hợp ly hôn như sau:
Thứ nhất, thuận tình ly hôn. Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng
cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của
vợ chồng. Thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55, Luật HNGĐ năm 2014,
theo đó trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn, không bên nào bị cưỡng ép, lừa
dối, không ly hôn giả và đã thỏa thuận về các vấn đề liên quan thì được Tòa án
giải quyết cho ly hôn. Đây là trường hợp thể hiện rõ sự tự nguyện, bình đẳng
6


trong ý chí của cả hai vợ chồng khi thực hiện quyền yêu cầu ly hôn. Điều này
không chỉ góp phần giải quyết nhanh chóng việc ly hôn cũng như hệ quả của ly
hôn, hạn chế tranh chấp phát sinh trong quá trình ly hon mà còn đảm bảo tính xã
hội nhân văn trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam như: bình đẳng nam
nữ, vợ chồng; xây dựng cuộc sống hôn nhân tự nguyện, hạnh phúc…
Thứ hai, ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng ( hay còn gọi là đơn
phương ly hôn). Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong
hai vợ chồng yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. Ly hôn theo yêu cầu của
một bên vợ, chồng được quy định tại Khoản 1,2, Điều 56 Luật HNGĐ năm 2014.
Theo quy định này, vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn nếu có căn cứ về
việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng quyền và
nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm

trọng, không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được hoặc yêu cầu ly
hôn khi một bên vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích. Như vậy, vợ hoặc chồng
đều có quyền yêu cầu ly hôn như nhau khi có căn cứ cho thấy bên đối phương đã
vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của mình khiến cho đời sống hôn nhân
rơi vào bế tắc, không thể cứu vãn. Quy định này góp phần bảo vệ quyền của vợ,
chồng đã yêu cầu ly hôn – chủ thể đã chịu nhiều tổn thương, thiệt thòi khi hôn
nhân còn tồn tại, đồng thời góp phần đặt ra một áp lực vô hình lên người vợ,
chồng đã gây ra tình trạng trầm trọng của hôn nhân để họ có biểu hiện thay đổi
tích cực nếu không muốn bên kia yêu cầu và chấm dứt hôn nhân.
1.2. Quyền yêu cầu ly hôn của chủ thể khác.
Hiện nay, trên thực tế không phải cuộc hôn nhân nào cũng may mắn khi cả
hai vợ, chồng đều có điều kiện sức khỏe tốt, yêu thương, che chở và chăm sóc tốt
cho nhau. Thực tế đã có nhiều trường hợp một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình,
bên kia không những không quan tâm, chăm sóc theo đúng nghĩa vụ mà còn
7


hành hạ, ngược đãi hoặc có các hành vi đe dọa đến sức khỏe, tính mạng… Để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh
khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, Luật HNGĐ
năm 2014 quy định cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng có
quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp người
vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần lại đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình
do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích khác của vợ, chồng mới có
quyền yêu cầu ly hôn. Đây là điểm mới nổi bật của Luật HNGĐ năm 2014 trong
việc quy định về quyền yêu cầu ly hôn được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 51. Tuy
đây là chủ thể khác ngoài quan hệ hôn nhân có quyền yêu cầu ly hôn nhưng việc
quy định này kết hợp điều kiện để thực hiện quyền yêu cầu của chủ thể này góp

phần bảo vệ quyền lời của người vợ, chồng bị tổn thương trong cuộc sống hôn
nhân, xây dựng một xã hội hôn nhân lành mạnh, tiến bộ, hạnh phúc.
2. Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 51 Luật HNGĐ năm 2014: “Chồng không có
quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc
đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.” Trong quan vợ chồng, việc sinh đẻ không
phải đơn thuần là việc riêng của người vợ, đó là việc chung, là trách nhiệm
chung của cả hai vợ chồng. Mặt khác, sinh đẻ là chức năng xã hội của gia đình,
vì vậy phải thấy được trách nhiệm chung đó để giải quyết vấn đề ly hôn cho thỏa
đáng, hợp lý, hợp tình, bảo đảm quyền lợi của phụ nữ và con cái. Điều kiện hạn
chế ly hôn này chỉ áp dụng đối với người chồng mà không áp dụng đối với người
vợ, trong trường hợp người vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12
tháng tuổi xét thấy mâu thuẫn gia đình sâu sắc, nếu duy trì quan hệ hôn nhân này
có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bản thân, thai nhi, con nhỏ mà
người vợ có yêu cầu ly hôn thì Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết yêu cầu như thủ
8


tục chung. Ngoài ra theo tinh thần Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn
thì việc người vợ có thai, sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì không phân
biệt người vợ có thai với ai hoặc bố đứa trẻ là ai thì Tòa án đều không giải quyết
yêu cầu ly hôn của người chồng.
3. Chủ thể có trách nhiệm giải quyết yêu cầu ly hôn
Theo Luật HNGĐ năm 2014, Tòa án là cơ quan có trách nhiệm giải quyết yêu
cầu ly hôn (Điều 51). Về nguyên tắc, khi có đơn yêu cầu ly hôn của người có
quyền, xét thấy hợp lý, Tòa án thụ lý vụ án ly hôn và giải quyết theo thủ tục luật
định, trong mọi trường hợp Tòa án phải tiến hành điều tra và hòa giải.
Thứ nhất, giải quyết khi vợ chồng thuận tình ly hôn. Trong trường hợp vợ
chồng cùng thuận tình ly hôn, không bên nào bị cưỡng ép, lừa dối, không ly hôn
giả và đã thỏa thuận về con chung, tài sản chung và sự thỏa thuận đó đảm bảo

quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận
tình ly hôn, đồng thời công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng về các vấn đề trên.
Trường hợp thuận tình ly hôn nhưng không có thỏa thuận về con chung, tài sản
chung hoặc thỏa thuận không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, con thì Tòa
án mở phiên tòa theo pháp luật Tố tụng dân sự và chỉ giải quyết về vấn đề mà vợ
chồng không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận không đảm bảo. Trong trường hợp
thuận tình ly hôn, Tòa án còn có trách nhiệm hòa giải, điều tra, xác minh sự tự
nguyện thực tế, tình trạng hôn nhân thực tế của vợ chồng trước khi công nhận
thuận tình ly hôn
Thứ hai, giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng, cha, mẹ,
người thân thích khác. Trong trường hợp này, Tòa án phải có trách nhiệm thực
hiện hòa giải giữa vợ, chồng. Nếu hòa giải không thành thì mở phiên tòa xét xử
và chấp nhận đơn yêu cầu ly hôn khi xét thấy vợ, chồng có hành vi bạo lực gia
đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích
9


của hôn nhân không đạt được hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của người không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi
của mình.
Thứ ba, giải quyết trường hợp hạn chế yêu cầu ly hôn. Trường hợp người vợ
yêu cầu ly hôn khi đang có thai, sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi nếu xét
thấy việc tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân có thể gây ảnh hưởng không tốt tới
sức khỏe người vợ, thai nhi và con nhỏ thì Tòa án thụ lý và giải quyết ly hôn như
thủ tục chung. Trường hợp người chồng lại có yêu cầu ly hôn thì Tòa án có thể
gải quyết: trả lại đơn yêu cầu cho người nộp, giải thích cho người nộp đơn biết
họ không có quyền yêu cầu để họ tự nguyện rút đơn và đình chỉ giải quyết, tiến
hành giải quyết như thủ tục chung và quyết định bác đơn yêu cầu… theo thủ tục
tố tụng dân sự.

III. Đánh giá việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn
1. Những bất cập trong việc áp dụng quyền yêu cầu ly hôn
Thứ nhất, đối với việc bảo vệ quyền yêu cầu ly hôn đối với người bị bệnh tâm
thần, bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Luật HNGĐ
2014 ghi nhận trong trường hợp này, cha, mẹ, người thân thích khác của bên vợ,
chồng gọi tắt là bị bệnh có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn cho họ
khi họ đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Thực tế,
nhiều trường hợp người bị bệnh không phải là nạn nhân của bạo lực gia đình do
chồng, vợ của họ gây ra mà họ không thể tự chăm sóc bản thân, không được
chồng, vợ quan tâm ,chăm sóc, không có con cái, gia đình ruột thịt ở quá xa thì
việc duy trì quan hệ hôn nhân ấy mang tính giả tạo, không đảm bảo quyền cho
người bị bệnh. Ngoài ra, có trường hợp người bị bệnh không có hoặc không còn
cha mẹ, người thân thích khác thì ai sẽ đứng ra bảo vệ quyền của họ khi hôn
nhân ngày càng trầm trọng?
10


Thứ hai, về việc quy định thế nào là vợ đang có thai, sinh con, nuôi con dưới
12 tháng tuổi. Trường hợp này cần xác định rõ thời điểm nào được tính là mốc
làm căn cứ cho việc vợ có thai, sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Ngoài ra
giải quyết thế nào khi người vợ liên tục viện cớ có thai, sinh con hoặc nuôi con
nhỏ để không ly hôn với chồng trong khi hôn nhân đã rơi vào bế tắc?
Thứ ba, bất cập trong việc đánh giá tình trạng trầm trọng của hôn nhân trong
trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên. Theo Điều 56, Luật HNGĐ 2014,
khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm
nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lầm vào tình trạng trầm
trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được
thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Như vậy, căn cứ nào để xác định tình trạng hôn
nhân đã trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng, vi phạm nghiêm trọng trong khi

quan hệ hôn nhân gia đình được chi phối sâu sắc bởi các yếu tố tâm lý, tình cảm,
cái tình, đạo nghĩa…
2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền yêu cầu ly hôn
Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung chủ thể có quyền yêu cầu trong trường hợp vợ,
chồng là người bị bệnh tâm thần, bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
hành vi của mình theo hướng người có quyền bao gồm: cha, mẹ, người thân
thích khác và một số tổ chức xã hội khác như Hội liên hiệp phụ nữ, Hội người
khuyết tật…
Thứ hai, cần lược bỏ điều kiện “ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tinh thần của họ” khi chủ thể khác thực hiện quyền yêu cầu ly hôn cho
người bị bệnh tâm thần, bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của
mình, bởi khi đã là nạn nhân của bạo lực gia đình do chính vợ, chồng họ gây ra
thì chắc chắn họ đã chịu nhiều tổn thương, hơn hết họ còn là đối tượng đặc biệt
của xã hội, cần được cảm thông, chăm sóc mà lại là nạn nhân của bạo lực gia

11


đình thì hơn hết không cần quy định việc bạo lực gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe, tính mạng..
Thứ ba, cần có một văn bản hướng dẫn chi tiết về việc như thế nào được coi
là “tình trạng hôn nhân trầm trọng”, hành vi “vi phạm nghiêm trọng”…Đồng
thời cần cụ thể hóa quy định về hành vi bạo lực gia đình theo hướng cụ thể: hành
vi bạo lực tinh thần bao gồm các hành vi nào, hành vi bạo lực vật chất bao gồm
các hành vi nào, tần suất, mức độ tổn hại do hành vi gây ra như thế nào?...

C. KẾT LUẬN
Như vậy, quyền yêu cầu ly hôn là một trong những quyền nhân thân quan
trọng được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Quyền yêu cầu
ly hôn không chỉ thể hiện tính nhân văn, tiến bộ của pháp luật hôn nhân và gia

đình Việt Nam mà còn góp phần kiến tạo một xã hội hôn nhân với nền tảng là gia
đình hạnh phúc, vợ chồng yêu thương. Tuy hiện nay quy định của pháp luật còn
nhiều bất cập nhưng đã mang lại nhiều giá trị tích cực trong cuộc sống. Chính
vậy, việc hoàn thiện và khắc phục bất cập trong hệ thống pháp luật về quyền yêu
cầu ly hôn nói riêng và pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung sẽ là nền tảng
xây dựng pháp luật xã hội chủ nghĩa tiến bộ, xây dựng xã hội văn minh, hạnh
phúc, yêu thương.

12


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam, NXB CAND, 2009
2. TS Ngô Thị Hường (chủ biên), Hướng dẫn học tập - Tìm hiểu Luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam, NXB Lao động, 2015
3. Viện Đại học Mở, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB
Tư pháp
4. Hà Thị Mai Hiên, Luận văn thạc sĩ Luật học, Căn cứ ly hôn và các trường
hợp ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Khoa Luật – Trường
Đại học quốc gia Hà Nội, 2007
5. Nguồn Internet
- />- />ItemID
- />- />- />
13



×