Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Trắc nghiệm Đánh giá sự phát triển tâm lý vận động cho trẻ nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.82 KB, 7 trang )

THANG DENVER

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lịch sử hình thành
Tên đầy đủ của Test Denver là Denver Developmental Screening Test (viết
tắt là DDST). Test Denver còn được gọi là Trắc nghiệm Đánh giá sự phát tri ển
tâm lý - vận động cho trẻ nhỏ. Nhóm tác giả xây dựng Test Denver là William K.
Pranken Burg, Josian B. Doss và Alma W. Fandal thuộc Trung tâm Y h ọc Denver
(Colorado, Hoa Kỳ) (Ngô Công Hoàn, 1997). Test Denver được áp dụng l ần đầu
tiên vào năm 1967 tại Hoa Kỳ, được tiêu chuẩn hoá trên 20 quốc gia và đã được
áp dụng cho hơn 50 triệu trẻ em trên toàn thế giới (Bệnh viện nhi TW, 2004).
Tại Việt Nam, Test Denver đã được áp dụng đầu tiên tại Khoa thần kinh,
Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từ năm 1977 (gọi là Test Denver I) (Lê Đức Hinh,
1989). Từ năm 2000, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục nghiên
cứu và chuẩn hoá thành Test Denver II và từ đó đến nay đã có nhiều đơn vị khác
trong nước tiếp tục triển khai thực hiện (Khoa nhi, 2004). Test Denver II có một
số thay đổi và điều chỉnh so với Test Denver I cho phù hợp với môi trường và văn
hoá Việt Nam và bao gồm nhiều items hơn (Test Denver I: 105 item; Test Denver
II: 125 item) (Phòng trắc nghiệm tâm lý N-T, 1999)
2. Mục đích và cơ sử lý luận
Test Denver không phải là loại trắc nghiệm đánh giá phát triển về trí tuệ
(test IQ), vì các trắc nghiệm đánh giá về trí tuệ chỉ được áp dụng cho những trẻ
em từ 7 tuổi trở lên.
Mục đích chính của Test Denver II là nhằm đánh giá mức độ phát tri ển
tâm lý - vận động ở trẻ nhỏ từ sơ sinh đến 6 tuổi và giúp phát hiện sớm những
tình trạng chậm phát triển ngay từ trong giai đoạn 6 năm đầu đời, từ đó có
những biện pháp can thiệp kịp thời.
Test Denver còn được dùng để so sánh sự phát tri ển của trẻ ở các lĩnh v ực
trên với các trẻ khác ở cùng độ tuổi.
Bộ Test này chủ yếu vận dụng các tiêu chuẩn phát tri ển bình thường ở
trẻ nhỏ, sắp xếp các tiêu chuẩn đó vào một hệ thống chung để tiến hành nhận


định, đánh giá.
II. MÔ TẢ TRẮC NGHIỆM
1. Dụng cụ làm Test




Phiếu làm Test và hình vẽ



Một quả bóng làm bằng len đỏ



Mười quả nho khô



Xúc sắc có cán



10 khối gỗ vuông ( 2,5 cm )



1 lọ nhỏ sạch có miệng ( 2 cm )




Một quả bóng tennis



Một cây bút chì



Một búp bê và bình sữa (muỗng)



Một cốc nhựa có quai



Giấy trắng

Dụng cụ hỗ trợ:


Bàn ghế làm Test



Khăn hay đệm để trên bàn để trẻ nằm




Đồ chơi để làm quen với bé

2. Các khu vực kiểm tra
Test tập trung kiểm tra sự phát triển của trẻ ở 4 lĩnh vực là:
 Khu vực cá nhân – xã hội: đánh giá khả năng nhận biết bản thân, chăm sóc

bản thân và thiết lập quan hệ tương tác với người khác.
 Khu vực vận động tinh tế - thích ứng: đánh giá khả năng vận động khéo

léo của đôi tay và khả năng quan sát tinh tế của đôi mắt.
 Khu vực ngôn ngữ: đánh giá khả năng lắng nghe và đáp ứng với âm thanh,

khả năng phát âm và sau cùng là khả năng phát tri ển ngôn ngữ (nghe hi ểu
và nói).
 Khu vực vận động thô: đánh giá khả năng phát triển các vận động toàn

thân và khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.


3. Các thông tin trên phiếu kiểm tra
Phiếu kiểm tra gồm 125 mẫu hành vi (items). Các mục đó được sắp xếp
trên phiếu kiểm trả theo 4 phần từ trên xuống dưới (theo bệnh viện nhi Trung
ương):
Phần cá nhân – xã hội: 25 items
Phần vận động tinh tế – thích ứng: 29 items
Phần ngôn ngữ: 39 items
Phần vận động thô: 32 items
Ở phần rìa phía trên cùng và dưới cùng của phiếu ki ểm tra là thang tu ổi
tính theo tháng từ 1- 24 tháng và theo tuổi từ 2,5 – 6 tuổi. Mỗi một items được
biểu thị bằng một ô hình chữ nhật. các items được sắp xếp theo mức độ từ th ấp

đến cao tương ứng với các độ tuổi nhất định và phản ánh được thời điểm nào
thì 25%, 50%, 75%, 90% những trẻ phát triển tâm lý bình thường có th ể thực
hiện được.
Ví dụ về ô items “Nói 6 từ đơn” của vùng ngôn ngữ (theo như hình) thì có
25% trẻ có thể nói 6 từ đơn khi 14 tháng tuổi, 50% trẻ làm được điều này khi 17
tháng tuổi, 75% trẻ làm được khi 19 tháng tuổi và 90% trẻ làm được khi 22
tháng tuổi.
III. CÁCH THỰC HIỆN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
1. Cách thực hiện
- Bước 1: Ghi ngày tháng năm sinh của trẻ để xác định tính chính xác lứa
tuổi của trẻ.
- Bước 2: Vẽ đường tuổi.
- Bước 3: Xác định các items cần thực hiện theo lứa tuổi của trẻ.
- Bước 4: Tuần tự thực hiện các items đã xác định ở bước 3.
- Bước 5: Ghi kết quả từng items ( Làm được – Đ, không làm được – K,
không muốn làm hoặc không có cơ hội làm - R).
- Bước 6: Tổng hợp kết quả các items và đánh giá kết quả với 3 mức độ
như sau:
+ Phát triển bình thường: không có items chậm phát tri ển và tối đa
1 items nghi vấn.


+ Nghi ngờ chậm phát triển: hơn 2 items nghi vấn, trên một items
chậm phát triển.
+ Chậm phát triển: có ít nhất 2 items chậm phát tri ển ở ít nhất 2
khu vực được kiểm tra.
- Bước 7: trả lời kết quả và tư vấn hướng dẫn cho phụ huynh.
2. Cách trả kết quả
Theo thiết kế của Học Viện IQ, bảng thông báo kết quả Test bao gồm 4 phần:
chỉ...)


Phần 1: Thông tin cá nhân của trẻ (mã số, tên, ngày tháng năm sinh, địa

Phần 2: Kết quả Test: trình bày rõ kết quả của từng khu vực được kiểm
tra (bao gồm bao nhiêu items chậm phát triển, bao nhiêu items tiến bộ, bao
nhiêu items nghi ngờ). Kết quả cũng trình bày rõ các items nào trẻ không thực
hiện được và những items trẻ làm tốt hơn so với trẻ bình thường khác.
Phần 3: Lời khuyên dành cho phụ huynh: đưa ra những lời khuyên cần
thiết cho từng khu vực để phụ huynh tham khảo và áp dụng
Phần 4: Các ghi chú cần thiết nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ hơn kết quả
của test.
Trong trường hợp trẻ có kết quả chậm phát triển hoặc nghi ngờ có chậm phát
triển, phụ huynh sẽ được hướng dẫn việc đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế
chuyên khoa để chẩn đoán xác định và có phương hướng điều trị, giáo dục và
tập luyện phù hợp.
IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG
Theo một nghiên cứu, các DDST là thử nghiệm được sử dụng rộng rãi
nhất để sàng lọc các vấn đề phát triển ở trẻ. Trong khi nghiên cứu này thừa
nhận tiện ích của kiểm tra để phát hiện các vấn đề phát tri ển nghiêm tr ọng
nhưng lại không đáng tin cậy trong việc dự đoán các vấn đề ít nghiêm trọng
hoặc đặc biệt. Các phiên bản sửa đổi của Test cũng nhận những lời chỉ trích như
vậy nhưng Frankenburg nói rằng Test Denver không phải công cụ chuẩn đoán
cuối cùng. Đó chỉ là một phương pháp nhanh chóng để trắc nghiêm một lượng
lớn trẻ em và để chính xác thì phải cần kiểm tra thêm.
Điều này có nghĩa chức năng của Denver vẫn tương xứng với những gì xét
nghiệm sàng lọc được thiết kế để làm: phân loại những người có thể có vấn đề
với những người không có vấn đề. Như vậy, tiêu chuẩn để xây dựng thử nghiệm
sàng lọc vẫn áp dụng đối với thang Denver.



Mặc dù các dụng cụ đã được chứng minh độ tin cậy nhưng hiện nay nó
không được sử dụng rộng rãi. Các nghiên cứu cho thấy nó chỉ phát hiện khoảng
50% trẻ em khuyết tật, mặc dù trong việc xác định trẻ em phát tri ển bình
thường có hiệu quả cao. Từ năm 1991, các nhà nghiên cứu đã kêu gọi các tác gi ả
cải thiện các biện pháp nhưng không có kết quả. Hiện nay các biện pháp này bị
loại trừ trong danh sách các công cụ được đề nghị ở một số nước phát triển.
Ngày nay, Test Denver cũng được sử dụng như một công cụ hữu ích cho
việc phát hiện những năng lực vượt trội hay năng khiếu của trẻ để có phương
hướng bồi dưỡng, phát triển hợp lý. Tuy nhiên, việc ứng dụng bộ Test này trong
lĩnh vực giáo dục mầm non ở Việt nam chưa nhận được sự quan tâm đúng mức,
trong khi đó các lĩnh vực đánh giá và mức độ tin cậy của nó tương đối phù hợp
với lĩnh vực giáo dục nhằm phát hiệm kiến thức và kinh nghiệm nền tảng của
trẻ (vùng cận phát triển).
Mặc dù không thực sự được quan tâm đúng mức trong lĩnh vực giáo dục
mầm non song Test Denver lại là một trong những loại Test được sử dụng khá
phổ biến tại các cơ sở thăm khám tâm lý trẻ em tại Việt Nam. Test đã được s ử
dụng như một công cụ rất hữu ích cho việc chuẩn đoán các vấn đề về tâm vận
động của trẻ, đặc biệt là có thể phát hiện sớm những vấn đề liên quan đến
chậm phát triển. Tuy nhiên, vì không có một loại test nào thật sự hoàn hảo, nên
để chuẩn đoán một cách toàn diện và để đưa ra được kết luận một cách chính
xác sự phát triển của trẻ, các chuyên viên tâm lý cần phải sử dụng nhi ều loại
test khác nhau, chứ không nên chỉ áp dụng một loại test duy nhất. Đồng thời
việc định bệnh chính xác thể loại và nguyên nhân của tình trạng chậm phát
triển thì cần phải có thêm những phương pháp thăm khám y khoa và tâm lý phát
triển chuyên sâu hơn.
V. TEST DENVER II
Test DENVER II, xuất bản năm 1992, đã được tiêu chuẩn hóa trên 2.096
trẻ em. Là một phiên bản sửa đổi và cập nhật của test Denver. Được thi ết kế để
sử dụng bởi các bác sĩ, giáo viên, những người chăm sóc trẻ để theo dõi sự phát
triển của trẻ sơ sinh và trẻ mần non. Làm như vậy, các bác sĩ lâm sàng có th ể xác

định trẻ em có phát triển lệch đáng kể so với các trẻ em khác hay không, đ ể b ảo
đảm việc điều tra thêm, xác định xem có tồn tại một vấn đề cần phải đi ều tr ị.
Các bài kiểm tra bao gồm bốn phần chung: cá nhân xã hội (như cười),
thích nghi tốt động cơ (như nắm và vẽ), ngôn ngữ (chẳng hạn như kết hợp các
từ), và hoạt động (như đi bộ). Độ tuổi kiểm tra dao động từ khi sinh ra đến sáu
tuổi. Kể từ khi thử nghiệm nó đã được phổ biến rộng rãi và dùng trong nhiều
trường y tế của quốc gia ngày nay.
Test có năm tính năng độc đáo khác biệt với các Test cùng mục tiêu khác:
1. Giá trị của nó dựa trên tiêu chuẩn tỉ mỉ và cẩn thận phản ánh dân số Hoa Kỳ
năm 1980. Hầu hết các nghiên cứu khác bị một hoặc nhiều đi ều sau đây: Kích


thước
mẫu nhỏ, không thích hợp kiểm tra / không tương đương, thiên về
thủ tục và báo cáo chưa đầy đủ của kết quả.
2. Cho phép người khảo sát dễ dàng hình dung bất kì độ tuổi nào từ gia đoạn s ơ
sinh cho đến 6 tuổi để so sánh với những trẻ em khác.
3. Bài kiểm tra có tiêu chuẩn riêng cho các phân nhóm dân số dựa vào gi ới tính,
dân tộc và giáo dục của cha mẹ khi các phân nhóm khác nhau theo một s ố l ượng
đáng kể về mặt lâm sàng.
4. Kiểm tra này chủ yếu dựa trên quan sát thực tế của một giám kh ảo chứ không
phải là báo cáo của cha mẹ.
5. Đó là lý tưởng khi hình dung trên một chặng tiến độ phát triển của trẻ em
được theo dõi bởi những người chăm sóc trẻ.
Các tính năng độc đáo đó giúp dễ dàng gải thích, có thể được sử dụng
rộng rãi trong các phòng khám cho trẻ em, những môi trường giáo dục như
trường mẫu giáo và các trung tâm chăm sóc trẻ. Trong thực tế, các DDST và thử
nghiệm DENVER II đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, cũng như tái
chuẩn hóa trên hơn 1.000 trẻ em trong 12 quốc gia để có được tiêu chuẩn quốc
gia, kết quả sử dụng của nó để quét hàng triệu trẻ em trên toàn thế gi ới .

Nhưng gần đây, Denver II đã giảm độ ưa chuộng với các tổ chức trên thế
giới. Sở Y tế Công cộng Minnesota tuyên bố, test Denver II (1989) không còn là
một công cụ sàng lọc phát triển được khuyến cáo sử dụng trong các chương
trình công cộng của Minnesota. Test Denver II không đáp ứng được các tiêu chí
đánh giá các tiêu chí đánh giá của tố chức.
Ngoài ra, một nhà cung cấp hàng đầu về các chương trình gi ảng dạy,
nghiên cứu ở trẻ nhỏ, những phụ huynh là giáo viên đã nhận xét rằng Denver II
không còn là một công cụ có giá trị sử dụng.
Ngày 8 tháng 6 năm 2015, công ty Denver đã viết điều sau đây trên trang
web của họ: "Chúng tôi cảm ơn sự giao dịch của các bạn trong suốt 29 năm qua.
Tính đến 08 tháng 6, chúng tôi đóng c ửa hoạt động và sẽ không còn đ ược cung
cấp DENVER II và các sản phẩm liên quan.". Tuy nhiên, các kiểm tra, hướng dẫn
sử dụng và các tài liệu khác vẫn có sẵn và được miễn phí trực tuyến.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.TEST DENVER Fri Dec 31, 2010 7:23 am
/>2. Denver Developmental Screening Test
/>3. Đánh giá tâm lý vận động của trẻ bằng Test Denver II
ThS. Hồ Đắc Hải Miên
Viện Nghiên cứu Giáo dục
/>4. />5. />


×