Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

MẪU LẬP DỰ ÁN NGHIÊN CỨU Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tài Chính Marketing”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.43 KB, 8 trang )

1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động học tập nói chung và hoạt động học tập ở bậc đại học nói riêng là một hoạt
động khó, đòi hỏi chủ thể phải nổ lực, ý chí, có nhận thức, có thái độ, có hành vi tốt, có
phương pháp… để chiếm lĩnh tri thức.
Đối với sinh viên trong những năm đầu tiên của bậc đại học, sự hình thành các yếu tố
nói trên là vô cùng quan trọng. Nhưng chính sự khác biệt giữa giáo dục phổ thông và đại
học: sự gia tăng đột ngột về khối lượng tri thức, sự khác biệt về phương pháp dạy và
học…Ngoài ra, sinh viên đến từ rất nhiều vùng miền khác nhau, có sự khác biệt về xuất
thân gia đình (như kinh tế, văn hóa, giáo dục…) đã làm cho sinh viên xuất hiện nhiều khó
khăn, trong đó có không ít khó khăn do tâm lý gây nên. Nhiều biểu hiện tâm lý như: chán
học, cúp tiết, ham chơi, bỏ học, lưu ban, chuyển đổi ngành học, học cho qua ….xảy ra nhiều
ở sinh viên. Sự tự nhận thức và vượt qua những khó khăn nói chung và khó khăn tâm lý nói
riêng sẽ giúp cho sinh viên xuất hiện nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn trong hoạt
động học tập của mình và từ đó sẽ vượt qua những trở ngại trong việc học tập của chính bản
thân, trở thành những kinh nghiệm quý giá làm nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp
theo.
Đối với sinh viên trường đại học Marketing, số lượng sinh viên hàng năm trúng tuyển
vào trường là rất lớn. Trong đó, nhà trường luôn quan tâm chất lượng giáo dục là hàng đầu.
Vì vậy, thiết nghĩ việc đầu tư nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập từ đó
có những điều chỉnh trong hoạt động dạy và học cũng như các chương trình hổ trợ hoạt
động học tập khác cho sinh viên là hết sức cần thiết.
Với vị trí là một giảng viên chuyên ngành tâm lý học của trường, tôi cực kỳ quan tâm đến
thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên hổ trợ cho chính hoạt động
dạy của tôi và hổ trợ hoạt động học của sinh viên mà tôi đảm nhiệm công tác giảng dạy.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên Trường
Đại học Tài Chính Marketing”.


2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh
viên trường Đại học Tài chính Marketing, từ đó có những kiến nghị và đề xuất giải pháp


giúp sinh viên vượt qua những khó khăn nêu trên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài như: khó khăn tâm lý, khó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập, hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính Marketing, các khâu trong
hoạt động học tập, các khâu trong hoạt động học tập của sinh viên.
- Tìm hiểu thực trạng về khó khăn tâm lý trong các khâu của hoạt động học tập của sinh
viên.
-Tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên khó khăn tâm lý trong các khâu của
hoạt động học tập của sinh viên.
- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị giúp sinh viên vượt qua những khó khăn tâm lý trong
các khâu của hoạt động học tập của họ.
4. h
h

h m vi nghiên cứu
nghiên cứ
Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lý – giáo dục học trong đó chủ yếu tập trung

nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong các khâu hoạt động học tập biểu hiện dưới khó khăn
giữa các k năng trong các khâu của hoạt động học tập.
h

i nghiên cứ
Với khả năng tài chính và thời gian tôi chỉ nghiên cứu đề tài trên địa bàn ở Trường Đại

học Tài chính Marketing với một số Khoa như sau: Khoa tài chính – Ngân hàng, Khoa
Marketing, khoa Quản trị kinh doanh, khoa Công nghệ thông tin.
Khu vực nghiên cứu: tại cơ sở Phổ Quang.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2011 – tháng 10/2011.
5. Giả thuyết nghiên cứu



Giả thuyết 1: Sinh viên trường Đại học Marketing chưa có động cơ, nhận thức, thái độ,
hành vi chưa đúng đắn làm cho họ gặp nhiều khó khăn tâm lý trong các khâu của hoạt
động học tập.
Giả thuyết 2: Nguyên nhân chính tạo nên sự khó khăn tâm lý là do nguyên nhân chủ
quan từ phía sinh viên, một phần nhỏ là do những nguyên nhân khách quan khác như:
giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình học… gây nên.
5. hƣơng há nghiên cứu
-

Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận:

Tham khảo các sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu chuyên ngành về các vấn đề
liên quan đến: khó khăn tâm lý, hoạt động học tập của sinh viên, các khâu trong hoạt
động học tập của sinh viên từ đó hệ thống và khái quát hóa những khái niệm công cụ làm
cơ sở lý luận cho đề tài.
Phƣơng há nghiên cứu thực tiễn:
-

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket để thu thập dữ liệu định lượng từ đó có
những thống kê mô tả trên diện rộng về những khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập của sinh viên.

-

Phương pháp quan sát một vài lớp học về khả năng lắng nghe và ghi chép bài học của
sinh viên trên lớp.

-


Phương pháp thống kê toán học.

6. Khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên mẫu là 300 sinh viên hiện đang học thuộc các khoa Khoa tài
chính – Ngân hàng, Khoa Marketing, Khoa Thẩm định giá và Bất động sản, Khoa Du lịch
và Khoa Quản trị.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có mở đầu, 3 chương, kết luận và kiến nghị
8. Kế ho ch nghiên cứu
Công việc
Soạn đề cương nghiên cứu

Thời gian
Tháng 4/2011


Bảo vệ đề cương

Tháng 5/2011

Xây dựng cơ sở lý luận

Tháng 6/2011

Xây dựng đề cương chi tiết

Tháng 7/2011

Xây dựng bảng hỏi và kế hoạch quan sát


Tháng 8/2011

Xuống địa bàn và thu thập dữ liệu

Tháng 9/2011

Tiến hành xử lý và viết luận văn

Tháng 9/ 2011

Bảo vệ luận văn

Tháng 10/2011

9. Dự trù kinh phí
STT SẢN PHẨM

ĐƠN GIÁ(VNĐ)

SỐ

TỔNG

GHI CHÚ

LƢỢNG
1

photo tài liệu


200/1tờ

2,000

400,000

2

Bảng hỏi

6,000/1bảng

300

1,800,000

3

Băng ghi âm

12,000/1 băng

150

1,800,000

4

In ấn lần 1


25,000/1 cuốn

5

125,000 Bảo vệ đề cương

5

In ấn lần 2

56,000/1 cuốn

5

280,000 In để ra hội đồng

6

In ấn lần 3

80,000/1cuốn

5

400,000 In để lưu trữ thư viên

7

Thuê nhân lực


300,000/1 người

100 người

30,000,000 Phỏng vấn sâu và
quan sát

8

Tổng

34,805,000

10. Dự trù nhân lực
STT Số lƣợng
1

100 người

Đặc
-

ƣng ch yên môn

Công việc

Có chuyên môn về Thu thập thông tin từ thực
nghiên cứu Tâm lý – địa thông qua phương
Giáo dục học.


-

pháp Phỏng vấn sâu, quan

Đã từng tham gia sát và xử lý dữ liệu thô
nghiên

cứu

lĩnh vực này.

trong


11. Đề cƣơng chi tiết:
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

H

H N

L

NG H

Đ NG

H C Ậ
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động học tập
1.2.1.1. Khái niệm hoạt động
1.2.1.2. Khái niệm hoạt động học tập
1.2.1.3. Đặc điểm của hoạt động học tập
1.2.1.4. Đặc điểm của hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tài chính
Marketing
1.2.1.5. Các khâu trong hoạt động học tập
a. Các khâu trong hoạt động học tập
b. Các khâu trong hoạt động học tập của sinh viên
1.2.2. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập

1.3.

1.2.2.1.

Khái niệm khó khăn

1.2.2.2.

Khái niệm khó khăn tâm lý

1.2.2.3.

Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập

1.2.2.4.


Biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập

1.2.2.5.

Nguyên nhân gây khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập

Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

CHƢƠNG 2 THỰC TR NG
TẬP CỦA SINH VIÊN N

H

NHẤ

H N

L

NG H

Đ NG H C

ƢỜNG Đ I H C TÀI CHÍNH MARKETING

2.1. Phân tích khó khăn tâm lý trong các khâu của hoạt động học tập của sinh viên trường
Đại học Marketing
2.1.1. Khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị bài trước khi học trên lớp của sinh viên



2.1.2. Khó khăn tâm lý trong khâu tiếp thu và ghi chép bài vỡ trên lớp của sinh viên
2.1.3. Khó khăn tâm lý trong khâu tự học và sắp xếp thời gian tự học của sinh viên
2.2.4. Khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị và tiến hành thảo luận và thuyết trình của
sinh viên
2.1.5. Khó khăn tâm lý trong khâu độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo
của sinh viên
2.1.6. Khó khăn tâm lý trong khâu ôn tập và hệ thống hóa tri thức của sinh viên
2.1.7. Khó khăn tâm lý trong khâu kiểm tra và đánh giá của sinh viên
2.2. Nguyên nhân gây khó khăn tâm lý trong khâu học tập của sinh viên
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
2.2.2. Nguyên nhân khách quan
2.3. Giải pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12. Tài liệu tham khảo:
Tiếng việt
1. Nguyễn An, Nhập môn Giáo dục học, Đại học Sư phạm Tp. HCM.
2. Nguyễn Nhân Ái (2001), Tìm hiểu khó khăn tâm lý trong quá trình giải bài tập của học
sinh 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc s .
3. Nguyễn Thanh Bình (1996), Nghiên cứu một số trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh
viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp, Luận án tiến s .
4. NXB. Chính trị Quốc gia Hà Nội (2005), Luật giáo dục.
5. Hoàng Văn Châu, Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học,

/>6. Lê M Dung (2010), Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
lớp 3 hiện nay, Tạp chí tâm lý học số 12.
7. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB. Khoa học &

K thuật, Hà Nội.
8. Nguyễn Bích Hạnh-Trần Thị Hương (2004), Lý luận dạy học.



9. Phạm Văn Hành, Từ điển từ láy Tiếng Việt, NXB. Giáo Dục, Hà Nội.
10. Phạm Minh Hạc, Hành vi và hoạt động, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
11. H.Hippe & M.Phorvec, Nhập môn tâm lý học xã hội, NXB. Hà Nội.
12. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức, Lý luận dạy học đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
13. Lê Văn Hồng (chủ biên), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, NXB. Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
14. Nguyễn Thế Hùng (2008), Khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm thứ nhất
trường cao đẳng Bến Trẻ, tạp chí Tâm lý học, số 5.
15. La Quốc Kiệt, Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, NXB. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Thiên Kim (2007), Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên
năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, Luận văn thạc s , Đại học sư phạm,
2007.
17. X.I.Kôn, Tâm lý học thanh niên, NXB. Trẻ, Tp.HCM, 1987.
18. Đặng Thị Lan (2008), Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học ngoại ngữ của sinh
viên những năm đầu ở trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí
tâm lý học, số 2.
19. Nguyễn Văn Lê, Vấn đề giao tiếp, NXB. Giáo Dục, Hà Nội, 1992.
20. A.N.Lêônchiep, Hoạt động – Ý thức – Nhân cách, NXB. Giáo Dục, Hà Nội, 1989.
21. Nguyễn M Lộc – Đinh Thị Kim Thoa (2009), Những rào cản tâm lý trong giao tiếp của
sinh viên Sư phạm trong quá trình triển khai các hình thức dạy học theo tín chỉ, tạp chí
tâm lý học, số 11.
22. B. Ph. Lômov, Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, NXB. Đại học
Quốc Gia, Hà Nội, 2000.
23. Lưu Xuân Mới, Lý luận dạy học đại học, NXB. Giáo Dục, 2000.
24. Đặng Thanh Nga, Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luật Hà Nội, tạp chí tâm lý học, số 6, 6-20102, tr26.
25. Vũ Thị Nho, Tâm lý học phát triển, NXB. Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 1999.
26. Đào Huy Oánh, Tâm lý học sư phạm, NXB. Đại Học Quốc Gia Tp. HCM, NXB. 2005.



27. V.A.Pêtroopxki, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, tập 2, NXB. Giáo Dục, Hà
Nội, 1982.
28. Stephen Worchel – Wayne Shebilsue (2003), Tâm lý học -Nguyên lý và ứng dụng, NXB.
Lao Động – Xã Hội, 2003.
29. Nguyễn Thạc – Phạm Thành Nghị, Tâm lý học sư phạm đại học, NXB. Đại học Sư phạm.
30. Lê Minh Tiến, Phướng pháp thống kê nghiên cứu xã hội, NXB. Nhà xuất bản trẻ.
31. Đồng Văn Toàn, Khó khăn tâm lý trong hoạt giao tiếp của lưu sinh viên Lào đang học ở
trường cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế, Tạp chí tâm lý, số 9, 9-2010, tr 49.
32. Dương Thiệu Tống, Phương pháp nghiên cứu Giáo dục và Tâm lý, tập 1, NXB. Đại học
Quốc Gia, TP.HCM, 2002.
33. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, NXB. Giáo Dục, Hà Nội, 2000.
34. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, viện ngôn ngữ học, từ điển tiếng việt, NXB.Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1988.
35. Viện ngôn ngữ, từ điển Anh – Việt, NXB. Tp. Hồ Chí Minh.
36. Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB. Đại học Quốc Gia Hà
Nội, 2004.
37. Nguyễn Như Ý, Từ điển tiếng việt thông dụng, NXB. Giáo Dục.
Tiếng anh

1. Dawson, Catherine (2002), Practical Research Methods, Howtobooks, Oxford,
UK.
2. Viet Nam national University HCM city – University of Social Sciences &
Hunities (2001), Public Speaking.



×