Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
Tên đầy đủ DN: Công ty cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công
Tên viết tắt DN: TCG
Trụ sở:
• Trụ sở chính:
36 Tây Thạnh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
(84.8) 38153962 - 38153968
(84.8) 38154008 - 38152757
• Chi nhánh Hà Nội:
Phòng 808, 25 Bà Triệu, TP. Hà nội
(84.4) 39361233 - 39361235
(84.4) 39361235
Lịch sử thành lập: Được thành lập năm 1967, là doanh nghiêp tư nhân nhỏ mang tên
“Tài Thành kỹ nghệ dệt” với 2 ngành chính là dệt và nhuộm. Năm 1976 được nhà
nước tiếp nhận và đổi tên thành Nhà máy dệt Thành Công trực thuộc Liên hiệp các xí
nghiệp dệt – Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 2006 tiến hành cổ phần hoá và lấy tên là
Công ty cổ phần Dệt may Thành Công sau đó đổi tên thành Công ty cổ phần Dệt may
– Đầu tư – Thương mại Thành Công, niêm yết cổ phiếu trên HOSE với mã là TCM .
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Website:
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
* Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược SBU
1. Dệt may
- Ngành sợi
- Ngành dệt
1
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
- Ngành đan
- Ngành nhuộm và hoàn tất
- Ngành may
2. Thời trang bán lẻ
3. Bất động sản
* Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp
1. Tầm nhìn chiến lược : bằng cách làm việc sáng tạo từng ngày, chúng tôi
đóng góp cho xã hội đồng thời phát triển con người và kinh doanh trên nền
tảng tri thức và tính chính trực.
2. Sứ mạng kinh doanh:
Chúng tôi làm việc cho
− Khách hàng: mang đến lợi ích cho khách hàng bằng sản phẩm và dịch
vụ chất lượng cao
− Nhà đầu tư: mang đến lợi nhuận cho nhà đầu tư tin tưởng vào tri thức
và tính chính trực của chúng tôi
− Nhân viên: mang đến sự tin tưởng trong cuộc sống cho nhân viên
thông qua sự đóng góp đầy ý nghĩa của họ
− Nhà cung cấp: mang đến sự hài lòng của nhà cung cấp qua các giao
dịch công bằng và minh bạch
* Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:
− Tổng doanh thu:
2.107.262.594.676
− Doanh thu thuần
1.892.738.683.616
− Lợi nhuận trước thuế: 227.650.562.878
− Lợi nhuận sau thuế:
199.587.769.274
− Tổng tài sản: 447.374.860.000
− Tổng nguồn vốn: 447.374.860.000
− Tỷ suất sinh lời:
9.47%
2
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
PHẦN II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
1.Tốc độ tăng trưởng
Năm 2009 với doanh thu toàn Công ty đạt 1.126 tỷ đồng, tăng 10% so với năm
2008; lợi nhuận sau thuế đạt 54.3 tỷ đồng, tăng 986% so với năm 2008, một mức đặc
biệt ấn tượng trong giai đoạn nền kinh tế suy giảm và nhiều doanh nghiệp không tìm
được đơn hàng.Tuy nhiên so với các công ty may khác thì tốc độ tăng trưởng của
Thành công vẫn thấp hơn. Cụ thể như sau:
Công ty cổ phần May Việt Tiến có kim ngạch xuất khẩu 205 triệu USD, dẫn đầu toàn
ngành. Công ty cổ phần Dệt 10/10 cũng đã bứt phá mạnh mẽ với kim ngạch xuất khẩu
lên đến 117 triệu USD.
Ta thấy để có thể cạnh tranh với những thương hiệu mạnh như Việt Tiến trong những
năm tới May 10 cần phải nỗ lực hơn và tích cực rà soát lại khả năng cung phó của
mình, cùng với việc cải tiến năng suất chất lượng với chi phí thấp đồng thời nghiên
cứu tấn công vào các mặt hàng và thị trường mới khi có điều kiện.
2. Các giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành
Dệt may Việt Nam tăng trưởng ở mức 30-35% một năm và đang trên đà phát
triển. Tuy gặp phải vô vàn thách thức và khó khăn song có thể nói đây là một ngành
đang ở giai đoạn tăng trưởng.
Ngày nay, khu vực hoá, toàn cầu hoá được coi như một xu hướng tất yếu đối với mọi
quốc gia muốn phát triển nền kinh tế của mình. Tất cả các quốc gia trong đó có Việt
Nam, đều muốn hội nhập với thế giới nhằm tìm kiếm thêm những thời cơ, cơ hội mở
rộng quan hệ hợp tác buôn bán với các nước khác. Điều này có nghĩa là chúng ta sẵn
sàng hợp tác, cạnh tranh lành mạnh với các nước khác trong mọi lĩnh vực đặc biệt là
lĩnh vực thương mại.
Việt Nam hiện đang không ngừng tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu,
đặc biệt là về dệt may. Nước ta có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý cho việc trồng
cây bông, hơn nữa với nguồn lao động dồi dào, người lao động chăm chỉ, cần cù khéo
léo, giá nhân công rẻ là điều kiện hết sức thuận lợi đối với xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam. Thêm vào đó, hiện nay ngành công nghệ dệt may đang có xu hướng
3
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước
Châu á có giá nhân công rẻ. Do đó, việc phát triển xuất khẩu Việt Nam càng có nhiều
thuận lợi
3. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô:
Kinh tế
Xã hội- văn hoá
- Việt Nam gia nhập WTO
-Dân số Việt Nam đông hơn 80
- Kinh tế Việt Nam đang tăng
triệu dân => thị trường tiêu thụ
trưởng mạnh
rộng lớn
- Cạnh tranh của dệt may
- Nhìn chung trình độ của người
nước ngoài đặc biệt là dệt may
lao động trong ngành dệt may
Trung Quốc
còn chưa cao
- Khủng hoảng kinh tế thế giới
-Sức chịu đựng của người lao
động còn kém
Chính trị- pháp luật
CT CP dệt
may đầu tư
thương mại
Thành Công
Công nghệ
- Ổn định về chính trị
-Cộng nghệ dệt may của nước ta
- Pháp luật của Việt Nam còn
còn lạc hậu
nhiều bất cập, thường xuyên
- Công nghệ kĩ thuật của thế
thay đổi
giới ngày càng thay đổi
- Hệ thống quản lí của nhà
- Hệ thống sản xuất may mặc,
nước còn yếu kém
công nghệ màu. phụ liệu của dệt
- Nhà nước vừa có chính sách
may ta còn kém
hỗ trợ phát triển dệt may trong
nước
4
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
Chính trị pháp luật
- Việt Nam được coi là một đất nước hoà bình và ổn định nhất trên thế giới.
Chính trị ổn định là điều kiện lí tưởng để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Thành
Công đã cố gắng kinh doanh và sản xuất phát triển hơn.
- Pháp luật Việt Nam vẫn còn 1 số những bất cập, thường xuyên thay đổi gây
khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam cũng như đối với công ty may Thành Công.
Với ngành dệt may Việt Nam, hệ thống pháp luật như vậy làm cho việc xuất nhập
khẩu nguyên liệu, sản phẩm may mặc bị khó khăn: Có khi do luật pháp của chúng ta
chưa phù hợp với các nước trên thế giới nên gây ảnh hưởng đến các hợp đồng may
mặc và gia công của Việt Nam, đồng thời các nhà đầu tư nước ngoài cũng khó để đầu
tư hoặc liên kết với các công ty may Việt Nam. Ngành dệt may của ta chưa chủ động
được nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu gần 70% nguyên liệu nước ngoài nên nếu thủ
tục xuất nhập khẩu rườm rà sẽ làm cho chúng ta nhiều khi không nhập được hàng
hoặc nhập muộn gây ảnh hưởng đến hợp đồng trả hàng cho đối tác. Điều đó là 1 điều
tối kỵ trong kinh doanh.
Công ty may Thành Công là 1 trong những công ty của ngành dệt may Việt
Nam. Khi chính sách pháp luật của nhà nước gây khó khăn cho ngành dệt may thì
Thành Công cũng chịu ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh sản xuất. Nhưng
hịên nay nhà nước ta đang ưu tiên phát triển ngành dệt may do đó có những chính
sách ưu đãi. Thành Công nắm được cơ hội đó đã gia tăng sản xuất đặc biệt là gia công
xuất khẩu hàng hoá cuả mình sang nhiều nước trên thế giới. Từ đó làm cho công ty
ngày càng phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm và đời sống của người lao động
trong công ty ổn định hơn.
Về kinh tế
- Gia nhập WTO tạo ra cho ngành dệt may Việt Nam cũng như công ty may
Thành Công có nhiều cơ hội và thách thức. Cơ hội là hàng hoá sẽ đựoc các nước biết
đến, bãi bỏ thuế quan hạn ngạch đối với dệt may Việt Nam làm cho sản phẩm đựơc
cạnh tranh công bẳng hơn trên thị trường quốc tế. Từ đó nhiều người dân các nước sẽ
biết đến sản phẩm dệt may của Việt Nam khiến thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở
5
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
rộng hơn. Từ đó sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người Việt Nam vì dệt may là
ngành cần có rất nhiều lao động, dẫn đến xã hội Việt Nam ổn định hơn. Ngành dệt
may của chúng ta được phát triển hơn do tiếp thu được kinh nghiệm sản xuất và sử
dụng dây chuyền công nghệ hiện đại. Và Thành Công cũng sẽ ngày càng phát triển
hơn vì sản phẩm được cạnh tranh công bằng trên thị trường quốc tế. Ngoài ra nhà
nước miễn giảm 1 phần thuế nhập khẩu nguyên liệu may khiến Thành Công nhập
được nhiều nguyên liệu hơn nên sẽ sản xuất được nhiều hơn. Thách thức là có nhiều
đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc làm cho ngành may mặc Việt Nam nói chung
và công ty may Thành Công nói riêng phải không ngừng nâng cao để cải tiến công
nghệ để sản xuất ra sản phẩm hợp với nhu cầu của thị trường. Đồng thời ngành dệt
may Việt Nam cũng như công ty may Thành Công phải có được chính sách giá hợp
lý, chính sách marketing linh hoạt…. không ngừng nâng cao cả về số lượng, chất
lượng, mẫu mã, màu sắc sản phẩm.
- Những tháng cuối năm 2009 tình hình suy thoái nền kinh tế thế giới đã tác
động trực tiếp đến ngành dệt may đặt các doanh nghiệp trong những khó khăn và
thách thức. Thị trường xuất khẩu và sức mua giảm sút rõ rệt, 1 số doanh nghiệp vừa
và nhỏ phải ngừng sản xuất, giảm lao động. Nhưng với 60 năm hoạt động cùng với
những nhà quản lí giỏi, tập thể lao động của công ty may Thành Công đã không
ngừng nỗ lực để tạo ra sản phẩm nhằm thích ứng với nhu cầu thị trường để ổn định
sản xuất và luôn tìm ra hướng đi cho công ty trong giai đoạn khó khăn nhất của nền
kinh tế toàn cầu.
Công nghệ:
- Hàng ngày hàng giờ công nghệ ngày càng phát triển. Và Việt Nam là 1 nước
đang phát triển nên nhìn chung cơ sở vật chất kĩ thuật của chúng ta còn kém xa so với
các nước phát triển. Nên có thể thấy dệt may Việt Nam và Thành Công là yếu về công
nghệ sản xuất so với ngành dệt may của các nước khác. Công nghệ cao làm cho năng
xuất cao chất lượng sản phẩm nhìn chung cao và đồng đều, ít bị lỗi sản xuất do đó giá
thành sản phẩm sẽ ổn định và thấp hơn. Đây chính là 1 trong những nhân tố tạo nên
khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may nước ngoài với nước ta. Vì vậy muốn tăng
6
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
năng suất, chất lượng sản phẩm thì dệt may Việt Nam nói chung và Thành Công nói
riêng phải không ngừng đầu tư trang thiết bị dây chuyền sản xuất để tạo ra thế cạnh
tranh cho mình và phát huy năng lực của ngành hay của công ty. Cụ thể đối với Thành
Công, ta thấy công ty đã thực hiện cải tiến công nghệ như sau:
Với sản lượng 18 triệu sản phẩm/ 1 năm công ty may Thành Công đã sử dụng
những trang thiết bị máy móc như sau:
· Máy may: Đức, Nhật
· Máy thùa khuy đính nút điện tử: Nhật
· Hệ thống ủi hơi: Nhật
· Máy ép keo: Nhật.
· Máy Cắt tự động: Mỹ, Nhật, Đài Loan
· Máy thêu: Nhật.
· 4.100 máy móc các loại (máy bằng 1 kim, máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ, máy đính bọ
điện tử, máy thùa khuy đính nút điện tử, máy 3 kim đánh bông, máy Ziczac,
máy Picot, máy 4 kim móc xích kép,…) nhập khẩu từ Nhật, Đức, Mỹ, Đài
Loan.
Đánh giá toàn diện của các đối tác nước ngoài như Sanmar, Costo, Target, JC
Penny, Connor, Jones Apparel, Perry Ellis, New Time Group, Dimensions, Eddie
Bauer,… Các sản phẩm may dành cho người lớn và trẻ em của Thành Công hoàn toàn
không chứa các chất có thể gây tác hại đến sức khỏe người sử dụng.
· Hàm lượng Formaldehyde đạt tiêu chuẩn thị trường Châu Âu.
· Sản phẩm dành cho trẻ em luôn an toàn về nồng độ chì, theo luật CPSIA
(Consumer Product Safety Improvemen, 2008) của Mỹ.
· Chứng nhận “Đảm bảo không có chất nguy hại trong sản phẩm dệt may” theo
tiêu chuẩn “Oeko-Tex standard 100 Certificate” của Forchungsinstitut
Hohenstein.
7
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
*/ Văn hoá xã hội
- Kinh tế xã hội Việt Nam ngày càng phát triển đời sống người dân ngày càng
được nâng cao nên họ đòi hỏi những sản phẩm đẹp chất lượng tốt cho nên công ty
may Thành Công phải không những cải thiện khâu thiết kế sản xuất thiết kế để thoả
mãn nhu cầu khách hàng. Việt Nam là 1 nước có hơn 80 triệu dân do đó đây là 1 thị
trường tiêu thụ sản phẩm dệt may lớn. Vì vậy ngành dệt may trong nước đã có rất
nhiều các công ty cạnh tranh với nhau như: Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước, May 10,
Thành Công….Chính điều này đã làm cho ngành dệt may Việt Nam được chú trọng
phát triển hơn- đây cũng là mục tiêu phát triển của chính phủ cho ngành dệt may nước
nhà. Công ty may Thành Công cần phải không ngừng nỗ lực phát triển chính sách
Marketing để tìm hiểu thị trường nhu cầu của người tiêu dùng để mà tạo ra những sản
phẩm đặc trưng, khác biệt hoá của mình nhằm cạnh tranh với các đối thủ hiện tại và
tiềm năng.
4. Đánh giá cường độ cạnh tranh.
5. Quyền lực
tương ứng
của các bên
liên quan
khác
Các bên
liên quan
khác
Gia nhập tiềm
năng
Các đối thủ cạnh
tranh trong ngành
1. Đe doạ ra nhập
mới
4. Quyền lực
thương lượng
của người
mua
6. Cạnh tranh giữa
các DN hiện tại
Người
cung ứng
3. Quyền
lực thương
lượng của
người cung
ứng
Người mua
2. Đe doạ của các
sản phẩm /dịch vụ
thay thế
Sự thay thế
8
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
*/ Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành:
+ Gia nhập tiềm năng
+ Sản phẩm thay thế
+ Năng lực thương lượng của người cung cấp
+ Năng lực thương lượng của người mua
+ Các bên liên quan khác
+ Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại
Gia nhập tiềm năng
Tính kinh tế theo quy mô: Trong khi một nhà máy dệt của Trung Quốc trung
bình cứ khoảng 6.000 máy dệt thì các doanh nghiệp dệt Việt Nam chỉ có khoảng vài
trăm máy, đa phần là cũ, lạc hậu thiết bị lạc hậu dẫn đến chất lượng vải nội không ổn
định, độ bền màu kém, khiến cho khách hàng đặt may không dám lựa chọn vải nội,
buộc các doanh nghiệp may gia công lại phải nhập khẩu vải từ các công ty nước
ngoài. Không chỉ may gia công, ngay cả các công ty may phục vụ tiêu dùng nội địa
cũng không dám mạo hiểm thương hiệu của mình khi mua vải chất lượng kém để sản
xuất những mặt hàng của mình. Điều đó làm ngành dệt càng gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, những doanh nghiệp dệt trong nước làm ăn được hầu hết đều là các doanh
nghiệp tư nhân hoặc liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài.
Chi phí: Hiện nay các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam chưa chủ động
được các nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may, mà chúng ta phải nhập khẩu tới 80%
các nguyên, phụ liệu. Trong khi do Trung Quốc chủ động được thêm vào đó công
nghệ sản xuất của chúng ta còn kém so với các quốc gia trong ngành này. Chính vì
vậy sản phẩm của chúng ta khi hoàn thành thì giá cả cao hơn so với các nước khác
nhất là Trung Quốc.
Do vậy ngành dệt may đang gặp phải những khó khăn cần phải giải quyết và
các doanh nghiệp trong ngành cũng đang tháo gỡ những khó khăn trên và Dệt may
Thành Công cũng không tránh khỏi.
Lợi thế về chi phí: Do Dệt May Thành Công có dây truyền công nghệ sản xuất
hiện đại do đó rủi ro về sản phẩm kém chất lượng thấp, sẽ có nhiều sản phẩm chất
9
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
lượng tốt được sản xuất ra và tương ứng với nó là có ít sản phẩm không đạt chất
lượng, có khả năng kiểm soát các yếu tố đầu vào.
Năng lực thương lượng của người cung ứng:
Các nước thành viên trong ngành dệt may ASEAN. Tăng cường nhập khẩu
nguyên liệu và phụ kiện của nhau, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung từ
Trung Quốc như hiện nay.
Các nhà sản xuất hàng dệt may Campuchia, đánh giá cao việc tăng cường quan
hệ buôn bán của nước này với Việt Nam, kể cả trong ngành dệt may.→ Cần ưu tiên
nhập nguyên liệu, phụ kiện nội khối để giảm giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh
tranh nhờ những lợi thế về giá và giảm đáng kể chi phí vận chuyển và khiến nhà cung
ứng chính là Trung Quốc có chính sách hợp lí cho việc cung cấp nguyên phụ liệu.
Dệt may Thành Công phải nhập ngoại không chỉ nguyên phụ liệu mà còn phải
nhập khẩu cả công nghệ để sản xuất → Các nhà cung ứng đựơc coi là 1 đe doạ khi họ
thúc ép nâng giá các yếu tố đầu vào. Điều đó đó ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của
Dệt may Thành Công.
Do đó Dệt may Thành Công cần phải tạo ra lợi thế cho mình để có thể thương
lượng với các nhà cung ứng của họ không lên phụ thuộc vào một nhà cung ứng. Cần
phải tìm các nhà cung ứng mới, đặc biệt phải tận dụng cơ hội của hiệp hội dệt may
ASEAN.
Năng lực thương lượng của người mua:
Khách hàng là nhân tố rất quan trọng bởi nó quyết định tới lợi nhuận mà công
ty đạt được và thị truờng mà công ty đang nắm giữ.
Sản phẩm may mặc là sản phẩm phổ biến trên thị trường, bởi vậy, quyền lực
thương lượng của khách hang trong lĩnh vực may mặc là cao. Tuy nhiên, Dệt may đã
tạo cho mình những đặc trưng cho sản phẩm của mình. Sự khác biệt này đã tạo được
vị thế của sản phẩm may mặc Thành Công trên thị trường.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành:
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của hang may mặc Việt Nam là Trung Quốc. Trong
xuất khẩu, Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi khi cạnh tranh về giá với các sản phẩm xuất
10
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
xứ từ Trung Quốc thì ngay trong thị trường nội địa, hàng Trung Quốc giá rẻ cũng là
nỗi lo lớn của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp cũng sẽ phải chia sẻ thị trường nội địa
cho các đối thủ nước ngoài. Điều lo ngại nhất đối với các doanh nghiệp dệt may chính
là sự cạnh tranh trên sân nhà sẽ trở nên gay gắt hơn.
Dù thuế nhập khẩu vải và hàng may mặc từ các nước ASEAN đó giảm xuống
còn 5%, nhưng đối thủ cạnh tranh chính của sản phẩm dệt may Việt Nam lại nằm ở
những nước ngoài khối ASEAN như Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Pakistan, Trung
Quốc và Ấn Độ... Hiện tại, hàng dệt may nhập từ các nước không thuộc khối ASEAN
đang phải chịu thuế suất rất cao, 50% với sản phẩm may và 40% với sản phẩm dệt.
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, mức thuế trên sẽ giảm xuống cũng tối
đa là 15%. Do đó, các doanh nghiệp dệt và may sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn ở
thị trường nội địa.
Ngay cả trong điều kiện cạnh tranh bình thường, thì chúng ta đã thua một số
đối thủ chính như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia... Cũng tại thị trường Mỹ, tuy vẫn
giữ được lượng khách hàng truyền thống, nhưng nó không đạt được mức gia tăng như
những năm đầu, khi mới thực thi Hiệp định Thương mại song phương.
Dệt may Thành Công cũng đang có những chiến lược riêng để giữ vững thị
trường trong nước với các đổi thủ cạnh tranh mạnh như Việt Tiến, Nhà Bè…và thị
trường quốc tế với các nước có ngành dệt may mạnh như Trung Quốc, Hàn Quốc…
không chỉ về giá cả mà còn là mẫu mã.
Các bên liên quan khác:
Khi việt nam chính thưc gia nhập WTO thì không chỉ ngành dệt may mà các
ngành khác cũng gặp phải những khó khăn về nhiều mặt. Cụ thể như ở ngành dệt may
thì các chính sách hỗ trợ của chính phủ dành cho ngành không còn và quan trọng hơn
là hàng rào thuế quan bảo hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa cũng bị dỡ bỏ. Khiến
việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài
càng trở nên khó khăn hơn.
11
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
Dệt may Thành Công cũng là một doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may nước
ta nhưng khi những rào cản đó áp dụng cũng gặp phải khó khăn nhất định như khi rào
cản thuế dỡ bỏ và không được sự hỗ trợ của nhà nước thì Dệt may Thành Công sẽ
tăng chi phí đầu vào dẫn đến tăng giá thành sản phẩm và cạnh tranh với các công ty
nước ngoài là rất khó.
Mô thức đánh giá tổng hợp các nhân tố bên ngoài (EFAS)
Các nhân tố chiến lược
Độ
quan
trọng
*/Các cơ hội
- Việt Nam gia nhập WTO
0.1
- Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
0.05
- Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Châu Á
0.1
- Đời sống người dân nâng cao nên nhu cầu thời trang 0.1
phát triển (cầu thị trường nội địa)
- Sản phẩm tích hợp công nghệ mới
0.1
- Văn hoá tiêu dùng hàng may mặc Việt Nam
0.05
*/ Các thách thức
- Thay đổi giá nguyên vật liệu đầu vào
- Xu hướng đổi mới tiêu dùng
- Tăng cường các quy định pháp lí của chính phủ
- Cường độ cạnh tranh mạnh trong ngành
- Cạnh tranh với các công ty nước ngoài (Trung Quốc)
- Công nghệ phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển
- Cạnh tranh với các công ty lớn có thương hiệu trong
nước (May 10, Việt Tiến, Nhà Bè…)
0.15
0.05
0.05
0.05
0.1
0.05
0.05
Tổng
1.0
Xếp
loại
Tổng
độ
quan
trọng
3
3
4
4
0.3
0.15
0.4
0.4
4
3
0.4
0.15
3
2
3
3
3
2
2
0.4
0.1
0.15
0.15
0.3
0.1
0.1
3.1
Nhận xét: Tổng điểm quan trọng của tất cả các nhân tố bên ngoài của mô hình
EFAS là 3.1→ Dệt may Thành Công đã ứng xử tốt với tác động của các nhân tố bên
ngoài. Doanh nghiệp cần tập trung khai thác hơn nữa cơ hội Việt Nam gia nhập cộng
đồng kinh tế ASEAN để khai thác nguồn nguyên liệu gần, tạo lợi thế kinh tế. Đồng
thời khai thác hơn nữa thị trường nội địa tiềm năng tận dụng sự am hiểu văn hoá tiêu
12
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
dùng của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó cần khắc phục hơn nữa những hạn chế về
xu hướng thay đổi tiêu dùng, công nghệ phụ trợ, và cạnh tranh của các đối thủ lớn.
PHẦN III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
1.Sản phẩm chủ yếu:
Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Cô ng (Thành Công Group)
là một trong những công ty dệt may hàng đầu tại Việt Nam
NGÀNH SỢI
Sợi Cotton chải kỹ (CM) chi số Ne20, Ne30, Ne40 dệt kim, dệt thoi. Sản lượng 1.500
tấn/năm.
Sợi Cotton chải thô (CD) chi số Ne16, Ne20, Ne24, Ne26, Ne28, Ne30 dệt kim, dệt
thoi. Sản lượng 6.000 tấn/năm.
Sợi Rayon (Viscose) chi số Ne30 đến Ne40. Sản lượng 3.600 tấn/năm.
Sợi Rayon (Viscose Vortex - MVS) chất lượng cao, chống cuộn cục, không xù lông,
hút ẩm cao và chịu được nhiều lần giặt, chi số Ne30 đến Ne40. Sản lượng 500
tấn/năm.
Sợi OE Cotton chi số Ne7 đến Ne20. Sản lượng 5.000 tấn/năm.
Sợi 100% Polyester chi số Ne20, Ne30, Ne40. Sản lượng 2.200 tấn/năm.
Các loại sợi pha :
Sợi 65% Polyester 35% Cotton chi số N20 đến Ne45. Sản lượng 1.000 tấn/năm.
Sợi CVC (Cotton/Polyester) chải kỹ chi số Ne20 đến Ne40. Sản lượng 200 tấn/năm.
Sợi 60% Cotton 40% Rayon chi số Ne20 đến Ne40. Sản lượng 100 tấn/năm.
Sợi Polyester/Rayon 65/35; 80/20; 90/10; 95/5 chi số Ne20 đến Ne40. Sản lượng 700
tấn/năm.
NGÀNH DỆT
Chủng loại: Vân điểm, vân chéo, vân đoạn, …
Sản phẩm: Vải dệt bán thành phẩm
13
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
NGÀNH ĐAN
Chủng loại: Single, Pique, Jacquard, Rib, Interlock, Double Face,…
Sản phẩm: Vải đan mộc
NGÀNH NHUỘM & HOÀN TẤT
VẢI DỆT
Chủng loại: Vân điểm, vân chéo, vân đoạn…
Sản phẩm:
Vải thời trang (áo, quần, Vải co dãn)
Vải đồng phục (công sở, bảo hộ lao động,…) và các sản phẩm chức năng như chống
tĩnh điện (vải cài sợi Carbon), chống thấm, chống ẩm,…
VẢI ĐAN
Chủng loại: Single, Pique, Jacquard, Rib, Interlock, Double Face,…
Sản phẩm: Vải đan kim các loại, vải thời trang, vải thể thao, vải chức năng (kháng
khuẩn, chống tia cực tím, thấm hút mồ hôi, chống dơ, kháng tĩnh điện…)
Nguyên liệu: Cotton 100%, T/C, CVC, Polyester 100%, Viscose 100%, T/R,
Cotton/Viscose/TR/TC + Spandex…
CHẤT LƯỢNG: Theo tiêu chuẩn ISO, AATCC…
Ngành may
• T-shirt
• Polo shirt
• Trang phục thể thao
• Trang phục trẻ em
• Áo khoác
• Đồng phục
• Trang phục lót
• .v.v.
14
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
Sản phẩm đã qua kiểm tra và đánh giá toàn diện của các đối tác nước ngoài như
Sanmar, Costo, Target, JC Penny, Connor, Jones Apparel, Perry Ellis, New Time
Group, Dimensions, Eddie Bauer,…
Các sản phẩm may dành cho người lớn và trẻ em của Thành Công hoàn toàn không
chứa các chất có thể gây tác hại đến sức khỏe người sử dụng.
Hàm lượng Formaldehyde đạt tiêu chuẩn thị trường Châu Âu.
Sản phẩm dành cho trẻ em luôn an toàn về nồng độ chì, theo luật CPSIA (Consumer
Product Safety Improvemen, 2008) của Mỹ.
Chứng nhận “Đảm bảo không có chất nguy hại trong sản phẩm dệt may” theo tiêu
chuẩn “Oeko-Tex standard 100 Certificate” của Forchungsinstitut Hohenstein.
2.Thị trường:
Sản phẩm của Công ty CP Dệt may Đầu tư Thương - mại Thành Công đã được
phân phối tới các khách hàng ở nhiều nước trên thế giới. Với doanh thu hàng năm là
2,000 tỷ đồng, công ty là một đối tác đáng tin cậy cho tất cả những khách hàng muốn
hợp tác làm ăn với công ty
Đối tác và khách hàng:
15
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
16
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
3. Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của doanh
nghiệp
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp:
Là tập hợp một chuỗi các hoạt động có liên kết theo chiều dọc nhằm
tạo lập và gia tăng giá trị.
Bao gồm hai hoạt động chính: Hoạt động cơ bản và hoạt động bổ trợ
3.1. Hoạt động cơ bản của công ty THÀNH CÔNG:
Hậu cần đầu vào:
Công ty Thành công là một trong những doanh nghiệp dệt may
chuyên sản xuất những mặt hàng chất lượng cao và phục vụ cho xuất khẩu.
Nguồn nguyên liệu chính của của Thành Công là nguồn nguyên liệu trong
nước không đáp ứng đủ về số lượng và không đảm bảo chất lượng nên hầu
hết là phải nhập khẩu từ nước ngoài.
+ Ngành sợi
Bông nhập khẩu từ Mỹ, Tây Phi, Úc, Pakistan.
Xơ (Polyester, Viscose) nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Đài Loan.
+Ngành dệt: Cotton, T/R, T/C, Viscose, CVC, Covi, Polyester xơ ngắn
+Ngành đan: Cotton 100%, T/C, CVC, Polyester 100%, Viscose 100%, T/R,
Cotton/Viscose/TR/TC + Spandex…
+ Ngành nhuộm và hoàn tất:
Nguyên liệu vải dệt: Sợi Cotton, T/R, T/C, Polyester, Carbon…
Nguyên liệu vải đan: Cotton 100%, T/C, CVC, Polyester 100%, Viscose 100%, T/R,
Cotton/Viscose/TR/TC + Spandex…
Sản xuất:
Với lực lượng lao động có tay nghề cao, giá thuê nhân công rẻ, hệ
thống phân xưởng có quy mô lớn cùng với những trang thiết bị máy móc
hiện đại, năng suất lao đông cao. Thành Công đã sản xuất ra những sản phẩm
17
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
với mẫu mã, kiểu dáng đẹp, đa dạng phong phú, hợp thời trang, chất lượng tốt, giácả
phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng
+Ngành sợi:
NĂNG LỰC SẢN XUẤT: 21.000 tấn/ năm.
+ Ngành may
NĂNG LỰC SẢN XUẤT: 15 triệu sản phẩm/năm.
+Ngành dệt:
NĂNG LỰC SẢN XUẤT: 7 triệu mét/ năm.
+ Ngành đan
NĂNG LỰC: 7.000 tấn (vải, rib, cổ bo)
+ Ngành nhuộm và hoàn tất
NĂNG LỰC: 10 triệu mét vải dệt thành phẩm/năm và 8.000 tấn vải đan thành
phẩm/năm.
Hậu cần đầu ra:
Mạng lưới khách hàng nội địa rộng khắp từ Bắc vào Nam, chủ yếu là những doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh dệt may lớn của cả nước. Sản phẩm sợi Thành Công được
xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Châu Âu, Hàn Quốc và không ngừng mở
rộng sang các thị trường tiềm năng khác.
Để làm tốt công tác hậu cần đầu ra, Dệt may Thành Công đã phát trển các kho
logistics hiện đại, quy trình công nghệ bao bì chất lượng và bắt mắt.
Marketing và bán hàng:
TCM nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ độc quyền chính thức bởi Thành Công Group.
18
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
Cam kết đem lại cho người sử dụng cảm giác tự tin và năng động, TCM luôn
được thiết kế với phong cách đơn giản, trẻ trung trên nền chất liệu thun cotton 100%
mềm mại, thoáng mát và hút ẩm cao. Không dừng lại ở các sản phẩm áo thun dành
cho Nam và Nữ trên nền chất liệu chủ đạo "thun cá sấu". TCM còn đa dạng hóa sản
phẩm về chất liệu và công nghệ.
Hợp tác với Tập Đoàn Bán Lẻ Số 1 tại Hàn Quốc
Tập đoàn E·Land khởi đầu là một công ty thời trang. Cho dù tập đoàn hiện đã
tham gia vào vô số ngành nghề, thì vẫn còn rất tích cực tham gia vào việc kinh doanh
thời trang của mình.Kinh doanh thời trang là nền tảng của E-Land Group. E-land
Group được xếp hạng là công ty thời trang Số 1 tại Hàn Quốc về doanh thu trong hai
năm liên tiếp.
Kinh doanh thời trang của tập đoàn chuyên về thường phục, hàng may mặc của
phụ nữ và trẻ em, và đến một mức độ thấp hơn, là phụ kiện, đồ lót và giày dép. Nhóm
này có một danh mục thương hiệu gồm 60 thương hiệu quốc gia và 40 thương hiệu
riêng. Tập đoàn bao gồm các nhãn hiệu Ellesse, New Balance, Berghaus, Teenie
Weenie và Marie Claire trong số những thương hiệu khác.
Thành Công đặc biệt chú trọng giữ chữ tín với khách hàng bằng cách luôn đảm
bảo tiến độ giao hàng với chất lượng cao, giá cả có thể cạnh tranh được, đồng thời sẵn
sàng nhận thực hiện các hợp đồng xuất khẩu với cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng
và phức tạp, được bạn hàng đánh giá cao… Thành Công hiện đã có quan hệ buôn bán
19
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
với hàng trăm khách hàng lớn trên thế giới và có hệ thống bán hàng rộng khắp trong
cả nước. nhờ vậy, năm qua Thành Công không những đạt kim ngạch xuất khẩu cao
vào các thị trường khó tính nhưng có mức mua lớn như các nước EU, Nhật Bản, Mỹ
và một số thị trường khác, mà còn chiếm thị phần trong nước khá cao với tổng doanh
thu 2.000 tỷ đồng. Công ty cũng đã tiến hành một số nghiên cứu và mở rộng thị
trường. Tuy nhiên, công tác quảng bá và tiếp thị trong nước chưa được đầu tư một
cách thỏa đáng.
Dịch vụ sau bán:
Với những sản phẩm chất lượng cao Thành Công có nhwnngx dịch vụ sửa chữa, bảo
hành cho sản phẩm. Với hàng xuất khẩu, Thành Công đảm bảo tuyệt đối chất lượng.
Công ty có dịch vụ tư vấn sau bán hàng để thu nhận những ý kiến đóng góp phản hồi
từ khách hàng để từ đó rút kinh nghiệm tìm cách nâng cao chất lưọng để thỏa mãn
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, công ty cũng lâp website để giúp
người tiêu dùng tìm hiểu rõ về công ty cũng như các loại sản phẩm của công ty để từ
đó có được lựa chọn đúng cho mình.
3.2 Hoạt động hỗ trợ cho công ty Thành công:
* Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp
Quản trị:
Ban lãnh đạo công ty là một tập thể thống nhất, đoàn kết, ý chí và hành động, toàn
tâm toàn ý chăm lo cho sự phát triển của công ty, đồng thời luôn thể hiện quyết tâm
đổi mới tư duy, tầm nhìn và chiến lược hợp lý. Những chính sách mà đội ngũ các nhà
quản trị đưa ra luôn phù hợp gắn bó thủy chung và có trách nhiệm uy tín với khách
hàng cũng như các đối tác, ban nghành lãnh đạo trung ương và địa phương. Các quyết
định quan trong luôn được thông qua hội đồng cổ đông thể hiện tinh thần trách nhiệm
cao và tính dân chủ.
Tài Chính, Kế toán:
Năng lực tài chính của công ty khá là vững mạnh. Công ty cũng đã tiến hành niêm yết
cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán, việc này giúp cho công ty có thêm
20
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
một kênh huy động vốn khá là hiệu quả mặc dù thị trường chứng khóan Việt Nam mói
ra đời còn nhiều khó khăn rủi ro trong hoạt động.Công tác tài chính kế toán được tiến
hành một cách công khai minh bạch, liên tục thông tin báo cáo đến các cổ đông,sàn
niêm yết và các đối tượng liên quan, điều này xây dựng được lòng tin của cổ đông
cũng như nhà đầu tin yên tâm hợp tác làm ăn và ủng hộ công ty. Vào đầu tháng 11
năm 2009, TCG hoàn tất việc phát hành 6 triệu cổ phiếu TCM cho cổ đông chiến
lược, E-Land Asia Holdings (Singapore) thuộc tập đoàn E-Land Group (Hàn Quốc).
Đây là đợt phát hành lần thứ hai và tăng cổ phần sở hữu của E-land tại TCG lên đến
16 triệu cổ phiếu tương đương 37% vốn điều lệ của Thành Công. Kết quả là, E-Land
không chỉ trở thành cổ đông chiến lược mà còn trực tiếp tham gia trong vai trò lãnh
đạo tại TCG.
Có thể nói rằng với bước ngoặt quan trọng này, Thành Công, lại một lần nữa, là một
trong những doanh nghiệp dệt may đầu tiên hợp tác và huy động vốn cũng như kinh
nghiệm quản lý từ các nhà đầu tư nước ngoài.
* Quản trị nguồn nhân lực:
Lãnh đạo Thành Công đã làm tốt việc bố trí sử dụng cán bộ, công nhân phù
hợp với năng lực, sở trường và có cơ chế trả lương, trả thưởng đúng đắn, công khai,
đồng thời không ngừng chăm lo cải thiện điều kiện việc làm, nâng cao đời sống vật
chất, văn hoá tinh thần cho cán bộ, công nhân, khuyến khích được mọi người lao động
hăng say, sáng tạo đem lại hiệu quả nhiều mặt.
Với khối công việc kinh doanh đa ngành nghề như vậy, Thành Công đã áp
dụng nhiều phương thức khác nhau để có thể tìm kiếm, tuyển dụng những cán bộ
công nhân viên có tiềm năng và năng lực thực sự. Thi tuyển, không qua thi tuyển, qua
công ty tư vấn, môi giới lao động, qua tìm kiếm trên mạng việc làm, qua website của
công ty hoặc TCT trực tiếp tuyển dụng là những phương pháp tuyển dụng hiện tại của
Thành Công.
Ban tuyển dụng và đào tạo được thành lập và nghiên cứu lập kế hoạch tuyển
dụng tài năng, đào tạo mới, đào tạo lại về nghiệp vụ, chuyên môn, bồi dưỡng tay nghề
cho CBCNV theo nhiều hình thức. Chọn được nguồn nhân lực giỏi là một chuyện,
21
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
nhưng biết phát huy tài năng cũng như giữ chân người giỏi, lại là một phạm trù khác.
Hiểu như vậy, Thành công đã chú trọng chăm lo đến lợi ích của từng cá nhân, giúp
cho nhân viên nhận thức rõ được hình ảnh lợi ích của họ gắn liền trực tiếp với lợi ích
công ty và người được hưởng lợi ích đầu tiên chính là họ.
* Phát triển công nghệ:
Công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định trong việc xây dựng
lợi thế cạnhtranh. Xác định đúng tầm quan trọng của công nghệ, thành Công luôn chú
trọng đầu tư đổi mới, phát triển công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại. Nhập
khẩu các dây truyền máy móc,công nghệ sản xuất hiện đại. Thường xuyên tổ
chức đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị
kỹ thuật hiện đại phục vụ cho sản xuất
+Ngành sợi:
MÁY MÓC THIẾT BỊ: ĐỀU ĐƯỢC NHẬP TỪ Nhật, Châu Âu, Trung Quốc.
Số cọc sợi: 108.852 cọc sợi.
Số Roto OE: 2.464 Roto OE.
Thiết bị khác: Máy đánh ống tự động, bộ tách xơ màu, máy bông, máy chải thô, máy
ghép, máy cuộn cuối, máy chải kỹ, máy sợi thô, máy sợi con.
+Ngành may:
MÁY MÓC THIẾT BỊ: 4.100 máy móc các loại (máy bằng 1 kim, máy vắt sổ 2 kim 4
chỉ, máy đính bọ điện tử, máy thùa khuy đính nút điện tử, máy 3 kim đánh bông, máy
Ziczac, máy Picot, máy 4 kim móc xích kép,…) nhập khẩu từ Nhật, Đức, Mỹ, Đài
Loan.
+Ngành dệt:
MÁY MÓC THIẾT BỊ: Nhật, Châu Âu, Hàn Quốc, Đài Loan.
Máy dệt khí, máy dệt kiếm.
22
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
Máy móc phụ trợ : Máy hồ, máy mắc, máy xe, máy đảo.
+ Ngành đan
MÁY MÓC THIẾT BỊ:
74 Máy Đan Tròn (Single Jersey, Interlock, French Terry, Jacquard…).
129 Máy dệt cổ.
+ Ngành nhuộm và hoàn tất
MÁY MÓC THIẾT BỊ: Nhật, Đài Loan, Đức, Ý, Mỹ.
Máy nhuộm cao áp, thấp áp.
Máy hoàn tất.
Máy móc phụ trợ khác: Làm bóng, Compact, Comfit, gia công cán láng, mài vải.
Hệ thống phòng thí nghiệm: thiết bị kiểm tra màu sắc, đo độ bền màu, độ bền cơ học,
…
* Thu nua
Để có sản phẩm có chất lượng Thành Công lựa chọn những nhà cung cấp uy
tín trên thế giới về cung cấp trang thiết bị máy móc và nguyên vật liệu đầu vào.
Về máy móc thiết bị Thành Công nhập khẩu từ các nhà cung cấp Nhật, Đài Loan,
Đức, Ý, Mỹ… Tuỳ từng sản phẩm mà lựa chọn các nhà phân phối khác nhau, không
phụ thuộc vào một nhà cung ứng duy nhất.
4. Các năng lực cạnh tranh:
Ưu điểm của các sản phẩm do Thành Công sản xuất là sự kết hợp hoàn hảo
giữa đầu tư công nghệ và nghiên cứu phát triển sản phẩm. Quy trình quản lý tốt cũng
là điều kiện để hướng đến chất lượng toàn diện.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dệt may: Để sản phẩm có sức
cạnh tranh mạnh trên thị trường nội địa và xuất khẩu, Thành Công luôn chú trọng xây
dựng và phát triển hệ thống chất lượng toàn diện, đặc biệt là chất lượng sản phẩm,
chất lượng dịch vụ và chất lượng quản lý. Về chất lượng sản phẩm công ty chú trọng
đầu tư cho công tác R&D và đổi mới dây chuyền công nghệ. Đối với chất lượng quản
lý, công ty áp dụng quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO và liên tục đầu tư phát triển
23
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
nguồn nhân lực có chất lượng cao. Về dịch vụ công ty cam kết cung cấp cho khách
hàng những sản phẩm tốt nhất với thời gian nhanh nhất. Song song đó, Thành Công
tăng cường các hoạt động khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu nhu cầu
khách hàng để cho ra đời những sản phẩm đa dạng, phù hợp và có tính khác biệt cao.
Công ty có liên doanh liên kết với E-Land Group một tập đoàn đa quốc gia của
Hàn Quốc giúp công ty mở rộng thị trường,nhận được các đơn hàng của E-Land
Group trên toàn cầu.
5. Vị thế cạnh tranh:
Thành Công là một trong những công ty dệt may hàng đầu tại Việt Nam với 4
công ty thành viên. Đồng thời, Thành Công sẽ còn vươn cao hơn nữa trên thương
trường trong và ngoài nước với cương vị là tập đoàn kinh tế đa ngành hùng mạnh.
→ Thành Công có vị thế cạnh tranh mạnh
MÔ HÌNH IFAS
XẾP
LOẠI
TỔNG
ĐIỂM
QUAN
TRỌNG
1. Công nghệ, dây 0,15
chuyền sản xuất hiện
đại
4
0,6
2. Nguồn nhân lực có 0,1
trình độ
4
0.4
3. Xây dựng thương 0,1
hiệu bảo hộ riêng
TCM
3
0,3
NHÂN TỐ BÊN
TRONG
ĐỘ
QUAN
TRỌNG
GIẢI THÍCH
Điểm mạnh
- Có uy tín về sản phẩm, cơ
hội để tạo dựng uy tín với
khách hang.
- Giảm chi phí hàng lỗi, tăng
năng suất.
- Điều hành mọi hoạt động
của công ty, các xưởng sản
xuất làm việc có hiệu quả.
- Năng suất lao động cao→ có
khả năng đáp ứng những đơn
hàng lớn.
- Thương hiệu sẽ giúp người
tiêu dùng biết đến doanh
nghiệp, hạn chế hiện tượng
hàng giả, hàng nhái.
24
Quản trị chiến lược 1.3- Nhóm 8
4. Truyền thống (kinh 0.05
nghiện) kinh doanh
3
0,15
5. Liên kết với E-land 0,05
Group
4
0,2
6. Hoạt động nhiều 0,05
lĩnh vực sản phẩm
4
0,2
1. Phải phụ thuộc vào 0,15
nguồn nguyên liệu và
nhập máy móc, thiết
bị bên ngoài
3
0,4
2. Khâu thiết kế còn 0,1
kém
2
0,2
3. Marketing
0.1
2
0,2
4. Thị trường nội địa
0,05
2
0,1
2
0,2
- Có gần 45 năm sản xuất và
kinh doanh trong lĩnh vực may
mặc, có chính sách đãi ngộ và
chính sách xã hội tốt, tinh thần
đoàn kết trong công ty là chìa
khoá tạo nên thành công
- Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu,
đặc biệt xuất khẩu sang Hàn
Quốc.
- Đa dạng hoá được sản phẩm,
khai thác tối đa nguồn lực, tạo
khối liên kết chắc chắn.
Điểm yếu
5. Dịch vụ khách hàng 0,1
Tổng điểm
1
- Không chủ động về nguồn
nguyên liệu, làm cho giá sản
phẩm cao và nảh hưởng lớn
khi giá nguyên liệu tăng. Tuy
vậy Thành Công thực hiện
chuỗi hoạt động dệt, đan,
nhuộm, may và không phụ
thuộc vào một nhà phân phối.
- Chưa đáp ứng được nhu cầu
và thị hiếu của người tiêu
dùng.
- Sản phẩm của công ty quảng
cáo chủ yếu trên Internet,
nhiều người tiêu dùng chưa
biết nhiều về công ty
- Còn chưa tập trung trú trọng
phát triển
- Dịch vụ khách hàng chất
lương cao chưa phát triển, và
khách hàng bình dân không
trú trọng.
2,95
Nhận xét: Tổng điểm quan trọng đạt 2,95 → Dệt may Thành Công có năng lực
cạnh tranh khá tốt. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh khai thác hơn nữa về dây truyền công
nghệ sản xuất hiện đại và sự liên kết hợp tác với E-land Group để khai thác thế mạnh,
25