TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Khoa Kinh tế và Quản lý
---------o0o---------
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Địa điểm thực tập: Công ty TNHH và thương mại
Á Đông
Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Hoàng Yến
Lớp
: QTDN – K32
Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Tiến Dũng
HÀ NỘI – 2011
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------o0o---------
XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Cơng ty TNHH và thương mại Á Đơng có trụ sở tại:
Số nhà: 78
Đường: Trung Văn
Huyện: Từ Liêm
Thành phố: Hà Nội
Số điện thoại: 04.35535128
Số Fax: 04.35535128
Xác nhận
Chị: Vũ Thị Hoàng Yến
Sinh ngày: 20/01/1987
Là sinh viên lớp: QTDN-K32
Số CMT: 013282504
Có thực tập tại Công ty trong khoảng thời gian từ ngày 01/07/2011 đến ngày 01/08/2011.
Trong thời gian thực tập tại công ty, chị Yến đã chấp hành tốt các quy định của công ty và thể
hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi.
Ngày … tháng … năm 2011
Xác nhận của công ty
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa kinh tế và quản lý
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU THEO DÕI QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên: Vũ Thị Hoàng Yến
Lớp: QTDN - K32
Ngành: Quản trị Doanh nghiệp
Địa điểm thực tập: Công ty TNHH và thương mại Á Đông
Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tiến Dũng
STT
Ngày tháng
Nội dung công việc
Xác nhận của
GVHD
1
2
3
4
5
Đánh giá chung của người hướng dẫn: ………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………………...
Ngày… tháng… năm 2011
Người hướng dẫn
3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................5
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP..........................................................7
1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP:...................7
1.2.NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:............................................8
1.3.CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT:.............................................................................................9
1.4.CÁC PHỊNG BAN PHỤ TRỢ:.........................................................................................
1.5.HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP:......................................................................................................12
1.6.CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP:..............................................................12
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP............................................................15
2.1.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ CƠNG TÁC MARKETING.15
2.2.PHÂN TÍCH CƠNG TÁC LAO, ĐỘNG TIỀN LƯONG:.............................................22
2.3.PHÂN TÍCH CƠNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ, TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG
DOANH NGHIỆP:................................................................................................................26
2.4.PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH.......................................................................29
2.5.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH.........................................................................35
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP.......................40
3.1.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC MẶT QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP................40
3.2.ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP:........................................................................41
4
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện nhiệm vụ học tập của nhà trường trong đợt thực tập tốt nghiệp với khoá đào
tạo chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp, được sự đồng ý của nhà trường và lãnh đạo công
ty TNHH và thương mại Á Đông, tôi đã chọn công ty TNHH và thương mại Á Đông làm nơi
thực tập.
Qua đợt thực tập tìm hiểu các vấn đề, các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm củng cố và bổ xung thêm phần kiến thức, xem xét thực tế doanh nghiệp
thực hiện ra sao để có cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn về các kiến thức mà sinh viên đã
được học tập tại nhà trường.
Bám sát đề cương thực tập của nhà trường, bằng những lý luận và kiến thức đã được
học, tơi đã đi sâu tìm hiểu toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của cơng
ty và tìm hiểu cơng tác quản lý các mặt hoạt động đó . Trong q trình thực tập tại công ty,
bản thân tôi đã hiểu thêm được nhiều kiến thức thực tiễn về công tác lao động tiền lương,
công tác quản lý tài sản cố định, vật tư, tình hình tài chính, tình hình tiêu thụ sản phẩm, cơng
tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại cơng ty.
Được sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám đốc, các Phịng, Ban, Phân xưởng của cơng ty,
được sự chỉ bảo tận tình của ThS. Nguyễn Tiến Dũng và bằng sự cố gắng nỗ lực trong học
tập, nghiên cứu, tơi đã tìm hiểu các góc độ, các khía cạnh trong sản xuất kinh doanh của
cơng ty, thấy được kế hoạch sản xuất của các Phòng, Ban, phương pháp hạch toán, cách tổ
chức quản lý bộ máy hoạt động tồn cơng ty.
Sau khi tìm hiểu những lĩnh vực trên bằng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực
tế tơi đã có những phân tích, nhận xét đánh giá ở một số mặt hoạt động của công ty. Báo cáo
thực tập được trình bày thành 4 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH và thương mại Á Đơng.
Phần 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn, và lời cảm ơn chân thành tới khoa Kinh tế và Quản lý
trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ThS. Nguyễn Tiến Dũng, người đã tận tình hướng dẫn tôi
thực hiện báo cáo, cũng như Ban Giám đốc và các cán bộ của công ty TNHH và thương mại
Á Đơng, những người đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong cơng tác thu thập dữ liệu, cũng như tìm
hiểu thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Do hạn chế về kiến thức và giới hạn về đề tài nên trong bài viết không tránh khỏi những
sai sót nhất định, vì vậy rất mong được sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy, cô giảng viên để
bài viết của tơi được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Vũ Thị Hoàng Yến
5
PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp
1.1.1. Tên, địa chỉ và qui mô hiện tại của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp:
Công ty TNHH và thương mại Á Đông.
Địa chỉ trụ sở chính:
Số 78 đường Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại:
04.35535128
Fax: 04.35535128
Công ty TNHH và thương mại Á Đông là doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, với số vốn đăng ký <
10 tỷ đồng, số lao động trung bình hàng năm < 100 lao động. Phần lớn vốn của công ty là vốn
tự có, điều này có nghĩa là hình thức sở hữu là của các thành viên sáng lập trong cơng ty nên
họ có thể tự chủ về mặt tài chính trong quyết định về các vấn đề tài chính, đồng thời với
nguồn vốn tự có trên đã chứng tỏ tiềm lực về tài chính của cơng ty rất dồi dào, có thể huy
động một cách nhanh chóng khi cần thiết.
1.1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp
1.1.2.1. Sự hình thành của Cơng ty Cơng ty TNHH và thương mại Á Đông
Thực phẩm sạch là một nhu cầu tối cần thiết cho cuộc sống hiện nay, đặc biệt trong
bối cảnh các bệnh dịch truyền nhiễm như dịch tiêu chảy cấp đang hồnh hành và có nguy cơ
lây nhiễm rất cao trong cộng đồng, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận do mật độ
dân cư quá cao. Trước tình hình này, nhu cầu về thịt sạch và các sản phẩm chế biến từ thịt sẽ
tăng cao trong thời gian tới. Sản xuất và cung ứng thực phẩm sạch trong bối cảnh những năm
gần đây là một trong những vẫn đề nổi cộm của xã hội được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Hà Nội và phụ cận tiêu thụ thịt tươi sống mỗi ngày khoảng 300 tấn, trong đó khoảng
200 tấn là thịt lợn, khoảng 50 tấn thịt bò, còn lại là thịt gà. Ngành chăn nuôi của Hà Nội chỉ
đáp ứng được khoảng 30%, còn lại là do các tỉnh phụ cận cung cấp. Sản lượng gia súc, gia
cầm của Hà Nội đang có xu hướng giảm sút do tốc độ đơ thị hóa tăng nhanh, điều này cũng có
nghĩa là trong tương lai gần hầu hết thịt tươi sống cần thiết cung cấp cho Hà Nội sẽ được cung
ứng từ các địa phương khác về.
Hiện tại Hà Nội chưa có điểm giết mổ tập trung mà chủ yếu là do các cơ sở giết mổ tư
nhân ở các khu vực Khương Đình, Mai Động, Thịnh Liệt, Từ Liêm cung cấp. Các điểm giết
mổ này không được xây dựng đúng theo quy định của Pháp lệnh Thú Y và tiêu chuẩn Việt
Nam, đều nằm trong khu vực dân cư đông đúc, khơng đủ ánh sáng, khơng có hệ thống xử lý
phế thải, nước thải, gây ô nhiễm môi trường, không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm. Việc kiểm dịch và kiểm tra thú y tại các cơ sở này cũng chưa chặt chẽ. Hầu hết thịt sau
khi giết mổ được phân phối trên hệ thống chợ, việc kiểm tra thú y và kiểm dịch ở các chợ này
là không khả thi và việc xác định nguồn gốc thịt gia súc, gia cầm ở các chợ là không thể thực
hiện được.
Tiền thân của công ty TNHH và thương mại Á Đông là cơ sở chế biến thực phẩm tư
nhân, hình thành từ những năm 1990 của thế kỷ 20, đã hoạt động từ rất lâu năm trong lĩnh vực
giết mổ gia súc, chủ yếu là lợn. Cơ sở đóng tại làng Phùng Khoang, xã Trung Văn, huyện Từ
Liêm ngoại thành Hà Nội. Thời gian đầu, cơ sở chỉ sản xuất theo cơ chế tự cấp tự túc, cung
cấp hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương.
6
Những năm gần đây, khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng đi lên, các
doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào việc phân phối
thực phẩm tươi sống cũng như sản xuất các sản phẩm thực phẩm công nghệ cung ứng cho
nhân dân Hà Nội là phụ cận, với uy tín và kinh nghiệm của mình cơng ty đã được các khách
hàng là các nhà phân phối nước ngoài nổi tiếng như hệ thống phân phối sỉ Metro Cash and
Carry (CHLB Đức), hệ thống bán lẻ Big C (Pháp) cũng như các siêu thị trong nước lựa chọn
làm nhà cung cấp chính sản phẩm thịt heo mảnh tươi và pha lọc.
Các công ty chế biến thực phẩm công nghệ nổi tiếng như Cơng ty Liên doanh xúc xích
Đức Việt, các công ty chế biến suất ăn công nghiệp...cũng trở thành khách hàng của công ty.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng mở rộng và yêu cầu ngày càng cao của xã hội
về thực phẩm sạch, đáp ứng tiêu chuẩn VSANTP cũng như cần có đầy đủ tư cách pháp nhân
để tiện quan hệ ký kết hợp đồng kinh tế nên ngày 02/10/2008, cơ sở kinh doanh đã làm thủ
tục chuyển đổi thành công ty TNHH và thương mại Á Đơng nhằm phát huy thế mạnh truyền
thống của mình.
Hiện nay, trụ sở chính đồng thời là cơ sở sản xuất của Công ty đặt tại số 78 đường
Trung Văn, xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Phân xưởng pha lọc: chợ đầu mối Phùng Khoang, xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, thành
phố Hà Nội.
Để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và có thể đáp ứng được nhu cầu về thực
phẩm sạch cho Thủ đô Hà Nội và phụ cận, Công ty đang tiến hành đầu tư vào CCN Hà Bình
Phương tại xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội để xây dựng Nhà máy giết mổ & chế
biến thực phẩm và đã nhận được sự chấp thuận của UBND huyện Thường Tín, UBND TP Hà
Nội. Nhà máy giết mổ & chế biến các sản phẩm thực phẩm của Công ty đáp ứng đủ các điều
kiện về công nghệ, vệ sinh môi trường, phù hợp với quy hoạch về phát triển công nghiệp của
địa phương và đáp ứng được nhu cầu cung cấp thực phẩm sạch cho Hà Nội.
1.1.2.2. Q trình phát triển của Cơng ty Công ty TNHH và thương mại Á Đông
- 02/10/2008: chuyển đổi từ cơ sở kinh doanh thành Công ty TNHH và thương mại
Á Đông.
- Tháng 11/2008: Ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm thịt lợn tươi dạng mảnh cho
hệ thống siêu thị Metro Cash and Carry Thăng Long, Hoàng Mai, Hải Phòng.
- Tháng 01/2009: Ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm thịt lợn tươi dạng mảnh và
pha lọc cho hệ thống siêu thị Big C Thăng Long, Big C Hải Phòng.
- Tháng 03/2009: Ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm thịt lợn tươi pha lọc cho siêu
thị Unimart Phạm Ngọc Thạch.
- Ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm thịt lợn tươi pha lọc cho các trường tiểu học,
mẫu giáo trên địa bàn nội thành Hà Nội.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Doanh nghiệp
1.2.1. Chức năng
- Giết mổ gia súc gia cầm
- Sản xuất, chế biến thực phẩm, suất ăn cơng nghiệp, thực phẩm đóng hộp
- Bảo quản thực phẩm lạnh
- Sản xuất, thu mua, chế biến rau củ quả
7
1.2.2. Nhiệm vụ
- Là một doanh nghiệp nên nhiệm vụ hàng đầu của công ty là lợi nhuận, đảm bảo lợi ích
cho các thành viên góp vốn trên cơ sở đảm bảo tất cả những yêu cầu đề ra về các điều
kiện an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh mơi trường trong quy trình sản xuất.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn, quản lý sản xuất kinh doanh tốt, có lãi để tạo thêm
nguồn vốn tái bổ sung cho sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết
bị và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
Thực hiện tốt chính sách lao động tiền lương, áp dụng tốt hình thức trả lương thích
hợp để khuyến khích sản xuất, tận dụng chất xám nội bộ, thu hút nhân tài từ bên ngoài,
… là địn bẩy để nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.3. Cơng nghệ sản xuất
Hình 1.1 Quy trình cơng nghệ sản xuất thịt heo mảnh tươi
Lợn sống
Kiểm tra thú y
Tập kết
Chọc tiết
Gây choáng
Tắm sạch
Dừng ăn, phục hồi
trạng thái sinh lý
Hứng tiết
Rửa sạch
heo
Làm ráo
nước
Nhúng nước nóng
Lơng đưa đi xử lý
Xử lý tiết
Làm sạch
nội tạng
Tách bỏ nội
tạng
Sát trùng
Heo móc
hàm
Làm lạnh
Rửa sạch
Mổ treo
Rửa sạch
thân heo
Đánh lông
Đốt lông
bổ sung
Đầu đưa
đi xử lý
Sát trùng
Xuất xưởng
8
Bỏ đầu
Xẻ mảnh
Làm lạnh
Cân
Hình 1.2 Quy trình cơng nghệ sản xuất thịt heo pha lóc tươi
Thịt tươi
Vơ khay
Kéo màng co
Kiểm tra chất lượng,vệ
sinh thú y
Tập kết
Pha lọc, cắt miếng
Định lượng
Đông lạnh 0-50C
Rửa sạch
Xử lý, phân loại
Xuất xưởng
1.3.1. Mô tả công nghệ
1.3.1.1. Phần giết mổ
Heo sống được vận chuyển về nhà máy bằng xe tải chuyên dụng, cho nghỉ ngơi 3-5
tiếng để giảm stress trong quá trình vận chuyển nhằm nâng cao chất lượng thịt sau giết mổ.
Chuồng trại của khu nhốt lợn này cần được thoáng mát, yên tĩnh, đủ ánh sáng và phải có
máng uống nước cho heo. Với điều kiện khí hậu của nước ta, nên trang bị hệ thống vòi phun
nước (phun sương) để làm mát cho heo. Theo thiết kế, chuồng sẽ được chia thành nhiều
ngăn nhỏ, mỗi ngăn chứa khoảng 20 con. Trước khi được đưa vào chuồng, heo được cân và
quan sát bằng mắt nhằm phát hiện những con bị bệnh để chuyển sang cách ly, những con yếu
sẽ được đưa vào giết mổ trước. Cần chú ý tập trung theo đàn để tránh hiện tượng heo lạ đàn
sẽ cắn lẫn nhau.
Sau khi nghỉ ngơi, heo sẽ được tắm rửa sạch sẽ và đi vào một lối dẫn đến băng tải, băng
tải này áp vào bụng và nâng bụng heo lên, bốn chân tự do rời mặt đất và đưa tới máy gây
choáng.
Tại máy gây choáng, heo được gây choáng bằng máy gây choáng xung và chuyển qua
công đoạn chọc huyết. Sau khi lấy huyết heo sẽ được chuyển qua buồng rửa sạch và sau đó
chuyển qua buồng trụng nước nóng, rồi chuyển qua máy đánh lơng. Sau khi đánh lông heo
được chuyển qua hệ thống đốt bỏ lơng sót bằng hệ thống đốt ga tay cầm. Sau đốt lông, heo
được đẩy ra bàn và treo hai chân sau bằng móc, từ đây heo được đưa đến máy đánh bóng để
làm cho da heo có màu đồng nhất.
Tiếp theo heo sẽ được đưa vào khu mổ, tại đây heo được cắt hậu mơn, mổ bụng, lấy
lịng trắng, lịng đỏ, bỏ đầu sau đó đưa qua kiểm tra thú y. Nếu heo có triệu chứng bệnh sẽ
được đẩy qua 1 bên để lấy mẫu và kiểm tra lại cho chính xác, nếu phát hiện heo bệnh sẽ đưa
đi hủy hủy, nếu không bị bệnh sẽ đưa trở lại dây chuyền. Tại dây chuyền, heo được làm sạch,
cân, đánh dấu và đưa vào phịng lạnh hoặc xuất thịt nóng ra thị trường.
- Lòng trắng: Bỏ vào khay độc lập, sau khi kiểm tra được đưa vào phòng xử lý, làm
sạch.
- Lịng đỏ: Treo lên móc.
1.3.1.2. Phần pha lóc, đóng gói
Heo nửa thân (mảnh) từ phịng lạnh chuyển đến phịng pha lóc, tháo bỏ móc và chia làm
hai phần:
9
- Phần trước: Vai và bụng.
- Phần sau: Mông và đùi.
Sau đó sẽ chia nhỏ vai, bụng, mơng, đùi theo yêu cầu của khách hàng. Tất cả thịt heo đều
được di chuyển trên bàn inox và tách nhỏ từng phần bằng tay, trừ việc cắt nửa thân heo bằng
cưa máy. Pha lóc xong sẽ đưa qua phịng đóng gói, dán nhãn mác sau đó đưa qua kho lạnh
hoặc xuất ra thị trường.
1.3.1.3. Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong phân xưởng giết mổ & chế biến thịt thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt
lên hàng đầu. Phân xưởng giết mổ cần được chia làm hai khu: Khu sạch và khu bẩn.
Khu bẩn: Chuồng trại nhốt heo, khu gây chống, khu lấy huyết, trụng lơng, đánh lơng,
cạo lơng, đánh bóng heo. Tại khu này diễn ra tồn bộ các thao tác làm sạch heo nên được gọi
là khu bẩn vả phải riêng biệt, công nhân viên khu này không được qua các khu khác trong khi
làm việc.
Khu sạch: Khu mổ, xử lý phân loại thịt. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trong
thao tác giết mổ heo phải được treo lên, không tiếp xúc với sàn và bệ làm việc, quá trình mổ
diễn ra từ trên xuống dưới, tránh phân, đồ thừa trong bụng trào ra và dính vào thịt.
1.3.2. Xử lý chất thải
1.3.2.1. Xử lý nước thải
Đối với nước thải chế biến thực phẩm nói chung và giết mổ nói riêng, trên thế giới
hiện nay chủ yếu áp dụng công nghệ xử lý sinh học. Hiện tại có 4 nhóm cơng nghệ xử lý sinh
học nước thải thực phẩm đang áp dụng phổ biến là: Cơng nghệ sinh học nhỏ giọt; cơng nghệ
bùn hoạt tính trong các bể aeroten; công nghệ lọc sinh học trong thiết bị hợp khối và ao sinh
học ổn định.
Các công nghệ này đều đang sử dụng giải pháp kết cấu bể xây âm sâu dưới mặt đất
hoặc bán âm. Với hiện trạng của công ty, hiện đang sử dụng hệ thống 2 bể biogas để xử lý
chất thải quá trình giết mổ, còn đối với nhà máy mới sẽ được đầu tư đồng bộ, việc áp dụng
các biện pháp thi cơng âm và bán âm gây nhiều khó khăn trong q trình thi cơng, cơng ty
đang nghiên cứu lựa chọn cơng nghệ hợp khối, tích hợp thiết bị vào các container thép đặt nổi
trên nền đất, dễ dàng tháo lắp, di chuyển khi cần thiết.
1.3.2.2. Xử lý chất thải rắn
Các chất thải rắn khác như lông, mẩu vụn thịt, xương, da hàng ngày cuối ca sản xuất
được thu gom vào các thùng chứa chuyên dụng dung tích 700/1100 lít và ký hợp đồng với các
đơn vị có chức năng xử lý như các công ty môi trường đô thị hoặc các cơng ty phân bón để xử
lý tiếp theo quy định của ngành môi trường.
Thùng chứa chuyên dụng này được nhập khẩu từ CHLB Đức, thiết kế phù hợp với
việc di chuyển trong toàn nhà máy, phù hợp với cơ cấu tiếp nhận của các loại xe thu gom rác
đô thị hiện nay, có hệ thống bản lề đóng mở nắp thùng theo cơ cấu hoạt động của xe chở rác
khi tiếp nhận, đảm bảo khơng có rị rỉ nước thải, mùi ra ngồi mơi trường xung quanh.
1.3.2.3. Xử lý khí thải
Mùi phát thải trong nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm là khơng khí có
chứa các khí H2S, NH3, dung mơi, formaldehyde, CO, CO2, NO2…
10
Để xử lý các mùi này triệt để, công ty đang nghiên cứu lắp hệ thống hút và xử lý khí
bằng phương pháp hấp thụ.
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp: chuyên môn hóa kết hợp.
- Ở khâu sản xuất thịt mảnh: chuyên mơn hóa theo cơng nghệ.
- Các khâu sản xuất khác như pha lọc: chun mơn hóa theo sản phẩm.
1.4.2.Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp:
Hình 1.3 Sơ đồ kết cấu sản xuất thịt lợn tươi dạng mảnh
Lợn sống
BP Kiểm dịch
Giết mổ
BP Cơ khí & Cơ điện
Thịt mảnh tươi
BP dịch vụ khách hàng
KCS
Kho thành phẩm
Ghi chú:
-Bộ phận sản xuất chính
-Bộ phận sản xuất phụ trợ
1.5. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
1.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức của cơng ty
GIÁM ĐỐC
PHĨ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
PHĨ GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH
PHĨ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHĨ GIÁM ĐỐC
NỘI CHÍNH
PX Giết mổ
PX Pha lọc
Tổ Cơ khí, cơ điện
Đội xe vận chuyển
Phịng Tài chínhKế tốn.
Ban Đầu tư-Phát
triển.
Phịng Kinh doanh
Hệ thống cửa
hàng
Bộ phận chăm sóc
khách hàng
Phịng Hành chính
Tổng hợp.
Ban Bảo vệ-Tạp
vụ.
11
Hình 1.5 Sơ đồ điều hành sản xuất
Điều hành sản xuất
Ban Giám đốc
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
Kỹ thuật
Bộ phận
Thị trường
Các ca sản xuất
Bộ phận phục vụ
- Số cấp quản lý: 03 cấp (Ban Giám đốc & các phòng ban chức năng, phân xưởng).
- Sơ đồ kiểu trực tuyến chức năng: Tổ chức ra các bộ phận chức năng nhưng không trực
tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưu
cho nguời quản lý cấp cao trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện các quyết
định thuộc phạm vi chuyên môn của mình.
- Ưu điểm: đạt tính thống nhất cao trong mệnh lện, nâng cao chất lượng quyết định quản
lý, giảm bớt gánh nặng cho người quản lý cấp cấp, có thể quy trách nhiệm cụ thể nếu
có sai lầm.
- Nhược điểm: khi giao nhiệm vụ cho các bộ phận chức năng thì Ban Tổng giám đốc
phải chỉ rõ nhiệm vụ mà mỗi phòng ban phải thực hiện, mối quan hệ về nhiệm vụ giữa
các bộ phận chức năng để tránh sự chồng chéo trong công việc hoặc đùn đẩy giữa các
bộ phận.
1.5.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
-
-
-
Ban Giám đốc: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty,
thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, kiểm sốt mọi hoạt động của Cơng ty, chịu trách
nhiệm về sự phát triển của Công ty theo phương hướng mà Hội đồng thành viên thông
qua. Giám đốc có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến
mục đích, quyền lợi của công ty.
Giám đốc: Điều hành chung mọi hoạt động của Công ty; chịu trách nhiệm về hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh trước hội đồng thành viên; xây dựng phương án, chiến
lược hoạt động và triển khai thực hiện các chiến lược đó.
Phó Giám đốc Kinh doanh: Phụ trách việc kinh doanh, mạng lưới phân phối,
Phó Giám đốc Nội chính: Phụ trách lĩnh vực nhân sự, nội chính và đối ngoại; chịu trách
nhiệm về an toàn, sức khỏe của các thành viên trong Cơng ty; theo dõi q trình đào tạo
các thành viên trong Công ty; đại diện lãnh đạo về an tồn sức khỏe và Phịng Cháy
Chữa Cháy. Chăm sóc lĩnh vực đời sống của tồn Cơng ty.
Phó Giám đốc Kỹ thuật: Phụ trách lĩnh vực sản xuất, vật tư và xây dựng cơ bản.
Phó Giám đốc Tài chính: Phụ trách lĩnh vực tài chính- kế tốn và các vấn đề liên quan
đến thuế.
12
Phòng Kinh doanh: Thực hiện các hoạt động về tiếp thị, thiết kế, quảng cáo, in ấn các ấn
phẩm phục vụ công tác tiếp thị; quản lý và phát triển hệ thống đại lý; thực hiện các thủ tục
bán hàng; thực hiện công tác giám sát thị trường; thiết kế, thi công, trưng bày cho các cửa
hàng và đại lý khi có u cầu, trang trí gian hàng hội chợ; thực hiện công tác bán hàng đối
với các khách hàng lớn (khách sạn, bệnh viện, xuất khẩu,…).
Phịng Hành chính tổng hợp: Quản lý nhân sự tồn Cơng ty; chịu trách nhiệm cơng tác
PCCC, bảo vệ tài sản của tồn Công ty;
Ban KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng tất cả các sản phẩm trước khi đưa ra thị
trường; kiểm tra và theo dõi chất lượng heo thịt trước khi đưa vào giết mổ; nghiên cứu và
áp dụng các kết quả nghiên cứu vào trong sản xuất; hướng dẫn và theo sát hoạt động sản
xuất của từng công đoạn đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng khi xuất xưởng.
Phân xưởng giết mổ: Giết mổ heo thịt thành heo mảnh tươi.
Phân xưởng pha lọc: Pha lọc heo mảnh thành các sản phẩm thịt tươi thành phẩm đóng
gói.
Tổ Cơ khí-Cơ điện: Sản xuất các phụ kiện kim loại như móc treo thịt, giá treo… các loại
phục vụ cho sản xuất; thực hiện công tác gia cơng, trang bị cơ sở vật chất cho q trình
sản xuất có liên quan đến lĩnh vực gia cơng cơ khí, bảo trì trang thiết bị tồn nhà máy.
Phịng Tài chính-Kế tốn: thực hiện các nghiệp vụ kế tốn tài chính của tồn cơng ty.
13
PHẦN 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và cơng tác Marketing
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Bảng 2.1 Doanh thu năm 2008, 2009
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu
Năm
Tổng doanh thu
Lợi nhuận thuần
Tỷ trọng LN/DT
Nguồn: Phịng Tài chính-Kế tốn.
2008
3.075.801.583
(14.559.187)
-
2009
29.810.718.318
202.102.603
0,01%
Trong những năm gần đây (từ 2008, 2009), doanh thu của công ty mỗi năm đều tăng. Năm
2009 doanh thu tăng bất thường là do năm 2008 công ty mới thành lập nên chỉ hoạt động 03
tháng cuối năm.
2.1.2. Chính sách sản phẩm – thị trường
Cơ cấu sản phẩm:
Hình 2.1 Tỷ lệ cơ cấu sản phẩm
14
2.1.2.1. Sản phẩm thịt lợn mảnh tươi, sạch
Hình 2.2 Sản phẩm thịt lợn tươi dạng mảnh
-
Yêu cầu về sản phẩm:
Heo xẻ mảnh 1/ 4 đến 1/ 2
con, ngun bì.
Khơng biến tính các thành
phần của thịt.
Bảo đảm vệ sinh an tồn
thực phẩm.
2.1.2.2. Sản phẩm thịt lợn tươi pha lọc, đóng gói sẵn
Hình 2.3 Tỷ lệ sản phẩm thành phẩm pha lóc từ heo mảnh
Nguồn: Phân xưởng pha lọc.
Hình 2.4. Sản phẩm thịt lợn tươi pha lóc đóng gói.
Chân giị ngun
xương
Nạc đùi
Chân giò rút xương
Thịt xay
Sườn
15
Mỡ heo
Thịt bắp
Nạc vai
Gan lợn
Cật lợn
Lưỡi lợn
Thịt ba rọi
Nạc đùi
Thịt nách
Thịt thăn
Thịt vai
Xương cơ
Xương dưới
Xương dưới
Thị trường mục tiêu:
Ngày nay, kinh tế ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu ăn no, mặc ấm, người tiêu
dùng đã quan tâm đến nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp và thị hiếu tiêu dùng cũng thay đổi theo.
Khách hàng mục tiêu: Đây là sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cao,
tiêu dùng cho mọi đối tượng (từ em bé đến người lớn tuổi), tuy nhiên qua nghiên cứu và thực
tế cho thấy người quyết định mua thường là người phụ nữ trong gia đình do họ là người nội
trợ chính. Do đó, tất cả chiến lược quảng cáo, tiếp thị… đều chú trọng vào khách hàng mục
tiêu là phụ nữ.
2.1.3. Chính sách giá
Công ty định giá theo phương pháp trực tiếp giản đơn: từ khi đưa nguyên vật liệu chính vào
quy trình sản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm là một quy trình khép kín, chỉ tạo ra một loại
sản phẩm.
Bảng 2.1. Giá bán thịt heo mảnh từ ngày 01/01/2009
Tên sản phẩm
Heo siêu nạc mảnh loại A
Heo siêu nạc mảnh loại B
Lợn F1 loại A
Lợn F1 loại B
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Đơn vị tính
Kg
Kg
Kg
Kg
16
Đvt: Đồng.
Đơn giá (đồng/kg)
45.000
44.000
40.000
39.000
Bảng 2.2. Giá bán thịt heo pha lọc từ ngày 01/01/2009
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
Bao tử
Cật
Chân trước
Cốt lết
Thịt đùi/mơng sấn
Gan
Lưỡi
Móng
Nạc thăn
Tai
Thăn chuột
Tim
Xương ống
Bắp giị khơng xương
Sườn non
Thịt ba chỉ khơng bì
Thịt ba chỉ có bì
Nạc vai
Vai sấn
Xương đi
Thịt xay
Nguồn: Phịng Kinh doanh
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Kg
Đơn giá
chưa thuế
90.000
70.000
46.000
57.000
53.000
30.000
90.000
30.000
68.000
60.000
60.000
140.000
18.000
57.000
69.000
61.000
53.000
62.000
53.000
27.000
55.000
Đvt: Đồng.
Đơn giá
gồm thuế
94.500
73.500
48.300
59.850
55.650
31.500
94.500
31.500
71.400
63.000
63.000
147.000
18.900
59.850
72.450
64.050
55.650
65.100
55.650
28.350
57.750
Công ty áp dụng giá bán thống nhất trên toàn thị trường Hà Nội, không áp dụng mức
chiết khấu cho đại lý nhưng cuối mỗi năm, cơng ty đều có mức khen thưởng xứng đáng cho
các đại lý có doanh thu cao hoặc có nhiều nỗ lực, mở rộng thị trường và có mức tăng trưởng
(thị trường, doanh thu) cao.
2.1.4. Chính sách phân phân phối
Thịt sạch từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng trải qua 4 cấp độ kinh doanh :
Cấp độ sản xuất (1)
↓
Cấp độ bán sỉ (2)
↓
Cấp độ bán lẻ (3)
↓
Cấp độ tiêu dùng (4)
17
Hình 2.5 Sơ đồ hệ thống phân phối
Heo hơi
Bán lẻ cho
người tiêu dùng
Giết mổ
Quầy thịt
tại các chợ
Vận chuyển bằng
xe chuyên dụng tới
nhà phân phối
Chợ, trung tâm
thương mại
Nguồn: Phòng Kinh doanh.
So với các đối thủ cạnh tranh, quy trình của cơng ty vượt trội với các yếu tố sau:
- Khâu giết mổ:
Đây là nguồn đầu tiên lây nhiễm vi sinh vật gây
bệnh ảnh hưởng đến người tiêu dùng và toàn xã hội.
Với thực trạng giết mổ hiện nay của Hà Nội là giết
mổ tại các lị mổ tư nhân, khơng có kiểm dịch thú y,
con lợn được giết mổ trên sàn xi măng, nguồn nước
dùng cho giết mổ không phải là nước sạch thì hầu
hết lợn mảnh thành phẩm sau giết mổ đều đã bị
nhiễm các vi sinh vật có hại như Samonella,
E.Coli…và các yếu tố gây nhiễm bẩn nguồn nước
(kim loại nặng, vi khuẩn).
Sản phẩm thịt heo tươi dạng mảnh của công ty Á Đông được giết mổ treo trên dây chuyền
cơng nghệ, loại bỏ được hồn tồn các nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật có hại.
-
Khâu vận chuyển thịt mảnh từ nơi giết mổ đến các trung tâm phân phối:
Đây là khâu nhiễm bẩn thứ hai. Hiện nay hầu hết heo mảnh
được chất trực tiếp lên xe gắn máy, khơng có thùng kín che
chắn, trời mưa cũng như trời nắng di chuyển tự do trên
đường. Lợn mảnh sẽ bị nhiễm khuẩn từ khơng khí, từ bụi
đất trên đường, từ nước cống, nước thải trên đường.
Sản phẩm thịt heo tươi dạng mảnh cũng như thịt pha lóc đóng gói của công ty Á Đông được
vận chuyển bằng xe tải thùng lạnh có giàn treo heo chuyên dụng, loại bỏ được hoàn toàn các
nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật có hại từ mơi trường trong q trình vận chuyển.
18
-
Khâu bán lẻ:
-
Hạ tầng của các chợ chưa đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh,
quy hoạch chợ chưa khoa học, quầy thực phẩm lẫn lộn
với các quầy hàng khác… cũng làm cho thực phẩm có
nguy cư lây nhiễm vi khuẩn.
- Các quầy thịt bán lẻ: người bán hàng chưa ý thức được
vấn đề vệ sinh, dụng cụ bán hàng như bàn, dao thớt…
đều rất bẩn.
Công ty tiến hành đầu tư một số quầy hàng mẫu tại các vị trí dễ nhận biết tại một số chợ đầu
mối. Nhân viên bán hàng mặc đồng phục, mang tạp dề vệ sinh, có tủ mát bảo quản hàng, dao
inox, thớt nhựa PVC trắng hợp vệ sinh.
Điểm qua các khâu cơ bản của quá trình phân phối thịt hiện nay, thấy rằng: sản phẩm
của công ty đã loại bỏ được các nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật có hại của khâu giết mổ và vận
chuyển. Hiện tại, hệ thống phân phối của Công ty đã phủ khắp các siêu thị và chợ trên toàn
địa bàn Hà Nội.
2.1.5. Các hình thức xúc tiến bán hàng
Quảng cáo: Cơng ty đã kết hợp với chương trình truyền hình O2 TV thực hiện phim tài liệu
về sản phẩm; kết hợp với đài truyền hình thực hiện các chương trình tư vấn tiêu dùng, kiến
thức phổ thơng, phóng sự tài liệu về Cơng ty… để xây dựng hình ảnh về sản phẩm của công
ty đối với người tiêu dùng.
Chương trình khuyến mại: Chưa thực hiện.
Hoạt động hội chợ: Chưa thực hiện.
Tiếp thị bán hàng: Cơng ty có đội ngũ nhân viên tiếp thị trực tiếp, mỗi người phụ trách một số
chợ (trong nội thành thành phố).
2.1.6. Công tác thu thập thông tin marketing
- Trong thời gian qua, công ty chưa tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến khách hàng.
- Về đối thủ cạnh tranh, cơng ty có đội ngũ nhân viên giám sát thị trường thường xuyên tiếp
xúc với các nhà bán lẻ, cửa hàng của đối thủ để thu thập các thơng tin như: giá bán, chính
sách mở rộng thị trường… của đối thủ cạnh tranh, đồng thời ghi nhận lại góp ý của khách
hàng.
2.1.7. Đối thủ cạnh tranh
Đối với sản phẩm thịt lợn tươi giết mổ treo hợp vệ sinh tại Hà Nội, ngồi cơng ty thì
chỉ có một vài doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này như:
- Cơng ty Bình Minh.
Địa chỉ: Bắc Giang.
Sản phẩm: Thịt heo tươi dạng mảnh.
-
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Foodex.
19
Địa chỉ: TT Phùng, Đan Phượng, Hà Nội.
Sản phẩm: Thịt heo tươi dạng mảnh.
-
Công ty thực phẩm Đức Việt.
Địa chỉ: Tân Lập, Hưng Yên.
Sản phẩm: Thịt heo tươi dạng mảnh, thực phẩm chế biến.
Các cơng ty này có sản phẩm và giá bán tương đương với công ty TNHH và thương
mại Á Đông nhưng chưa tổ chức được hệ thống phương tiện chuyên chở, giao hàng thuận tiện
cho khách hàng nên chưa phải là mối đe dọa chính đối với công ty trong ngắn hạn.
Trước mắt, mối đe dọa đối với cơng ty đến từ phía các cơ sở giết mổ chui, lậu của tư nhân.
Về giá bán: sản phẩm thịt lợn tươi của Cơng ty có giá cao hơn sản phẩm cùng loại của
các cơ sở tư nhân từ 10% -25%. Tuy nhiên xét về chất lượng thì vượt trội hơn hẳn với việc
thịt được cơ quan Thú Y kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an tòan thực
phẩm hàng ngày và chất lượng thịt được bảo hành tới tận người tiêu dùng cuối cùng.
2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và cơng tác marketing
Những cơ hội và khó khăn trong cơng tác marketing tại công ty TNHH và thương mại
Á Đông:
Cơ hội
- Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh những năm gần đây. Tốc độ đơ thị hóa cao, mức
sống của người dân ngày càng được cải thiện kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên, trong
đó có nhu cầu sử dụng các sản phẩm thực phẩm sạch, vệ sinh, có nguồn gốc rõ ràng.
- UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quy định về việc đóng cửa các cơ sở giết mổ không
đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, đồng thời cấm vận chuyển gia
súc bằng các phương tiện không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Thế mạnh của công ty hiện nay so với các đơn vị khác trong ngành
- Có thâm niên và kinh nghiệm trong lĩnh vực thu mua nguyên liệu: cơng ty có mối quan hệ
tốt và lâu năm với các cơ sở chăn nuôi lớn trên khắp miền Bắc, có thể đảm bảo nguồn
cung cấp lợn hơi cho giết mổ của nhà máy;
- Có thâm niên và kinh nghiệm trong lĩnh vực giết mổ gia súc: công ty có kinh nghiệm
trong lĩnh vực này từ trên 18 năm nay. Hiện đang cung ứng thịt lợn mảnh cho các tiểu
thương bán lẻ tại các chợ, cung ứng heo mảnh làm ngun liệu cho cơng ty xúc xích Đức
Việt, Hiến Thành, cung ứng thịt mảnh cho siêu thị Metro và Big C, cung ứng thịt mảnh
cho xưởng pha lóc của Hapromart…
- Có định hướng phát triển dài hạn trong lĩnh vực thực phẩm, đã có mặt bằng sản xuất mới
theo định hướng công nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Nhân lực chủ chốt của công ty là các kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm, có năng lực tư
duy và tiếp thu cơng nghệ, có thâm niên trong ngành giết mổ và chế biến thực phẩm.
Đe dọa
- Các cơ sở giết mổ tư nhân với gần như khơng có đầu tư về thiết bị, nhân lực, phương tiện
vận chuyển; heo trôi nổi không có nguồn gốc, khơng được kiểm dịch nên giá bán rất thấp.
Nhận xét về tình hình tiêu thụ
20
-
-
Hệ thống phân phối ngày càng phát triển, bao phủ khắp các chợ trên địa bàn Hà Nội,
người tiêu dùng dễ dàng tìm mua sản phẩm của Cơng ty.
Nhận xét về cơng tác marketing
Chính sách giá: thực hiện giá bán và chính sách giảm giá thống nhất trên tồn thị trường,
giúp người tiêu dùng an tâm khi mua sản phẩm của Công ty tại bất kỳ chợ nào.
Tuy nhiên, Công ty chưa có các chiến lược marketing riêng cho từng loại sản phẩm, nhất
là các dòng sản phẩm pha lọc sẵn.
2.2. Phân tích cơng tác lao động tiền lương
2.2.1. Cơ cấu lao động
Bảng 2.3 Số lượng lao động
Năm
CB quản lý
LĐ trực tiếp
Slg
%
Slg
%
2008
3
12
15
60
2009
5
20
15
60
Nguồn: Phịng Hành chính tổng hợp.
LĐ gián tiếp
Slg
%
5
20
5
20
Tổng cộng
22
25
Bảng 2.4 Cơ cấu người lao động theo trình độ
ĐH
CĐ
THCN
2008
3
2
0
2009
3
2
0
Nguồn: Phịng Hành chính tổng hợp.
Cấp 3
17
20
Cấp 2
0
0
Cấp 1
0
0
Căn cứ các số liệu trên, nhận thấy số CB-CNV có trình độ văn hóa THPT, trình độ cao
đẳng, đại học và trên đại học ngày càng tăng lên. Như vậy, về cơ cấu nhân sự đã có sự chuyển
biến rõ rệt về chất lượng, đưa yếu tố con người lên hàng đầu trong các vấn đề ưu tiên giải
quyết.
Bảng 2.5 Cơ cấu lao động theo giới tính
Năm
Nam
Năm 2008
17
Năm 2009
20
Nguồn: Phịng Hành chính tổng hợp.
Nữ
5
5
2.2.2. Định mức lao động
Mức lao động: Là lượng lao động hao phí hợp lý nhất được quy định để chế tạo một
sản phẩm hay hồn thành một cơng việc nhất định trong các điều kiện về tổ chức – kỹ thuật –
tâm sinh lý – kinh tế – xã hội xác định.
Định mức lao động: Là một quá trình đi xác định lượng lao động hao phí hợp lý đó.
Đối với cơng ty TNHH và thương mại Á Đơng, sản phẩm heo mảnh và thịt pha lọc có
được chất lượng như ngày nay là do kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình sản xuất nên
mức lao động sản xuất thịt mảnh của TNHH và thương mại Á Đông (sản phẩm chủ lực của
21
công ty) là mức lao động thực tế.
Việc xác định mức lao động gồm các bước sau:
- Sản xuất thử sản phẩm.
- Nghiên cứu việc sử dụng thời gian của nguời lao động khi làm ra sản phẩm đó bằng
phương pháp đo ghi thời gian.
- Dùng phương pháp phân tích thích hợp để xác định mức lao động cho sản phẩm đó.
Hiện nay cơng ty TNHH và thương mại Á Đông dùng phương pháp kinh nghiệm để
xác định mức lao động. Mức lao động được xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã tích
luỹ được của CBCNV lành nghề trong suốt những năm qua, sử dụng mức lao động theo sản
lượng chứ khơng theo thời gian.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, nhanh và đáp ứng được sự biến động của
sản xuất nhưng cũng có nhược điểm là độ chính xác khơng cao vì rất dễ có yếu tố chủ quan và
ngẫu nhiên của người lập mức.
Ví dụ: Mức lao động sản xuất thịt mảnh:
Bước 1: Lùa heo sống từ chuồng nhốt lên máy gây choáng: 3 phút.
Bước 2: Gây choáng heo: 30 giây.
Bước 3: Chọc tiết và hứng thu hồi tiết: 3 phút.
Bước 4: Rửa sạch thân heo: 30 giây.
Bước 5: Nhúng nước nóng: 5-6 phút.
Bước 6: Cạo lông: 3-5 phút.
Bước 7: Rửa sạch thân heo: 30 giây.
Bước 8: Mổ bụng, tách bỏ nội tạng: 1 phút.
Bước 9: Cắt bỏ đầu , rửa sạch thân heo: 30 giây.
Bước 10: Xẻ đôi thân heo: 30 giây.
Tổng thời gian: 21 phút.
Như vậy nếu một người công nhân mổ thịt 1 con heo cho ra được mảnh thịt tươi phải
mất 21 phút, tuy nhiên trong thực tế mỗi người chỉ thực hiện một công đoạn chứ không thực
hiện từ đầu đến cuối. Trong thực tế sản xuất, định mức lao động cho công nhân là 50 con heo/
4 giờ.
2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động
Thời gian làm việc:
Mỗi tuần làm việc 7 ngày (riêng khối văn phòng làm 6 ngày),
Mỗi ngày làm việc 8 giờ. Đối với khối văn phòng: sáng từ 8h – 11h30, nghỉ trưa:
11h30 – 13h, chiều từ 13h – 16h30. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, làm theo ca
(Ca 1: từ 2h – 5h; Ca 2: từ 13h – 16h).
Thời giờ được tính vào giờ làm việc:
Nghỉ hàng năm: 12 ngày phép/năm.
Nghỉ lễ, Tết: được nghỉ 8 ngày theo qui định của Bộ luật lao động (Tết dương lịch: 01
ngày, Tết nguyên đán: 04 ngày, Ngày Giải phóng miền Nam: 1 ngày, ngày Quốc tế lao
động: 01 ngày và ngày Quốc khánh: 01 ngày).
2.2.4. Công tác tuyển dụng và đào tạo
Công tác tuyển dụng:
Khi có nhu cầu lao động, việc tuyển dụng được thông báo rộng rãi trên các phương
22
tiện thông tin đại chúng, thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm hoặc được thông báo
trong nội bộ Cơng ty, sau đó tổ chức kiểm tra tay nghề, thử việc. Thời gian thử việc vẫn được
hưởng lương tùy theo cơng việc, khi đạt u cầu thì được tuyển dụng chính thức, được ký kết
hợp đồng lao động, đồng thời được hưởng các chế độ về BHXH, BHYT. Trong thời gian thử
việc, nếu trùng vào dịp lễ, tết, công ty cũng trích thưởng khuyến khích cho những đối tượng
này nếu thực tập tích cực, chăm chỉ.
Ngồi ra, cơng ty cũng ưu tiên tuyển dụng con em các cán bộ- công nhân viên công
tác lâu năm đã tốt nghiệp THPT nhưng không thi đậu vào đại học hoặc cao đẳng, hoặc sau khi
thực hiện xong nghĩa vụ quân sự trở về địa phương thì gửi đi học nghề tại các trường trung
học kỹ thuật. Trong thời gian học nghề được cơng ty thanh tốn học phí hoặc được hưởng
lương học việc. Sau thời gian này, nếu đáp ứng được công việc, cơng ty sẽ ký hợp đồng chính
thức.
Tất cả các hình thức tuyển dụng hoặc dạy nghề nêu trên, Cơng ty hồn tồn khơng thu
phí.
Qui định chung về tuyển dụng:
- Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Trình độ văn hóa tối thiểu tốt nghiệp THPT.
Thời gian thử việc:
- 60 ngày đối với cơng việc có chức danh, nghề cần trình độ chun mơn, kỹ thuật bậc
đại học và trên đại học hoặc chức vụ quan trọng, mức lương thử việc theo thỏa thuận.
- 30 ngày đối với công việc có chức danh, nghề cần trình độ trung cấp, cơng nhân kỹ
thuật, mức lương thử việc ít nhất bằng 70% lương cấp bậc và không thấp hơn
800.000đ/tháng.
Tất cả nhân viên sau thời gian thử việc đạt yêu cầu của công ty đều được ký hợp đồng
lao động chính thức và được hưởng quyền lợi theo qui định của nhà nước.
Công tác đào tạo nhân viên:
Đặc thù của công ty là sản xuất các sản phẩm thực phẩm tươi sống nên hầu như chưa
có trường nghề bên ngồi đào tạo, do đó cơng ty chú trọng huấn luyện cho cơng nhân viên
theo mục đích của nội dung đào tạo, có các hình thức đào tạo hướng dẫn cơng việc; đào tạo,
huấn luyện kỹ năng; đào tạo kỹ thuật an toàn lao động; đào tạo và nâng cao trình độ chun
mơn kỹ thuật; đào tạo và phát triển các năng lực làm việc.
Tuy nhiên hình thức kèm cặp tại chỗ là hình thức phù hợp với đặc thù công ty, được áp
dụng nhiều vì đây là hình thức đào tạo theo kiểu vừa làm vừa học, người có trình độ lành
nghề cao giúp người mới vào nghề hoặc người có trình độ thấp, diễn ra ngay tại nơi làm việc.
Ngồi ra, cơng ty luôn tạo điều kiện cho CB-CNV học tập nâng cao kiến thức, trình độ
để đáp ứng được nhu cầu công việc ngày càng cao:
- Cử CB-CNV tham gia các lớp đào tạo chuyên ngành
- Tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn tại công ty (nghiệp vụ bán hàng, marketing, kế
toán…)
2.2.5. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương
Quỹ lương là tổng số tiền trong một năm mà doanh nghiệp phải trả cho người lao
động. Quỹ lương của doanh nghiệp gồm 4 phần :
Quỹ lương theo định mức nhà nước.
Quỹ lương bổ sung.
23
Quỹ lương làm thêm giờ.
Quỹ lương phụ cấp không nằm trong định mức.
Cách tính tổng quỹ lương:
Tổng quỹ lương kế hoạch là số tiền theo kế hoạch mà doanh nghiệp phải trả cho người
lao động:
Vckh = Vkh + Vpc + Vbs + Vtg
Trong đó:
Vckh: Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch
Vkh: Tổng quỹ lương năm kế hoạch được tính dựa trên số CBCNV theo định
mức lương cơ bản của nhà nước.
Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp lương không nằm trong định mức.
Vbs: Quỹ lương bổ sung theo kế hoạch. Quỹ này nhằm chi trả cho thời gian kế
hoạch không tham ra sản xuất được được hưởng lương theo chế độ quy định
của CBCNV trong doanh nghiệp, mà khi xây dựng định mức lao động khơng
tính đến bao gồm: quỹ lương nghỉ phép năm, nghỉ tết, nghỉ theo chế độ lao
động ... theo quy định bộ luật lao động.
Vtg: Quỹ lương thêm giờ được tính theo kế hoạch, khơng vượt q giờ làm
thêm theo quy định bộ luật lao động.
2.2.6. Tình hình trả lương cho các bộ phận và cá nhân
Cơng ty TNHH và thương mại Á Đông trả lương theo hình thức tính thời gian (ngày
cơng) áp dụng theo cơng thức:
Li = n/30(Lcb*Hl) + Lcb*Hct*Hl*K
Trong đó:
Li: Lương thực lĩnh.
Lcb: Lương cơ bản.
Hl: Hệ số bậc lương.
Hct: Hệ số công ty.
K: Hệ số năng suất.
n: Số ngày công trong tháng.
Tiền thưởng chủ yếu là thưởng định kỳ theo quy định của nhà nước được trích từ quỹ
khen thưởng, ngồi ra cịn một số khoản tiền thưởng khác ngoài quỹ khen thưởng được trích
ra từ các khoản thưởng của Chủ đầu tư cho các dự án do thực hiện tốt các điều khoản đã ký
kết trong hợp đồng.
2.2.7. Nhận xét về công tác lao động tiền lương của công ty
Đánh giá các nhân tố tác động:
Nhân tố chủ quan:
Trước đây, người tiêu dùng thường sử dụng thực phẩm không cần biết nguồn gốc vì rẻ
tiền, nhưng đến nay những sản phẩm này khơng được ưa chuộng nhiều vì đã gây ra nhiều vụ
ngộ độc. Chính vì lẽ đó các sản phẩm thực phẩm sạch, có nguồn gốc và được đảm bảo tới tận
người sử dụng đang có thị trường rộng lớn, được nhiều người tiêu dùng, các khách sạn, nhà
nghỉ, trường học quan tâm. Nắm bắt được nhu cầu này, trong những năm qua, công ty đã chú
trọng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị để hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao năng
lực sản xuất. Đặc biệt, đầu năm 2009, công ty đã bắt đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại
24
Cụm Cơng nghiệp Hà Bình Phương, Thường Tín nhằm giúp cho Cơng ty có điều kiện tăng
sản lượng, đa dạng hóa mặt hàng, mở rộng thị trường trong nước, nâng cao vai trị của ngành
Cơng nghiệp thành phố trong nền kinh tế thị trường. Có được mặt bằng đủ lớn để mở rộng
quy mô sản xuất, công ty sẽ yên tâm trong việc đầu tư chiều sâu về quy trình sản xuất hiện
đại, giảm chi phí, tăng thu lợi nhuận, tập trung được các đầu mối sản xuất, thuận lợi hơn trong
công tác điều hành, quản lý sản xuất, nâng cao tay nghề của người công nhân và cán bộ kỹ
thuật, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với máy móc thiết bị hiện đại.
Nhân tố khách quan:
Nhiều năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh
tranh gay gắt, đội ngũ cán bộ quản lý của công ty đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, có
thêm kiến thức về quản lý điều hành trong môi trường kinh doanh mới, phức tạp hơn. Công
nhân sản xuất được đào tạo qua thực tiễn trong môi trường lao động sản xuất, họ đã quen
thuộc với các thiết bị sản xuất, với dây chuyền công nghệ nên tay nghề được nâng lên, người
lao động trong công ty có đủ trình độ và tay nghề để thực hiện cơng việc. Tuy nhiên, trong
q trình hoạt động, cơng ty sẽ tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng bổ sung thêm kiến thức cần thiết
để mọi người có điều kiện làm việc tốt hơn.
Về hình thức trả lương:
Cơng ty đã gắn liền quyền lợi của người lao động với trách nhiệm của mỗi người. Từ
đó, mọi người sẽ có ý thức lao động tốt hơn, cố gắng nâng cao năng suất, đóng góp ý kiến cải
tiến kỹ thuật để đạt hiệu quả lao động cao hơn, đồng thời thu nhập sẽ tăng theo. Hình thức trả
lương này rất cơng bằng và có tác dụng khuyến khích, kích thích mọi người làm việc hiệu quả
nhất.
2.3. Phân tích cơng tác quản lý vật tư, tài sản cố định trong doanh nghiệp
2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp
Nguyên vật liệu chính: heo sống.
Nguyên vật liệu khác: than, điện, dầu DO.
2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu
Sản phẩm thịt heo của Công ty được sản xuất từ năm 1990, qua hơn 18 năm kinh nghiệm và
bí quyết cơng nghệ của riêng mình, Cơng ty sử dụng mức ngun vật liệu thực tế.
2.3.3. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Đánh giá hàng tồn kho theo giá thực tế.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền nhưng ưu tiên
giải phóng hàng tồn kho trước.
Phương pháp hạch tốn hàng tồn kho: kê khai thường xun.
2.3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu
Do đặc thù của nguyên liệu heo sống là theo ngày, để việc sản xuất kinh doanh không
bị ảnh hưởng do thiếu nguyên liệu hoặc do giá thay đổi đột ngột, cơng ty ln có kế hoạch
mua và dự trữ heo thịt tại các trang trại lớn, có uy tín để sản xuất theo sản lượng đã đề ra.
25