Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Dự án nông trại thực phẩm sạch vietfarm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NÔNG TRẠI THỰC PHẨM SẠCH VIETFARM

Giảng viên hướng dẫn:

Nhóm thực hiện:

Th.S Lâm Tường Thoại

Nhóm 1102
Lớp K09407B

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ


NÔNG TRẠI SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THỰC PHẨM SẠCH
VIETFARM

Giảng viên hướng dẫn:

Nhóm thực hiện:

Th.S Lâm Tường Thoại

Nhóm 1102
Lớp K09407B

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
2


NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10

HỌ TÊN

Trần Thị Kim Cúc
Nguyễn Thị Mỹ Dung
Phạm Vũ Dũng
Châu Quốc Khải
Nguyễn Hoàng Lê Minh Nguyệt
Phạm Nguyễn Đăng Quang
Lương Thúy Quỳnh
Nguyễn Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Thủy
Nguyễn Quốc Tuấn

MSSV

CHỊU TRÁCH NHIỆM

K094071357

NỘI DUNG
Sản xuất & Xây dựng -

K094071363
K094071369
K094071392

Nguồn nhân lực
Marketing
Marketing
Sản xuất & Xây dựng –

K094071421

K094071435
K094071440
K094071447
K094071454
K094071469

Tài chính
Tài chính
Kinh doanh
Nhóm trưởng
Sản xuất & Xây dựng
Thư ký
Sản xuất & Xây dựng –
Kinh doanh

3


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................ 7
Chương 1: SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG...............................................9
1.1 Lựa chọn sản phẩm của dự án................................................................................................................9
1.1.1 Tầm nhìn - chiến lược.....................................................................................................................9
1.1.2 Phân tích định tính........................................................................................................................10
1.1.3 Mô tả sản phẩm.............................................................................................................................11
1.1.4 Danh mục sản phẩm......................................................................................................................11
1.1.5 Thuộc tính......................................................................................................................................12
1.1.6 Hình ảnh thương hiệu....................................................................................................................12
1.1.7 Bao bì............................................................................................................................................13
1.1.8 Dịch vụ đi kèm..............................................................................................................................16


Chương 2: CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ...................17
2.1 Chọn hình thức đầu tư..........................................................................................................................17
2.1.1 Chủ đầu tư – Người đại diện.........................................................................................................17
2.1.2 Căn cứ lập dự án đầu tư................................................................................................................17
2.1.3 Loại hình doanh nghiệp................................................................................................................19
2.2. Chọn công suất của dự án...................................................................................................................22
2.3. Chương trình sản xuất kinh doanh......................................................................................................24
2.3.1 Khối lượng sản phẩm....................................................................................................................24
2.3.2 Tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm.............................................................................................24
2.4. Phương pháp sản xuất.........................................................................................................................25
2.4.1 Lựa chọn phương pháp sản xuất...................................................................................................25
2.4.2 Điều kiện sản xuất.........................................................................................................................29
2.4.3 Kỹ thuật sản xuất...........................................................................................................................31
2.4.4 Quy trình sản xuất.........................................................................................................................31
2.5. Nhu cầu các yếu tố đầu vào và giải pháp đáp ứng.............................................................................32
2.5.1 Nguyên vật liệu.............................................................................................................................32
2.5.2 Nhiên liệu, năng lượng khác.........................................................................................................37
2.6. Quy trình hậu sản xuất.....................................................................................................................37
4


2.6.1 Thu hoạch......................................................................................................................................37
2.6.2 Sơ chế - Đóng gói..........................................................................................................................38
2.6.3 Bảo quản........................................................................................................................................39
2.7. Chọn khu vực địa điểm và địa điểm cụ thể......................................................................................41
2.7.1 Lý do chọn địa điểm.....................................................................................................................41
2.7.2 Quy mô..........................................................................................................................................42
2.8. Giải pháp kiến trúc và xây dựng nhà xưởng......................................................................................43
2.8.1 Tổng quan......................................................................................................................................43

2.8.2 Chi tiết...........................................................................................................................................43
2.9. Quản lý hậu cần - Logistic..................................................................................................................45
2.9.1 Quản lý vận chuyển hàng hóa.......................................................................................................45
2.9.2 Quản lý lưu kho, kiểm kê hàng hoá, kho bãi................................................................................46
2.10. Chon công nghệ, thiết bị...................................................................................................................47
2.10.1 Thiết bị, dụng cụ.........................................................................................................................47
2.10.2 Một số dụng cụ trồng trọt khác...................................................................................................48
2.10.3 Thiết bị dùng trong hậu sản xuất................................................................................................49

Chương 3: GIẢI PHÁP KINH DOANH – TIẾP THỊ...............................52
3.1 Giải pháp kinh doanh………………………………………….

52

3.1.1 Dự báo doanh số...........................................................................................................................52
3.1.2. Mục tiêu bán hàng........................................................................................................................52
3.1.3. Chiến lược bán hàng....................................................................................................................52
3.1.4. Kênh phân phối............................................................................................................................52
3.1.5. Tổ chức lực lượng bán hàng........................................................................................................53
3.1.6. Chính sách bán hàng....................................................................................................................54
3.1.7 Phân chia khu vực và lộ trình bán hàng......................................................................................55
3.1.8. Dự trù ngân sách năm đầu...........................................................................................................56

3.2 Giải pháp tiếp thị..................................................................................................... 56

Chương 4: TỔ CHỨC NGUỒN NHÂN LỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN......59
4.1. Nhiệm vụ vai tro..................................................................................................................................59
4.2. Sơ đồ tổ chức quản lý..........................................................................................................................62

5



4.3. Dự tính số lượng nhân công trực tiếp sản xuất...................................................................................63
4.4. Chính sách lương đối với cán bộ và nhân công.................................................................................66
4.4.1 Đối với nhân viên..........................................................................................................................66
4.4.2 Đối với nhân công sản xuất..........................................................................................................66

Chương 5: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN.........................................68
Chương 6: QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA DỰ ÁN..........................................69
6.1 Rủi ro sản phẩm và giải pháp...............................................................................................................69
6.2 Rủi ro sản xuất và giải pháp.................................................................................................................69
6.3 Rủi ro hậu cần và giải pháp..................................................................................................................70
6.4 Rủi ro kinh doanh – tiếp thị và giải pháp............................................................................................71
6.5 Rủi ro nguồn nhân lực và giải pháp.....................................................................................................72
6.6 Rủi ro tài chính và giải pháp................................................................................................................72

KẾT LUẬN.................................................................................................. 74
PHỤ LỤC ................................................................................................... 75

6


LỜI MỞ ĐẦU
Việc có được nguồn cung ứng thực phẩm an toàn, đáng tin cậy và bổ dưỡng là một nhu
cầu cơ bản đối với tất cả mọi người. Sản xuất thực phẩm an toàn và chất lượng con là
điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển thành công và bền vững các nguồn lực nông
nghiệp quốc gia và thúc đẩy phát triển nền thương mại thực phẩm trong nước và quốc tế.
Thực phẩm sạch, hay con gọi là thực phẩm hữu cơ đang được ưa chuộng tại các nước
phát triển. Các chuyên gia sức khỏe cộng đồng cho rằng tại Mỹ đã có những đột phá
mang tính cách mạng trong thói quen ăn uống. Trong vong 10 năm qua các loại thực

phẩm hữu cơ chỉ được bán tại một số cửa hàng nông sản ít ỏi, con các nhà kinh doanh
siêu thị cũng chẳng có khái niệm “thực phẩm hữu cơ”. Nhưng hiện nay, loại thực phẩm
này đã được bán đại trà khắp nơi. Tại châu Âu các loại thực phẩm hữu cơ được coi là
biểu tượng của thực phẩm cho sức khỏe, đã có khoảng 3-5% các trang trại nông nghiệp
thực hiện nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp theo những quy định thực phẩm hữu cơ.
Các chuyên gia dinh dưỡng của Tổ chức y tế Thế giới lạc quan cho rằng trong một tương
lai không xa thực phẩm sạch sẽ chiếm lĩnh thị trường.
Tuy nhiên tại Việt Nam thì khái niệm này vẫn con khá xa lạ hoặc có nhưng người dân
không quan tâm. Song các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân
khiến tỷ lệ bệnh nhân ung thư của Việt Nam cao thứ hai thế giới chính là do ảnh hưởng
của các hóa chất độc hại trong thực phẩm bao gồm: thuốc tăng trọng, thuốc kích thích
sinh trưởng, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, thuốc chống ẩm mốc... Hơn nữa, thực trạng
đáng báo động về các loại thực phẩm nhiễm bẩn và không rõ nguồn gốc đang lan tràn thị
trường thực phẩm Việt Nam, đặc biệt là hai thành phố lớn nhất Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh cho thấy rất nhiều nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng Việt Nam qua
chính những bữa ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, thực trạng của việc sản xuất và cung cấp thực phẩm sạch của các doanh
nghiệp sản xuất và cung cấp Việt nam chưa mang lại hiểu quả và sự tác động lớn đến
người tiêu dùng thực phẩm Việt Nam cũng là vấn đề lớn mà dự án chúng tôi quan tâm.
7


Với những thực trang trên, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện xây dựng dự án đầu tư
Nông trại sản xuất và kinh doanh thực phẩm sạch VietFarm với mong muốn tạo nên và
mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam một chuỗi thực phẩm sạch khép kín từ nông trại
đến bàn ăn. Hy vọng dự án sẽ nhận được nhiều sự quan tâm và hứng thú từ quý cá nhân
và tổ chức đầu tư.
Trân trọng.

8



Chương 1: SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG
1.1 Lựa chọn sản phẩm của dự án
1.1.1 Tầm nhìn - chiến lược
 Tầm nhìn
Trong 10 năm, trở thành doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm sạch hàng
đầu Việt Nam.
 Sứ mệnh
Cùng cấp nguồn dinh dưỡng tươi sạch cho bữa ăn của mọi gia đính – Mang đến một
cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn
 Chiến lược phát triển
Chiến lược 5 năm đầu:
-

Sản xuất và kinh doanh sản phẩm rau sạch

-

Chiếm lĩnh thị trường rau sạch và đẩy mạnh các kênh phân phối sẵn có trên thị
trường

-

Xây dựng kế hoạch cho việc đầu tư sản xuất và kinh doanh thịt sạch – trứng sạch
trong tương lai

Chiến lược 5 năm kế tiếp:
-


Đầu tư sản xuất và kinh doanh thịt heo sạch, thịt gà sạch và trứng sạch

-

Đẩy mạnh kênh phân phối của doanh nghiệp: hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch

Chiến lược dài hạn:
-

Hướng đến mô hình mô hình tích hợp theo chiều dọc từ sản xuất thức ăn chăn
nuôi, chế biến thực phẩm đến phân phối bán lẻ thực phẩm đã qua chế biến song
song với sản xuất và phân phối rau sạch

9


-

Thực hiện được mục tiêu một chuỗi giá trị "giống sạch – dinh dưỡng/thức ăn sạch
- nuôi trồng sạch - chế biến sạch- phân phối bảo quản sạch"

1.1.2 Phân tích định tính
-

Theo thông kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, hiện cả nước có tổng diện tích
canh tác rau khoảng 780.100 ha, sản lượng đạt 13 triệu tấn rau các loại, trung bình
mỗi người dân có 150 kg rau/năm. Tuy nhiên, các sản phẩm rau sạch, đạt chất
lượng con rất hiếm trong khi nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch của người dân ngày
một tăng.


-

Nhà nước và các địa phương tăng cường việc quản lý, kiểm soát “rau bẩn”, việc
tiêu thụ rau và khuyến khích phát triển mô hình rau sạch.

-

Ngành kinh doanh rau sạch tại Việt Nam hiện đang phát triển và con nhiều tiềm
năng bởi nhu cầu rau sạch tăng lên từng ngày, trong khi nỗi lo sợ dư lượng thuốc
trừ sâu, các hóa chất tiềm tàng trong rau “bẩn” vẫn luôn ám ảnh hầu hết người tiêu
dùng. Thế nhưng, mặc cho rau “bẩn”, rau Trung Quốc tràn lan, hoành hành, thị
trường rau sạch Việt Nam vẫn gần như im hơi lặng tiếng hay chỉ “đánh lẻ” với vài
cái tên đáng chú ý.

-

Sản phẩm rau sạch đang ở trong giai đoạn giới thiệu của vong đời và cần bước
chuyển mạnh mẽ để tiến lên giai đoạn phát triển

10


-

1.1.3 Mô tả sản phẩm
-

Tên gọi: Rau sạch VietFarm

-


Công dụng: Nguồn vitamin, khoáng chất, chất xơ và dưỡng chất khác cho bữa ăn
của mọi gia đình Việt; mang đến những sản phẩm rau tươi ngon, nhiều dinh
dưỡng, an toàn nhất cho sức khỏe của người tiêu dùng.

-

Quy cách: Các sản phẩm được đóng gói riêng theo từng chủng loại theo cách mức
nhu cầu thông thường ở mỗi lại rau.

-

Cấp chất lượng: Chứng chỉ rau sach quốc tế Global Gap

-

Điểm khác với so với các sản phẩm rau sạch khác trên thị thường:
+ Được trồng bằng phương pháp thủy canh hồi lưu với nhiều ưu điểm vượt trội
+ Sản phẩm được sản xuất, chế biến, đóng gói, bảo quản và cung ứng ra thị trường
và có các hoạt động hậu bán hàng theo chu trình khép kín giúp quản lý chặt chẽ
chất lượng sản phẩm xuyên suốt toàn bộ quy trình và chủ động tìm kiếm đầu ra
cho sản phẩm; dễ dàng cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

11


1.1.4 Danh mục sản phẩm
 Rau ăn lá ngắn ngày
- Cải: cải ngọt, cải xanh, cải dún, cải thìa, cải ngồng
-


Xà lách: xà lách lô lô, xà lách mỡ, xà lách dún, xà lách Mỹ

-

Rau lấy thân lá: rau muống, mồng tơi, rau dền, xà lách xoong

-

Rau gia vị lấy lá: tía tô, quế, ngo, diếp cá

 Rau ăn củ quả ngắn ngày
-

Đậu cove, đậu đũa

-

Dưa leo

-

Khổ qua, mướp
1.1.5 Thuộc tính

- Chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh
dưỡng
- Hạn chế tối đa sâu bệnh, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường
1.1.6 Hình ảnh thương hiệu
 Màu sắc

Xanh lá cây, xanh da trời và hồng.
Ý nghĩa: màu xanh lá cây thể hiện sự tươi sạch, trẻ trung tượng trưng cho màu của
cây lá. Màu xanh da trời thể hiện sự trong lành, tươi mát của thiên nhiên đồng thời
tượng trưng cho màu của nước – là thành tố quan trọng hàng đầu trong phương
pháp sản xuất của dự án. Màu hồng tượng trưng cho màu của thực phẩm (cụ thể là
thịt) mà tầm nhìn dự án hướng đến trong tương lai. 3 màu này khá phù hợp với
hình ảnh thực phẩm sạch theo tôn chỉ của dự án.
 Tên gọi: VietFarm
12


 Slogan: “ Nguồn dinh dưỡng trọn vẹn – Niềm vui của mọi gia đình”
 Logo:

Ý nghĩa logo: 3 vong tron 3 màu đan xen vào nhau ý nói sự sinh sôi nảy nở thực
vật và sự sinh trưởng của động vật cần có sự kết hợp hài hoa với nguồn nước trong
sạch, tươi mát. Vong tron nhỏ màu đỏ ở giữa logo ý muốn nói thực phẩm sạch, an
toàn sẽ rất tốt cho tim mạch, cho sự sống.
1.1.7 Bao bì
1.1.7.1 Quy chuẩn về thu hoạch trước khi đóng gói
Theo tiêu chuẩn Gap, rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già, héo,
quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túi
sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo
hành ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
 Đối với các loại rau ăn lá
-

Mang đặc trưng của giống, sản phẩm không bị bám cặn thuốc bảo vệ thực vật;

-


Lá không bị dập nát, héo, úa vàng và không có vết của nấm bệnh, đảm bảo màu
sắc đặc trưng của từng sản phẩm rau;

-

Thu hoạch đúng thời gian sinh trưởng, sơ chế bảo quản đúng quy trình kỹ thuật;

-

Không sử dụng các loại hóa chất bảo quản rau sau thu hoạch gây ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
13


 Đối với các loại rau ăn củ
-

Sau khi thu hoạch, các loại củ được vệ sinh sạch sẽ, được sơ chế đóng gói theo
đúng quy trình kỹ thuật;

-

Củ sản phẩm phải đồng dạng, tương đối đồng đều về kích thước, trọng lượng;
không bị biến dạng, dập nát và được phân loại theo nhóm sản phẩm;

-

Không có vết nấm bệnh, không bị côn trùng xâm hại; không có màu sắc và mùi
khác thường.


 Đối với các loại rau ăn quả
-

Thu hoạch đúng độ chín sinh lý, được phân loại cụ thể kích thước và trọng lượng;

-

Sản phẩm được sơ chế, bảo quản hợp lý; không bị thối, dập nát;

-

Không bị côn trùng xâm hại, không xử lý quả bằng hóa chất độc hại.
1.1.7.2 Bao bì đóng gói

 Quy chuẩn bao bì đóng gói
-

Bao bì và phương thức đóng gói phù hợp cho các sản phẩm nông nghiệp bền vững
là một phần quan trọng nhằm tạo sự khác biệt và tăng cường nhận thức, sự tin cậy
của người tiêu dùng. Đây là sẽ nhân tố tạo tính khác biệt cho sản phẩm an toàn với
những sản phẩm thông thường khác nhằm tạo dựng thương hiệu và niềm tin của
người tiêu dùng.

-

Sản phẩm rau tươi, sạch và an toàn được đóng gói bằng các loại bao bì thích hợp.
Bao bì sản phẩm phải đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; không biến
dạng, rách, vỡ hoặc bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đồng
thời, bao bì đóng gói con đảm bảo tiêu chí bền vững, thân thiện với môi trường.

mong muốn nghiên cứu, thúc đẩy các phương án bao bì đạt chất lượng, thân thiện
với môi trường và phù hợp với sản phẩm rau an toàn.

14


-

Bao gói đóng gói sẵn theo kích cỡ để bán cho người tiêu dùng. Một sản phẩm
được đóng gói sẵn là sản phẩm đã được đóng trong bao gói để thông thường bán
cho người tiêu dùng hoặc để người tiêu dùng mua hoặc sử dụng mà không phải
đóng gói lại nữa.

 Mô tả bao bì đóng gói
Loại bao bì được sử dụng là bao bì ni lông thân thiện với môi trường, tức là các
loại bao bì làm từ màng nhựa đơn mà nguyên liệu, quá trình sản xuất, sử dụng và
sau khi thải bỏ gây hại ít hơn cho môi trường so với sản phẩm cùng loại. Bao bì ni
lông thân thiện với môi trường phải bảo đảm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định
như:
-

Có độ dày một lớp màng lớn hơn 30 µm (micrômét), kích thước nhỏ nhất lớn hơn
20 cm (xăngtimét) và tổ chức sản xuất, nhập khẩu túi ni lông phải có kế hoạch thu
hồi, tái chế.

-

Có khả năng phân hủy sinh học tối thiểu 60% trong thời gian không quá hai (02)
năm.


-

Túi ni lông có hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng quy định như sau:
Asen (As): 12 mg/kg; Cadimi (Cd): 2 mg/kg; Chì (Pb): 70 mg/kg; Đồng (Cu): 50
mg/kg; Kẽm (Zn): 200 mg/kg; Thủy ngân (Hg): 1 mg/kg; Niken (Ni): 30 mg/kg.

-

Túi ni lông được sản xuất tại cơ sở sản xuất tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường.

Đa dạng hóa các loại kích cỡ bao bì ni lông thân thiện với môi trường khác nhau để
đáp ứng cho sự lựa chọn đa dạng của người tiêu dùng.
 Quy định về dán nhãn
-

Tất cả các loại bao gói cho rau đều phải được dán nhãn thích hợp, đáp ứng các yêu
cầu của Quy định đối với hàng Rau và Quả Tươi.Tất cả các thông tin trên nhãn
mác phải chính xác và không sai lệch hoặc dễ gây lầm lẫn và không được ghi sai
15


về chất lượng, số lượng, thành phần cấu tạo, bản chất, tính an toàn, giá trị, xuất xứ
hoặc các nội dung khác.
- Nhìn chung, cần phải đưa ra những thông tin sau bằng tiếng Việt, trên bề mặt
chính của loại bao gói này: Tên thông thường của sản phấm; Tên gọi khác bằng
tiếng Anh nếu có; Số lượng thực của sản phẩm; Đơn giá sản phẩm; Hạn sử dụng
sản phẩm; Tên doanh nghiệp sản xuất.
- Dán nhãn chứng nhận chất lượng Global Gap
 Quy định về bao gói ngoài và bao bì vận chuyển

-

Các thông tin có trên các bao gói dạng này cũng giống như các thông tin đối với
bao gói đóng gói sẵn để bán cho người tiêu dùng.

-

Bao bì chứa đựng bên ngoài (dành cho người tiêu dùng mua với số lương lớn) :
bao/túi giấy thân thiện với môi trường

-

Bao bì, thiết bị vận chuyển xa (vận chuyển đến thị trường tiêu thụ): thùng lạnh
1.1.8 Dịch vụ đi kèm

-

Dịch vụ đặt hàng qua mạng và giao hàng tận nơi

16


Chương 2: CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ
2.1 Chọn hình thức đầu tư
2.1.1 Chủ đầu tư – Người đại diện
Chủ đầu tư dự án: Bà Lương Thúy Quỳnh – trực tiếp quản lý dự án
Người đại diện: Ban quản lý dự án gồm 9 thành viên (danh sách đính kèm) chịu
trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao
2.1.2 Căn cứ lập dự án đầu tư
2.1.2.1 Căn cứ pháp lý

Báo cáo khả thi này được viết dựa trên các văn bản pháp lý
-

Nghị định số 85/1999/NĐ-CP, ngày 28 tháng 8 năm 1999 của Chính
phủ về kinh tế trang trại

-

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ : Về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình

-

Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
an toàn thực phẩm

-

Quyết định 1228/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia Vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2012 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ
ban hành

-

Nghị quyết 34/2009/NQ-QH12 của Quốc hội đẩy mạnh chính sách, pháp luật
về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm

-

Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về

chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

-

Luật Thuế BVMT năm 2010 và Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011
của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

17


Luật Thuế BVMT. Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT quy định về túi nilon thân
thiện với môi trường.
2.1.2.2 Căn cứ thực tế

 Số liệu về thực trạng
-

Lượng rau sạch cung cấp cho hai thị trường Hà Nội và TP.HCM chỉ như muối
bỏ biển trong số hàng ngàn tấn rau mà hai nơi này tiêu thụ. Người tiêu dùng
vẫn phải nhắm mắt ăn mà không biết nó có thực sự “sạch” không và giá cả
cũng đắt hơn mong muốn của đa số người dân.

-

Những năm gần đây, nhiều tỉnh, thành đã có chương trình sản xuất rau an toàn,
song có vẻ như đó là giải pháp “xoa dịu” long dân hơn là một dự án chiến lược
mang tầm quốc kế dân sinh. Thực tế là có những dự án trồng rau sạch đã phá
sản. Thậm chí, có những doanh nghiệp tư nhân trà trộn rau bẩn vào rau sạch rồi
tuồn ra thị trường.


-

Ngành y tế thường xuyên cảnh báo việc ăn rau được sản xuất, tiêu thụ mất vệ
sinh an toàn như nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng… như một
mối nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau tại Việt Nam
-

Nước ta có khoảng 60 cơ sở chế biến rau quả với tổng năng suất 290.000 tấn
sản phẩm/năm, trong đó DNNN chiếm khoảng 50%, DN quốc doanh 16% và
DN có vốn đầu tư nước ngoài 34%, ngoài ra con hàng chục ngàn hộ gia đình
làm chế biến rau quả ở qui mô nhỏ.

-

Giá cả rau thất thường phụ thuộc vào lượng hàng nông sản cung cấp dẫn đến
tình trạng một mặt hàng nông sản có năm rất đắt, có năm lại rất rẻ ảnh hưởng
đến tính bền vững trong sản xuất.

18


-

Sản phẩm rau trở thành hàng hoá ngay sau khi thu hoạch và rất dễ bị hư hỏng
trong khi hầu hết các vùng sản xuất chưa có nơi sơ chế và kho bảo quản tạm
thời dẫn đến lượng rau hư thối phải thải hồi rất lớn.

2.1.2.3 Sự cần thiết của việc đầu tư

Dự án mô hình trang trại sản xuất và cung ứng rau sạch - thịt sạch nhằm khắc phục
những vấn đề sau:
-

Công tác qui hoạch vùng sản xuất rau hàng hoá chưa rõ trong phạm vi toàn
quốc và từng vùng sinh thái, các địa phương lúng túng trong hoạch định lâu dài
chiến lược phát triển các loại cây trồng nói chung và cây rau hoa nói riêng,
trong đó có chiến lược về diện tích sản xuất.

-

Thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và nước ngoài
do sản xuất không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm. Giá cả thị
trường chưa ổn định.

-

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện là vấn đề nan giải của xã hội, qui trình
sản xuất rau an toàn đã và đang được ban hành song việc tổ chức sản xuất và
kiểm tra giám sát thực hiện qui trình con kém, kết hợp với trình độ dân trí và
tính tự giác thấp của người sản xuất đã cho ra các sản phẩm không an toàn,
giảm sức cạnh tranh của nông sản.

-

Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp đã được hình
thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hoá song nhìn chung con ít, việc chấp hành
theo hợp đồng ký kết của cả người sản xuất và doanh nghiệp chưa nghiêm dẫn
đến tình trạng doanh nghiệp không thu mua sản phẩm theo hợp đồng hoặc dân
không bán sản phẩm cho doanh nghiệp khi có sự biến động giá cả ngoài thị

trường.

-

Kiểm soát chất lượng đầu vào và đầu ra trong việc sản xuất và cung ứng rau,
thịt lợn.

-

Kiểm soát ô nhiễm môi trường. Tiết kiệm chi phí.
19


2.1.3 Loại hình doanh nghiệp
2.1.3.1 Loại hình lựa chọn
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó
thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên
của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa
không vượt quá năm mươi. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể
từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách
nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
2.1.3.2 Ưu điểm
-

Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các
hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro
cho người góp vốn


-

Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên
thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty
không quá phức tạp

-

Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng
kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người
lạ vào công ty.

2.1.3.3 Hạn chế
Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền
phát hành cổ phiếu và bị giới hạn đến 50 thành viên.
2.1.3.4 Thủ tục thành lập
 Điều kiện thành lập

20


Muốn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải có ít nhất là hai (02)
Thành viên (cá nhân/ tổ chức) trở lên nhưng số lượng thành viên không vượt
quá năm mươi (50).
 Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (do người đại diện theo pháp luật ký)
(mẫu quy định);
2. Dự thảo điều lệ công ty (phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp
luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên)
(mẫu tham khảo);

3. Danh sách thành viên (mẫu quy định);
4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân
con hiệu lực của tất cả thành viên, người đại diện theo pháp luật:
4.1. Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
4.2. Nếu thành viên là tổ chức:
-

Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy

chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).
-

Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 4.1 nêu trên của

người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (tham khảo
nội dung ủy quyền tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp).
5. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối
với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có
vốn pháp định Danh sách một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định;
6. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu công
ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ
hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề;
21


7. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
8. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho
mục đích khác).
 Trình tự thủ tục

-

Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ

-

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phong Đăng ký Kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu
tư các tỉnh/ thành phố.

-

Thời hạn trả kết quả: 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (kết quả giải
quyết có hai loại: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với hồ sơ hợp lệ
và được chấp thuận hoặc Thông báo bổ sung đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần sửa
đổi bổ sung).

-

Thời hạn làm thủ tục khắc dấu là 02 ngày làm việc kể nộp hồ sơ khắc sau (sau
khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).

 Chi phí thành lập
-

Lệ phí đăng ký kinh doanh 200.000 đồng

-

Lệ phí đăng ký cấp chứng nhận đăng ký mẫu dấu: 20.000 đồng


-

Cấp Mã số thuế và con dấu: 1.300.000 đồng

2.2. Chọn công suất của dự án
Năng
Khu

Số tổ

Số

Diện

suất 1

hợp

giàn

tích

ha

Năm 1

Năm 2

Năm 3


Năm 4

Năm 5

0.5

0.75

0.9

0.9

0.9

13.614 tạ

20.422 tạ

24.506 tạ

24.506 tạ

24.506 tạ

14.119 tạ

21.178 tạ

25.414 tạ


25.414 tạ

25.414 tạ

(tháng)
A1

132

660

A2

132

660

10,56

27.229

0

tạ

10,56

28.237

22



0

tạ

10,56

28.237

0

tạ

10,56

28.237

0

tạ

10,56

28.237

0

tạ


12,32

32.944

0

tạ

12,32

32.944

0

tạ

12,32

32.944

0

tạ

5,61

89,76

239.01


0

0

tạ

A3

132

660

A4

132

660

A5

132

660

A6

154

770


A7

154

770

A8

154

770

Sum 1,122

14.119 tạ

21.178 tạ

25.414 tạ

25.414 tạ

25.414 tạ

14.119 tạ

21.178 tạ

25.414 tạ


25.414 tạ

25.414 tạ

14.119 tạ

21.178 tạ

25.414 tạ

25.414 tạ

25.414 tạ

16.472 tạ

24.708 tạ

29.649 tạ

29.649 tạ

29.649 tạ

16.472 tạ

24.708 tạ

29.649 tạ


29.649 tạ

29.649 tạ

16.472 tạ

24.708 tạ

29.649 tạ

29.649 tạ

29.649 tạ

119.505 tạ

179.257 tạ

215.109 tạ

215.109 tạ

215.109 tạ

3.983 tạ

5.975 tạ

7.17 tạ


7.17 tạ

7.17 tạ

Năn
g

7.967

suất

tạ

ngày
Năn
g

1453.976 tạ 2180.964 tạ 2617.157 tạ 2617.157 tạ 2617.157 tạ

suất
năm

2.3. Chương trình sản xuất kinh doanh
2.3.1 Khối lượng sản phẩm
Khối lượng

Năm 1

Năm 2


Năm 3
23

Năm 4

Năm 5


sản phẩm

1453.976 tạ

2180.964 tạ

2617.157 tạ

2617.157 tạ

2617.157 tạ

2.3.2 Tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm
-

Đặc tính
+ Chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh
dưỡng
+ Hạn chế tối đa sâu bệnh, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi
trường

-


Tiêu chuẩn chất lượng:
Tiêu chuẩn quốc tế: Chứng nhận Global Gap - bộ tiêu chuẩn về nông trại được
công nhận quốc tế dành cho việc Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt và đảm
bảo khả năng thâm nhập thị trường.

Global Gap là công cụ quản lý trang trại nhằm
 Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế
 Đảm bảo vệ sinh an toàn cho nông sản thực phẩm
 Hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản
 Sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn lực sản xuất nông nghiệp
 Làm giàu nông dân và phát triển nông thôn
 Bảo vệ môi trường và cảnh quan chung
-

Tiêu chuẩn xí nghiệp: Chứng nhận quản lý chất lượng TQM

2.4. Phương pháp sản xuất
2.4.1 Lựa chọn phương pháp sản xuất
Thủy canh hồi lưu cải tiến trong nhà màng
2.4.1.1 Phương pháp thủy canh
24


Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào môi trường
dinh dưỡng hoặc giá thể mà không phải là đất. các giá thể có thể là cát , trấu, vỏ xơ
dừa, than bùn, vermiculite perlite..
Ưu điểm:
Ngày nay, thủy canh được xem như là giải pháp của nền nông nghiệp tương lai.
Nó là phương thức canh tác có ý nghĩa lớn về môi trường, kinh tế và xã hội.

-

Kiểm soát dinh dưỡng cây trồng là ưu điểm nhất trong thủy canh vì môi trường
dinh dưỡng đã được nghiên cứu kỹ trước khi trồng. Mọi chất dinh dưỡng trong
thủy cần thiết cho sự phát triển và phát sinh cây trồng đều nhất thiết phải được
kiểm soát ở nồng độ thích hợp cho từng loại cây trồng và từng lọai môi trường
hơn nữa một số nguyên tố gây hại cho cây khui ở mức dư lượng được khống
chế ở giới hạn an toàn hoặc dùng nguyên tố khác lọai bỏ. Quan trọng hơn,
trồng rau thủy canh loại trừ được thuốc trừ sâu vì vậy có thể đảm bảo về độ
sạch và an toàn của rau.

-

Không cần đất, chỉ cần không gian đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển
khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi, cũng như tại gia
đình trên sân thượng, balcon. Trồng thủy canh không dùng đất nên loại bỏ
được hầu hết các loài sâu bệnh có môi trường sống là đất.

-

Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ.

-

Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.

-

Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.


-

Sản phẩm hoàn toàn sạch, giàu dinh dưỡng, đồng nhất và hoàn toàn tươi
ngon.

-

Không tích lũy chất độc và gây ô nhiễm môi trường.

-

Không đoi hỏi lao động nặng nhọc, người già , trẻ em điều có thể tham gia hiệu
quả do không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tuới.
25


×