Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.46 KB, 80 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................6
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI......................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.............................................................................3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................4
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................4
5. SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................4
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VỐN
CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI........................................6
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................6
2.1.1. Khái niệm và các khía cạnh của vốn con người - tích lũy vốn con người. 6
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế và các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.......9
2.1.3. Vai trò của yếu tố vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế...................9
2.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................................11
2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài về vài trò của vốn con người.......................11
2.2.2. Các nghiên cứu về vai trò vốn con người tại Việt Nam...........................14
2.3. KẾT LUẬN VỀ MÔ HÌNH...........................................................................15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................17
3.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG................................................17
3.2. GIẢI THÍCH CÁC BIẾN..............................................................................17
3.3. SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU..............................................................................20
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................22
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CON
NGƯỜI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN 2011-2015....................................................24



4.1. CÁC NGUỒN SỐ LIỆU...............................................................................24
4.2. THỰC TRẠNG.............................................................................................25
4.2.1. Sản lượng, vốn, lao động.........................................................................25
4.2.2. Các yếu tố vốn con người........................................................................36
4.2.3. Độ mở nền kinh tế (F).............................................................................38
4.2.4. Đầu tư kinh tế tư nhân (PI)......................................................................40
4.2.5. Tỷ trọng phi nông nghiệp (GnR).............................................................41
4.2.6. Tỷ lệ nghèo (Pr)......................................................................................44
4.3. KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY..................................................................45
4.3.1. Lựa chọn mô hình thích hợp nhất............................................................45
4.3.2. Giải thích kết quả ước lượng với mô hình ảnh hưởng cố định FEM.......48
4.3.3. Vai trò vốn con người đến tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Hồng theo
các thước đo vốn con người..............................................................................52
4.4. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ....................................................54
4.4.1. Vốn con người và khoảng cách giữa các tỉnh phân theo tăng trưởng kinh
tế.......................................................................................................................54
4.4.2. Tiêu chí đo lường vốn con người thích hợp nhất cho Đồng bằng sông
Hồng.................................................................................................................56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH..............................57
5.1. KẾT LUẬN...................................................................................................57
5.2. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU...................................................................58
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương.............................................................59
5.2.2. Đối với xã hội.........................................................................................59
5.3. KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.........................................................................60
5.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU..................................................................61
NGUỒN SỐ LIỆU................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................64
PHỤ LỤC..............................................................................................................67
PHỤ LỤC 1: Bảng kết quả hồi quy Pooled – OLS với chi tiêu giáo dục đại diện
cho vốn con người................................................................................................67



PHỤ LỤC 2: Bảng kết quả hồi quy Pooled – OLS với chi tiêu y tế đại diện cho
vốn con người.......................................................................................................68
PHỤ LỤC 3: Bảng kết quả hồi quy Pooled – OLS với chỉ số giáo dục đại diện
cho vốn con người................................................................................................68
PHỤ LỤC 4: Bảng kết quả hồi quy FEM với chi tiêu cho giáo dục đại diện cho
vốn con người.......................................................................................................69
PHỤ LỤC 5: Bảng kết quả hồi quy FEM với chi tiêu cho y tế đại diện cho vốn
con người.............................................................................................................70
PHỤ LỤC 6: Bảng kết quả hồi quy FEM với chỉ số giáo dục đại diện cho vốn
con người.............................................................................................................71
PHỤ LỤC 7: Bảng kết quả kiểm định Hausman với biến chi tiêu cho giáo dục. 71
PHỤ LỤC 8 : Bảng kết quả kiểm định Hausman với biến chi tiêu cho y tế........71
PHỤ LỤC 9 : Bảng kết quả kiểm định Hausman với biến chỉ số giáo dục.........72
PHỤ LỤC 10: Bảng kết quả kiểm định FEM loại bỏ biến FI và PI với chi tiêu
cho giáo dục đại diện cho vốn con người.............................................................73
PHỤ LỤC 11: Bảng kết quả kiểm định FEM loại bỏ biến FI và PI với chi tiêu
cho y tế đại diện cho vốn con người.....................................................................73
PHỤ LỤC 12: Bảng kết quả kiểm định FEM loại bỏ biến FI và PI với chỉ số giáo
dục đại diện cho vốn con người............................................................................74


CHƯƠNG 1: DANH MỤC VIẾT TẮT

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

FEM


Mô hình hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

HDI

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Squares)

REM

Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model)

TFP

Năng suất các nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity)

UNDP

Chương trình phát triển Liên hợp quốc (United Nation Development
Program)

USD


Đôla Mỹ (United States dollar)

VND

Đồng Việt Nam (Vietnam dong)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Khung lý thuyết các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế........19
Bảng 2.2: Nguồn số liệu thu thập..........................................................................21
Bảng 3.3: Xếp hạng giá trị GDP (theo giá so sánh 2010) các tỉnh Đồng bằng
sông Hồng giai đoạn 2011-2015.............................................................................25
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng GDP các địa phương Đồng bằng sông Hồng giai
đoạn 2011-2015.......................................................................................................26
Bảng 3.5: Vốn đầu tư FDI ở các tỉnh trong giai đoạn 2011-2015.......................38
Bảng 3.6: Tỷ trọng vốn đầu tư FDI trong tổng đầu tư vốn của xã hội giai đoạn
2011 – 2015.............................................................................................................39
Bảng 3.7: Vốn khu vực ngoài Nhà nước ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng giai
đoạn 2011 - 2015.....................................................................................................40
Bảng 3.8: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Hồng
(theo giá so sánh 2010) trong giai đoạn 2011-2015..............................................42
Bảng 3.9: Tỷ lệ hộ nghèo tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 20112015......................................................................................................................... 44
Bảng 3.10: Hồi quy OLS với vốn con người đo qua chi tiêu giáo dục (EC)......45
Bảng 3.11: Hồi quy OLS với vốn con người đo qua chi tiêu y tế (EH)...............46
Bảng 3.12: Hồi quy OLS với vốn con người đo qua chỉ số giáo dục (EI)...........46
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định Hausman.............................................................48
Bảng 3.14: Hồi quy mô hình dưới dạng ảnh hưởng cố định với chi tiêu cho giáo
dục đại diện cho vốn con người............................................................................48
Bảng 3.15: Hồi quy mô hình dưới dạng ảnh hưởng cố định với chi tiêu cho y tế
đại diện cho vốn con người....................................................................................50

Bảng 3.16: Hồi quy mô hình dưới dạng ảnh hưởng cố định với chỉ số giáo dục
đại diện cho vốn con người....................................................................................51
Bảng 3.17: Mô hình hồi quy cố định (FEM) không có FI và PI.........................52
Bảng 3.18: Tác động của vốn con người đối với 3 nhóm thu nhập....................54


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


1

LỜI NÓI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu trước mắt mà bất cứ quốc gia nào cũng
muốn theo đuổi và đạt được trong suốt quá trình phát triển của một đất nước. Ở mỗi
giai đoạn phát triển, mô hình tăng trưởng lại được ghi dấu bởi những điểm nhấn
khác nhau. Trong suốt ba thập kỷ tăng trưởng, Việt Nam đã ghi nhận những thành
tựu tăng trưởng vượt trội. Từ một nước xuất phát điểm thuần nông lạc hậu với trên
80% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, từng bước cải thiện
chất lượng cuộc sống nhân dân.
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần và là bước đà đầu tiên. Tăng trưởng
kinh tế dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, và trên hết là tạo
tiền đề cho phát triển tiến bộ xã hội, phát triển con người. Từ 2001 đến nay, tốc độ
tăng trưởng của Việt Nam luôn được duy trì ở mức tương đối cao so với khu vực và
thế giới. Cùng với đó, cơ cấu kinh tế nước ta đang ngày càng thay đổi hợp lí, chỉ số
phát triển con người HDI cũng tăng lên liên tục trong hơn 20 năm qua. Tuy nhiên,
sự tăng trưởng của Việt Nam đang có xu hướng giảm tốc. Giai đoan 2001 – 2005,
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,51%/năm, cao nhất trong 15 năm trở lại
đây, thì đến giai đoạn 2006 – 2010 và 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng đã sụt giảm

dần tương ứng ở mức 7%/năm và 5,88%/năm. Chúng ta đã lọt vào các quốc gia có
thu nhập trung bình thấp từ năm 2008 nhưng đang có nguy cơ cao mắc bẫy thu nhập
trung bình với thu nhập bình quân đầu người tăng chậm trong những năm gần đây.
Những thách thức này đòi hỏi Việt Nam phải đưa ra những chính sách tăng trưởng
đúng đắn, đảm bảo tăng trưởng bền vững và có hiệu ứng lan tỏa tốt.
Khi lý giải về tăng trưởng, ta thường tập trung phân tích 3 nhân tố: vốn, lao
động và năng suất tổng hợp TFP. Nhìn sâu vào quá trình tăng trưởng, thành tựu tăng
trưởng của Việt Nam trong 30 năm qua chủ yếu là do tích lũy vốn vật chất. Tuy
nhiên, khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn tiếp theo thì mô hình tăng trường này
không còn phù hợp và bắt đầu để lộ ra những hạn chế của nó khi vốn đầu tư lúc này
không còn được hiệu quả, kéo theo sự sụt giảm tăng trưởng. Trong điều kiện nền
kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá, yếu tố vốn hữu hình tuy còn giữ vài trò
quan trọng nhưng không như trong giai đoạn công nghiệp hoá. Thay vào đó vai trò
của vốn vô hình mà đặc biệt là vốn con người ngày càng lớn hơn. Đây là nguồn vốn


2
rất quan trọng với các công ty vì được tính vào giá trị của họ, và hình thành nên vốn
vô hình của quốc gia. Vốn con người đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế: (1) đó là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo,
vốn con người là yếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao
động “thô” (không có kỹ năng) để tạo ra sản phẩm; (2) đó là kiến thức để tạo ra sự
sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế.” (Mincer, 1989). Ngoài ra, người
ta đã đưa vốn con người như một yếu tố đầu vào để phân tích tăng trưởng kinh tế và
đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của nó giống như vốn hữu hình nhưng mức độ ngày
càng lớn hơn. Tuy nhiên, nếu đầu tư hình thành vốn con người chưa tốt không hiệu
quả thì nguồn vốn này không tác động tích cực mà lại làm giảm tăng trưởng. Theo
cách tiếp cận thu nhập GDP của nền kinh tế bằng tổng thu nhập của mọi người
trong nền kinh tế, khi thu nhập của mọi người tăng lên cũng làm tăng chỉ tiêu này.
Borjas, George (2005) thông qua mô hình giáo dục chỉ ra ảnh hưởng tích cực của

giáo dục tới thu nhập. Thực tế phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã cho
thấy tầm quan trọng của vốn con người. Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Nhật
Bản sau chiến tranh, hay sự phục hồi kinh tế nhanh của Tây Âu nhờ vào nguồn nhân
lực chất lượng cao chứ không phải tài nguyên. Với các nước đang phát triển dù có
nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động có chất lượng nên sự phát triển chậm
(Waines, 1963). Mặt khác, các nước đang phát triển cố gắng thu hút thêm nguồn
vốn hữu hình từ bên ngoài để tăng cường cơ sở vật chất cho sự phát triển, tuy nhiên
do trình độ quản lý kém do thiếu nhân lực chất lượng cao nên hiệu quả sử dụng vốn
huy động thấp đã không cho phép phát triển nhanh kinh tế ở đây.
Trước tình hình này, đặt ra một yêu cầu mới đối với Việt Nam đó là chuyển
đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào nâng cao công nghệ và phát triển vốn con
người. Xu hướng chung hiện nay của các nền kinh tế là giảm tỷ trọng đóng góp của
lao động và vốn, tăng tỷ trọng của TFP. TFP là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng
thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế. Để
tăng đóng góp của TFP thì một trong những phương pháp phổ biến nhất là tăng chất
lượng lao động, từ đó cải thiện vốn con người. Đến 2014, TFP là nhân tố đóng góp
36,81% vào tăng trưởng chung của kinh tế Việt Nam, tăng đáng kể so với con số
7,74% của năm 2010. Định hướng của chúng ta là tiếp tục tăng tỷ trọng đóng góp
của TFP lên cao hơn nữa, trở thành yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng. Chúng
ta lại là một đất nước đang phát triển, với nguồn nhân lực được cho là dồi dào, nếu
biết tận dụng đúng cách, đây chính là cơ hội để tăng TFP. Do đó, để tận dụng tối đa
lợi thế về lao động, chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về vốn con người và vai trò
của vốn con người với tăng trưởng kinh tế.


3
Thực nghiệm ở nhiều quốc gia cũng cho thấy nâng cao vốn con người góp
phần làm tăng trưởng kinh tế và mang lại tính hiệu quả cao hơn so với nâng cao tích
lũy vốn vật chất. Từ đó cũng khẳng định, nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và là
nhân tố quyết định tăng trưởng bền vững. Ở Việt Nam, hiện cũng có một số nghiên

cứu về vốn con người trên những khía cạnh khác nhau, dưới những giai đoạn và
hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Trong đó, nghiên cứu tổng quan về vai trò của vốn con
người đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam gần đây nhất có bài nghiên cứu “Những
nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn
2000 – 2006” do PGS. TS. Trần Thọ Đạt là chủ nhiệm nghiên cứu đề tài.
Kết quả tác động khác nhau của vốn con người tới tăng trưởng kinh tế của
từng vùng. Đối với vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, vốn con người đóng vai
trò tích cực nhưng lại có tác động ngược chiều đến mức GDP của Đồng bằng sông
Hồng trong giai đoạn 2000 – 2006. Trong khi Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ là
hai vùng kinh tế tăng trưởng và năng động thì sự tác động của vốn con người lại
mang tính tích cực, còn vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi tập trung đào tạo nhiều
nguồn lực lao động thì vốn con người đem lại kết quả không mấy khả quan. Tuy
nhiên, có thể thấy, thời gian nghiên cứu cũng đã gần một thập kỷ, liệu rằng các kết
quả này còn đúng với Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa,
ngày nay, Đồng bằng sông Hồng đang ngày càng phát triển và là đầu tàu kinh tế của
khu vực phía Bắc, cần có những phương án hay định hướng như thế nào trong việc
chuyển đổi mô hình tăng trưởng bền vững đối với khu vực này hay không?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, nhóm nghiên cứu đưa ra đề tài này nhằm
đánh giá tác động của vốn con người đến tình hình tăng trưởng kinh tế của các tỉnh
Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2011 – 2015. Từ đó đưa ra một cái nhìn tổng
quan nhất về mối quan hệ giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế để có những
chính sách đầu tư vốn con người hiệu quả hơn cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp các lý thuyết nền tảng về vốn con người và vai trò của vốn con
người đến tăng trưởng kinh tế
- Sử dụng mô hình nghiên cứu định lượng thích hợp để đo lường, phân tích
tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Hồng giai
đoạn 2011 – 2015
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả việc sử dụng

nguồn vốn con người trong phát triển kinh tế Đồng bằng sông Hồng.


4

3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Vai trò của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế đã được các nhà kinh tế
học nghiên cứu như thế nào?
- Đâu là mô hình định lượng thích hợp để đánh giá tác động của vốn con
người đến tăng trưởng kinh tế?
- Trong giai đoạn 2011 – 2015, vốn con người đã được các tỉnh Đồng bằng
sông Hồng quan tâm phát triển như thế nào? Nguồn vốn con người này có tác động
như thế nào đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh?
- Chính sách để việc sử dụng vốn con người ở Đồng bằng sông Hồng hiệu
quả hơn là gì?

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về vốn con người và một số yếu tố liên quan tác động đến
tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Hồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2011 – 2015
- Không gian: 10 tỉnh và thành phố thuộc Đồng bằng sông Hồng, bao gồm:
Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh
Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc.

5. SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng số liệu của 10 tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Hồng,
bao gồm: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam
Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc. Chủ yếu lấy từ Niên giám thống kê hàng

năm và Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của các tỉnh, thành phố, trong
giai đoạn từ 2011-2015.
Dựa trên số liệu gộp về các quan sát của 10 tỉnh và thành phố Đồng bằng
sông Hồng trong giai đoạn, đề tài áp dụng một hàm sản xuất Cobb-Douglas mở
rộng để nghiên cứu vai trò của vốn con người đối với tăng trường kinh tế ở vùng
Đồng bằng sông Hồng.
Các mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và hiệu ứng cố định (FEM) được
sử dụng để ước lượng tác động của vốn con người ở các tỉnh, thành phố Đồng bằng


5
sông Hồng. Từ đó, đưa ra đánh giá mối liên hệ phụ thuộc giữa vốn con người và
tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng và đề xuất một số giải pháp.

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về vốn con người và vai
trò của vốn con người
Chương II: Phương pháp nghiên cứu
Chương III: Thực trạng vốn con người và tăng trưởng kinh tế các tỉnh,
thành phố Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011-2015
Chương IV: Kết luận và kiến nghị chính sách liên quan đến vốn con người
đến tăng trưởng kinh tế ở các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011-2015


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU VỀ VỐN CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ
CỦA VỐN CON NGƯỜI

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm và các khía cạnh của vốn con người - tích lũy vốn con người
Bắt đầu từ mô hình tăng trưởng kinh tế nội sinh, vốn con người ngày càng
chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh
tế. Vậy vốn con người là gì?
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Vốn con người. Theo quan điểm kinh tế
học, vốn là “những nhân tố của sự sản xuất được sử dụng để tạo ra hàng hóa và dịch
vụ” (Boldizzomi, 2008). Theo nghĩa này, vốn nói chung bao gồm vốn hữu hình (vốn
vật chất) và vốn vô hình (vốn con người). Nhưng theo Mincer Jacob (1974), vốn
con người cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì con người phải đầu tư để tích
luỹ và nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập. Theo Nguyễn Văn Ngọc
(2006) thì vốn con người là khái niệm để chỉ toàn bộ hiểu biết của con người về
phương thức tiến hành các hoạt động kinh tế xã hội. Như vậy, khác với lao động
giản đơn, vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong
mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động. Nguồn vốn này được
khai thác sử dụng trong quá trình người lao động tham gia vào sản xuất và được
phản ánh qua năng suất lao động và hiệu quả công việc của họ.
Vốn con người được cấu thành từ ba yếu tố: (1) năng lực ban đầu (bẩm sinh);
(2) kiến thức được tích lũy thông qua quá trình giáo dục, đào tạo; (3) kỹ năng tích
lũy trong cuộc sống, làm việc. Năng lực ban đầu có được ngay từ khi chúng ta được
sinh ra, nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền từ bố mẹ cũng việc chăm sóc đứa bé ngay
từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Trong khi đó, kiến thức là thứ mà con người sẽ phải
bỏ ra khoản chi phí để có được khi đi học và đào tạo tại các bậc giáo dục. Còn yếu
tố cuối cùng - kỹ năng - đề cập đến việc tiếp nhận các kiến thức ngoài nhà trường,
điều này phụ thuộc vào năng lực tiếp thu cá nhân của từng người, qua quá trình tích
lũy và học tập không ngừng của mỗi người.
Tóm lại, có thể hiểu vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh
nghiệm được bản thân mỗi người tích lũy trong quá trình học tập và làm việc. Để có



7
được vốn con người thì mỗi cá nhân, các doanh nghiệp nhất định sẽ phải mất một
khoản chi phí cho y tế, giáo dục đào tạo. Đồng thời vốn con người cũng có tính hao
mòn theo thời gian.
Vốn con người gồm năm khía cạnh đặc trưng:
- Thứ nhất, vốn con người là một loại hàng hóa bất khả thương (non tradable). Ngay từ khi sinh ra, đến khi được tích lũy qua quá trình được giáo dục và
đào tạo, qua cuộc sống và làm việc thì vốn con người thuộc về bản thân chủ sở hữu,
không phải là hàng hóa đem đi mua bán. Người ta chỉ mua bán hàng hóa sức lao
động của con người mà thôi.
- Thứ hai, mặc dù vốn con người là một loại tài sản cá nhân nhưng không
phải lúc nào con người cũng kiểm soát các kênh và các cách thức để có được thứ tài
sản này. Như đã nói, vốn con người thuộc về bản thân người sở hữu, nhưng từ bé,
học cái gì, ở đâu, hay làm gì thì đều bị chi phối hoặc tác động từ bố mẹ, gia đình,
nhà trường và xã hội. Đến khi bản thân có đủ khả năng tự quyết định tích lũy vốn
con người ra sao, thì nó cũng bị ảnh hưởng bới văn hóa, thể chế nơi sinh sống đến
cả mặt lượng và mặt chất.
- Thứ ba, vốn con người có cả mặt lượng lẫn mặt chất. Khi đi nghiên cứu
thước đo vốn con người, người ta đưa ra một số tiêu chí trong đó có số năm đi học.
Thước đo này hoàn toàn có thể định lượng được. Tuy nhiên đầu tư vào vốn con
người có thể không đồng nhất về chất. Đó là khi có cùng số năm đi học nhưng vốn
con người của những người khác nhau có thể khác nhau.
- Thứ tư, vốn con người vừa mang tính cộng đồng, vừa mang tính cá biệt.
Khi con người đem vốn kiến thức của mình sử dụng trong các hoạt động cộng đồng
và dễ dàng truyền nó sang người khác mà không mất nhiều giá trị thì vốn con người
mang tính cộng đồng. Đơn cử như các thầy cô có thể truyền đạt kiến thức của mình
cho rất nhiều các thế hệ học sinh mà không giảm nhiều giá trị. Còn nó sẽ mang tính
cá biệt khi người sở hữu chỉ sử dụng trong một số ít hoạt động, và không chia sẻ.
- Cuối cùng, vốn con người chứa đựng cả những hiệu ứng ngoại sinh. Chúng
ta có thể hiểu rằng kiến thức ban đầu có thể được tiếp tục xây dựng và phát triển
thông qua các mối quan hệ giữa kiến thức bên ngoài,kỹ năng ,kinh nghiệm và các

yếu tố tri thức khác. Tức là vốn con người của một cá nhân có thể tác động đến
năng suất của các cá nhân khác.
Có một sự giống nhau giữa vốn vật chất và vốn con người đó là chúng đều
được tăng lên nhờ sự đầu tư tích lũy và có sự hao mòn do tiến bộ công nghệ. Nhà


8
xưởng, máy móc thiết bị sẽ hao mòn dần, bị lạc hậu bởi tiến bộ công nghệ nếu như
không được trang bị mới. Vốn con người cũng vậy, sẽ bị lạc hậu trong quá trình đó
nếu không được đổi mới và cập nhật liên tục. Tuy nhiên phát triển vốn con người
còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố: khả năng truyền đạt như khả năng nghe, nói,
đọc, viết; khả năng toán học hay sự tư duy logic; khả năng tự thấu hiểu điều chỉnh
bản thân; khả năng thấu hiểu người khác và các yếu tố tiềm ẩn bên trong mỗi con
người.
Như đã đề cập ở trên, muốn có thêm vốn con người thì cần phải đầu tư tích
lũy. Và có nhiều cách để tích lũy nó nhưng rõ ràng giáo dục là nguồn tích lũy cơ
bản nhất. Giáo dục giúp định hình nhưng khả năng, năng lực ban đầu, bồi dưỡng
chúng một cách bài bản hiệu quả. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục đào tạo là một
trong những nơi người ta tổng kết những tri thức, hiểu biết của con người về
phương thức tiến hành các hoạt động kinh tế xã hội với mục đích truyền đạt lại cho
những người đi sau. Ngoài ra bản thân xã hội cũng còn phương thức truyền đạt
thông tin kiến thức kinh nghiệm trực tiếp thông qua các phương thức khác như
truyền nghề gia truyền. Giáo dục đào tạo đem tới cho người ta những kiến thức kỹ
năng kinh nghiệm của xã hội được tích luỹ lại và không dừng ở đó theo thời gian
còn trang bị thêm bổ sung cho ngươi ta những kiến thức mới để đáp ứng những yêu
cầu của cuộc sống. Để có được năng lực này, người ta phải bỏ ra chi phí nhất định
để học hành. Việc đầu tư phụ thuộc vào điều kiện của mỗi cá nhân và chất lượng thu
được tương ứng với năng lực, lượng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà mỗi
người nhận được từ quá trình học tập, đào tạo. Bên cạnh đó lượng vốn này cao hay
thấp cũng còn phụ thuộc vào thời điểm đầu tư vào giáo dục của mỗi người. Nếu ai

đó đi học đúng tuổi và nhận được giáo dục và nghề nghiệp trẻ thì chính là đầu tư
đúng thời điểm và việc tích luỹ vốn tốt nhất. Giáo dục tạo ra, hình thành và tích lũy
vốn con người và làm gia tăng nó theo thời gian, do vậy, đầu tư đúng thời điểm sẽ
quyết định mức vốn được tích lũy.
Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới, sức khỏe không chỉ là kết quả của phát
triển mà còn là điều kiện cho việc phát triển vốn con người. Để con người có thể
hoạt động thì cần có năng lượng, có sức khỏe. Những người có sức khỏe thường
cũng làm việc năng suất hơn một người ốm yếu hoặc bệnh tật. Và có thể nói rằng
sức khỏe ảnh hưởng tới năng suất lao động và khả năng lao động của một người. Do
vậy nó được coi là yếu tố cấu thành chất lượng lao động.


9
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế và các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Chúng ta biết rằng, phát triển và phát triển hơn nữa là mong muốn của tất cả
các quốc gia. Và muốn có được phát triển thì điều kiện cần chính là tăng trưởng
kinh tế. Thật vậy, tăng trưởng kinh tế là sự lớn lên về mặt lượng của nền kinh tế, nó
tạo điều kiện cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự thay đổi trong các vấn đề xã
hội khác. Có thể nói, duy trì mức tăng trưởng kinh tế thích hợp là một trong những
mục tiêu quan trọng nhất mà mọi quốc gia trên thế giới đều theo đuổi. Theo Simon
Knuznets, tăng trưởng là sự gia tăng một cách bền vững về sản lượng bình quân đầu
người hay sản lượng trên mỗi công nhân. Một định nghĩa tưởng tự, theo Douglass
C.North và Robert Paul Thomas, tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng
nhanh hơn dân số. Nói chung tăng trưởng kinh tế nói đến một sự tăng lên trong thu
nhập, đó là sự gia tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà một nền kinh tế sản xuất ra.
Đây là thước đo tương đối khách quan về năng lực kinh tế.
Trong lịch sử kinh tế học, tăng trưởng kinh tế là vấn đề được nghiên cứu
nhiều nhất. Khi tiếp cận tăng trưởng từ hàm tổng cung, theo dòng thời gian, từ
trường phái cổ điển, tân cổ điển, phái Keynes và lý thuyết hiện đại, các mô hình về
tăng trưởng kinh tế đã có sự thay đổi lớn lao, từ quan điểm về sự vận động của nền

kinh tế,các yếu tố tác động chính đến vai trò của chính phủ...., các mô hình sau lại
có sự kế thừa của mô hình trước và phát triển lên cao hơn. Hai yếu tố vốn và lao
động dường như xuất hiện xuyên suốt. Các nhà kinh tế học cổ điển nhấn mạnh: vốn
chính là động cơ hoạt động của nền kinh tế. Đây có thể coi là một tư tưởng mang
tính chất cách mạng khi mà phải mất gần mười thập kỉ các chính trị gia mới chấp
nhận tư tưởng mới mẻ này và từ bỏ lối suy nghĩ rằng đất đai và tài nguyên thiên
nhiên là thứ tài sản duy nhất cần tích lũy và cần gây chiến tranh để đạt được
(Piazza- Georgi, 2002). Dần dần đến lý thuyết của Solow (1956), sau là lý thuyết
nội sinh đã có sự điều chỉnh mô hình lí tưởng giải thích sự tăng trưởng. Đó là hàm
của vốn, lao động, vốn con người và tiến bộ kĩ thuật.
2.1.3. Vai trò của yếu tố vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế
Từ lâu, các nhà kinh tế học đã thấy được vai trò quan trọng của vốn con
người đối với tăng trưởng kinh tế mà giáo dục lại đóng vai trò quan trọng trong việc
tích lũy vốn con. Nhiều nghiên cứu đã khám phá mối quan hệ giữa giáo dục với
tăng trưởng GDP và kết luận rằng, giáo dục là nhân tố thúc đấy tăng trưởng kinh tế
hay có thể hiểu rằng trình độ giáo dục cao là yếu tố cơ bản dẫn đến tiến bộ kỹ thuật
và phát triển kinh tế xã hội.


10
2.1.3.1. Vốn con người trong các mô hình kinh tế
a. Mô hình tăng trưởng ngoại sinh
Vào những năm của thập niên 1950, mô hình tăng trưởng Solow đã coi lao
động là một nhân tố sản xuất quan trọng và bổ sung tiến bộ công nghệ là biến số
quyết định tăng trưởng kinh tế dài hạn. Chính bối cảnh sự chuyển biến mạnh mẽ
của khoa học kĩ thuật đã ảnh hưởng đến tư tưởng kinh tế của ông. Những ý tưởng
trong cải tiến trong phương pháp sản xuất chính là xuất phát điểm cho kết luận của
Solow về vai trò quyết định của tiến bộ công nghệ kĩ thuật để thúc đẩy sự tăng trưởng
kinh tế.
Với hàm sản xuất với đầu vào khi đã có yếu tố công nghệ gồm 2 yếu tố: vốn,

lao động hiệu quả, sau khi xem xét các giả định, ông nhận thấy tốc độ tăng trưởng
sẽ bằng tốc độ tăng của yếu tố công nghệ. Theo Solow, vốn con người đã được
ngầm khẳng định vai trò của mình. Vì sao? Bởi tiến bộ công nghệ là sản phẩm do
con người tạo ra. Và con người này không phải được đề cập như một lao động giản
đơn mà là lao động có khả năng, kỹ năng và sự “thông minh” trong đó. Vậy nó
chính là vốn con người. Tuy vậy, mô hình này không giải thích được cách thức tiến
bộ công nghệ xảy ra như thế nào một cách nội sinh. Đã có nhiều cố gắng nhằm điều
chỉnh mô hình của Solow, trong đó có Schultz (1961) đã nỗ lực đưa vốn con người
vào mô hình với lập luận rằng gia tăng vốn con người có thể làm tăng năng suất và
từ đó dẫn tới gia tăng thu nhập.
b. Mô hình nội sinh
Trong mô hình xây dựng bởi Lucas, vốn con người đi vào các chức năng sản
xuất. Sự khác biệt giữa các mô hình Lucas và mô hình tân cổ điển là Lucas giả định
rằng các cá nhân đầu tư vào vốn con người bằng cách dành một phần thời gian của
họ để tiếp thu những kỹ năng, thay vì một phần thu nhập của họ theo Mankiw hay
Romer(1992). Bên cạnh đó, Lucas bỏ qua khấu hao vốn con người. Và quan trọng
hơn, ngược lại với Mankiw và Romer, trong mô hình Lucas, có hai khu vực sản
xuất: một là tiêu thụ hàng hóa vốn vật chất và một là cho vốn con người. Điều này
có thể xem xét rằng giáo dục “dựa chủ yếu vào những người có học như một sản
lượng đầu vào”. Tuy nhiên, một sự gia tăng một lần trong trữ lượng vốn con người
không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Đây là tính năng cơ bản khác biệt của mô
hình Lucas với Romer.
Trong mô hình của Romer, nền kinh tế có 3 khu vực: một khu vực hàng hóa
cuối cùng, một khu vực gàng hóa trung gian và một khu vực nghiên cứu. Khu vực


11
nghiên cứu sử dụng vốn con người và các trữ lượng hiện có của kiến thức để sản
xuất những “ ý tưởng” cho hàng hóa vốn mới và nó được bán cho lĩnh vực hành hóa
trung gian. Lĩnh vực hàng hóa trung gian lại sử dụng ý tưởng đó kết hợp với lao

động và vốn con người để sản xuất sản phẩm cuối cùng. Mô hình của Romer (1990)
đưa đến kết quả là tốc độ tăng trưởng bền vững phần nào phụ thuộc vào vốn con
người. Gỉa thiết cơ bản chính là vốn con người là nhân tố đầu vào chính trong quá
trình tạo ra ý tưởng mới. Trong thực tế, trong nhiều mô hình tăng trưởng nội sinh,
vốn con người phải đạt đến một ngưỡng nhất định mới có thể tạo ra sự thay đổi
công nghệ.
2.1.3.2. Vốn con người trong thực tiễn tăng trưởng và phát triển kinh tế
Trong điều kiện nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá, yếu tố vốn vật
chất tuy còn giữ vai trò quan trọng nhưng đã dần nhường lại vai trò cho vốn con
người. Thực tế đã cho thấy một số quốc gia trên thế giới không có lợi thế về vốn, tài
nguyên nhưng lại phát triển vượt bậc vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn trên
thế giới.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh, hay sự
phục hồi kinh tế nhanh của các nước Tây Âu chính là nhờ vào nguồn nhân lực chất
lượng cao. Một số quốc gia dù có nhiều tài nguyên như các quốc gia châu Phi,
Brunei nhưng thiếu nguồn lao động có chất lượng cao nên có nền kinh tế chậm phát
triển. Mặt khác một số quốc gia có lượng vốn dồi dào nhưng lại có hiệu quả sử dụng
vốn thấp do năng lực quản lý còn nhiều hạn chế cho nên đã không cho phép phát
triển nhanh kinh tế.
Chúng ta biết rằng nếu tốc độ tăng dân số ở mức thích hợp chất lượng lao
động cao sẽ kích thích kinh tế phát triển. Ngược lại sự tăng nhanh về số lượng và
chất lượng thấp sẽ làm kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi vậy để có thể
tiến bộ, tăng trưởng và thậm chí để có thể tồn tại được thì một xã hội ngày nay phải
là một "xã hội có học vấn" (Okoh, 1980).
2.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài về vài trò của vốn con người
2.2.1.1. Lawrence J. Lau, Dean T. Jamison và Louat (1990) – Nghiên cứu tại
Brazil
Lau, Jamison và Louat (1990) cho rằng có 4 yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng
kinh tế của một quốc gia, bao gồm: vốn vật chất, lao động, vốn con người và tiến bộ

công nghệ. Do đó, họ đã tiến hành ước lượng một hàm sản xuất, chỉ ra mối quan hệ


12
giữa GDP thực tế với 4 yếu tố trên, bằng việc sử dụng bộ số liệu chéo của 27 bang
thuộc Brazil từ năm 1970 – 1980.
Bẳng cách sử dụng bộ số liệu chéo này, mô hình được hy vọng sẽ tách được
hiệu ứng lợi thế theo quy mô và tiến bộ công nghệ. Trong mô hình này, vốn con
người được đo bằng số năm đi học trung bình của lực lượng lao động, đồng thời họ
cũng sử dụng hàm xu thế thời gian để biểu diễn sự thay đổi của kết quả qua thời gian.
Kết quả mô hình cho thấy: trong giai đoạn từ năm 1970 – 1980, đóng góp
của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế Brazil chiếm 24%, chỉ đứng thứ hai, sau
đóng góp của tiến bộ công nghệ (40%). Những số liệu thống kê đều cho thấy những
kết quả tích cực.
Tuy nghiên cứu chỉ thực nghiệm tại Brazil trong một khoảng thời gian nhất
định những những kết quả này đã phần nào giải thích được đóng góp của vốn con
người đến tăng trưởng kinh tế, trở thành ánh sáng soi đường cho các nghiên cứu mở
rộng sau này. Từ nghiên cứu này, những kiến nghị cho việc tăng cường đầu tư cho
giáo dục, thúc đẩy tăng vốn con người cũng ngày càng có thêm cơ sở đáng tin cậy hơn.
2.2.1.2. Gary S. Becker, Kevin M. Murphy, và Robert Tamura (1990) –
Nghiên cứu ở các nền kinh tế hiện đại
Becker, Murphy và Tamura đã đi nghiên cứu về tác động của vốn nhân lực và
đất đai đến tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng trong nền kinh tế hiện đại, vốn con
người đang dần trở thành nguồn lực trung tâm, và quan trọng hơn cả vốn vật chất.
Vốn con người chủ yếu dựa trên nguồn lao động có kỹ thuật và được đào tạo tốt.
Các nhà nghiên cứu đã đặt trọng tâm vấn đề lên tỷ suất sinh lời của vốn con
người thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng. Với vốn vât chất, đầu tư càng
nhiều thì tỷ suất sinh lời có xu hướng giảm dần nhưng vốn con người không gặp
phải vấn đề này trừ khi có những vấn đề khó khăn trong tiếp nhận tri thức.
Theo đó, khi vốn con người dồi dào, tỷ suất sinh lời của vốn con người tương

ứng cũng cao, và ngược lại khi vốn con người khan hiếm, tỷ suất sinh lời của chúng
thấp tương đối. Những biến quan trọng nhất của tăng trưởng và phát triển gồm: đầu
tư vào vốn con người, sự lựa chọn quy mô gia đình và tỷ lệ sinh, tương tác giữa vốn
con người và vốn vật chất cũng như sự tồn tại của trạng thái cân bằng trong nền
kinh tế.


13
2.2.1.3. Coulombe và Tremblay (2001) – Nghiên cứu tại các tỉnh Canada
Coulombe và Tremblay (2001) đã thực hiện nghiên cứu tăng trưởng các tỉnh
Canada trong đó có sự có mặt của yếu tố vốn con người, theo hàm sản xuất của
Barro, Mankiw và Sala-i-Martin (1995).
Với thước đo vốn con người bằng tỷ lệ phần trăm dân số ứng với từng trình
độ giáo dục nhất định, dựa trên kết quả của các cuộc điều tra dân số, nghiên cứu cho
thấy vốn con người có tác động nhất định đến xu hướng tăng trưởng kinh tế các tỉnh
ở Canada. Coloume và Tremblay (2001) đã sử dụng bộ dữ liệu gộp các quan sát của
các tỉnh Canada theo thời gian từ năm 1951 – 1996 để phân tích sự thay đổi và quá
trình hội tụ vốn con người giữa các vùng. Dựa trên các số liệu tiên tiến về giáo dục
tại từng địa phương, cho thấy quá trình đuổi kịp vốn con người giữa các tỉnh giải
thích gần 70% cho sự gia tăng tương đối mức thu nhập bình quân đầu người từ năm 1951.
Có thể thấy, nghiên cứu đã phần nào cho thấy hiệu ứng của vốn con người
đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời cho thấy vai trò của việc đầu tư vào giáo dục, đẩy
nhanh quá trình đuổi kịp vốn con người ở các vùng kém phát triển.
2.2.1.4. Miguel G. Martin và August A. Herranz (2004) – Nghiên cứu tại các
vùng của Tây Ban Nha
Martin và Heranz đã tiến hành nghiên cứu tác động của vốn con người có
xem xét đến vai trò của công nghệ đối với quá trình tăng trưởng kinh tế các vùng ở
Tây Ban Nha.
Các tác giả đã sử dụng bộ số liệu giai đoạn 1995 – 2000 cùng phương pháp
định lượng để chỉ ra mối liên hệ giữa đầu tư vào vốn con người và sự tăng trưởng

trong tương lai. Mô hình được xây dựng dưới dạng hàm Logarit với các biến độc
lập gồm: đầu tư của khu vực công, đầu tư tư nhân và vốn con người.
Theo các tác giả, sự hình thành vốn con người không chỉ dựa vào trình độ
giáo dục mà còn liên quan đến kinh nghiệm làm việc của cá nhân đó. Do đó, học
hỏi từ thực tế có thể còn quan trọng hơn những lý thuyết được giáo dục ở trường
học. Kết luận của nghiên cứu chỉ ra rằng vốn con người luôn có ảnh hưởng tích cực
đến tăng trưởng GDP, đặc biệt ở những vùng có trình độ phát triển cao hơn. Martin
và Heranz đã đưa ra khuyến nghị chính phủ nên có những chính sách thích hợp để
nâng cao việc tích lũy, hình thành vốn con người, kết hợp với tận dụng các công
nghệ mới hiện đại.


14
2.2.1.5. Belton Fleisher, Haizheng Li và Min Qiang Zhao (2008) – Nghiên
cứu tại các tỉnh Trung Quốc
Nghiên cứu của Fleisher, Li và Zhao (2008) đề cập đến mức phân tán tăng
trưởng kinh tế các tỉnh và tăng trưởng TFP ở Trung Quốc.
Bằng việc sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas mở rộng có đóng góp của
yếu tố công nghệ, với bộ số liệu tại các tỉnh của Trung Quốc qua các năm từ 1983
đến 2003, nghiên cứu đã chỉ ra tác động của vốn con người đến sản lượng theo ba
hướng:
Thứ nhất, trình độ của công nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sản
xuất. Những công nhân có trình độ học vấn trên tiểu học thường tạo ra sản phẩm
biên cao hơn những công nhân còn lại. Tiếp đến, vốn con người (được đo bằng tỷ lệ
công nhân có trình độ học vấn cấp trung học phổ thông) ảnh hưởng trực tiếp đến
tăng trưởng của yếu tố TFP và cho rằng nguyên nhân dẫn đến tác động trực tiếp này
là do những đôi mới từ các chính sách trong nước. Đồng thời vốn con người còn thể
hiện tác động lan tỏa giản tiếp đến TFP bằng những kết quả có ý nghĩa thông kê và
tích cực.
2.2.2. Các nghiên cứu về vai trò vốn con người tại Việt Nam

Tại Việt Nam, cho đến hiện nay, vai trò vốn con người được thể hiện và biết
đến rộng rãi hơn. Đã có khá nhiều nghiên cứu cũng như những mô hình thực
nghiệm về vai trò của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành Việt
Nam. Hầu hết đều là những nghiên cứu lý thuyết về vai trò của vốn con người đến
tăng trưởng kinh tế, một trong số đó cũng đã đề cập đến việc giải thích quá trình
tăng trưởng kinh tế Việt Nam gắn với yếu tố con người như công trình nghiên cứu
của Scott và Trương Thị Kim Chuyên (2004), Klump và Nguyễn Thị Tuệ Anh
(2004). Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhung (2009) về vai trò của
các nguồn lực tăng trưởng đưa ra kết luận rằng vốn con người tuy chiếm tỷ trọng
nhỏ nhất nhưng vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến tăng trưởng kinh tế
nước ta. Hay như công trình “Tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế
Đồng bằng sông Cửu Long” (2015) của Từ Đức Hoàng đã sử dụng bộ dữ liệu của
13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006 – 2013 và chỉ ra cả 3 chỉ số
đại diện cho vốn con người đều có tác động tích cực đến tăng trưởng. Tuy nhiên, số
lượng những nghiên cứu đi sâu vào giải thích dựa trên mô hình thực nghiệm tại Việt
Nam như vậy là không nhiều. Nổi bật trong số những công trình đó là “Những nhân
tố tác động đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2000 –
2004” do PGS. TS. Trần Thọ Đạt là chủ nhiệm nghiên cứu đề tài. Đây có thể đánh


15
giá là một đề tài nghiên cứu toàn diện về vai trò của vốn con người đến tăng trưởng
kinh tế nước ta.
Nghiên cứu sử dụng số liệu gộp của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam trong giai
đoạn 2000 – 2004. Nghiên cứu tập trung làm rõ: Đâu là thước đo vốn con người
thích hợp của nước ta, vốn con người có tác động gì tới tăng trưởng kinh tế các tỉnh
thành và tác động đó khác nhau giữa các tỉnh, các vùng như thế nào. Bằng phương
pháp định lượng, nhóm tác giả đo lường vốn con người qua ba khía cạnh là số năm
đi học bình quân, chi phí giáo dục và thu nhập. Kết quả nghiên cứu chỉ ra giáo dục
thực sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế vùng, tuy nhiên hiệu ứng của vốn con

người ở mỗi vùng là khác nhau. Cụ thể, vốn con người tác động thuận chiều tới tăng
trưởng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ nhưng lại có tác động ngược chiều tới
tăng trưởng của Đồng Bằng sông Hồng. Theo nhóm tác giả, thước đo vốn con người
hiệu quả nhất với nước ta là số năm đi học bình quân. Từ đó, một số kiến nghị chính
sách đã được nhóm tác giả đưa ra nhằm đầu tư phát triển giáo dục.
Mặc dù, nghiên cứu còn gặp hạn chế do số liệu nghiên cứu đã lâu, hơn nữa
do hạn chế trong bộ số liệu cấp tỉnh, thành phố thời kỳ này, nhưng dẫu vậy, đây
cũng là nghiên cứu bao quát nhất về tác động vốn con người tại Việt Nam. Nghiên
cứu đã mở ra hướng đi về việc đầu tư giáo dục để nâng cao mức vốn con người tại
các tỉnh, thành ở nước ta.
2.3. KẾT LUẬN VỀ MÔ HÌNH
Từ những cơ sở lý luận trên kết hợp với kết quả các nghiên cứu thực nghiệm
từ các quốc gia trên thế giới cũng như ở nước ta từ trước đến nay, có thể thấy mô
hình nghiên cứu sẽ gồm một số biến độc lập chính sau:
Vốn con người: Biến này xuất hiện trong hầu hết các nghiên cứu trước đó và
đều có ý nghĩa thống kê đáng kể. Từ nghiên cứu của J.Lau và cộng sự (1990),
Becker và cộng sự (1990), Coulombe và Tremblay (2001), G. Martin và A. Herranz
(2004), Belton Fleisher và cộng sự (2008) đến các nghiên cứu ở Việt Nam của Trần
Thọ Đạt (2007), Từ Đức Hoàng (2015)… Tuy ở mỗi nghiên cứu cách xác định vốn
con người có thể khác nhau và đôi khi được đặt trong mối liên hệ tương quan với
các yếu tố khác nhau, nhưng vốn con người chắc chắn là biến không thể thiếu trong
mô hình, giống như kết luận từ các lý thuyết kinh tế hiện đại đã đưa ra.
Vốn vật chất: Biến này được đề cập đến trong nghiên cứu của J. Lau và cộng
sự (1990), G. Martin và A. Herranz (2004) rồi sau đó được sử dụng trong cả 2 mô
hình của Trần Thọ Đạt (2007) và Từ Đức Hoàng (2015). Trong các lý thuyết kinh tế
về tăng trưởng thì đây là một trong bốn nhân tố chính tạo nên và quyết định tăng


16
trưởng. Kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm cũng đều cho thấy vốn vật chất

tương quan dương với tăng trưởng của nền kinh tế.
Lực lượng lao động: J.Lau và cộng sự (1990) đã sử dụng biến này trong mô
hình của mình, tiếp theo còn có Trần Thọ Đạt (2007) và Từ Đức Hoàng (2015). Lần
theo lý thuyết kinh tế từ cổ điển đến hiện đại, thì lực lượng lao động là biến không
thể thiếu trong xây dựng mô hình về tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên cần chú ý phân
biệt biến này với biến “vốn con người” ở trên
Ngoài ra, trong các nghiên cứu thực nghiệm của Việt Nam có xuất hiện một
số biến như: độ mở của nền kinh tế, sự can thiệp của chính phủ, cơ sở hạ tầng, tỷ
trọng phi nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo… Các biến số này có mức độ tương quan với
tăng trưởng kinh tế rất đa dạng và sẽ được xem xét đưa vào mô hình cho phù hợp.


17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
Dựa vào các nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu
với dạng hàm Cobb-Douglass mở rộng như sau:

Với Zit = (FIit, GnRit, Prit, PIit)
Trong đó:
i: Biểu thị số tỉnh (thành phố) quan sát trong vùng
t: Biểu thị số năm quan sát
A: Nhân tố công nghệ
Y: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, sử dụng giá trị GDP
K: Mức vốn vật chất
H: Mức vốn con người
L: Số lao động
Z: Tập hợp biến số đóng góp vào sản lượng (bao gồm: FI: độ mở thương
mại, GnR: tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, Pr: Tỷ lệ hộ nghèo, PI: Đầu tư kinh tế

tư nhân)
α ,β, γ và θ là hệ số chứa đựng hiệu ứng của các biến ngoại sinh.
Uit : số hạng sai số, thể hiện tác động của các biến bị bỏ qua
Để áp dụng mô hình hồi quy, chúng ta lấy logarit 2 vế và chuyển hàm sản
xuất về dạng hàm có hệ số không thay đổi:
lnYit = αo + α lnKit + β lnLit + γ lnHit + θFI FIit + θGnR GnRit + θPr Prit + θPI PIit + uit
Trong đó: αo = lnA; α ,β, γ, θFI, θGnR, θPr, θPI: Các hệ số hồi quy; uit: Phần dư
3.2. GIẢI THÍCH CÁC BIẾN
- Tăng trưởng kinh tế (Y): Y là giá trị GDP hàng năm (giá so sánh 2010,
nghìn tỷ đồng). Thước đo này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu, điển hình như
nghiên cứu của Ng và Leung (2004) và Trần Thọ Đạt (2006).


18
- Vốn con người (H): H thể hiện mức vốn con người.
Thước đo này được sử dụng trong các nghiên cứu của Liu và cộng sự
(1993), Barro (1991), Mulligan và Sala-i-Martin (2000), Ng và Leung (2004), Trần
Thọ Đạt (2006), Asghar và cộng sự (2012).
Trong nghiên cứu này, nhóm sử dụng những tiêu chí sau để đo mức vốn con
người tại các tỉnh, thành phố:
(i)

Tỷ lệ chi tiêu ngân sách nhà nước cho giáo dục trong tổng sản phẩm
quốc nội (GDP)

(ii)

Tỷ lệ chi tiêu ngân sách nhà nước cho y tế trong tổng sản phẩm quốc
nội


(iii)

Chỉ số giáo dục của tỉnh thành

- Lực lượng lao động (L): Lực lượng lao động được hiểu là số lao động thực
tế đang làm việc và tạo ra sản phẩm.
Thước đo này được sử dụng trong các nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (2006),
Hạ Thị Thiều Dao và Nguyễn Đăng Khoa (2014).
- Vốn vật chất (K): K là lượng vốn vật chất thực tế của nền kinh tế, được
hình thành từ vốn đầu từ của thời kỳ hiện tại kết hợp với lượng vốn tích lũy của thời
kỳ trước đã loại trừ yếu tố hao mòn.
Theo Krueger và Lindalh (2001), mức GDP gốc có thể thay thế cho mức vốn
vật chất ban đầu trong mô hình sản xuất Cobb – Douglas (1928). Từ đó có thể sử
dụng công thức để tính toán giá trị vốn cho các thời kỳ tiếp theo. Mức vốn vật chất
được tính theo công thức:
Kt = (1- δ) Kt-1 + It
Trong đó It là tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội năm thứ t và δ là tỷ lệ khấu
hao vốn cho các tỉnh/ thành phố và là hằng số theo thời gian.
Nghiên cứu sử dụng GDP gốc là năm 2010 và lấy tỷ lệ khấu hao là δ= 5%.
Cách tính K và lựa chọn GDP làm Ko ban đầu, cũng như xác định tỷ lệ khấu
hao là dựa vào các nghiên cứu trước, bao gồm nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (2006)
và Hạ Thị Thiều Dao (2014).
- Độ mở thương mại (FI):
Nghiên cứu của Romer (1986) và Lucas (1988) cho thấy độ mở thương mại,
hay chính là sự gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu, có tác động tích cực lên tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, theo Trần Thọ Đạt (2006), sử dụng thước đo này cho các
tỉnh, thành ở Việt Nam là không hợp lý, do không thể đo chính xác được lượng


19

hàng hóa đưa vào hay đưa ra ở mỗi tỉnh. Do đó, nghiên cứu sử dụng tỷ trọng FDI
trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội để đánh giá độ mở thương mại của mỗi tỉnh,
thành phố. Thước đo này cũng được sử dụng trong các nghiên cứu của Ng và Leung
(2004), Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) và Hạ Thị Thiều Dao (2014).
- Tỷ trọng phi nông nghiệp (GnR): Tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp tỷ lệ
thuận với tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Nghĩa là cần phải tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, nâng cao tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp trong GDP và phát
triển nông nghiệp theo chiều sâu. Ng và Leung (2004) đã ủng hộ quan điểm này, và
nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (2006) cũng đưa vào chỉ tiêu này để nghiên cứu.
- Đầu tư kinh tế tư nhân (PI): Carmen và Moshin (1989) khẳng định vai trò
tích cực của đầu tư tư nhân trong nước, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh
tế. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam cũng kết luận tác động tích cực này,
như nghiên cứu của Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014).
- Tỷ lệ hộ nghèo (Pr): Siswantoro và Tien (2012) tìm thấy kết luận về ảnh
hưởng tiêu cực của tỷ lệ hộ nghèo đối với tăng trưởng kinh tế. Đưa biến này vào mô
hình cũng góp phần đánh giá chính xác hơn sự chênh lệch tăng trưởng giữa các tỉnh,
thành phố.
Từ đó, ta có khung lý thuyết của nghiên cứu được xác định như dưới bảng sau:
Bảng 2.1: Khung lý thuyết các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Biến số

Biến phụ thuộc
Y

Diễn giải

Tăng trưởng kinh tế (%)

Nguồn nghiên cứu


Giả thuyết
chiều hướng
tác động

Ng

Leung
(2004); Trần Thọ
Đạt (2006)

Biến độc lập
H

Vốn con người, bao gồm:

Liu và cộng sự
Barro
EI: Chỉ số giáo dục của lực (1993),
(1991), Mulligan
lượng lao động
Sala-i-Martin
EC: Tỷ lệ chỉ tiêu ngân sách và
địa phương cho giáo dục (%) (2000), Ng và
EH: Tỷ lệ chi tiêu ngân sách Leung (2004), Trần
Thọ Đạt (2006),
địa phương cho y tế (%)
Asghar và cộng sự

(+)



×