Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Nghiên cứu Tác động của cuộc cách mạng khoa học 4.0 (The fourth industrial revolution _ Vietnamese economics studens )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.09 KB, 69 trang )

1

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH..........................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................4
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT................................................4

LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................5
Chương 1. Tổng quan về cuộc cách mạng 4.............................7
1.1 Định nghĩa và bối cảnh............................................................7
1.2 Các thành tựu đạt được............................................................8
1.2.1 Vật lý...............................................................................8
1.2.2 Kỹ thuật số....................................................................10
1.2.3 Công nghệ sinh học .....................................................12
1.3 Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4....................14
1.3.1 Thị trường lao động.......................................................14
1.3.2 Kinh doanh....................................................................15
1.3.2 Giáo dục........................................................................15
1.4 Sự chuẩn bị............................................................................16
1.4.1 Quốc tế.........................................................................16
1.4.2 Việt Nam.......................................................................18
1.5 Hạn chế của các nghiên cứu trước và mục tiêu nghiên cứu. .19
1.5.1 Hạn chế.........................................................................19
1.5.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................20
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu........................................21
2.1 Quy trình nghiên cứu.............................................................21
2.2 Mô hình nghiên cứu................................................................22
2.3 Thu thập dữ liệu.....................................................................24
2.3.1 Nội dung của bản câu hỏi.............................................24
2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................24
2.4 Xử lý dữ liệu...........................................................................26




2

Chương 3. Kết quả nghiên cứu.................................................27
3.1 Kết quả phân tích mô tả.......................................................27
3.1.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu...........................27
3.1.2 Nhận thức về cuộc cách mạng công nghiệp 4.............28
3.1.3 Sự chuẩn bị về mặt kỹ năng........................................30
3.2 Kết quả mô hình hồi quy.......................................................39
3.2.1 Tổng hợp các biến và thang đo sau phân tích Cronbach’s
Alpha...............................................................................................39
3.2.2 Kết quả thực hiện kiểm định phân tích nhân tố (EFA). 40
3.2.3 Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính............................43
Chương 4. Kết luận và đề xuất.................................................45
4.1 Kết luận................................................................................45
4.1.1 Cách mạng công nghiệp 4 và sự ảnh hưởng.................45
4.1.2 Sự nhận thức của sinh viên...........................................46
4.1.3 Sự chuẩn bị của sinh viên trước cách mạng 4..............46
4.1.4 Mối quan hệ giữa nhận thức của sinh viên và sự chuẩn bị
..................................................................................................... 47
4.1.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo..........................48
4.2 Đề xuất.................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................51
PHỤ LỤC.........................................................................53


3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Hype cycle về xu hướng công nghệ8
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu....................................................................21
Hình 3.1 Cơ cấu về năm đào tạo27
Hình 3.2 Cơ cấu về chuyên ngành đào tạo............................................................27
Hình 3.3 Bạn đã từng nghe về cuộc CMCN4 29
Hình 3.4 Nhận thức về CMCN4............................................................................29
Hình 3.5 Nhận xét sinh viên về 5 kỹ năng30
Hình 3.6 Công việc của bạn sau này đòi hỏi khả năng sử dụng công nghệ...........31
Hình 3.7 Bạn tự tìm hiểu thêm về công nghệ32
Hình 3.8 Bạn được học nhiều về kỹ năng CNUD.................................................32
Hình 3.9 Nhà trường đã cung cấp nhiều kiến thức về THVP cho
sinh33
Hình 3.10 Bạn học thêm về tin học văn phòng.....................................................33
Hình 3.11 Bạn tự tin về khả năng tin học của mình 34
Hình 3.12 Nhà trường đã cung cấp đủ kiến thức chuyên ngành cho sinh viên......34
Hình 3.13 Sự chuẩn bị của sinh viên về kiến thức chuyên ngành 35
Hình 3.14 Bạn tự tin vào kỹ năng mềm của mình.................................................36
Hình 3.15 Bạn sẽ học thêm về cách sử dụng kỹ năng mềm 36
Hình 3.16 Mức độ tự tin và ý định học tập KNM phân theo chương trình học.....36
Hình 3.17 Công nghệ tự động hóa và kỹ năng nghe chủ động 37
Hình 3.18 Bạn học thêm Ngoại ngữ ở ngoài trường học.......................................37
Hình 3.19 Bạn học ngoại ngữ để phục vụ cho công việc 38
Hình 3.20 Công nghệ tự động và tầm quan trong của ngoại ngữ..........................38


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thang đo các yếu tố về sự chuẩn bị và nhận thức của sinh viên 22
Bảng 2.2 Phân bổ mẫu nghiên cứu25

Bảng 3.1 Tổng hợp các biến và thang đo sau phân tích Cronbach’s Alpha...........39
Bảng 3.2: Tổng hợp nhân tố sau phân tích EFA....................................................41

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
AWIM:

A World in Motion program

CMCN 4:

Cách mạng công nghiệp 4

CNUD:

Công nghệ ứng dụng

IoT: Internet of Things
KTCN:

Kiến thức chuyên ngành

KNM:

Kĩ năng mềm

NN: Ngoại ngữ
S.M.A.C:

Social, Mobile, Analytics and Cloud


STEM:

Science, Technology, Engineer and Mathematic

THVP:

Tin học văn phòng


5

.
LỜI GIỚI THIỆU
Với từng bước phát triển ngày càng nhanh của ngành khoa học
công nghệ, thế giới đang dần đạt đến những thay đổi lớn trên tất cả
các mặt và lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong tinh thần ấy,
phải kể đến cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 hay còn được gọi
với cái tên Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những ảnh hưởng với tốc
độ và phạm vi được giới phân tích đánh giá là vô cùng lớn và sẽ có
ảnh hưởng lên mọi khía cạnh của nền kinh tế. Cuộc cách mạng này
chính là sự kế thừa từ ba cuộc Cách mạng Công nghiệp trước và
được hình thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số với
những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, IoT, S.M.A.C,
công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới,... Trên thế giới cũng đã có
nhiều nghiên cứu lớn thảo luận về các thành tựu của cuộc cách
mạng này cùng với những biến chuyển và các tác động của nó đến
nền kinh tế toàn cầu. Do vậy, có thể nói cuộc Cách mạng Công
nghiệp lần thứ tư sẽ tác động mạnh mẽ, toàn diện trên các khía cạnh
chủ yếu của nền kinh tế mỗi quốc gia như về cấu trúc, trình độ phát
triển, tốc độ tăng trưởng, mô hình kinh doanh, thị trường lao động,…

trong đó có Việt Nam.
Là một đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới,
Việt Nam cũng đã nhận thức được mức độ quan trọng của cuộc Cách
mạng Công nghiệp 4.0 đến sự phát triển của đất nước với các cuộc
hội thảo và hội nghị như “Cách mạng Công nghiệp 4.0 và giáo dục”,
“Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với
phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam”,... và những yêu cầu bức thiết
đặt ra cho giáo dục nhằm tạo ra đội ngũ lao động có tri thức và kỹ
năng thích ứng với thời đại mới. Tuy nhiên, những bài nghiên cứu ở
Việt Nam chủ yếu mới chỉ mang tính vĩ mô, chưa có nhiều bài tập
trung vào lĩnh vực giáo dục, một lĩnh vực vô cùng quan trọng, vì nó
liên quan trực tiếp đến học sinh sinh viên - lực lượng lao động tương
lai. Với những tác động đang ngày càng đến gần, chúng ta cần phải
phân tích, nghiên cứu và tìm hiểu những kiến thức và kỹ năng lao


6

động hiện nay còn thiếu để đón bắt kịp thời những cơ hội cũng như
vượt qua những thách thức mà cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ
tư mang lại một cách hiệu quả và thành công trong một đất nước với
nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng như Việt Nam.
Vì lý do đó, bài nghiên cứu khoa học “Cuộc Cách mạng Công
nghiệp lần thứ tư với sinh viên khối ngành kinh tế ở Việt Nam” này sẽ
tập trung vào ảnh hưởng trong ngành giáo dục, cụ thể hơn là trong
giáo dục đại học. Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu trong nước
và quốc tế về Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, những ảnh hưởng
và yêu cầu mà nó đặt ra, kết hợp với lấy ý kiến từ những chuyên gia
công nghệ thông tin và khảo sát những sinh viên kinh tế tại các
trường đại học, học viện về nhận thức và sự chuẩn bị của họ cho

tương lai, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp thông tin chính xác
nhất về cuộc Cách mạng này cũng như đưa ra gợi ý để sinh viên
trong khối ngành kinh tế có thể có được sự chuẩn bị tốt nhất cho
những cơ hội và thách thức trong tương lai.
Bài nghiên cứu được chia ra thành 4 chương gồm có:
Chương 1: Tổng quan về cuộc Cách mạng Công nghiệp
lần thứ tư
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và đề xuất
Từ những kết quả đạt được này, nhóm nghiên cứu xin chân
thành cảm ơn:
- Quý thầy cô trường đại học kinh tế quốc dân, đã truyền đạt
cho nhóm những kiến thức bổ ích về cuộc CMCN4 trong thời gian
qua. Đặc biệt là PGS. TS. Đỗ Thị Đông đã tận tình hướng dẫn nhóm
hoàn thành tốt bài nghiên cứu khoa học này.
- Bên cạnh đó nhóm cũng gửi lời cảm ơn tới sự hỗ trợ của các
bạn sinh viên các trường: ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương, HV
Tài chính, HV Ngân hàng trong thời gian thực hiện khảo sát và phỏng
vấn.


7

Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu
xót trong cách hiểu và lỗi trình bày. Nhóm rất mong nhận được sự
đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên để bài nghiên cứu đạt
được kết quả tốt hơn.

Chương 1: Tổng quan về cuộc Cách mạng Công

nghiệp lần thứ tư
1.1

. Định nghĩa và bối cảnh
Trong hơn ba thế kỷ qua, thế giới đang dần phát triển với những

thay đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội và tất cả những sự thay đổi đó
đều nhờ vào các cuộc cách mạng công nghiệp. Trong một bài nghiên
cứu trên trang www.researchgate.net, Tiến sĩ Christoph Rathfelder
của HSG IMIT đã đưa ra bối cảnh và các đặc trưng của từng cuộc
cách mạng.
Cụ thể từ những năm 1760 đến những năm 1840 là thời gian thế giới
bắt đầu bước tiến trong lịch sử nhân loại với Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất thông qua việc phát minh ra động cơ hơi nước và
các tuyến đường sắt. Tiếp theo là Cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ hai với việc phát minh ra động cơ điện và dây chuyền lắp ráp sản
xuất quy mô lớn từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Cuộc
cách mạng gần đây nhất thường được xem như cuộc cách mạng số
với việc sử dụng các thiết bị điện tử và công nghệ thông tin để tự


8

động hóa sản xuất cùng sự phổ biến của Internet là Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ ba từ những năm 70 của thế kỷ 20.
Hiện nay, chúng ta đang bắt đầu những bước đầu trong Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những dự tính về sự hợp nhất
của công nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực kỹ thuật số,
vật lý, sinh học. Cuộc cách mạng này ra đời do những yêu cầu đặt ra
từ sự khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 –

2009 với các nguy cơ về an ninh năng lượng và an ninh môi trường,
sự cạnh tranh gay gắt giữa các nền kinh tế mới nổi nhờ chi phí lao
động thấp tạo ra sức ép rất lớn trong việc tái cơ cấu kinh tế để tiếp
tục duy trì vị thế kinh tế của các nước phát triển trên thế giới, yêu
cầu đặt ra do sự già hóa dân số lao động và động lực từ sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học – công nghệ.
Tại Hội chợ Công nghệ Ha-nô-vờ ở Cộng hòa Liên bang Đức
năm 2011, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn được gọi
là “Công nghiệp 4.0” lần đầu tiên được đề cập đến. Theo GS. Klaus
Schwab, người sáng lập và chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4), là một thuật ngữ bao
gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và
chế tạo. CMCN4 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các
công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với
các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet của vạn vật và
Internet của các dịch vụ. Cuộc cách mạng này mang đến những đột
phá công nghệ trên nhiều lĩnh vực với tính năng xử lý thông tin và
khả năng tiếp cận dữ liệu lớn.
Tuy nhiên, Cách mạng Công nghiệp 4 không chỉ là những công
nghệ cao, có khả năng kết nối và tạo ra một mạng lưới trao đổi
thông tin giữa tất cả mọi vật. Phạm vi của nó rộng hơn rất nhiều.
Những làn sóng mới trong tất cả các lĩnh vực trải rộng từ trình tự gen
đến công nghệ nano, từ năng lượng tái tạo đến máy tính lượng tử.
Chính sự kết hợp của các công nghệ mới này và việc đem chúng áp
dụng vào các ngành vật lý, kỹ thuật số và sinh học mới chính là thứ
làm nên sự khác biệt của cuộc Cách mạng lần này so với các cuộc
Cách mạng công nghiệp trước đây.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được dự tính sẽ có quy
mô vô cùng lớn với tốc độ lan truyền theo cấp số nhân. Điều này có
thể được chứng minh khi nhìn vào số liệu được đề cập đến trong



9

cuốn “The Fourth Industrial Revolution” của Klaus Schwab. Cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 hiện nay vẫn chưa đến được với
gần 17% dân số trên thế giới khi mà hiện nay gần 1,3 tỉ người vẫn
chưa được sử dụng điện. Cuộc Cách mạng lần thứ nhất và những
thành tựu của nó cũng phải mất đến gần 120 năm mới có thể lan ra
ngoài lãnh thổ châu Âu. Tuy nhiên, Internet lại chỉ mất chưa đến một
thập kỷ để lan truyền ra toàn cầu. Chính vì thế mà cuộc Cách mạng
Công nghiệp lần thứ 4 sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ và có tầm quan trọng
không kém so với 3 cuộc Cách mạng trước đây. Nó sẽ thay đổi nhận
thức của con người, tái tạo lại thế giới mà chúng ta đã biết và nó đặt
ra yêu cầu về sự hiểu biết, định hướng đúng đắn về những điều cần
thiết phải thay đổi nếu không muốn bị đào thải, tụt lùi trong xã hội
mới.
1.2

Các thành tựu đạt được trong cuộc Cách mạng Công

nghiệp thứ 4
1.2.1
Về vật lý
Xu hướng về sự thay đổi của công nghệ vật lý chiếm vai trò chủ
đạo trong cuộc cách mạng lần thứ 4 với rất nhiều các công nghệ đột
phá (Hype Cycle, 2016, Gartner)
Hình 1.1: Hype Cycle về xu hướng công nghệ

Nguồn:

/>s_2016_bburton_mwalker.pdf?userId=92613050
Trong đó, có 3 đại diện chính của xu hướng về phát triển công
nghệ dễ dàng nhận thấy là: công nghệ in 3D, cảm biến, xe tự động.


10

Công nghệ in 3D
In 3D là công nghệ bao gồm việc tạo ra một đối tượng vật lý
bằng cách in theo các lớp từ một bản vẽ hay một mô hình 3D có
trước. Công nghệ này khác hoàn toàn so với chế tạo trừ, lấy đi các
vật liệu thừa từ phôi ban đầu cho đến khi thu được hình dạng mong
muốn. Ngược lại, công nghệ in 3D bắt đầu với vật liệu rời và sau đó
tạo ra một sản phẩm ở dạng ba chiều từ mẫu kỹ thuật số.
Công nghệ in 3D được công bố từ cuối thế kỉ 20 và không còn
mới tính đến nay. Tuy nhiên, do đột phá trong nguyên liệu in cũng
như cách thức in đã khiến cho in 3D tiếp tục là một dấu hiệu của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.
Khác với những máy in 3D đầu tiện được sử dụng nhỏ lẻ trong
các xưởng sản xuất, công nghệ này đang được ứng dụng rông rãi từ
những ngành công nghiệp lớn như xây dựng, khai thác năng lương
đến những ngành công nghiệp nhỏ như y tế. Một số thành tựu của in
3D phải kể đế như: nhà ở không sợ động đất ở Trung Quốc (2016),
công nghiệp chế tạo nguyên tử ở Mỹ (2016, Raytheon), mô cơ thể
người ứng dụng trong cấy ghép (2016),… Bên cạnh đó, cùng với sự
phát triển của nguyên liệu mới, cũng đã được ứng dụng làm nguyên
liệu trong in 3D với những đặc điểm tính năng đột phá hơn.
Tiếp tục sự phát triển của in 3D, các nhà nghiên cứu trên thế
giới đang phát triển về công nghệ in 4D- công nghệ cos thể tạo ra
một thế hệ sản phẩm có thể tự thích nghi, phản ứng lại theo sự thay

đổi của môi trường ví dụ thời tiết hay cơ thể người. Công nghệ này
đang được dự đoán sẽ có ứng dụng mạnh trong ngành may mặc
cũng như những sản phẩm được cấy vào trong cơ thể người.
Cảm biến
Bộ cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những trạng thái hay
quá trình vật lý hay hóa học ở môi trường cần khảo sát, và biến đổi
thành tín hiệu điện để thu thập thông tin về trạng thái hay quá trình
đó. Thông tin được xử lý để rút ra tham số định tính hoặc định lượng
của môi trường, phục vụ các nhu cầu nghiên cứu khoa học kỹ thuật
hay dân sinh và gọi ngắn gọn là đo đạc, phục vụ trong truyền và xử
lý thông tin, hay trong điều khiển các quá trình khác.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cảm biến mở ra khả
năng cho công nghệ robot có thể hiểu và phản ứng mạnh mẽ hơn đối


11

với môi trường. Nhờ đó chúng có thể thực hiện nhiều công việc khác
hơn như là làm việc nhà ví dụ như WLtoys F1 Lightweight 2.4G Robot
được ra đời vào đầu năm 2016 nhờ sự cân bằng hoàn hảo với Gsensor. Hơn nữa, do tiến bộ công nghệ khác, robot đang trở nên thích
nghi và linh hoạt hơn, với thiết kế cấu trúc và chức năng của nó được
lấy cảm hứng từ các cấu trúc sinh học phức tạp (mở rộng của quá
trình mô phỏng sinh học, trong đó mô hình và các chiến lược của tự
nhiên được bắt chước lại).
Xe tự động
Mặc dù những chiếc xe ô tô không người lái đang tràn ngập các
kênh tin tức nhưng hiện nay còn có rất nhiều các phương tiện tự lái
khác bao gồm xe tải, máy bay, khí cầu hay là tàu thuyền. Với những
công nghệ như cảm biến hay sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, công
suất của các loại máy tự lái này được cải tiến khá nhanh chóng.

"Phát triển lái xe tự động vào năm 2016 đã trở nên cụ thể hơn
và tôi hy vọng những phát triển trong năm 2017 sẽ thậm chí còn
nhiều hơn như vậy. Ngày càng có nhiều người trong lĩnh vực này
đang nói, "just do it already”-không đầy đủ tự động bất cứ lúc nào
bất cứ nơi nào, mà là cho các dự án thí điểm cụ thể" Byrant Walker
Smith, một chuyên gia về các khía cạnh pháp lý của lái xe tự trị cho
biết. 2016 là một năm rất lớn trong mảng công nghệ không người lái
cùng với nhiều bước phát triển trong thế giới này. Ví dụ, taxi tự lái,
được phát triển bởi NuTonomy tại Singapore, đánh dấu vị trí đầu tiên
trong việc cung cấp xe ô tô không người lái cho công chúng. Công ty
có kế hoạch triển khai taxi tự lái xe thương mại tại Singapore vào
năm 2018 và nhằm mục đích mở rộng thành 10 thành phố trên thế
giới năm 2020 (Digital Trends, 2016/05/24).
Nó chỉ là một câu hỏi của một vài năm nữa khi những chiếc xe
tự lái được thương mại hóa với chi phí thấp, nó có thể giúp ích cho
các ngành công nghiệp khác nhau. Những lợi ích kỳ vọng lớn của xe
tự động bao gồm giảm căng thẳng lái xe, tính di động cho không
điều khiển, tăng độ an toàn, tăng hiệu quả nhiên liệu và giảm thiểu ô
nhiễm,… (Todd Litman, 9, 2017).

1.2.2 Kỹ thuật số
Internet vạn vật


12

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ không dây, công nghệ vi
cơ điện tử và Internet trong CMCN4, Internet vạn vật (IoT) đã xuất
hiện. Thực tế, ý tưởng về IoT đã được nghĩ đến đến từ nhiều thập kỹ
trước và cum từ IoT đã được đưa ra từ năm 1999 bởi Kevin Ashton,

tuy nhiên IoT chỉ thực sự được sự được chú ý và phát triển trong
những năm gần đây, sau sự bùng nổ của smartphone và mạng
không dây. Mạng lưới vạn vật kết nối Internet, có thể hình thành nên
một thế giới mà trong đó tất cả mọi đồ vật, con người đều được kết
nối với nhau, đều có thể trao đổi dữ liệu, thông tin, tác động đến
nhau qua một mạng duy nhất. Mạng lưới kết nối duy nhất này có thể
là Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee,
hồng ngoại… IoT sẽ là mạng lưới chung kết nối người với người,
người với thiết bị và thiết bị với thiết bị.
Tất cả các thiết bị và con người được kết nối với nhau qua một
mạng sẽ hình thành nên các hệ thống thông minh và các hệ thống
thông minh này sẽ kết nối với nhau thành một hệ thống thông minh
lớn, hơp nhất ví dụ như nhà thông minh, nhà máy thông minh hay
thành phố thông minh. Từng thiết bị trong các hệ thống sẽ thu thập
dữ liệu sau đó các dữ liệu này sẽ được phân tích và sử dụng bởi con
người hoặc các thiệt bị khác. Đây chính là nền tảng và những mục
tiêu hiện nay của IoT.
Tuy nhiên để triển khai hệ thống liền mạch và nhất quán là vô
cùng phức tạp bởi vì các thiết bị vẫn chưa thống nhất với nhau trên
cùng một nền tảng. Hơn thế nữa, nếu mội thứ đều được kết nối với
nhau chúng ta cũng có thể đối mặt với rủi ro một sự cố nhỏ làm ảnh
hưởng đến toàn bộ hệ thống. Tuy đích đến hiện thực hóa IoT đến
mức lý tưởng trong mọi mặt vẫn còn rất xa nhưng các nhà khoa học
vẫn đang làm việc không ngừng để dần dần từng bược loại bỏ đi các
nhược điểm đang tồn tại.
Hiện nay cảm biến và giải pháp kết nối thế giới thực và ảo đang
phát triển hơn bao giờ hết. Các cảm biển siêu nhỏ với giá thành rẻ và
thông minh được ứng dụng từ trong sản xuất đến cuộc sống hàng
ngày của chúng ta. Số lượng thiệt bị được kết nối lên đến hàng tỷ và
được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng thêm nữa trong tương lai. Với sự

phát triển vô cùng thuận lợi này, IoT được dự đoán sẽ làm thay đổi


13

tất cả các ngành công nghiệp, cũng như cuộc sống của mỗi người
trên thế giới.
Dữ liệu lớn (Big Data)
"Big Data" là cụm từ để chỉ một tập dữ liệu rất lớn và phức tạp
sau đó sẽ được xử lý để lấy được các thông tin thích hợp phục vụ cho
việc ra quyết định nhanh chóng về các vấn đề như nâng cao hiệu
quả, cắt giảm chi phí,… Điều làm cho Big data nổi bật so với các
phương pháp phân tích khác là 3 đặc trưng- 3Vs (Dung lượngVolume, Tính đa dạng- Variety và Vận tốc-Velocity). Dung lượng là
lượng dữ liệu, tính đa dạng là số lượng các loại dữ liệu và Vận tốc là
tốc độ xử lý các dữ liệu. Big data được chứng tỏ là vượt trội hơn các
phương pháp phân tích trước đó ở cả 3 đặc trưng trên.
Thống kê cho thấy, trong hai năm qua, khối lượng dữ liệu trên
toàn cầu chiếm 90% dữ liệu kỹ thuật số được tạo ra từ sự ra đời của
công nghệ kỹ thuật số và nó được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 44
zettabyte (40 nghìn tỷ gigabyte) vào năm 2020. IOT sẽ có khả năng
trở thành nhân tố quan trọng nhất giúp Big data phát triển vì các
thông tin được tạo ra trong IOT là rất lớn. Big data có thể ảnh hưởng
đến mọi ngành nghề và khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Big
Data không chỉ hữu ích trong kinh doanh, theo Viện Nghiên cứu Công
nghệ Công nghiệp: "Trong Cách mạng Công nghiệp 4.0, phân tích Big
data hữu ích cho việc dự báo, tính toán trong sản xuất và là một chủ
đề lớn đối với sự phát triển công nghệ công nghiệp". Dieter Becker,
một chuyên gia về ô tô tại KPMG cho biết sự liên kết và phân tích Big
data thông minh sẽ trở thành một khu vực cốt lõi quan trọng về
chuyên môn cho các nhà sản xuất ô tô.

Hơn nữa, Big Data sẽ là một công cụ để phát triển kinh tế xã
hội trong tương lai. Chính phủ có thể áp dụng Big Data để dự đoán tỷ
lệ thất nghiệp, xu hướng nghề nghiệp của tương lai để đầu tư cho
những hạng mục phù hợp hoặc cắt giảm chi tiêu, kích thích tăng
trưởng kinh tế, thậm chí dự đoán sự phát triển của mầm bệnh và
khoanh vùng sự lây lan của bệnh dịch. . Tuy nhiên, ngành công
nghiệp Big data đã có một số tranh cãi về việc sử dụng thông tin cá
nhân của người khác cho mục đích kinh doanh. Ủy viên EU Margrethe
Vestagar cho biết trong một bài phát biểu được đưa ra vào ngày 29


14

tháng 9 năm 2016: "Tương lai của Big data không chỉ là về công
nghệ mà còn là về những vấn đề như bảo vệ dữ liệu, quyền của
người tiêu dùng và cạnh tranh. Những vấn đề cần xử lý để giúp con
người tự tin rằng big data sẽ không làm hại họ. "
Blockchain
Blockchain được định nghĩa bởi PwC là:"Sổ cái kỹ thuật số được
chia sẻ, hoặc một danh sách cập nhật liên tục của tất cả các giao
dịch. Sổ cái phân cấp này giữ một bản ghi của mỗi giao dịch xảy ra
trên một mạng phân phối đầy đủ hoặc mang ngang hàng một cách
công khai hoặc bí mật. Điểm mấu chốt làm nên tính toàn vẹn của
blockchain là mã xác nhận manh và các khối giáo dịch được kết nối
với nhau thành chuỗi, làm cho nó gần như không thể làm xáo trộn
bất cứ giao dịch đơn lẻ nào mà không bị phát hiện. " Nói ngắn gọn,
Blockchain là công nghệ sẽ giúp cho các giao dịch và các hoạt động
trên Internet trở nên minh bạch hơn. Hiện nay, blockchain được sử
dụng để ghi lại các giao dịch tài chính với tiền tệ kỹ thuật số như
Bitcoin- ứng dụng phổ biến nhất của blockchain. Tiềm năng của công

nghệ blockchain trong tương lai là rất lớn vì nó có thể được sử dụng
trong các giao dịch khác như đăng ký giấy khai sinh, xác nhận tài
liệu, văn bằng, giấy chứng nhận kết hôn, bầu cử, ...

1.2.3
Về sinh học
Sự phát triển của ngành sinh học trong những năm gần đây
cũng vô cùng đáng chú ý. Nhiều sự tiến bộ trong công nghệ sinh học
cũng như trong việc giải trình tự gen đã đem đến những hình ảnh
cho tương lai phát triển của ngành sinh học.
Sinh học tổng hợp (Synthetic Biology)
Đây là bước tiến lớn tiếp theo trong ngành sinh học. Bởi vì công
nghệ này được phát triển quá nhanh chóng, cho đến nay vẫn chưa
có định nghĩa nào chính xác và được công nhận rộng rãi về nó. Một
số diễn giải về công nghệ này thường được mọi người sử dụng là:
“Sinh học tổng hợp là a)Thiết kế và tạo ra những bộ phận, thiết bị và
hệ thống sinh học và b) tái tạo những hệ thống sinh học trong tự
nhiên, biến nó trở nên có lợi ích hơn” (theo Syntheticbiology.org) hay
“Sinh học tổng hợp là kỹ thuật tổng hợp của những hệ thống sinh


15

học phức tạp nhằm tạo ra những chức năng không có trong tự nhiên.
Kỹ thuật này có thể được áp dụng ở tất cả các bộ phận trong hệ
thống sinh học- từ những đơn phân tử đến toàn bộ tế bào, mô và nội
tạng. Nó sẽ cho phép việc kiến tạo ra các hệ thống sinh học theo
mục đích của con người.” (Theo Nhóm chuyên gia cao cấp của Ủy
ban Châu Âu). Qua đó, có thể tóm gọn lại rằng, Sinh học tổng hợp
(Synthetic Biology) là một công nghệ cho phép các nhà khoa học tạo

ra các ADN, thiết kế các bộ phận sinh học có thể làm ra những điều
chưa từng có trong tự nhiên, hay nói cách khác là tạo ra những giống
loài mới.
Kỹ thuật chỉnh sửa sinh học này có khả năng áp dụng cho mọi
loại sinh vật bởi mọi loài trên Trái Đất, từ cây cối đến động vật và con
người đều mang trong mình chuỗi ADN, thứ quyết định tất cả các
hình thái và hoạt động của sinh vật. Qua đó, có thể thấy, khả năng
ứng dụng của công nghệ sinh học tổng hợp là không có giới hạn, từ
việc tạo ra những loài thực vật có khả năng chống chọi lại thời tiết
khắc nghiệt, đến việc thay đổi cấu tạo sinh học của động vật hay kể
cả con người để miễn nhiễm với các bệnh nguy hiểm.
Rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đều có mang yếu tố liên quan
đến gen di truyền như bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường hay
ung thư, vì thế, việc tìm ra một kỹ thuật dễ sử dụng, chi phí thấp để
tái tạo lại bộ gen cho mỗi người sẽ thay đổi toàn bộ ngành sinh học
mà chúng ta biết hiện nay.
Tuy rằng cho đến nay, kỹ thuật này chưa đạt được đến những
khả năng như vừa kể, nhưng đã có một số thành tựu đánh dấu sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học tổng hợp này. Ví dụ như
việc các nhà khoa học đã có những bước đột phá, tiến gần đến việc
có thể tạo ra loại sữa bò mang yếu tố đông máu (blood-clotting
element) hay việc Craig Venter cùng đội nghiên cứu của mình đã sử
dụng sinh học tổng hợp để tạo ra bộ gen nhỏ nhất (minimumgenome) và đưa nó vào một tế bào, tạo ra thứ mà họ gọi là “thực thể
tổng hợp đầu tiên trên thế giới” (the world’s first synthetic life form)
In 3D sinh học (3D bioprinting)
Đây cũng là một công nghệ đáng chú ý mang tinh thần kết hợp
công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4. Với sự tăng cao về nhu
cầu cấy ghép các bộ phận sinh học, in 3D sinh học được kỳ vọng sẽ
cho con người khả năng tự làm ra các cơ quan sinh học, các bộ phận



16

cơ thể để có thể cấy ghép. Giống như công nghệ in 3D đã nói ở trên,
3D bioprinting sẽ có thể tạo ra các phần thay thế với độ chính xác
cao và phù hợp với từng đối tượng. Bởi vật liệu được sử dụng ở đây
chính là các tế bào từ người cần cấy ghép, cho nên, các sản phẩm
được tạo ra sẽ giảm thiểu được khả năng bộ phận không phù hợp với
cơ thể và bị đào thải. Hiện tại, công nghệ này đã được sử dụng và có
một số thành tựu lớn như tạo ra da, xương, tim và mô mạch máu
nhân tạo.
1.3 Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
Tương tự như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, Cuộc
cách mạng Công nghiệp này được dự đoán cũng sẽ mang lại nhiều
giá trị giúp thay đổi mức sống, làm tăng trưởng các chỉ tiêu kinh tế
nhờ các phát kiến công nghệ ngày càng hiện đại. Và trong tương lai
không xa, những sáng tạo công nghệ sẽ đem đến những lợi ích
không chỉ hiệu quả và năng xuất mà còn sự tiện lợi ở các sản phẩm
và dịch vụ
1.3.1
Thị trường lao động
Theo Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee, cuộc cách mạng này
sẽ đem đến những thay đổi lớn tới thị trường lao động, thậm chí phá
vỡ các đặc tính trong thị trường lao động hiện nay. Khi các sản phẩm
công nghệ tiên tiến được đưa vào sản xuất thì tự động hóa có thể
thay thế hoàn toàn các công việc mà người lao động đang thực hiện.
Mặt khác, quá trình thay thế con người bằng máy móc cũng có thể
dẫn đến sự gia tăng việc làm với mức độ an toàn và thu nhập cao
hơn. Đó là hai khả năng mà Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
đang và sẽ thay đổi trong thị trường lao động. Chúng ta không thể

lường trước sự kiện nào sẽ xảy ra nhưng có thể thấy tri thức sẽ là
yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất tương lai. Và điều này sẽ
phân tách và gia tăng sự bất bình đẳng ở hai thị trường lao động
tách biệt “kỹ năng thấp/ lương thấp” và “kỹ năng cao/ lương cao”.
Thậm chí với những bài học từ cuộc cách mạng trước, thì cuộc cách
mạng lần thứ tư vẫn được thổi bùng với những nguy cơ về việc gia
tăng nạn thất nghiệp khi máy móc tiên tiến có thể hoàn toàn thay
thế sức lao động của con người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin
rằng việc giảm tổng số việc làm là điều không thể vì siêu tự động
hóa và siêu kết nối có thể tạo ra những nhu cầu về công việc hoàn
toàn mới trong tương lai mà chúng ta khó có thể hình dung được.


17

Theo đó, một phần lực lượng với kỹ năng thấp có thể sẽ bị ảnh hưởng
nặng nề hơn so với Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bởi sự ra
đời của “cobots” – robot có khả năng di chuyển và tương tác giúp
các công việc yêu vầu kỹ năng thấp đạt hiệu quả cao hơn. Hơn hết,
lực lượng lao động với kỹ năng trung bình như các công việc văn
phòng, bán hàng, dịch vụ khách hàng và các ngành hỗ trợ mới là lực
lượng có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất do sự phát triển của siêu
tự động hóa, siêu kết nối và trí tuệ nhân tạo.
1.3.2
Kinh doanh
Theo báo cáo “Những cơ hội, thách thức của cuộc Cách mạng
Công nghiệp lần thứ tư đối với Việt Nam và những kiến nghị đề xuất
từ góc độ khoa học công nghệ” của Bộ Khoa học và Công nghệ, cuộc
cách mạng Công nghiệp lần thứ tư có bốn tác động chính đến các
doanh nghiệp: kỳ vọng khách hàng, cải thiện chất lượng sản phẩm,

đổi mới hợp tác và các hình thức tổ chức.
Về cầu, hiện nay người tiêu dùng có thể trải nghiệm các sản
phẩm và dịch vụ một cách toàn diện, vì vậy với các cải tiến về công
nghệ và việc gia tăng công nghệ số hóa đã làm tăng giá trị sản
phẩm, nhu cầu khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng
tăng lên. Vì công nghệ là nền tảng cho Cuộc cách mạng Công nghiệp
lần thứ tư nên tốc độ đổi mới và nâng cao các sản phẩm và dịch vụ
không ngừng và kéo theo liên tục các đổ vỡ trong hình thức sản
phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Về cung, sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh sáng tạo,
nhanh nhạy dựa trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật số cho các quá
trình nghiên cứu, phát triển, tiếp thị, bán hàng và phân phối có thể
lật đổ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn hiện nay bằng cách cải thiện
chất lượng, tốc độ hay giá cả đối với sản phẩm hoặc dịch vụ cung
ứng.

Sự kết hợp của hai yếu tố rất phổ biến hiện nay đó như là nền

kinh tế “chia sẻ” và “theo yêu cầu” có thể thay đổi hoặc phá vỡ cấu
trúc nền kinh tế hiện nay. Từ đó, có thể dễ dàng nhận thấy Cuộc
cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã đặt ra sức ép rất lớn đối với
các doanh nghiệp trong việc thích nghi và phát triển dựa trên nền
tảng công nghệ bởi vì nền tảng công nghệ mới dễ dàng cho người sử
dụng các công nghệ thông minh và tạo ra cách thức tiêu thụ hoàn
toàn mới. Thêm vào đó, một đặc tính có lợi của Cuộc cách mạng này
là số vốn ban đầu không lớn cũng có thể sinh ra lợi nhuận cao nhờ


18


nền tảng công nghệ và kỹ thuật số hóa. Bên cạnh đó, cũng có những
điểm bất lợi như siêu kết nối có thể gia tăng các nguy cơ về an ninh
mạng.
1.3.3
Giáo dục
Giáo dục đào tạo không chỉ nhận ảnh hưởng một chiều từ Cách
mạng Công nghiệp 4 mà nó còn ảnh hưởng ngược lại. Công nghệ và
nhân lực là hai yếu tố khác biệt với các yêu tố đầu vào khác trong
tăng trưởng (vốn, lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên) bởi lẽ
chúng không bị giới hạn bởi bất cứ một mức trần nào. Do vậy, chúng
chính là chìa khóa để mở ra thành công với bất cứ quốc gia nào trong
quá trình phát triển. Ở Việt Nam cũng như hầu hết các nước hiện
nay, giáo dục là một ngành mang vai trò quan trọng, nhận được sự
đầu tư mạnh mẽ bởi lẽ nó liên quan trực tiếp và mạnh mẽ đến sự
phát triển sau này.
Yêu cầu của người lao động cho đến nay cần có ba kỹ năng
chính: Một là kỹ năng nhận thức (bao gồm tư duy phản biện, kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự phê bình); Hai là các
kỹ năng về thể (chất bao gồm kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng về cuộc
sống, kỹ năng số); Ba là các kỹ năng về xã hội (bao gồm kỹ năng
giao tiếp, ứng xử và tạo lập quan hệ). Cuộc cách mạng Công nghiệp
lần thứ 4 đang đặt ra những yêu cầu mới cho người lao động. Bởi vì
công nghệ ngày càng tiến bộ mạnh mẽ và sẽ ảnh hưởng đáng kể lên
cuộc sống con người, vì vậy khả năng thích ứng cũng như giải quyết
vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo là kỹ năng chính, rất cần thiết
trong tương lai. Thêm vào đó, xu thế hội nhập toàn cầu đang diễn ra
cũng đặt ra sức ép và những yêu cầu mới. Cụ thể, người lao động
cần phải có khả năng sử dụng nhiều hơn một ngôn ngữ và có các thể
làm việc trong một môi trường đa văn hóa, đa quốc gia với các đồng
nghiệp đến từ mọi đất nước khác nhau trên thế giới.

Qua đó, có thể thấy rằng để đón đầu Cuộc cách mạng này một
cách toàn diện, nền giáo dục Việt Nam cần được thay đổi để đáp ứng
các nhu cầu thay đổi của xã hội. Đầu tiên, các kỹ năng được tích lũy
thông qua quá trình học tập và các kỹ năng cao hơn đồng nghĩa với
trình độ chuyên môn cao hơn. Do đó, gia tăng thời gian học tập là
điều cần thiết để cải thiện kỹ năng của nhân công Việt. Thứ hai,
trong bối cảnh hội nhập toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam, giáo dục
cần một chương trình đào tạo sâu sắc, cụ thể và tập trung trọng


19

điểm hơn để chuẩn bị cho người học các kỹ năng cần thiết có thể
thích ứng trong một môi trường mới. Thứ ba, trong Cuộc cách mạng
Công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển của công nghệ sẽ làm ảnh
hưởng đến tất cả các mặt của đời sống và điều này đặt ra yêu cầu về
việc sử dụng thành thạo công nghệ cho nhân công. Do đó, cách tốt
nhất cho việc cải thiện các kỹ năng công nghệ là việc áp dụng công
nghệ vào phương pháp dạy và học đi kèm với thực hành. Bởi vì công
nghệ giúp gia tăng khả năng tiếp cận tri thức giữa giáo viên và học
sinh một cách hiệu quả và toàn diện nhất.
1.4 Sự chuẩn bị
1.4.1
Quốc tế
Từ đầu đến giữa năm 2016, đã bắt đầu có các bài nghiên cứu
không chỉ ở Đức, Mỹ,… mà còn ở cả các nước Châu Á đã nghiên cứu
về cuộc cách mạng này với những thành tựu và sức ảnh hưởng của
nó đến tương lai kinh tế toàn thế cầu và những kỹ năng cần có để
đón đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư.
Trong một bài nghiên cứu của HSG IMIT, Tiến sĩ Christoph

Rathfelder đã phân loại bốn cuộc cách mạng dựa trên các đặc điểm
và xu thế của nó cùng với sự tổng hợp tất cả các thành tựu của cuộc
cách mạng lần thứ tư một cách hệ thống và logic. Cùng với đó, các
chuyên gia nghiên cứu của Viện Kinh tế Thế giới, Viện hàn lâm
Romania đã đưa ra bài nghiên cứu “Các thách thức của cuộc Cách
mạng Công nghiệp lần thứ tư” với những đặc điểm của cuộc cách
mạng này dựa trên ý kiến của các chuyên gia và diễn đàn kinh tế thế
giới Davos 2016 cùng với những ảnh hưởng có thể xảy ra đến nền
kinh tế toàn cầu. Một tổ chức phát triển kinh tế của nước Cộng hòa
Liên bang Đức - Germany Trade & Invest cũng nghiên cứu về cuộc
cách mạng 4.0 với các thành tựu đồng thời là những ảnh hưởng của
cuộc cách mạng đối với nước Đức và những chính sách cùng chiến
lược cần được thực hiện để nền kinh tế Đức đạt được lợi nhuận từ
cuộc cách mạng này.
Ở Viện quản lý công nghiệp tiên tiến (Institute for Advanced
Industrial management) tại Braunschweig, Đức, các chuyên gia cũng
chỉ ra được sự khác biệt của cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng
với những thay đổi cần có của nhân công trong tương lai thông qua
nghiên cứu “Mental strain as field of action in the 4 th industrial
revolution”. Bên cạnh đó, Infosys đã tiến hành khảo sát trên 1000


20

người từ 16 đến 25 tuổi ở các nước như Đức, Ấn Độ, Anh, Mỹ, … và
phân tích một cách sâu sắc các kỹ năng cần thiết trang bị cho các
thế hệ tương lai để chuẩn bị cho cuộc cách mạng này. Đầu năm
2016, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới
Klaus- Schwab cùng với giám đốc điều hành - Richard Samans đã
đưa ra nghiên cứu về tầm nhìn với các thách thức toàn cầu của cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ tư qua bài “ The future of job”. Ở bài
viết này, dựa vào những dữ liệu được thu thập của Diễn đàn kinh tế
thế giới, họ không những chỉ ra được những thách thức của cuộc
cách mạng nói chung mà còn chỉ ra được viễn cảnh tương lai cùng
những thách thức và cơ hội nghề nghiệp cụ thể theo các rào cản giới
tính, tôn giáo và quốc gia.
Tất cả các nghiên cứu trên không chỉ đưa ra các cơ sở lý luận rõ
ràng với cách tiến hành nghiên cứu khoa học thực tiễn mà còn đưa
ra một viễn cảnh với những thay đổi rõ rệt trên toàn cầu đặc biệt là
ngành kinh tế.
Sự chuẩn bị trong lĩnh vực giáo dục cũng là một vấn để lớn
đang được nhiều nước phát triển trên thế giới như Mỹ và Nhật Bản
quan tâm hàng đầu, bởi lẽ, nguồn nhân lực chất lượng cao chính là
thứ tạo nên sự khác biệt trong sự phát triển của tương lai.
Nhận biết được nhu cầu của Cuộc Cách mạng phát triển về
công nghệ, các nước đã có những chính sách ưu tiên rõ rệt đến
những ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (Science,
Technology, Engineer and Mathematics, gọi tắt là STEM) để định
hướng cho sinh viên học và tìm kiếm công việc liên quan đến những
ngành nghề này trong tương lai. Việc này không chỉ xảy ra ở các cấp
học cao mà là ở ngay từ bậc tiểu học. Chương trình A World in Motion
(AWIM) đã đưa STEM vào giảng dạy, cố gắng động viên học sinh từ
lớp ba đến hết trung học theo đuổi khoa học công nghệ. Chương
trình này cung cấp những lớp học đặc biệt, nơi mà STEM được học
thông qua những thí nghiệm thực tế. Học sinh theo học được tự tay
làm ra sản phẩm công nghệ dựa trên bản hướng dẫn chi tiết được
cung cấp, cho chạy thử chính thành phẩm mà mình làm ra rồi từ đó
đưa ra nhận xét về những điểm chưa tốt và điểm cần chỉnh sửa cho
việc lắp ráp để tăng tính năng cho sau này.



21

Satya Nadella, CEO của Microsoft, đã nói: “Chính khả năng về
kỹ thuật số mới có thể thay đổi kết quả trong tương lai, mới thực sự
trao cho con người sức mạnh để tạo ra một sự tăng trưởng bền vững.
Qua đó, có thể nhận thấy giáo dục là một sự chuẩn bị vô cùng quan
trọng và cần thiết để có thể đáp ứng cho Cuộc Cách mạng Công
nghiệp lần thứ 4 này.
1.4.2

Việt Nam

Nhận thấy được cơ hội mà Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4 này
có thể mang lại qua những bài học trước đây của Hàn Quốc, Ấn Độ
trong việc tận dụng Cuộc CMCN lần 3, Việt Nam đã có những động
thái nhất định để tiếp cận cuộc Cách mạng. Thể hiện bằng sự năng
động và tích cực tham gia trong DAVOS 2017 cũng như trong hoạt
động Năm APEC 2017, Việt Nam đã cho thấy mong muốn tận dụng
cơ hội mới để phát triển, thoát khỏi nhóm những nước phát triển
trung bình thấp. Một số các cuộc hội thảo cũng như các nghiên trong
nước về tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4 đã được tiến
hành, đưa ra các mặt hạn chế, phân tích các cơ hội của các ngành
kinh tế chính. Những ngành như Ngân hàng, công nghệ hay giáo dục
đã đặt ra một số những yêu cầu cần phải thay đổi trong những năm
tới. Ví dụ như trong ngành ngân hàng, đã có sự áp dụng của công
nghệ trong việc phân phối sản phẩm dịch vụ. Những ứng dụng như
mobilebanking, internet banking, hay về khoa học phân tích và quản
lý dữ liệu đã được áp dụng trong các ngân hàng ở Việt Nam, giúp
thúc đẩy sự phát triển cũng như liên kết với người sử dụng, với các

ngân hàng quốc tế. Còn về khía cạnh doanh nghiệp, để chuẩn bị cho
cuộc Cách mạng này, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tập trung về ứng
dụng KH&CN trong sản xuất, đổi mới mô hình tổ chức và kinh doanh.
Về mặt Giáo dục và đào tạo, ta có thể nhận thấy những điểm
bất cập trong quá trình đào tạo như chưa có định hướng rõ nét cho
học sinh sinh viên về các ngành trong khoa học công nghệ, chưa có
được sự kết hối giữa trường với doanh nghiệp dẫn đến chất lượng
đào tạo không thực sự phù hợp với yêu cầu đặt ra và cuối cùng là
chưa tạo được khả năng nhận thức cấp cao hay khả năng chủ động
học tập liên tục, học tập suốt đời. Chính vì thế để có thể đáp ứng


22

được yêu cầu của cuộc CMCN lần này, việc thay đổi trong ngành giáo
dục là rất cần thiết. Việt Nam đã có những động thái tích cực để thay
đổi như tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng chuyên ngành, kỹ năng về
phỏng vấn và làm việc với các nhà tuyển dụng. Việc thực tập tại
công ty để có kinh nghiệm thực tiễn cũng được học sinh sinh viên
hiện nay chú trọng bởi lẽ các công việc đơn giản dành cho người mới
ra trường trước đây đã bị tự động hóa và yêu cầu đối với sinh viên là
phức tạp hơn, đòi hỏi có kinh nghiệm làm việc ngay từ trong trường
học.

1.5 Hạn chế của các nghiên cứu trước đây và mục tiêu của bài
nghiên cứu
1.5.1 Hạn chế
Bên cạnh những thành quả đạt được, các nghiên cứu trước đây
còn mắc phải một số hạn chế như sau:
Đối với xu hướng việc làm, các nghiên cứu nước ngoài tổng thể

chỉ tập trung vào các xu hướng toàn cầu, nhưng không phải là một
nghề nghiệp cụ thể. Mặc dù CMCN4 có một tác động rất lớn trên quá
trình hoạt động của mọi ngành nghề, mỗi ngành nghề đều có cách
thức tái cơ cấu và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Ví dụ, các công
nhân sản xuất làm việc trên cơ sở kỹ thuật thay vì cảm tính như các
nhà tư vấn tài chínht, nên họ có thể dàng bị thay thế bởi công nghệ.
Đối với phạm vi ảnh hưởng, các nghiên cứu trước đây hầu hết
chỉ ra CMCN4 đang ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới; Tuy nhiên,
những tác động đó chắc chắn rất khác nhau giữa các khu vực khác
nhau. Các nước trên thế giới được chia thành 3 nhóm: nhóm các
nước phát triển (đối mặt rõ ràng với sự thay đổi của công nghệ), các
nước đang phát triển (đang từng bước nhận thức được tác động của
sự thay đổi công nghệ), và những người chưa phát triển (gần như
không bị ảnh hưởng bởi CMCN4). Rõ ràng để thấy rằng mỗi loại nước
cần có một chiến lược khác nhau để đối phó với CMCN4. Hơn nữa,
các tỉnh cụ thể hoặc các thành phố khác nhau cũng có một các giai
đoạn phát triển riêng biệt, nên cũng chịu ảnh hưởng khác nhau.


23

Đối với sự nhận thức, mặc dù nhận thức được đề cập khá nhiều
trong các nghiên cứu trước đây, tuy nhiên sự chuyên biệt về nhóm
"học sinh, sinh viên" thì không nhiều. Bởi tác động về mặt thời gian
của 4IR được thấy rõ, sinh viên ngày nay sẽ đóng vai trò quan trọng
trong việc quyết định vận mệnh của một quốc gia. Do đó việc điều
tra sâu hơn vào nhận thức của sinh viên, đặc biệt là các trường đại
học là một trong những cực kỳ cần thiết. Nó có thể giúp ích các bên
liên quan đánh giá được tình hình hiện tại và có các hành động kịp
thời.

Đối với các kĩ năng cần thiết, hầu hết các kỹ năng được đề cập,
ví dụ như “liquid skill”, kiến thức IT, thường là cho toàn bộ ngành
công nghiệp, trong bài viết này sẽ tập trung chủ yếu về kỹ năng
trong khối ngành kinh tế để có được quan điểm cái nhìn sâu sắc hơn
về các đặc điểm cụ thể của ngành công nghiệp này. Bên cạnh đó, có
một số bài viết về CMCN4 trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam cùng
với một số khuyến nghị về thay đổi chính sách để giảng dạy và học
tập nhưng vẫn dừng lại ở cái nhìn của giáo viên. "Hệ thống giáo dục
được thiết kế để cung cấp cho sinh viên những kỹ năng mà họ cần
phải cố gắng và thành công trong môi trường làm việc trong tương
lai, nhưng những kỹ năng mà họ nhận được sẽ không bao giờ có một
trăm phần trăm phù hợp với những gì thị trường cần", Craig
Alexander, CD Howe Institute, do đó, các sinh viên cũng tự cần phải
thay đổi để thích nghi với những tác động mới.
1.5.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện với mục tiểu tìm hiểu về 4 mục
tiêu chính, gồm có:
-

Cách mạng Công nghiệp thứ 4 là gì và những ảnh hưởng của nó

-

đến các lĩnh vực kinh tế và giáo dục trong tương lai.
Nhận thức của sinh viên về cuộc Cách mạng.
Sự chuẩn bị của sinh viên trong quá trình học về kỹ năng tin
học. chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng mềm để đối phó với

-


những tác động có thể có của CMCN4.
Mối quan hệ giữa nhận thức của sinh viên và sự chuẩn bị của
họ cho CMCN 4.


24

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

2.1 Quy trình nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu về cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và những
tác động của nó, nhóm đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đánh
giá về nhận thức và sự chuẩn bị của sinh viên trong khối ngành kinh tế ở Việt Nam.
Quy trình thực hiện nghiên cứu được làm theo 5 bước như trong hình 2.1.
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu


25

Nguồn: />Bước 1: Lựa chọn đề tài: Như đã nêu ở Chương 1, các tác động của cuộc Cách
mạng Công nghiệp lần thứ 4 là vô cùng mạnh mẽ và nó có tốc độ lan truyền rất nhanh.
Nhận thấy ảnh hưởng của Cuộc Cách mạng trong thị trường lao động và trong giáo
dục là không hề nhỏ, cộng thêm việc hiện nay chưa có nghiên cứu nào hướng đến sinh
viên- đối tượng chịu ảnh hưởng lớn trong cuộc Cách mạng- cho nên nhóm đã lựa chọn
đề tài “Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với sinh viên khối ngành kinh tế ở
Việt Nam” để nghiên cứu.
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện: Nhóm nghiên cứu cùng giáo viên hướng dẫn
đưa ra kế hoạch thực hiện của bài nghiên cứu vào ngày 5/1/2017. Theo như kế hoạch,
nhóm sẽ đọc và thu thập thông tin về Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, về
những thành tựu trong cuộc Cách mạng cùng với những tác động của nó. Sau khi đã có

đủ dữ liệu, nhóm sẽ thiết kế bảng hỏi để điều tra thông tin về nhận thức và sự chuẩn bị
của sinh viên tại các trường đại học và học viện trên địa bàn Hà Nội. Kết quả nghiên
cứu được xử lý và phân tích để nhóm có thể đưa ra nhận xét và đề xuất.
Bước 3: Giả thuyết về mối quan hệ giữa nhận thức về cuộc Cách mạng Công
nghiệp lần thứ 4 và sự chuẩn bị của sinh viên được đưa ra vào tháng 2/2017, trước khi
lập bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát.
Bước 4: Thu thập kết quả, xử lý thông tin: Việc khảo sát được bắt đầu tiến hành
trong tháng 3/2017, tại 4 trường đại học và học viện trên địa bàn Hà Nội. Kết quả khảo
sát được thu thập xong vào ngày 8/3/2017 sau đó xử lý bằng SPSS.


×