Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Bài tiểu luận ODA ở Việt Nam dữ liệu 1993 - 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 33 trang )

SAIGON
TECHNOLOGY
UNIVERSITY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

KINH TẾ VĨ MÔ
Đề tài:

ODA Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: Thầy PHẠM NGỌC QUÝ
Sinh viên thực hiện:
1. Đặng Võ Thuỳ Trang
MSSV: DH71701940
2. La Thị Ngọc Thảo
MSSV: DH71701938
3. Nguyễn Thị Huỳnh Như
MSSV: DH71702161
4. Trần Minh Trang
MSSV: LT71700126
Tp.HCM, Tháng5 năm 2018.


Lời mở đầu
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu phấn đấu
đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi được


một chặng đường khá dài. Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy rằng chúng
ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
hàng năm đạt trên 6%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Không những đạt được những thành tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời
sống văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính
trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế
ngày càng được mở rộng. Đạt được những thành công đó, bên cạnh khai thác
hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai
trò quan trọng. Trong đó, viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các quốc gia
và tổ chức quốc tế có ý nghĩa hết sức to lớn.
Thực tế tiếp nhận, sử dụng vốn và thực hiện các dự án ODA thời gian qua
cho thấy ODA thực sự là một nguồn vốn quan trọng đối với phát triển đất nước.
ODA đã giúp chúng ta tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại,
phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo ra hệ thống cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội tương đối hiện đại. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu trở thành
nước công nghiệp vào năm 2020, chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu
quả hơn nữa các nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là ODA.
Với mong muốn có một cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về ODA, nhóm
chúng em đã chọn đề tài: “ODA Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của mình. Mục
đích nghiên cứu là đi sâu, làm rõ thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại Việt
Nam, qua đó tìm hiểu một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng
nguồn vốn ODA.

3


1.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Khái niệm:
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance – ODA)


Hỗ trợ
là các khoản cho
vay không lãi suất
hoặc lãi suất thấp
với thời gian vay
dài. Ít nhất 25% là
hỗ trợ không hoàn
lại.

Phát triển
là mục tiêu danh
nghĩa của ODA là
phát triển kinh tế và
nâng cao phúc lợi ở
nước được đầu tư.

Chính thức
là phải được các tỗ chức
chính thức cung cấp như các
tổ chức liên quan đến chính
phủ và các tổ chức phi chính
phủ hoạt động không vì mục
đích lọi nhuận

ODA là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại và các
khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp) của Chính phủ các nước
phát triển, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ,
các tổ chức tài chính quốc tế giành cho Chính phủ các nước đang hoặc chậm phát
triển.
Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một

quốc gia, do vậy ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài.
Về bản chất đó chính là sự hỗ trợ về tài chính của các nước phát triển dành
cho các nước đang hoặc chậm phát triển.
Trong đó, bên viện trợ thông qua các khoản cho vay ưu đãi hay các khoản
viện trợ không hoàn lại sẽ cung cấp cho bên viện trợ hàng hóa, chuyển giao khoa
học kỹ thuật, cung cấp dịch vụ… Ngược lại, bên được viện trợ thông qua nguồn
vốn hỗ trợ phát triển có điều kiện bổ sung nguồn vốn còn thiếu, sử dụng vào các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…
tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng cao đời sống nhân dân.
Theo Nghị định số
CP ngày 0 0
của Chính phủ nước Việt Nam
thì ODA bao gồm các khoản tiền viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi với
phần không hoàn lại chiếm ít nhất 2 % giá trị của khoản vay.
4


1.2.Đặc điểm:
1.2.1.ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi:
Với mục tiêu hỗ trợ cho các quốc gia đang hoặc chậm phát triển, ODA mang tính
ưu đãi hơn bất kỳ hình thức tài trợ nào khác, được thể hiện qua những điểm sau:
 Quy mô lớn, lãi suất thấp
 Thời hạn vay dài
 Thời gian ân hạn dài
 Chỉ dành riêng cho các nước đang hoặc chậm phát triển.
Thông thường, trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại (cho không),
đây cũng chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Thành tố
cho không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh
lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại. Sự ưu đãi ở đây là so sánh
với tập quán thương mại quốc tế.

1.2.2.Nguồn vốn ODA thường đi kèm các điều kiện ràng buộc:
Nhìn chung, các nước viện trợ ODA đều có chính sách riêng và những quy
định ràng buộc khác nhau đối với các nước tiếp nhận. Họ vừa muốn đạt được ảnh
hưởng về chính trị, vừa muốn đem lại lợi nhuận thông qua việc bán hàng hóa và
dịch vụ của nước họ cho nước nhận viện trợ.
ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hoặc gián tiếp. Do đó, đi kèm theo với
ODA bao giờ cũng có những ràng buộc nhất định về chính trị, kinh tế hoặc khu
vực địa lý.
ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc)
nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ cũng đều có
những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước
nhận.
Vốn ODA mang yếu tố chính trị: Các nước viện trợ nói chung đều không
quên dành được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất
khẩu hàng hoá và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ. Kể từ khi ra đời
cho tới nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại song song. Mục
tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước đang
phát triển. Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hỗ
trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm
và thị trường đầu tư. Viện trợ thường gắn với các điều kiện kinh tế xét về lâu dài,
các nhà tài trợ sẽ có lợi về mặt an ninh, kinh tế, chính trị khi kinh tế các nước
nghèo tăng trưởng. Mục tiêu mang tính cá nhân này được kết hợp với tinh thần
nhân đạo, tính cộng đồng. Vì một số vấn đề mang tính toàn cầu như sự bùng nổ
dân số thế giới, bảo vệ môi trường sống, bình đẳng giới, phòng chống dịch bệnh,
giải quyết các xung đột sắc tộc, tôn giáo v.v đòi hỏi sự hợp tác, nỗ lực của cả
cộng đồng quốc tế không phân biệt nước giàu, nước nghèo. Mục tiêu thứ hai là
tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ. Các nước phát triển sử dụng
ODA như một công cụ chính trị: xác định vị thế và ảnh hưởng của mình tại các
nước và khu vực tiếp nhận ODA.
Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp hữu

nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế
chính trị cho các nước tài trợ. Những nước cấp tài trợ đòi hỏi nước tiếp nhận phải
thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp vơí lợi ích của bên tài trợ. Khi nhận
5


viện trợ các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các nhà tài trợ
không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ
phát triển phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
1.2.3.Nguồn vốn ODA có tính nhạy cảm:
Về thực chất, ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn lại trong
những điều kiện nhất định một phần tổng sản phẩm quốc dân (GDP) từ các nước
phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Do vậy, ODA rất nhạy cảm về
mặt xã hội và chịu sự điều chỉnh của dư luận xã hội từ phía nước cung cấp cũng
như từ phía nước tiếp nhận ODA.
1.2.4.Có khả năng gây nợ:
Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA, do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ
thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo
nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do
không có khả năng trả nợ. Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư
trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất
khẩu thu ngoại tệ.
1.3.Phân loại:
1.3.1.Theo phương thức hoàn trả (tính chất):
 Viện trợ không hoàn lại:
 Bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên
nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên.
 Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:
• Hỗ trợ kỹ thuật.

• Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật
 Viện trợ có hoàn lại
 Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mô và
mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.
 Những điều kiện ưu đãi thường là:
• Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).
• Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)
• Có thời gian ân hạn (từ 10 - 2 năm)
 Vay hỗn hợp: Là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và
một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế
và phát triển.
1.3.2.Theo mục đích:
Hỗ trợ cơ bản:Là những nguồn lực được cung cấp để xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội và môi trường. Thông thường, các dự án này có kèm theo một
bộ phận không viện trợ kỹ thuật dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm
tra những hoạt động nhất định nào đó hoặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo
cho đối tác viện trợ. Đây thường là khoản vay ưu đãi.
Hỗ trợ kỹ thuật: Chủ yếu tập trung vào chuyển giao tri thức, công nghệ, xây
dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu đầu tư phát triển thể
chế và nguồn nhân lực v.v... Chuyển giao tri thức có thể là chuyển giao công
nghệ như thường lệ nhưng quan trọng hơn là đào tạo về kỹ thuật, phân tích kinh
6


tế, quản lý, thống kê, thương mại, hành chính nhà nước, các vấn đề xã hội. Chủ
yếu là viện trợ không hoàn lại.
1.3.3.Theo điều kiện:
ODA không ràng buộc: việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi
nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
ODA có ràng buộc bởi nguồn sử dụng: có nghĩa là việc mua sắm hàng hoá,

trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do
nước ngoài tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương), hoặc
của công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương).
ODA có ràng buộc một phần: một phần chi ở nước viện trợ, phần còn lại
chi ở bất cứ nơi nào.
1.3.4.Theo phương thức cung cấp:
 Hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể.
Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật,có thể là cho không hoặc cho
ưu đãi.
 Hỗ trợ phi dự án (Viện trợ chương trình): là khoản ODA dành cho một mục
đích tổng quát với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính
xác nó sẽ được sử dụng như thế nào. Bao gồm các loại hình sau:
• Hỗ trợ cán cân thanh toán thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển
giao tiền tệ)hoặc hỗ trợ hàng hoá,hoặc hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc
hàng hoá được chuyển giao qua hình thức này có thể được sử dụng để
hỗ trợ cho ngân sách.
• Hỗ trợ trả nợ.
1.3.5.Theo nguồn tài trợ:
 Song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông
qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.
 Đa phương: Là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế hay tổ chức khu
vực hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của một nước
nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương... có
thể không.
 Các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc:
• Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP).
• Quĩ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).
• Tổ chức Nông nghiệp và lương thực (FAO)
• Chương trình lương thực thế giới (WFP)
• Quĩ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA)

• Tổ chức y tế thế giới (WHO)
• Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO)
• Quĩ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFDA)
 Các tổ chức tài chính quốc tế:
• Ngân hàng thế giới (WB).
• Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF).
• Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)
• Liên minh Châu Âu (EU)
• Các tổ chức phi Chính phủ (NGO)
• Tổ chức xuất khẩu dầu mỡ (OPEC)
7


1.4.Vai trò:
1.4.1.Là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển:
ODA đã trở thành nguồn vốn từ bên ngoài quan trọng để đáp ứng nhu cầu
vốn cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
kinh tế kỹ thuật một lượng lớn vốn ODA đã được sử dụng để đầu tư cho việc
phát triển ngành giáo dục, y tế, hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp…
1.4.2.Giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ
hiện đại và phát triển nguồn nhân lực:
Thông qua các dự án ODA các nhà tài trợ có những hoạt động nhằm giúp
Việt Nam nâng cao trình độ khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực
như: cung cấp các tài liệu kỹ thuật, tổ chức các buổi hội thảo với sự tham gia của
những chuyên gia nước ngoài, cử các cán bộ Việt Nam đi học ở nước ngoài,...
Thông qua đó sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình độ khoa học, công
nghệ và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và đây mới chính là lợi ích căn
bản, lâu dài đối với chúng ta.
1.4.3.ODA giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế:
Các dự án ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thường ưu tiên vào

phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả
nước. Bên cạnh đó còn có một số dự án giúp Việt Nam thực hiện cải cách hành
chính nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Tất cả
những điều đó góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
1.4.4.Góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở
rộng đầu tư phát triển:
Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước,
trước hết họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó. Bởi vậy,
đầu tư của chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây mới các cơ sở hạ tầng,
hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết nhằm làm cho môi trường đầu
tư trở nên hấp dẫn hơn.
▬▬►Như vậy, ODA ngoài việc bản thân nó là một nguồn vốn bổ sung quan
trọng cho phát triển, nó còn có tác dụng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ,
điều chỉnh cơ cấu kinh tế và làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn FDI góp
phần quan trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
1.5.Ưu và nhược điểm:
1.5.1.Đối với nước viện trợ:
Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của bên cung cấp hoạt
động thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp. Cùng với sự
gia tăng của vốn ODA, các dự án đầu tư của những nước viện trợ cũng tăng theo
với những điều kiện thuận lợi, đồng thời kéo theo sự gia tăng về buôn bán giữa
hai quốc gia. Ngoài ra, nước viện trợ còn đạt được những mục đích về chính trị,
ảnh hưởng của họ về mặt kinh tế - văn hoá đối với nước nhận cũng sẽ tăng lên.
Nguồn ODA đa phương mặc dù cũng có ưu điểm giúp các nước tiếp nhận
khôi phục và phát triển kinh tế, nhưng nó cũng có mặt tiêu cực ở chỗ dễ tạo ra
nạn tham nhũng trong các quan chức Chính phủ hoặc phân phối giàu nghèo trong

8



các tầng lớp dân chúng nếu không có những chính sách kiểm soát và quản lý chặt
chẽ việc sử dụng nguồn vốn này trong nước.
Điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra của viện trợ ODA là các nước cung cấp
không nhằm cải tạo nền kinh tế - xã hội của nước đang phát triển mà nhằm vào
các mục đích quân sự.
1.5.2.Đối với các nước tiếp nhận viện trợ:
Tầm quan trọng của ODA đối với các nước đang và kém phát triển là điều
không thể phủ nhận. Điều này được thể hiện rõ qua những thành công mà các
nước tiếp nhận ODA đã đạt được.
Đầu tiên, trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng
thiếu vốn trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục vụ
cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. ODA mang lại nguồn lực cho đất nước.
Thứ nữa, theo các nhà kinh tế, việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát
triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn đến điểm mà ở đó sự
tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy
trì và phát triển.
Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức
quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA.
ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ
có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của
các tổ chức tài chính quốc tế mang lại.
ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng
cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp
cơ sở hạ tầng về kinh tế.
ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và
vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải
thiện điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường. Đồng
thời nguồn ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông

thôn, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo...
ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện
nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mô
doanh nghiệp.
Ngoài ra ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy
móc thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ
các nước phát triển. Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm
nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp
đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này.
Bên cạnh những mặt tích cực, ODA cũng có không ít những mặt hạn chế.
Hạn chế rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức ODA là các nước nếu muốn
nhận được nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ. Mức
độ đáp ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều.
Ngay ở trong một nước, tình trạng tập trung ODA vào các thành phố trọng
điểm cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế - xã hội của quốc gia đó,
làm cho hố ngăn cách giàu nghèo thành thị và nông thôn càng trở nên cách biệt.
Cho đến nay, mặc dù bối cảnh quốc tế đã có nhiều biến đổi, song mục tiêu
và lợi ích của các nước cấp vốn theo đuổi hầu như không thay đổi so với trước
9


đây: tập trung cho an ninh của hệ thống Tư bản chủ nghĩa, tuyên truyền dân chủ
kiểu phương tây, trói buộc sự phát triển kinh tế của các quốc gia phụ thuộc thế
giới thứ ba vào trong một trật tự tự do mà các trung tâm tự bản đã sắp đặt khuyến
khích tự do hoá kinh tế để mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào..

2.THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐầU TƯ
ODA TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA:
2.1.Thực trạng thu hút vốn ODA:
Theo số liệu thống kê những năm gấn đây cho thấy, việc thu hút vốn đầu tư

ODA của Việt Nam qua các năm đều có sự tăng trưởng nhất định, năm sau cao
hơn năm trước. Đặc biệt là những năm gần đây, mặc dù tình hình tài chính Thế
Giới có nhiều khó khăn nhưng nguồn vốn ODA các nước cam kết dành cho Việt
Nam vẫn không hề suy giảm mà có sự tăng trưởng ngoạn mục. Trong đó, đứng
đầu trong danh sách tài trợ là EU, Nhật Bản, Ngân hàng thế giới (WB), ngân
hàng phát triển châu Á(ADB), Pháp, Trung Quốc,...
Biểu đồ 2.1: ODA cam kết tài trợ cho từ VN năm
3 đến 2016
( Đơn vị: Triệu USD)
7000

6396.92 6482.89

6000

5619.05

5235.49
5000
5046.6
4428.64

3830.28

4000

3918.79

4051.52


3631.36
2955.25
3000

2798.62
2361.29
2269.8
2000

1845.79

2163.58
1934.32

2722.36
2163.17

2064.28
1939.47

1698.54

1000

1750.72

863.9

0


(Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD))
10


Bảng 2.1: ODA cam kết tài trợ cho Việt Nam năm 20 2 – 2016
(Đơn vị: Triệu USD)
2012
2013
2014
2015
4757.721
4730.9 4920.469 3893.837
All Donors, Total
3138.968 2864.307 2939.136 2311.606
DAC Countries, Total
1610.095 1859.276 1972.075 1574.767
Multilateral Agencies, Total
2549.653 2263.515 2447.03 1866.565
G7 Countries, Total
557.2844 596.7674 561.9174 414.9795
DAC EU Members, Total
144.5042 147.173 125.797 103.8848
Australia
5.901412 4.152235 5.081094 5.527955
Austria
26.92651 30.37234 23.54318 14.52346
Belgium
27.85405 22.11527 16.25134 19.96265
Canada
1.451472 1.480577 0.444563 0.069844

Czech Republic
62.44063 41.36377 37.46721 14.63248
Denmark
12.93101 24.72063 19.60834 12.39953
Finland
199.4767 248.5467 231.3272 160.6391
France
106.1458 154.7478 181.8719 156.2772
Germany
0.083627 ..
0.036062 0.014696
Greece
..
..
1.374108 3.535784
Hungary
18.38119 17.00702 16.72234 12.56503
Ireland
4.452481 2.42578 3.127635 3.200522
Italy
2035.649 1680.405 1883.975 1418.878
Japan
207.5859 242.4568 187.046 225.9316
Korea
11.27195 12.38231 12.49719 11.3426
Luxembourg
8.459029 1.326636 ..
..
Netherlands
8.239356 9.888724 7.946149 4.780437

New Zealand
46.48352 18.49565 19.8796 9.645478
Norway
..
4.351502 0.202333 0.242879
Poland
0.02185 0.027881 0.030828 0.036631
Portugal
..
0.03015 0.04777 0.02773
Slovak Republic
4.112717 2.835474 0.319402 0.162477
Spain
13.21692 12.80797 2.112876 0.922719
Sweden
17.30361 29.91912 31.95036 24.79438
Switzerland
82.0112 38.1886 26.10346 18.85894
United Kingdom
94.0645 117.0854 104.3732 88.74858
United States
33.98315 57.45802 45.70791 72.37502
EU Institutions
320.0664 386.268 448.4645 440.4041
Regional Development
Banks, Total
320.0664 386.268 448.4645 440.4041
Asian Development Bank,
Total
320.0664 386.268 448.4645 440.4041

AsDB Special Funds
18.62192 24.11187 23.41883 54.91051
United Nations, Total
..
0.085578 ..
..
Food and Agriculture
Organisation [FAO]
11

2016
3768.398
2429.603
1329.616
2072.106
423.1745
54.17943
2.920206
15.04801
19.61222
0.081427
12.71913
12.92852
128.9251
213.8403
0.004888
1.757684
11.42544
1.547591
1583.472

185.4
7.113332
0.746709
6.442286
10.22979
0.196789
0.031263
0.04012
0.069205
1.392212
34.77067
12.38654
112.322
60.11753
403.3909
403.3909
403.3909
38.3936
..


International Atomic Energy
Agency [IAEA]
IFAD
International Labour
Organisation [ILO]
UNAIDS
UNDP
UNFPA
UNHCR

UNICEF
World Health Organisation
[WHO]
World Tourism Organisation
[UNWTO]
World Bank Group, Total
World Bank, Total
International Development
Association [IDA]
Other Multilateral, Total
Climate Investment Funds
[CIF]
Global Alliance for Vaccines
and Immunization [GAVI]
Global Environment Facility
[GEF]
Global Fund
Global Green Growth
Institute [GGGI]
Montreal Protocol
Nordic Development Fund
[NDF]

..

..

..

0.441242 0.476635


..
..
..
30.81029 21.26211
1.102515 1.152989 0.99143 1.25887 0.92686
0.911338
8.928401
2.411003
0.6033
2.736299
1.929064

1.00358
9.487572
4.710533
..
3.775462
3.896159

0.803399
10.51682
4.539941
..
4.746516
1.820718

0.683911
9.155682
3.843837

..
4.144911
4.571767

0.681771
4.642167
3.143415
..
5.334543
1.926103

..

..

..

..

..

1172.956 1272.268 1360.304 908.5456 753.6207
1172.956 1272.268 1360.304 908.5456 753.6207
1172.956 1272.268 1360.304 908.5456 753.6207
64.46757 119.1692 94.1799 98.53216 74.09344
..
0.877604 0.724588 0.00139 ..
16.138 41.36958 21.72737 19.78463 11.34828
7.734132 9.895487 9.210827 7.577915 7.791579
33.349 56.13496 32.94339 45.45271 44.38092

..
1.25113 0.548605 0.651806 0.741682
..
..
..
2.3 ..
0.337269 1.987643 0.63468 1.102308 0.922128

6.90917 7.652777 28.39044 21.66141 8.90885
OPEC Fund for
International Development
[OFID]
(Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD))
Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết theo các điều ước quốc tế cụ thể
thời kỳ 20 - 20 tính đến ngày 2 tháng 2 năm 20 đạt trên 2 , 2 tỷ USD,
cao hơn 3 ,4 % so với mức của thời kỳ 2006 - 20 0, trong đó ODA vốn vay và
vốn vay ưu đãi đạt 26, 2 tỷ USD chiếm khoảng ,4 % và ODA viện trợ không
hoàn lại đạt ,2 4 tỷ USD chiếm khoảng 4, 2% so với tổng vốn ODA và vốn vay
ưu đãi đã ký kết cho thời kỳ này.
Cơ cấu vốn ODA và vốn vay ưu đãi theo nhà tài trợ được thể hiện trong
Hình dưới đây. Điều dễ nhận thấy đó là các nhà tài trợ Nhóm 6 Ngân hàng Phát
triển (ADB, AFD, JICA, KfW, KEXIM, WB) vẫn chiếm vị trí vượt trội.
12


Tổng giá trị vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi ký kết với các nhà tài trợ này
trong thời kỳ 20 - 20 đạt khoảng 26,30 tỷ USD, trong đó khoảng 4, tỷ
USD vốn vay kém ưu đãi của ADB, AFD và WB.
Hình 2.1:Cơ cấu vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết theo nhà tài trợ 2011-2015
(Đơn vị: Triệu USD)


Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Về cơ cấu vốn ODA và vốn vay ưu đãi theo ngành và lĩnh vực, Bảng dưới
đây cho thấy các lĩnh vực giao thông vận tải, môi trường (cấp, thoát nước, ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh,...) và phát triển đô thị, năng lượng và
công nghiệp là những ngành có tỷ trọng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tương đối
cao trong khi ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói
giảm nghèo, y tế, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, tăng cường
năng lực thể chế,... chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Nguyên nhân của tình hình này là
tỷ lệ sử dụng vốn ODA không hoàn lại trong tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
của các ngành này thường cao. Hiện nay vốn ODA không hoàn lại giảm mạnh,
cùng với đó phần lớn các chương trình và dự án trong các ngành này không có
khả năng hoàn vốn, do vậy khó sử dụng vốn vay, nhất là vốn vay ưu đãi (lãi suất
cao, thời gian trả nợ ngắn sát với điều kiện vay thương mại), đồng thời nguồn
vốn vay ODA (lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài) hiện đang giảm mạnh.

13


Bảng 2.2: ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 20
(Đơn vị: Triệu USD)
Ngành, lĩnh vực

Tổng ODA
và vốn vay
ưu đãi

-2015

Trong đó

Vốn vay
ODA và
vay ưu đãi

Viện trợ

Tỷ lệ
(%)

1. Giao thông vận tải

9.913,73

9.565,94

347,79

35,68

2. Môi trường (cấp, thoát nước, đối phó
với biến đổi khí hậu,...) và phát triển đô
thị

5.181,26

5.048,76

132,51

18,65


3. Năng lượng và công nghiệp

4.762,50

4.730,15

32,34

17,14

4. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xóa đói giảm nghèo

2.632,23

2.514,79

117,44

9,47

5. Y tế - Xã hội

1.292,30

1.073,12

219,18


4,65

930,13

767,85

162,28

3,35

3.070,14

2.827,35

242,79

11,05

27.782,29

26.527,95

1.254,34

100,00

6. Giáo dục và đào tạo
7. Ngành khác (khoa học công nghệ,
tăng cường năng lực thể chế,...)
Tổng số


Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ với sự nỗ lực cao của các ngành, các
cấp và sự hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ, trong năm 20 - 2015, tình hình
thực hiện chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi đã đạt được tiến bộ rõ rệt
cả về tiến độ thực hiện chương trình, dự án, cũng như số vốn giải ngân.
Có thể thấy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời kỳ 2011 - 2015
đã có những tiến bộ vượt bậc. Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân thời kỳ
này ước đạt 22,325 tỷ USD (bình quân khoảng 4,46 tỷ USD/năm). Mức giải ngân
này cao hơn từ 39,53 - 59,46% so với mục tiêu đề ra trong Đề án ODA 2011 2015 và cao gấp 1,6 lần tổng vốn ODA giải ngân trong thời kỳ 2006 - 2010. Giải
ngân của các nhà tài trợ quy mô vốn lớn (WB, Nhật Bản) đã có những cải thiện
đáng kể. Tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ hai và
năm 2012 đứng thứ nhất trong số các nước nhận ODA của Nhật Bản, tỷ lệ giải
ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012. Tình hình
giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi được cải thiện đưa tới kết quả nhiều công
trình đầu tư bằng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, trong đó có nhiều công trình tầm cỡ quốc gia đã hoàn thành và đưa vào
khai thác đúng hạn góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Trong những năm gần đây, Thế Giới ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam
trong việc thu hút, cam kết, tài trợ nhờ vào những thay đổi trong chính sách thu
hút vốn. Phía các nhà tài trợ hàng đầu là EU, Nhật Bản, ADB đều có nhận định
tích cực về điều này, trong đó có việc giải ngân vốn ODA của Việt Nam đã tăng
tương đối nhanh so với những năm trước và khá cao so với những nước trong
khu vực. Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết và giải ngân thời kỳ 20 -

14


20 vượt các chỉ tiêu đề ra trong Đề án ODA 2011 - 20 và cao hơn so với các
thời kỳ năm trước đó.
Bảng 2.3:Cam kết, ký kết và giải ngân qua các thời kỳ

Đơn vị tính: Triệu USD
Thời kỳ
Cam kết
Ký kết
Giải ngân
1993 - 1995
6.131
4.954
1.875
1996 - 2000

11.546

9.006

6.142

2001 - 2005

14.889

11.495

7.887

2006 - 2010

31.756

21.131


13.860

27.782*
22.325*
2011 - 2015
Ghi chú: (*) Số vốn ký kết và giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi năm
20 là số dự kiến.
▬►Sự quan tâm của Quốc hội về hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi
của các nhà tài trợ dẫn đến những năm gần đây khi nợ công tăng lên Quốc hội rất
quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, nhất là tại các kỳ họp
Quốc hội cuối năm để xem xét và thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và Kế hoạch Ngân sách nhà nước hàng năm. Ngoài ra, các Ủy ban của Quốc hội
còn tổ chức giám sát chuyên đề về chất lượng, hiệu quả các dự án đầu tư sử dụng
vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong các lĩnh vực cụ thể. Đây là sự khích lệ, đồng
thời là yêu cầu của Quốc hội đối với các cơ quan quản lý nhà nước về ODA và
vốn vay ưu đãi, các Bộ, ngành và địa phương phải bảo đảm thu hút, quản lý và sử
dụng hiệu quả các nguồn vốn này, bảo đảm an toàn nợ công.
2.2.Sử dụng nguồn vốn ODA:
Từ năm
3, Việt Nam thực hiện mở cửa kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế
dưới hình thứcODA. Năm 200 , khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã được
chính thức thừa nhận Việt Nam là một thành phần kinh tế. Kể từ đó đến nay, khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định được vai trò của mình đối
với nền kinh tế Việt Nam.
 Vốn ODA đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế
Trong những năm qua, một tỷ trọng lớn vốn ODA (khoảng hơn 0%) đã
được ưu tiên đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Hàng loạt các công trình
kết cấu hạ tầng quan trọng như mạng lưới giao thông, sản xuất và truyền tải điện,
thông tin liên lạc, cấp thoát nước.. nhờ vốn ODA đã phục hồi, mở rộng và nâng

cấp, tạo một bước mới về chất. Từ đó, chúng không những góp phần quan trọng
thúc đẩy kinh tế xã hội Việt Nam phát triển.
Bảng 2.4: Tỷ trọng vốn ODA phân theo ngành trong các hiệp định đã ký
(Đơn vị: Triệu USD)
Ngành

Tỷ lệ (%)

1. Năng lượng điện

27,2

2. Giao thông vận tải

26,8

15


3. Tín dụng điều chỉnh cơ cấu

14,2

4. Nông nghiệp

10,2

5. Cấp thoát nước

7,1


6. Lĩnh vực xã hội

6,8

7. Các ngành khác

7,8

Tổng cộng

100

(Nguồn: tổng hợp từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính)
▬►Năng lượng điện, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông là hai ngành
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn ODA. Giao thông vận tải với rất nhiều
công trình được xây dựng nâng cao bằng nguồn vốn này, như Quốc lộ 5, 10, 18,
đường xuyên Á đoạn TP.HCM – Mộc Bài, đường hầm đèo Hải Vân, các cảng
Cái Lân, Tiên Sa, Sài Gòn, các cầu lớn Mỹ Thuận, Cần Thơ, Thanh Trì, Bãi
Cháy, hệ thống thông tin liên lạc ven biển, điện thoại nông thôn và Internet cộng
đồng,…Năng lượng điện với sự cải tạo, nâng cấp, phát triển mới nhiều công
trình, như các nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Phú Mỹ, Ô Môn,… các nhà máy thuỷ
điện Hàm Thuận - Đa My, Đại Ninh,…; cải tạo, phát triển mạng tuyền tải và
phân phối điện quốc gia,…Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kết hợp xoá đói
giảm nghèo chiếm tỷ trọng lớn thứ tư, với các chương trình, dự án như giảm
nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, dựa vào
cộng đồng, phát triển kinh tế miền Trung, cấp nước giao thông và điện khí hoá
nông thôn, thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long, nhiều dự án phát triển nông thôn
kết hợp xoá đói giảm nghèo khác,..Cấp thoát nước và phát triển đô thị; y tế, giáo
dục – đào tạo; môi trường, khoa học, kỹ thuật; các ngành và lĩnh vực khác,.. cũng

đã được cải thiện với sự góp sức của ODA.Ngoài xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế,
vốn ODA cũng được ưu tiên sử dụng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế... Các
dự án sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực này góp phần đào tạo đội ngũ lao động
trong tương lai có năng lực, trình độ và sức khỏe tốt phục vụ cho phát triển kinh
tế một cách bền vững và là một yếu tố vô cùng quan trọng với các dự án đòi hỏi
lao động có trình độ cao. Đây cũng là kinh nghiệm sử dụng hiệu quả vốn ODA
mà một số nước đã làm.
Trong thời kỳ 20 - 20 theo hiệp định có khoảng 04 dự án dự kiến
hoàn thành với tổng số vốn giải ngân đạt khoảng 2 ,2 tỷ USD, trong đó 6 dự
án vốn vay với tổng số vốn khoảng , tỷ USD và 34 dự án ODA không hoàn
lại với tổng số vốn khoảng ,4 tỷ USD. Đóng góp của nguồn vốn ODA và vốn
vay ưu đãi trong thời kỳ 20 - 20 theo ngành, lĩnh vực và địa bàn lãnh thổ
như sau:
 Đối với phát triển của các ngành và lĩnh vực
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết
trong thời kỳ 20 - 20 đạt trên . 3 triệu USD chiếm tỷ trọng cao nhất
(3 ,6 %) trong cơ cấu nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ này. Nhiều
công trình, dự án trọng điểm quốc gia sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi như
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu
16


Giây, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân, Đường nối Nhật Tân - Nội Bài, Nhà ga
hành khách quốc tế T2 Sân bay Nội Bài và nhiều công trình khác đã hoàn thành
và được đưa vào khai thác góp phần hoàn chỉnh, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội
nhập kinh tế sâu rộng. Bên cạnh đó, những dự án hỗ trợ kỹ thuật đã góp phần đào
tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật phục vụ xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam, vận tải
đường biển và đường sông,...
Trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp, tổng số vốn ODA và vốn vay

ưu đãi ký kết trong thời kỳ 20 - 20 đạt khoảng 4. 62 triệu USD, bằng
, 4% tổng giá trị ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong cùng kỳ. Nguồn vốn
ODA và vốn vay ưu đãi đã được sử dụng hiệu quả, thể hiện qua sự phát triển
mạnh mẽ của hệ thống điện về nguồn điện, lưới điện truyền tải, lưới điện phân
phối, nâng cao độ tin cậy, an toàn vận hành hệ thống... Các chương trình, dự án
thực sự mang lại hiệu quả thiết thực cho đầu tư phát triển ngành điện, góp phần
quan trọng tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân, cũng như đóng
góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Thời kỳ 2011
- 20 , vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã hỗ trợ xây dựng một số nguồn và hệ
thống truyền tải và phân phối điện quan trọng như: đường dây 00KV Pleiku Mỹ Phước - Cầu Bông có ý nghĩa to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu cấp bách
truyền tải công suất các nhà máy điện khu vực Tây Nguyên vào hệ thống điện
quốc gia, tăng cường khả năng cung cấp điện đầy đủ cho khu vực miền Nam và
hình thành mối liên kết lưới điện truyền tải 220KV giữa hệ thống điện Tây
Nguyên và miền Nam từ nay đến sau năm 2020 hoặc dự án cáp ngầm 0KV
xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc đảm bảo cung cấp điện ổn định cho huyện đảo
Phú Quốc từ hệ thống điện Quốc gia với khả năng truyền tải công suất lên đến
3 MVA, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao sức cạnh tranh
đưa Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế quan trọng, khu du lịch chất lượng cao
của cả nước, trong khu vực và quốc tế; Dự án Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn
với sản lượng 3,6 tỷ kWh sẽ bảo đảm cung cấp điện phục vụ hoạt động sản xuất
tại Khu kinh tế Nghi Sơn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Thanh Hóa nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung.
Trong lĩnh vực môi trường (cấp, thoát nước, ứng phó với biến đổi khí hậu,
tăng trưởng xanh,...) và phát triển đô thị, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết
trong thời kỳ 20 - 20 đạt khoảng .
triệu USD, bằng ,6 % tổng giá trị
ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong cùng kỳ. Nhờ nguồn vốn ODA và vốn
vay ưu đãi, chương trình nâng cấp đô thị quốc gia đã được triển khai nhằm hỗ trợ
các vùng còn khó khăn như Đồng bằng sông Cửu Long, miền núi phía Bắc, góp
phần giảm chênh lệch giàu nghèo; hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực

thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều có các hệ thống cấp nước sinh hoạt
như Dự án cấp nước thành phố Lai Châu; Dự án cấp nước Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên,... Các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng,... hiện đang triển khai thực hiện nhiều dự án ODA phát triển cơ
sở hạ tầng đô thị quan trọng, quy mô lớn như đường sắt nội đô, thoát nước và xử
lý nước thải, chất thải rắn,...Nguồn vốn ODA cũng đã hỗ trợ bảo vệ môi trường
và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai,
ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Các
17


chương trình, dự án quy mô lớn điển hình bao gồm: Chương trình hỗ trợ Việt
Nam ứng phó với biến đổi khí hậu; Dự án vệ tinh nhỏ quan sát tài nguyên thiên
nhiên, môi trường và thiên tai - VNREDSat- nhằm tăng cường phòng chống
thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu bằng công nghệ vệ tinh, nâng cao quản
lý tài nguyên thiên nhiên, môi trường bằng công nghệ vệ tinh, tiến tới tự sản xuất
vệ tinh nhỏ riêng của Việt Nam theo yêu cầu của “Chiến lược nghiên cứu và ứng
dụng công nghệ vệ tinh đến năm 2020” và đẩy mạnh phát triển khoa học và công
nghệ và thúc đẩy các ngành công nghiệp công nghệ cao liên quan tới công nghệ
vệ tinh.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói
giảm nghèo, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong thời kỳ 20 - 2015
đạt trên 2.632 triệu USD, bằng ,4 % tổng giá trị ODA và vốn vay ưu đãi ký kết
trong cùng kỳ. Tuy số vốn ký kết thấp hơn so với thời kỳ 2006 - 20 0 nhưng
nhìn chung việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA đã hỗ trợ phát triển hệ
thống thủy lợi lớn như Phan Rí - Phan Thiết, Phước Hòa,... góp phần điều hòa
nguồn nước, phục vụ tưới tiêu, phòng chống lũ lụt và sản xuất điện năng, cung
cấp nước sinh hoạt cho nhiều thành phố lớn, khu đô thị tập trung, các vùng nông
thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, nguồn vốn ODA huy động để
thực hiện các dự án trồng rừng, nâng cao sản lượng, tăng năng suất và chất lượng

sản phẩm của một số cây trồng, vật nuôi có thế mạnh ở các địa phương. Nhiều dự
án hỗ trợ kỹ thuật cũng được thực hiện để hỗ trợ nâng cao tính cạnh tranh nông
nghiệp, vệ sinh, an toàn thực phẩm, tăng cường công tác khuyến nông, đẩy mạnh
nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản.
Một phần quan trọng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, nhất là vốn ODA viện
trợ không hoàn lại đã được sử dụng để hỗ trợ xóa đói giảm nghèo bền vững
thông qua hỗ trợ thực hiện Chương trình 3 giai đoạn II, dự án phát triển cơ sở
hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh Tây
Nguyên, một số dự án tạo lập sinh kế cho người nghèo nông thôn và đồng bào
dân tộc thiểu số ở một số địa phương như dự án phát triển nông nghiệp miền Tây
Nghệ An,...
Trong lĩnh vực y tế - xã hội, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong
thời kỳ 20 - 20 đạt khoảng .2 2 triệu USD, bằng 4,6 % tổng giá trị ODA
và vốn vay ưu đã ký kết trong cùng kỳ. Các chương trình, dự án vốn vay ODA và
vốn vay ưu đãi trong lĩnh vực y tế được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và
kỹ thuật cho công tác khám và chữa bệnh (xây dựng bệnh viện và tăng cường
trang thiết bị y tế cho một số bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố, các bệnh viện
huyện và các trạm y tế xã), nâng cao chất lượng dịch vụ y tế thông qua việc cung
cấp trang thiết bị y tế cơ bản và các trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, xây dựng cơ
sở sản xuất kháng sinh, trung tâm truyền máu quốc gia...; tăng cường công tác kế
hoạch hóa gia đình, hỗ trợ triển khai các chương trình mục tiêu như các chương
trình phòng chống HIV AIDS và các bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét, sốt xuất
huyết, cúm A H N , H N ,…; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chính
sách và nâng cao năng lực quản lý ngành y tế.Ngành y tế sử dụng vốn ODA viện
trợ không hoàn lại với tỷ lệ khá cao, chiếm xấp xỉ 30% tổng vốn ODA và vốn
vay ưu đãi dành cho ngành này, để hỗ trợ y tế dự phòng và phát triển y tế chăm
sóc sức khỏe cộng đồng cho các vùng nghèo ở nông thôn, miền núi, vùng đồng
18



bào dân tộc thiểu số và hỗ trợ tăng cường năng lực xây dựng và thực hiện chính
sách, kế hoạch hóa và quản lý phát triển ngành. Trong bối cảnh nguồn vốn ODA
không hoàn lại giảm sẽ là một thách thức trong việc tìm kiếm nguồn vốn bổ sung
phù hợp để đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng ở các khu vực này và
tăng cường năng lực ngành y tế.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký
kết trong thời kỳ 20 - 20 đạt 30 triệu USD, bằng 3,3 % tổng giá trị ODA
và vốn vay ưu đãi ký kết trong cùng kỳ. Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã
hỗ trợ phát triển ngành giáo dục và đào tạo Việt Nam ở tất cả các cấp học từ giáo
dục mầm non cho tới giáo dục đại học. Nét nổi bật trong năm 20 - 2015 là
quyết định của Chính phủ sử dụng vốn vay, kể cả vốn vay ưu đãi để hỗ trợ xây
dựng một số trường đại học xuất sắc nhằm hướng tới trình độ giáo dục đại học
khu vực và quốc tế. Quyết sách này có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện
khâu đột phá trong Chiến lược phát triển của Việt Nam về phát triển nguồn nhân
lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Các dự án điển hình theo hướng này
như dự án xây dựng Trường Đại học Việt Đức, Dự án xây dựng Trường Đại học
Khoa học và Công nghệ Hà Nội...
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tăng cường năng lực thể chế, phát triển
nguồn nhân lực,... tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong thời kỳ 20 20 đạt trên 3.0 0 triệu USD, bằng 11,05% tổng giá trị ODA và vốn vay ưu
đãi ký kết trong cùng kỳ. Thông qua các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu
đãi, nhiều công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến đã được chuyển
giao, một đội ngũ đáng kể sinh viên, cán bộ các cơ quan của các bộ và địa
phương được đào tạo và nâng cao trình độ tại các trường đại học. Điển hình là
Dự án hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và tăng cường năng lực quản lý, Dự án hỗ
trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu, Dự án nâng cao năng lực cho
ngành công nghiệp và thương mại Việt Nam nhằm kiểm soát phát thải khí nhà
kính và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, Dự án đẩy mạnh
sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ, Dự án phát triển thành
phố công nghệ và khoa học Hòa Lạc đang thực hiện với nhiệm vụ nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp và đào tạo nhân lực

công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội,... Dự án đào tạo nhân lực ngành du lịch và khách
sạn tập trung nâng cao năng lực cho các trường đào tạo du lịch tại Hải Phòng, Hà
Nội, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu
và Cần Thơ do Lúc-xăm-bua tài trợ,...
 Đối với phát triển của các địa phương
Trong thời kỳ 20 - 20 nhiều chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội của Trung ương và địa phương đã được đầu tư bằng nguồn
vốn ODA và vốn vay ưu đãi trên các địa bàn trong phạm vi cả nước, góp phần
xóa đói, giảm nghèo, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất,
kinh doanh và cải thiện đời sống của nhân dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn,
miền núi và vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn. Thế mạnh và tiềm năng của
nhiều địa phương được tăng cường thông qua các dự án kết nối vùng với các
trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ

19


và Hải Phòng, các cửa khẩu quốc tế và các cảng biển, cảng hàng không trên cả
nước.
So với thời kỳ 2006 - 20 0, ODA và vốn vay ưu đãi bình quân đầu người
thời kỳ 20 - 20 đã có xu hướng tăng lên đáng kể, đặc biệt ở các vùng trước
đây gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi (Bảng
4) như Tây Nguyên (tăng 3, lần), Đông Nam Bộ (tăng 1, lần), Đồng bằng sông
Cửu Long (tăng 2,2 lần).
Bảng 2.5:Vốn ODA ký kết phân bổ theo vùng thời kỳ 20 - 2015

Vùng

Tỷ lệ

Tổng
ODA bình
ODA
ODA (Triệu quân đầu người
so với cả
USD)
(USD/người)
nước (%)

. Đồng bằng sông Hồng:
- Không bao gồm Hà Nội

2.091,5
8

155,43

7,53

- Bao gồm Hà Nội

4.557,5
7

223,61

16,40

2. Trung du và miền núi phía


723,92

63,06

2,61

3.312,2
2

171,49

11,92

416,04

76,99

1,50

1.058,9
5

140,18

3,81

- Bao gồm Thành phố Hồ Chí

3.312,7
8


216,60

11,92

6. Đồng bằng sông Cửu Long

2.238,5
4

128,56

8,06

7. Liên vùng (*)

12.915,
93

Bắc
3. Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung
4. Tây Nguyên
. Đông Nam Bộ:
- Không bao gồm Thành phố
Hồ Chí Minh
Minh

46,49


Ghi chú: (*) Các địa phương thụ hưởng gián tiếp hoặc thụ hưởng một phần
nhưng không cụ thể về vốn của từng địa phương.
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Quản lý và sử dụng vốn ODA có hiệu quả tạo dựng được lòng tin của
các nhà đầu tư quốc tế về khả năng phát triển của kinh tế Việt Nam. Ngược
lại, nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định sẽ làm tăng thêm lòng tin của
các nhà tài trợ khi cho vay.
Cộng đồng quốc tế đã có nhiều đánh giá khá tích cực về công tác quản lý và
sử dụng vốn ODA của Chính phủ Việt Nam. Triển vọng vay ODA của Việt Nam
20


trong thời gian tới là khá thuận lợi. Lượng vốn cam kết tính đến nay đã đạt
khoảng 72 tỷ USD, số vốn ký kết đạt trên 45 tỷ USD, số vốn giải ngân đạt
khoảng gần 29 tỷ USD.
Biểu đồ 2.3:LƯỢNG VỐN ODA GIẢI NGÂN TỪ NĂM
3 ĐẾN 2016
(Đơn vị:Triệu USD)
4500
4215.62
4085.6
4113.31

4000

3738.59

3619.28

3500

3157.36
2948.09

3000
2549.02
2510.44

2500
2000
1682.99
1500
1000
904.3
500

1429.86
1178.54
937.21 999.46
834.8

1910.9
1837.33
1852.32
1767.59

1431.86
1276.12

252.61


0

(Nguồn: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD))
Lượng vốn cam kết, ký kết, giải ngân vẫn tăng và đạt được quy mô khá
ngay cả trong những năm Việt Nam bị tác động của cuộc khủng hoảng khu vực
(1997-1998) hay suy thoái kinh tế thế giới (năm 200 đạt đỉnh điểm về lượng
vốn cam kết, ký kết và giải ngân, năm 20 0 trong điều kiện kinh tế thế giới hồi
phục còn khó khăn, nhưng lượng vốn cam kết vẫn đạt 3918.79 triệu
USD,…)
Nếu tính bằng VND theo tỷ giá VND/USD bình quân từng năm, thì tỷ lệ
lượng vốn ODA giải ngân (tính trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội) đạt khoảng
9,5% - một tỷ lệ đáng kể xét cả về hai mặt: một mặt là đóng góp cho tăng trưởng
kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; mặt khác là góp phần
cải thiện cán cân thanh toán, giảm sức ép tăng tỷ giá VND/USD.
ODA đã thể hiện sự ủng hộ chính trị, lòng tin “trông giỏ bỏ thóc” của các
nhà tài trợ đối với Việt Nam. Lòng tin này xuất phát từ sự ổn định về chính trị
của Việt Nam, vào những tín hiệu khả quan về kinh tế của Việt Nam. Tín hiệu
khả quan của kinh tế Việt Nam được thể hiện trên nhiều mặt. trong đó, Việt Nam

21

2894.79


vẫn tăng trưởng ngay cả trong những năm bị khủng hoảng hoặc bị tác động của
cuộc khủng hoảng trong khu vực hay trên thế giới.
Theo danh mục tổng hợp, từ năm 1993 đến ngày 31/12/2017, cả nước có
khoảng 2.591 chương trình, dự án vay vốn ODA, vay vốn ưu đãi. Trong đó, các
bộ, ngành có khoảng 1.279 dự án, chương trình; các địa phương có khoảng 1197
dự án, còn lại là của các ngân hàng, Đài truyền hình Việt Nam…

Bộ Giao thông Vận tải dẫn đầu với khoảng 288 dự án với các dự án tiêu
biểu như: Năm 2017 vay vốn ưu đãi từ Trung Quốc 250 triệu USD bổ sung cho
dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Trước đó, năm 2008, đã ký kết vay
Trung Quốc 175 triệu USD nguồn vốn ODA để làm đường sắt này. Ký kết vay
ADB 1,1 tỷ USD vốn ODA xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Năm
2013, vay Nhật Bản 168 triệu USD bằng nguồn vốn ODA để làm cầu Nhật
Tân…
Tại Bộ Công Thương có 152 dự án, chương trình vay vốn ODA, các dự án
tiêu biểu như: Nhà máy phân đạm Hà Bắc vay Trung Quốc 32,28 triệu USD,
trong đó 21,52 triệu USD là vốn ODA, 10,76 triệu là viện trợ; Vay Trung Quốc
22,9 triệu USD vốn để cải tạo Công ty Gang thép Thái Nguyên, trong đó, 15,31
triệu USD là vốn ODA và 7,66 triệu USA là vốn viện trợ…
Các bộ còn lại như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 272 dự án
và chương trình, Bộ Y tế có 132 dự án và chương trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
có 51 dự án, chương trình…
Từ đó cho thấy việc tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đóng vai trò
rất quan trọng.Một mặt nó giúp chúng ta tích lũy vốn cho sự nghiệp phát triển
kinh tế, mặt khác, tạo điều kiện giúp nước ta rút ngắn khoảng cách về kinh tế với
các nước khác trên Thế giới. Trong cơ cấu đầu tư, thu hút quốc tế, ODA là nguồn
vốn quan trọng vì những ưu thế không thể phủ nhận của nó. Nhưng đi kèm với
những điều kiện có lợi, ODA cũng là nguồn vốn mang nhiều rủi ro, thậm chí tổn
thất nếu nước nhận không biết sử dụng hiệu quả. Vì vậy, thu hút vốn ODA luôn
phải gắn liền với việc sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn này nhưng hiện nay việc
coi ODA như một khoản viện trợ chứ không phải là một khoản vay ở một số địa
phương và việc sử dụng vốn hiệu quả hay sự ràng buộc trách nhiệm, trả nợ chỉ
thuộc về trung ương chứ không phải chính quyền địa phương.Đồng thời ODA
dành cho cơ sở hạ tầng là rất lớn khủng nên khả năng hoàn vốn lại là rất chậm
thậm chí là không thể. Nhất là các dự án hạ tầng dành cho các công trình mang
lợi ích chiến lược xuyên quốc gia không thể mở các trạm thu hoàn vốn lại được.
Bên cạnh hậu quả to lớn mà ODA mang lại chúng ta còn phải đối mặt với

rủ ro là nợ công. Trong khi ODA ở Việt Nam hiện nay cũng nổi tiếng với việc

22


chậm tiến độ.

Hình 1:Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ gần 2 năm nay

Hình 2:Dự án tuyến buýt nhanh BAT trên trục đường Lê Văn Lương - Láng Hạ Giảng Võ hiện nay đã xong khu vực nhà chờ nhưng công trình này vẫn còn
ngỗng ngang gây ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị.

23


Hình 3:Dự án thoát nước L2A được vay vốn ở Cơ quan phát triển quốc tế Nhật
Bản Jica vẫn bị đình trệ gây ảnh hưởng to lớn đến đời sống nhân dân.
Ngoài ra các dự án giáo dục kỹ thuật xoá đói giảm nghèo vay vốn ODA
cũng là những dự án mang ý nghĩa xã hội khả năng thu hồi vốn rất khó thêm vào
đó việc vay ODA chi phí triển khai và chi phí thuê chuyên gia luôn cao đây được
lý giải như bẫy chi phí trong ODA. Các nước cung cấp ODA can thiệp sâu vào:
họ quy hoạch, họ thiết kế thi công, họ cung cấp vật tư nguyên liệu máy móc trang
thiết bị, họ cung cấp cả chuyên gia nên vì vậy 80% họ dùng nguồn lực của nước
họ, còn Việc Nam thường chỉ sử dụng còn được 20%do vậy thì ta khó kiểm soát.
Không những thế chúng ta phải tiếp nhận điều kiện ODA khá ngạch nghèo như
là chấp nhận phải nhập khẩu các nguồn không chịu vốn, thiết bị máy móc kể cả
nhân lực công nghệ của họ mà không đấu giá đấu thầu do đó tạo ra một sự vượt
trội về chi phí. Chưa kể đến một số dự án ODA chịu sự đổi giá do phụ thuộc vào
các nhà tổng thầu.
▬► Vốn ODA không phải là bữa trưa miễn phí việc phụ thuộc quá nhiều vào

ODA cụng có mặt trái đối với Việt Nam chính vì vậy trong bối cảnh đó việc cắt
giảm việc sử dụng và huy động vốn ODA cần phải được cải thiện.

3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT
VÀ SỬ DỤNGNGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN TỚI:
3.1.Mục tiêu và nhu cầu thu hút nguồn vốn ODA:
3.1.1.Quan điểm thu hút nguồn vốn ODA:
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước nguồn vốn ODA, cơ quan chủ quản,
chủ dự án và các nhà tài trợ cần tổ chức thường xuyên các cuộc họp kiểm điểm
tình hình thực hiện, xác định và kịp thời xử lý các vướng mắc nảy sinh; thúc đẩy
24


tiến độ thực hiện và nâng cao tỷ lệ giải ngân các chương trình, dự án ODA. Đặc
biệt, để nâng cao hiệu quả trong việc thu hút nguồn vốn ODA và vốn đầu tư nước
ngoài, Việt Nam cần phải giải quyết tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất, chuẩn bị đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đối ứng cho các chương
trình và dự án ODA để các dự án này đạt tỷ lệ giải ngân cao và nhanh nhất.
Thứ hai, đồng nghĩa với việc Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung
bình thấp, nguồn vốn vay ODA không hoàn lại và nguồn vốn vay có ưu đãi thấp
cho Việt Nam sẽ giảm. Tình hình này đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường năng lực
và cải tiến mạnh mẽ trong thực hiện dự án ODA, sử dụng tập trung hơn để đầu tư
xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội quy mô lớn và tạo ra tác động lan tỏa đối với sự
phát triển chung của cả nước.
Thứ ba, hoàn thiện các văn bản pháp lý, đổi mới trong quy trình và thủ tục
quản lý dự án ODA trên cơ sở kết hợp tham khảo những quy chuẩn của các nhà
tài trợ, nhất là đối với các thủ tục: Đấu thầu mua sắm; đền bù, di dân và tái định
cư; quản lý tài chính của các chương trình, dự án…
Thứ tư, cần có những chính sách và thể chế phù hợp để tạo môi trường cho

các mô hình viện trợ mới. Trong đó, khuyến khích sự tham gia của tư nhân và
các tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, cần hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ tiếp
cận mô hình viện trợ mới, để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm bớt các thủ tục và
góp phần cải thiện các hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế.
Thứ năm, cần xác định các ưu tiên đầu tư khi sử dụng vốn ODA và nâng
cao công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án; đồng thời, nâng cao năng lực
và nhận thức cho đội ngũ tham gia quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA. Bản chất
ODA vẫn là khoản vay và có nghĩa vụ phải trả nợ, cho nên cần loại bỏ tư tưởng
“xin” ODA trong một bộ phận cán bộ ở các cấp, đã dẫn đến chưa quan tâm đầy
đủ đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.
Thứ sáu, cần nghiên cứu kế hoạch và chiến lược giảm dần nguồn vốn ODA,
đặc biệt là vốn ODA có điều kiện, đồng thời, tăng cường thu hút các nguồn vốn
đầu tư nước ngoài khác như FDI. Với cách làm này, Việt Nam không chỉ duy trì
được sự gia tăng của tổng vốn đầu tư mà còn cải thiện được hiệu quả của tất cả
các nguồn vốn, bao gồm cả vốn ODA.
Và gần đây các ý kiến phát biểu tại cuộc làm việc đều nhất trí cho rằng,
những chương trình, dự án ODA và vay ưu đãi nước ngoài phải bảo đảm nguyên
tắc chỉ vay cho đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên. Quan điểm
này cần được quán triệt từ khâu đề xuất chủ trương, đàm phán, ký kết cũng như
thực hiện. Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn về việc phân định giữa chi thường
xuyên và chi cho đầu tư phát triển trong các dự án ODA còn chưa rõ ràng.
Chi cho đầu tư phát triển thường được nói tới là chi cho xây dựng cơ sở hạ
tầng, hay còn gọi là “phần cứng” thì “phần mềm” như các dự án tăng cường năng
lực, các dự án hỗ trợ kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, rất cần thiết,
chi cho con người, cũng cần được xem là chi đầu tư phát triển.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của ODA đối với phát
triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua, nhất là đối với phát triển cơ sở
hạ tầng, tăng cường năng lực bộ máy. “Khi chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao
cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì năng lực xây dựng
thể chế, năng lực bộ máy rất quan trọng”, Thủ tướng nhất trí rằng, không chỉ hạ

25


tầng cứng mà cả hạ tầng mềm cũng quan trọng. Thời gian qua, công tác quản lý
ODA có nhiều tiến bộ, chặt chẽ hơn, tuy nhiên, còn tồn tại bất cập, hạn chế.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu trong giai đoạn tới phải thắt chặt quản lý, nâng
cao hiệu quả sử dụng các khoản vay ODA, kể cả các dự án hỗ trợ kỹ thuật. Phải
chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn để dòng vốn này đi vào phục vụ phát triển tốt hơn. Rà
soát, cắt giảm các khoản chi không cần thiết trong các dự án ODA như mua ô tô.
Thủ tướng nhất trí với các ý kiến rằng phải có tiêu chí rõ ràng hơn đâu là
chi đầu tư phát triển, đâu là chi thường xuyên trong các dự án ODA. Phải làm rõ
các khái niệm này, không để nhầm lẫn, dẫn đến khó khăn trong quản lý. Thủ
tướng giao Bộ Tài chính làm rõ khái niệm này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các chương trình, dự án ODA và các hiệp định đã ký từ năm 20
về trước cần thực hiện theo Nghị quyết 4 của Quốc hội. Các cơ quan chủ quản
chủ động rà soát, cắt giảm tối đa các khoản chi không hiệu quả, không phù hợp,
chưa cần thiết để làm sao bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và trên cơ sở thống nhất
với các nhà tài trợ; gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các khoản vay ODA mới chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, không dùng
cho chi thường xuyên.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ về vốn ODA trong giai đoạn tới, lấy ý kiến của các bộ, ngành, trình Thủ
tướng Chính phủ.
3.1.2.Dự kiến phân bổ nguồn vốn ODA cho các ngành:
Giá trị thực hiện nguồn vốn ODA trong thời kỳ 20 6-2020 sẽ là tổng hợp
của hai nguồn vốn:
• Nguồn chuyển tiếp từ thời kỳ 20 - 20 đối với các chương trình, dự án
chưa hoàn thành.
• Nguồn mới đối với các chương trình, dự án sẽ được thực hiện trong thời
kỳ 20 6 – 2020.

Những lĩnh vực ưu tiên thu hút, quản lý và sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi
thời kỳ 20 6-2020 là hỗ trợ thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ
tầng đồng bộ và hiện đại; hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội và tăng cường năng lực quản lý nhà nước; lĩnh vực giao thông
vận tải, phát triển đô thị, nông nghiệp và phát triển nông thôn, môi trường, giáo
dục và đào tạo, y tế, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ; hỗ trợ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và
thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh; hỗ trợ theo địa bàn lãnh thổ; sử dụng làm
nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo hình thức đối
tác công-tư (PPP).
Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2020 hỗ trợ 4 địa phương khó khăn về
ngân sách có thêm nguồn lực tăng cường giải ngân phần vốn nước ngoài (khoảng
4.000 tỷ đồng) của các nhà tài trợ quốc tế.
Tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa giải ngân của các chương trình,
dự án đã ký kết chuyển tiếp từ thời kỳ 20 - 20 sang thời kỳ 2016 - 2020 còn
khá lớn, khoảng gần 22 tỷ USD, trong đó phần lớn là những dự án đầu tư của
Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển với các khoản vay ODA ưu đãi.

26


×