Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993-1999

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.97 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1993 -
1999
1-Đánh giá chung về tình hình giải ngân ODA
1.1-Tình hình cam kết
Có thể nói các biện pháp cải cách kinh tế của Việt Nam trong hơn 10 năm qua
đã giúp cho mức cam kết viện trợ tăng lên đáng kể. Nhìn chung, chúng ta đã tạo
được lòng tin và xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà tài trợ.
Tính đến hết năm 1999, qua 7 hội nghị nhóm tư vấn của các nhà tài trợ (CG)
dành cho Việt Nam, tổng số vốn ODA mà các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt
Nam là 15,14 tỷ USD, cụ thể là:
Bảng 1: Khối lượng vốn ODA cam kết giai đoạn 1993-1999
Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng số
Cam kết ODA
(tỷ USD)
1,81 1,94 2,26 2,43 2,40 2,20* 2,10** 15,14
Tốc độ tăng
(%)
--- 7,19 16,67 7,35 -1,27 -8,33 -4,54
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Dấu * , ** trong số liệu cam kết của hai năm 1998 và 1999 có nghĩa là:
(*) Chưa kể 0,5 tỷ USD hỗ trợ cải cách kinh tế.
(**) Chưa kể 0,7 tỷ USD hỗ trợ cải cách kinh tế.
Số vốn ODA mà các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam nói trên được
sử dụng trong một số năm để thực hiện các chương trình và dự án. Qua bảng số
liệu có thể thấy được là nguồn vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam liên tục tăng
lên từ năm 1993 đến năm 1996, năm 1993 mới chỉ là 1,81 tỷ USD nhưng đến năm
1996 đã là 2,43 tỷ USD. Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta tăng trưởng cao và
liên tục, đồng thời kinh tế thế giới không có những biến động lớn. Tuy nhiên, năm
1997, số ODA cam kết chững lại và giảm dần. Nguyên nhân của sự sút giảm trên
là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực Đông
Nam Á, tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam và các nhà tài trợ. Lượng vốn


ODA tuy có giảm, nhưng thể hiện một sự cố gắng, quan tâm rất lớn của các nhà tài
trợ đối với nước ta trong bối cảnh kinh tế của họ cũng gặp không ít khó khăn.
1.2- Tình hình ký kết các Hiệp định
Muốn sử dụng được nguồn vốn ODA đã cam kết, Việt Nam và các nhà tài trợ
phải ký các Hiệp định (Nghị định thư, Bản ghi nhớ (MOR), văn kiện dự án...) để
thực hiện các chương trình, dự án được hai bên thỏa thuận.
Tính đến hết năm 1999, cam kết ODA được hợp thức hoá thành các Hiệp định
có giá trị 10.894 triệu USD, bằng 72% tổng nguồn ODA được cam kết trong thời
kỳ 1993 - 1999.
Trong tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết, ba nhà tài trợ chủ yếu là Nhật Bản,
Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) có giá trị các
Hiệp định đã ký kết là 8.373 triệu USD, chiếm 76,8% tổng giá trị các Hiệp định đã
ký kết, trong đó:
-Nhật Bản: 4.399 triệu USD, chiếm 40,3% tổng giá trị các hiệp định đã ký
kết.
-WB: 2.366 triệu USD, chiếm 21,7% tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết.
-ADB: 1.608 triệu USD, chiếm 14,7% tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết.
Như vậy, đây là ba nhà tài trợ giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với nguồn
vốn ODA vào Việt Nam, đặc biệt Nhật Bản đã đóng góp tới 40,3% tổng giá trị các
Hiệp định đã ký kết. Do đó, cần phải khai thác triệt để sự hỗ trợ của các nhà tài trợ
này, đẩy nhanh tiến độ giải ngân làm cho đồng vốn được sử dụng có hiệu quả hơn.
Về cơ cấu nguồn vốn theo hình thức cung cấp, (ODA vốn vay và ODA không
hoàn lại) của các Hiệp định đã ký kết, ODA vốn vay có giá trị 9.167,7 triệu USD,
chiếm 84,1% tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết. vốn ODA viện trợ có hoàn lại là
1.726,8 triệu USD chiếm 15,9% giá trị các Hiệp định đã ký.
Trong số các nhà tài trợ, hiện chỉ có một vài nhà tài trợ cung cấp thuần túy
viện trợ không hoàn lại như Úc (bình quân hàng năm khoảng 50 triệu đôla Úc),
Canađa (bình quân hàng năm khoảng 20 triệu đô la Canađa)... Đại bộ phận các nhà
tài trợ cung cấp cả ODA vốn vay và ODA không hoàn lại.
Riêng ODA vốn vay cũng có nhiều hình thức khác nhau. Có nhà tài trợ chỉ

cung cấp một hình thức vốn vay ưu đãi, thí dụ Nhật Bản. Có nhà tài trợ cung cấp
vốn vay hỗn hợp, một phần vốn vay ưu đãi kết hợp với một phần vốn vay thương
mại từ các ngân hàng, thí dụ như Tây Ban Nha.
Việc cung cấp ODA thường được thực hiện dưới hai hình thức: có điều kiện
ràng buộc (do các công ty nước ngoài thực hiện thông qua đấu thầu hoặc chỉ định
thầu); không có điều kiện ràng buộc (đấu thầu quốc tế rộng rãi hoặc hạn chế).
Bảng 2: Tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết phân theo ngành
giai đoạn 1993-1999
Ngành Tỷ lệ (%)
Tổng số
Trong đó:
1. Năng lượng điện
2. Giao thông vận tải
3. Tín dụng và điều chỉnh cơ cấu
4. Nông, lâm, thủy sản bao gồm cả thủy lợi
100
25
19
16
13
11
7
9
5. Y tế, xã hội, giáo dục- đào tạo
6. cấp thoát nước
7. Các ngành khác
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

1.3 Khái quát về tình hình giải ngân
Trong thời kỳ từ năm 1993 đến hết năm 1999, tổng số vốn ODA đã được giải

ngân là 6,367 tỷ USD bằng 58 % tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết và chiếm
41,6% tổng số vốn ODA được cam kết. Con số này cho thấy, hiện nay vẫn còn một
khối lượng lớn vốn ODA chưa được đưa vào thực hiện, đây là sự lãng phí lớn
trong khi nền kinh tế Việt Nam đang rất cần vốn cho sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước. Một tỷ lệ giải ngân thấp sẽ làm cho tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn
vốn này bị hạn chế và làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ đối với nước ta.
Bảng 3: Giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-1999
Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Mức cam kết
(tỷ USD)
1,81 1,94 2,26 2,43 2,40 2,20 2,1
Mức giải ngân
(tỷ USD)
0,413 0,725 0,737 0,726 0,791 1,04 1,866
Tỷ trọng giải ngân
so với cam kết (%)
22,8 37,3 32,5 29,9 32,5 47,3 87
Tốc độ tăng mức
giải ngân (%)
__ 75,5 1,65 -1,49 8,95 31,4 79,4
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Nhìn chung, về lượng tuyệt đối thì giá trị giải ngân tăng đều qua các năm.
Năm đầu tiên chúng ta tiếp nhận ODA, lượng giải ngân mới chỉ là 0,413 tỷ USD,
nhưng đến năm 1999, giải ngân đã đạt mức 1,866 tỷ USD. Điều đó chứng tỏ cố
gắng của Việt Nam về mọi mặt, từ tiếp cận, phối hợp với các nhà tài trợ đến khắc
phục, giải quyết những tồn tại để tranh thủ tối đa nguồn ngoại lực quan trọng này.
Năm 2000, thực hiện thêm khoảng 1,69 tỷ USD và như vậy, thời kỳ 1996-2000,
tổng vốn ODA thực hiện được là 6,2 tỷ USD, tương đương với 78% chỉ tiêu kế
hoạch.
Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng giải ngân so với ODA mà các nhà tài trợ cam

kết dành cho Việt Nam còn thấp, tính chung cho cả thời kỳ 1993-1999 thì con số
này chỉ là 41%, thấp hơn so với mức bình quân trong khu vực. Sự chênh lệch lớn
về giải ngân ODA so với cam kết cho thấy tình trạng chúng ta đã chú trọng nhiều
đến vận động ODA mà không quan tâm thích đáng đến quá trình thực hiện, sử
dụng nguồn vốn này.
Tình hình giải ngân không đồng đều giữa các nhà tài trợ và tuỳ thuộc vào loại
hình dự án là đặc điểm nổi bật nhất của tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA thời gian qua. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường đạt hoặc vượt mức kế hoạch
giải ngân hàng năm, thí dụ các dự án hỗ trợ kỹ thuật do Úc, Đan Mạch, Na Uy,...
tài trợ. Tuy nhiên, các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường có chi phí chuyên gia rất cao
(tới 60-70% giá trị dự án), hơn nữa chi phí này thường ở ngoài Việt Nam.
Các dự án xây dựng cơ bản tập trung và giải ngân nhanh của WB và ADB có
mức giải ngân tương đối khá. Thí dụ, tính đến năm tài chính 1999, mức giải ngân
đối với các dự án của WB đạt 24,7% trên tổng giá trị các Hiệp định đã ký kết (mức
trung bình của khu vực là 21%). Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng các dự án xây dựng
cơ bản tập trung của WB thì chỉ đạt mức 19%. Đối với các dự án của ADB, mức
giải ngân cho cả giai đoạn 1993- 1999 đạt 15,3%, được đánh giá gần sát với mức
bình quân của ADB nhưng thấp hơn một số nước khác trong khu vực.
Các dự án sử dụng nguồn vốn JBIC (Nhật Bản) đạt mức giải ngân thấp,
khoảng 10,7 % trên tổng giá trị các Hiệp định đã ký cho cả giai đoạn 1993-1999
(mức trung bình là 11,9%). Tuy nhiên, nếu so sánh mức giải ngân qua các năm thì
thấy đã có những tiến bộ trong việc giải ngân nguồn vốn này, ví dụ năm 1996 chỉ
đạt 2% , năm 1997 đã đạt 6,4%.
Mặt khác, xét theo ngành đối với riêng các dự án của ba nhà tài trợ lớn (WB,
ADB và Nhật Bản) thì các dự án thuộc ngành công nghiệp và năng lượng có mức
giải ngân khá hơn cả, đạt 17% tổng giá trị ký kết và các dự án cấp nước đô thị kém
hơn cả, chỉ đạt 5,8% giá trị ký kết. Các dự án giao thông, bưu điện đạt 13,6% giá
trị ký kết. Đây là những con số cho thấy mức giải ngân của các ngành còn rất thấp
cần sớm được khắc phục.
So với các dự án của ba nhà tài trợ lớn (WB, ADB, Nhật Bản) thì quy mô dự

án của các nhà tài trợ song phương thường nhỏ hơn và đa phần là các dự án hỗ trợ
kỹ thuật (TA), không có xây dựng cơ bản tập trung có tốc độ giải ngân nhanh hơn
(ví dụ các dự án của các nhà tài trợ song phương như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Thụy
Điển,...).
Trong tình hình thế giới gặp nhiều khó khăn, một số nhà tài trợ tập trung
nguồn lực để đối phó với những khó khăn trong nước nên đã cắt giảm nguồn ODA
cho những nước đang phát triển. Cuộc khủng hoảng tiền tệ tại các nước Đông Nam
Á lan sang một số nước châu Á khác vốn là các nền kinh tế mạnh của châu lục
cũng đã có tác động nhất định đến tình hình cung cấp viện trợ cho Việt Nam. Khối
lượng vốn ODA giải ngân đều được quy ra đồng đô la Mĩ nên trong bối cảnh các
đồng ngoại tệ mạnh giảm giá so với đồng đô la Mĩ thì mức giải ngân trong những
năm gần đây là có tích cực. Mặc dù vậy cũng không thể phủ nhận được tốc độ giải
ngân trong những năm qua còn nhiều hạn chế, không có sự chuyển biến đáng kể,
đây chính là những yếu kém mang tính hệ thống trong quá trình thực hiện vốn
ODA của Việt Nam.
1.4-Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn
1993-1999 theo các tiêu thức khác nhau
1.4.1-Giải ngân ODA theo ngành
Từ năm 1993, cơ sở hạ tầng ngày càng trở thành lĩnh vực nhận được nhiều
ODA nhất. Chiều hướng này diễn ra đồng thời với sự gia tăng danh mục đầu tư của
ba nhà tài trợ lớn nhất, đó là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới và ADB cũng như sự gia
tăng các dự án sử dụng vốn vay ODA. Trong những năm qua , nguồn vốn ODA dành
cho phát triển con người tăng dần về giá trị tuyệt đối, nhưng hiện nay tỷ trọng đầu tư
cho lĩnh vực này trong tổng vốn ODA bị giảm dần. Để phục vụ cho những ưu tiên của
Việt Nam, các nhà tài trợ cũng đã cam kết đầu tư cho phát triển nông thôn và xoá đói
giảm nghèo. Từ năm 1997, các khoản vay giải ngân nhanh chủ yếu chỉ để cho vay lại
phục vụ các quỹ tín dụng nông thôn, trong khi mức giải ngân nhanh hỗ trợ cán cân
thanh toán và điều chỉnh cơ cấu là không đáng kể do không có các chương trình tín
dụng điều chỉnh cơ cấu của Ngân hàng thế giới và Qũy tiền tệ quốc tế.
*)Giải ngân ODA cho cơ sở hạ tầng:

Trong những năm qua, ngành năng lượng đã có mức giải ngân lớn nhất, do
xuất phát từ tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nó. Các dự án ODA tập trung chủ yếu
vào xây dựng nhà máy phát điện. Hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực quản
lý hệ thống cấp điện cũng đi kèm với các dự án đầu tư này. Hầu như toàn bộ mức
tăng giải ngân trong năm 1997 và 1998 xuất phát từ việc thực hiện ba dự án lớn do
JBIC hỗ trợ nhằm xây dựng và mở rộng ba nhà máy phát điện. Tuy nhiên, vẫn còn
40% dân số chưa có điện. Có thể nhanh chóng giải quyết nhu cầu điện ở nông thôn
thông qua các phương án mở rộng mạng lưới điện, ví dụ như áp dụng các hệ thống
phân cấp quản lý các hệ thống cấp điện hay sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh.
Biểu 1: Giải ngân ODA cho cơ sở hạ tầng
Triệu USD
700
600
500
400
300
200
100
0
1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Năng lượng Đường giao thông Nước sạch, vệ sinh
Phát triển đô thị (Nguồn: Điều tra của UNDP)
Trong hai năm qua mức giải ngân cho ngành giao thông vận tải đã tăng lên
gấp đôi từ 110 triệu USD trong năm 1996 lên 212 triệu USD trong năm 1998. Các
chương trình tập trung vào một số ít các nhà tài trợ (JBIC Ngân hàng thế giới và
ADB). Đáng chú ý là 10 dự án đường giao thông lớn nhất chiếm khoảng 90% tổng
vốn viện trợ dành cho mục đích này từ năm 1993, trong khi đó hệ thống đường
giao thông nông thôn rất kém phát triển, làm khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm
và giảm khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Các chương trình khôi phục hệ thống cấp nước và phát triển đô thị: Năm

1998, mức giải ngân cho các chương trình này đạt 45 triệu USD. Con số này đã
được duy trì khá ổn định từ năm 1994 đến nay. Hệ thống nước sạch và vệ sinh môi
trường có ý nghĩa hết sức quan trọng việc nâng cao sức khỏe cho người dân, đặc
biệt ở các vùng nông thôn. Trong những thập kỷ qua, chính phủ đã phát động các
chương trình hằm cải thiện hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên
số liệu điều tra chính thức cho thấy chưa đến một nửa số dân được cung cấp nược
sạch và có điệu kiện vệ sinh thực sự.
*)Giải ngân ODA cho phát triển nông thôn:
Các chương trình ODA ngày càng tập trung nhiều hơn cho công tác phát triển
nông thôn, phù hợp với việc Chính phủ khẳng định dành ưu tiên cho lĩnh vực này
từ năm 1997.
Biểu đồ 2: Giải ngân ODA cho phát triển nông thôn
Triệu USD
250
200
150
100
50
0
1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Chương trình thông thường Chương trình giải ngân nhanh
(Nguồn: Điều tra của UNDP)
Năm 1993, mức giải ngân ODA mới chỉ là 73 triệu USD, chiếm tỷ lệ 17,6%
trong tổng số ODA đã giải ngân của năm. Năm 1999, giải ngân ODA cho phát
triển nông thôn đã là 240 triệu USD, chiếm 17,7%. Như vậy, lượng tuyệt đối có
tăng lên, nhưng về tỷ trọng giải ngân ODA cho phát triển nông thôn trên tổng số
thì vẫn không có thay đổi nhiều.
Vài năm gần đây, các chương trình giải ngân nhanh ngày càng chiếm tỷ lệ lớn
trong tổng số ODA giải ngân cho phát triển nông thôn. Các chương trình này đã
góp phần làm cho mức giải ngân ODA cho lĩnh vực này tăng nhanh. Các khoản

ODA dùng để cho vay lại phục vụ tín dụng nông thôn cũng như đầu tư vào các
công trình hạ tầng cơ sở nông thôn đều tăng. Dự kiến mức đầu tư ODA cho phát
triển nông thôn sẽ tiếp tục tăng thông qua một số chương trình hỗ trợ (Chương
trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình hỗ trợ 1.715 xã nghèo và Chương trình 5
triệu ha rừng).
*)Giải ngân ODA cho phát triển con người:
Trong khuôn khổ "sáng kiến 20/20" được công bố năm1995 tại Hội nghị
Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển xã hội ở Copenhagen, cả Chính phủ và cộng
đồng tài trợ đều cam kết dành 20% ngân sách của mỗi bên cho các dịch vụ xã hội
cơ bản (DVXHCB). Theo định nghĩa của Hội nghị Copenhagen, DVXHCB bao
gồm giáo dục tiểu học và mẫu giáo, xoá mù chữ cho người lớn, chăm sóc sức khoẻ
ban đầu, các chương trình tiêm chủng, kế hoạch hoá gia đình, bệnh viện cấp huyện
và xã, cứu trợ thiên tai, nước sạch và vệ sinh nông thôn.
Biểu đồ 3: Giải ngân ODA cho phát triển con người
Triệu USD
250
200
150
100
50
0
1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Giáo dục Ytế Phát triển xã hội
(Nguồn: Điều tra của UNDP)
Qua biểu đồ cho thấy, nguồn vốn ODA đã giải ngân dành cho phát triển con
người có sự tăng dần kể từ năm 1993 đến 1999. Năm 1993 mới chỉ là 68 triệu
USD, nhưng đến năm 1999 đã giải ngân được 210 triệu USD.
-Giải ngân ODA cho giáo dục có bước tăng trưởng khá. Thông qua các
chương trình hợp tác giữa các trường đại học và cơ sở giáo dục trong và ngoài
nước cũng như các chương trình đào tạo và học bổng. Một khoản 30 triệu USD

được chi cho các chương trình giáo dục tiểu học. Tỷ lệ nhập học ở các cấp tiểu học
trên toàn quốc rất cao. Tuy nhiên, việc đảm bảo khả năng tiếp cận bình đẳng (về
giới, dân tộc và vùng lãnh thổ) cũng như chất lượng giáo dục là những thách thức
cần giải quyết.
-Mức giải ngân cho ngành y tế cũng tăng đáng kể. Chiều hướng tăng mức
giải ngân cho lĩnh vực này là rất đáng hoan nghênh vì tình trạng sức khỏe sinh sản
ở Việt Nam hiện nay là rất đáng lo ngại. Hiện nay, các dịch vụ kế hoạch hoá gia
đình đang được triển khai với phạm vi và mức độ sử dụng cao, song tỷ lệ nạo phá
thai và tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh chứng tỏ khả năng sử dụng các biện pháp
tránh thai vẫn còn hạn chế và khả năng chăm sóc sức khoẻ bà mẹ còn yếu kém.
Về phía các nhà tài trợ, mức viện trợ cho các lĩnh vực xã hội nói chung vẫn
tăng thường xuyên. Tuy nhiên mức chi tiêu cho các DVXHCB vẫn tăng chậm so
với yêu cầu. Khoảng 50% nguồn vốn ODA dành cho các DVXHCB được chi cho
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao gồm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, chăm
sóc bà mẹ và trẻ em, sức khỏe sinh sản. Giáo dục tiểu học chiếm 30% nguồn vốn
ODA dành cho các DVXHCB thông qua một số chương trình khôi phục trường
học và nâng cấp trang thiết bị, cũng như nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận
với giáo dục cho tất cả trẻ em.
1.4.2-Giải ngân ODA theo loại hình viện trợ
Nguồn vốn ODA cung cấp cho Việt Nam trong những năm qua luôn tồn tại
dưới hai hình thức là viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi. Kể từ năm 1993
đến 1999, tỷ lệ giữa hai loại hình viện trợ này đã có những thay đổi, thể hiện qua
biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 4: Giải ngân ODA theo loại hình viện trợ
Triệu USD
1400
1200
1000
800

600
400
200
0
1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Viện trợ không hoàn lại Cho vay
(Nguồn: Điều tra của UNDP)
Xu hướng giải ngân nguồn vốn ODA theo các điều kiện tài chính trong
những năm qua là tăng ODA cho vay và giảm ODA viện trợ không hoàn lại. Năm
1993, các nhà tài trợ cung cấp cho Việt Nam chủ yếu dưới dạng viện trợ không
hoàn lại, ODA cho vay chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhưng năm 1999, tỷ lệ giữa ODA vốn vay
và ODA viện trợ không hoàn lại đã rất lớn. Vì vậy, nếu không sử dụng có hiệu quả

×