Tải bản đầy đủ (.ppt) (45 trang)

Tuyển dụng nhân lực và tạo động lực làm việc , hình thức phỏng vấn 2 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.66 KB, 45 trang )

CÂU 1 CHƯƠNG 4
Nội dung các hình thức trắc nghiệm được sử dụng trong
tuyển chọn nhân viên ?
Trong trắc nghiệm nhân sự có nhiều loại trắc nghiệm và có nhiều
cách phân loại khác nhau. Người ta có thể phân loại theo nhóm hay cá
nhân, dựa vào cơ cấu, hay dựa vào kết quả dánh giá để phân loại. Thông
thường người ta thường chia trắc nghiệm nhân sự ra các loại trắc nghiệm
sau :
•Trắc nghiệm thành tích : Là loại trắc nghiệm được áp dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực như giáo dục, thực hiện công việc…. đánh giá xem các cá
nhân nắm vững nghề nghiệp , hiểu biết đến mức nào, thành tích họ đạt
được cao hay thấp như thời gian hoàn thành công việc, điểm bài thi, bài
kiểm tra… Tùy theo từng nghề và từng công việc mà xây dựng các bài
trắc nghiệm cho phù hợp.


CÂU 1 CHƯƠNG 4
•Trắc nghiệm về năng khiếu và khả năng : Được dùng chủ
yếu để chỉ ra xem cá nhân nào đã học tốt trong đào tạo,
sẽ thực hiện tốt công việc trong tương lai, tiếp thu tốt các
kiến thức mới.Loại trắc nghiệm này được nhóm thành 3
loại khả năng:
+ Khả năng thần kinh : Là trắc nghiệm về trí thông
minh .Nó được thể hiện qua sự tranh luận bằng lời, sự nói
năng lưu loát, tốc độ nhận biết và một số đặc trưng khác.
+ Khả năng bản năng : Là trắc nghiệm liên quan đến
khả năng nhận biết của cá nhân liên quan đến sự nhận
biết các mối quan hệ thuộc bản năng.


CÂU 1 CHƯƠNG 4


+ Khả năng vận động tâm lý : Là trắc nghiệm liên quan
đến các kỹ năng cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động
khác nhau của cơ thể con người, như kiểm soát sự chính xác,
điều phối các cảm nhận, thời gian của các phản ứng, tốc độ
các hoạt động của tay, sự khéo léo của tay…
Trắc nghiệm về năng khiếu và khả năng thường được
kết hợp thành một loạt các trắc nghiệm và sau đó được sử
dụng để dự đoán các công việc trong tố chức.
Trắc nghiệm về tính cách và sở thích : Là loại trắc nghiệm
nhằm phát hiện ra các đặc điểm tâm lý cá nhân người lao
động như các loại khí những ước mơ, nguyện vọng của các
ứng viên, đề nghị…


CÂU 1 CHƯƠNG 4
Trong thực tế có nhiều loại người có khí chất khác nhau như : khí
chất sôi nổi, khí chất linh hoạt, khí chất điềm tĩnh, khí chất ưu tư…tương
ứng với các khí chất này sẽ có các thuộc tính tâm lý khác nhau như tốc
độ phản ứng, tính kích thích ,tính thăng bằng, tính xúc cảm, tính cứng
rắn…Đây là những tính cách cần thiết cho mỗi công việc, do đó phương
pháp trắc nghiệm này sẽ cho chúng ta nắm rõ được trạng thái tâm sinh lý
của từng người để sử dụng vào công việc hợp lý.
•Trắc nghiệm về tính trung thực : Tính trung thực rất cần thiết trong công
việc sử dụng lao động và trong tất cả các công việc của công tác nhân
sự. Người ta thường dùng các trắc nghiệm tâm lý để đánh giá tính trung
thực , bao gồm những câu hỏi đề cập đến nhiều khía cạnh như việc chấp
hành kỷ luật lao động khi không có sự giám sát của các nhà quản trị, thái
độ của cá nhân đối với vấn đề ăn cắp, sự tham ô … Tất cả các trắc
nghiệm này giúp ta dự đoán được các hành vi không trung thực trong
tương lai của người dự tuyển.



CÂU 1 CHƯƠNG 4
• Trắc nghiệm y học : Là 1 loại trắc nghiệm đặc biệt phát hiện
các bệnh xã hội như HIV,… để đánh giá các phẩm chất sinh lý
của các ứng viên. Bao gồm: phân tích các mẫu nước tiểu, mẫu
máu…

Một số điểm cần chú ý khi thực hiện trắc
nghiệm tuyển chọn :
Gặp các trường hợp giả mạo về thông tin thì ta nên sa thải ,
ngay cả đối với các ứng viên được coi là xuất sắc.
- Tránh hiện tượng áp đặt cao trong khi thực hiện các trắc
nghiệm nhân sự, gây ảnh hưởng tới sự linh hoạt và sức
sáng tạo , làm cho ứng viên bị cứng nhắc.
- Hạn chế tối đa sự vi phạm riêng tư.
- Tránh các lỗi sai trong dự đoán.
-


CÂU 2 CHƯƠNG 4
Nội dung và ưu nhược điểm của các hình thức phỏng vấn

Phỏng vấn là quá trình giao tiếp bằng lời, (thông qua
các câu hỏi và câu trả lời.) giữa người tuyển chọn
và người xin việc, nhằm thu thập thông tin cho
việc ra quyết định tuyển chọn.


CÂU 2 CHƯƠNG 4



Các hình thức phỏng vấn:

- Một ứng viên và một người phỏng vấn
- Hội đồng phỏng vấn
- Phỏng vấn theo nhóm
- Hình thức thử nghiệm
- Hình thức phỏng vấn nhiều lần liên tiếp
- Phỏng vấn qua điện thoại
- Phỏng vấn Tình huống


CÂU 2 CHƯƠNG 4


Một ứng viên và một người phỏng vấn:
       Đây là hình thức phỏng vấn truyền thống. Sau khi sàng lọc ứng viên qua hồ
sơ tìm việc hay điện thoại, nhà tuyển dụng sẽ mời  đến dự phỏng vấn. Bạn sẽ trả
lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng và đặt câu hỏi để biết thêm những thông tin
cần thiết về công ty và công việc. Nếu buổi phỏng vấn kết thúc như một buổi
nói chuyện thú vị, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công.

Ưu điểm: -Tạo môi trường phỏng vấn một cách thoải mái, tự tin cho các ứng viên
để từ đó họ có thể khẳng định được khả năng của họ mà không bị áp lực.
Nhược điểm:-Không tạo được phong cách chuyên nghiệp của tổ chức, công ty...
-Khó tìm được ra các ứng viên suất sắc,bởi chỉ đơn giản như một
cuộc trò chuyện, không tạo được áp lực cho ứng viên,từ đó mà khó biết được
khả năng thực tế của ứng viên.



CÂU 2 CHƯƠNG 4
Hội đồng phỏng vấn:
        Đối với doanh nghiệp, đây là hình thức phỏng vấn khá tin cậy. Công ty sẽ lập một
hội đồng để phỏng vấn bạn. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn linh hoạt thế nào với hệ
thống cơ chế của mình. Đừng lo là bạn sẽ không vượt qua được khi trả lời thiếu thuyết
phục một vài câu hỏi của một vài thành viên, vì kết quả của buổi phỏng vấn là tổng hợp
đánh giá chung của toàn hội đồng.
Ưu Điểm: -Tạo nên sự chuyên nghiệp của công ty
-Hệ thống câu hỏi, tình huống sẽ đa dạng hơn
-Có thể tạo được áp lục cho ứng viên để từ đó tìm được những nhân viên có
khả năng, năng lực làm việc.
-Tìm được những ứng viên có khả năng nói trước đám đông,khả năng diễn giải
và thuyết phục mọi người.
Nhược Điểm: -Sẽ rất khó cho các ứng viên nếu hội đồng phỏng vấn không có sự thống
nhất( mỗi người một quan điểm..)
-Câu trả lời của các ưng viên sẽ rất khó để hài lòng với tất cả mọi người
trong hội đồng.
-Sẽ mất thời gian của nhiều người trong tổ phỏng vấn.



CÂU 2 CHƯƠNG 4


Phỏng vấn theo nhóm:
        Khi được mời phỏng vấn nhóm, có thể mọi người sẽ cảm thấy hơi bối rối với
việc có nhiều ứng viên cùng được phỏng vấn chung, nhưng chính trong hình thức
này, khả năng cũng như phong cách của mọi người sẽ được nhà tuyển dụng đánh
giá một cách chính xác nhất. Nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu mọi người cùng thảo luận

một đề tài nào đó với các ứng viên khác, từ những ý kiến đóng góp của bạn trong
buổi tranh luận, họ sẽ đánh giá được thế mạnh của bạn so với các ứng viên khác
một cách trung thực nhất.
Ưu điểm:- Biết được khả năng làm việc nhóm của mỗi cá nhân,Từ đó lựa chọn các
ứng viên phù hợp với từng bộ phận
-Tạo được sự ghanh đua thực tế của các ứng viên
- Các ứng viên sẽ cảm thấy tự tin hơn khi phải đứng trước một hội đồng
phỏng vấn.
Nhược điểm: -Không tìm được các ứng viên có khả năng làm việc độc lập,chính vì
vậy chỉ có thể áp dụng hình thức phỏng vấn này với tùy từng bộ phận.


CÂU 2 CHƯƠNG 4


Hình thức thử nghiệm:
      Với một vài vị trí đặc biệt như lập trình viên, hay nhân viên
thiết kế, nhà tuyển dụng muốn thấy bạn đối mặt với môi trường
thực tế trước khi ra quyết định chính thức. Chính vì vậy, họ sẽ giao
cho bạn các bài làm thử hoặc các bài tập ngắn để đánh giá khả
năng của bạn. Đôi khi, nhà tuyển dụng cũng đặt ra các trường hợp
và đòi hỏi bạn phải có những giải pháp cụ thể.
Ưu điểm:
-Biết được ngay khả năng làm việc của nhân viên đó
thông qua bài test của công ty đưa ra
Nhược điểm: -Có thể bỏ qua một lượng nhân viên có khả
năng,nhưng chưa va chạm thưc tế (nhân viên mới ra trường)


CÂU 2 CHƯƠNG 4



Hình thức phỏng vấn nhiều lần liên tiếp:
        Cũng có thể nhà tuyển dụng sẽ mời bạn phỏng vấn tiếp lần
thứ hai, thứ ba thậm chí là lần thứ tư. Đừng lấy làm lo lắng! Họ
muốn chắc một điều rằng bạn là lựa chọn đúng đắn nhất trong
danh sách các ứng cử viên mà họ có. Trong những lần phỏng vấn
tiếp theo, nhà tuyển dụng muốn biết chắc rằng những nhận định
ban đầu của họ về bạn là đúng đắn.
Ưu điểm: -Thể hiện phong cách chuyên nghiệp của công ty
-Tìm hiểu rõ hơn về khả năng của nhân viên,từ đó tìm
được những ứng viên suất sắc, phù hợp với từng bộ phận.
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian,công sức cho cả 2 bên


CÂU 2 CHƯƠNG 4


Phỏng vấn qua điện thoại
Do hạn chế về thời gian, những buổi phỏng vấn qua điện thoại ngày càng phổ
biến. Đó là cách phỏng vấn để nhà tuyển dụng (NTD) đánh giá sơ bộ về ứng
viên. NTD có thể báo trước cho bạn thời gian phỏng vấn qua điện thoại. Tuy
nhiên họ cũng có thể không báo trước.
Ưu điểm:            -Nhanh gọn, không mất thời gian cho cả 2 bên
                           - Biết được khả năng sử lý các tình huống của các ứng viên
thông qua các câu hỏi mà ứng viên chưa có sự chuẩn bị.
-Phỏng vấn được nhiều người,có khả năng sẽ tìm được một
lượng nhân viên lớn.
Nhược điểm:       -Không hỏi được cặn kẽ, chi tiết các câu hỏi
-Không biết rõ các thông tin,cũng như các câu trả lời của ứng

viên.( độ chính xác..)


CÂU 2 CHƯƠNG 4




Phỏng vấn Tình huống
Người phỏng vấn đang muốn phân tích kỹ năng suy luận và óc phân tích của bạn
để giải quyết vấn đề. Ví dụ, họ có thể hỏi bạn “Có bao nhiêu chiếc xe mô-tô ở
thành phố Hồ Chí Minh?theo bạn 1 con vịt cộng một con vịt bằng mấy con vịt?”
Người phỏng vấn sẽ tìm hiểu quá trình bạn dùng để có được câu trả lời.
Ưu điểm:      -Biết được khả năng sử lý các tình huống, sự cố sảy ra trong quá
trình làm việc của các ứng viên( Sự nhanh nhạy,hay cách giải quyết khéo léo...)
                     -Mô tả khái quát được khả năng thuyết trình,khả năng diễn đạt của
ứng viên trước người phỏng vấn. Từ đó có thể tìm được người phù hợp với  các
bộ  phận, phòng ban (Bán hàng, marketing..)
Nhược điểm:  - Tạo áp lực cho ứng viên,nếu như không có sự chuẩn bị trước.
                       - Sẽ là một trở ngại đối với mạt bằng chung các ứng tuyển vào bộ
phận kỹ thuật, bởi khả năng thuyết trình của họ sẽ kém hơn các bộ phận khác.
Nhưng người phỏng vấn sẽ biết cân nhắc điều này.


CÂU 3 CHƯƠNG 4
Công ty dệt Phong Phú
1. Doanh nghiệp làm thế nào để thu hút được nhiều ứng cử viên:
• Về công tác tuyển mộ:
- Phải tìm được nhiều nguồn khác nhau ,không chỉ căn cứ vào
đăng tin trên báo.

- Tuyển nhân viên thông qua hội chợ việc làm.
- Gửi thông báo tuyển mộ xuống các trường đại học không
nhất thiết phải có điều kiện có hai năm kinh nghiệm mà lấy
điều kiện là sv đạt học lưc từ giỏi trở lên.
- Đăng tin tuyển mộ trên các trang web việc làm.
- Tìm kiếm qua các đơn vị ban trong nội bộ công ty.


CÂU 3 CHƯƠNG 4
2.Công ty dệt phong phú đã mắc phải sai lầm
-Công ty không phỏng vấn nhân viên trực tiếp.
- Chưa đưa ra được câu hỏi mở cho các ứng cử viên động
não suy nghĩ để trả lời được.
Vd:hôm nay có lịch trả lời thắc mắc của khách hành nhưng
người có trách nhiệm trả lời đi vắng. Nhờ Hải tiếp đón và giải
thích cho khách hàng. Hải giải thích như thế nào?
Đây cũng là một dạng câu hỏi cần sự suy nghỉ trả lời linh hoạt.
- Khi phỏng vấn phải xem xét ký năng lực thực chuyên môn
thực tế.không lên quá coi trọng thông tin ứng cử viên ghi trên
hồ sơ.


CÂU 3 CHƯƠNG 4
3. Những nguyên nhân nào khiến hải khồn làm tốt nhiệm vụ của
mình:
- Hải chưa được công ty giới thiệu sơ lược về công việc cụ
thể khi đăng ký tuyển mộ.
- Chưa được nghe giới thiệu về doanh nghiệp.
- Trình độ chuyên môn chưa vững.
- Giao tiếp còn hạn chế.

- Tính tụ chủ trong công việc cũng như khả năng làm việc
độc lăp, tính sáng tạo chưa tốt.
Ví dụ : Hải soạn thảo một báo cáo cũng phải hỏi cấp trên
chứng tỏ khả năng quyết đoán và tự chủ trong công việc
chưa cao , sợ làm hỏng việc ảnh hưởng tới bản thân.


CÂU 3 CHƯƠNG 4
4. Công ty cần làm để cải thiện hiệu quả công tác tuyển dụng
- Cần tuyển dụng trên nhiều nguồn.
- Phải nghiên cứu kỹ hồ sơ và phỏng vấn chuyên môn.
- Đưa ra câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi mở để loại bỏ ứng cử
viên không đạt.
- Đưa ra được mức lương hấp dẫn.
- Đưa ra chế độ đãi ngộ thích hợp như thưởng, phạt công bằng.
- Đưa ra được chế độ đào tạo bồi dững chuyên môn.
- Phải có đội ngũ nhân viên tuyển dụng chuyên môn cao.
- Tạo môi trường thoải mái cởi mỏ để khích thích các ứng cử
viên nói ra các thế mạnh của mình từ đó nhà tuyển dụng sẽ biết
được thông tin nhiều hơn về các ứng cử viên.


CHƯƠNG 5
Tình huống: Cho ai nghỉ việc
Nếu tôi là trưởng phòng quản trị nguồn nhân lực tôi sẽ quyết định
cho ông Lợi nghỉ việc bởi vì:
Ông Lợi chỉ còn 4 năm nữa là về hưu trong khi công ty đang khó
khăn như thế này thì nên giải quyết cho ông nghỉ hưu sớm.
Ông Lợi sẽ được hưởng số tiền trợ cấp về hưu sớm. Với số tiền
trợ cấp nghỉ hưu ông Lợi vẫn có thể chữa được bệnh cho vợ.

Thêm vào đó là số tiền lương hưu của ông hàng tháng nữa.
Các con gái của ông đã lớn, đã tốt nghiệp đại học. Như thế thì
các con ông đã có khả năng kiếm tiền và ông không phải lo lắng
về việc ăn học cho các con, giảm bớt được rất nhiều chi phí.
Chúng có thể tự kiếm tiền và nuôi bản thân.


Tình huống: Cho ai nghỉ việc
Ông đã cao tuổi việc đi lại cũng khó khăn hơn. Thôi việc sẽ giúp
ông giảm bớt việc đi lại và chăm sóc sức khỏe cho mình.
Vấn đề giải quyết cho ông nghỉ việc sẽ giúp cho các nhân viên
trẻ tuổi phát huy năng lực và tính sáng tạo của mình.
Để vào được vị trí của ông hiện thời thì các nhân viên khác cần
phải nỗ lực rất nhiều. Họ cần phải làm việc có trách nhiệm hơn
để thể hiện mình cũng là cơ hội để các nhân viên bộc lộ tài
năng.
Tôi sẽ có cách giải quyết khác sau đây:
- Công việc của cô Ngọc và anh Hoà có thể ghép lại 1 vị trí, 1
nhân sự phụ trách định mức lao động và tiền lương.


Tình huống: Cho ai nghỉ việc

- Công việc của ông Lợi và ông Loan cũng như vậy, 1 phó
phòng sẽ quản lý công tác tuyển dụng cùng đào tạo và giải
quyết khiếu nại.
Trong một phòng nói chung các công việc đều có mới liên
hệ với nhau, tuy nhiên 2 cặp công việc trên theo tôi có mối
quan hệ chặt chẽ hơn cả, và chúng hỗ trợ rất đắc lực cho



CHƯƠNG 6
Tư tưởng chính của học thuyết nhu cầu Maslow
Theo Maslow ,nhu cầu của con người chia làm hai nhóm
chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản
liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn
có đủ thức ăn,nước uống…Những nhu cầu cơ bản hàng đầu
là những nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không
đáp ứng đủ những nhu cầu này họ sẽ không tồn tại được nên
họ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày
.


Học thuyết nhu cầu Maslow
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu
cầu bậc cao,những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh
thần như sự đòi hỏi công bằng ,an tâm ,vui vẻ ,địa vị xã hội
,sự tôn trọng vinh danh với 1 cá nhân…
Các yêu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so
với nhừng nhu cầu bậc cao.Thuyết nhu cầu của A.MOSLOW
là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự
nhiên của con người noi chung cho đen nay ,chưa co thuyết
nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều
thuyết có ý định thay thế .


Học thuyết nhu cầu Maslow
Theo Moslow nhu cầu tự nhiên của con người được chia
thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh” , phản
ánh mức đọ cơ bản của nó đói với sự tồn tại của con người

vừa là sinh vật tự nhiên ,vừa là thực thể xã hội..Việc sắp xếp
theo nhu cầu ,theo thang bậc từ thấp đén cao chi thấy độ “dã
man”của con người giảm và độ ‘văn minh”của con người tăng
dần.
BẬC THANG NHU CẦU
- Mức cao
- Nhu cầu về sự tự hoàn thiện
- Nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng
- Nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm
- Mức thấp
- Nhu cầu về an toàn và an ninh
- Nhu cầu về thể chất và sinh lý


Học thuyết nhu cầu Maslow
Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay
thể xác của con người gồm nhu cầu ăn,mặc ,ở…cấp độ tiếp
theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ,nhu cầu an
toàn về tính mạng an toàn về tài sản. Cao hơn nhu cầu an toàn
là nhu cầu quan hệ :quan hệ giữa người với người ,với tổ
chức ,với tự nhiên…con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn
bó. Cấp nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp
để phát triển .Ở trên cấp độ này là nhu cầu được nhận biết và
tôn trọng .
Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý
quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh là mong
muốn bản thân họ như 1 ‘mắt xích” không thể thiếu trong hệ
thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho
thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người
hữu dụng theo 1 điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng

công”.


×