Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến ngành xuất khẩu cá tra cá basa việt nam sang thị trường mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.24 KB, 43 trang )

TÓM TẮT
Thủy sản hiện nay đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng mang lại ngoại tệ
cho đất nước, góp phần nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế, trong đó
có xuất khẩu cá tra, kim ngạch xuất khẩu của ngành này gia tăng với tốc độ cao trong
nhiều năm liền. Ngành thủy sản phát triển có ảnh hưởng rất tích cực đến nền kinh tế Việt
Nam, khai thác được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, địa hình, khí hậu, giải quyết vấn đề
lao động việc làm, nâng cao mức sống người dân. Trong tương lai, tốc độ phát triển của
ngành này có thể tăng cao hơn, thị phần lớn hơn, nếu doanh nghiệp trong ngành có những
bước đi vững chắc và có chiến lược phát triển bền vững, đặc biệt là với những thị trường
khó tính. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải dựa trên thực tế để dự báo những cơ hội và rủi
ro thông qua “phân tích các tác động của môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến xuất khẩu cá
tra Việt Nam sang thị trường Mỹ”.
Việc nghiên cứu các dữ liệu của môi trường vĩ mô tác động đến ngành xuất khẩu cá tra
Việt Nam sang thị trường Mỹ nhằm đạt được các mục tiêu:
-

Khảo sát các yếu tố chủ yếu của môi trường vĩ mô tác động đến các doanh
nghiệp trong ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ.

-

Dự báo cơ hội và nguy cơ mà các doanh nghiệp trong ngành có thể gặp phải.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc thu thập các dữ liệu thứ cấp về xuất khẩu
và các xu hướng kinh tế, văn hóa xã hội dân số, chính trị luật pháp, tự nhiên và công
nghệ.Sau đó tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu. Đề tài này sử dụng phương pháp lập
bảng và so sánh, phương pháp cho điểm tầm quan trọng. Thông qua việc lập bảng cho các
dữ liệu định lượng, các dữ liệu sẽ được so sánh với nhau, cùng với việc phân tích dữ liệu
định tính, từ đó đưa ra các nhận định về diễn biến trong quá khứ và dự đoán xu hướng
trong tương lai thông qua các tiêu chí : kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị pháp luật, công
nghệ, nhân khẩu học, điều kiện tự nhiên.


Thông qua việc khảo sát các yếu tố của môi trường vĩ mô, nghiên cứu đã chỉ ra 10 yếu
tố quan trọng nhất có tác động đến các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu cá
tra. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng lập ra danh mục dự báo các cơ hội và nguy cơ đối với
daonh nghiệp dựa trên 10 yếu tố đó.
Qua các phân tích cho thấy các yếu tố : tỉ giá hối đoái, những quy định và chính sách
của Chính phủ Việt Nam, tổng dân số và tỉ lệ tăng dân số của Mỹ, quan điểm và xu hướng
tiêu dùng thịt cá tra của người Mỹ, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ là các yếu tố đem lại
cơ hội cho doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu cá tra. Cùng với các cơ hội thì
xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ, như là: lãi suất cho vay
của ngân hàng tăng liên tục, lạm phát tăng, các quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu của Mỹ
có nhiều thay đổi mà mới nhất là Dự luật thanh tra catfish, vấn nạn ô nhiễm nguồn nước.
Yếu tố công nghệ mang đến cơ hội đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ cho doanh nghiệp.


Mục lục
CHƯƠNG 1...............................................................................................................................7
1.5 Ý nghĩa của đề tài........................................................................................................................9

CHƯƠNG 2.............................................................................................................................10
2.1 Đặc điểm của môi trường vĩ mô:...............................................................................................10
2.2 Mục tiêu phân tích môi trường vĩ mô:......................................................................................10
2.3 Các yếu tố trong môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp:..............................10

2.3.1 Yếu tố kinh tế: đây là yếu tố có tính nhạy cảm cao. Môi trường kinh tế vĩ mô có
tác động trực tiếp và năng động đến doanh nghiệp. Môi trường kinh tế bao gồm rất
nhiều yếu tố:..................................................................................................................11
2.3.2 Yếu tố chính trị, pháp luật:...................................................................................12
2.3.3 Yếu tố văn hóa, xã hội:........................................................................................13
2.3.4 Yếu tố công nghệ:................................................................................................14
2.3.5 Yếu tố nhân khẩu học...........................................................................................14

2.4 Mô hình nghiên cứu...................................................................................................................15
2.5 Tóm tắt.......................................................................................................................................16
3.1 Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................................16
3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu....................................................................................................17
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu....................................................................................18
3.4 Biến và thang đo:.......................................................................................................................19
3.5 Tóm tắt chương..........................................................................................................................20

CHƯƠNG 4.............................................................................................................................21
4.2 Tình hình cá tra nguyên liệu......................................................................................................22
4.4 Xuất khẩu cá tra Việt Nam 4 tháng đầu 2011:..........................................................................25

CHƯƠNG 5.............................................................................................................................27
5.1 Xu hướng tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô:....................................................27

5.1.1 Tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô:......................................................................27
Thông thường các nhà máy chế biến cá phải sử dụng khoảng 60% vốn vay ngân hàng
trong tổng vốn hoạt động (Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang sử
dụng 56% vốn vay, Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu 80%, Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang 69%. Nguồn: ). Thời gian
quay vòng vốn bình quân đối với một lô hàng cá xuất khẩu ít nhất là 3 tháng. Nhưng
doanh nghiệp lại không thể quyết định mức lãi suất, nên yếu tố khách quan này có
tầm ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Lãi suất cho vay càng cao, chi phí vốn của
doanh nghiệp càng tăng, kéo theo giá thành tăng, nhưng không thể kéo giá bán lên
tương ứng với mức tăng của lãi suất, làm cho lợi nhuận doanh nghiệp giảm. Theo


diễn đàn Doanh nghiệp, từ năm 2010 lãi suất cho vay có lúc đã tăng lên 23%/năm,
trong khi việc kinh doanh trong tình hình kinh tế hiện nay của doanh nghiệp thì lợi
nhuận khó đạt trên 30%, không đủ chi phí để trả lãi vay ngân hàng, bên cạnh lãi suất

quá cao, tăng giá nguyên liệu, thì các chi phí khác được đề cập trong phần phân tích
yếu tố lạm phát cũng tăng mạnh. Nhưng cho đến tháng 5/2011, giá cá tra xuất khẩu
mới tăng lên bình quân 2,75 USD/kg, tăng so với 2,14 USD/kg cùng tháng năm ngoái.
Sự tăng giá bán không diễn ra đồng thời với tăng lãi suất, tăng các chi phí khác, giá
bán ít có khả năng biến động trong khi lãi suất biến động liên tục và theo chiều hướng
tăng. Những yếu tố đó làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp................29
Châu Huệ. 09/12/2010. Lãi suất cho vay phi mã lên 23%/năm [trực tuyến]. Đọc từ
ngày 11/07/2011..................................................................................................29
Đoàn Trung Hiếu. 28/06/2011. Standard Chartered thay đổi dự báo về tỷ giá tiền đồng Việt Nam
[trực tuyến]. Đọc từ ngày 10/07/2011................................................................31

5.1.2 Tác động của yếu tố nhân khẩu học.....................................................................31
5.1.3 Tác động của yếu tố chính trị pháp luật...............................................................32
Không tác giả . 05 Tháng 1 2011. Sóc Trăng: Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản [trực tuyến]. Đọc
từ />option=com_content&view=category&layout=blog&id=1&Itemid=3&limitstart=65 ngày
28/06/2011........................................................................................................................................33

5.1.4 . Tác động của yếu tố công nghệ..........................................................................34
5.1.5 Tác động của yếu tố văn hóa – xã hội..................................................................35
5.1.6 Tác động của yếu tố tự nhiên...............................................................................35
5.2 Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố trong môi trường vĩ mô:.........................36
5.3 Lập bảng danh mục cơ hội và nguy cơ......................................................................................38
Đoàn Trung Hiếu. 28/06/2011. Standard Chartered thay đổi dự báo về tỷ giá tiền đồng Việt Nam
[trực tuyến]. Đọc từ ngày 10/07/2011................................................................42
Hồng Vân . 04/01/2011. Sóc Trăng: Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản [trực tuyến]. Đọc từ
/>ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwOL4GAnA08TRwsfvxBDRx
NXA_2CbEdFAHq6-KI!/?
WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/soctrangsite/trangchu/tintucsuki
en/kinhtehoptacdautu/lamgiautunuoitrongthuysan ngày 28/06/2011.............................................42


Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………….. 35


Danh mục hình
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu............................................................................................17
Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu..........................................................................18
Hình 4.1 Cơ cấu sản phẩm theo sản lượng năm 2010 ......................................................22
Hình 4.2 Thị trường xuất khẩu cá tra năm 2010 ...............................................................23
Hình 4.3 Biểu đồ tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ 2007 – 2011..................24
Hình 4.4 Giá xuất khẩu cá tra trung bình tháng từ tháng 12/2007 đến tháng 12/2010......25
Hình 4.5Giá trị xuất khẩu cá tra 4 tháng đầu năm 2011....................................................27
Hình 5.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 2007 - 6/2011.......................................27
Hình 5.2 Biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2008 đến nay............................................31
Hình 5.3 Tốc độ tăng trưởng dân số tại Mỹ.......................................................................33

Danh mục bảng
Bảng 3.1 Tiến độ thực hiện nghiên cứu.............................................................................19
Bảng 3.2 Phân loại tài liệu và nguồn.................................................................................19
Bảng 3.3 Biến và thang đo.................................................................................................20
Bảng 5.1 Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố.............................................................38
Bảng 5.2 Danh mục cơ hội và nguy cơ..............................................................................39



Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài

Theo thống kê của hải quan Việt Nam năm 2010, thủy sản tiếp tục là nhóm mặt hàng xuất
khẩu chủ lực, có tốc độ tăng trưởng cao trong 3 nhóm mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ
USD của cả nước. Sản lượng xuất khẩu thủy sản đạt 1,353 triệu tấn, giá trị ước đạt 4,95 tỷ USD,
tăng 11,3% về khối lượng và tăng 16,4% về giá trị so với năm 2009. Trong đó sản lượng cá tra
xuất khẩu đạt 659.400 tấn, giá trị 1,427 tỷ USD1.
Do đó, xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng
của nền kinh tế, vừa mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước,vừa tạo nguồn thu nhập đáng kể
cho nông - ngư dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Nhưng trong những năm gần đây đã có rất nhiều vấn đề đặt ra với hoạt động xuất khẩu
thủy sản nước ta, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủy sản.
Vừa chịu những vụ kiện bán phá giá, những tin đồn về chất lượng sản phẩm, ngành thủy sản vừa
phải đối mặt với rất nhiều thách thức: các rào kĩ thuật và thương mại, nguồn gốc xuất xứ, lượng
kháng sinh, hình thức điều kiện đánh bắt, về kiểm dịch,…
Theo Vasep, tính đến hết tháng 4 năm 2011, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ nền kinh tế thế
giới có nhiều biến động, và Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn cản nhập khẩu cá tra Việt Nam,
thì xuất khẩu cá tra vẫn tăng trưởng vượt bậc ở thị trường truyền thống này, tăng 87,8% về khối
lượng, tăng 97,8% về giá trị so với cùng kì năm 2010.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ tăng là vậy, nhưng lại chưa bền vững vì nhiều yếu tố
phức tạp và bất lợi của thị trường. Để ổn định xuất khẩu con cá tra, ngành cần phải đặt ra những
mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững. Muốn làm được điều đó, ngành cần phải thực hiện việc
phân tích môi trường vĩ mô. Bởi dù là loại hình doanh nghiệp nào, thuộc các ngành nghề nào,
cũng đều hoạt động trong một cộng đồng xã hội nhất định và chịu ảnh hưởng của các yếu tố
thuộc môi trường vĩ mô theo các mức độ khác nhau.Tùy theo các mối quan hệ mua bán trên thị
trường trong và ngoài nước mà các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam có thể
phân tích hệ thống các yếu tố của môi trường vĩ mô để biết rằng tổ chức đang đương đầu với
những vấn đề gì trong nước và thị trường xuất khẩu nhằm có giải pháp đối phó hữu hiệu.
Những lý do nêu trên giải thích vì sao đề tài “Phân tích tác động của môi trường vĩ mô
đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ” là cần phải được thực
hiện.
1


Hoàng Thanh, tháng 1 năm 2011, Tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản năm 2010 Tạp chí thương mại thủy sản
số 133[trực tuyến]. Đọc từ ngày 19.05.2011

SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
7Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu các dữ liệu của môi trường vĩ mô tác động đến ngành sản xuất và xuất khẩu
cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ nhằm đạt được các mục tiêu:
 Khảo sát các yếu tố chủ yếu của môi trường vĩ mô tác động đến các doanh nghiệp

trong ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ.
 Dự báo cơ hội và nguy cơ mà các doanh nghiệp trong ngành có thể gặp phải.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
 Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ giữa tháng 5/2011 đến cuối tháng 7/2011.
 Đề tài sử dụng dữ liệu thống kê trong khoảng 5 năm từ 2007 đến 2011.
 Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các doanh nghiệp Việt Nam thuộc ngành chế
biến xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bước 1: thu thập các dữ liệu thứ cấp về các xu hướng kinh tế, văn hóa xã hội dân số, chính trị
luật pháp, tự nhiên và công nghệ.
Nguồn thu thập dữ liệu từ :
 Website trực tuyến
 Sách, báo, tạp chí

 Cục thống kê, niên giám thống kê
 Báo cáo tổng kết của Bộ thủy sản
 Báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP.
Bước 2: Xử lý và phân tích dữ liệu
Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp tổng hợp,
phương pháp lập bảng và so sánh, phương pháp cho điểm tầm quan trọng…để các vấn đề
nghiên cứu vừa toàn diện, vừa cụ thể, có hệ thống để đảm bảo tính logic của đề tài nghiên
cứu.
 Nghiên cứu sử dụng phương pháp lập bảng và so sánh, thông qua việc lập
bảng cho các dữ liệu định lượng, các dữ liệu sẽ được so sánh với nhau giữa
các năm để xem xét sự biến động, từ đó đưa ra các nhận định về diễn biến
trong quá khứ và dự đoán xu hướng trong tương lai thông qua các tiêu chí :
SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
8Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ
kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị pháp luật, công nghệ, nhân khẩu học, điều
kiện tự nhiên.
 Phương pháp cho điểm tầm quan trọng được sử dụng để đưa ra các kết luận
về mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến ngành
sản xuất xuất khẩu cá tra, đồng thời xếp hạng các cơ hội và nguy cơ mà các
doanh nghiệp trong ngành sản xuất xuất khẩu cá tra có thể gặp phải.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Việc hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào
nội lực của doanh nghiệp đó, mà còn phụ thuộc rất lớn vào diễn biến của môi trường vĩ mô, bên
cạnh đó thì mức độ và chiều hướng tác động của môi trường vĩ mô đến từng ngành sản xuất cũng
khác nhau.

Vì vậy đề tài này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và xuất khẩu cá
tra những lợi ích như: thứ nhất là giúp các doanh nghiệp biết được tính chất tác động của từng
yếu tố trong môi trường vĩ mô, mối tương tác giữa các yếu tố này với nhau. Thứ hai là giúp các
doanh nghiệp biết được những dự báo cụ thể về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó bao gồm cơ
hội và rủi ro mà ngành có thể gặp phải.
Những hiểu biết đó giúp các doanh nghiệp trong ngành có thể xử lý các tình huống một
cách linh hoạt, đồng thời có giải pháp hữu hiệu để tận dụng tối đa các cơ hội và hạn chế các nguy
cơ nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh.
1.6 Cấu trúc của đề tài:
Nghiên cứu này được chia thành 6 chương, cụ thể:
-

Chương 1: Giới thiệu. Chủ yếu của chương này tập trung nêu lên cơ sở hình thành đề
tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ làm rõ ý
nghĩa của việc thực hiện đề tài.

-

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu. Chương này giới thiệu về lý thuyết
phân tích môi trường vĩ mô. Bao gồm đặc điểm của môi trường vĩ mô, mục tiêu phân tích
môi trường vĩ mô, và phân tích 6 yếu tố chính trong môi trường vĩ mô tác động đến hoạt
động của các doanh nghiệp. Từ lý thuyết đó đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài.

-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày sâu các phương pháp
dùng để thực hiện nghiên cứu.

-


Chương 4: Tổng quan về ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam và thị trường Mỹ.
Chương này sẽ tập trung khái quát những nét cơ bản giúp người đọc hình dung được quy
mô của các ngành xuất khẩu cá tra tra sang thị trường Mỹ.

SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
9Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ
-

Chương 5: Phân tích môi trường vĩ mô. Thông qua việc phân tích những tác động của
các môi trường kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước tác động đến tình hình hoạt động của
các doanh nghiệp trong ngành sản xuất xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ, để từ đó tìm
ra các cơ hội, đe dọa đối với ngành, dự báo xu hướng phát triển ngành trong tương lai.

-

Chương 6: Kết luận. Từ những kết quả đã phân tích ở chương trước. Chương này sẽ
tổng kết lại và đưa ra những kết luận về cơ hội và nguy cơ trong tương lai.

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương trước đã giới thiệu tổng quan về cơ sở hình thành đề tài, đối tượng, mục tiêu,
phương pháp nghiên cứu…Chương này sẽ giới thiệu về những cơ sở lý thuyết về phân tích môi
trường vĩ mô.
2.1 Đặc điểm của môi trường vĩ mô:
Tất cả các loại hình doanh nghiệp, các loại tổ chức thuộc các ngành, có quy mô lớn hoặc

nhỏ trong nền kinh tế đều hoạt động trong một cộng đồng xã hội nhất định và chịu ảnh hưởng
của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô theo các mức độ khác nhau.
Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp. Mức độ và chiều hướng tác
động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô đến tiến trình quản trị chiến lược doanh nghiệp hay
tổ chức không giống nhau. Doanh nghiệp hầu như không thể kiểm soát được mà phải phụ thuộc
vào nó, nhiều yếu tố của môi trường này tác động đan xen lẫn nhau và ảnh hưởng đến quản trị
chiến lược của các tổ chức trong nền kinh tế.
Sự thay đổi nhanh chóng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô có thể tạo ra nhiều cơ
hội mới, nhà đầu tư có thể tận dụng để phát triển việc kinh doanh hiệu quả hơn, cũng có thể tạo
ra nhiều nguy cơ, rủi ro ảnh hưởng rất lớn đến sự sống còn của doanh nghiệp.
2.2 Mục tiêu phân tích môi trường vĩ mô:
Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tập trung vào việc nhận diện và đánh giá tác
động của các yếu tố của môi trường có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp (các cơ hội) và các
yếu tố có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp (các đe dọa).
2.3 Các yếu tố trong môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp2:
2

Phạm Thị Thu Phương .2009. Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu.Hà Nội.NXB Khoa học và Kỹ Thuật.
Huỳnh Phú Thịnh. 2009.Chiến lược kinh doanh.Tài liệu giảng dạy.Đại học An Giang.

SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
10Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ
2.3.1 Yếu tố kinh tế: đây là yếu tố có tính nhạy cảm cao. Môi trường kinh tế vĩ mô có tác động
trực tiếp và năng động đến doanh nghiệp. Môi trường kinh tế bao gồm rất nhiều yếu tố:



Hiện trạng và triển vọng kinh tế của quốc gia, các khu vực có quan hệ mua bán: phát
triển, đang phát triển hoặc chưa phát triển.



Xu hướng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP): số liệu
này cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu
người.



Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế quốc gia. Các giai đoạn cơ bản: giai đoạn phát triển,
giai đoạn hưng thịnh, giai đoạn suy thoái. Mỗi giai đoạn có những đặc trưng riêng, thể
hiện qua sự biến động của các chỉ tiêu, các xu hướng phát triển. Tùy theo từng giai
đoạn, những đặc trưng này có thể là cơ hội hoặc nguy cơ đối với tổ chức.



Lãi suất tín dụng và xu hướng của lãi suất: hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến xu thế tiết
kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do đó ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.



Cán cân thanh toán: (cán cân quốc tế) ghi chép những giao dịch kinh tế của một nước
với phần còn lại của thế giới trong một thời kì nhất định. Sự thâm hụt cán cân thanh
toán quốc tế có thể gây khó khăn cho nền kinh tế.




Lạm phát: tỷ lệ lạm phát có thể ảnh hưởng lớn đến mức độ đầu tư của doanh nghiệp.
Mức lạm phát cao tạo nên rủi ro lớn cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, làm giảm
sức mua của nền kinh tế, từ đó làm nền kinh tế trở nên trì trệ.



Xu hướng của tỉ giá hối đoái: sự biến động của tỉ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp tới
các hoạt động xuất nhập khẩu, có thể làm thay đổi kết quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp.



Hệ thống thuế và mức thuế: sự thay đổi của thuế làm thay đổi chi phí và thu nhập của
doanh nghiệp nên có thể tạo ra cơ hội và nguy cơ cho doanh nghiệp. Đặc biệt thuế
xuất/ nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu.



Tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ nợ trên thu nhập và khả năng vay tiền của dân cư: việc chi tiêu
của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của ba yếu tố này, đặc biệt là đối với các sản
phẩm có mức độ nhạy cảm với giá cao.

Ngoài các yếu tố chính trên thì doanh nghiệp cũng cần xem xét những khía cạnh khác của
nền kinh tế như : cân đối mua bán hàng hóa trên thị trường quốc tế, sự thay đổi về nhu cầu và
mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm theo thời gian, biến động giá cả trên thị trường do
các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài quốc gia, kế hoạch sản xuất và cung cấp dầu mỏ của các
quốc gia xuất khẩu trên thế giới.
SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
11Lớp: DH9QT



Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ
2.3.2 Yếu tố chính trị, pháp luật:
Các yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các
doanh nghiệp.


Chính trị: Chính trị là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp quan tâm phân tích để dự
báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực - nơi mà doanh
nghiệp có mối quan hệ mua bán hay đầu tư, yếu tố này thể hiện qua những khía cạnh cơ
bản như:


Thể chế chính trị hiện tại



Mức độ ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia, khu vực, thị trường cụ
thể.



Mục tiêu của thể chế chính trị, mục tiêu này ảnh hưởng đến các chiến lược và
chính sách phát triển kinh tế- xã hội của chính phủ ở mỗi quốc gia.



Thái độ của quốc tế và các quốc gia khu vực đối với quốc gia nơi mà tổ chức hay

công ty đang đầu tư hoạt động.



Mối quan hệ ngoại giao giữa quốc gia sở tại với các nước khác.



Những điều kiện chính trị của nước ngoài đối với quốc gia sở tại, nhất là các
cường quốc trên thế giới.

Chính trị là yếu tố rất phức tạp, tùy theo sự kiện cụ thể, yếu tố này sẽ tác động đến sự
phát triển kinh tế của quốc gia.


Luật pháp:
Yếu tố luật pháp cần phân tích bao gồm:


Hệ thống các văn bản luật pháp có giá trị tại quốc gia, khu vực mà doanh nghiệp
có quan hệ giao dịch, những điều khoản cụ thể của từng bộ luật có ảnh hưởng đến
hoạt động của doanh nghiệp.



Văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế được các quốc gia có liên quan công
nhận và áp dụng trên phạm vi lãnh thổ quốc gia, nơi mà doanh nghiệp có quan hệ
giao dịch.




Các điều khoản khác trong các văn bản mang tính luật pháp như: tiêu chuẩn quản
lý chất lượng sản phẩm và công việc, chất lượng môi trường,… đang áp dụng phổ
biến (như là ISO9000, ISO14000, ISO 22000, SA 8000,…)



Các phán quyết của tòa án, án lệ, thông lệ.



Xu hướng điều chỉnh hoặc thay đổi luật pháp theo thời gian.

SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
12Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ


Chính phủ: chính phủ có vai trò lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống
chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ của mình. Trong mối quan hệ với doanh nghiệp,
Chính phủ vừa là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, ngăn cấm, hạn chế, vừa là khách
hàng quan trọng và cũng là nhà cung cấp các dịch vụ (như thông tin vĩ mô, các dịch vụ
công cộng …) cho doanh nghiệp.

2.3.3 Yếu tố văn hóa, xã hội:





Ảnh hưởng của văn hóa: các ảnh hưởng của văn hóa bao gồm: nền văn hóa, nhánh văn
hóa, giai tầng xã hội.


Nền văn hóa: mỗi nền văn hóa có những đặc trưng riêng và các đặc trưng này sẽ
quyết định các mong muốn, hành vi của người tiêu dùng thuộc nền văn hóa đó.
Có sự khác biệt rất rõ nét giữa người phương Đông và người phương Tây.



Nhánh văn hóa: nhánh văn hóa là một bộ phận nhỏ cấu thành nên một nền văn
hóa. Các tiêu chí để phân nhánh văn hóa là: dân tộc, tôn giáo, vùng địa lý,…



Giai tầng xã hội: mỗi tầng lớp xã hội gồm những thành viên có chung các giá trị,
mối quan tâm và hành vi. Các tầng lớp xã hội tương đối đồng nhất và bền vững.
Giai tầng xã hội khác nhau thì nhu cầu và hành vi con người khác nhau. Các giai
tầng xã hội có một số nét đặc trưng:
-

Người cùng một giai tầng có khuynh hướng xử sự giống nhau.

-

Người chiếm vị cao hay thấp hơn trong xã hội tùy thuộc việc họ thuộc giai
tầng nào.


-

Giai tầng xã hội được xác định dựa vào: nghề nghiệp, thu nhập, tài sản,
học vấn, định hướng giá trị và các đặc trưng khác của giai tầng đó.

Ảnh hưởng của xã hội:những khía cạnh chủ yếu của yếu tố xã hội mà các doanh nghiệp
cần phân tích là:


Các nhóm chuẩn mực hay nhóm tham khảo: là những nhóm có ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến thái độ hoặc hành vi của người tiêu dùng.



Vai trò và địa vị: mỗi người có một vai trò địa vị trong xã hội. Người ta thường
chọn những sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị của bản thân mình trong xã
hội. Địa vị xã hội còn ảnh hưởng bởi các tầng lớp xã hội và vùng địa lý.



Quan niệm về đạo đức thẩm mĩ: tôn trọng đạo lý, pháp luật, bảo vệ môi trường
sống , trách nhiệm đối với cộng đồng.



Nghề nghiệp.

SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang

13Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ


Tôn giáo, dân tộc chủng tộc, phong tục tập quán, truyền thống của mỗi vùng
miền: những khía cạnh này ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi cùa người tiêu
dùng.



Lối sống: lối sống thể hiện ra bằng hoạt động, sự quan tâm và ý kiến của người đó
đối với xung quanh.



Những quan tâm và ưu tiên của xã hội



Trình độ nhận thức và học vấn chung của xã hội



Sự khác biệt về thu nhập của dân cư theo vùng lãnh thổ: trong một số ngành, sự
khác biệt về thu nhập quyết định sức mua của thị trường.

2.3.4 Yếu tố công nghệ:

Những thay đổi về công nghệ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Những lợi thế
của công nghệ đã tạo ra cơ hội có tầm quan trọng trong việc cải tiến hoạt động của các công ty.
Tuy nhiên, công nghệ cũng có thể gây nguy hại cho công việc kinh doanh, vì nó tạo ra các sản
phẩm mới thay thế sản phẩm hiện tại trong việc đáp ứng khách hàng.
Khi phân tích yếu tố công nghệ, những vấn đề quan trọng cần được xem xét:


Những công nghệ nào mà công ty đang sử dụng.



Tầm quan trọng của từng loại công nghệ đối với sản phẩm và hoạt động kinh
doanh.



Những công nghệ mới nào có thể mang lại lợi ích hoặc gây tác hại cho công ty.



V.v..

2.3.5 Yếu tố nhân khẩu học
Những khía cạnh chủ yếu cần quan tâm của môi trường dân số bao gồm:


Tổng số dân và tỷ lệ tăng dân số: tùy theo ngành kinh doanh, chỉ tiêu này có thể là cơ hội
hay nguy cơ đối với doanh nghiệp.




Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về: tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp.



Quy mô gia đình



Thu nhập bình quân/ người/ hay hộ gia đình



Tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên



Các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng

SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
14Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ


Trình độ dân trí


2.3.6 Yếu tố tự nhiên:
Những vấn đề thiên nhiên nổi bật và được đề cập nhiều trong thời đại ngày nay như:


Sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên (các dạng khoáng sản, đất đai, rừng, biển,…) trên
phạm vi toàn thế giới (cả tài nguyên có thể tái tạo lẫn tài nguyên không thể tái tạo).



Ô nhiễm môi trường không khí, tầng ozon bị phá hủy.



Ô nhiễm các nguồn nước trong lòng đất và trên mặt đất.



Rác công nghiệp.



Thiên tai.



Thời tiết khí hậu.



V.v…


Điều kiện tự nhiên luôn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người cũng như hoạt
động của doanh nghiệp. Nó cũng là yếu tố đầu vào rất quan trọng của nhiều ngành kinh tế.
Trong nhiều trường hợp, chính điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nên lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp.
Tóm lại,các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô rất đa dạng, thường tác động đan xen nhau, tạo ra
cơ hội lẫn nguy cơ cho các doanh nghiệp. Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô sẽ giúp
doanh nghiệp nhận diện và đánh giá tác động của các yếu tố của môi trường vĩ mô để từ đó dự
báo những tình huống có khả năng xảy ra trong tương lai. Qua đó ta sẽ nhận thấy những cơ hội
và đe dọa có thể đến với cho doanh nghiệp.
2.4 Mô hình nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo mô hình dưới đây:
Tác động
của yếu tố
chính trị luật
pháp

Tác động
của yếu tố
kinh tế

Tác động
của yếu tố
văn hóa xã
hội
SVTH: Ngô Thị Yến Phi
15Lớp: DH9QT

Tác động
của môi

trường vĩ


Tác động
của yếu tố
nhân khẩu
học

Tác động
của yếu tố
công nghệ

Tác động
của yếu tố tự
nhiên

Trang


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc phân tích các yếu tố trong môi trường
vĩ mô. Từ các yếu tố đó, tác giả tiến hành đánh giá các xu hướng vĩ mô tác động đến ngành xuất
khẩu cá tra Việt Nam trong tương lai, xác định cơ hội và đe dọa chủ yếu đối với ngành.
2.5 Tóm tắt
Chương 2 này trình bày nội dung lý thuyết được sử dụng làm cơ sở lý luận bao gồm: đặc
điểm của môi trường vĩ mô, mục tiêu phân tích môi trường vĩ mô, các yếu tố chính trong phân
tích môi trường vĩ mô. Sau đó đưa ra mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết đã đề cập.


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương trước đã trình bày tóm lược các lý thuyết sẽ vận dụng trong việc phân tích môi
trường vĩ mô. Chương này sẽ tiếp tục trình bày chi tiết những phương pháp nghiên cứu sẽ được
sử dụng (đã trình bày tóm tắt ở chương 1) bao gồm phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp
xử lý và phân tích dữ liệu, quy trình thực hiện nghiên cứu, tiến độ thực hiện.
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Đề tài chỉ có một bước nghiên cứu và được mô tả trong sơ đồ sau:
Cơ sở lý thuyết về
phân tích môi
trường vĩ mô

Xác định dữ liệu
cần thu thập

Thu thập dữ
liệu

SVTH: Ngô Thị Yến Phi

Viết báo cáo
16Lớp: DH9QT

Phân tích dữ
liệu

Tổng hợp và xử lý
dữ liệu


Trang


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ

Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu
Giải thích quy trình:


Thu thập dữ liệu: Đề tài này chỉ thu thập các dữ liệu thứ cấp gồm các báo cáo tài chính,
báo cáo nghiên cứu, thống kê thương mại, thống kê công cộng, các bài viết nhận định về
ngành thủy sản trên các website trực tuyến và trên báo, tạp chí.



Xử lý và phân tích dữ liệu: : dữ liệu thứ cấp thu được được xử lý và tổng hợp, sau đó đem
đi phân tích.


Tiến độ thực hiện thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1 Tiến độ thực hiện nghiên cứu
Bước

Phương pháp

Kỹ thuật

Thời gian


Thu thập dữ liệu Định tính

Tìm các báo cáo tài chính, thống kê 09/05 – 25/05/11
thương mại,… trên báo chí, internet

Xử lý và phân Định tính
tích dữ liệu

Tổng hợp, so sánh, phân tích các dữ 26/05–27/06/11
liệu thu được

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dựa trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết môi trường vĩ mô, tác giảtiến hành thu thập dữ liệu về
thông tin sự kiện trong quá khứ và hiện tại của môi trường vĩ mô có tác động đến ngành xuất
khẩu cá tra Việt Nam.Sau đó tiến hành tổng hợp và sắp xếp dữ liệu.
SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
17Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ
Đề tài này chỉ thu dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập bằng việc tìm hiểu các
sách, báo, báo cáo, tạp chí chuyên ngành, thông tin trên các website, diễn đàn xoay quanh các
yếu tố trong môi trường vĩ mô có tác động đến ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam. Sau đây là bảng
phân loại tài liệu và nguồn cung cấp thông tin thứ cấp:
Bảng 3.2 phân loại tài liệu và nguồn
Loại tài liệu


Nguồn cung cấp

Tạp chí “Thương mại thủy sản” phiên bản Website />điện tử
Thống kê thương mại của VASEP

Website />
Báo cáo ngành thủy sản

Website

Thông tin về môi trường vĩ mô

/> /> /> />
Sách “Những giải pháp về thị trường cho sản
phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam”

Thư viện Đại học An Giang

3.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được thu thập xong, sẽ được thống kê theo nhóm dữ liệu định tính, dữ liệu
định lượng và thống kê theo các nhóm yếu tố chính. Các dữ liệu đã được phân nhóm hoàn tất sẽ
được dùng để phân tích.
Đề tài phân tích dựa trên một số phương pháp sau:

-

Phương pháp tổng hợp: tổng hợp số liệu trong các báo cáo, thống kê của ngành cá tra
xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tổng hợp các dữ liệu có nội dung liên quan đến các yếu tố
trong môi trường vĩ mô có tác động đến ngành cá tra Việt Nam.


-

Phương pháp lập bảng và so sánh: các dữ liệu định lượng thu được sẽ được lập thành các
bảng. Thông qua việc lập bảng, các dữ liệu sẽ được so sánh với nhau giữa các năm để
xem xét sự biến động trong cùng nhóm và so sánh với sự biến động chung của toàn
ngành thủy sản, từ đó đưa ra các nhận định về diễn biến trong quá khứ và dự đoán xu
hướng trong tương lai.

SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
18Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ
-

Phương pháp cho điểm tầm quan trọng được sử dụng để đưa ra kết luận về tầm quan
trọng của các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến ngành sản xuất xuất khẩu cá tra,
đồng thời xác định các cơ hội và nguy cơ mà các doanh nghiệp trong ngành sản xuất xuất
khẩu cá tra có thể gặp phải. Các cơ hội và nguy cơ cũng được xếp hạng theo thứ tự quan
trọng.

3.4 Biến và thang đo:
Những dữ liệu được thu thập xoay quanh các yếu tố tác động đến môi trường vĩ mô của
ngành xuất khẩu cá tra. Biến chính của đề tài là tác động của môi trường vĩ mô. Biến này được
đo lường bằng 6 thành phần, biến quan sát của mỗi thành phần được thể hiện trong bảng 3.3 bên
dưới, kiểu thang đo sử dụng là thang đo định danh mức độ, nhằm xác định mức độ tác động của
từng biến quan sát đến ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam.


Bảng 3.3 Biến và thang đo
Tên thành phần

Biến quan sát

1. Tác động của yếu tố Tốc độ tăng trưởng GDP, DNP
kinh tế vĩ mô
Lãi suất ngân hàng

Kiểu thang đo
Thang đo định danh mức độ
Thang đo định danh mức độ

Tỉ lệ lạm phát

Thang đo định danh mức độ

Tỉ giá hối đoái

Thang đo định danh mức độ

Thuế nhập khẩu của Mỹ

Thang đo định danh mức độ

2. Tác động của yếu tố Tổng dân số và tỷ lệ tăng dân số

Thang đo định danh mức độ

SVTH: Ngô Thị Yến Phi

Trang
19Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ
nhân khẩu học

Thu nhập bình quân

Thang đo định danh mức độ

Trình độ dân trí

Thang đo định danh mức độ

3. Tác động của yếu tố Quy định về xuất nhập khẩu
chính trị pháp luật
Mức độ ổn định chính trị

Thang đo định danh mức độ
Thang đo định danh mức độ

Các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm Thang đo định danh mức độ
nhập khẩu
4. Tác động của yếu tố Công nghệ máy móc, thiết bị
công nghệ
Công nghệ quản lý

Thang đo định danh mức độ


5.Tác động của yếu tố Nền văn hóa
văn hóa – xã hội

Thang đo định danh mức độ

Quan điểm tiêu dùng

Thang đo định danh mức độ

Thang đo định danh mức độ

6. Tác động của yếu tố Địa hình
tự nhiên

Thang đo định danh mức độ

Khí hậu

Thang đo định danh mức độ

Ô nhiễm môi trường

Thang đo định danh mức độ

3.5 Tóm tắt chương
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính, bước một tác giả thực hiện việc thu thập các
dữ liệu thứ cấp về các xu hướng kinh tế, văn hóa xã hội dân số, chính trị luật pháp, tự nhiên và
công nghệ từ internet và báo, tạp chí. Bước hai, tác giả tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu. Đề
tài này sử dụng phương pháp lập bảng và so sánh, phương pháp cho điểm tầm quan trọng. Thông

qua việc lập bảng cho các dữ liệu định lượng, các dữ liệu sẽ được so sánh với nhau, cùng với
việc phân tích dữ liệu định tính, từ đó đưa ra các nhận định về diễn biến trong quá khứ và dự
đoán xu hướng trong tương lai thông qua các tiêu chí : kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị pháp
luật, công nghệ, nhân khẩu học, điều kiện tự nhiên.
.

SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
20Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ

CHƯƠNG 4
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA VIỆT NAM
VÀO THỊ TRƯỜNG MY
4.1 Khái quát về ngành chế biến và xuất khẩu cá tra của VN
Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Nam ngày càng được đa
dạng hóa. Các sản phẩm như tôm, cá tra, cá ngừ, hàng khô, mực, bạch tuộc là đã tạo được chỗ
đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Năm 2010, cá tra đứng đầu về sản lượng xuất khẩu, chiếm 49%. Mặt hàng tôm chiếm khoảng
17%. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, các mặt hàng có mức giá rẻ, trung bình như cá tra,
basa, tôm cỡ nhỏ được tiêu thụ chủ yếu. Khi kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các sản phẩm tôm cỡ
lớn có giá trị cao bắt đầu được ưa chuộng kéo theo sự gia tăng kim ngạch. Ngoài ra, nhóm
nhuyễn thể cũng đóng góp không nhỏ, chiếm khoảng 9 – 10%sản lượng xuất khẩu.

Hình 4.1 Cơ cấu sản phẩm theo sản lượng năm 2010 (Nguồn: Vasep)

Trong các mặt hàng xuất khẩu, cá tra vẫn là một trong những sản phẩm chủ lực quyết định

kim ngạch xuất khẩu của cả ngành thủy sản, có giá trị xuất khẩu vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD
(khoảng 1,4 tỷ USD). Dù gặp nhiều khó khăn đối với việc tiêu thụ cá tra, song trong năm 2010,
cá tra vẫn được xuất khẩu sang 136 thị trường trên thế giới đạt khoảng 680 nghìn tấn,trong đó hai
thị trường chính là EU và Mỹ, Mỹ chiếm khoảng 11%thị phần xuất khẩu, EU chiếm khoảng 37%
và Mehico là 6%, Asean chiếm 6%, các thị trường khác khoảng 27%.
SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
21Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ

Hình 4.2 Thị trường xuất khẩu cá tra năm 2010 (Nguồn: Vasep)
Trong những năm gần đây, Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh từ các nước như Indonesia,
Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đang nhập khẩu vào hai thị trường truyền thống (EU,
Mỹ). Đây là một thách thức rất lớn, vì các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe hơn về tiêu chuẩn
chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.2 Tình hình cá tra nguyên liệu
Cùng nằm trong xu hướng tăng giá nhưng giá cá tra nguyên liệu không biến động nhiều
như giá tôm. Từ năm 2008, giá cá tra thường xuyên dao động trong khoảng 30% so với mức giá
thấp nhất. Sự khan hiếm thường diễn ra trong thời gian ngắn do loại cá này có vòng đời tăng
trưởng nhanh, từ 3-4 tháng sau khi thả giống là có khả năng thu hoạch cá thương phẩm đạt trọng
lượng cần thiết. Hiện tại, cá tra nguyên liệu đang trong tình trạng thiếu hụt tạm thời theo nhu cầu
tăng lên của các doanh nghiệp3.
Tháng 4 năm 2011, Vasep (Hiệp hội Chế Biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam) ra quyết
định nâng giá sàn xuất khẩu cá tra lên 4USD/kg sang thị trường Mỹ và từ 3,2USD lên 3,4
USD/kg sang thị trường châu Âu, thì giá cá tra nguyên liệu đã đạt mức cao nhất từ trước đến
nay, khoảng 28.300 – 28.500/kg4.


3

Nguyễn Hoàng Bích Ngọc. Tháng 12/2010. Thủy sản Việt Nam 2010 tổng kết và những dự phóng. Báo cáo ngành.
Huỳnh Văn. Ngày 13/04/2011.Đồng bằng sông Cửu Long: giá cá tra lập kỉ lục [trực tuyến]. Đọc từ
ngày 02/06/2011.
4

SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
22Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ
4.3Tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ những năm gần đây5:

Hình 4.3 Biểu đồ tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ 2007 – 2011
(Nguồn: tổng hợp từ Vasep6)
Biểu đồ trên cho thấy cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua các năm đều tăng về khối
lượng lẫn giá trị. Tăng mạnh nhất là vào năm 2009, tăng 72,1% về khối lượng và 70,6% về giá
trị so với năm 2008.
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ vào năm 1996.Mặc dù liên
tục gặp khó khăn ở thị trường Mỹ, nhưng xuất khẩu cá tra vẫn liên tục tăng về khối lượng cũng
như giá trị cho đến nay.
Trong nhiều năm liền, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam phải đối mặt với khó
khăn từ các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa ở thị trường Mỹ, vụ gần đây nhất kết thúc tháng 3
năm 2008, những khó khăn đó đã để lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không ít bài
học về pháp lý.

5


Không tác giả. 27/01/2011. Ngành cá tra 2011: Tiếp tục gặp nhiều khó khăn[trực tuyến]. Đọc từ
ngày 31/05/2011 ngày 01/06/2011.
Thành Công – Trần Thủy. Không ngày tháng. Nhìn lại ngành xuất khẩu thủy sản 2010 [trực tuyến].Đọc từ
/>ngày
31/05/2011.
6

VASEP.
Không
ngày
tháng.
Thông
tin
thị
trường
ngày 04/06/2011.

[trực

tuyến].

Đọc

SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
23Lớp: DH9QT

từ



Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ
Năm 2010, Mỹ dùng biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa, cùng với việc áp dụng mức thuế
chống phá giá cao đối với cá tra của Việt Nam. Hơn nữa, do Mỹxếp cá tra vào loại cá da trơn nên
các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế chống phá giá từ 36% đến 68%. Theo ITC (Tổ
chức thông tin thương mại quốc tế) đưa ra vào tháng 6 năm 2010, mức thuế này sẽ tiếp tục được
áp dụng đối với mặt hàng này trong 5 năm tới 7.
Hiện nay, Tổ chức Thương mại Thế giới đang thực hiện các cuộc đàm phán nhằm thiết
lập những quy định mới về trợ cấp thủy sản, chấm dứt những chính sách không công bằng và
phá hoại môi trường đồng thời đảm bảo một sân chơi bình đẳng và nguồn tài nguyên phong phú
cho mọi ngư dân.

Hình 4.4 Giá xuất khẩu cá tra trung bình hàng tháng từ tháng 12/2007 đến tháng 12/2010
(Nguồn: tổng hợp từ Vasep)
Hình 4.2 thể hiện giá xuất khẩu cá tra trung bình hàng tháng từ tháng 12 năm 2007 đến
tháng 12 năm 2010, có thể thấy rằng giá xuất khẩu cá tra trung bình đạt cao nhất ở thị trường Mỹ
trên 3USD/kg, cao hơn rất nhiều so với ở hai thị trường lớn khác là EU và ASEAN. Giá xuất
khẩu sang thị trường ASEAN có xu hướng càng ngày càng giảm và giá rất thấp.
Mỹ cũng là thị trường có mức giá trung bình xuất khẩu cao nhất trong số trên 130 quốc
gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cá tra Việt Nam.Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản
Việt Nam (VASEP), giá nguyên liệu cao cộng với các chi phí lãi vay ngân hàng, điện, xăng
dầu..., giá cá tra xuất khẩu sẽ lên khoảng 3,2 USD/kg.Do đó, hiệp hội khuyến cáo các doanh
nghiệp khi ký hợp đồng xuất khẩu phải chú ý đến mức giá này để tránh bị thiệt hại cho thời gian
tới.
Thời gian qua, sản lượng và diện tích nuôi cá da trơn của Mỹ giảm do giá thức ăn tăng
cao, người nuôi không có lãi và khó cạnh tranh với giá nhập khẩu. Trong 7 tháng đầu năm 2010,
Mỹ nhập khẩu cá tra từ 17 quốc gia, trong đó Việt Nam là nước cung cấp lớn nhất, chiếm 70%
thị phần nhập khẩu, gấp 3 lần nước tiếp theo là Trung Quốc. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do các
7


An Bình. Không ngày tháng. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam [trực tuyến]. Đọc từ
/>option=com_content&view=article&id=1814%3Atng-quan-nganh-thy-sn-vit-nam&catid=987%3Abaocao&Itemid=228&lang=vi&limitstart=2 ngày 02/06/2011.

SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
24Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ
chiến dịch vận động của người nuôi cá catfish nội địa trong thời gian gần đây, nhưng cá tra vẫn
tiếp tục tăng trưởng và được ưa chuộng tại thị trường Mỹ8.
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng như người nuôi áp dụng nuôi cá tra theo tiêu chuẩn
Global GAP, chi phí sản xuất tăng thêm 3% và giá trị tăng thêm đến 12%. Áp dụng tiêu chuẩn
này, sản phẩm sẽ đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe của thị trường xuất khẩu, do đó các doanh
nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu - bởi giấy chứng nhận Global GAP là chứng
nhận cam kết đảm bảo sự an toàn và chất lượng đối với sản phẩm.
Năm 2010, do công tác xây dựng, quảng bá hình ảnh con cá tra đến người tiêu dùng thế
giới chưa đủ mạnh dẫn đến họ dễ bị ảnh hưởng bởi các thông tin không chính xác. Gần đây là
việc WWF (Quỹ bảo vệ thiên nhiên quốc tế) tại 6 nước Châu Âu đưa con cá tra vào “danh sách
đỏ” trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2010 - 2011 nhằm làm giảm giá trị của
con cá này.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu chế
biến, bởi vì nông dân nuôi cá tra không còn vốn để nuôi hoặc e dè vì giá cả. Do nghề nuôi cá tra
cần vốn lớn, đòi hỏi người nuôi phải đầu tư từ 2,5-3 tỷ đồng cho một hecta ao nuôi cá tra thâm
canh, do đó hầu hết nông dân nuôi cá đều phải vay ngân hàng. Thế nhưng, thời gian qua giá cá
tra xuống thấp, người nuôi thua lỗ nên họ không còn tài sản để tiếp tục vay ngân hàng. Mặt khác,
lãi suất vay hiện nay quá cao, cộng với giá thức ăn liên tục tăng (tăng 8 lần trong năm 2010) đã
làm nâng chi phí sản xuất cá tra, trong khi giá cả chưa bảo đảm người nuôi có lời nên diện tích

nuôi cá thu hẹp dần.
Bên cạnh đó, những bất cập nội tại cũng được bộc lộ rõ qua mối liên kết lỏng lẻo giữa
các mắc xích trong ngành nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu; nhiều doanh nghiệp cạnh tranh
không lành mạnh bằng cách giảm giá bán, hạ chất lượng; các biện pháp quản lý nhà nước vẫn
còn những bất cập từ khâu quy hoạch nuôi, sản xuất giống đến quản lý chất lượng sản phẩm XK.
4.4 Xuất khẩu cá tra Việt Nam 4 tháng đầu 2011:
Tính đến tháng 4/2011, Việt Nam đã xuất khẩu 179,778 tấn cá tra, trị giá 446,4 triệu
USD, tăng 6,2% về khối lượng và 23,2% về giá trị so cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu trung
bình đạt 3,34USD/kg.
Sản xuất và xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ - một nghề đã tạo việc làm cho khoảng 1
triệu người tại Việt Nam và khoảng 30.000 người tại Mỹ. Theo Vasep, quý I/2011 Việt Nam xuất
khẩu 16.966 tấn cá tra sang Mỹ, trị giá 55,001 triệu USD, tăng 32,7% về khối lượng, tăng 42,7%
về giá trị so cùng kì năm trước, với sự tham gia của 15 doanh nghiệp9.
8

Nguyễn Hoàng Bích Ngọc. Tài liệu đã dẫn.
Lao Động. Ngày 29/04/2011. Xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ: nguy cơ mới [trực tuyến]. Đọc từ
ngày 01/06/2011.
9

SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
25Lớp: DH9QT


Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến ngành sản xuất và xuất khẩu cá tra Việt Nam
sang thị trường Mỹ
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ đã có mức tăng trưởng vượt bậc, tăng 91,1% về khối lượng và
98,8% về giá trị tính đến tháng 4/2011. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do Bộ Thương mại Mỹ
đã lựa chọn Băng-la-đet làm quốc gia thay thế Philippin để tính giá trị đầu vào, do đó thuế suất

được tính thấp hơn.

Hình 4.5

Giá trị xuất khẩu cá tra 4 tháng đầu năm 2011
(Nguồn: tổng hợp từ Vasep10)

Trong 4 tháng đầu năm 2011, thị trường Mỹ chiếm 15% giá trị xuất khẩu cá tra, chỉ đứng
thứ hai sau thị trường EU chiếm 32,9%.

10

VASEP. Tài liệu đã dẫn.

SVTH: Ngô Thị Yến Phi
Trang
26Lớp: DH9QT


×