Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài tập lớn Luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.52 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Quyền trẻ em là quyền cơ bản, quan trọng và được ghi nhận không chỉ ở
pháp luật của một quốc gia mà còn ở Công ước quốc tế, được bảo vệ và bảo đảm
bằng nhiều biện pháp trên toàn thế giới. Tuy nhiên thực tế hiện nay, các quyền của
trẻ em đang bị xâm phạm nghiêm trọng bởi các hành vi bạo lực đặc biệt là bạo
hành trẻ em trong trường học. Nhận thức được điều đó, em xin chọn đề tài 01:
“Thời gian gần đây tình trạng bạo hành trẻ em tại các trường mầm non tư thục có
dấu hiệu gia tăng” để giải quyết vấn đề. Bài viết còn nhiều thiếu sót, em mong
nhận được sự chỉ dẫn góp ý của thầy cô để bài làm thêm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
ĐỀ BÀI
Thời gian gần đây tình trạng bạo hành trẻ em tại các trường mầm non tư thục có
dấu hiệu gia tăng.
Câu hỏi đặt ra:
1. Phân tích các qui định của pháp luật về vi phạm hành chính liên quan đến

bạo hành trẻ em trong trường học.
2. Bình luận về thực tiễn vi phạm hành chính và xử lí vi phạm hành chính
liên quan đến bạo hành trẻ em trong trường học.
3. Đề xuất giải pháp hạn chế vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ
em trong trường học.
NỘI DUNG
1. Phân tích các qui định của pháp luật về vi phạm hành chính liên quan đến
bạo hành trẻ em trong trường học.
• Một số định nghĩa cơ bản
Theo điều 1 Luật trẻ em năm 2016, trẻ em được xác định là người dưới 16 tuổi. Trẻ
em là những người chưa thực sự trưởng thành về mọi mặt, từ thể chất cho đến trí
1

1



tuệ cũng như năng lực hành vi dân sự. Vì thế trách nhiệm của cha mẹ cùng toàn xã
hội là bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Theo đó không ai có quyền được xâm phạm
quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em, đặc biệt là xâm phạm sức khoẻ, tính mạng,
danh dự, nhân phẩm bằng hành vi bạo hành trẻ em.
Vậy thế nào là bạo hành trẻ em và thế nào là bạo hành trẻ em trong trường học?
-Theo định nghĩa của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), bạo hành trẻ em bao
gồm tất cả những hành vi đối xử tệ bạc về thể chất hay tinh thần, xâm hại tình dục,
lợi dụng hay bỏ bê, dẫn đến nguy hại hay khả năng nguy hại đối với sức khỏe,
nhân phẩm, hay sự phát triển của đứa trẻ.
- Khản 6 Điều 4 Luật trẻ em 2016 cũng định nghĩa về “bạo lực trẻ em”: Bạo lực trẻ
em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn
hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Vậy nên “bạo hành trẻ em trong trường học” có thể hiểu là hành vi hành hạ, ngược
đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ
em do những người trong trường học gây ra, có thể do bạn bè, đứa trẻ lớn hơn,
thầy cô,…gây nên.
Việc bảo vệ quyền trẻ em đã được ghi nhận trong rất nhiều Công ước quốc tế và
pháp luật Việt Nam như Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1990; Luật trẻ em
2016; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004; Luật giáo dục 2005,… Việc
ban hành ra nhiều quy phạm pháp luật đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà
nước đến lĩnh vực này.
Từ đó ta có thể thấy việc trẻ em bị xâm hại về thể chất, tinh thần không phải chỉ là
hành động nhỏ lẻ, phạm vi hẹp trên một lĩnh vực, một lãnh thổ mà nó đã trở thành
vấn nạn chung của toàn thế giới mà các quốc gia đều phải chung tay vào cuộc, hợp
2

2



sức ngăn chặn để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho một bộ phận là tương lai của nhân
loại.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách,
pháp luật để đảm bảo quyền trẻ em không bị xâm hại, đặc biệt là nhằm tránh xảy ra
tình trạng vi phạm pháp luật hành chính về bạo hành trẻ em trong trường học. Vậy
vi phạm hành chính là gì?
Theo khoản 1 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, “vi phạm hành chính là
hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt vi phạm hành chính.” Như vậy, vi phạm hành chính (VPHC) liên quan đến
bạo hành trẻ em là hành vi có lỗi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện xâm phạm đến
thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em với mức độ nguy hiểm không
phải tội phạm và phải bị xử phạt VPHC.


Một số quy định về vi phạm hành chính trong bạo hành trẻ em tại trường học

-

hiện nay:
Khoản c điều 24 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012 quy định về mức phạt
tiền tối đa trong các lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ trẻ em :

“c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo
vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chống HIV/AIDS;
giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao
công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai;
bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh

giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài
sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; điện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc
bản đồ; đăng ký kinh doanh”
Như vậy mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân
khi có hành vi vi phạm trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em bao gồm cả việc bạo hành
3

3


trẻ em tại trường học là 50.000.000 đồng. Ngoài ra, không chỉ cá nhân nếu là tổ
chức có hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp đôi so với khi cá nhân vi phạm, lên
tới 100.000.000 đồng.
Trong việc xử phạt VPHC, phạt tiền không phải là hình thức xử phạt duy nhất tuy
nhiên có thể nói là phổ biến nhất. Có các hình thức xử phạt VPHC là :”Cảnh cáo,
phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc
đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiên VPHC và trục xuất”
Trong đó cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức xử phạt chính; các biện pháp còn
lại có thể là hình phạt bổ sung hoặc hình phạt chính. Hình phạt bổ sung chỉ được áp
dụng khi đi kèm hình phạt chính, mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị
áp dụng một hình thức xử phạt chính và một hoặc nhiều hình phạt bổ sung với mỗi
lần vi phạm.1
-

Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo
trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã nêu rõ:

Điều 27. Vi phạm quy định về cấm ngược đãi trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục
đích trục lợi; ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi

sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;
b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi
có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi
mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
em;

1 Điều 21 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012

4

4


d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về
thể xác, tinh thần;
đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm
trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với
hành vi vi phạm tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại
Điểm đ Khoản 2 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại
Khoản 3 Điều này.”
Điều 31. Vi phạm quy định về cấm lăng nhục, chửi, mắng và bắt làm những
việc có tính chất xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm đối với trẻ em vi phạm
pháp luật
“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng nhục, chửi,

mắng, bắt làm những việc có tính chất xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm đối với
trẻ em vi phạm pháp luật.”
Theo quy định tại điều 27 và 31 của nghị định 144/2013 có thể thấy pháp luật đã
quy định một cách cụ thể và liệt kê những hành vi được coi là bạo hành trẻ em.
Không chỉ những hành vi đánh đập, ngược đãi, gây tổn hại đến thân thể của trẻ em
mới xem là hành vi bạo hành trẻ em, mà ngay cả việc hăm dọa, chửi bới, lăng mạ,
gây tổn hại đến tinh thần, nhân phẩm, danh dự của trẻ em, ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình phát triển tâm lý bình thường của trẻ em cũng xem là một dạng hành vi
bạo hành trẻ em nghiêm trọng. Những hành vi này có thể sử dụng lên trẻ em ở
nhiều nơi khác nhau như gia đình, nơi làm việc và thậm chí là trường học. Hình
thức xử phạt chính đối với người VPHC về bạo hành trẻ em được áp dụng là phạt
5

5


tiền với mức tiền phạt tối đa đối với cá nhân là 10.000.000 đồng. Ngoài ra hình
phạt bổ sung có thể áp dụng là buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em
hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Tuy
nhiên chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi làm tổn thương, xâm hại đến thể chất,
tinh thần của trẻ với mức độ dưới 11%, nếu trên 11% tổn thương thì hành vi đó
được xác định là tội phạm và phải xử lí trách nhiệm hình sự.
-

Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giáo dục quy định:

Điều 21. Vi phạm quy định về kỷ luật người học, ngược đãi, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm người học
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi kỷ luật buộc

người học thôi học không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với
hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật và khôi
phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1
Điều này.”
Điều 5. Vi phạm quy định về thành lập cơ sở giáo dục, tổ chức thuộc cơ sở
giáo dục
“6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo
dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học

6

6


nếu không chuyển được đối với trường hợp đã tuyển trái phép do hành vi vi phạm
quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc giải thể cơ sở giáo dục, tổ chức thuộc cơ sở giáo dục đối với hành vi vi
phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.”
Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo quyền được tự do phát triển, được chăm sóc và
bảo vệ trong môi trường học tập lành mạnh, không phải chịu bạo hành của trẻ em.
Theo đó, trẻ em đi học sẽ không bị kỉ luật thậm chí đuổi học vô cớ, không phải
chịu xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể trong trường
học bởi bất kì ai. Bên cạnh đó những biện pháp xử phạt VPHC còn nhằm siết chặt
quản lí với những cơ sở trường học tư thục thành lập không có thẩm quyền, hoạt
động trái phép, những thầy cô không đủ năng lực trình độ, đủ điều kiện để dạy học

và trông nom, chăm sóc trẻ em. Theo đó cá nhân có hành vi VPPLHC có thể bị
phạt tiền đến 10.000.000 đồng và bị đình chỉ giảng dạy từ 1 đến 6 tháng, tổ chức vi
phạm có thể bị buộc giải thể.
Tuy nhiên bạo hành trẻ em ở trường học mới chỉ là một khía cạnh trong việc xâm
phạm quyền trẻ em nói chung. Các hành vi bạo hành có thể diễn ra ở mọi nơi, mọi
lĩnh vực, từ gia đình đến cộng đồng, xã hội. Có nhiều nghiên cứu ra đời đã bóc trần
những vụ việc đáng thương tiếc của những nạn nhân bị bạo hành khi còn nhỏ tuổi.
Theo đó khoảng 9,6% trẻ em (tương đương 1,7 triệu trẻ) độ tuổi 5-17 được coi là
lao động trẻ em, trong đó gần 7,2% có nguy cơ làm việc trong điều kiện lao động
có hại. Tỷ lệ trẻ em gái 15-17 tuổi đã kết hôn tăng từ 5,4% vào năm 2006 lên
khoảng 11% vào năm 2014. Trong giai đoạn 2011-2015, 5.300 vụ việc xâm hại
tình dục trẻ em, chủ yếu là với trẻ em gái, đã được báo cáo. 2 Các hành vi bạo hành
ngày càng diễn ra tinh vi và phổ biến hơn trước, đòi hỏi luật pháp nước ta phải có
sự chấn chỉnh phù hợp, kịp thời để ngăn chặn hành vi bất hợp pháp, đe doạ đến
quyền trẻ em.
2 />
7

7


2. Bình luận về thực tiễn vi phạm hành chính và xử lí vi phạm hành chính
liên quan đến bạo hành trẻ em trong trường học.
Bạo hành trẻ em trong trường học là một vấn nạn mang tầm quốc tế, xảy ra từng
ngày từng giờ, ở mọi quy mô lớn nhỏ. Bất kỳ ai cũng có khả năng trở thành nạn
nhân hay người bạo hành, dù họ sống trong nền văn minh nào, địa vị ra sao. Dù
không có một câu chuyện nào là hoàn toàn giống hệt nhau, một điều chắc chắn là
bạo hành sẽ để lại hậu quả trầm trọng cho trẻ em, cộng đồng và xã hội.
Trong đó phải kể đến một vụ việc tiêu biểu tại nước ta năm 2017:
“Đầu tháng 2, mạng xã hội xuất hiện đoạn video dài gần 2 phút ghi lại cảnh cô giáo

của trường mầm non tư thục Sen Vàng (Hà Nội) cầm dép đánh vào đầu, mặt bé trai
khiến bé khóc òa. Cô còn lại dùng vật cứng đập vào đầu bé khác cùng lời đe dọa
"ngậm mồm". Ở cuối video, một cô giáo hai tay đút túi quần, dùng đầu gối thúc
vào bụng bé đang khóc kèm lời quát tháo phải nín ngay.
Khi bị triệu tập, hai cô giáo mầm non này thừa nhận, cáu vì các bé khóc, đi ngoài
ra quần nhiều lần nên mới hành động “không đúng với đức tính của nhà giáo”. Một
nữ phụ huynh cho hay con sáng nào cũng hoảng loạn khi đến lớp, gào khóc to lúc
mẹ trao tay cho cô giáo song chị nghĩ do lạ lớp mà không ngờ sự việc lại thế này.
Cơ sở Sen Vàng bị đình chỉ hoạt động. Mỗi cô giáo bị xử phạt hành chính 2,5 triệu
đồng.”3
Qua ví dụ trên có thể thấy bạo hành trẻ em tại trường học đã trở thành một vấn nạn
nhức nhối trong xã hội, nơi người ta đang phải ngẫm lại lương tri của người thầy,
đạo đức của nghề giáo, sự bất cẩn thờ ơ trong việc tuyển chọn những con người có
đủ năng lực phẩm chất chuyên môn để đào tạo trẻ em và thói quen “thương cho roi
cho vọt” mà thờ ơ với những vết thương trên người con trẻ của người Việt.

3 />
8

8


Những cơ sở tư thục mọc lên như nấm sau mưa nhờ nhu cầu đông đảo của các bậc
phụ huynh bận đi kiếm tiền mà không thể chăm con, phó mặc giao con vào tay
những người lạ, được quảng cáo chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, yêu thương
trẻ nhưng thực chất là vì tiền mà không quan tâm đạo đức nghề nghiệp, để mặc trẻ
không cho ăn hay quát mắng, đánh đập, xúc phạm bằng lời lẽ cay nghiệt, miệt thị.
Rồi khi cha mẹ nhìn thấy con xước da xước thịt, họ chỉ dùng một lời hiếu động
nghịch ngợm để qua loa trốn tránh.
Tuy nhà nước cũng đặt ra nhiều chính sách để quản lí hành chính nhưng vẫn không

lường hết được tính tinh vi, thủ đoạn xấu xa của cá nhân và tổ chức gây sai phạm
nhằm trốn tránh pháp luật. Không chỉ vậy, việc xử phạt còn quá nhẹ khiến pháp
luật mất đi tính răn đe cần có, người ta sẵn sàng để bị bắt vì dù sao vẫn “lãi”.
Về mặt thống kê, có những số liệu về bạo hành trẻ em tại trường học có thể làm
chúng ta phải kinh ngạc:


Trên quy mô thế giới:

Trong thông cáo phát đi ngày 1-11 của Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) về tình trạng
bạo lực đối với trẻ em trên toàn thế giới, UNICEF cảnh báo thực trạng báo động
khi một số lượng lớn trẻ em, kể cả những trẻ chỉ mới 12 tháng tuổi, đang bị đối xử
bạo lực.


Một nửa số trẻ em độ tuổi đến trường – 732 triệu trẻ - sống tại các quốc gia
nơi việc trừng phạt thân thể ở trường học chưa bị cấm tuyệt đối.



Ba phần tư số vụ nổ súng tại trường học được ghi nhận xảy ra trong 25 năm
qua là ở Hoa Kỳ.4

4 />
9

9


Tại 30 quốc gia thu thập được dữ liệu điều tra, khoảng 6/10 trẻ 1 tuổi thường

xuyên bị kỷ luật bằng bạo lực. Gần 1/4 trẻ 1 tuổi bị lắc người để trừng phạt và gần
1/10 em bị đánh hoặc tát vào mặt, đầu hoặc tai.5


Trên quy mô nước ta:

Theo Báo cáo chuyên đề can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực thông qua đường dây
tư vấn và hỗ trợ trẻ em 1800 1567 của Cục Trẻ em - Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn từ
năm 2012 đến tháng 5/2017, trong tổng số 698 ca trẻ em bị bạo lực có tới 91,7% bị
bạo lực thân thể; trẻ em từ 0-10 tuổi chịu bạo lực nhiều nhất (chiếm 56,9%); tỉ lệ
trẻ em bị bạo lực trong trường học là 20,1%.6
Theo khảo sát của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới với học sinh tại hai tỉnh Yên Bái và
Tuyên Quang, 44% trẻ em bị bạo lực, trong đó 23% bị đánh, tát, đòn roi. Báo cáo
về can thiệp, hỗ trợ theo đường dây nóng phản ánh về bạo lực trẻ em, cứ 10 ca bạo
lực, 6 ca là bạo lực thân thể. Trong đó, 4 ca bạo lực gia đình, 2 ca bạo lực học
đường. 7
Qua các con số trên có thể thấy bạo lực đối với trẻ em trong môi trường học đường
ở Việt Nam đã ở mức báo động khiến cho nhiều người có cái nhìn tiêu cực rằng
hiện nay ở nhiều trường hợp lương tâm, trách nhiệm của giáo viên. Một báo cáo
mới đây của Khoa Giáo dục mầm non, trờng Đại học Sài Gòn cho biết, trong thời
gian gần đây, nạn bạo hành trẻ tại trường học nói chung và tại trường mầm non là
một vấn đề vô cùng bức xúc của xã hội.
Phòng chống bạo hành trẻ tại trường học là vấn đề cần được quan tâm không chỉ
của các cơ quan quản lý mà còn là nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị đào tạo

5 />6 />7 />
10

10



giáo viên trong cả nước. Vậy nguyên nhân của nạn bạo hành trẻ em tại trường học
là do đâu?
Thứ nhất, về chính sách của nhà nước. Hiện nay việc bạo hành trẻ em tại trường
học ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp, nhiều hành vi bị coi là bạo hành nhưng
chưa được quy định trong pháp luật. Không chỉ vậy, nhiều chính sách được đưa ra
còn quá nhẹ, chưa có tính răn đe.
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về xử phạt hành chính
hành vi bạo hành trẻ em trong trường học mà chỉ có những quy định xử phạt về các
hành vi bạo lực nói chung. Tuy nhiên trong thực tiễn các vụ việc xảy ra ngày càng
nhiều và phức tập hơn, người có thể tham gia bạo hành trẻ em trong học đường chỉ
là một nhóm đối tượng cụ thể như thầy cô, bạn bè, nhân viên trong trường, phạm vi
cũng rất cụ thể, đó là trường học và môi trường học đường.
Có một số hành vi tuy không được quy định cụ thể là hành vi ngược đãi trong luật
nhưng cũng gây nên tâm lí bất ổn, mặc cảm cho trẻ em: So sánh với các bạn có
năng lực tốt hơn; trì triết thái độ và năng lực học tập của các em; không quan tâm
đến việc học của các em trong lớp; đặt áp lực học tập khiến các em bị căng thẳng,
mệt mỏi dẫn đến các hành vi tiêu cực…
Điều 27 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP có quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi (đã trích dẫn ở trên). Như vậy,
có thể thấy mức phạt chỉ từ 5-10 triệu đồng như hiện nay là còn quá thấp, không đủ
sức răn đe.
Theo quy định tại Điều 50 Luật Trẻ em năm 2016, các biện pháp bảo vệ trẻ em ở
mức độ can thiệp sẽ được áp dụng nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ, trong đó
có biện pháp “cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có
hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em”. Tuy nhiên, nếu gia đình trẻ không có điều kiện để
11

11



chuyển trường, nơi ở, nghề nghiệp thì phải xử lí ra sao, và nếu để trẻ ở lại thì có
đảm bảo thay đổi môi trường sống của trẻ được không?
Bên cạnh đó, công việc của giáo viên áp lực lớn, trách nhiệm nhiều nhưng lương
lại thấp, trung bình chỉ từ 3 – 5 triệu. Những giáo viên phải nuôi con, trọng trách
lớn trong gia đình hoặc thu nhập của chồng cũng bấp bênh… thì càng cực kỳ vất
vả. Do vậy, rất nhiều nhà giáo bỏ nghề khiến nhân lực trong lĩnh vực này bị thiếu
hụt mạnh. Chính sách tiền công, tiền lương của người lao động cần được thay đổi.

Thứ hai, về nhận thức tâm lí của người Việt Nam. Từ xưa đến nay tâm lí “thương
cho roi cho vọt” của người Việt dẫn đến nhận thức việc đánh trẻ vài cái hay mắng
nhiếc là chuyện bình thường, không phải hành vi nghiêm trọng, gây tổn thương gì.
Mặc dù xuất phát từ mục đích muốn con trẻ phải được rèn luyện mới trưởng thành
thế nhưng cách thực hiện nhiều khi bị biến tấu thành các hành vi dã man, không
phù hợp, tổn thương trẻ em cả về thể chất và tinh thần.
Thứ ba, về phía gia đình và xã hội. Sự thờ ơ, vô cảm hoặc tâm lý nể nang, sợ bị trả
thù trong tâm lí chung của xã hội đã khiến những người xung quanh không can
thiệp hoặc tố giác những hành vi bất hợp pháp. Cha mẹ còn quá mải mê với công
việc và guồng quay cuộc sống mà thiếu thời gian chăm sóc, trò chuyện khiến trẻ
cảm thấy lạc lõng và không dám chia sẻ những tổn thương của bản thân. Sự thiếu
quan tâm cũng khiến nhiều bậc cha mẹ không nhận ra con mình bị bạo hành đến
khi mức tổn thương đã quá lớn, để lại hậu quả nghiêm trọng.
Thứ tư, từ sự quản lý yếu kém, còn nhiều bất cập của cơ quan chức năng. Lực
lượng chức năng còn thiếu, kinh nghiệm giải quyết những vụ việc tương tự còn
thiếu xót. Các cơ quan thiếu sự phối hợp lẫn nhau dẫn đến bỏ lọt hành vi, cá nhân,
tổ chức vi phạm.
12

12



Thứ năm, chất lượng không đảm bảo tại các cơ quan đào tạo sự nghiệp. Theo một
thực trạng đáng buồn hiện nay cho thấy, đa phần thí sinh thi tuyển sinh vào các đơn
vị như trường đại học, cao đẳng đào tạo sư phạm hiện nay thường là các thí sinh có
lực học không tốt, không đủ năng lực thi vào các trường đại học tốp trên. Không
chỉ vậy chất lượng đào tạo của nhiều cơ sở này không được đảm bảo, tồn tại nhiều
bất cập trong thi cử, tốt ngiệp, dẫn đến chất lượng thí sinh đầu ra kém.
Thứ sáu, từ phía nhà trường, giáo viên. Số lượng trẻ đến tuổi mẫu giáo ngày càng
gia tăng, kéo theo yêu cầu gia tăng tương ứng về mặt cơ sở vật chất và nguồn nhân
lực phục vụ cho công tác giảng dạy. Từ đó nảy sinh nhiều trường mầm non tư thục,
nhóm trẻ, nhà trẻ ngoài công lập phát triển một cách mạnh mẽ, ồ ạt, đặc biệt ở các
thành phố lớn. Tình trạng này dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát
về cơ sở vật chất và nhận lực cũng như chất lượng trong các cơ sở nuôi dạy trẻ. Do
đó mới để xảy ra hàng loạt vụ hành hạ trẻ như trong thời gian qua. 8 Giáo viên mầm
non thường làm việc từ 5h đến 17h mỗi ngày với hàng chục trẻ, đến tối về nhà lại
phải lo cho gia đình, con cái của họ. Công việc áp lực, đồng lương lại thấp, lâu
ngày dẫn đến sự căng thẳng. Nhiều cô giáo do ức chế tinh thần nên mắc chứng tâm
lý thích hành hạ người khác, mà người đó phải là người họ thân quen9
Thứ bảy, từ phía trẻ em. Nhiều người lớn không giải thích cho trẻ thế nào là bị bạo
hành và các hành vi bạo hành tại trường học khiến trẻ có bị bạo hành cũng không
biết, bị kẻ bạo hành thuyết phục đó là hành vi “bình thường, đương nhiên”, do lỗi
của chính trẻ em gây ra. Từ đó trẻ càng trở nên rụt rè, mặc cảm, tự ti vào bản thân,
dẫn đến chướng ngại tâm lí suốt đời. Bên cạnh đó, tính cách của trẻ nếu không
được gia đình và nhà trường phối hợp giáo dục sẽ dẫn đến những hành vi không
phù hợp, gây ức chế tâm lí của giáo viên dẫn đến hành vi trút giận khó kiểm soát.
8 />9 />
13

13



3. Đề xuất giải pháp hạn chế vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ
em trong trường học.
Thứ nhất, về chính sách của nhà nước. Nhà nước cần có những chính sách mới,
quy định cụ thể thế nào là bạo hành trẻ em trong trường học, các biện pháp cụ thể
để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, từ đó ban hành những đạo luật
phù hợp để kịp thời ngăn chặn, không bỏ lọt những hành vi xâm phạm quyền trẻ
em được luật hành chính bảo vệ.
Bên cạnh đó cần có những chính sách hợp lí, nâng tiền công, tiền lương đối với
ngành giáo dục để thu hút những nhân lực có chuyên môn, trình độ và bảo đảm
cuộc sống cho giáo viên được yên tâm công tác, làm việc hiệu quả.
Thứ hai, thay đổi nhận thức tâm lí của người Việt Nam. Mặc dù mục đích là tốt
nhưng cách thể hiện sự dạy dỗ bằng bạo lực trong tâm lí chung của người Việt cần
được thay thế. Chúng ta không nên coi thường nhận thức của trẻ em, bởi thực tế trẻ
em rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dễ được uốn nén bằng nhiều hình thức văn
minh hơn như trò chơi học bằng cách đố vui, những khi trẻ phạm lỗi hãy nhắc nhở
và giao cho trẻ một công việc nhẹ nhàng như sắp xếp lại sách vở, đồ dùng,…
Thứ ba, về phía gia đình và xã hội. Khi trẻ bị bạo lực từ thầy cô giáo, cha mẹ phải
gần gũi trẻ, tạo cho trẻ sự tin cậy và an toàn. Cha mẹ cần bình tĩnh để trẻ tự nói ra
sự việc và tìm cách giúp đỡ trẻ. Nếu có tổn thương về thể chất, cần đưa trẻ đi bệnh
viện, thường xuyên theo dõi chăm sóc trẻ, bảo vệ trẻ bằng pháp luật nếu cần thiết.
Cha mẹ cần khuyến khích, động viên trẻ, thể hiện lòng yêu thương đối với trẻ, khi
cần thì chuyển trẻ sang môi trường mới, giúp trẻ quên đi những hình ảnh bị bạo
hành. Về lâu dài, cần dạy trẻ cách nhận biết đúng sai, để trẻ tự tin khi giải quyết
khó khăn của chính mình. Trước bất cứ biểu hiện khác thường nào của trẻ về mặt
tâm lý, cha mẹ phải đưa trẻ đi khám ở chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm để tìm ra
14

14



nguyên nhân và có cách can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó nếu phát hiện những hành
vi bạo hành trẻ thì dù là bất kì người nào cũng cần phải tố giác, lên án, báo cáo với
các cơ quan chức năng. Không thờ ơ, bỏ mặc, bàng quan với những sự việc, hành
vi đó.
Thứ tư, về phía cơ quan chức năng. Cơ quan chức năng cần ráo riết kiểm tra, giám
sát các cơ sở hành nghề trông trẻ tư thục, loại bỏ các giáo viên không đủ điều kiện.
Các cơ quan chức năng cần phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ chặt chẽ,
đảm bảo không bỏ lọt những hành vi vi phạm cũng như các nhân, tổ chức có hnahf
vi vi phạm PLHC về lĩnh vực bạo hành trẻ em trong trường học.
Thứ năm, về phía các cơ quan đào tạo sự nghiệp. Nâng cao chất lượng đào tạo,
nâng điểm số tuyển sinh để chọn lọc những người thật sự giỏi, từ đó đào tạo những
giáo viên có đầy đủ chuyên môn. Công tác đào tạo giáo viên cần phải khắt khe và
chuẩn mực hơn.
Thứ sáu, từ phía nhà trường, giáo viên. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất để trẻ
học tập trong môi trường lành mạnh, đầy đủ điều kiện để phát triển. Quan tâm
nhiều hơn đến sức khỏe tinh thần giáo viên; tăng mức kỷ luật, xử lí với các giáo
viên có hành vi bạo hành trẻ.
Thứ bảy, từ phía trẻ em. Cần giáo dục cho trẻ em biết thế nào là bị bạo hành để trẻ
tự nhận biết, bảo vệ bản thân, không bị lời của kẻ bạo hành nói cho đó là hành vi
“bình thường, đương nhiên”. Giáo dục trẻ biết bị bạo hành không phải là lỗi tại trẻ,
trẻ không nên tự mặc cảm, tự ti về bản thân. Khuyến khích trẻ nói ra những hành vi
bị bạo hành, xâm hại tại trường học để từ đó người lớn phải khiếu nại, tố cáo kịp
thời. Tuy nhiên việc giáo dục trẻ có ý thức học tập, rèn luyện, có sự ứng xử phù
hợp với thầy cô bạn bè cũng rất quan trọng.

15

15



KẾT LUẬN
Trẻ em là đối tượng yếu thế, rất dễ bị tổn thương và chưa có đủ khả năng để tự bảo
vệ bản thân trước những hành vi xâm hại, bạo hành. Các em không dám lên tiếng
tố giác về việc bản thân bị bạo hành để yêu cầu sự bảo vệ, giúp đỡ từ người xung
quanh. Hơn nữa, hậu quả để lại cho các em không chỉ là tổn thương về mặt thể chất
mà còn là tổn thương tinh thần, gây ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ và khả năng hòa nhập với cộng đồng. Do đó, rất cần các cơ
quan chức năng, cơ quan điều tra phối hợp làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm minh theo
quy định của pháp luật và có những biện pháp hỗ trợ trẻ là nạn nhân của bạo hành
sớm hồi phục, hòa nhập cuộc sống bình thường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1990
Luật xử lí vi phạm hành chính 2012
Luật trẻ em 2016
Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo
trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em
5. Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giáo dục
6. Giải pháp của ngành GD ĐT ngăn ngừa bạo hành trẻ ở các cơ sở mầm non
KCN, Lê Sơn, Báo Tin tức, />1.
2.
3.
4.

7.

Đi tìm nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non, Dương Hà, Báo mới ,
/>

8.

16

/>
16


9.

Mỗi năm có hơn 2000 trẻ em Việt Nam bị xâm hại, bạo hành nghiêm
trọng, />
10. Kỷ luật bạo lực, xâm hại tình dục và giết người xảy ra với hàng triệu trẻ em

trên toàn thế giới – UNICEF,
/>
11.

Gần 70% trẻ em Việt Nam đang bị hành xử bạo lực,
/>
12.

Cô giáo mầm non đánh dép vào mặt trẻ bị phạt 2,5 triệu đồng, Phương
Sơn, báo Vnexpress, />
13. Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học, Nhật Nam,

Báo Chính phủ, />
17

17



18

18



×